Tổ chức dạy học theo trạm nội dung kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 Nguyễn Thị Bích Loan Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10 Người hướng dẫn : PGS.TS. Đỗ Hương Trà Năm bảo vệ: 2014 120 tr . Abstract. Ở chương 1 chúng tôi đã xây dựng được những luận điểm cơ bản của tổ chức dạy học theo trạm, xây dựng được quy trình tổ chức dạy học theo trạm nói chung. Vận dụng cơ sở lí luận của chương 1, trên cơ sở phân tích mức độ nội dung kiến thức mà HS cần nắm vững, những kĩ năng cơ bản mà HS cần rèn luyện và thông qua kết quả điều tra chúng tôi đã tổ chức dạy học nội dung kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 dưới dạng các vòng tròn học tập để phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS. Quá trình thực nghiệm sư phạm đã chứng tỏ tính khả thi của tiến trình dạy học đã soạn thảo. Tiến trình dạy học này không những đem lại hiệu quả nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức mà còn còn phát triển năng lực sáng tạo (khả năng dự đoán, đề xuất phương án thí nghiệm), phát huy tính tích cực, tự lực, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái của HS. Keywords. Phương pháp dạy học; Vật lý; Định luật bảo toàn; Lớp 10 Content. 1. Lí do chọn đề tài Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh quốc tế được đặc trưng bởi xã hội tri thức và toàn cầu hóa đã đặt ra những yêu cầu mới đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Giáo dục cần đào tạo ra đội ngũ nhân lực có khả năng đáp ứng được đòi hỏi mới của xã hội và thị trường lao động, đặc biệt là năng lực hành động, tính năng động, sáng tạo, tự lực, trách nhiệm cũng như năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Mục đích giáo dục ở nước ta nói riêng cũng như trên thế giới nói chung không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức, kỹ năng mà loài người đã tích lũy được mà còn quan tâm tới việc thắp sáng ở HS niềm tin, bồi dưỡng năng lực sáng tạo ra những tri thức mới, cách giải quyết vấn đề mới. Theo W. B.Yeats: “ Giáo dục không nhằm mục tiêu nhồi nhét kiến thức mà là thắp sáng niềm tin”[16]. Đặc biệt là người học phải đạt tới các mục tiêu đổi mới giáo dục mà Unesco đưa ra là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để làm người” [17]. Muốn vậy, ngành giáo dục phải đổi mới chiến lược đào tạo con người đáp ứng yêu cầu của thời đại. Thực tế chúng ta đang thực hiện đổi mới nội dung và PPDH ở hầu hết các cấp học. PPDH ở bậc phổ thông phải hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú; thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “ PPDH tích cực”. Luật Giáo dục 2005, tại khoản 2 điều 28, quy định “ PP giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng PP tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS’’[2] Dạy học tích cực được Dự án Việt – Bỉ, là Dự án song phương giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam với Cơ quan Hợp tác Kĩ thuật Bỉ triển khai áp dụng tại mười bốn tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Đã có một số PPDH như : dạy học theo dự án, dạy học theo góc, dạy học theo chủ đề, dạy học hợp đồng, dạy học theo trạm… được nghiên cứu và áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam cũng đang từng bước triển khai áp dụng các PPDH tích cực nhưng chưa được quan tâm nghiên cứu thích đáng. Dạy học theo trạm là một phương pháp tổ chức dạy học tích cực; ngoài mục tiêu truyền đạt kiến thức, dạy học theo trạm còn kích thích hứng thú say mê nghiên cứu, rèn luyện năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, rèn luyện năng lực cộng tác làm việc theo nhóm. Dạy học theo trạm cũng được xem là một hình thức tổ chức dạy học mở, trong đó HS tích cực, tự chủ chiếm lĩnh tri thức. Nó không chỉ phù hợp với các giờ học nội khóa mà còn rất phù hợp với giờ học ngoại khóa. Trong giờ học ngoại khóa, các nhiệm vụ học tập có thể được mở rộng hơn về mức độ yêu cầu cũng như không gian học tập. Nội dung các nhiệm vụ sẽ không còn giới hạn trong nội dung SGK và không gian học tập cũng không chỉ giới hạn trong phạm vi lớp học mà còn có thể mở rộng ra ở sân trường, trong thư viện, tại phòng máy tính… Gần đây ở Việt Nam có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này như: TS. Nguyễn Văn Biên, Tổ chức giờ học vật lí bằng phương pháp tổ chức dạy học theo trạm, Hội thảo PPDHVL trường Đại học sư phạm Hà Nội; Trần Văn Nghiêm, Tổ chức dạy học theo trạm một số nội dung kiến thức chương “Mắt và các dụng cụ quang học” vật lí 11 nâng cao, luận văn thạc sĩ Đại học sư phạm Hà Nội – Năm 2010… Trong chương trình Vật lí phổ thông, chương “ Các định luật bảo toàn” có nội dung kiến thức quan trọng, gắn với thực tiễn, có nhiều ứng dụng thực tế. Do đó, GV có thể tổ chức thành các nhiệm vụ học tập và tổ chức các hoạt động nhận thức tích cực của HS, giúp HS học sâu, hiểu sâu. Trước đây đã có một số đề tài nghiên cứu hoạt động dạy học chương này theo hướng dạy học tích cực như : Tạ Đăng Thái, Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khóa khi dạy học nội dung kiến thức bài “ Định luật bảo toàn động lượng” Vật lí lớp 10, luận văn thạc sĩ Đại học giáo dục - năm 2010. Nguyễn Thu Thủy, Thiết kế bài giảng điện tử chương“ Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 Cơ bản nhằm tạo hứng thú cho học sinh, luận văn thạc sĩ Đại học giáo dục - năm 2011. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu việc dạy học theo trạm để tổ chức dạy học nội dung kiến thức chương “ Các định luật bảo toàn”. Xuất phát từ các lí do trên chúng tôi xét thấy cần thiết phải phát triển phương pháp tổ chức dạy học theo trạm và chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tổ chức dạy học theo trạm nội dung kiến thức chương “ Các định luật bảo toàn” – Vật lý 10”. 2. Mục đích nghiên cứu Vận dụng hệ thống những quan điểm lý luận dạy học hiện đại và cơ sở lí luận của phương pháp dạy học theo trạm vào việc tổ chức hoạt động dạy học theo trạm một số nội dung kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu ở trên, chúng tôi đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: - Nghiên cứu lí luận về tâm lí dạy học để làm cơ sở cho những biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS. - Nghiên cứu các quan điểm dạy học hiện đại, dạy học tích cực. - Nghiên cứu cơ sở lí luận của dạy học theo trạm. - Nghiên cứu chương trình SGK Vật lí 10, SGV Vật lí 10 và các tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 . - Tìm hiểu thực tế dạy và học nội dung kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10. - Vận dụng lí luận về dạy học theo trạm để tổ chức dạy học một số nội dung kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS. - Xây dựng công cụ đánh giá giờ học theo trạm. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo tiến trình dạy học đã soạn thảo. Phân tích kết quả thực nghiệm thu được để đánh giá tính khả thi của đề tài, sơ bộ đánh giá hiệu quả dạy học kiến thức vật lí với việc vận dụng dạy học theo trạm nhằm phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của HS. Từ đó, nhận xét, rút kinh nghiệm, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện để có thể vận dụng linh hoạt mô hình này vào thực tiễn dạy học các nội dung kiến thức khác trong chương trình Vật lí THPT. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Nội dung kiến thức chương “ Các định luật bảo toàn” - Vật lí 10. - Hoạt động dạy và học nội dung kiến thức chương “ Các định luật bảo toàn” -Vật lí 10. 5. Giả thuyết khoa học Vận dụng cơ sở lí luận về dạy học theo trạm để tổ chức dạy học một số nội dung kiến thức chương “Các định luật bảo toàn ” - Vật lí 10 sẽ phát huy được tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Trình bày cơ sở lí luận của dạy học theo trạm. - Vận dụng cơ sở lí luận về dạy học theo trạm để thiết kế tiến trình dạy học theo trạm một số nội dung kiến thức chương “ Các định luật bảo toàn” – Vật lí 10 nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS. - Bổ sung vào nguồn tài liệu tham khảo cho GV phổ thông và học viên cao học cùng chuyên ngành. 7. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp một số phương pháp nghiên cứu sau: - PP nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu về các quan điểm, sự định hướng việc dạy và học tích cực cũng như đổi mới PPDH; về lí luận dạy học nói chung và lí luận dạy học môn Vật lí nói riêng; SGK, SGV và các tài liệu khác liên quan. - PP điều tra: Tìm hiểu việc dạy (thông qua phiếu điều tra, nghiên cứu giáo án dự giờ, phỏng vấn, trao đổi với GV) và việc học (thông qua phiếu điều tra, phân tích các sản phẩm học tập của HS) nhằm sơ bộ đánh giá tình hình dạy học nội dung kiến thức chương “ Các định luật bảo toàn” – Vật lí 10. - PP thực nghiệm khoa học giáo dục: Tiến hành thực nghiệm sư phạm với tiến trình dạy học đã soạn thảo. Phân tích kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm, đối chiếu với mục đích nghiên cứu và rút ra kết luận của đề tài. - PP thống kê toán học. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về tổ chức dạy học theo trạm. Chương 2: Thiết kế tiến trình dạy học theo trạm một số nội dung kiến thức chương “ Các định luật bảo toàn” – Vật lí 10. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục 2009 – 2020. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Luật Giáo dục. Nxb Tư pháp, Hà Nội. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Việt – Bỉ (2010), Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 4. Lương Duyên Bình (2003), Vật lí đại cương. Nxb Giáo dục. 5. Lương Duyên Bì nh , V Quang , Nguyễ n Thượ ng Chung , Tô Giang , Trầ n Chí Minh, Ngô Quố c Quý nh (2012), Sách giáo khoa Vật lí 10. Nxb Giá o dụ c. 6. Lương Duyên Bì nh , V Quang , Nguyễ n Thượ ng Chung , Tô Giang , Trầ n Chí Minh, Ngô Quc Qunh (2012), Sách giáo viên Vật lí 10. Nxb Giá o dụ c. 7. V Cao Đàm (2009), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Giáo dục. 8. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Kim Thoa, Trần Văn Tính(2009), Tâm lí học giáo dục. Nxb Đại học quc gia Hà Nội. 9. Ngô Diệu Nga (2010), Bài giảng về chiến lược dạy học vật lí ở trường trung học. Đại học Sư phạm Hà Nội. 10. Trần Văn Nghiêm( 2010) - Luận văn thạc sỹ “Tổ chức dạy học theo trạm một số nội dung kiến thức chương “mắt và các dụng cụ quang học”” vật lí 11 nâng cao. Đại học Sư phạm Hà Nội. 11. Phạm Hữu Tòng (2007), Dạy học Vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học. Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 12. Đỗ Hương Trà (2012) , Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học vật lí ở trường phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm. 13. Phạm Xuân Quế (2007), Sử dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động nhận thức Vật lí tích cực, tự chủ và sáng tạo. Nxb Đại học sư phạm. Hà Nội. Các trang Web 14. http://atl.edu.net.vn/, trang web Dạy và học tích cực của dự án Việt – Bỉ nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học và THCS. 15. http://dayhoc.net 16. http://www.lhup.edu/dsimanek/eduquote.htm 17. http://www.unesco.org/delors/fourpil.htm . tế dạy và học nội dung kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10. - Vận dụng lí luận về dạy học theo trạm để tổ chức dạy học một số nội dung kiến thức chương “Các định luật bảo toàn”. và học nội dung kiến thức chương “ Các định luật bảo toàn” -Vật lí 10. 5. Giả thuyết khoa học Vận dụng cơ sở lí luận về dạy học theo trạm để tổ chức dạy học một số nội dung kiến thức chương. điểm lý luận dạy học hiện đại và cơ sở lí luận của phương pháp dạy học theo trạm vào việc tổ chức hoạt động dạy học theo trạm một số nội dung kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10