Tìm hiểu thực trạng sinh viên nữ bị bạo hành Nguyễn Thị Hường Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Tâm lý học Người hướng dẫn : TS. Đỗ Ngọc Khanh Năm bảo vệ: 2014 90 tr . Abstract. Tỷ lệ sinh viên bị bạo hành tương đối cao. Sinh viên bị bạo hành nhiều nhất là bạo hành về tinh thần., sau đó là bạo hành về thể chất. Bạo hành về tình dục và bạo hành về kinh tế có tỷ lệ thấp hơn. Sinh viên sống cùng người yêu/ chồng, sống ở kí túc xá hoặc nhà trọ, kết hôn, có người yêu là nhóm có nguy cơ bị bạo hành về thể chất, tinh thần và tình dục nhiều hơn nhóm sinh viên sống cùng cha mẹ, chị em ruột, bạn bè, sống trong nhà của cha mẹ. Có mối tương quan thuận giữa mức độ sinh viên chứng kiến cha mẹ bạo hành hoặc bản thân bị bạo hành với mức độ trầm cảm và lo âu. Keywords.Sinh viên nữ; Bạo hành ; Trầm cảm; Rối loạn tinh thần; Tâm lý học vị thành niên Content. 1. Lý do chọn đề tài Bạo hành là một vấn đề phổ biến ở tất cả các nền văn hóa, nhóm xã hội khắp nơi trên thế giới. Nó có ảnh hưởng nghiêm trọng về thể chất, tình cảm, tài chính và xã hội đối với nạn nhân, gia đình và cộng đồng. Nạn nhân phần lớn là phụ nữ, những người gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận với các dịch vụ pháp lý và các biện pháp bảo vệ. Bạo hành giới là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng nhất mà phụ nữ các nước nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải chịu đựng. Theo Tổ chức y tế thế giới bạo hành được nhận thấy như một vấn đề ưu tiên trong các vấn đề cộng đồng vì vấn đề này tồn tại ở nhiều nước trên thế giới và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Nghiên cứu của WHO (1997) cho thấy cứ 5 phụ nữ thì có một người là nạn nhân của một dạng bạo hành nào đó trong cuộc đời của họ, trong đó 67% phụ nữ bị ngược đãi về thể chất và 47% phụ nữ bị cưỡng ép trong lần quan hệ tình dục đầu tiên . Tại Việt Nam qua nghiên cứu của Viện Xã hội học cho thấy có 15% phụ nữ trong mẫu báo cáo đã từng bị bạo hành về thể chất, 80% bị bạo hành tinh thần, 20% bị bạo hành tình dục [38]. Hậu quả của bạo hành là rất nặng nề, thậ m chí là nguyên nhân th ứ 10 gây tử vong cho phụ nữ lứa tuổi từ 15 đến 44. Thống kê tại Trung tâm Tư vấn Sức khỏe đặt tại Bệnh viện Đức Giang cho thấy 30% nạn nhân của bạo hành bị chấn thương đầu cổ, 10% chấn thương xương sườn, còn lại đa chấn thương. Về mặt tinh thần 100% nạn nhân bị tổn thương [38]. Theo một số nghiên cứu từ năm 1997 đến 2002 của Andrew và Brown (1998), Astin và cộng sự (1993), Krug và cộng sự (2002) và Tang(1997), bạo hành cũng tương quan với các vấn đề sức khỏe tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm, cảm thấy vô vọng, tổn thương sau sang chấn, có ý tưởng và thử tự sát [7] . Nghiên cứu của McCloskey (1995) và Jounriles (1989) cho thấy bạo hành gia đình cũng có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển tâm lý của con cái. Trẻ em chứng kiến bạo hành trong gia đình có nguy cơ cao về các vấn đề hành vi, tình cảm và các than phiền về sức khỏe thể chất [18],[20]. Trẻ em trai chứng kiến bạo hành trong gia đình cũng tăng nguy cơ sử dụng bạo lực khi chúng trở thành người lớn [8]. Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) năm 2006, phát hiện ra rằng, đối với những em nữ tuổi vị thành niên, bạo hành có thể dẫn đến vấn đề lạm dụng chất, phạm pháp, hình ảnh cơ thể tồi tệ, có thai ngoài mong muốn, các hành vi tình dục không an toàn, khó khăn trong học tập, bắt nạt và các hình thức liên quan đến gây hấn [7]. Với hậu quả dài hạn, những thanh thiếu niên trong các mối quan hệ bạo hành có thể mang theo những mẫu hình này vào các mối quan hệ trong tương lai và con cái của họ có nguy cơ trải nghiệm bạo lực hẹn hò cao [7]. Ở Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu về phụ nữ bị bạo hành như: “Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam” được Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc công bố ngày 25/11/2010 thì cứ ba phụ nữ có gia đình hoặc đã từng có gia đình thì có một người (34%) cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục. Số phụ nữ có hoặc từng có gia đình hiện đang phải chịu một trong hai hình thức bạo hành này chiếm 9% [34]. Hay nghiên cứu của tác giả Trịnh Thị Vân Anh về “ Thái độ của phụ nữ trước hành vi bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình” trên khoảng 200 khách thể thuộc phường Nhân Chính, Khương Mai và một số khách hàng của Trung tâm tư vấn Hạnh phúc Gia đình [42] Mặc dù có rất nhiều những công trình nghiên cứu về bạo hành tuy nhiên nghiên cứu về bạo hành về lứa tuổi sinh viên còn khá ít, đây là một vấn đề nhiều người quan tâm và lo ngại. Sinh viên không chỉ bị bạo hành bởi những người thân yêu của mình mà còn bị bạo hành bởi những người xung quanh. Vậy thực trạng sinh viên bị bạo hành như thế nào bởi chính cha mẹ và người yêu của mình, câu trả lời còn để ngỏ. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu thực trạng sinh viên nữ bị bạo hành” trên cơ sở đó nhằm đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng sinh viên nữ bị bạo hành, bao gồm tỷ lệ sinh viên nữ bị bạo hành, các loại hình bạo hành, đối tượng bạo hành, ảnh hưởng của bạo hành đến sức khỏe tinh thần của sinh viên nữ để từ đó đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị nhằm giảm thiểu thực trạng sinh viên nữ bị bạo hành. 3. Đối tượng vàkhách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng bạo hành ở nữ sinh viên 3.2. Khách thể nghiên cứu Đề tà i tậ p trung nghiên cứ u - 150 sinh viên nữ trư ờng Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Mỹ nghệ Việt Nam và sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật – Trung ương. - 100 sinh viên nữ Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn 4. Giả thuyết khoa học Tỉ lệ sinh viên ở các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội bị bạo hành khá cao, trong đó tỷ lệ bị bạo hành về tinh thần là cao nhất, sau đó đến thể chất rồi tình dục và kinh tế. Bạo hành có tương quan với các vấn đề về sức khỏe tinh thần như lo âu, trầm cảm. Tỷ lệ sinh viên bị người yêu bạo hành là đáng kể. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước về bạo hành, bạo hành trong các mối quan hệ gần gũi để làm cơ sở lý luận cho việc thực hiện đề tài, xây dựng các khái niệm công cụ nghiên cứu. - Tìm hiểu thực trạng sinh viên nữ bị bạo hành. - Đưa ra kết luận và khuyến nghị. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu mức độ sinh viên bị bạo hành tinh thần, thể chất, tình dục và kinh tế bởi những người thân như cha mẹ, anh chị em ruột và người yêu. Giới hạn về khách thể: đề tài nghiên cứu trên 250 sinh viên (150 sinh viên nữ trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật- Mỹ nghệ Việt Nam và sinh viên nữ Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung Ương; 100 sinh viên nữ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn). 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước về vấn đề bạo hành, bạo hành trong thanh niên, bạo hành trong các cặp thanh nhiên trong thời gian yêu nhau. 6.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Xử dụng bảng hỏi “thang đo chiến lược giải quyết mâu thuẫn đã được chỉnh sửa của Lilly (2008) (CTS-2; Straus, Hamby, Boney-McCoy & Sugarman, 1996) đã được sử dụng nhiều ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới để đo mức độ bạo hành về 4 lĩnh vực: thể chất, tinh thần, tình dục và kinh tế do Đỗ Ngọc Khanh và Bahr Weiss dịch. Thang đo chứng kiến bạo hành giữa cha mẹ đã được Đỗ Ngọc Khanh và Bahr Weiss phát triển để dùng cho phụ nữ Việt Nam. Một số thang đo sức khỏe tinh thần như thang đo lo âu (GA D7) thang đo trầm cảm PHQ 9 đã được nhóm nghiên cứu của bệnh viện Tâm thần Trung ương Đà Nẵng dịch, hiệu đính, chuẩn hóa và sử dụng để sàng lọc tỷ lệ người mắc trầm cảm ở Đà Nẵng (Lâm Tứ Trung, BahrWeiss ) Một số câu hỏi về điều kiện kinh tế xã hội, hoàn cảnh gia đình cũng sẽ được xây dựng. 6.3. Phương pháp toán thống kê Sử dụng phần mềm SPSS 19.0 để xử lý những kết quả thu được. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Dũng (2008), Từ điển tâm lý học. NXB Từ điển Bách khoa. 2. Hà Dương, Sức khỏe tinh thần trẻ em – Vấn đề của chất lượng dân số. Báo Hà Nội mới, Số 13957, ra ngày 25-12-2007.). 3. Trần Thị Minh Đức (2010), Hành vi gây hấn, phân tích từ góc độ tâm lý học xã hội. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Lý Thị Minh Hằng (2013), Khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình, Luận án tiến sĩ Tâm lý học, học Viện khoa học xã hội. 5. Dương Thị Diệu Hoa (chủ biên) (2012), Giáo trình Tâm lý học phát triển. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội. 6. Heise L, Ellsberg M và cộng sự (1999), Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ, Báo cáo dân số, Series L. No.11. 7. Đỗ Ngọc Khanh, GS. Bahr Weiss, TS. Amie Pollack, Mức độ bạo hành ở phụ nữ và một số yếu tố ảnh hưởng. 8. Krung et al (2002), Báo cáo thế giới về bạo lực và sức khỏe, Tổ chức Y tế Thế giới. 9. Vũ Mạnh Lợi (1999), Bạo lực trên cơ sở giới: Trường hợp ở Việt Nam, Ngân hàng thế giới. 10. Tô Thị Thanh (2013), Mối quan hệ giữa hành vi bạo lực thân thể của cha mẹ với hành vi hung tính của học sinh trung học cơ sở, Luận văn thạc sĩ Tâm lý học Lâm sàng trẻ em và vị thành niên, trường Đại học Giáo dục, Hà Nội. 11. Hoàng Bá Thịnh, Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam vai trò của truyền thông đại chúng trong sự nghiệp phát triển phụ nữ. 12. Đỗ Thức và Hendra (2010), Kết quả nghiên cứu Quốc Gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam. 13. Breiding & Black ( 2009), Prevalence of rural intimate partner violence in 16 US states, 2005. The Journal of Rural Health 25. 3 (2009): 240-246. 14. Choi & Edleson (1995), Advocating legal intervention in wife assaults: Results from a national survey of Singapore. Journal of Interpersonal Violence 10. 3 (Sep 1995): 243-258. 15. Dutton, M. A. (2009), Pathways linking intimate partner violence and posttraumatic disorder. Trauma, Violence, & Abuse. Special Issue: Violence and Women’s Mental Health: The Pain Unequalled: A Two-Part Special Issue. Vol 10(3), Jul 2009, pp. 211-224 16. Garcia-Moreno, C., Jansen, H.A.F.M, Ellsberg, M., Heise, L. & Watts, C. (2006), Prevalence of intimate partner violence: Findings from the WHO multi- country study on women’s health and domestic violence. The Lancet, 368, 1260-1269. doi: 10.1016/S0140-6736(06)69523-8. 17. Heise L, Jacqueline Pitanguy and Adrienne Germain (1994), Violence Against Women, The hidden Health Burden, Wold Bank Discussion Paper. The Wold Bank Washington, D.C. 18. Jounriles E.N., Murphy C.M., O’Leary K.D. (1989), Interspousal Aggression, Marital Discord, and Child Problems. Journal of Consulting and Clinical Psychology, 57:453-455 19. Krug, E G., Dahlberg, L.L., Mercey, JA, Zwi, AB, Lozano, R., (eds) (2002), World Report on Violence Chapter 4 Violence by Intimate Partners, World Health Organization: Geneva. 20. McCloskey, L. A., Figueredo, A. J., Koss, M. P. (1995). The Effects of Systemic Family Violence on Children’s Mental Health. Child Development, 66:1239-1261 21. Patrick, CJ (2008). "Psychophysiological correlates of aggression and violence: An integrative review] [McCrory, E.; De Brito, SA; Viding, E. (2012).’’The link between child abuse and psychopathology: A review of neurobiological and genetic research" ] 22. Strauss, M. A., Gelles, R. J. & Stainmetz, S. K (1980). Behind Closed Doors : 23. Sumary, Geneval (2002.), Worl report on violence and health. Worl health organization. 24. Tang C. S (1998), Psychological abuse of Chinese Wives. Journal of Family Violence, Vol. 13, No. 3, 1998 25. Tang, C.S.K. & Lai, B.P.Y. (2008). A review of empirical literature on the prevalence and risk markers of male-on-female intimate partner violence in contemporary China, 1987–2006. Aggression and Violent Behavior, 13, 10-28. doi: 10.1016/j.avb.2007.06.001. 26. UNFPA (2007). Gender Based Violence Programming Review 27. Nguyen Dang Vung, G Krantz (2009), Childhood experiences of interparental violence as a risk factor for intimate partner violence: a population-based study from northern Vietnam. 28. Bài báo “Cưỡng bức tình dục” trong báo cáo đời sống của Tổ chức y tế thế giới về chủ đề bạo lực chống lại phụ nữ số 1 năm 1999. 29. Giáo dục hay xâm hại, Nghiên cứu Quốc gia về “Trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em” 30. “Hành vi trừng phạt trẻ em từ góc độ tâm lý học xã hội”, Tạp chí tâm lí học số 7. 31. “Hành vi bạo lực gia đình – con cái sẽ học theo bố me”, Báo Gia đình và Xã hội số 5 ngày 9/1/2007 32. Hội đồng dân số trung tâm tư vấn tâm lý giáo dục và tình yêu – hôn nhân – gia đình, Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ tư vấn chống bạo hành trong gia đình, Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 – 1999. 33. Liên Hợp quốc, Tuyên bố về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ. Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp quốc, tài liệu A/RES/48/104. New York, NY, 1993. 34. Tổng cục thống kê Việt Nam (2010), Nghiên cứu quốc gia về BLGĐ với phụ nữ ở Việt Nam. 35. Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội XI, Ban Soạn thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (2007), Luật Phòng, chống bạo lực gia đình của một số nước trên thế giới, Nxb Tư pháp, Hà Nội) [tr. 138] 36. WHO (2011) Bạo lực đối với phụ nữ. 37. http://en.wikipedia.org/wiki/Violence 38. http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Xa-hoi/306844/cai-dich-cua-xa-hoi-van-minh) 39.http://www.giadinhvn.vn/vn/Tintuc/BAOHANH/386-Nhung-hau-qua-cua-bao-luc- gia-dinh.aspx?print=1. 40.http://www.children.gov.on.ca/htdocs/English/topics/youthandthelaw/roots/volume 5/chapter02_ps. 41. http://www.jeramyt.org/papers/girard.html 42. http://tainguyenso.vnu.edu.vn 43. http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BB%A5_n%E1%BB%AF . Abstract. Tỷ lệ sinh viên bị bạo hành tương đối cao. Sinh viên bị bạo hành nhiều nhất là bạo hành về tinh thần., sau đó là bạo hành về thể chất. Bạo hành về tình dục và bạo hành về kinh tế. nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng sinh viên nữ bị bạo hành trên cơ sở đó nhằm đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng sinh viên nữ bị bạo hành, bao. nữ bị bạo hành, bao gồm tỷ lệ sinh viên nữ bị bạo hành, các loại hình bạo hành, đối tượng bạo hành, ảnh hưởng của bạo hành đến sức khỏe tinh thần của sinh viên nữ để từ đó đưa ra một số đề xuất,