1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chất lượng trợ giúp pháp lý ở việt nam hiện nay

11 354 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 349,75 KB

Nội dung

Chất lượng trợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện nay Đào Dư Long Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn Thạc sĩ. Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; Mã số: 60 38 01 Nghd: TS. Vũ Quang Năm bảo vệ: 2013 Abstract: Làm rõ cơ sở lý luận, pháp lý và cơ sở thực tiễn về chất lượng trợ giúp pháp lý (TGPL) và công tác quản lý chất lượng TGPL. Phân tích, đánh giá thực trạng TGPL, tìm ra được những mặt ưu điểm, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập đó cũng như tình hình quản lý, đánh giá chất lượng TGPL ở Việt Nam trong thời gian qua. Đề xuất các giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả chất lượng TGPL trong thời gian tới Keywords: Pháp luật Việt Nam; Trợ giúp pháp lý Contents: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội X được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam là “phải thật sự coi trọng chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và phát triển bền vững” [8]. Việc coi trọng chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và phát triển bền vững không chỉ dành cho các hoạt động kinh tế mà là bài học cho tất cả các hoạt động sản xuất, dịch vụ trong đời sống xã hội, bao gồm cả các dịch vụ công do Nhà nước đứng ra thực hiện, trong đó có TGPL. Ra đời từ năm 1997 trên cơ sở Quyết định số 734/TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, hoạt động TGPL miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò trong đời sống pháp luật của xã hội, trở thành bộ phận quan trọng trong Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo và được cụ thể hoá trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II). Luật TGPL được Quốc hội thông qua tháng 6/2006 và có hiệu lực thi hành vào 01/01/2007 là một bước tiến dài của công tác lập pháp khi đúc kết kinh nghiệm của việc thực hiện một quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách TGPL, một lĩnh vực hoạt động pháp luật tương đối mới mẻ được thể chế ổn định trong văn bản có hiệu lực cao. Luật này còn là tuyên ngôn nhân quyền của Nhà nước Việt Nam về vấn đề công lý khi khẳng định quyền được TGPL của người nghèo và các nhóm dân cư thiệt thòi, dễ bị tổn thương được Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm để họ có quyền bình đẳng tiếp cận dịch vụ pháp lý có chất lượng như các công dân khác. Tiếp đó, Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã ban hành 26 văn bản pháp luật đơn ngành và liên tịch góp phần đưa Luật TGPL đi vào cuộc sống. Việc giám sát thực hiện Luật này có vị trí rất quan trọng vì thông qua số vụ việc và lĩnh vực pháp luật người dân thường có vướng mắc, cơ quan lập pháp có cơ sở để rà soát lại các quy định pháp luật hiện hành ở các lĩnh vực này, cơ quan quản lý chuyên ngành cũng có căn cứ để đánh giá lại đội ngũ công chức, viên chức đang có trách nhiệm giải quyết việc của dân. Việc giám sát và theo dõi việc thực hiện Luật TGPL có thể được xem xét từ nhiều góc độ như: theo thẩm quyền của các chủ thể có trách nhiệm tổ chức thực hiện Luật; việc hình thành các tổ chức thực hiện TGPL và các tổ chức này có tuân thủ luật hay không; việc các đối tượng thuộc diện có được bảo đảm nhận dịch vụ dễ dàng và đúng đắn; nhu cầu TGPL của người dân tăng hay giảm, tập trung nhiều ở lĩnh vực pháp luật nào (ví dụ, nếu số lượng lớn vụ việc tập trung ở lĩnh vực đất đai thì phải xem lại các quy định và chính sách, xem lại đội ngũ cán bộ có thẩm quyền và trực tiếp giải quyết vấn đề đất đai ); đội ngũ người thực hiện TGPL có được hình thành và đáp ứng yêu cầu của người dân hay chưa; chất lượng TGPL so với chất lượng dịch vụ pháp lý ngoài thị trường tự do như thế nào Sau 15 năm hình thành và phát triển, hệ thống TGPL Việt Nam đã và đang không ngừng lớn mạnh về quy mô, ổn định về tổ chức với đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên TGPL là luật sư và các cộng tác viên khác không ngừng phát triển về số lượng cũng như về năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng TGPL. Công tác TGPL đạt được những kết quả tích cực, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiểu biết pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng và những người có hoàn cảnh đặc biệt khác. Theo số liệu thống kê, sau 05 năm triển khai thực hiện Luật TGPL các tổ chức thực hiện TGPL trong cả nước đã TGPL cho 497.617 đối tượng thông qua 489.082 vụ việc (tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng v.v ). TGPL là chính sách của Đảng và nhà nước thể hiện sự quan tâm tới nhân dân, “tôn chỉ” của hoạt động TGPL là bảo đảm công bằng xã hội bằng cách “bênh vực” những người yếu thế, khó khăn, tạo điều kiện cho họ có thể tiếp cận dịch vụ pháp lý tốt. Vậy, để làm được điều này, công tác TGPL không thể chỉ tập trung vào số lượng mà còn cần phải là một dịch vụ có chất lượng tốt. Hay nói cách khác, đã đến lúc công tác TGPL cần đi vào “chiều sâu”, tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng TGPL để đạt được yêu cầu, mục đích đề ra. Xuất phát từ đòi hỏi khách quan này, tác giả đã chọn đề tài “Chất lượng TGPL ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu Luận văn của mình. Có thể nói, đề tài “Chất lượng TGPL ở Việt Nam hiện nay” là cần thiết cả về phương diện lý luận cũng như phương diện thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài TGPL là nhiệm vụ mới của ngành Tư pháp thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với người nghèo và đối tượng chính sách trên phương diện pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam - xóa đói giảm nghèo về cả vật chất và tinh thần, tạo điều kiện cho người chịu thiệt thòi trong xã hội được bình đẳng tiếp cận với pháp luật, công bằng trước pháp luật. Đến nay, đã có một số đề tài nghiên cứu tiến sĩ, thạc sĩ, đề tài cấp Bộ và các bài báo, tạp chí, chuyên đề nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến TGPL miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách. Đó là: - Luận án tiến sĩ “Điều chỉnh pháp luật về TGPL ở Việt Nam trong điều kiện đổi mới” của tiễn sĩ Tạ Thị Minh Lý; - Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện pháp luật về người thực hiện TGPL ở Việt Nam” của tác giả Vũ Hồng Tuyến; - Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện các hình thức tiếp cận pháp luật của người nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Đỗ Xuân Lân; - Luận văn thạc sĩ “Phát triển TGPL ở cơ sở” của tác giả Đặng Thị Loan; - Luận văn thạc sĩ “Bảo đảm quyền được trợ TGPL” của tác giả Phan Thị Thu Hà; - Luận văn thạc sĩ “Chất lượng TGPL của Trung tâm TGPL tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Đức Trực; - Luận văn Thạc sĩ “Thực hiện pháp luật về TGPL cho người nghèo ở Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Hoàng Hà; - Luận văn thạc sĩ “Hoạt động TGPL trong các chương trình giảm nghèo” của tác giả Lê Thị Thúy; - Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Mô hình tổ chức và hoạt TGPL, phương hướng thực hiện trong điều kiện hiện nay”; Bài viết “Luận cứ khoa học và thực tiễn xây dựng Pháp lệnh TGPL”; Bài viết Chất lượng vụ việc TGPL / TS.Tạ Minh Lý / Tạp chí Dân chủ Pháp luật, Bộ Tư pháp, Số chuyên đề tháng 10/2009, tr. 2 – 8; Bài viết “Đánh giá chất lượng vụ việc TGPL là hình thức giám sát hiệu quả nhất về thi hành pháp luật TGPL” / TS. Tạ Thị Minh Lý / Tạp chí Nghiên cứu lập pháp – Văn phòng Quốc hội; Bài viết “Chất lượng vụ việc TGPL và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng vụ việc TGPL” / Đỗ Xuân Lân / Tạp chí Dân chủ Pháp luật, Bộ Tư pháp, Số 1/2008, tr. 22 – 29; Bài viết“Chất lượng vụ việc TGPL” của tác giả Nguyễn Hải Anh, Tạp chí Dân chủ Pháp luật số 5/2008; Bài viết “Tiêu chí đánh giá chất lượng vụ việc TGPL”, chuyên đề của Cục TGPL, Bộ Tư pháp, 2008; Bài viết “Tiêu chí đánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ công tại các cơ quan hành chính nhà nước” /PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải, ThS. Lê Văn Hòa, Học viện Hành chính, Tạp chí tổ chức nhà nước số 3/2010; Bài viết “Xã hội hóa và chất lượng cung ứng dịch vụ công”, tác giả Đinh Mai Lan, Văn phòng UBND tỉnh Cao Bằng, Nguồn: http://www.nclp.org.vn/chinh_sach/xa-hoi-hoa-va-chat-luong-cung-ung-dich-vu-cong; Bài viết “Chất lượng dịch vụ, sự thỏa mãn và lòng trung thành của khách hàng siêu thị tại TP.Hồ Chí Minh”, tác giả Nguyễn Thị Mai Trang, Khoa Kinh tế, ĐHQG-HCM, Tạp chí Phát triển KH&CN, Tập 9, số 10-2006; The Importance of Quality in Legal Aid / Helaine M.Barnett, February, 2009 - Wyoming State Bar,… Trong phạm vi Luận văn, tác giả không có tham vọng tổng kết hay đánh giá tổng thể TGPL với tư cách là dịch vụ công do Nhà nước cung cấp. Với đề tài “Chất lượng TGPL ở Việt Nam hiện nay”, tác giả sẽ đi sâu phân tích làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan đến chất lượng TGPL trên cả hai khía cạnh lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, góp phần tìm ra giải pháp khoa học đưa chất lượng TGPL trong thời gian tới để bảo đảm tốt nhất cho quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và người có hoàn cảnh đặc biệt khác, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Mục đích của Luận văn là nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng TGPL, bao gồm khái niệm, mục tiêu, đặc điểm, các tiêu chí đánh giá chất lượng TGPL và thực trạng công tác TGPL trong thời gian qua; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác đánh giá chất lượng TGPL từ đó nâng cao chất lượng TGPL, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng yếu thế khác trong xã hội. Thực hiện mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ: - Làm rõ cơ sở lý luận, pháp lý và cơ sở thực tiễn về chất lượng TGPL và công tác quản lý chất lượng TGPL. - Phân tích, đánh giá thực trạng TGPL, tìm ra được những mặt ưu điểm, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập đó cũng như tình hình quản lý, đánh giá chất lượng TGPL ở Việt Nam trong thời gian qua. - Đề xuất các giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả chất lượng TGPL trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về những vấn đề lý luận, pháp lý về chất lượng TGPL; thực trạng chất lượng TGPL trong thời gian qua tại Việt Nam; giải pháp bảo đảm chất lượng TGPL trong thời gian tới. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, pháp luật; quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân. - Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, luật học, phân tích - tổng hợp, logic - lịch sử, so sánh, đối chiếu. Đồng thời, tác giả còn sử dụng phương pháp khai thác và sử dụng các tư liệu thực tiễn; các chuyên đề nghiên cứu trong và ngoài nước; kết quả khảo sát để hoàn thành Luận văn. 6. Ý nghĩa của Luận văn - Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu trên cả hai khía cạnh lý luận, thực tiễn về chất lượng TGPL. - Luận văn góp phần khẳng định sự quan tâm sâu sắc và triệt để của Đảng và Nhà nước đối với chất lượng dịch vụ công, cụ thể là chất lượng TGPL dành cho người nghèo, người dân tộc thiểu số các đối tượng yếu thế trong xã hội. Đồng thời, có sự đánh giá sát tình hình thực hiện đánh giá chất lượng TGPL, nêu và phân tích yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn đối với vấn đề chất lượng TGPL trong thời gian tới. - Luận văn đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần bảo đảm chất lượng TGPL trong thời gian tới. 7. Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu thành 03 chương và 08 mục sau đây: Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ 1.1. Những khái niệm cơ bản về TGPL 1.1.1. Trợ giúp pháp lý 1.1.2. Chất lượng TGPL 1.1.3. Đánh giá chất lượng TGPL 1.2. Kinh nghiệm quản lý, đánh giá chất lƣợng TGPL của một số nƣớc trên thế giới 1.2.1. Vấn đề chất lượng TGPL của một số nước trên thế giới 1.2.2. Các phương pháp đánh giá chất lượng TGPL của một số nước trên thế giới 1.2.3. Khái quát về chất lượng TGPL và Bộ tiêu chuẩn chất lượng hoạt động TGPL ở Vương quốc Anh Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Thực trạng chính sách, pháp luật TGPL ở Việt Nam 2.1.1. Hệ thống TGPL 2.1.2. Kết quả thực hiện TGPL 2.2. Công tác đánh giá chất lƣợng TGPL ở Việt Nam 2.2.1. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc TGPL 2.2.2. Kết quả sau 03 năm thực hiện Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc TGPL 2.3. Đánh giá chung về quản lý, đánh giá chất lƣợng TGPL ở Việt Nam 2.3.1. Thuận lợi, 2.3.2. Khó khăn, hạn chế 2.3.3. Nguyên nhân Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƢỢNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM 3.1. Nguyên tắc bảo đảm chất lƣợng TGPL 3.2. Một số giải pháp 3.2.1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về TGPL 3.2.2. Về nguồn lực 3.2.3. Về công tác phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan 3.2.4. Về truyền thông nâng cao nhận thức về TGPL cho người được TGPL và cộng đồng 3.2.5. Giải pháp khác DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Hà Nội. 2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược Cải cách Tư pháp đến 2020, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Hà Nội. 3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Báo cáo Quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr040807104143/nr040807105001/ns090723074537. 4. Cục TGPL (2011), Báo cáo sơ kết 05 năm (2006-2011) triển khai thi hành Luật TGPL. 5. Cục TGPL (2011), Báo cáo kết quả 03 năm (2009-2011) triển khai thực hiện Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc TGPL. 6. Cục TGPL, Báo cáo khái quát kết quả nghiên cứu Bộ tiêu chuẩn chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý của Vương quốc Anh. 7. TS. Hà Hùng Cường, Một số vấn đề về TGPL cho người nghèo và đối tượng chính sách. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Phan Thị Thu Hà (2010), Bảo đảm quyền được TGPL, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật. 10. Vũ Thị Hoàng Hà (2010), Thực hiện pháp luật về TGPL cho người nghèo ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 11. PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải, ThS. Lê Văn Hòa (2010), Tiêu chí đánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ công tại các cơ quan hành chính nhà nước, Tạp chí tổ chức nhà nước số 3/2010. 12. Lê Khả Kế (1997), Từ điển Anh - Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 13. Ths. Đỗ Xuân Lân (2006), Hoàn thiện các hình thức tiếp cận pháp luật của người nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội. 14. Nguyễn Lân, Từ điển từ và ngữ Hán Việt, Nxb Từ điển bách khoa, 2002. 15. Đặng Thị Loan (2009), Phát triển TGPL ở cơ sở, Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội. 16. TS Tạ Thị Minh Lý (2007), Điều chỉnh pháp luật về TGPL ở Việt Nam trong điều kiện đổi mới, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 17. TS. Tạ Thị Minh Lý, "TGPL với vấn đề bảo vệ quyền con người", http://www.nlaa.gov.vn. 18. TS.Tạ Minh Lý (2009), Chất lượng vụ việc TGPL, Tạp chí Dân chủ và pháp luật. Bộ tư pháp, Số chuyên đề tháng 10/2009, tr. 2 – 8. 19. Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, H.2000. 20. Lê Thị Thúy (2012), Hoạt động TGPL trong các chương trình giảm nghèo, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội. 21. Nguyễn Thị Mai Trang (2006), Chất lượng dịch vụ, sự thỏa mãn và lòng trung thành của khách hàng siêu thị tại TPHCM, Tạp chí Phát triển KH&CN, Tập 9, số 10-2006. 22. Nguyễn Đức Trực, Chất lượng TGPL của Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Bắc Ninh, Luận văn Thạc sĩ Luật học. 23. Nguyễn Như Ý (1999), Đại Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 24. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2008), Các văn bản pháp luật về TGPL tập 1. 25. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2009), Các văn bản pháp luật về TGPL tập 2. 26. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015. [...]...27 Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2000), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ:“Mô hình tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, phương hướng thực hiện trong điều kiện hiện nay 28 Viện Ngôn ngữ học (1999), Từ điển Anh – Việt, NXB TP Hồ Chí Minh 29 Website của Bộ Tư pháp: http:// www.moj.gov.vn 30 Website của Cục TGPL: http://www.TGPL.gov.vn . CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ 1.1. Những khái niệm cơ bản về TGPL 1.1.1. Trợ giúp pháp lý 1.1.2. Chất lượng TGPL 1.1.3. Đánh giá chất lượng TGPL 1.2. Kinh nghiệm quản lý, . quát về chất lượng TGPL và Bộ tiêu chuẩn chất lượng hoạt động TGPL ở Vương quốc Anh Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Thực trạng chính sách, pháp luật. đề lý luận, pháp lý về chất lượng TGPL; thực trạng chất lượng TGPL trong thời gian qua tại Việt Nam; giải pháp bảo đảm chất lượng TGPL trong thời gian tới. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp

Ngày đăng: 13/01/2015, 10:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w