1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan về cân bằng trong dung dịch chứa hợp chất ít tan

100 1,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 3,29 MB

Nội dung

MỞ ĐẦUHoá học phân tích là khoa học về các phương pháp xác định thành phầnđịnh tính và định lượng của các chất và hỗn hợp của chúng; trong đó phân tíchđịnh tính là một học phần khá quan

Trang 1

MỞ ĐẦU

Hoá học phân tích là khoa học về các phương pháp xác định thành phầnđịnh tính và định lượng của các chất và hỗn hợp của chúng; trong đó phân tíchđịnh tính là một học phần khá quan trọng và thú vị đối với mỗi sinh viên thuộcngành hoá học; khi nghiên cứu thành phần của một chất thì phân tích định tínhluôn luôn đi trước phân tích định lượng bởi vì việc lựa chọn phương pháp xácđịnh thành phần định lượng tuỳ thuộc vào số liệu của phân tích định tính, đặcbiệt phản ứng tạo thành hợp chất ít tan đóng vai trò quan trọng trong hoá họcphân tích, nó thường được sử dụng để nhận biết, tách và định lượng các chất

Mặt khác nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI - thế kỷ của nền kinh tế trithức - thế kỷ của nền khoa học công nghệ cùng với yếu tố con người quyết định

sự phát triển của xã hội Trong thời đại bùng nổ thông tin và phát triển khoa họccông nghệ như hiện nay thì kho tàng tri thức của nhân loại ngày càng đa dạng,phong phú do đó đòi hỏi nền giáo dục phải đổi mới để có thể đáp ứng một cáchnăng động hơn, hiệu quả hơn, trực tiếp hơn những nhu cầu của sự phát triển kinhtế-xã hội

Trong xu thế đổi mới về nội dung, chương trình sách giáo khoa và phươngpháp dạy học ở nhà trường thì việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá cũngrất quan trọng; kiểm tra đánh giá thường xuyên có hệ thống giúp xác định kếtquả dạy từ đó giúp người dạy hoàn thiện hơn về phương pháp giảng dạy, ngườihọc tự kiểm tra lại mức độ lĩnh hội tri thức và có kế hoạch tự điều chỉnh việc họctheo chiều hướng tích cực, tự lực và có thái độ đúng đắn với việc học tập; nó sẽrèn luyện cho người học thói quen làm việc, biết hoàn thành công việc đúng thờiđiểm; có trách nhiệm trong học tập

Có nhiều biện pháp để kiểm tra đánh giá kết quả của người học trong quátrình dạy học, trong đó phổ biến nhất là trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm kháchquan và vấn đáp Tuỳ theo đặc điểm của từng bộ môn mà có thể khai thác vàphối hợp các phương pháp đánh giá sao cho có hiệu quả nhất vì mỗi phươngpháp đều có ưu điểm và hạn chế riêng của nó Tuy nhiên phương pháp kiểm tra

Trang 2

truyền thống còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của việc kiểm trađáng giá về sự tiếp thu tri thức, kỹ năng, trình độ phát triển tư duy của người họcmột cách khoa học Vì vậy việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quantrong dạy học đang trở thành xu thế phổ biến của nền giáo dục nước ta cũng nhưcác nước trên thế giới.

Hóa học là một bộ môn khoa học tự nhiên, đòi hỏi cao sự logic, nhạy béntrong tư duy của người học Do đó, bài tập trắc nghiệm vừa là nội dung, vừa làphương pháp, vừa là phương tiện để nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở nhàtrường một cách hữu hiệu Đặc biệt, hiện nay phương pháp trắc nghiệm kháchquan được sử dụng một cách phổ biến, rộng rãi trong các kỳ thi lớn thì việc giảinhanh các bài toán hóa học đối với người học là yêu cầu hàng đầu Yêu cầu tìm rađược phương pháp giải toán một cách nhanh nhất, bằng con đường ngắn nhấtkhông những giúp người học tiết kiệm được thời gian làm bài mà còn rèn luyệnđược tư duy và năng lực phát hiện vấn đề của người học Chính vì những lí do trên

nên tôi quyết định chọn đề tài “Xây dựng bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm

khách quan về cân bằng trong dung dịch chứa hợp chất ít tan” với hy vọng đề

tài này sẽ trở thành một tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập của các bạnsinh viên sau này

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi những hạn chế vàthiếu sót Rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô và các bạn

Trang 3

Chương 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ TRẮC NGHIỆM

1.1 Cơ sở lí luận về phưong pháp trắc nghiệm [14, 15]

1.1.1 Khái niệm

Trắc nghiệm được hiểu theo nghĩa rộng: là hoạt động được thực hiện để

đo lường năng lực của các đối tượng nào đó nhằm những mục đích xác định

Trắc nghiệm được hiểu theo nghĩa hẹp: là loại dụng cụ đo lường khả năngcủa người học

Trắc nghiệm là hình thức đo đạc “tiêu chuẩn hoá” cho mỗi cá nhân ngườihọc bằng “điểm”

1.1.2 Vai trò của trắc nghiệm trong giảng dạy [2, 14, 15]

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thì việc nghiên cứu cải tiến phươngpháp giảng dạy (trong đó có phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập củangười học) là hết sức cần thiết

Muốn cải tiến được hiệu quả, chúng ta phải cải tiến cả nội dung vàphương pháp dạy học Trong đó cải tiến nội dung có ý nghĩa hàng đầu, đó chính

là sự lựa chọn bổ sung hoàn thiện và sắp xếp lại kiến thức Kiểm tra đánh giá họctập có tổ chức là một điều kiện không thể thiếu trong việc cải tiến học tập

Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập bằng trắc nghiệm rất đadạng và phong phú Nếu phát huy đầy đủ những ưu điểm của phương pháp nàychúng ta sẽ có cơ hội nâng cao chất lượng học tập Tuy nhiên cũng không nênđánh giá cao hoặc xem nhẹ bất cứ phương pháp đánh giá nào mà phải sử dụngđúng, có sự kết hợp hài hoà, nếu được như vậy nó sẽ là đòn bẩy nâng cao chấtlượng giáo dục

Kiểm tra đánh giá thường xuyên, có hệ thống sẽ rèn luyện cho người họcthói quen làm việc, biết hoàn thành công việc đúng thời điểm, có trách nhiệmtrong học tập Ngoài ra, việc kiểm tra đánh giá cho phép xác định được mục tiêugiáo dục của bộ môn có thực tế hay không? Việc giảng dạy của chúng ta cóthành công hay không? Người học có tiến bộ hay không? Vì vậy, việc kiểm trađánh giá phải được xem như là bộ phận chủ yếu và hợp thành một thể thống nhất

Trang 4

trong quá trình dạy học Do đó việc kiểm tra đánh giá phải được đảm bảo tínhchính xác khách quan và kích thích người học.

Từ trước đến nay, ở các trường học nước ta thường sử dụng phương phápkiểm tra truyền thống: kiểm tra vấn đáp và kiểm tra viết Tất cả các bài kiểm trađều theo một khuôn mẫu là người dạy đưa ra một số câu hỏi và người học trả lờitheo câu hỏi đó, các câu hỏi đều không có câu trả lời sẵn, người học phải tự suynghĩ và tìm câu trả lời phù hợp Những bài kiểm tra theo phương pháp này đãgiúp người dạy đánh giá được trình độ nhận thức, sự phát triển tư duy, sự sángtạo của người học Tuy nhiên chỉ đánh giá được một lượng kiến thức nhỏ hơnnhiều so với lượng kiến thức đã được học Mặt khác những bài kiểm tra theo lốitruyền thống thường thiếu tính khách quan, chưa lượng hóa được kết quả Trongkhi yêu cầu của xã hội là ngày càng đòi hỏi chất lượng cao đối với công tácgiảng dạy đánh giá Đặc biệt trong giai đoạn phát triển của khoa học kỹ thuậthiện nay với sự gia tăng nhanh chóng của khối lượng thông tin khoa học thìphương pháp kiểm tra truyền thống nêu trên chưa đáp ứng yêu cầu của việc kiểmtra đánh giá về sự tiếp thu kiến thức, kỹ năng, trình độ phát triển tư duy củangười học một cách khoa học

Có nhiều biện pháp để kiểm tra đánh giá kết quả của người học trong quátrình dạy học, trong đó phổ biến nhất là TNTL, TNKQ và vấn đáp Tùy theo đặcđiểm của từng bộ môn mà có thể khai thác và phối hợp các phương pháp kiểmtra đánh giá sao cho có hiệu quả nhất bởi vì mỗi phương pháp đều có những ưuđiểm và hạn chế riêng của nó Tuy nhiên sử dụng trắc nghiệm trong kiểm trađánh giá giúp cho người dạy đánh giá và phân loại người học, từ đó giúp họhoàn thiện hơn về phương pháp giảng dạy và người học tự kiểm tra lại mức độlĩnh hội tri thức và có kế hoạch tự điều chỉnh việc học tập theo chiều hướng tíchcực, tự lực và có thái độ đúng đắn đối với việc học tập

1.1.3 Phân loại câu hỏi trắc nghiệm [14, 15]

Dựa vào hình thức làm bài trắc nghiệm người ta chia câu hỏi trắc nghiệmlàm 2 loại: TNKQ và TNTL (tự đưa ra câu trả lời) và dựa vào hình thức trả lời

mà có thể chia ra thành các loại nhỏ như sau:

Trang 5

Hiện nay câu hỏi trắc nghiệm khách quan thì câu hỏi nhiều lựa chọn hayđược dùng nhất và nó thể hiện nhiều ưu điểm.

1.2 Cơ sở lý luận trắc nghiệm khách quan

1.2.1 Khái niệm [2, 14, 15]

TNKQ là một loại câu hỏi có kèm theo câu trả lời sẵn, loại câu hỏi nàycung cấp thông tin cần thiết và đòi hỏi người học phải chọn một câu trả lời đúngnhất hoặc thêm một vài từ chính xác hay sắp xếp theo thứ tự nhất định các câutrả lời

Câu hỏi trắc nghiệm này được gọi là TNKQ bởi vì hệ thống cho điểmhoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào người chấm Tuy nhiên, phươngpháp này cũng không khỏi ảnh hưởng bởi tính chủ quan của người soạn câu hỏi

Các kiểu câu hỏi trắc nghiệm

Khách quan

Tự luận

Câu hỏighépđôi

Câu hỏi điền thêm

Câuhỏi điền thêm

Đoạn ngắn

Tiểu luận

Bài tập hóa học

Câu hỏi sắp xếp theo thứ tự

Trang 6

Trong TNKQ có nhiều câu trả lời được cung cấp cho một câu hỏi trắc nghiệmnhưng chỉ có một câu trả lời đúng hay đúng nhất.

Người ta thường dùng từ “trắc nghiệm” nhằm chỉ “TNKQ”

1.2.2 Phân loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan [2, 15]

1.2.2.1 Câu hỏi nhiều lựa chọn

Đây là loại câu hỏi TNKQ thường được sử dụng nhất (thông dụng nhất).Đối với loại câu hỏi này, người học được yêu cầu phải chọn câu trả lời đúng nhấtdựa vào một số khả năng trả lời định sẵn có sau câu hỏi, thường là 4 hoặc 5 khảnăng, trong đó có một câu trả lời đúng nhất và các câu trả lời nhiễu Loại câunhiều lựa chọn bao gồm hai bộ phận:

- Câu dẫn: Đề của câu kiểm tra có thể viết dưới dạng một câu hỏi trực tiếphay một cách phát biểu không đầy đủ Điều này có tác dụng gợi mở câu trả lờiđúng cho người được hỏi

- Câu chọn: Gồm 4-5 khả năng trả lời, người học phải tìm ra câu trả lờiđúng trong số những câu này, số câu để lựa chọn không nên quá ít (2) hoặc quánhiều (trên 7) trong đó:

+ Câu trả lời đúng: là câu đúng nhất trong các câu lựa chọn

+ Câu trả lời nhiễu: là câu trả lời có tính chính xác thấp hơn câu trả lời đúng.Như vậy các câu nhiễu hoặc câu gài bẫy bề ngoài có thể đúng nhưng thực sự saihoặc chỉ đúng một phần và người học nắm chắc kiến thức mới phân biệt được

Thực sự khách quan khi chấm bài Điểm số của bài TNKQ không phụthuộc vào chữ viết, khả năng diễn đạt của người học và trình độ người chấm bài

Trang 7

Nếu người soạn có kinh nghiệm thì loại câu này có tác dụng kích thích suynghĩ, huy động toàn bộ các thao tác tư duy, phân tích, phán đoán suy luận của ngườihọc.

Các câu hỏi TNKQ nói chung và câu hỏi nhiều lựa chọn nói riêng có thể

đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo,sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng loại TNTL soạn kỹ

Một số lưu ý khi soạn loại câu hỏi này:

Phần gốc có thể là một câu hỏi hay là một câu bỏ lửng và phần lựa chọn làphần bổ sung để cho phần gốc trở nên đúng nghĩa Nội dung câu hỏi rõ ràng,ngắn gọn, trong sáng

Phần lựa chọn nên có từ 4 - 5 phương án, các phương án nhiễu phải có vẽhợp lý; phương án đúng và phương án nhiễu đều có sự hấp dẫn như nhau Tất cảphương án nhiễu đều dễ gây nhầm là phương án đúng đối với người học chưahọc bài kỹ và chưa hiểu kỹ, nhưng những phương án này không nhằm mục đíchgài bẫy mà nhằm để phân biệt giữa người học giỏi và người học kém Phải chắcchắn chỉ có một phương án đúng, các phương án còn lại thực sự nhiễu; tránh mộtcâu có cả hai phương án đúng Không đưa vào hai câu chọn có cùng ý nghĩa

Một câu hỏi chỉ xoay quanh một vấn đề duy nhất, tránh những câu hỏi vụnvặt, tính toán dài dòng

Mức độ tìm ra phương án đúng không được cao hơn mức độ tìm raphương án sai, nghĩa là các câu chọn đều phù hợp với trình độ học vấn đượckiểm tra

Sự phân bố các phương án đúng, phải đựơc phân bố đều ở các vị trí A, B,

C, D, E… sắp xếp theo thứ tự ngẫu nhiên

1.2.2.2 Câu hỏi đúng - sai

Đây là loại câu hỏi được trình bày dưới dạng câu phát biểu và người họctrả lời bằng cách lựa chọn một trong hai phương án: đúng hoặc sai

Ưu điểm:

Nó là loại câu hỏi đơn giản, thích hợp cho việc kiểm tra những kiến thức

Trang 8

sự kiện, định nghĩa, khái niệm…

Có thể đặt được nhiều câu hỏi trong bài trắc nghiệm, có thời gian ấn định,viết loại câu hỏi này tương đối dễ dàng ít phạm lỗi

ra khỏi văn bản nó không còn đúng

Việc sử dụng những câu phát biểu sai mà được trình bày như là đúng có thể gây

ra hậu quả tiêu cực đối với người học, khiến cho họ tin và nhớ những phát biểu sai

Một số lưu ý khi soạn câu hỏi loại đúng – sai:

Không nên trích nguyên văn những câu trích trong sách giáo khoa vì nhưvậy sẽ khuyến khích người học học vẹt

Lựa chọn những câu phát biểu mà một người học có khả năng trung bìnhkhông thể nhận ra ngay là đúng hoặc sai

Đúng hoặc sai không phụ thuộc vào quan niệm riêng của từng ngườinhằm tránh những nhận định mập mờ

Mỗi câu nhận định phải ngắn gọn, đơn giản tránh dùng các cụm từ: “tấtcả”, “không bao giờ”, “đôi khi”, “thỉnh thoảng”…tránh để người học đoán mò

Một câu trắc nghiệm nên bao hàm một ý nghĩa duy nhất, tránh những ýphức tạp bao gồm nhiều chi tiết, nội dung

Phân bố câu trả lời đúng hoặc sai phù hợp

1.2.2.3 Loại câu đối chiếu cặp đôi

Đây là một dạng đặc biệt của loại câu hỏi nhiều lựa chọn Loại này gồmhai dãy thông tin: dãy câu hỏi và dãy câu trả lời Người học phải tìm ra từng cặpcâu trả lời phù hợp với câu hỏi tương ứng Loại câu hỏi này thích hợp cho việckiểm tra một nhóm kiến thức gần gũi với nhau: chủ yếu là kiến thức sự kiện,những thuật ngữ, định nghĩa, quy tắc…

Một số lưu ý khi soạn loại câu ghép đôi:

Dãy thông tin nêu ra không quá dài, nên cùng một loại kiến thức, có liênquan với nhau để người học đỡ nhầm lẫn, đỡ phân tâm

Trang 9

Số lượng thông tin ở hai dãy khác nhau để phương án cuối cùng ngườihọc cũng phải cân nhắc để lựa chọn.

Sắp xếp câu trả lời không nên theo thứ tự

1.2.2.4 Câu điền khuyết (câu hỏi có câu trả lời bằng cách trả lời thêm)

Đây là nhận định được viết dưới dạng mệnh đề không đầy đủ hay một câuhỏi đặt trước cho người kiểm tra, câu trả lời là một câu hay một từ hay một cụm từ

Các câu hỏi loại này còn gọi là câu hỏi điền vào chỗ trống: câu trả lời làloại câu chưa hoàn thành Loại câu này có ưu thế là người học phải tìm câu trảlời đúng hơn là nhận ra nó từ những câu trả lời đã có sẵn

Mặc dù vậy nhưng câu trắc nghiệm điền khuyết: phạm vi kiểm tra thường chỉgiới hạn vào chi tiết vụn vặt, việc chấm bài mất nhiều thời gian và thiếu khách quan

Một số lưu ý khi soạn câu hỏi này:

Số lượng từ trong chỗ trống không nên quá dài hoặc quá ngắn; khi trừ chỗtrống: phải trừ những đoạn bằng nhau (đúng với những đoạn dài nhất)

Có hai loại: tự tìm từ điền vào hoặc cho phương án để lựa chọn Thiếutính khách quan

1.2.2.5 Câu hỏi có đáp án đòi hỏi sắp xếp theo thứ tự

Loại này có nhiều câu trả lời ở mức độ khác nhau Người học phải xemxét từng câu và đánh dấu hoặc sắp xếp lại các câu trả lời theo số thứ tự mức độhợp lý nhất đến mức độ hợp lý thấp hơn

Loại câu hỏi này thích hợp cho việc kiểm tra về một vấn đề chính có liênquan đến nhiều vấn đề khác, nó có thể là nguyên nhân hoặc kết quả của nhiềuyếu tố khác Sự liên quan của các yếu tố khác đến vấn đề chính thường ở cácmức độ khác nhau nhưng không thể loại bỏ yếu tố nào

Thực ra loại câu hỏi trắc nghiệm loại này không được sử dụng nhiều như các loại trên,nguyên nhân là do việc soạn câu hỏi cầu kỳ mà câu trả lời nhiều khi mang tính chủ quan

1.2.3 Ưu-nhược điểm của trắc nghiệm khách quan [2, 15]

1.2.3.1 Ưu điểm

Cho phép trong một thời gian ngắn kiểm tra được nhiều kiến thức cụ thể,

đi sâu vào nhiều khía cạnh khác nhau của kiến thức Một câu hỏi trắc nghiệm

Trang 10

buộc người học phải lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong những câu trả lời chosẵn, công việc này thực hiện rất ít thời gian nên dùng TNKQ trong thời gianngắn có thể kiểm tra được lượng kiến thức lớn.

Phạm vi kiểm tra kiến thức một bài trắc nghiệm là khá rộng nên tránhđược tình trạng học tủ, học lệch, chỉ học kiến thức trọng tâm

Người học chỉ mất thời gian để đọc đề, suy nghĩ, không mất nhiều thờigian để viết bài làm như TNTL nên có tác dụng rèn tư duy nhanh và chính xác

Trong một bài kiểm tra trắc nghiệm người soạn thể hiện được năng lựccủa mình qua việc đặt câu hỏi Người học đánh giá mức độ hiểu biết của mìnhthông qua số câu trả lời đúng

Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong việc xử lý kết quả kiểm trabằng phương pháp trắc nghiệm có thể đánh giá được bài kiểm tra, chất lượnggiáo dục của từng trường

Ít tốn công sức và thời gian chấm bài, đảm bảo tính khách quan, có độ tincậy cao vào việc chấm điểm Vì vậy tránh được tình trạng không công bằngtrong việc kiểm tra đánh giá

Do tỉ lệ số câu nhiễu lớn hơn so với câu trả lời đúng khoảng 70-80% nên

để có câu trả lời đúng đòi hỏi người học không những nắm vững kiến thức màcần rèn luyện các thao tác tư duy, biết nhận xét, phán đoán, so sánh và quyếtđịnh nhanh

Trắc nghiệm gây được hứng thú và tính tích cực trong học tập và tựnghiên cứu của người học

Có thể sửa chữa bổ sung hoặc loại bỏ các câu hỏi để bài TNKQ ngày càng

Trang 11

được quá trình tư duy, thái độ của người học đối với nội dung kiểm tra, do đókhông đảm bảo được chức năng phát hiện lệch lạc của kiểm tra để từ đó có sựđiều chỉnh việc dạy và học cho phù hợp

Việc soạn thảo câu hỏi đúng, chuẩn bị câu hỏi người soạn phải có chuyênmôn khá tốt, có nhiều kinh nghiệm và người đọc phải có thời gian đầu tư Điềukhó nhất là phải tìm cho được một câu trả lời đúng nhất trong khi các phương ántrả lời khác đều có vẻ hợp lý

Phương pháp trắc nghiệm khi làm bài không yêu cầu người học phải diễn đạtkiến thức dưới dạng hành câu, không phải đưa ra phương pháp làm bài do đó khôngtránh khỏi tình trạng nhìn bài nhau hoặc lựa chọn một cách bị động trong việc làmbài kiểm tra đồng thời nó hạn chế khả năng diễn đạt, nếu sử dụng lâu dài ảnh hưởngđến hành văn không phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết cho người học

1.2.4 Kỹ năng soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan [14]

1.2.4.1 Các nguyên tắc chung khi xây dựng câu hỏi trắc nghiệm

Khi xây dựng một câu hỏi trắc nghiệm nói chung phải dựa vào ba nguyên tắcquan trọng sau đây:

Tập trung vào các mục tiêu học tập quan trọng (nội dung và năng lực thựchiện nào đó không cần quan tâm đến các vụn vặt và các kỹ năng tầm thường)

Chỉ khêu gợi ở người học những kiến thức và trí năng liên quan đến mụctiêu học tập đã định (không để người học bộc lộ những khả năng và hành vi khácchẳng hạn khả năng đoán biết phương án đúng từ những sơ hở của câu hỏi)

Không để những tồn tại làm cản trở hoặc kiềm chế khả năng của ngườihọc (chẳng hạn thiếu sót về từ ngữ, hình vẽ…có thể làm ảnh hưởng đến việc trảlời đúng của một người học giỏi)

1.2.4.2 Kỹ năng soạn câu hỏi nhiều lựa chọn

Chúng ta chỉ nghiên cứu cách soạn loại câu hỏi nhiều lựa chọn vì các loạicâu hỏi trắc nghiệm khác đều có thể cải biến để chúng trở thành câu hỏi nhiều lựachọn Câu hỏi đúng – sai là một trường hợp riêng của câu hỏi nhiều lựa chọn, câuhỏi điền khuyết có thể cải biến thành câu hỏi nhiều lựa chọn, câu hỏi ghép đôi cóthể cải biến thành câu hỏi nhiều lựa chọn trong phạm vi phương án ghép giới hạn

Trang 12

Chúng ta có thể soạn câu hỏi trắc nghiệm theo hai cách: tự chế tác hoặcchọn các câu hỏi tiêu chuẩn hóa trong các tài liệu và chỉnh sửa để chúng thíchứng với chương trình, mục tiêu cần đạt được.

Viết câu hỏi trắc nghiệm là một công việc khó, đòi hỏi phải có sự luyệntập lâu dài để tích lũy kinh nghiệm, không phải chỉ biết một số nguyên tắc làthực hiện được Vì vậy khi viết câu hỏi trắc nghiệm nên theo một số gợi ý sau:

+ Các kỹ năng cơ bản để viết câu hỏi nhiều lựa chọn:

Trong một câu hỏi nhiều lựa chọn có hai phần: câu dẫn và các phương ánchọn Trong các phương án chọn có một phưong án đúng (hoặc tốt nhất) và cácphương án nhiễu Cần có 5 kỹ năng cơ bản sau đây để viết câu hỏi nhiều lựa chọn:

- Hướng câu hỏi vào việc đánh giá các mục tiêu học tập xác định

- Chuẩn bị câu dẫn như là một câu hỏi hoặc vấn đề phải giải quyết

- Viết một phương án đúng, súc tích

- Viết các phương án nhiễu hợp lý

- Tu chỉnh câu hỏi sao cho không có sơ hở làm lộ phương án đúng, cáccâu hỏi viết xong phải qua một quá trình gọt dũa lâu dài, trao đổi sửa chửa, bổsung nhiều lần, phân tích thử nghiệm mới trở thành câu hỏi sử dụng được

+ Một số chỉ dẫn cụ thể khi viết câu hỏi nhiều lựa chọn:

* Chế tác câu dẫn:

Cần viết câu dẫn thế nào để sau khi đọc xong người học có thể hiểu đượcchủ định của câu hỏi, câu hỏi muốn người học làm gì Câu dẫn phải nêu theokiểu câu hỏi trực tiếp hoặc nêu rõ vấn đề người học phải giải quyết

Nếu sử dụng câu dẫn theo kiểu câu chưa hoàn chỉnh thì câu đó phải ngụ ýmột câu hỏi trực tiếp hoặc phải đặt phương án chọn ở cuối câu

Câu dẫn nên bao trùm mọi ý cần có để các phương án chọn được ngắn gọn.Nên bỏ các chi tiết không cần thiết để câu hỏi ngắn ngọn, chỉ nhằm vào chủ đềcâu hỏi Tránh dùng các cụm từ lặp ở các phương án chọn, nên đưa chúng lên câu dẫn

Khi viết câu hỏi nên tránh:

Nên tránh dùng các từ “luôn luôn”, ”tất cả”, “không cái nào”, “không bao giờ”,

“tuyệt đối”,… vì chúng làm cho người học có xu hướng xem các câu có các từ ấy đều

Trang 13

sai Ngược lại các từ “Thông thường”, “thường thường”, “đôi khi”, “có lẽ”, “có thể”,…

có khuynh hướng được chọn làm câu đúng (người học sẽ đoán mò theo các hướng đó)

Nên tránh các câu dẫn phủ định Khi cần dùng phải viết hoa các từ phủđịnh Nên dùng các câu khẳng định hơn là các câu phủ định hay phủ định kép.Nếu có thể nên tránh dùng từ không, nếu dùng thì từ KHÔNG phải được viết hoa

để lôi kéo sự chú ý của người học

Tránh sử dụng các câu dẫn đòi hỏi bộc lộ quan điểm riêng của người họcchứ không phải năng lực của họ

Tránh viết các câu hỏi mà câu này để gợi ý làm đúng câu kia (dấu đầu hở đuôi)

* Chế tác các phương án lựa chọn:

Trong các phương án lựa chọn có một phương án đúng và các phương ánnhiễu Nguyên tắc chung đầu tiên là các phương án nhiễu và phương án đúngcần đồng nhất về nội dung và không được khác nhau về hình thức để người học

có thể phán đoán được phương án đúng

Để làm cho các phương án nhiễu có vẻ hợp lý nên dựa vào các điều kiện màngười học dễ sai sót, hiểu nhầm, hiểu lệch khi học vấn đề tương ứng: sai sót về tínhtoán, về khái niệm hay các sai sót về kiến thức chung Do vậy việc phân tích cácphương án trả lời của người học có thể giúp ta xác định được các khó khăn mà họthường gặp

Cần có 3 - 4 phương án nhiễu có tác dụng, không nên tạo nhiều phương ánnhiễu mà có một số phương án nhiễu không có tác dụng, mồi nhử không hấp dẫn.Nhớ rằng điều quan trọng không phải là số lượng mà chất lượng các phương ánnhiễu Không nên cố tạo cho đủ các phương án nhiễu không có chất lượng

Các phương án chọn trước hết phải đồng nhất về mặt hình thức, cấu trúc

từ vựng, ngữ pháp, sau đó có thể đồng nhất về cả mặt nội dung Lưu ý rằng độkhó của câu hỏi phụ thuộc nhiều vào mức độ đồng nhất của các phương án chọn

Về chấm câu: câu dẫn và mỗi phương án chọn phải hợp thành một câu liêntục, nếu phương án chọn là một từ hay một câu chưa kết thúc thì không dùng dấuchấm Phải dùng quy tắc viết hoa hay viết thường chữ đầu mỗi phương án chọn

Chế tác phương án đúng:

Trang 14

Phương án đúng phải chế tác sao cho những người học không có kiến thức đòihỏi sẽ không có manh mối để nhận ra đó là phương án đúng Ngoài những đòihỏi chung như đối với các phương án chọn, có một số đòi hỏi cần nhấn mạnh đốivới phương án đúng như sau:

Nói chung chỉ có một phương án đúng hoặc tốt nhất để trả lời câu hỏi nhiều lựa chọn.Đoán chắc rằng những người có năng lực về lĩnh vực tri thức đang xét sẽđồng ý đó là phương án đúng hoặc tốt nhất

Phương án đúng phải phù hợp với ngữ pháp của câu dẫn

Không đặt phương án đúng ở vị trí như nhau của các phương án chọntrong các câu hỏi khác nhau

Tránh viết phương án đúng bằng những câu như trong sách giáo khoahoặc cách viết rập khuôn

Phương án đúng phải có cùng độ dài như các phương án khác

Trang 15

Chương 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CÂN BẰNG TRONG

DUNG DỊCH CHỨA HỢP CHẤT ÍT TAN

MmAn ↓ + (mx+ny) H2O  m M(H2O)xn+ + n A(H2O)ym- (II.1.1)

Pha rắn dung dịch bão hòa

Nồng độ của chất điện li trong dung dịch bão hòa được gọi là độ tan Kíhiệu S Độ tan (S) có thể được biểu diễn bằng các đơn vị khác nhau: mol/L; g/L;g/100g dung dịch; thường được biểu diễn bằng mol/L

Độ tan phụ thuộc vào nhiều yếu tố: bản chất của chất tan và dung môi,nhiệt độ, áp suất, trạng thái vật lí của pha rắn…

Đa số quá trình hòa tan đều thu nhiệt do đó độ tan thường tăng lên theo nhiệt độ

Độ tan cũng phụ thuộc vào điều kiện làm kết tủa; kết tủa tách ra nhanh (ởdạng tinh thể hạt bé) có độ tan lớn hơn kết tủa tách ra chậm (dạng tinh thể hoànchỉnh)

Trang 16

(i): hoạt độ ion i

Tích số tan thường kí hiệu là KS

Nếu biểu diễn dưới dạng nồng độ thì biểu thức có dạng:

KS= [Mn+]m [Am-]n n+

f f (*)Với fi: hoạt độ của ion i

Với dung dịch loãng thì lực tương tác giữa các ion không đáng kể fi →1 Biểu thức (*) ở dạng gần đúng: KS = [Mn+]m [Am-]n

Khi tích số tan của các chất điện li có độ tan lớn hơn 10-4 mol/L thì phải kểđến hoạt độ của các ion

Tích số tan càng lớn thì kết tủa có khả năng tan càng nhiều và ngược lại.Cũng như các đại lượng hằng số cân bằng, KS phụ thuộc nhiệt độ, bảnchất của chất tan và dung môi

2.1.3 Quan hệ giữa độ tan và tích số tan [6, 10]

Độ tan và tích số tan là những đại lượng đặc trưng cho dung dịch bão hòa

do đó tích số tan và độ tan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và ta có thể tínhđược tích số tan từ độ tan và ngược lại

2.1.3.1 Tính tích số tan từ độ tan

Để tính tích số tan từ độ tan ta thực hiện các bước:

Mô tả các cân bằng trong dung dịch: cân bằng tan, các quá trình phụ (sựtạo phức hidroxo của kim loại, sự kết hợp proton của anion, các quá trình tạophức của ion kim loại…)

Thiết lập biểu thức tích số tan (KS)

Trang 17

Biểu diễn nồng độ (hoạt độ) của các chất theo độ tan (S).

Tính tích số tan

Ví dụ: Tính tích số tan của AgCl trong dung dịch bão hòa AgCl biết độ

tan của nó ở 250C là 1,001.10-5 M

Các quá trình xảy ra:

Cân bằng tan: AgCl ↓  Ag+ + Cl- KS

Bài toán được thực hiện theo trình tự ngược lại với việc tính tích số tan từ

độ tan Trong trường hợp tổng quát việc tính độ tan khá phức tạp vì cân bằng củahợp chất ít tan thường đi kèm với quá trình phụ, trong đó có sự tạo phức hydroxocủa ion kim loại, sự proton hóa của anion và sự tạo phức phụ của ion kim loại.Phép tính chỉ đơn giản khi có thể bỏ qua các quá trình phụ hoặc khi đã biết pH,nồng độ chất tạo phức phụ…

Để tính độ tan từ tích số tan thì thực hiện các bước tương tự như việc tínhtích số tan từ độ tan

 Trường hợp đơn giản (bỏ qua các quá trình phụ):

 Trường hợp tổng quát đơn giản:

Các cân bằng trong dung dịch:

MA  M+ + A- KS

H2O  H+ + OH- W

Trang 18

Khi tích số hoạt độ (nồng độ) của các ion của kết tủa với số mũ thích hợpnhỏ hơn tích số tan thì các ion của kết tủa không hóa hợp được với nhau để tạothành kết tủa (vì tốc độ hòa tan lớn hơn tốc độ kết tủa) dung dịch ở trạng thái đógọi là dung dịch chưa bão hòa, nếu thêm tiếp kết tủa vào dung dịch thì kết tủatan thêm: (Mn+)m (Am-)n < KS.

Khi tích số hoạt độ (nồng độ) của các ion của kết tủa với số mũ thích hợplớn hơn tích số tan thì các ion của kết tủa kết hợp với nhau để tạo thành kết tủalàm giảm hoạt độ của chúng cho đến khi tích số của các hoạt độ đó bằng tích sốtan Dung dịch ở trạng thái này gọi là dung dịch quá bão hòa: (Mn+)m (Am-)n > KS

2.1.5 Tích số tan điều kiện [6]

Để thuận tiện cho việc đánh giá gần đúng độ tan trong các trường hợpphức tạp có xảy ra các quá trình phụ, người ta sử dụng tích số tan điều kiện ( '

s

K ).Cũng như hằng số phức tạo thành điều kiện, tích số tan điều kiện chỉ áp dụng

Trang 19

cho một số điều kiện thực nghiệm xác định (lực ion, pH, chất tạo phức phụ…).Tích số tan nồng độ chính là tích số tan điều kiện ở lực ion đã cho Trong biểuthức tích số tan điều kiện hoạt độ của các ion thay bằng tổng nồng độ các dạngtồn tại trong dung dịch của mỗi ion.

Xét các cân bằng trong dung dịch chứa kết tủa MA:

Cân bằng tan: MA  M+ + A- KSCác quá trình phụ: tạo phức hidroxo: M+ + H2O  MOH + H+ β1Proton hóa của A: A+ + H-  HA Ka-1Tạo phức với phối tử X: M + X  MX βTích số tan điều kiện: '

đó tính được độ tan của kết tủa đó theo định luật tác dụng khối lượng

2.2 Kết tủa và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm kết tủa [3, 4, 6, 10] 2.2.1 Điều kiện để xuất hiện kết tủa

Điều kiện để có kết tủa xuất hiện là phải tạo được dung dịch quá bão hòa,nghĩa là tích số tan với lũy thừa thích hợp phải lớn hơn tích số tan

Đối với kết tủa MmAn: MmAn  m Mn+ + n Am- KS (II.2.)Điều kiện xuất hiện kết tủa phải là: n+ m-

C C > Ks(Fe(OH) )3

2.2.2 Sự kết tủa hoàn toàn

Ta biết khi tạo thành kết tủa giữa ion tan trong dung dịch và kết tủa luônluôn tồn tại một cân bằng Vì vậy về mặt lí thuyết không thể kết tủa hết một ion

Trang 20

nào đó có trong dung dịch (kết tủa hoàn toàn) Tuy vậy trong thực tế kết tủađược xem là hoàn toàn nếu nồng độ của ion còn lại trong dung dịch bé đến mứckhông còn gây ảnh hưởng tới phản ứng khác Người ta thường chấp nhận mộtcấu tử được xem là kết tủa hoàn toàn khi nồng độ còn lại [i] ≤ 10-6 M.

2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm kết tủa

Các ion của kết tủa, ngoài quá trình phản ứng với nhau tạo thành kết tủa còntham gia phản ứng phụ với các loại ion khác (ion lạ) có trong dung dịch, chẳng hạnphản ứng với các ion H+, OH- của H2O, phản ứng với các chất tạo phức… trong cáctrường hợp đó đều ảnh hưởng đến quá trình làm kết tủa Ngoài ra các ion lạ khôngphản ứng với các ion của kết tủa nhưng cũng gây nên tương tác tĩnh điện làm thayđổi hoạt độ của chúng nên cũng ảnh hưởng đền quá trình kết tủa Do vậy lượng dưthuốc thử, môi trường pH, các chất tạo phức…đều ảnh hưởng đến quá trình làm kếttủa

2.2.3.1 Ảnh hưởng của lượng dư thuốc thử

Yếu tố quan trọng nhất quyết định đến quá trình làm kết tủa là lượng dưthuốc thử Lượng dư thuốc thử có thể gây ra các hiệu ứng sau:

- Hiệu ứng làm giảm độ tan do có mặt ion đồng dạng với ion của kết tủa:

Từ cân bằng (II.2.) ta thấy khi tăng nồng độ của Am- (hoặc Mn+) thì cân bằngchuyển dịch sang trái và độ tan của kết tủa MmAn giảm Như vậy việc làm kết tủa

Am- (hoặc Mn+) thuận lợi hơn

Ví dụ: khi thêm dư ion SO42- vào dung dịch Ba2+ thì việc làm kết tủa Ba2+dưới dạng BaSO4 sẽ hoàn toàn hơn

- Hiệu ứng lực ion có khuynh hướng làm tăng độ tan: khi thêm dư thuốc thửthì lực ion tăng, trong đa số trường hợp làm giảm hệ số hoạt độ ion:

f f giảm → KS tăng → độ tan tăng

- Hiệu ứng pha loãng: khi thêm dư thuốc thử thì đồng thời thể tích dung dịchtăng và do đó lượng ion nằm cân bằng với tướng rắn trong dung dịch bão hòa cũng

Trang 21

tăng lên.

Trong nhiều trường hợp thuốc thử dư phản ứng hóa học với kết tủa, do sựtạo phức của ion kim loại với thuốc thử dư, do sự tạo thành các hidroxit lưỡng tínhcủa các ion kim loại tan được trong dung dịch thuốc thử dư…

Ta sẽ xét lần lượt các trường hợp xảy ra:

Thuốc thử dư không phản ứng với kết tủa

Với trường hợp này lượng dư thuốc thử gây ra hiệu ứng làm giảm độ tan

do sự có mặt ion cùng loại với ion của kết tủa (đây là hiệu ứng quan trọng),ngoài ra còn có hiệu ứng lực ion có khuynh hướng làm tăng độ tan và hiệu ứngpha loãng Thường thì nồng độ dung dịch thuốc thử làm kết tủa hoàn toàn baogiờ cũng có nồng độ lớn hơn rất nhiều so với nồng độ ion bị kết tủa, thường gấpvài chục lần Qua tính toán người ta thấy rằng trong trường hợp này làm kết tủa

là tối ưu và khi ta chọn tỉ lệ thể tích dung dịch chứa ion nghiên cứu đúng bằng tỉ

lệ hệ số tỉ lượng trong phương trình phản ứng kết tủa

Ví dụ: Khi trộn V L thuốc thử A với 1 L thuốc thử chứa ion M với nồng

C V1+V ; CM =

0 MC1+V.Giả sử CA>> CM

s

K

Trang 22

Giả sử: fA = fM = f; x <<

C V - C1+V kết hợp điều kiện CM << CA

→ x = 2s 0

A

K (1+V)

f C VLượng ion M còn lại trong toàn bộ thể tích: G = [M].(1 + V) =

2 S

2 0 A

K (1+V)

f C V

Để Gmin (lượng thuốc thử ít) ta tính đạo hàm riêng phần của G theo V:

2 s

→ 2(1 + V).V - (1 + V)2 = 0 → V = 1

Vậy VA = VM = V =1 L

Tương tự với trường hợp:

2A + M  MA2 ↓ thì VA: VM = 2 : 13A + 2M  M3A2 ↓ thì VA : VM = 3 : 2

Thuốc thử làm kết tủa được một số ion Sự kết tủa phân đoạn.

Trong trường hợp cùng một thuốc thử có thể tạo được kết tủa với hai ion cùng

có mặt trong dung dịch thì việc tách hoàn toàn một ion nào đó phụ thuộc vào quan hệnồng độ của hai ion có mặt và quan hệ giữa tích số tan của hai kết tủa tạo thành giữacác ion này với thuốc thử

Ví dụ: Trong dung dịch chứa hai ion M và N có thể tạo kết tủa với thuốc thử A

K C

C C > K s2 hay CA(2) > q s 2

n N

KCTùy theo quan hệ của CA(1) và CA(2) mà thứ tự xuất hiện kết tủa sẽ khác nhau.Nếu CA(1) < CA(2) thì kết tủa MmAp xuất hiện trước

Đến một lúc nào đó hai kết tủa cùng xuất hiện Lúc đó ta có cân bằng:

Trang 23

MmAp  mM + pA K s 1

nN + qA  NnAq 2

-1 s

Thuốc thử dư phản ứng với kết tủa

Thuốc thử dư phản ứng với kết tủa làm tăng độ tan của kết tủa Đó làtrường hợp do tạo kết tủa có tính lưỡng tính hoặc do khả năng tạo phức với ionthuốc thử Trong trường hợp này mới đầu khi tăng nồng độ thuốc thử độ tangiảm (kết tủa xuất hiện) do hiệu ứng ion cùng loại, sau đó khi lượng thuốc thửtăng thì độ tan cũng tăng lên (kết tủa tan ra)

2.2.3.2 Ảnh hưởng của pH

pH đóng vai trò quan trọng khi đánh giá độ tan và nó ảnh hưởng đến quá trìnhlàm kết tủa do pH ảnh hưởng tới các quá trình:

- Quá trình tạo phức hidroxo của ion kim loại

- Quá trình proton hóa của kết tủa là bazơ yếu

- Quá trình tạo phức giữa ion kim loại với phối tử tạo phức phụ

Trong đa số trường hợp ảnh hưởng thứ hai là quan trọng hơn cả Việc xemxét ảnh hưởng của pH tới điều kiện làm kết tủa thường được thực hiện bằng cáchtính pH để bắt đầu xuất hiện kết tủa và pH ứng với khi đã có kết tủa hoàn toàn

Xét trường hợp tổng quát và đơn giản sau: làm kết tủa ion kim loại M+bằng thuốc thử A-.Các quá trình xảy ra:

Trang 24

Để xuất hiện kết tủa: [M+].[A-] > KS

+

M

-1

C 1+βh

-s -1

a

C

K

Nếu quá trình tạo phức hydroxo xảy ra không đáng kể  h-1 <<1

 Điều kiện xuất hiện kết tủa: + - S +

-S

a -1

Đối với các kết tủa và thuốc thử làm kết tủa là anion của axit yếu (như CO32-,S2-…)

và khi tích số tan của kết tủa không thật quá bé thì phải tiến hành làm kết tủatrong môi trường kiềm

Để tính pH lúc kết tủa hoàn toàn tức là khi  M  10 -6 thì ta có:

6 S

2.2.3.3 Ảnh hưởng của các chất tạo phức

Các chất tạo phức phụ có mặt trong dung dịch có thể làm hạn chế hoặc ngăn cản quátrình kết tủa do sự tạo phức với kim loại Tính chất này được dùng để che các ion cản trở

Để tính toán cân bằng dị thể khi có mặt chất tạo phức phụ thường nhằmmục đích đánh giá độ tan và mức độ làm kết tủa hoàn toàn ion nghiên cứu hoặcđánh giá khả năng che ion cản trở bằng chất tạo phức phụ

Xét trường hợp: làm kết tủa ion M bằng thuốc thử A từ dung dịch có chứachất tạo phức phụ X (không ghi điện tích các ion)

Các cân bằng xảy ra:

Quá trình kết tủa: M + A  MA KS-1 (1)

Trang 25

Quá trình tạo phức: M + nX  MXn n (2)

M + iH2O  M(OH)i + iH+ i’ (3)

A + jH+  HjA Kj(j=1-) (4)

X + kH+  HkX Kk (k=1-’) (5)Điều kiện để có kết tủa MA xuất hiện là: C C'M 'A  Ks

Theo định luật bảo toàn nồng độ đầu đối với ion M và A ta có:

A Khi xét ảnh hưởng của các chất tạophức đến quá trình làm kết tủa cho trường hợp tổng quát rất phức tạp thường phải

áp dụng cho từng trường hợp cụ thể và tính toán gần đúng một cách hợp lý nhất

Ví dụ: Trộn 1 mL hỗn hợp đệm A gồm NH3 2 M và NH4NO3 2 M với1mL dung dịch B gồm FeCl3 2.10-3 M và NaF 0,2 M Có kết tủa Fe(OH)3 xuấthiện không? (Bỏ qua quá trình tạo phức hydroxo của Fe3+)

Trong dung dịch B: Fe3+ tồn tại chủ yếu dưới dạng phức Floro (CF - CFe 3+ )

Fe3+ + F-  FeF2+ 1 = 105,8

Fe3+ + 2F-  FeF2+ 2 = 109,3

Fe3+ + 3F-  FeF3 3 = 1012,06

Trang 26

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

Fe

 có kết tủa Fe(OH)3 tạo thành

2.3 Hòa tan kết tủa và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hòa tan [1, 6, 10, 12]

Quá trình hòa tan là quá trình ngược với quá trình làm kết tủa; đối vớimuối MmAn: MmAn  mMn+ + nAm- KS

Để cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận cần phải làm giảm nồng độ củacác ion trong dung dịch bão hòa bằng các biện pháp sau:

- Chuyển ion của hợp chất ít tan sang trạng thái ít phân ly (axit, bazơ yếu)bằng tác dụng của các axit hoặc bazơ

- Chuyển ion của hợp chất ít tan sang phức bền ít phân ly bằng các chất tạophức thích hợp

- Chuyển ion của hợp chất ít tan sang trạng thái chất oxi hóa -khử

- Chuyển ion của hợp chất ít tan sang hợp chất khác có khả năng tan dễ trongthuốc thử thích hợp

Về cơ bản các quá trình xảy ra khi hòa tan kết tủa trong các dung môi khác nhaucũng là những quá trình cân bằng mà ta đã gặp khi xét đầy đủ các hiện tượng trongdung dịch bão hòa của muối ít tan Do đó các phương trình liên hệ sẽ dùng trong quátrình tính toán cũng là những phương trình thông thường mà ta đã gặp khi mô tả địnhlượng phần trên Điều khác ở đây là sự có mặt của lượng dư tác nhân hòa tan sẽ làm

Trang 27

dịch chuyển mạnh cân bằng hòa tan và cân bằng proton hóa của bazơ yếu hay cânbằng tạo phức theo một chiều nào đó Do vậy quá trình hòa tan kết tủa chịu ảnh hưởngcủa dung môi khác nhau và ảnh hưởng của các quá trình phụ xảy ra trong đó.

2.3.1 Hòa tan kết tủa trong axit hoặc kiềm

Kết tủa tan được trong axit hoặc kiềm khi ion của kết tủa có khả năng kết hợpvới ion H+ hoặc ion OH- để tạo thành sản phẩm ít phân ly (H2O, axit yếu, bazơ yếu)

- Các hydroxit kim loại tan trong axit do tạo thành nước ít phân ly Độ tanphụ thuộc vào tích số tan của hiđroxit và hằng số phân ly của axit

Ví dụ: Mg(OH)2 (KS = 10-10,9) tan dễ trong cả axit rất yếu (NH4+, pKa = 9,24) Mg(OH)2 + 2NH4+  Mg2+ + 2NH3 + 2H2O K = 10-1,4Nhưng Fe(OH)3 (Ks=10-37) chỉ tan trong axit mạnh, không tan trong cácaxit yếu như NH4+

- Các hydroxit lưỡng tính: Al(OH)3, Zn(OH)2…tan trong axit và trong kiềm dư:Al(OH)3 + 3H+  Al3+ + 3H2O

Al(OH)3 + OH-  AlO2- + 2H2O

- Các axit (kết tủa) tan trong kiềm như:

H2SiO3 + 2OH-  SiO32- + 2H2O

- Các muối của các axit yếu tan trong axit mạnh hơn để tạo thành axit yếu ít phân ly + Các cacbonat tan được trong axit, kể cả axit yếu như CH3COOH và axitcacbonic tạo thành rất yếu lại không bền, dễ bị phân ly thành khí CO2

Ví dụ: CaCO3 + 2CH3COOH  Ca2+ + 2CH3COO- + H2O + CO2+ Các oxalat có thể tan trong các axit mạnh (để tạo thành HC2O4- là axityếu) nhưng khó tan trong axit yếu

Ví dụ: CaC2O4 + CH3COOH  Ca2+ + CH3COO- + HC2O4-, Kcb = 10-9,24+ Các cromat cũng tương tự như các oxalat tan được trong các axit mạnhnhưng khó tan trong axit yếu như axit axetic vì anion HCrO4- là axit không quáyếu so với CH3COOH.Chú ý rằng trong môi trường axit ion CrO42- sẽ chuyểnthành ion Cr2O72-: 2CrO42- + 2H+  Cr2O72 + H2O Kcb = 1014,36

+ Các sunfua về nguyên tắc tan được trong các axit do tạo thành H2S làmột axit rất yếu (pKa1=7,0; pKa2=12,9) và dễ chuyển sang trạng thái khí thoát ra

Trang 28

khỏi dung dịch, tuy vậy do tích số tan của sunfua rất khác nhau nên độ tan củachúng trong các axit khác nhau cũng rất khác nhau.

Các sunfua kim loại hóa trị II hòa tan trong axit HCl theo sơ đồ:

MS + 2H+  M2+ + H2S Kcb = KS.(Ka1.Ka2)-1

Hằng số cân bằng của phản ứng hoà tan một số sunfua trong axit [ 6 ]

MnS 9,6 10,32 Tan dễ trong axit kể cả CH3COOH

FeS 17,2 2,72 Tan dễ trong HCl

NiS(mới) 18,5 1,42 Tan dễ trong HCl

CoS(mới) 20,4 -0,48 Tan được trong HCl

ZnS 23,8 -3,88 Tan được trong HCl > 0,5M

CdS 26,1 -6,18 Tan trong HCl > 1M

CuS 35,2 -15,28 Không tan trong HCl

HgS 51,8 -31,88 Không tan trong HCl

Từ bảng trên ta thấy FeS, MnS, CoS, NiS dễ tan trong HCl, tan đượctrong CH3COOH ZnS và CdS tan trong HCl có nồng độ cao, khó tan trong

CH3COOH và CuS, HgS không tan trong HCl

Lợi dụng tính tan khác nhau trong các axit ta có thể thiết lập điều kiệnthích hợp để tách các muối sunfua

Một số muối ít tan của các kim loại lưỡng tính cũng có khả năng tan trongkiềm dư như PbCrO4, PbSO4 tan được trong NaOH dư:

PbCrO4   Pb2+ + CrO4

Pb2+ + 4OH-  PbO22- + 2H2O PbCrO4  + 4OH-  PbO22- + CrO42- + 2H2ONhư vậy nồng độ [H+ ] và [OH- ] có ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cácphương trình xảy ra trong quá trình hòa tan kết tủa nên ảnh hưởng đến quá trìnhhòa tan kết tủa

2.3.2 Hòa tan kết tủa trong dung môi chứa chất tạo phức

Các chất có khả năng tạo phức với một trong các ion của kết tủa thườngđược dùng để hòa tan kết tủa đó Độ tan phụ thuộc vào tích số tan của kết tủa,hằng số bền của phức tạo thành, pH của dung dịch, nồng độ chất tạo phức…

Việc tính toán độ tan ở đây tương đối phức tạp vì trong quá trình tổngquát phải kể tới 5 loại cân bằng:

+

Trang 29

- Cân bằng giữa tướng rắn và dung dịch bão hòa.

- Cân bằng tạo phức hydroxo của ion kim loại

- Cân bằng proton hóa của anion của kết tủa là bazơ yếu

- Cân bằng proton hóa của chất tạo phức phụ, thường là bazơ yếu

- Cân bằng giữa ion kim loại và chất tạo phức

Do đó trong các trường hợp cụ thể việc tính toán gần đúng thường đượcthực hiện dựa vào việc loại bỏ một trong các loại cân bằng nói trên như: khi độtan của muối bé và khi phức tạo thành khá bền thì có thể không kể đến các cânbằng tạo phức hydroxo; khi nồng độ chất tạo phức rất dư và  lớn thì có thể coisản phẩm chủ yếu của quá trình hòa tan là phức có số phối trí cao nhất hoặc khinồng độ chất tạo phức bé và  lớn thì ngược lại có thể coi sản phẩm chủ yếu củaquá trình hoà tan là phức có số phối trí thấp nhất… tất nhiên trong mỗi trườnghợp đều phải kiểm tra lại giả thiết gần đúng đã nêu

2.3.3 Hòa tan kết tủa trong dung môi có chất oxi hóa - khử

Nếu ion của kết tủa có tính oxi hóa hoặc khử thì có thể dùng các dung môi

có tính oxi hóa hoặc khử thích hợp để hòa tan kết tủa đó Ở đây độ tan phụ thuộctích số tan của kết tủa và hằng số cân bằng của phản ứng oxi hóa - khử; vì trong

đa số trường hợp thế oxi hóa - khử phụ thuộc pH nên phản ứng hòa tan kết tủatrong dung môi này cũng phụ thuộc pH

Ví dụ: Để hoà tan các kết tủa sunfua có thể dùng các dung môi: HNO3,

H2O2 + HCl, HNO3 + HCl…

Đối với các kết tủa có tính oxi hóa như: MnO(OH)2, MnO2, Co(OH)3 cóthể dùng dung môi có tính khử như HCl, H2O2 (trong H+)

2Co(OH)3 + H2O2 + 4H+  2Co2+ + O2 + 6H2OMnO(OH)2 + H2O2 + 2H+  Mn2+ + O2  + 3H2OTrong nhiều trường hợp sự hòa tan kết tủa của phản ứng oxi hóa - khử kếthợp với phản ứng tạo phức:

Ví dụ: HgS không tan trong dung dịch HNO3 vì tích số tan của HgS quá bénhưng lại tan trong hỗn hợp (HNO3 + HCl) do còn có sự tạo phức bền giữa Hg2+ và Cl-

3HgS + 2NO3- + 8H+  3Hg2+ + 3S + 2NO + 4H2O K = 10-12,4

Trang 30

+ Hg2+ + 4Cl-  HgCl42- = 1014,933HgS + 2NO3- + 8H+ + 12Cl-  3HgCl42- + 3S + 2NO + 4H2O Kcb = 1032,4

Nếu tích số tan của muối tạo thành bé hơn tích số tan của hợp chất cầnchuyển hóa thì quá trình chuyển hóa xảy ra dễ dàng còn ngược lại thì việcchuyển hóa xảy ra khó khăn hơn

Ví dụ: Tính nồng độ Na2CO3 phải lấy để 1L của dung dịch này có thểchuyển hoàn toàn 0,1 mol BaSO4 thành BaCO3; biết Ks(BaSO )4 =10-9,97;

x

x-0,1 0,1

-1,670,1

SO42- để cân bằng (*) dịch chuyển sang phải)

Trang 31

A Tích số tan là đại lượng được thiết lập ở một nhiệt độ xác định mà tại đó tốc

độ hòa tan một chất vào nước bằng tốc độ kết tủa

B Tích số tan là tích số hoạt độ của các ion với số mũ thích hợp tại thời điểm tốc

độ hòa tan bằng tốc độ kết tủa

C Tích số tan là tích số nồng độ của các ion tại thời điểm mà tốc độ hòa tan

bằng tốc độ kết tủa

D Cả A, B đều đúng

Câu 2 Độ tan của một chất là…… của chất đó trong dung dịch…….

Câu 3 Độ tan của một chất được biểu thị bằng đơn vị:

Câu 4 Độ tan của một chất phụ thuộc vào:

Câu 6 Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.

Khi quá trình hòa tan một chất ít tan tỏa nhiệt thì độ tan của nó thường……khinhiệt độ tăng

Trang 32

Câu 7 Khi quá trình hòa tan kết tủa PbCl2 thu nhiệt thì độ tan của nó sẽ:

A Giảm khi đun nóng

B Tăng khi đun nóng

C Không đổi khi đun nóng

D Ban đầu tăng sau đó giảm khi đun nóng

Câu 8 Độ tan của CaCO3 ở 500C lớn gấp 3 lần độ tan của nó ở 800C Điều đócho thấy quá trình hòa tan CaCO3:

Câu 9 Phát biểu nào sau đây chưa chính xác:

A Dung dịch bão hòa là dung dịch trong đó quá trình hòa tan và quá trình kết

tủa đạt trạng thái cân bằng

B Độ tan và tích số tan là những đại lượng đặc trưng cho dung dịch bão hòa

C Dung dịch bão hòa của một chất xác định luôn không đổi

D B và C

Câu 10 Phát biểu nào sau đây đúng cho dung dịch quá bão hòa.

A Là dung dịch có tích số hoạt độ (nồng độ) với số mũ thích hợp lớn hơn tích số tan

B Không bền để lâu kết tủa tách ra để trở thành dung dịch bão hòa

C Luôn gắn với một nhiệt độ xác định

SK

Câu 13 Biểu thức thể hiện mối liên hệ giữa độ tan (S) và Tích số tan (KS) củahợp chất Ag[Ag(CN)2] là:

16 S4

Trang 33

Câu 14 Tích số tan KS và độ tan S của K2Zn3[Fe(CN)6] liên hệ với nhau qua biểu thức:

C KS = 6.S3 D K S = 2 2 3 3 S 6

Câu 15 Kết tủa PbCl2 tan nhiều khi đun nóng Khi làm nguội dung dịch mới đun thì:

Câu 16 Khi có mặt dung dịch NH3 thì độ tan của Zn(OH)2 so với độ tan của nótrong nước sẽ:

A Tăng lên

B Giảm xuống

C Không đổi

D Tăng hay giảm còn phụ thuộc vào nồng độ NH3

Câu 17 Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Độ tan của Ba3(AsO4)2 trong dung dịch NaOH……so với độ tan của nó trong nước

Câu 18 Độ tan của kết tủa BaCrO4 trong hỗn hợp K2Cr2O7 + CH3COONa so với

độ tan của nó trong nước như thế nào?

Câu 19 Độ tan của AgCl trong dung dịch NH3 0,1M so với trong nước sẽ:

Câu 20 Gọi độ tan của K2[PtCl6] trong nước là S, độ tan của K2[PtCl6] trongKCl là S’ thì:

Trang 34

3.1.2 Bài tập

(các bài tập từ 22 – 63: xem hệ số hoạt độ của các ion bằng 1)

Câu 22 Tích số tan của CaSO4 ở 200C là 10-5,04

Độ tan của nó ở nhiệt độ đó là:

Câu 29 Biết 1 L dung dịch bão hòa của Ca3(PO4)2 ở 250C chứa 2,214.10-4g

Ca3(PO4)2 Tính tích số tan của nó ở nhiệt độ đó?

Trang 35

Câu 31 Biết K s(BaSO ) 4 = 10-10 Tính số gam BaSO4 tan ra khi rửa nó bằng 250 mL nước?

Câu 36 Biết độ tan của AgCl trong dung dịch AgNO3 x M là 2,5.10-8

Mvà K s(AgCl)= 1,6.10-10 Giá trị của x là:

Câu 37 Ở 250C độ tan của Ba(IO3)2 trong dung dịch KIO3 5,4.10-4 M là 5,6.10-4

M Tích số tan của Ba(IO3)2 ở 250C là:

Câu 38 Tính độ tan của K2[PtCl6] trong dung dịch KCl 0,1 M?

Biết K s(K [PtCl ]) 2 6 = 10-4,96 (bỏ qua sự proton hóa và sự phân li của PtCl62-)

Câu 39 Biết độ tan của PbSO4 và PbI2 ở nhiệt độ phòng tương ứng là 0,045 g/L

và 0,300 g/L Tích số tan của các muối đó lần lượt là:

Trang 36

Câu 40 Thêm 50 mL dung dịch HCl 1 M vào 950 mL dung dịch AgCl bão hòa.

Biết K s(AgCl)= 1,78.10-10 Tính độ tan (g/L) của AgCl trong hỗn hợp trên?

Trang 37

Câu 48 Tính nồng độ Ag+ trong dung dịch khi lắc 2 g Ag2CO3 trong 1000 mLdung dịch có pH = 5 cho đến cân bằng ?

Biết Ks (Ag CO )2 3 =10-11,09; βAgOH=10-11,7; H2CO3 có pKa1=6,33;

2

a

pK =10,35.

Câu 49 Tính độ tan của FeS ở pH = 5 ?

Biết βFeOH + = 10-5,92; Ks (FeS) = 10-17,2; H2S cópKa1 = 7,0;

Câu 53 Chọn câu trả lời đúng:

Trong dung dịch chứa đồng thời 2 muối PbBr2 (K =10S1 -5,04) và PbCl2 (K 2=10-4,79)thì độ tan của PbBr2 và PbCl2 lần lượt là:

Trang 38

C 2,9.10 -10 M và 0,03 M D 5,1.10-7 M và 1,0.10-6 M

Câu 55 Ở 250C thế tiêu chuẩn của điện cực bạc 0 +

Ag /Ag

E = 0,798V; của điệncực bạc-bạc clorua: E0AgCl/Ag= 0,2224V Tính tích số tan của AgCl ở nhiệt độ đó?

Trang 39

a Ag2SO3 (KS=1,5.10-14) 1 2,72

b PbOHBr (KS=2.10-15) 2 4,60.10-3

c Mg(NH4)2(Fe(CN)6) (KS= 4.10-8) 3 1,36.10-5

4 3,80.10-3Chọn đáp án đúng:

Câu 61 Cho hằng số bền của phức [Ag(NH3)2]+ là β = 107,24 và quá trình:

AgCl(r) + 2NH3(aq)  [Ag(NH3)2]+(aq) + Cl-(aq) có Kcb=25.10-4

Tích số tan của AgCl là:

tố điện hóa với một điện cực Au và một điện cực calomen trong đó điện cực Au

là điện cực dương rồi đo hiệu điện thế của 2 điện cực này được giá trị: Eđo =0,4687V Biết Ecalomen = 0,2420V; 0 3+

Câu 64 Điều kiện cần để kết tủa xuất hiện là:

A Tạo được dung dịch bão hòa

B Tạo được dung dịch quá bão hòa

C Tích số nồng độ của các ion với lũy thừa thích hợp lớn hơn tích số tan

D B hoặc C

Câu 65 Thông thường một cấu tử được xem là đã kết tủa hoàn toàn khi nồng độ

Trang 40

[i] của nó còn lại trong dung dịch:

A [i] 10 M -3 B 10 M [i] 10 M-6   -3

Câu 66 Chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Tích số tan càng lớn thì hợp chất tạo thành càng… (1)….và phản ứng tạo kết tủacàng….(2)….xảy ra

Câu 67 Cho biết Ks(AgI) = 10-16; Ks(AgBr) = 10-13 Khi cho Ag+ vào dung dịch chứađồng thời hai ion I- và Br- có nồng độ bằng nhau và đủ lớn thì thứ tự các kết tủaxuất hiện lần lượt là:

Câu 68 Nếu cho khí H2S lội qua dung dịch chứa 2 ion Mn2+ 10-2 M và Zn2+ 10

2-M cho đến bão hòa thì thứ tự xuất hiện các kết tủa trong dung dịch nhue thế nào?biết Ks(MnS) = 10-9,6, Ks(ZnS) = 10-23,8

C Cả 2 kết tủa xuất hiện đồng thời D Kết luận khác

Câu 69 Kết tủa Ba3(PO4)2 xuất hiện khi:

A [Ba ].[PO ] > K2+ 3-4 S(Ba (PO ) )3 4 2 B

Câu 70 Phát biểu nào sau đây chưa chính xác:

A Thuốc thử dư không phản ứng với kết tủa thì không ảnh hưởng đến

quá trình làm kết tủa

B Sự có mặt của các ion đồng dạng có ảnh hưởng đến quá trình làm kết tủa

C Trong các quá trình làm kết tủa dung dịch có pH càng cao càng thuận lợi

D Cả A và C

Ngày đăng: 08/02/2014, 09:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w