1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nguyên nhân và giải pháp tăng trưởng kinh tế đồng bằng sông cửu long

17 823 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 119,5 KB

Nội dung

ĐỀ TÀI: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GVHD: ĐINH PHI HỔ SVTH : PANG POHOUR LỚP : NGOẠI THƯƠNG-3 KHOÁ-32 TP. HỒ CHÍ MINH-2008 MỤC LỤC A. LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1 I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1 II. PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1 B. THỰC TIỄN 2 1. Nông nghiệp: 3 2. Công nghiệp: 5 3. Xuất – Nhập khẩu: 6 4. Sự nghiệp giáo dục: 7 5. Môi trường sinh thái Đồng bằng Sông Cửu Long: 10 6. Tình hình an ninh- xã hội: 12 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta luôn không ngưng tăng trưởng và phát triển. Đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế thế giới gia nhập WTO tốc độ phát triển kinh tế của nước ta ngày càng nhanh, chính phủ và quốc hội đã tổ chức rất nhiều cuộc hộp để thảo luận và đưa ra các giải pháp, chiến lược sao cho thật phù hợp với tốc độ phát triển như hiện nay. Căn cứ vào kết quả thống kê của sở kế hoạch đầu tư cho thấy tốc độ phát triển kinh tế của nước ta năm 2007 là 8,2%-8,5%. Nhưng thực tế thì tốc độ phát triển kinh tế của các vùng miền thì khác nhau mà cụ thể là tốc độ phát triển lớn hơn tốc độ tăng trưởng của cả quốc gia. Vấn đề này sẽ được trình bài một cách cụ thể trong đề tài “Nguyên nhân và Giải pháp tăng trưởng kinh tế Đồng Bằng Sông Cửu Long” Đề tài được bố cục như sau: A. LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ II. PHÁT TRIỂN KINH TẾ B. THỰC TIỄN 1. Nông nghiệp: 2. Công nghiệp: 3. Xuất – Nhập khẩu: 4. Sự nghiệp giáo dục: 5. Môi trường sinh thái Đồng bằng Sông Cửu Long: 6. Tình hình an ninh- xã hội: A. LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: Khái niệm: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng quốc gia hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người qua một thời gian nhất định. Trong đó sản lượng bình quân đầu người lại phụ thuộc vào quy mô sản lượng và dân số của quốc gia. Nếu sản lượng tăng nhưng quy mô dân số tăng nhanh hớn sẽ dẫn đến sản lượng bình quân giảm. Do đó, bản chất của tăng trưởng kinh tế là phải đảm bảo sự gia tăng cả quy mô sản lượng và sản lượng bình quân trên đầu người. Sản lượng bình quân trên đầu người còn phản ánh thu nhập trung bình của dân cư một quốc gia. Cho nên, gia tăng sản lượng bình quân trên đầu người sẽ tạo tác động cải thiện mức sống dân cư. II. PHÁT TRIỂN KINH TẾ: Khái niệm: Phát triển là một quá tình vận động đi lên, phát triển là một quá trình lâu dài, luôn thay đổi và xu hướng theo ngày càng hoàn thiện. Và nó được lý giải như một quá trình thay đổi theo hướng hoàn thiện về mội mặt của nền kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế trong một thời gian nhất định. Sự hoàn thiện trong khái niệmđược giới hạn cụ thể bởi quá trình nhắm tới những mục tiêu cơ bản của phát triển. Những mục tiêu cơ bản mà quá trình phát triển kinh tế hướng đến, bao gồm: • Phải duy trì được tăng trưởng kinh tế ổn định trong dài hạn. Đây là điều kiện tiền đề để thực hiện các mục tiêu khác của quá trình phát triển. Nền kinh tế có tăng trưởng thì ngân sách nhà nước ngày càng mở rộng, thu nhập dân cư cũng nâng lên và như vậy có điều kiện nâng cao mức hưởng thụ về vật chất cũng như tinh thần cho người dân ( thông qua tăng cường ngân sách cho đầu tư cơ sở hạ tầng, giáo dục, chăm sóc y tế, xoá đói giảm nghèo,…). • Trong quá trình phát triển kinh tế phải làm thay đổi được cơ cấu nền kinh tế. Thay đổi cơ cấu nền kinh tế gồm nhiều vấn đề rộng lớn, bao gồm những thay đổi về cấu trúc tỷ lệ trong tổng sản lượng quốc gia của các ngành kinh tế… Những thay đổi cơ cấu này phải theo xu hướng được đánh giá là ngày càng tiến bộ. Thực chất là chuyển dịch từ một nền kinh tế nông nghiệp truyền thống sang nền kinh tế có công nghiệp hiện đại và các ngành dịch vụ được phát triển. • Trong quá trình phát triển kinh tế phải cải thiện được chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân cư bao gồm mức hưởng thụ vật chất( điện, nước sạch,thông tin liên lạc, dinh dưỡng…). Tinh thần (giải trí, du lịch, văn hoá- nghệ thuật…), quyền con người, dân chủ, mức độ công bằng xã hội, an ninh, an toàn được đảm bảo. Ở đây muôn nhấn mạnh là đại bộ phận dân cư phải được hưởng lợitừ kết quả của quá trình phát triển. • Trong quá trình phát triển kinh tế phải đảm bảo giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên. Như vậy, phát triển kinh tế Khác với tăng trưởng kinh tế, nó còn đề cập đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế, khía cạnh xã hội, môi trường chứ không chỉ dừng lại duy nhất là mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà thôi. B. THỰC TIỂN: Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 2007: Kinh tế -Xã hội: Năm 2007 là năm thứ hai thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 và là năm đầu tiên thực hiện cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), 11 tỉnh thành ở vùng Tây Nam Bộ thuộc ĐBSCL đã phấn đấu phát huy mọi nguồn lực, khắc phục mọi khó khăn, thách thức, đưa tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn vùng (GDP) ước tăng bình quân trên 13%, Tp.Cần Thơ có mức tăng trưởng cao nhất trong vùng là 16,4%, nhiều tỉnh đạt 13-14%, tỉnh đạt GDP thấp cũng trên 10%. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 11 triệu đồng, tương đương 680 USD/người. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm nông nghiệp, tăng công nghiệp và dịch vụ, với tỷ lệ của năm 2006 - 2007 là: Nông, lâm, ngư nghiệp 44,34% - 40,7%; công nghiệp và xây dựng 23,41% - 25%; thương mại dịch vụ 32,25% - 34,3%. 1. Nông Nghiệp: a. Các thành tựu đạt đươc: Sản xuất nông nghiệp tiếp tục chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng tăng chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đồng thời đảm bảo sản lượng an toàn an ninh lương thực, khắc phục khó khăn do giá cả biến động, dịch bệnh gia súc, gia cầm, thời tiết diễn biến phức tạp. Năm 2007, sản lượng lúa toàn vùng ước đạt trên 18,45 triệu tấn, tăng 210 ngàn tấn so với năm 2006; tổng sản lượng hải sản đạt trên 2 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt trên 1,46 triệu tấn, tăng trên 292 ngàn tấn, đặc biệt sản lượng cá da trơn tăng cao nhất so với mấy năm qua. b. Các giải pháp và chiến lược phát triển: • Vấn đề năng suất, chất lượng, hiệu quả chưa theo kịp yêu cầu của thị trường : Như đã phân tích, sản xuất nông lâm ngư nghiệp của Việt Nam vẫn là một tiềm năng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, năng suất, chất lượng, hiệu quả vẫn còn thấp so với nhiều nước, làm giảm hiệu quả và sức cạnh tranh. Trong thương mại quốc tế, sức cạnh tranh kém của nông sản Việt Nam có thể xét trên các phương diện phẩm chất của sản phẩm (ví dụ chất lượng gạo phụ thuộc vào giống lúa, tỷ lệ hạt gẫy, phương thức chế biến và khả năng bảo quản dài ngày, ). Giá thành sản phẩm phụ thuộc quan hệ cung cầu, cũng như chi phí cho các dịch vụ trung gian hiện còn quá lớn với Việt Nam; Tính chất ổn định trong giao dịch thương mại với quy mô cung ứng đủ lớn với chất lượng đáp ứng nhu cầu, v.v Trong khi gạo, cà phê gặp khó khăn thì như báo cáo của Tổng Công ty Cao su, khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam vẫn khá vì năng lực chế biến đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng và dịch vụ hiện đã khó cạnh tranh như đã nêu trên, nhưng do có những bảo hộ bằng hàng rào thuế quan và phi quan thuế nên đã có thể trụ vững. Tuy nhiên, sau khi thực hiện lộ trình giảm thuế (trong phạm vi AFTA cần giảm thuế suất xuống 0-5%) và chuyển đổi các hàng rào phi thuế sang hàng rào thuế quan sẽ làm cho sự cạnh tranh càng thêm quyết liệt. Trong xu hướng chung về cánh kéo giá cả giữa hàng nông sản và hàng công nghệp thì thách đố này lại thêm gay gắt. • Vấn đề tiếp cận thị trường Trong một thời gian dài trước đây, thị trường tiêu thụ nông sản chủ yếu là trong nước, còn phần xuất khẩu lại thông qua hệ thống trung gian khá phức tạp, làm cho người sản xuất không nắm bắt được nhu cầu thị trường, bị ép giá, gây ra tâm lý không an tâm sản xuất ổn định. Trong những năm qua, việc đẩy mạnh xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng lại chủ yếu dựa vào những khả năng "hiện có" là chính, tức là đẩy mạnh sản xuất và sử dụng phương thức chuyển dần từ thị trường nội địa ra thị trường khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp chúng ta chưa tổ chức nghiên cứu kỹ thị trường, do đó mấy năm gần đây đã xẩy ra ngày càng nhiều tình trạng khi sản xuất tăng lên thì nẩy sinh tình trạng "thừa" do sản phẩm làm ra chưa đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, cả về giá cả, cũng như những tiêu chuẩn (vệ sinh, kiểm dịch, ). Chẳng hạn, trong điều kiện sản xuất lương thực và thuỷ sản đã đủ và có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu, Việt nam có nhiều khả năng đẩy mạnh chăn nuôi gia súc (gà, lợn). Tuy nhiên, cho đến nay, giới hạn về thị trường trong nước và xuất khẩu đã hạn chế khả năng đẩy mạnh chăn nuôi. Lý do chủ yếu là trong chăn nuôi chúng ta chưa chọn lọc được những giống gia súc vừa có năng suất cao,vừa có chất lượng thịt đáp ứng nhu cầu (ví dụ lơn nạc cao), có những trại chăn nuôi đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh, thức ăn gia súc hợp tiêu chuẩn, và hệ thống giết mổ, chế biến đáp ứng yêu cầu. Thêm vào đó, hiện nay nhiều trại chăn nuôi được xây dựng nhỏ lẻ, không đạt tiêu chuẩn sau đó được thu gom vào chế biến thực phẩm nên đã làm giảm lòng tin của người tiêu dùng. Việc gia nhập WTO bên cạnh những lợi ích mang lại thì Việt Nam cần phải tiến hành những bước đi quan trọng hơn nhằm tự do hoá thương mại và trên hết là điều chỉnh khung chiến lược phát triển theo hướng tăng cường tính cạnh tranh và hội nhập vào khu vực cho ngành nông nghiệp. Về chính sách, cần chú trọng hơn nữa đến việc khuyến khích sự phát triển những ngành hàng nào có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế và đẩy mạnh sự phát triển của những ngành hàng tiềm năng ở mức độ bảo hộ hợp lý. • Chính sách giá: cần cải cách hơn nữa để tự do hoá thương mại và tạo cơ hội cho những doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các hoạt động ngoại thương, buôn bán những sản phẩm như chè, đường và phân bón. • Chính sách đất đai: cần thực hiện thêm những biện pháp để thực hiện dễ dàng hơn cho quá trình chuyển đổi quyền sử dụng đất từ cá nhân này sang cá nhân khác. Đối với đất rừng, nên cụ thể hoá luật, đào tạo cho nhân viên ngành lâm nghiệp và địa chính. Những chính sách tín dụng nông thôn nên tập trung hơn nữa vào các hoạt động kinh doanh và tăng kỹ năng tín dụng, giảm tín dụng ưu đãi, tăng cường cho các doang nghiệp nông nghiệp vay. Hơn nữa, hệ thống nghiên cứu và khuyến nông cũng yêu cầu đầu tư hơn nữa để đẩy mạnh những hoạt động của mình. 2. Công nghiệp: a. Các thành tựu đạt được: Sản xuất công nghiệp, tiếp tục phát huy công nghiệp chế biến nông, thủy sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Một số cơ sở công nghiệp trọng điểm như Nhà máy Nhiệt điện Cà Mau I; Công nghiệp cơ khí, Công nghiệp chế biến xây dựng mới đưa vào sử dụng nên giá trị công nghiệp năm 2007 trên địa bàn đạt trên 85.820 tỷ đồng, tăng 40,16% so với năm 2006. b. Các giải pháp và chiến lược phát triển: Để đạt mục tiêu phát triển như đã trình bày ở phần trên, yếu tố quyết định là phải có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, mọi nỗ lực của toàn ngành, từ các Bộ đang trực tiếp quản lý các ngành công nghiệp khác nhau đến các doanh nghiệp, phải tập trung vào việc giải quyết vấn đề giữ vững và mở rộng thị trường. Một số biện pháp chủ yếu như sau: • Đối với các doanh nghiệp: - Giữ vững thị trường đã có bằng cách duy trì và nâng cao uy tín sản phẩm của mình; tạo dựng, bảo vệ và khuếch trương thương hiệu riêng; tiếp tục cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm; cải tiến công tác tổ chức bán hàng nhằm tạo thuận lợi cao nhất cho người mua. - Áp dụng mọi biện pháp (cả về kỹ thuật-công nghệ và quản lý) để hạ giá thành sản xuất, kết hợp với nâng cao chất lượng để tạo ra sức cạnh tranh cao cho sản phẩm. - Đẩy nhanh việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, môi trường tiên tiến (ISO 9000, ISO 14000 ) vì đây chính là tấm giấy thông hành để đi vào các thị trường mới. - Phát triển hình thức thương mại điện tử (E- commerce); đẩy mạnh sử dụng dịch vụ Internet để tìm kiếm thông tin thị trường, quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp mình, tìm kiếm cơ hội kinh doanh. - Coi trọng các biện pháp như hỗ trợ bán hàng truyền thống như quảng cáo, hội chợ, triển lãm, các hình thức khuyến mại v.v. - Để mở rộng thị trường, thâm nhập các thị trường mới, phải đặc biệt chú ý các vấn đề như tiêu chuẩn hàng hoá, bao gói, tiến độ giao hàng, dịch vụ hậu mãi, phong tục tập quán của từng nước v.v * Đối với các cơ quan: - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cơ chế, chính sách nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường, chống hàng lậu, hàng giả, hàng nhái nhãn mác - Tổ chức tốt công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại. - Tạo ra bước chuyển biến căn bản trong việc cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ nhanh chóng, kịp thời mọi vướng mắc cho doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm. 3. Xuất - Nhập khẩu : a. Thành tựu đạt được: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 4,176 tỷ USD, tăng 29,86% so với năm 2006. Tổng thu ngân sách (thu nội địa) toàn vùng đạt trên 12.700 tỷ đồng, tăng 2,87% so với năm 2006. Tổng vốn đầu tư xã hội toàn vùng đạt trên 86.000 tỷ đồng, tăng 34,40% so cùng kỳ, chiếm 44,36% GDP. b. Các chính sách Xuất – Nhập khẩu: Để đẩy mạnh xuất nhập khẩu dịch vụ nhằm giảm dần nhập siêu và tiến tới cải thiện cán cân dịch vụ trong thập niên này. Về phương diện quản lý phải xây dựng một chiến lược phát triển tổng thể về dịch vụ nói chung và xuất nhập khẩu dịch vụ nói riêng để nâng cao tầm nhận thức của dịch vụ và vai trò của nó trong chiến lược của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế-xã hội và hợp tác quốc tế. Qua phân tích các kết quả, hoạt động kinh doanh và tổng hợp các báo cáo của một số các cơ sở kinh doanh và quản lý xuất nhập khẩu dịch vụ chủ yếu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị một cần tập trung vào những chính sách và biện pháp như sau : Trước hết là các nhóm chính sách chung cho khâu sản xuất và xuất khẩu các loại hình dịch vụ thu ngoại tệ (Phần này cần được thảo luận kỹ của các bộ, ngành và các doanh nhiệp sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu dịch vụ chủ yếu của các thành phần kinh tế), đó là: Nhóm cơ chế và biện pháp chính sách giúp cho các doanh nghiệp, ngành tăng cường năng lực, khả năng cạnh tranh của sản xuất sản phẩm dịch vụ xuất khẩu, thông qua đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện hoạt động và công nghệ, tiền vốn để nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá thành sản phẩm. Về cơ chế tạo nguồn vốn đầu tư phải huy động bằng nhiều nguồn, nhưng trong đó phải kể đến nguồn vốn từ ngân sách ưu đãi đầu tư của nhà nước và các nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại, vốn đầu tư nước ngoài. Nhóm các chính sách tạo điều kiện giảm chi ngoại tệ nhập khẩu đối với một số ngành dịch vụ có nhập khẩu một số loại trang thiết bị chuyên dụng, thiết bị, vật liệu rẻ tiền mau hỏng, bằng các chính sách tạo điều kiện sản xuất để thay thế hàng nhập khẩu để giảm nhập khẩu (hàng không, tàu biển). 4. Sự nghiệp giáo dục: a. Những thành tựu đạt được: Sự nghiệp giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, chăm lo sức khỏe cho nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở… có bước tiến bộ mới.Nhưng trong thực tế còn nhiều vấn đề bất cập. Theo GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH An Giang, cho rằng hai vấn đề cấp bách cần giải quyết để vực dậy GD-ÐT ÐBSCL là tập trung nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và thay đổi quy trình đào tạo giáo viên. Ông lý giải, chất lượng giáo dục phổ thông ở ÐBSCL còn bất cập, quy mô và hiệu quả chưa đồng đều, nhiều địa phương vẫn còn chạy theo thành tích. Công tác đào tạo giáo viên thiếu khoa học, chưa thật sự lựa chọn được người giỏi, tâm huyết cho ngành. Có thể thấy một điều rằng, ÐBSCL là vùng đất trù phú, là vựa lúa của cả nước. Vậy nhưng nói đến GD-ĐT, quả còn nhiều băn khoăn, lo lắng. Người ta ví nơi đây giàu lương thực nhưng nghèo con chữ là vì vậy. Ðể giáo dục ÐBSCL cất cánh, tiến bước cùng các vùng khác trong cả nước, Chính phủ, các ngành, các cấp đã vào cuộc, có những giải pháp quyết liệt. [...]... hội đầu tư cho sự nghiệp GD-ÐT các vùng khó khăn Như vậy hằng năm, ngân sách đầu tư cho ÐBSCL tăng lên khoảng 20- 22% tổng kinh phí GD-ÐT cả nước Hy vọng, đây là cái đà tạo nên sức mạnh mới để giáo dục và đào tạo ÐBSCL cất cánh và vươn cao 5 Môi trương sinh thái Đồng Bằng Sông Cửu Long: Đồng bằng sông Cửu Long có dân số trên 17 triệu người, diện tích tự nhiên là 4.060.400ha có bờ biển từ Đông sang... càng lớnđến phát triển kinh tế - xã hội, đến tài nguyên, môi trường và ảnh hưởng đến đời sông, và sức khoẻ của nhiều người dân trong vùng Kiến nghị một số giải pháp Để đảm bảo sự phát triển bền vững trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa ĐBSCL, trên cơ sở của đặc điểm địa hình tự nhiên, kinh tế- xã hội và phân vùng sinh thái thiết nghĩ, chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng... quốc gia với chế độ ngập lũ, ngập mặn và hệ thống kênh rạch chằng chịt, có hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng tràm và các hệ sinh nông nghiệp rất phát triển… Những tiềm năng đó mở ra nhiều triển vọng để Đông bằng Sông Cửu Long phát triển nhanh trở thành vùng kinh tế trọng điểm của đất nước Tuy nhiên, những năm qua, tình trạng dan số tăng nhanh, tài nguyên suy giảm, môi trường ô nhiểm… đã... yếu kém, nên chưa tạo được thế đột phá để tăng tốc Hạ tầng kinh tế - xã hội vốn đã yếu kém lạc hậu so với cả nước đến hay vẫn phát triển chậm và thiếu đồng bộ, nhất là giao thông, thủy lợi, giáo dục đào tạo nguồn nhân lực là ba khâu then chốt nhằm phá thế bị cô lập và trì trệ của nền kinh tế Nhiều công trình trọng điểm quốc gia như cầu Cần Thơ, sân bay quốc tế Cần Thơ, Phú Quốc, cảng biển, các tuyến... thải công nghiệp và chất thải nguy hại Công nghệ xử lý chất thải y tế và bệnh viện Công nghệ xử lý chất thải trong chế biến và nuôi trồng thủy sản Công nghệ sinh học trong xử lý môi trường Công nghệ cung cấp nước sạch hợp vệ sinh Các công nghệ sản xuất và canh tác hợp sinh thái với vùng đất ngập nước ở ĐBSCL Xây dựng cơ chế chính sách hữu hiệu để tăng cường hợp tác quốc tế về nghiên cứu và chuyển giao... lợi cho phát triển kinh tế- xã hội và giải quyết hài hòa các vấn đề ngập mặn, ngập lũ- đặc biệt là đối phó với tình trạng nước biển dâng cao ở khu vực ven biển ĐBSCL Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho các cấp chính quyền và các ngành chức năng trong việc thực thi Luật Bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề môi trường đặt ra Giám sát chặt chẽ quy trình lập và thẩm định đánh... hấp dẫn đầu tư trong và ngoài nước Nhiều vấn đề xã hội còn bất cập, gay gắt, thu nhập bình quân đầu người tuy có tăng, nhưng thấp hơn mức bình quân cả nước Đặc biệt là nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc còn nhiều khó khăn, hộ nghèo còn cao, có nơi trên 30 - 40% Cơ cấu lao động và nguồn nhân lực được đào tạo kỹ thuật đạt thấp TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 2 3 4 5 Kinh tế phát triển- nhà xuất... sở đề cao ý thức tự học của người dân Sức mạnh của tập thể chỉ có thể có được từ ý thức và sáng tạo của mỗi cá nhân trong tập thể ấy Theo tinh thần của Bộ GD-ĐT, đến năm 2010, giáo dục ÐBSCL đạt chỉ số phát triển của các ngành học, bậc học ngang bằng mức bình quân chung của cả nước Ðến năm 2015 bằng vùng đồng bằng sông Hồng Cụ thể 2010, có 50% số tỉnh đạt phổ cập THPT, giảm tỉ lệ lưu ban bỏ học ở giáo... năng, lợi thế và những nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch 5 năm (2006 - 2010) mà Nghị quyết 21-NQ/BCT của Bộ Chính trị và Chỉ thị 14-CT/TTCP của Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho vùng ĐBSCL, thì tốc độ phát triển (GDP) tuy đạt khá cao, nhưng do điểm xuất phát thấp nên giá trị tăng thêm còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chưa thật vững chắc, hạ tầng kinh tế - xã hội còn... Giá, Trường ÐH Bạc Liêu (2006), nâng cấp Trường CÐ Sư phạm Kinh tế Vĩnh Long (2010), nâng cấp trường CÐ Xây dựng miền Tây thành ÐH Xây dựng miền Tây (2015) Thành lập các trường CÐ cộng đồng: Cà Mau (2007), Sóc Trăng (2015), Long An (2007), Bạc Liêu (2010), An Giang (2008), Cần Thơ (2010) Tăng cường năng lực cho các trường CĐ sư phạm (hoàn thành vào năm 2008), đầu tư xây dựng Trường ÐH Cần Thơ thành trường . trường sinh thái Đồng bằng Sông Cửu Long: 6. Tình hình an ninh- xã hội: A. LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: Khái niệm: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy. TÀI: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GVHD: ĐINH PHI HỔ SVTH : PANG POHOUR LỚP : NGOẠI THƯƠNG-3 KHOÁ-32 TP. HỒ CHÍ MINH-2008 MỤC LỤC A. LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG VÀ. triển lớn hơn tốc độ tăng trưởng của cả quốc gia. Vấn đề này sẽ được trình bài một cách cụ thể trong đề tài Nguyên nhân và Giải pháp tăng trưởng kinh tế Đồng Bằng Sông Cửu Long Đề tài được bố

Ngày đăng: 12/01/2015, 20:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w