quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở mông ân huyện bình gia, lạng sơn

8 305 0
quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở mông ân huyện bình gia, lạng sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở Mông Ân huyện Bình Gia, Lạng Sơn Hà Thị Dung Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Giáo dục học : 60 14 05 Người hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa Năm bảo vệ: 2013 107 tr . Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận về tự học và quản lý hoạt động tự học của học sinh. Nghiên cứu thực trạng hoạt động tự học và thực trạng quản lý của đội ngũ giáo viên đối với hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở Mông Ân huyện Bình Gia. Đề xuất một số biện pháp quản lý của đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của của học sinh THCS Mông Ân huyện Bình Gia Keywords.Hoạt động tự học; Quản lý giáo dục; Trung học cơ sở Content. 1. Lý do chọn đề tài Từ cổ chí kim hoạt động tự học luôn được coi là cốt lõi của hoạt động học tập, ai cũng có khả năng tự học nhưng không phải bất kỳ người học nào cũng có ý thức tự giác học tập và biết cách tự học hiệu quả. Tự học có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học, do đó việc quản lý hoạt động tự học của học sinh cũng đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà giáo dục. Tầm quan trọng của việc học sinh tự học đó được nghị quyết Đại Hội Đảng lần thứ XII chỉ rõ: “Tập trung sức lực nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự học sáng tạo của học sinh”. Thực tế nhiều năm qua, những tồn tại trong ngành giáo dục như chạy đua theo thành tích giữa các trường, các địa phương đã ảnh hưởng không tốt đến ý thức, thái độ học tập của học sinh. Một bộ phận học sinh không cần nỗ lực học tập mà vẫn được lên lớp, hiện tượng ngồi nhầm lớp diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước, từ đó khiến không ít học sinh có thói quen ỷ lại vào thầy cô mà không tự mình phấn đấu vươn lên trong học tập. Chất lượng tại trường THCS Mông Ân huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn mặc dù có cải thiện song vẫn còn những mặt hạn chế nhất định. Có rất nhiều nguyên nhân, song lâu nay chúng ta chỉ thấy nguyên nhân cơ bản là do chất lượng quản lý, do chất lượng đội ngũ giáo viên mà quên đi yếu tố có tác động không nhỏ và quyết định đến chất lượng đầu ra chính là học sinh. Ngành giáo dục có đổi mới nội dung chương trình, thay sách giáo khoa, nhà trường có được đổi mới về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, giáo viên được bồi dưỡng nâng cao, đổi mới phương pháp dạy học mà học sinh lười học, ham chơi, lười suy nghĩ, học đối phó, thiếu những kỹ năng tự học…thì khó có thể nâng cao chất lượng dạy học. Để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông cần thực hiện nghiêm túc, đồng bộ việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học hiệu quả. Tuy nhiên, để đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo đạt hiệu quả cao thì cần phải lấy việc “Tự học làm cốt”như Bác Hồ từng nói. Tự học được hiểu theo nhiều cách khác nhau song ở đây đối với học sinh THCS, chúng ta chưa bàn tới vấn đề “Tự động học tập” mà chủ yếu tập trung vào vấn đề tự học theo chương trình sách giáo khoa, theo kế hoạch dạy học của nhà trường”. Tự học của học sinh gắn với quy trình dạy – tự học, có kiểm tra – đánh giá của giáo viên theo từng tiết học, kỳ học và đánh giá chung cho toàn bộ quá trình học tập. Qua thực tế cho thấy, nhận thức về tự học của một bộ phận học sinh còn hạn chế, thụ động trong tự học, chưa được rèn luyện các kỹ năng tự học ; giáo viên chưa thực sự quan tâm bồi dưỡng, hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo kiểm tra hoạt động tự học của học sinh. Sự chỉ đạo của các cấp quản lý trong nhà trường về hoạt động tự học của học sinh chưa được chú trọng, chưa tạo được môi trường thuận lợi và kỷ cương nề nếp tự học, những điều kiện, phương tiện dành cho tự học còn thiếu thốn. Hoạt động tự học của các em sẽ không thường xuyên và không đạt hiệu quả cao nếu thiếu sự hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra của các thầy cô giáo. Học sinh chưa có ý thức tự giác tự học cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc dạy thêm, học thêm tràn lan. Chính vì vậy việc tìm ra các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường THCS đang là một vấn đề cấp thiết. Với lý do trên tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở Mông Ân huyện Bình Gia - Lạng Sơn” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Dựa trên nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp quản lý của giáo viên đối với hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở Mông Ân huyện Bình Gia, Lạng Sơn. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở Mông Ân huyện Bình Gia, Lạng Sơn 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường THCS Mông Ân huyện Bình Gia, Lạng Sơn 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh tại trường THCS Mông Ân huyện Bình Gia - Lạng Sơn, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường THCS có hiệu quả. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu Cơ sở lý luận về tự học và quản lý hoạt động tự học của học sinh - Nghiên cứu thực trạng hoạt động tự học và thực trạng quản lý của đội ngũ giáo viên đối với hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở Mông Ân huyện Bình Gia. - Đề xuất một số biện pháp quản lý của đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của của học sinh THCS Mông Ân huyện Bình Gia 6. Giả thuyết khoa học Đổi mới phương pháp dạy học yêu cầu người học chủ động (tự giác, tích cực, tự lực, sáng tạo), có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, theo cặp và khả năng tự học, tự nghiên cứu. Nếu thực hiện tốt các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở Mông Ân thì sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng dạy học ở trường trung học cơ sở Mông Ân huyện Bình Gia. 7. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp chính sau: 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những tư liệu về giáo dục học, tâm lý học, lý luận về quản lý giáo dục, luật giáo dục, các văn kiện của Đảng, tạp chí khoa học có liên quan đến đề tài. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra bảng hỏi, phỏng vấn, chuyên gia, khảo nghiệm… 7.3. Nhóm các phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng các công thức toán học như trung bình cộng, tính tổng số điểm của từng loại phiếu điều tra cho từng mức độ khác nhau, rồi sau đó lấy trung bình chung để đưa ra kết quả và kết luận cụ thể. 8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 8.1. Ý nghĩa lý luận Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về vấn đề tự học, công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở 8.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học cơ sở phù hợp, có tính khả thi, có giá trị thực tiễn, có thể áp dụng cho các trường trung học cơ sở khác trên địa bàn. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được cấu trúc gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về tự học và quản lý hoạt động tự học của học sinh Chương 2: Thực trạng hoạt động tự học và quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở Mông Ân huyện Bình Gia, Lạng Sơn Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở Mông Ân huyện Bình Gia. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Quốc Bảo (2008), Tổng quan về Tổ chức và Quản lý dành cho các lớp CHQLGD. 2. Đặng Quốc Bảo – Nguyễn Đắc Hưng (2004). Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - vấn đề và giải pháp. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 3. Lê Khánh Bằng (1998), Tổ chức phương pháp tự học cho sinh viên đại học, ĐHSPNN. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Tìm hiểu Luật Giáo dục . Nxb Giáo dục 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011) Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 6. Các Mác và Ph Ăng Ghen toàn tập (1993), tập 23. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 7. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1997), Những cơ sở khoa học về quản lý giáo dục. Trường cán bộ quản lý giáo dục. 8. Nguyễn Đức Chính (2000), Chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục. Tập bài giảng. Khoa Sư Phạm – ĐHQGHN. 9. Nguyễn Đức Chính (2011), Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học. 10. Vũ Cao Đàm (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa học và Kỹ thuật. 11. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý. Nxb Chính trị Quốc gia HN. 12. Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường Phổ thông có nhiều cấp học. (Ban hành kèm theo Quyết định số: 12/2011/QĐ – BGD&ĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 13. Trần Khánh Đức. Tài liệu học tập môn Cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống giáo dục quốc dân. Tài liệu dành cho học viên cao học quản lý giáo dục. Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội. 14. Trần Khánh Đức (2011), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục 15. Harold Koontz, Cyrill O,donnell. Heninz Weihrich. (1992), Những vấn đề cốt yếu của quản lý. Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 16. Phạm Minh Hạc (1986). Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục. Nxb Giáo dục. Hà Nội. 17. Đặng Xuân Hải (2004), Tập bài giảng quản lý nhà nước về giáo dục dành cho lớp cao học QLGD, Hà Nội 18. Nguyễn Thị Phương Hoa (2010), Lý luận dạy học hiện đại, Tài liệu dành cho học viên cao học quản lý giáo dục. Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội,. 19. Đặng Thanh Hương (2008), các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN, luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục. 20. Kế hoạch phát triển 5 năm (2005-2010). Trường ĐHNN-ĐHQGHN. 21. Kỷ yếu 45 năm thành lập Khoa. Trường ĐHNN-ĐHQGHN – Khoa NN&VH Nga. 22. Nguyễn Ngọc Lan (2003), Biện pháp quản lý nhằm tăng cường kết quả tự học cho sinh viên hệ chính quy trường ĐH Công Đoàn. Luận văn Thạc sỹ Quản lý Giáo dục. 23. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2008), Lý luận quản lý giáo dục. Tài liệu dành cho học viên cao học quản lý giáo dục. Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội. 24. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2006), Tâm lý học quản lý. Tài liệu dành cho học viên cao học quản lý giáo dục, khoa Sư phạm, ĐHQGHN. 25. Phan Trọng Luận (1998), Tự học- một chìa khoá vàng về giáo dục. Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 2. 26. Hồ Chí Minh (1971), Bàn về giáo dục. Nxb Sự thật, Hà Nội. 27. Hồ Chí Minh (1971), Vấn đề học tập. Nxb Sự thật, Hà Nội. 28. Nguyễn Ngọc Quang (1986), Lý luận dạy học đại cương. Trường CB quản lý Giáo dục. 29. Quy chế đào tạo đại học, ban hành theo Quyết định số 3413/ĐT, ngày 10/9/2007. Đại học Quốc gia Hà Nội. 30. Quy định công tác HSSV ở ĐHQGHN ban hành theo Quyết định số 2875/QĐ- CTHSSV ngày 18/8/2009. Đại học Quốc gia Hà Nội. 31. Hà Nhật Thăng (2011), Xu thế phát triển giáo dục, Giáo trình 32. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Quá trình dạy - tự học. Nxb Giáo dục HN. 33. Nguyễn Cảnh Toàn (1999), Luận bàn và kinh nghiệm tự học. Nxb Giáo dục. 34. Phạm Viết Vượng (2001), Giáo dục học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 35. Trường ĐHNN –ĐHQGHN (2009), Một số lưu ý về kế hoạch năm học (2008- 2009), và công tác đào tạo. Thông báo số 840/TB-ĐT ngày 27/8/2008. Thông báo số 840/TB-ĐT ngày 27/8/2008. 36. Từ điển tiếng Việt (2004), Viện ngôn ngữ. Nxb Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học. 37. Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX. Đảng cộng sản Việt Nam (2001). Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2001. . 1: Cơ sở lý luận về tự học và quản lý hoạt động tự học của học sinh Chương 2: Thực trạng hoạt động tự học và quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở Mông Ân huyện Bình Gia,. Hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở Mông Ân huyện Bình Gia, Lạng Sơn 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường THCS Mông Ân huyện Bình Gia, Lạng. trạng hoạt động tự học và thực trạng quản lý của đội ngũ giáo viên đối với hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở Mông Ân huyện Bình Gia. Đề xuất một số biện pháp quản lý của đội

Ngày đăng: 13/01/2015, 10:43

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan