xây dựng bộ chỉ số đo lường hiệu suất kpi cho kênh truyền hình trong điều kiện việt nam

7 772 7
xây dựng bộ chỉ số đo lường hiệu suất kpi cho kênh truyền hình trong điều kiện việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Xây dựng bộ chỉ số đo lường hiệu suất KPI cho kênh truyền hình trong điều kiện Việt Nam Nguyễn Đình Hậu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng: 60 32 01 01 Người hướng dẫn : TS. Bùi Chí Trung Năm bảo vệ: 2014 127 tr . Abstract. Tập trung vào việc xây dựng những nền tảng lý thuyết về KPI, KPI cho truyền hình, những đặc trưng, đặc điểm, lợi ích khi xây dựng bộ chỉ số và đưa ra những nền tảng lý luận cần thiết để xây dựng bộ chỉ số đo lường hiệu suất cho kênh truyền hình trong điều kiện Việt Nam. Luận giải về hiện trạng hoạt động các kênh truyền hình Việt Nam hiện nay, để có những cơ sở lý luận khoa học chỉ ra yếu tố cần để xây dựng một bộ chỉ số đo lường hiệu suất, phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay. Đưa ra giả thiết về việc xây dựng một bộ chỉ số đo lường hiệu suất KPI cho kênh truyền hình trong điều kiện Việt Nam. Bước đầu áp dụng thí nghiệm bộ chỉ số này vào một kênh truyền hình cụ thể. Phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng bộ chỉ số đo lường hiệu suất này. Keywords.Báo chí; Chỉ số đo lường; Hiệu suất KPI; Truyền hình; Content. 1. Lý do chọn đề tài Theo thống kê sơ bộ, hiện nay Việt Nam cũng có khoảng hơn 100 kênh truyền hình phục vụ khán giả, gồm hệ thống các kênh truyền thống miễn phí, các kênh tính phí và các kênh mua bản quyền của nước ngoài. Công chúng hoàn toàn có quyền đưa ra những lựa chọn cho những kênh mà mình muốn xem, và các nhà đài phải sản xuất những chương trình để hút công chúng không rời mắt khỏi màn hình của mình. Cạnh tranh công chúng, cạnh tranh doanh thu đang là những bài toán đặt ra cho các kênh trong xu thế nở rộ các kênh truyền hình hiện nay. Truyền hình có thể được tìm hiểu từ góc độ kinh tế, trong đó mỗi kênh truyền hình được coi như một doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh để khẳng định thương hiệu, tăng doanh thu sản phẩm là nhiệm vụ sống còn. Để có thể có những hướng đi cụ thể đó, các nhà quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp trong những lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất khối lượng sản phẩm lớn luôn đòi hỏi phải có một hệ thống quản lý chất lượng đầy đủ. KPI là chữ viết tắt của Key Performance Indicator, là chỉ số đo lường hiệu suất, giúp doanh nghiệp định hình và theo dõi quá trình tăng trưởng so với mục tiêu đã đề ra. Như vậy một câu hỏi được đặt ra, tại sao các doanh nghiệp Việt và các kênh truyền hình trên thế giới đã có thể xây dựng cho mình một bộ chỉ số KPI mà truyền hình Việt lại chưa thể làm được? Ở Việt Nam, bộ chỉ số KPI đã được nhiều doanh nghiệp tìm hiểu, áp dụng. Tuy nhiên khái niệm này chưa được những người làm truyền hình biết tới. Đã đến lúc phải đánh giá hoạt động truyền hình đúng với bản chất của nó, bằng những cơ sở khách quan, khoa học. Trong xu thế cạnh tranh môi trường truyền thông truyền hình, việc quản lý truyền hình theo kiểu hô hào khẩu hiệu không còn hợp lý nữa. Với những kênh phát thanh,truyền hình của Hiệp hội phát thanh truyền hình của hơn 100 tổ chức phát sóng ở Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, vùng Caribbean, Úc, Thái Bình Dương, Bắc và Nam Mỹ (CBA), bộ chỉ số KPI đã không còn là lạ lẫm, mỗi kênh phát thanh và truyền hình đều tự xây dựng cho mình một hệ thống chỉ số đo lường phù hợp. Chúng ta có thể tìm hiểu và từng bước xây dựng bộ chỉ số phù hợp với thực tế hoạt động của ngành truyền hình Việt Nam, theo đúng định hướng của nền báo chí cách mạng. Ở Việt Nam, hiện chưa có một nghiên cứu đầy đủ, cụ thể và tổng quát về lĩnh vực này, trong khi đó, những chỉ số này sẽ giúp các cơ quan truyền hình quản lý tốt hơn và nâng cao chất lượng hơn các chương trình phát sóng của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu đề tài này, tôi nhận thấy rằng chưa có công trình nghiên cứu nào hệ thống về vấn đề này. Hệ thống tài liệu lý luận ở Việt Nam về nội dung này vẫn còn yếu và thiếu. Thậm chí khái niệm KPI còn hoàn toàn mới mẻ với rất nhiều cán bộ quản lý các cơ quan báo chí. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn cũng đặt ra mục đích phác họa những đường nét ban đầu của một hệ thống tiêu chí mang tính cơ bản, đồng thời dựa vào căn cứ này để thử nghiệm đánh giá hiệu quả hoạt động của một số trường hợp thực. Trên cơ sở các kết luận phân tích trên để đưa ra các khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động của kênh truyền hình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Hệ thống dữ liệu báo cáo và thực tiễn hoạt động của Kênh truyền hình Kỹ thuật số VTC10 - Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC, kênh ABC Network Australia, hệ thống số liệu và văn bản quản lý nhà nước về truyền hình tại Việt Nam.  Thời gian nghiên cứu: Tháng 1/2013 đến tháng 6/2013 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành nghiên cứu khoa học, tôi có sử dụng các nhóm phương pháp sau:  Phương pháp phân tích lý thuyết: Đọc và tra cứu tài liệu, sách báo, văn bản có liên quan.  Phương pháp phỏng vấn sâu: Với một số nhà nghiên cứu kinh tế học, một số lãnh đạo một số kênh truyền hình ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Luận văn đã đưa được những nền tảng lý thuyết về chỉ số đo lường hiệu suất KPI, vận dụng khung lý thuyết để áp dụng xây dựng KPI cho kênh truyền hình Việt Nam. Xây dựng một hệ thống các chỉ đo lường hiệu suất cho kênh truyền hình Việt Nam. Xây dựng và mô tả các bước để áp dụng các chỉ số này hoạt động hiện nay của kênh truyền hình. Tham chiếu với việc xây dựng các chỉ số KPI tại một số kênh truyền hình trên thế giới, và xây dựng thí nghiệm trên thực tế khi áp dụng bộ chỉ số này vào một kênh truyền hình (VTC10) ở Việt Nam. 7. Kết cấu luận văn: Gồm 3 chương Chương I: Một số vấn đề lý thuyết về chỉ số đo lường hiệu suất kênh truyền hình. Chương II: Hoạt động truyền hình Việt Nam nhìn từ tiêu chí kiểm soát và đánh giá KPI. Chương III: Xây dựng bộ chỉ số đo lường hiệu suất cho kênh truyền hình trong điều kiện Việt Nam. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Lan Anh (2007), "Xã hội hóa truyền hình: Chưa được như mong đợi", Báo điện tử Tuanvietnamnet.vn, ngày 15/08/2007 2 Phạm Khánh Bình, quanly hieuquakinhdoanh.com 3 Bộ Tài chính (2008),"Thông tư 3/2000-TT-BTC Hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn thu quảng cáo của ngành truyền hình", ngày 10/01/2008 4 Bộ Tài chính (2009), "Thông tư 09/2009-TT-BTC Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với Đài truyền hình Việt Nam", ngày 21/01/2009. 5 Bộ Thông tin và Truyền thông (2010), "Sách trắng về về Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam", NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội 6 Bộ Thông tin và Truyền thông (2012), "Sách trắng về về Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam", NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. 7 Cổng thông mại điện tử Vietco.com, Kỹ năng quản lý theo MBO 8 Đỗ Quý Doãn (2008), "Hoạt động báo chí, xuất bản và công tác quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản hiện nay", Tạp chí Cộng sản số 11/2008, Hà Nội 9 Hải Đăng (2010) "Nở rộ kênh truyền hình xã hội hóa: nhiều kênh đang chét lâ sàng", Báo văn hóa, ra ngày 29/09/2010. 10 Tây Đô (2010), "Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh:Bán kênh bán sóng tràn lan", Báo Đất việt, ra ngày 15/05/2010 11 Trần Hảo (2011), "VTC vươn lên tập đoàn truyền thông ", Báo điện tử Dân trí, ngày 18/03/2011 12 Như Hoa, Khánh Duy (2009), "Nhiều kênh truyền hình: xã hội hóa hay tư nhân hóa", Báo Sài Gòn Giải phóng, ra ngày 27/09/2009 13 Như Hoa, Khánh Duy (2010), "Tranh chấp vi phạm bản quyền truyền hình: đến hồi quyết liệt", Báo Sài Gòn giải phóng, ra ngày 28/11/2010. 14 Lê Doãn Hợp (2007), "Quản lý Báo chí trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay", Tạp chí Cộng sản số tháng 11/2007, Hà Nội 15 Hoàng Ngọc Huấn (2010), "Một số giải pháp phát triển thị trường truyền hình trả tiền của Đài truyền hình Việt Nam", Luận án tiến sĩ Kinh tế 16 Khánh Hưng (2009), "Sẽ rà soát các kênh truyền hình", Báo tuổi trẻ ra ngày 08/05/2009. 17 Đinh Văn Hường (2007), "Tổ chức và hoạt động của toàn soạn", NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 18 PGS.TS Đinh Văn Hường (2004), "Nâng cao chất lượng đào tạo người làm báo trong thời đại công nghệ thông tin", Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc tế tại Hà Nội “Cộng đồng công nghệ thông tin và báo chsi ở châu Á: Viễn cảnh thể chế” 19 PGS.TS Đinh Văn Hường (2006), " Báo chí hiện đại - xu hướng vận động và đổi mới", Hội thảo khoa học quốc tế tại Hà Nội 2006. 20 PGS.TS Đinh Văn Hường (2006), " Xây dựng mô hình tập đoàn báo chí ở Việt Nam", Tạp chí Tài chính 2006. 21 Ngọc Lan, (2010) " Truyền hình - những lát cắt ra tiền", Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ra ngày 05/08/2010. 22 Mỹ Lệ (2012), "Xã hội hóa truyền hình - Liên kết sản xuất hay bán sóng", Tạp chí điện tử Hồn Việt, 08/12/2012 23 Hoàng Ly (2010), " Vụ K + : Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu VTV rà soát hợp đồng", Báo điện tử VTC News, ngày 08/12/2010. 24 Lê Khánh Thị Khánh Ly,"Chỉ số KPI và ứng dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam", website www.kdtqt.duytan.edu.vn 25 Minhlq(2012) , " Lối thoát nào cho truyền hình", Báo điện tử Thể thao Văn Hóa, ngày 05/01/2012. 26 Hồng Minh (2010), "Thuế mới kinh tế báo chí sẽ dễ thở hơn", Báo Bưu điện Việt Nam, ra ngày 25/08/2010. 27 ND (2010)," Xử lý sai phạm Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh", Báo điện tử Người Đại biểu Nhân dân, ngày 07/03/2010. 28 Minh Nam (2009), " Xử phạt VTC phát sóng không phép", Báo thanh niên ra ngày 13/04/2009 29 Tùng Nguyên (2009), " Sẽ xiết chặt quản lý truyền hình cáp", Báo điện tử Dân trí, ngày 06/05/2009. 30 Bình Phạm (2013)," Đánh giá và báo cáo KPI", website trginternational.com, ngày 08/05/2013. 31 PGS.TS Lê Quân (2012), " Khái niệm đơn giản nhất về KPI và cách xây dựng KPI", website Daotaonhansu.com, ra ngày 13/11/2012. 32 Phạm Vũ Hoàng Quân," Chỉ số đo lường hiệu suất,IP MEDIA JSO" website www.caga.vn 33 Minh Quyên (2013), "Sẽ ngăn chặn việc "bán" giấy phép truyền hình trả tiền", Báo điện tử của Bộ thông tin và Truyền thôn, xuất bản ngày 05/08/2013 34 PGS.TS Dương Xuân Sơn, "Giáo trình báo chí truyền hình", NXB ĐHQGHN năm 2009 35 PGS.TS Dương Xuân Sơn, PGS.TS Đinh Văn Hường, Trần Quang (2005), " Cơ sở Lý Luận Báo chí Truyền thông", NXB ĐHQGHN năm 2005. 36 Trương Tấn Sang (2010), "Triển khai nhiệm vụ của các cơ quan báo chí năm 2010", Bài phát biểu tại Hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ của các cơ quan báo chí năm 2010, 05/05/2010, Hà Nội. 37 Thủ tướng Chính phủ (2005), "Quyết định 124/QĐ-TTG về quy định chế độ tài chính đối với hoạt động sự nghiệp truyền hình của Đài truyền hình Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2007", Hà Nội. 38 Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 22/2009/QĐ-TTG về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Đài truyền hình Việt Nam đến năm 2010, 08/08/2005, Hà Nội. 39 Phú Trang (2007), "Đường đến chuyên nghiệp của truyền hình còn xa", báo điện tử vietnamnet.vn ngày 12/11/2007 40 Phú Trang (2007), "Quy hoạch truyền hình: thừa và thiếu", báo điện tử Tuanvietnamnet.vn, 14/08/2007. 41 Ngọc Trần (2009), "Quảng cáo Truyền hình: Kẻ bực, người mừng", Báo điện tử Vnexpress, ngày 05/06/2009. 42 Bùi Chí Trung (2007), "Slogan trong truyền thông hiện đại", Tạp chí Lý luận Chính trị & Truyền thông", số tháng 12/2007 43 TS. Bùi Chí Trung (2011), "Xu hướng phát triển của Truyền hình Việt Nam nhìn từ góc độ Kinh tế học truyền thông", luận án tiến sĩ năm 2011 44 Đặng Trần Trung (2012)," Xây dựng thương hiệu cho truyền hình", Báo Tiền Phong điện tử, ra ngày 20/01/2012 45 Trung tâm Năng suất Việt Nam, www.vpc.org.vn 46 Đỗ Tuấn (2008), "Cách khảo sát thị trường của TNS không chính xác", Báo Thanh niên, ra ngày 07/04/2008. 47 website: businessdictionary.com 48 Nguyễn Như Ý chủ biên, "Đại từ điển Tiếng Việt", NXB Văn Hóa – Thông tin,1998. Tài liệu dịch 49 Claudia Mast (2004), "Truyền thông đại chúng -Những kiến thức cơ bản”, Trần Hậu Thái biên dịch, NXB Thông Tấn, Hà Nội. 50 David Parmenter, "Các chỉ số đo lường hiệu suất", NXB tổng hợp TPHCM, Nguyễn Thị Kim Thương dịch, 2009 51 Fulvio Barbunio, "A Partical Guide to KPIs and Benchmarking in Pulic Broadcasters – Hướng dẫn thực hành KPIs và điểm chuẩn trong các đài truyền hình công cộng", website www.cba.org.uk 52 Kaplan và Norton, "Thẻ điểm cân bằng: Biến chiến lược thành hành động", NXB Harvard Bussiness School Press,1996. Tài liệu nước ngoài: 53 Agency resources and planned peformance - Australian broadcasting corporation, 2012, Website http://www.cba.org.uk 54 Elizabeth Smith (2012), "Public service broadcasting", Copyright - 2012 by Asia-Pacific Broadcasting Union (ABU) 55 Fulvio Barbuio (2008), " International public broadcaster benchmarking raising standard by sharing performance measures", Website http://www.cba.org.uk 56 Fulvio Barbuio (2010), " A Practical Guide to KPIs and Benchmarking in Public Broadcasters", website http://www.cba.org.uk 57 John Quirt, "The press and the world of money: How the news media cover business and finance, panic and prosperity and the pusuit of the American dream”, Anton/California-Courier, Calofornia, 1993 58 Jan Leblace Wicks, George Sylvie, C. Ann Hollified, "Media management, Lawrence Erlbaurn associates", New Jersey - London, 2004. 59 Mano Wilkramanayake (2009), " Controlling Costs in small and medium broadcasting operations", by Asia-Pacific Institute for Broadcasting Development . giả thiết về việc xây dựng một bộ chỉ số đo lường hiệu suất KPI cho kênh truyền hình trong điều kiện Việt Nam. Bước đầu áp dụng thí nghiệm bộ chỉ số này vào một kênh truyền hình cụ thể. Phân. hiệu suất KPI, vận dụng khung lý thuyết để áp dụng xây dựng KPI cho kênh truyền hình Việt Nam. Xây dựng một hệ thống các chỉ đo lường hiệu suất cho kênh truyền hình Việt Nam. Xây dựng và mô. truyền hình, những đặc trưng, đặc điểm, lợi ích khi xây dựng bộ chỉ số và đưa ra những nền tảng lý luận cần thiết để xây dựng bộ chỉ số đo lường hiệu suất cho kênh truyền hình trong điều kiện Việt

Ngày đăng: 13/01/2015, 12:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan