Nghiên cứu sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Hậu Giang Nguyễn Thị Thanh Lâm Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Du lịch: Chương trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn : TS. Đỗ Cẩm Thơ Năm bảo vệ: 2014 130 tr . Abstract. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về sản phẩm du lịch nói chung và sản phẩm du lịch đặc thù nói riêng. Từ việc làm rõ định nghĩa về sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù, vai trò của sản phẩm du lịch đặc thù trong hoạt động du lịch, các nguyên tắc và phương pháp xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù. Luận văn đã nêu một số quan điểm và đề xuất một số mô hình, loại hình và sản phẩm cụ thể về xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của Hậu Giang, mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới. Đồng thời đề ra một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy ngành du lịch tỉnh nhà phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có và có thể cạnh tranh với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Keywords.Du lịch; Hậu Giang; Sản phẩm du lịch Content. 1. Tính cấp thiết của đề tài Hậu Giang là tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL được tách ra từ tỉnh Cần Thơ vào năm2004. Hậu Giang có vị trí vệ tinh trong khu vực và chịu ảnh hưởng lớn của du lịch thành phố Cần Thơ, là một địa bàn trọng điểm phát triển du lịch miền Tây Nam bộ, đóng vai trò quan trọng đối với du lịch cả nước. Từ năm 2004 đến nay, kinh tế xã hội của tỉnh đã có sự phát triển tương đối nhanh và ổn định. Trong đó, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch được chú trọng và không ngừng phát triển. Tuy nhiên, ngành du lịch của tỉnh Hậu Giang là lĩnh vực kinh tế còn khá non trẻ, đóng góp kinh tế chung cho tỉnh còn khá khiêm tốn. Để tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch tỉnh Hậu Giang phát triển sánh bước cùng các tỉnh trong khu vực và cả nước, đồng thời phát huy thế mạnh với các tiềm năng sẵn có thì việc nghiên cứu thực trạng, rút ra những việc làm được và những yếu kém, đề xuất những giải pháp để xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch để xây dựng thương hiệu điểm đến hấp dẫn, không trùng lắp với các tỉnh, thành trong cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng là vấn đề hết sức cần thiết cho du lịch Hậu Giang hiện nay. Xuất phát từ những quan điểm nhận thức trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Hậu Giang”. Tác giả hy vọng việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần nhỏ bé của mình vào quá trình phát triển ngành du lịch Hậu Giang trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có nhiều đề tài của các tác giả đi vào nghiên cứu về lĩnh vực du lịch ở các góc độ khác nhau như: - Đề tài “Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Hậu Giang” - Đề tài “Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Hậu Giang” - Đề tài “Đẩy mạnh ngành du lịch Hậu Giang phát triển bền vững đến năm 2020 ” - Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Hậu Giang đến năm 2020” Những đề tài, công trình nghiên cứu trên đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận, quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, thực trạng du lịch của địa phương trong thời gian qua. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào đi vào nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của du lịch tỉnh Hậu Giang. Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, tác giả của luận văn mong muốn góp phần nhỏ vào việc giải bài toán làm cho ngành du lịch Hậu Giang phát triển bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao trong những năm tới. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những cơ sở lý luận chung, thực trạng sản phẩm du lịch, quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh Hậu Giang, để đề xuất định hướng cho việc xây dựng sản phẩm du lịch, đặc biệt sản phẩm du lịch đặc thù của Hậu Giang góp phần hoàn thiện các giải pháp về quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Hậu Giang cũng như thu hút hiệu quả khách du lịch trong và ngoài nước. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để giải quyết được các mục tiêu đã đề ra, luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung chính như sau: - Hệ thống hóa những kiến thức lý luận cơ bản về sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù, vai trò của việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù trong hoạt động du lịch, nguyên tắc và phương pháp xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù. - Kinh nghiệm của một số địa phương trong công tác xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù. - Thu thập, nghiên cứu, phân tích thực trạng xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch tại tỉnh Hậu Giang. - So sánh tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch Hậu Giang với các địa phương khác. - Định hướng và đề ra một số giải pháp nhằm góp phần phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Hậu Giang. 5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 5.1. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: địa bàn tỉnh Hậu Giang. - Về thời gian: Các số liệu thứ cấp đưa vào phân tích được thu thập trong gian đoạn từ 2004 đến 2012. Các số liệu sơ cấp được điều tra trong thời gian 03 tháng từ tháng 03/2013 đến tháng 06/2013. Các định hướng, giải pháp đưa ra nhắm tới giai đoạn từ 2013 đến 2025. - Về nội dung: Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu và tập hợp các thông tin về sản phẩm du lịch; phân tích thực trạng hoạt động du lịch của Hậu Giang từ năm 2004 đến nay và qua đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cơ bản nhằm góp phần xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến Du lịch cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động này. 5.2. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực trạng sản phẩm du lịch của Tỉnh trong những năm qua và đưa ra những quan điểm, những giải pháp để xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho ngành du lịch Hậu Giang đến năm 2025. 6. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu cụ thể: tổng hợp, phân tích các thông tin, số liệu thứ cấp được khai thác từ các tài liệu của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, mạng internet ; điều tra xã hội học các số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp điều tra chọn mẫu; ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp. 7. Ý nghĩa ứng dụng của đề tài - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý du lịch, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập nghiên cứu về du lịch. - Luận văn được hoàn thành có ý nghĩa thực tiễn nhất định, trở thành một căn cứ để hoạch định chính sách và xây dựng chiến lược quảng bá, phát triển sản phẩm du lịch Hậu Giang trong thời gian tới. - Luận văn có tác dụng hỗ trợ việc hoàn thiện công tác xây dựng, định hướng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù tại tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới. 8. Kết cấu đề tài - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về sản phẩm du lịch đặc thù. - Chương 2: Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Hậu Giang. - Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của Hậu Giang. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tiếng Việt: 1. Trần Thúy Anh (chủ biên 2011), Du lịch văn hóa, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 2. Ban chỉ đạo Tây Nam bộ - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch – UBND tỉnh Kiên Giang (2010), Kỷ yếu Hội thảo chuyên đề Liên kết phát triển sản phẩm du lịch ĐBSCL. 3. Ban chỉ đạo Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL Kiên Giang 2010 (2010), Tham luận Hội thảo quốc tế liên kết phát triển du lịch Biển, Đảo và Sông vùng ĐBSCL. 4. Ban chỉ đạo Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL Cà Mau 2011 (2011), Kỷ yếu Hội thảo Xúc tiến đầu tư hạ tầng Du lịch ĐBSCL – Việt Nam 2011 5. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2009), Kỷ yếu hội thảo Phát triển du lịch bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 6. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2013), Kỷ yếu hội thảo thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch Đồng bằng sông Cửu Long. 7. Nguyễn Văn Dung (2009), Xây dựng thương hiệu du lịch cho thành phố, NXB Giao thông Vận tải. 8. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà (2008), Kinh tế du lịch, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. 9. Sơn Hồng Đức (2012), Quản trị kinh doanh khu nghỉ dưỡng lý luận và thực tiễn, NXB Phương Đông. 10. Nguyễn Đình Hòe (2001), Du lịch bền vững, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 11. Nhâm Hùng (2010), Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 12. Trần Ngọc Khang và Trần Duy Nam (2008), Marketing du lịch, NXB Hồng Đức. 13. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái, NXB Giáo dục. 14. Nguyễn Văn Lưu (2009), Thị trường Du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 15. Sơn Nam (1959), Tìm hiểu đất Hậu Giang, NXB Phù Sa, TP. Hồ Chí Minh. 16. Sơn Nam (1970), Văn minh miệt vườn, NXB An Tiêm, Sài Gòn. 17. Sơn Nam (2009), Văn minh miệt vườn, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh 18. Nguyễn Đông Phong và Trần Thị Phương Thuỷ (2009), Marketing du lịch địa phương thực trạng và giải pháp, NXB Lao Động. 19. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Khóa XI, kỳ họp thứ 7, Luật du lịch. 20. Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang (2009), Phát triển du lịch gắn với xoá đói giảm nghèo tại tỉnh Hậu Giang, Đề tài khoa học cấp tỉnh. 21. Sở Văn hóa thể thao và du lịch Hậu Giang (2013), Đề xuất giải pháp khôi phục, bảo tồn và phát huy chợ nổi Ngã Bảy gắn với phát triển du lịch sông nước miệt vườn, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh. 22. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang (2013), Báo cáo tổng kết 10 ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2004 - 2014). 23. Trần Đức Thanh (2008), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 24. Tỉnh ủy Hậu Giang, Nghị quyết tỉnh Đảng bộ Hậu Giang lần thứ XII (nhiệm kỳ 2010-2015). 25. Tổng cục du lịch (2005), Cẩm nang Marketing và Xúc tiến Du lịch bền vững ở Việt Nam, NXB Thế Giới. 26. Tổng cục du lịch (2009), Đề án phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến 2020. 27. Tổng cục Du lịch (2009), Tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch, Tài liệu lưu hành nội bộ. 28. Tổng cục Du lịch (2009), Cẩm nang phân đoạn thị trường du lịch, Tài liệu lưu nội bộ. 29. Tổng cục Du lịch (2010), Cẩm nang xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch, Tài liệu lưu nội bộ. 30. Tổng cục Du lịch (2011), Du lịch và đa dạng sinh học, Tài liệu lưu hành nội bộ. 31. Tổng cục Du lịch (2011), Hợp tác hướng tới phát triển du lịch bền vững và cạnh tranh, Tài liệu lưu hành nội bộ. 32. Tổng cục Du lịch (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, NXB Lao đọng – Xã hội. 33. Đỗ Cẩm Thơ (2009), Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. 34. UBND tỉnh Hậu Giang (2006), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm 2020. 35. UBND tỉnh Hậu Giang (2006), Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Hậu Giang đến năm 2020. . luận về sản phẩm du lịch nói chung và sản phẩm du lịch đặc thù nói riêng. Từ việc làm rõ định nghĩa về sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù, vai trò của sản phẩm du lịch đặc thù trong. bản về sản phẩm du lịch đặc thù. - Chương 2: Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Hậu Giang. - Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của Hậu Giang. DANH. nội dung chính như sau: - Hệ thống hóa những kiến thức lý luận cơ bản về sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù, vai trò của việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù trong hoạt động du lịch,