Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
423,87 KB
Nội dung
Đánh giá độ hiệu lực của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên bản Việt Nam (CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân Nguyễn Thị Thanh Hà Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Tâm lý học Người hướng dẫn : PGS.TS. Đặng Hoàng Minh Năm bảo vệ: 2014 96 tr . Abstract. Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên bản Việt Nam có độ tin cậy cao khi so sánh với nhóm bệnh nhân. Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên bản Việt Nam có độ hiệu lực cao khi so sánh với nhóm bệnh nhân. Keywords. Tâm lý học lâm sàng; Tâm lý học trẻ em; Rối loạn tinh thần Content. 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện đại, con người đã quan tâm nhiều hơn đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của bản thân. Ngoài việc chăm sóc để có một thể chất khỏe mạnh, con người đã dần nâng cao nhận thức và quan tâm chăm sóc nhiều hơn đến sức khỏe tâm thần vì sức khỏe tâm thần là một phần không thể thiếu của sức khỏe [11] như Tổ chức Y tế Thế giới đã định nghĩa: “Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật” [58]. Các nước trên thế giới đã có những bước chuyển biến nhất định trong việc nghiên cứu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần, đặc biệt là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em và vị thành niên. Tuy nhiên, ở Việt Nam, lĩnh vực này còn chưa được các cấp lãnh đạo thực sự quan tâm ở mức cần thiết [4]. Đã có một số nghiên cứu đã được tiến hành trong nước đánh giá về thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em và vị thành niên. McKelvey và cộng sự (1999) đã báo cáo tỷ lệ trẻ có các vấn đề sức khỏe tâm thần trên mức ranh giới ở hai phường trên địa bàn Hà Nội là 8,2% [45]. Ngô Thanh Hồi và cộng sự (2007) báo cáo nghiên cứu của bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương cho thấy học sinh trong các trường nội thành Hà Nội có tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần là 19,4% [2]. Nghiên cứu của Đặng Hoàng Minh Hoàng Cẩm Tú (2010) và trên học sinh ở hai trường Hà Nội và Hà Tây cho thấy tỷ lệ trẻ em mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần chiếm 22,55% [7]. Nghiên cứu của Nguyễn Cao Minh về tỷ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ vị thành niên miền Bắc (2012) cho thấy tỷ lệ này là 18% [8]. Gần đây nhất, trong cuốn “Sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam: thực trạng và các yếu tố nguy cơ” do Đặng Hoàng Minh chủ biên (2013) đã báo cáo tỷ lệ trẻ em và vị thành niên có các vấn đề sức khỏe tâm thần là 11,9% [6]. Các con số về thực trạng trẻ em và vị thành niên có các vấn đề sức khỏe tâm thần không phải là nhỏ, nhưng trong thực tế hiện nay, trẻ em và vị thành niên có các vấn đề sức khỏe tâm thần khi đến khám và điều trị tại các cơ sở thăm khám tâm lý, tâm thần thì hầu như rất ít có những công cụ sàng lọc đủ độ tin cậy, đủ độ hiệu lực để đánh giá chính xác vấn đề mà trẻ gặp phải. Những công cụ này hầu như là những công cụ nguyên bản, chưa được chuẩn hóa theo đúng quy trình cho phù hợp với văn hóa, xã hội Việt Nam, hoặc được sử dụng không đúng mục đích, dẫn đến việc khó khăn trong chẩn đoán, điều trị và can thiệp. Trong một nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai (2013) về tỷ lệ trầm cảm ở trẻ em tuổi học đường, tỷ lệ khách thể nghiên cứu có trầm cảm lên tới 70,4% khi sử dụng bảng tự đánh giá trầm cảm Beck 13 câu – được dịch từ bản nguyên gốc sang tiếng Việt và đưa vào sử dụng nhiều năm nay ở nhiều cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tâm [5]. Như vậy nhu cầu có những thang đo được chuẩn hóa để sử dụng trong việc sàng lọc, đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần trong các bệnh viện tâm thần, các cơ sở khám, tư vấn và điều trị chuyên khoa tâm thần là rất lớn. Một trong những công cụ đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần của em được biết đến nhiều nhất trên thế giới là Bảng Kiểm hành vi trẻ em (CBCL) do Achenbach nghiên cứu và phát triển từ những năm đầu của thập kỷ 60 của thế kỷ 20 và được báo cáo lần đầu tiên trong một nghiên cứu về sự phát triển của trẻ em năm 1965 [59]. Trên thế giới, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần sử dụng Bảng kiểm hành vi trẻ em CBCL ở nhiều phiên bản khác nhau như là một công cụ đánh giá tốt nhất để sàng lọc các vấn đề sức khỏe tâm thần. Klasen và cộng sự (2000) đã tiến hành nghiên cứu CBCL – phiên bản tiếng Đức và so sánh với Bảng hỏi điểm mạnh và khó khăn của trẻ em (SDQ). Kết quả thu được cho thấy, giống như phiên bản gốc tiếng Anh, phiên bản tiếng Đức của CBCL cho giá trị tương quan cao với SDQ và đạt độ hiệu lực, độ tin cậy cao cho cả hai mục đích nghiên cứu và lâm sàng [40]. Ehsan và cộng sự (2009) đã nghiên cứu so sánh CBCL phiên bản tiếng Urdu – là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi tại Pakistan – với SDQ phiên bản tiếng Urdu ở trường tiểu học Karachi, Pakistan. Kết quả cho thấy có tương quan cao giữa điểm số của hai bảng hỏi và phiên bản tiếng Urdu của CBCL cho kết quả giá trị tương đương với phiên bản gốc tiếng Anh, và là một công cụ đánh giá có độ tin cậy và độ hiệu lực cao cho cả hai mục đích nghiên cứu và lâm sàng [32]. Một nghiên cứu dịch tễ khác về tỷ lệ trẻ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần sử dụng CBCL như là một công cụ đánh giá có độ hiệu lực, độ nhạy cao là Helga và Sif (1995) nghiên cứu về tỷ lệ trẻ em Iceland mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần sử dụng CBCL để sàng lọc. Nghiên cứu cũng so sánh kết quả này với các mẫu nghiên cứu tại Hà Lan, Mỹ, Pháp, Canada, Đức và Chi Lê và kết quả cho thấy giá trị tương đương [36]. Ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều nghiên cứu sử dụng CBCL là công cụ sàng lọc các vấn đề sức khỏe tâm thần. Mc Kelvey và cộng sự (1999) đã nghiên cứu xác định tỷ lệ của các vấn đề cảm xúc hành vi ở trẻ em Việt Nam sống tại Hà Nội có sử dụng Bảng kiểm hành vi trẻ em CBCL như một công cụ sàng lọc và kết quả được so sánh với điểm tiêu chuẩn của Mỹ [45]. Năm 2009, dưới sự cho phép của chính tác giả T.M. Achenbach, Đặng Hoàng Minh và cộng sự đã thích nghi và sử dụng CBCL trong khuôn khổ nghiên cứu “Thực trạng sức khỏe tâm thần ở học sinh Trung học cơ sở và nhu cầu tham vấn sức khỏe tâm thần học đường” [7]. Năm 2011, trong khuôn khổ dự án Dịch tễ học các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam, Bảng Kiểm hành vi trẻ em CBCL đã được sự đồng ý của tác giả T.M. Achenbach cho phép sử dụng trong nghiên cứu và ủy quyền bản quyền cho Trung tâm Thông tin hướng nghiệp và Nghiên cứu ứng dụng tâm lý thuộc Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội chuẩn hóa tại Việt Nam để nghiên cứu thực trạng sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam. Tuy nhiên, mẫu chuẩn hóa này mới chỉ tiến hành nghiên cứu trên nhóm cộng đồng mà chưa có nghiên cứu nào trên nhóm bệnh nhân cũng như so sánh với nhóm bệnh nhân – là những đối tượng đến hoặc được đưa đến khám tại các cơ sở khám, tư vấn và điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần – mà theo thực tế thì đây là những đối tượng chắc chắn gặp nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần hơn nhóm trẻ trong cộng đồng. Vì tất cả những lý do trên, người nghiên cứu mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Đánh giá độ hiệu lực của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên bản Việt (CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân” với mục đích đánh giá độ hiệu lực của thang đo CBCL phiên bản Việt Nam, đồng thời bước đầu cung cấp số liệu cho việc xây dựng điểm ranh giới chuẩn cho Bảng kiểm hành vi trẻ em CBCL – phiên bản Việt Nam, từ đó đưa ra những bằng chứng mang tính khoa học về việc sử dụng bộ công cụ CBCL-V như là một công cụ sàng lọc hiệu quả nhất về các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em hiện nay ở Việt Nam cũng như xu hướng trên toàn thế giới. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá độ hiệu lực (Validity) của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên bản Việt Nam (CBCL-V) nhằm khẳng định CBCL-V là bộ công cụ sàng lọc có hiệu quả cao trong lĩnh vực đánh giá và chẩn đoán các vấn đề SKTT. 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Độ hiệu lực của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên bản Việt Nam (CBCL-V). 3.2. Khách thể nghiên cứu - 208 khách thể là trẻ em đến khám và điều trị tại 03 bệnh viện chuyên khoa tâm thần tại Hà Nội được các bác sỹ chuyên khoa tâm thần, các cán bộ tâm lý giới thiệu tham gia nghiên cứu. - Đối tượng cung cấp thông tin: cha mẹ, người giám hộ hợp pháp hoặc người chăm sóc. 3.3. Địa điểm nghiên cứu - Chúng tôi tiến hành lựa chọn 03 địa điểm nghiên cứu là các khoa, viện và bệnh viện chuyên khoa về khám bệnh, tư vấn và điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần trên địa bàn Hà Nội. Đó là các cơ sở: + Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai. + Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương. + Khoa Tâm bệnh – Bệnh viện Nhi trung ương. - Lý do chọn địa điểm nghiên cứu: Do điều kiện hạn chế của khuôn khổ một luận văn cao học, chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu tại các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, nhưng vẫn cố gắng đảm bảo tiêu chí đa dạng về chọn mẫu. 4. Giả thuyết nghiên cứu Bảng Kiểm hành vi trẻ em CBCL phiên bản tiếng Việt có độ hiệu lực cao trên nhóm bệnh nhân. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận cho đề tài và các khái niệm công cụ. - Điều tra bằng bảng hỏi tại các địa điểm nghiên cứu đã chọn. - Xử lý số liệu bằng phần mềm toán thống kê SPSS 19.0. - Đánh giá hệ số Cronbach’s alpha cho thang đo CBCL-V và SDQ phiên bản dành cho cha mẹ trên nhóm bệnh nhân cho từng nhóm hội chứng của cả hai thang đo. - Đánh giá độ hiệu lực đồng thời của thang đo CBCL phiên bản Việt Nam bằng cách tính tương quan giữa ĐTB tổng thang đo CBCL-V với ĐTB tổng khó khăn của SDQ. - Đánh giá độ hiệu lực phân biệt của thang đo CBCL-V bằng cách so sánh giá trị của từng tiểu thang cũng như nhóm hội chứng Hướng nội, Hướng ngoại và ĐTB tổng của nhóm bệnh nhân với ĐTB tổng của nhóm trẻ em Việt Nam bằng phép tính t-test trong thống kê toán học. 6. Giới hạn nghiên cứu 6.1. Giới hạn về khách thể nghiên cứu Vì thời gian có hạn, hạn chế về kinh phí cũng như trong khuôn khổ một luận văn cao học, nên số mẫu nghiên cứu chỉ tập trung ở trẻ em và vị thành niên độ tuổi từ 6 đến 16 tuổi, đến khám và điều trị tại 03 cơ sở khám, tư vấn điều trị chuyên khoa tâm thần, không thể tiến hành nghiên cứu ở tất cả các cơ sở thăm khám tâm lý như các trung tâm tư vấn, trị liệu tâm lý… 6.2. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu Do hạn chế trong khuôn khổ một luận văn cao học nên đối tượng nghiên cứu của đề tài này chỉ tập trung kiểm tra độ hiệu lực đồng thời và độ hiệu lực phân biệt của Bảng kiểm hành vi trẻ em CBCL phiên bản Việt Nam. 6.3. Giới hạn về địa điểm nghiên cứu Do hạn chế về thời gian và kinh phí, nên người nghiên cứu chỉ thực hiện khảo sát tại một số bệnh viện chuyên khoa trên địa bàn Hà Nội. 6.4. Giới hạn về nguồn cung cấp thông tin - Nguồn thông tin chỉ có từ phía bố mẹ và người chăm sóc cung cấp. 7. Phương pháp và công cụ nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu Trong phạm vi đề tài này, người nghiên cứu thực hiện những phương pháp nghiên cứu sau: 7.1.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Mục đích: Hệ thống hóa cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. Nội dung: Xác định một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như “đo lường”, “trắc nghiệm tâm lý”, “độ hiệu lực”, “độ tin cậy”, “ đặc điểm tâm trắc”, “Bảng kiểm hành vi trẻ em CBCL”, “Bảng hỏi về những điểm mạnh và khó khăn SDQ” v.v… Bên cạnh đó người nghiên cứu cũng tập hợp, phân tích và hệ thống những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước được đăng tải trên các sách, báo, tạp chí và các website có uy tín về các vấn đề có liên quan đến đề tài; từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu để xây dựng nền tảng lý luận của đề tài. 7.1.2. Phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi Người nghiên cứu sử dụng bộ công cụ nghiên cứu gồm 3 bảng hỏi: - Phiếu thông tin bệnh nhân (bao gồm phần thông tin cơ bản của khách thể tham gia nghiên cứu đồng thời là bản thỏa thuận tự nguyện tham gia nghiên cứu). - Bảng kiểm hành vi trẻ em CBCL 6-18 tuổi phiên bản Việt. - Bảng hỏi Những điểm mạnh và khó khăn SDQ 6 – 16 tuổi (do cha mẹ hoặc người chăm sóc báo cáo). 7.1.3 Phương pháp toán thống kê Người nghiên cứu sử dụng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 19.0 để xử lý kết quả thu được, bao gồm một số thuật toán thống kê như T-test, one-way ANOVA, Cronbach’s alpha… 7.2. Công cụ nghiên cứu Trong phạm vi đề tài này, người nghiên cứu sử dụng một số thang đo sau: 7.2.1. Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên bản Việt Nam. 7.2.2. Bảng hỏi những Điểm mạnh và khó khăn SDQ-25- phiên bản Việt Nam. Ngoài thông tin thu được từ bảng hỏi, người nghiên cứu còn thu được một số thông tin liên quan đến biến độc lập như: tuổi, giới tính, lớp học, nơi ở của trẻ tham gia nghiên cứu và một số thông tin về cha mẹ như: trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân của bố mẹ… có thể được sử dụng để so sánh số liệu. 8. Đóng góp mới của đề tài - Khẳng định được độ tin cậy của thang đo CBCL phiên bản Việt Nam. - Khẳng định thang đo CBCL phiên bản Việt Nam có độ hiệu lực cao trong sàng lọc và đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em Việt Nam. - Cung cấp nguồn tham khảo để xây dựng điểm ranh giới cho mẫu chuẩn ở Việt Nam. 9. Đạo đức nghiên cứu - Những người tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện tham gia sau khi được biết đầy đủ thông tin về đề tài nghiên cứu. - Những thông tin thu được từ những người tham gia nghiên cứu hoàn toàn được bảo mật. - Phân tích số liệu trung thực dựa trên số liệu thu được trên thực tế. 10. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận: trình bày những vấn đề lý luận trong nghiên cứu về công cụ sàng lọc. Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu: trình bày về công cụ nghiên cứu, phương pháp và tổ chức nghiên cứu. Chương 3 : Kết quả nghiên cứu: Trình bày những kết quả nghiên cứu đạt được. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Khánh Đức (2006), Đo lường và đánh giá trong giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội. 2. Ngô Thanh Hồi & cộng sự (2007), Nghiên cứu khảo sát dịch tễ phát hiện các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh tiểu học và trung học cơ sở thành phố Hà Nội, Hội thảo Quốc tế “Can thiệp và phòng ngừa trên cơ sở khoa học các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em ở Việt Nam”, Hà Nội, 13,14/12/2007. 3. Nguyễn Công Khanh (2004), Đánh giá và đo lường trong Khoa học Xã hội, NXB Chính trị Quốc gia. 4. Đặng Bá Lãm & Bahr Weiss (chủ biên) (2007), Giáo dục, Tâm lý và Sức khỏe Tâm thần trẻ em Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Nguyễn Thị Mai (2013), “Thực trạng và tỷ lệ trầm cảm ở trẻ em quận Hoàng Mai”, Luận văn Thạc sỹ Tâm lý học. 6. Đặng Hoàng Minh (chủ biên), Barh Weiss, Nguyễn Cao Minh (2013), Sức khỏe Tâm thần trẻ em Việt Nam: thực trạng và các yếu tố nguy cơ, Đại học Giáo Dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Đặng Hoàng Minh, Hoàng Cẩm Tú (2009), Thực trạng sức khỏe tâm thần (SKTT) ở học sinh THCS ở Hà Nội và nhu cầu tham vấn SKTT học đường, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 25, số 1S, tr. 106-112. 8. Nguyễn Cao Minh (2012), “Điều tra tỷ lệ trẻ em và vị thành niên ở miền Bắc có các vấn đề sức khỏe tâm thần”, Luận văn Thạc sỹ Tâm lý học, tr.57- 69. 9. Hoàng Phê (1998), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội. 10. Trần Trọng Thủy (1992), Khoa học chẩn đoán tâm lý, NXB Giáo dục, tr 48-52. 11. Nguyễn Viết Thiêm (2002), Sức khỏe tâm thần cộng đồng, Tài liệu đào tạo sau đại học, Đại học Y Hà Nội. 12. Thorndike & Haghen (2006), Đo lường và đánh giá trong tâm lý và giáo dục, Bản dịch của Đại học Quốc Gia Hà Nội, Tài liệu lưu hành nội bộ. 13. Trần Tuấn (2006), “Đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của bộ câu hỏi SDQ25 sử dụng trong chẩn đoán sàng lọc rối nhiễu tâm trí trên đối tượng [...].. .trẻ em 4-16 tuổi tại Vi t Nam , Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp bộ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Vi t Nam, 3/2006 14 Trần Tuấn, Trudy Harpham, Nguyễn Thu Hương (2006), Đánh giá độ đúng và độ chính xác của Bảng hỏi sàng lọc tâm trí do Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất (SRQ20) tại khu vực nông thôn Bắc Bộ của Vi t Nam , Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp bộ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Vi t... the Criterion Validity of CBCL and TRF Problems Scale and Items in a large Singapore Sample, Child Psychiatry Humanity Development, (43), pp 70-86 50 Rescorla LA, Achenbach TM, Ivanova MY, Dumenci L, Almqvist F, Bilenberg N et al (2007), Behavioral and Emotional Problems reported by parents of children ages 6-16 in 31 societies, Journal of Emotional and Bahavioral Disorders (15), pp 130-142 51 Sasha... Hội Khoa học và Kỹ thuật Vi t Nam, 3/2006 15 Achenbach TM & Craig Edelbrock (1983), Manual for the Child Behavior Checklist and Revised Child Behavior Profile, Department of Psychiatry, University of Vermont, Burlington 16 Achenbach TM (1991), Manual for the child behavior checklist/4-18 and 1991 profile, University of Vermont, Department of Psychiatry, Burlington 17 Achenbach, T.M & Rescorla, L.A... 37 Helstela L, Sourander A, Bergroth L, (2001), Parent – reported competence and emotional and behavioral problems in Finish adolescents, Nordic Journal of Psychiatry (55), pp 337-341 38 Ivanova MY, Achenbach TM, Dumenci L Rescorla LA, Almqvist F, Weintraub S et al (2007), Testing the 8-syndrome structure of the Child Behavior Checklist in 30 societies, Journal of Clinical Child and Adolescent Psychology... Questionaire-Children with Difficulties (QCD), Child and Adolescent Psychiatry and Mental Health, 7:11 45 McKelvey R.S., Davies L.C, Sang D.L., Pickering K.L, Tu H.C (1999), “Problems and competencies reported by parents of Vietnamese children in Hanoi”, Journal of American Academy of Child &Adolescent Psychiatry (38), pp 731-737 46 Micheal Keith Coots (1999), “A validation study of the Index of Peer... Behavior Checklist: Is small beautiful?”, Journal of Abnormal Child Psychology (27), pp 17-24 36 Helga H & Sif E (1995), “The Icelandic child mental health study: An epidemiological study of Icelandic children 2-18 years of age using the Child Behavior Checklist as a screening instrument”, European Child & Adolescent Psychiatry (4), pp 237-248 37 Helstela L, Sourander A, Bergroth L, (2001), Parent –. .. Families 18 Achenbach TM & Leslie A Rescorla (2001), Manual for the ASEBA School-Age Forms & Profiles, Burlington, VT: University of Vermont, Research Centre for Children, Youth & Families 19 Achenbach TM, Rescorla LA (2007), Multicultural supplement to the manual for the ASEBA school-age forms and profiles, University of Vermont, Research Centre for Chidlren, Youth, and Families, Burlington 20 Achenbach. .. the College of Physicians and Surgeons Pakistan (6), pp 375-379 33 Erin M Warnick, Micheal B Bracken, Stanislav Kasl (2007), Screening Efficiency of the Child Behavior Checklist and Strengths and Difficulties Questionaire: A Systematic Review, Child and Adolescent Mental Health, Vol 13, Issue 3, pp 140-147 34 Goodman R., Renfrew D., Mullick M (2000), Predicting type of psychiatric disor from Strengths... “Questionaire screening for mental health problems in Bangladeshi children: a preliminary study”, Social Psychiatry and Psychiatric Epidemiology (36), pp 94-99 48 Peter Muris, Cor Meesters, Frank van den Berg (2003), The Strengths and Difficulties Questionaire (SDQ), European Child & Adolescent Psychiatry, Vol 12, Issue 1, pp 1-8 49 Rebecca P Ang, Leslie A Rescorla, Thomas M Achenbach, Yoon Phail Ooi, Daniel S... CBCL Clinical Scales Discriminate Prepubertal Children with Structured Interview-Derived Diagnosis of Mania from Those with ADHD, Journal of America Academy of Child and Adolescent Psychiatry, 34 (4) 40 Klasen H et al (2000), “Comparing the German Versions of the Strengths and Difficulties Questionnaire (SDQ-Deu) and the Child Behavior Checklist”, European Chid & Adolescent Psychiatry (9), pp 271-276 41 . Abstract. Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên bản Vi t Nam có độ tin cậy cao khi so sánh với nhóm bệnh nhân. Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên bản Vi t Nam có độ hiệu lực cao. thần ở trẻ em hiện nay ở Vi t Nam cũng như xu hướng trên toàn thế giới. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá độ hiệu lực (Validity) của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên bản Vi t Nam (CBCL-V). Đánh giá độ hiệu lực của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên bản Vi t Nam (CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân Nguyễn Thị Thanh Hà Trường Đại học Giáo dục. Đại học