1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

8 Tăng cường quản lý rủi ro tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Việt Nam

78 571 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

8 Tăng cường quản lý rủi ro tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Việt Nam

Trang 1

M ỤC LỤC C L C ỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

Chương 1 Lý thuyết chung về quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 3

1.1 Tổng quan về hoạt động cho thuê tài chính 3

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động cho thuê tài chính 3

1.1.3 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động cho thuê tài chính 5

1.1.3 Phân loại hoạt động cho thuê tài chính 8

1.1.4 Ưu điểm của hoạt động cho thuê tài chính 12

1.2 Rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 13

1.2.1 Khái niệm rủi ro cho thuê tài chính 13

1.2.2 Phân loại rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 14

1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro của hoạt động cho thuê tài chính 15

1.3 Quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 17

1.3.1 Khái niệm quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 17

1.3.2 Nội dung quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính 18

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 25

Chương 2 Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty CTTC- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 28

2.1 Khái quát chung về công ty cho thuê tài chính –BIDV 28

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 28

2.1.2 Một số nét chính về công ty 29

2.2 Thực trạng về rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty CTTC-BIDV40 2.2.1 Các loại rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính của Công ty 40

2.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình rủi ro CTTC tại công ty 42

2.3 Thực trạng về quản lý rủi ro cho thuê tài chính tại công ty CTTC-BIDV 48

2.3.1 Về công tác phòng ngừa rủi ro cho thuê tài chính 48

2.3.2 Về công tác hạn chế tổn thất rủi ro gây ra 55

2.4 Đánh giá công tác quản lý rủi ro cho thuê tài chính tại công ty 57

2.4.1 Kết quả đạt được 57

2.4.2 Hạn chế 58

2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế 59

Trang 2

Chương 3 Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại

công ty CTTC-BIDV 62

3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty giai đoạn 2010-2015 62

3.1.1 Mục tiêu phát triển chung của công ty 62

3.1.2 Định hướng phát triển năm 2010- 2011 62

3.1.3.Một số chỉ tiêu phát triển cụ thể 63

3.2 Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tại công ty 64

3.2.1 Biện pháp tăng cường công tác phòng ngừa rủi ro 64

3.2.2 Biện pháp tăng cường công tác hạn chế tổn thất rủi ro gây ra 68

3.3 Một số kiến nghị 68

3.3.1 Kiến nghị với chính phủ 68

3.3.2 Kiến nghị với các Bộ, Ban ngành chức năng 69

3.3.3 Kiến nghị với BIDV 71

KẾT LUẬN 73

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cho thuê tài chính ba bên 9

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ cho thuê tài chính hai bên 11

Sơ đồ 1.3 Nội dung công tác phòng ngừa hoạt động cho thuê tài chính 19

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Công ty CTTC đến ngày 31/12/2009 31

Sơ đồ 2.2 : Quy trình cho thuê tài chính 53

Biểu đồ 2.1.: Cho thuê tài chính nội ngành và ngoại ngành 2006-2009 37

Biểu đồ 2.2: Nợ quá quá hạn 2006-2009 43

Biểu đồ 2.3 Tình hình nợ xấu của Công ty từ 2006-2009 45

Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn 2006-2009 34

Bảng 2.2: Dư nợ cho thuê 2006-2009 36

Bảng 2.3 Thị phần của các Công ty cho thuê tài chính hội viên Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam năm 2008 38

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh 39

Bảng 2.5: Dư nợ cho thuê và nợ quá hạn 2006-2009 42

Bảng 2.6: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu 2006-2009 44

Bảng 2.7: Nợ xấu của các Công ty cho thuê tài chính hội viên Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam năm 2008 46

Bảng 2.8: Lãi treo và tỷ lệ lãi treo 2006-2009 46

Bảng 2.9: Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro 2006-2009 47

Bảng 2.10 Chính sách khách hàng 50

Bảng 2.11 Điều kiện cho thuê năm 2009 52

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

2 Công ty cho thuê tài chính- BIDV Công ty CTTC - BIDV

4 Công ty cho thuê tài chính II Ngân hàng

Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Công ty CTTC II NHNN

& PTNT VN

5 Công ty cho thuê tài chính I Ngân hàng

Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Công ty CTTC I NHNN

& PTNT VN

6 Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng

Ngoại thương Việt Nam

Công ty CTTC NH Ngoại

thương VN

7 Công ty cho thuê tài chính- Ngân hàng

Công thương Việt Nam

Công ty CTTC NH Công

thương VN

8 Công ty cho thuê tài chính- Ngân hàng

Cty CTTC Công nghiệp tàu thủy

Công ty CTTC NH SàiGòn thương tín

9 Công ty cho thuê tài chính- Ngân hàng Á Châu Công ty CTTC NH Á

Châu

10 Công ty cho thuê tài chính Cty CTTC Công nghiệp

tàu thủy

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, cùng với việc gia nhập WTO,nhu cầu về vốn kinh doanh của các doanh nghiệp càng tăng cao, đặc biệt là nhu cầu đổimới trang thiết bị, máy móc của các doanh nghiệp để tăng quy mô, trình độ sản xuất,chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh

Hiện nay, lượng vốn trung và dài hạn đầu tư cho các doanh nghiệp vẫn còn khiêmtốn Kênh huy động vốn quen thuộc vẫn là đi vay vốn ngân hàng thương mại Tuy nhiênviệc đi vay vốn ngân hàng, bên cạnh những ưu điểm lâu đời của hình thức tín dụng này,các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong tài sản đảm bảo cũng như uy tín, nhất là đối vớicác doanh nghiệp vừa và nhỏ Trong những trường hợp như vậy, doanh nghiệp có thểtìm một kênh huy động khác, đó là các công ty cho thuê tài chính Với những ưu điểmcủa mình, cho thuê tài chính rất thích hợp với những doanh nghiệp mới thành lập hoặc

có quy mô và lượng vốn nhỏ

Ở Việt Nam, hoạt động cho thuê tài chính ra đời từ giữa những năm 90 Đến nay,qua một thời gian hoạt động, các Công ty cho thuê tài chính đang từng bước khẳng địnhmình trên thị trường tài chính Là một trong những Công ty cho thuê tài chính đầu tiêntại Việt Nam, với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực này, Công ty cho thuê tài chínhNgân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Công ty CTTC-BIDV) cũng đang khôngngừng củng cố và phát triển, trở thành địa chỉ tin cậy cho các doanh nghiệp có nhu cầu

sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính Tuy nhiên, trong quá trình thực tập tại Công ty, emcũng nhận thấy việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất quản lý rủi

ro tại công ty đang được đặt ra hết sức cấp bách, do trong thời gian tới công ty đặt ramục tiêu hiện đại hóa công nghệ thông tin quản lý cho thuê tài chính, phấn đấu trở thànhcông ty CTTC quản lý rủi ro tốt nhất Việt Nam Do vậy, em đã lựa chọn đề tài “ Tăngcường quản lý rủi ro tại Công ty cho thuê tài chính- Ngân hàng Đầu tư và phát triển ViệtNam” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình

Trang 6

Chương 3: Một số giải pháp tăng cường quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài

chính tại Công ty Cho thuê tài chính- Ngân hàng Đầu tư và phát triểnViệt Nam

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình và sự giúp đỡ tận tình của côgiáo, Tiến sĩ Lê Thanh Tâm và Ban lãnh đạo cũng như các cán bộ nhân viên Công ty Chothuê tài chính- Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn thànhchuyên đề tốt nghiệp này

Trang 7

Chương 1.

Lý thuyết chung về quản lý rủi ro trong

hoạt động cho thuê tài chính

1.1 Tổng quan về hoạt động cho thuê tài chính

Cho thuê tài chính được đánh giá là giai đoạn phát triển cao nhất của tín dụng thuêmua và là kênh dẫn vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp muốn đầu tư vào tư liệu sản xuất,đặc biệt thích hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Trên thế giới hiện nay, quy mô hoạtđộng cho thuê tài chính đang phát triển khá nhanh và tăng trưởng vượt bậc qua các năm,nhất là tại các nước đang phát triển

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động cho thuê tài chính

Hoạt động cho thuê tài chính đã xuất hiện hàng ngàn năm trước công nguyên ởnhững nước có nền văn minh cổ đại như Hy Lạp, La Mã, Ai Cập, dưới hình thức cho thuêtài sản Giao dịch cho thuê tài sản đầu tiên ra đời gắn với việc cho thuê công cụ sản xuấtnông nghiệp, súc vật kéo, ruộng đất, nhà cửa tại thành phố Sumerian gần vịnh Ba Tư(ngày nay thuộc I -rắc) Người Hy Lạp cổ đại là những người đầu tiên phát triển việc chothuê hầm mỏ, đồng thời cũng tiên phong tạo ra khái niệm ngân hàng cho thuê với hoạtđộng chủ yếu là cho thuê các tài sản thuộc quyền sở hữu của ngân hàng

Vào khoảng giữa những năm 1800, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nềnkinh tế hàng hóa, hoạt động cho thuê tài sản đã có những thay đổi về tính chất giao dịch

và xuất hiện những hình thức cho thuê tài chính đầu tiên Trước nhu cầu phát triển cáctuyến đường sắt riêng cho mình của các công ty đường sắt, nhiều nhà đầu tư đã góp tiềnmua xe lửa từ nhà sản xuất và cho thuê lại Các thiết bị sẽ được chuyển giao cho công tyđường sắt sau khi các công ty này cam kết trả tiền nhà đầu tư Theo đó, người cho thuênắm quyền sở hữu tài sản, chỉ chuyển cho người thuê quyền sử dụng tài sản và hàng kỳ

sẽ nhận được khoản tiền thuê tính dựa trên giá mua và lãi trong một thời gian nhất định

Sau chiến tranh thế giới thứ II, hoạt động cho thuê đã có những bước phát triểnmạnh mẽ về chủng loại thiết bị cho thuê, đồng thời cũng đã bắt đầu phân ra thành chothuê ngắn hạn ( cho thuê vận hành ngày nay) và cho thuê dài hạn ( tiền thân của cho thuêtài chính) Năm 1952,với sự ra đời của công ty cho thuê tài chính độc lập đầu tiên trên thếgiới- công ty United State Leasing Corp do Henry Shoeld sáng lập ra đời đã đánh dấumột bước phát triển vượt bậc của loại hình dịch vụ tài chính này Hàng loạt các công ty

Trang 8

cho thuê tài chính khác cũng đã nối gót ra đời như General Electric Credit Corp, BootheLeasing Corp,…chính là những nguyên mẫu cho các công ty cho thuê tài chính ngày nay.

Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, dịch vụ cho thuê tài chính ngàycàng lan rộng tầm ảnh hưởng ra toàn thế giới Cuối những năm 50, đầu những năm 60của thế kỷ XX , cho thuê tài chính bắt đầu phát triển ở Châu Âu và đến đầu thập niên 70

đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của loại hình này tại thị trường Châu Á, Nam Mỹ

và Châu Phi Đến thập niên 80,dịch vụ cho thuê tài chính đã được chấp nhận rộng rãi trêntoàn thế giới Hiện nay, hoạt động CTTC được sử dụng tại hơn 80 nước và chủ yếu ở cácnước đang phát triển với khối lượng dư nợ cho thuê trên 500 tỷ USD, tương đương12,5% đầu tư tư nhân của thế giới

Ở Việt Nam, phải đến năm 1995, cùng với sự gia tăng nhu cầu vốn đầu tư trung vàdài hạn, nghiệp vụ cho thuê tài chính mới bắt đầu được tổ chức thực hiện dưới hình thứctín dụng thuê mua với việc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra Quyết định số 149/QĐ-NHNN ngày 27/05/1995 Theo Quyết định này, các tổ chức tín dụng được thành lập công

ty trực thuộc hoặc phòng Tín dụng thuê mua để quản lý và giám sát hoạt động tín dụngthuê mua Tiếp đó, ngày 09/10/1995, Nghị định 64/CP quy định tạm thời về tổ chức vàhoạt động của Công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam đã được Chính phủ ban hành.Những văn bản pháp lý này là cơ sở định hướng, hướng dẫn và cơ sở pháp lý để các ngânhàng thương mại thành lập thí điểm các phòng tín dụng thuê mua hoặc các công ty thuêmua trực thuộc nhằm làm quen và từng bước nắm bắt loại hình dịch vụ tài chính mới mẻnày

Tuy nhiên, mặc dù công ty cho thuê tài chính đầu tiên được thành lập ở Việt Namvào năm 1996 và hoạt động cho thuê cũng đã manh nha ở các ngân hàng thương mạitrước đó nhưng mãi đến khi Chính Phủ ban hành Nghị định 16/2001/NĐ-CP về tổ chức

và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính vào ngày 02/05/2001 thì hoạt động cho thuêtài chính ở Việt Nam mới thực sự được hình thành Nghị định ra đời đã thực sự tạo hànhlang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động cho thuê tài chính cũng như việcthành lập và đi vào hoạt động của các Công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam Bên cạnh

đó, để khắc phục một số bất cập và hạn chế không phù hợp với tình hình thực tiễn, Chínhphủ cũng đã tiếp tục ban hành Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 và Nghịđịnh số 95/2008/NĐ-CP nhằm sửa đổi và bổ sung một số điều về Nghị định 16/2001/NĐ-

CP Việc hệ thống pháp luật luôn không ngừng được hoàn thiện đã tạo cơ sở và điều kiệnthuận lợi cho hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam

Trang 9

Hiện nay, đang có 13 công ty cho thuê tài chính thành lập dưới những hình thứckhác nhau đang hoạt động tại Việt nam Trong đó, các công ty cho thuê tài chính trựcthuộc các Ngân hàng gồm có Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Sài GònThương Tín, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Các công ty cho thuê tài chính100% vốn nước ngoài có thể kể đến Công ty cho thuê tài chính ANZ-VTRAC; Cty chothuê tài chính Kexim và Công ty cho thuê tài chính Quốc tế Chailease Ngoài ra còn cócác công ty dưới các hình thức khác như Công ty cho thuê tài chính Quốc tế Việt Nam(liên doanh); Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cho thuê tài chính Ngân hàng

Á Châu; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cho thuê tài chính Công nghiệp tàuthủy Mặc dù đã có mặt được gần 13 năm trên thị trường Việt Nam và đã góp phần làmgiảm gánh nặng cho hệ thống các ngân hàng thương mại trong việc cung ứng vốn cho cácdoanh nghiệp, đặc biệt là vốn trung và dài hạn nhưng cho thuê tài chính vẫn chưa pháttriển xứng đáng với tiềm năng của mình, tốc độ phát triển còn chậm và chưa nhận được

sự quan tâm và biết đến của các doanh nghiệp

1.1.3 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động cho thuê tài chính

1.1.2.1 Khái niệm cho thuê tài chính

Theo Ủy ban chuẩn mực Kế toán Quốc tế, cho thuê tài chính được định nghiã nhưsau: “ Cho thuê tài chính là loại hình cho thuê tài sản có khả năng chuyển dịch về căn bảntất cả những rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản đó Quyền sở hữu có thểchuyển giao vào cuối thời hạn thuê”

Dựa trên định nghĩa này, các quốc gia có những quy định cụ thể khác nhau về chothuê tài chính phụ thuộc vào tình hình kinh tế xã hội ở mỗi nước nhưng về cơ bản không

có điều nào mâu thuẫn với quy chuẩn chung này

Ở Việt Nam, Nghị định 16/2001/NĐ-CP của Chính phủ về Tổ chức và hoạt độngcủa Công ty cho thuê tài chính đã đưa ra khái niệm cho thuê tài chính như sau: “ Chothuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc,thiết bị, phương tiền vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữabên cho thuê với bên thuê Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vậnchuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối vớicác tài sản cho thuê Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thờihạn thuê đã được hai bên thỏa thuận Khi kết thúc thời hạn thuê , bên thuê được quyềnlựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong

Trang 10

hợp đồng cho thuê tài chính Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng chothuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợpđồng”.

Theo Nghị định 65/2005/NĐ-CP ban hành ngày 19/5/2005 quy định về việc sửađổi bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP cũng đưa ra định nghĩa vềgiao dịch cho thuê tài chính:

“Một giao dịch cho thuê tài chính phải thỏa mãn một trong những điều kiện sauđây:

- Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sởhữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thỏa thuận của hai bên

- Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiênmua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tạithời điểm mua lại

- Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết đểkhấu hao tài sản thuê

- Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính, ítnhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.”Như vậy, có thể thấy điểm khác biệt lớn nhất giữa quan điểm về cho thuê tài chính

ở Việt Nam và trên thế giới đó là về đối tượng cho thuê, không áp dụng cho thuê với bấtđộng sản mà chỉ cho vay tài chính với máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và cácđộng sản khác

1.1.2.2 Đặc trưng của hoạt động cho thuê tài chính

Từ các khái niệm cho thuê tài chính trên có thể đưa ra một số đặc trưng cơ bản củahoạt động cho thuê tài chính như sau:

- Hoạt động cho thuê tài chính phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định Ủy banchuẩn mực Kế toán quốc tế đã đưa ra bốn điều kiện mà bất kmột giao dịch chothuê nào thỏa mãn một trong bốn điều kiện đó thì được coi là giao dịch chothuê tài chính:

 Quyền sở hữu tài sản thuê được chuyển giao cho người thuê khi kết thúchợp đồng

 Giá trị hiện tại của toàn bộ tiền thuê tối thiểu do người thuê trả tiềnkhông ít hơn giá trị thị trường của tài sản thuê tại thời điểm ký hợp đồng

Trang 11

 Thời gian của hợp đồng thuê chiếm phần lớn thời gian sử dụng hữu íchcủa tài sản thuê

 Hợp đồng thuê có quy định quyền chọn mua tài sản thuê khi kết thúchợp đồng với giá trị thấp hơn giá trị thuê tại thời điểm kết thúc hợpđồng

- Các hợp đồng cho thuê tài chính đa phần đều để đầu tư vào các tài sản cho thuêmới Quyền lựa chọn tài sản thuê đều thuộc về bên thuê, bên cho thuê phải cónghĩa vụ mua đúng loại tài sản thuê mà bên thuê đã thỏa thuận hoặc cam kếtvới bên cung cấp tài sản

- Hợp đồng cho thuê tài chính là hợp đồng không hủy ngang nên bên thuê khôngđược quyền chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, trừ trường hợp bên cho thuê cólỗi hoặc bên thuê đề nghị xin chấm dứt hợp đồng trước hạn và được bên chothuê chấp thuận

Để làm rõ hơn về những đặc trưng của cho thuê tài chính, có thể làm phép so sánhhoạt động cho thuê tài chính với nghiệp vụ cho vay trung, dài hạn và với hình thức chothuê hoạt động

So sánh cho thuê tài chính và cho vay trung, dài hạn

Về bản chất, có thể xem cho thuê tài chính là một hình thức của tín dụng trung vàdài hạn do nó mang những đặc điểm cơ bản của loại hình tín dụng này :

- Bên cho vay ( bên cho thuê) chuyển giao có thời hạn cho bên đi vay( bên đithuê) một lượng giá trị dựa trên cơ sở tín nhiệm

- Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị tại thời điểm cho vay ( thờiđiểm cho thuê) vì bên đi vay( bên đi thuê) phải trả phần gốc cộng thêm phầnlãi

Tuy nhiên, cho thuê tài chính vẫn có những điểm khác biệt so với tín dụng trung

và dài hạn của các ngân hàng :

- Đối với tín dụng trung và dài hạn, khách hàng được ngân hàng cung cấp một lượng vốn bằng tiền để mua các tài sản phục vụ cho sản xuất kinh doanh, còn trong hình thức cho thuê tài chính, khách hàng sẽ được bên cho thuê cung cấp trực tiếp những tài sản mà khách hàng đang có nhu cầu sử dụng Như vậy, tài trợ bằng cho thuê tài chính đảm bảo sử dụng đúng mục đích vốn vay hơn

Trang 12

- Khi tài trợ vốn thông qua tín dụng trung và dài hạn, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo, tuy nhiên khi sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính bên thuê không nhất thiết phải có tài sản đảm bảo vì tài sản cho thuê ( thuộc sở hữu của bên cho thuê) cũng có thể coi như tài sản đảm bảo.

- Trong cho thuê tài chính, lãi suất áp dụng thường cao hơn trong cho vay trung

và dài hạn vì thường được tính dựa trên lãi suất cho vay trung và dài hạn cộng với một tỷ lệ nhất định các chi phí quản lý tài sản thuê của bên cho thuê

- Trong giao dịch tín dụng trung và dài hạn thông thường chỉ có sự tham gia của bên cho vay và bên đi vay, còn trong cho thuê tài chính ngoài bên thuê và bên cho thuê còn có sự tham gia của các nhà cung cấp tài sản

Phân biệt cho thuê tài chính và cho thuê hoạt động

Cho thuê tài chính và cho thuê hoạt động đều là hình thức cho thuê tài sản trên cơ

sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê và bên thuê Tuy nhiên giữa hai loại hình nàyvẫn có nhiều điểm khác biệt :

- Cho thuê tài chính là hình thức tài trợ trung và dài hạn ( trên 1 năm), còn chothuê hoạt động chỉ cho thuê ngắn hạn( dưới 1 năm)

- Với cho thuê tài chính, thời gian thuê phải chiếm phần lớn thời gian hữu dụngcủa tài sản( quy định tại Việt Nam là 60% thời gian cần thiết để khấu hao tàisản thuê), còn cho thuê hoạt động thì không có quy định cụ thể

- Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính ítnhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng,trong khi đó, với cho thuê hoạt động, giá trị tiền thuê chỉ chiếm một phần tronggiá trị tài sản thuê

1.1.3 Phân loại hoạt động cho thuê tài chính

Căn cứ vào các chủ thể tham gia một giao dịch cho thuê tài chính có thể chia rathành hai loại chính: cho thuê tài chính ba bên và cho thuê tài chính hai bên

1.1.3.1 Cho thuê tài chính ba bên ( cho thuê thuần)

Theo hình thức này, quy trình cho thuê sẽ có sự tham gia của ba bên là bên chothuê, bên thuê và nhà cung cấp Bên thuê sẽ lựa chọn, thỏa thuận với nhà cung cấp về tàisản Bên cho thuê chỉ thực hiện mua tài sản theo yêu cầu của bên thuê đã được hai bênthỏa thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính

Trang 13

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cho thuê tài chính ba bên

Quy trình cho thuê gồm các bước cụ thể như sau:

(1) Bên thuê chủ động lựa chọn máy móc thiết bị và thỏa thuận với nhà cung cấp.(2) Bên thuê – Bên cho thuê ký kết hợp đồng cho thuê tài chính

(3) Bên cho thuê – Nhà cung cấp ký hợp đồng mua bán máy móc thiết bị là tài sảntheo thỏa thuận giữa bên thuê và nhà cung cấp

(4) Nhà cung cấp giao hàng cho bên thuê, lắp đặt, chạy thử, nghiệm thu tài sản giaonhận

(5) Bên cho thuê thanh toán tiền mua tài sản thuê cho nhà cung cấp

(6) Bên cho thuê thanh toán tiền thuê tài chính cho bên cho thuê theo hợp đồng cho thuêchính

Đây là phương thức cho thuê tài chính được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trênthế giới do có những ưu điểm sau:

- Bên thuê được lựa chọn nhà cung cấp, trực tiếp thỏa thuận, đàm phán vớinhà cung cấp, lựa chọn được những sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của mình

- Bên cho thuê không phải mua sản phẩm từ trước mà chỉ cần ký hợp đồngmua bán tài sản theo yêu cầu của bên thuê với nhà cung cấp Nhà cung cấp cótrách nhiệm chuyển giao tài sản cho bên thuê Như vậy, đã giảm bớt những chi phí

về kho bãi,hao mòn trong quá trình dự trữ cho bên cho thuê, đồng thời cũng dokhông phải dự trữ hàng tồn kho nên giúp quay vòng vốn nhanh hơn

- Bên cho thuê có thể tránh được rủi ro xảy ra khi bên thuê từ chối nhận hàng

do những sai sót về mặt kỹ thuật vì bên thuê trực tiếp nhận sản phẩm từ nhà cungcấp và đã thực hiện nghiệm thu tài sản giao nhận

Nhà cung cấp

Trang 14

- Bên cho thuê không cần phải quan tâm đến tình trạng hoạt động của tài sản

do việc lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa sản phẩm đều thuộc trách nhiệm của nhàcung cấp và bên thuê

Bên cạnh các giao dịch cho thuê tài chính ba bên thông thường còn có hai hìnhthức đặc biệt của cho thuê tài chính ba bên là mua và cho thuê lại và cho thuê hợp tác

a, Mua và cho thuê lại

Mua và cho thuê lại là hình thức đặc biệt của cho thuê tài chính ba bên, trong đóbên thuê tài chính cũng đồng thời là nhà cung cấp tài sản

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, có nhiều doanh nghiệp sử dụng nguồn vốnkinh doanh không cân đối ( sử dụng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ tài sản cố định), bị thiếuvốn lưu động để khai thác hết tài sản cố định hiện có, do vậy ảnh hưởng xấu đến tìnhhình tài chính của công ty Do vậy, để khắc phục tình trạng trên, doanh nghiệp có thể sửdụng hình thức mua và cho thuê lại trên, tức là doanh nghiệp sẽ thực hiện bán tài sản làmáy móc thiết bị cho bên cho thuê tài chính để thu được một khoản vốn, cải thiện tìnhtrạng thiếu cân đối của vốn, đồng thời thuê lại chính những tài sản đó nhằm tiếp tục sửdụng, đảm bảo duy trì năng lực sản xuất hiện tại

Quy trình một giao dịch mua và cho thuê lại thông thường được diễn ra theo 4bước sau:

(1) Bên cho thuê và bên thuê ký hợp đồng thuê tài chính, trong đó quy định bênthuê chính là nhà cung cấp tài sản

(2) Bên cho thuê và bên thuê ký hợp đồng mua bán tài sản, trong đó bên thuê làbên bán tài sản, bên cho thuê là bên mua tài sản

(3) Bên mua ( bên cho thuê) thanh toán tiền mua tài sản cho bên bán ( bên thuê)(4) Bên thuê nhận nợ và thanh toán cho bên cho thuê theo lịch thanh toán tiền thuêhai bên đã thỏa thuận

b, Cho thuê hợp tác

Cho thuê hợp tác hay còn gọi là cho thuê hợp vốn là trường hợp đặc biệt của chothuê ba bên, trong đó nhiều bên cho thuê cùng tài trợ cho một bên thuê Các tổ chức thựchiện cho thuê này sẽ cử một công ty cho thuê tài chính đứng ra là bên cho thuê tài chínhđầu mối Công ty đầu mối này sẽ đại diện cho các bên cho thuê hợp tác thực hiện cácgiao dịch với bên thuê, đồng thời hưởng phí đầu mối Các bên cho thuê tài chính hợp tác

sẽ thực hiện góp vốn, san sẻ các lợi ích cũng như rủi ro theo tỉ lệ vốn góp Cho thuê tàichính hợp tác thường được áp dụng tài trợ các khoản vốn có giá trị lớn, vượt quá khả

Trang 15

năng tài chính hay quá hạn mức cho phép của công ty cho thuê tài chính do Ngân hàngNhà nước quy định ở mỗi thời kỳ ( ở Việt Nam, các công ty cho thuê tài chính khôngđược phép thực hiện cho thuê với một khách hàng vượt quá 30% vốn tự có của công ty

đó và với một nhóm khách có liên quan là 80%)

Quy trình một giao dịch cho thuê tài chính hợp tác gồm 7 bước:

(1) Các bên cho thuê tài chính tham gia cho thuê hợp tác ký kết hợp đồng hợp vốn,trong đó thỏa thuận về mức vốn góp, quyền lợi được hưởng và rủi ro phải gánhchịu theo tỉ lệ vốn góp, chỉ định Công ty cho thuê tài chinh đầu mối,…

(2) Công ty cho thuê tài chính đầu mối và bên thuê ký hợp đồng cho thuê tài chính(3) Công ty cho thuê tài chính đầu mối ký hợp đồng mua bán với nhà cung cấp.(4) Các công ty cho thuê tài chính hợp tác chuyển tiền cho công ty cho thuê đầumối theo hợp đồng đã ký kết

(5) Công ty cho thuê tài chính đầu mối thanh toán tiền mua tài sản cho nhà cungcấp theo hợp đồng đã ký kết

(6) Bên thuê nhận nợ và thanh toán tiền thuê cho công ty cho thuê tài chính đầumối theo lịch thanh toán mà hai bên đã thỏa thuận

(7) Công ty cho thuê tài chính đầu mối thanh toán tiền thuê thu được với các công

ty cho thuê tài chính hợp tác

1.1.3.2 Cho thuê tài chính hai bên

Trong hình thức cho thuê này chỉ có sự tham gia của hai bên là bên thuê và bêncho thuê Sử dụng cho thuê tài chính hai bên, các công ty tạo điều kiện cho bên thuêkhông cần phải mua mà vẫn có thể có tài sản để sử dụng sản xuất kinh doanh

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ cho thuê tài chính hai bên

Từ sơ đồ trên có thể thấy, trong cho thuê tài chính hai bên, trước khi có giao dịchcho thuê thì tài sản cho thuê đã thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê Bên cho thuê có thể

Trang 16

sản xuất ra, tự xây dựng hoặc mua tài sản đó từ trước Các tổ chức tài chính rất ít khi ápdụng phương thức tài trợ này vì chỉ có thể sử dụng đối với những tài sản cho thuê bị thuhồi về mà không thể đem phát mại Phương thức này chủ yếu được các công ty sản xuấtmáy móc thiết bị và các công ty kinh doanh bất động sản thực hiện.

Ngoài hai hình thức chủ yếu trên còn có một số hình thức khác như cho thuê giáplưng

Cho thuê giáp lưng là hình thức có sự tham gia của ba bên là bên thuê thứ nhất,bên thuê thứ hai và bên cho thuê Theo đó, bên thuê thứ nhất cho bên thuê thứ hai thuê lạitài sản dưới sự đồng ý bằng văn bản của bên cho thuê Cho thuê giáp lưng được sử dụngkhi bên thuê thứ hai là đối tượng bị từ chối tài trợ từ bên cho thuê như trong trường hợpbên thuê thứ hai đã từng không thực hiện những hợp đồng trong quá khứ hoặc hệ số tínnhiệm của doanh nghiệp không đủ cao đối với công ty cho thuê tài chính Khi đó, dưới sựđồng ý của bên cho thuê, bên thuê thứ nhất sẽ cho bên thuê thứ hai thuê lại tài sản màmình đã thuê của bên cho thuê Trong trường hợp này, mọi quyền lợi và nghĩa vụ gắn vớitài sản thuê được chuyển từ bên thứ nhất sang bên thứ hai Dù bên thứ nhất chỉ là trunggian giữa bên thuê thứ hai và bên cho thuê nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý vềviệc thực hiện hợp đồng đã ký kết với bên cho thuê, đồng thời được nhận hoa hồng làphần chênh lệch giữa hai khoản tiền thuê

1.1.4 Ưu điểm của hoạt động cho thuê tài chính

Với nền kinh tế, cho thuê tài chính là một kênh dẫn vốn hiệu quả, giúp thu hút vốn

từ các nguồn nhàn rỗi trong nền kinh tế và chuyển vốn đến những đối tượng đang cầnvốn dưới dạng tài sản thông qua hoạt động cho thuê tài chính Đặc biệt, trong thời kỳ hộinhập kinh tế toàn cầu hiện nay, cho thuê tài chính không chỉ giúp chu chuyển nguồn vốntrong nước mà còn trên phạm vi quốc tế thông qua việc cho thuê các loại máy móc thiết

bị nhập khẩu từ nước ngoài, việc thành lập các công ty cho thuê tài chính liên doanh hoặc100% vốn đầu tư nước ngoài Bên cạnh đó, sự phát triển của hoạt động cho thuê tài chínhcũng đã tạo thêm loại hình dịch vụ tài chính rất hiệu quả cho các doanh nghiệp lựa chọn,đặc biệt trong việc cung cấp nguồn tài trợ trung và dài hạn, từng bước giúp hoàn thiện hệthống tài chính của nền kinh tế Cho thuê tài chính không chỉ làm giảm bớt gánh nặngcho các ngân hàng thương mại mà còn là một phương thức bổ sung làm đa dạng hóa cácloại hình dịch vụ tài chính, góp phần giúp hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả và ổnđịnh hơn

Trang 17

Với bên đi thuê, áp dụng hình thức thuê tài chính có rất nhiều ưu điểm so với việcmua tài sản mới hoặc đi vay vốn từ ngân hàng, đặc biệt đối với doanh nghiệp mới thànhlập hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ Thứ nhất, chi phí thuê tài chính được tính vào chi phítrước khi xác định lợi nhuận trước thuế, do vậy doanh nghiệp đã tiết kiệm được mộtkhoản thuế thu nhập doanh nghiệp Thứ hai, khi lựa chọn thuê thiết bị thay vì mua, doanhnghiệp có thể tránh được việc phải huy động vốn lớn để trả tiền mua thiết bị ngay mộtlúc Đồng thời, bằng cách dãn khoản thanh toán ra theo vòng đời của tài sản, công ty cóthể bù đắp được các chi phí thiết bị bằng các khoản sinh lời từ việc đầu tư đó Thêm vào

đó, việc trả các khoản thanh toán cố định hàng kỳ giúp cân đối các khoản phải trả dự tính,tạo thuận lợi cho việc thu xếp nguồn vốn và báo cáo số liệu Thứ ba, thủ tục cho thuê tàichính khá nhanh gọn, đặc biệt là không cần có tài sản đảm bảo, giúp bên thuê tránh đượccác thủ tục rườm rà trong quá trình xin cấp vốn mua sắm tài sản mới, tiết kiệm thời gian

và đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng tài sản Thứ tư, cho thuê tài chính rất có hiệu quảtrong việc giúp các doanh nghiệp đổi mới máy móc, dây chuyền sản xuất, hạn chế sự lạchâu, bắt kịp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, từ đó nâng cao năng lực sản xuất

Với bên cho thuê, cho thuê tài chính là hình thức tài trợ vốn ít rủi ro hơn so vớicấp tín dụng vì bên cho thuê vẫn là chủ sở hữu tài sản về mặt pháp lý, có quyền thu hồitài sản nếu bên đi thuê không thanh toán tiền thuê đúng hạn theo hợp đồng Đồng thời,đối tượng thuê là tài sản, đảm bảo vốn tài trợ được sử dụng đúng mục đích Bên cạnh đó,theo chế độ hạch toán kế toán, công ty cho thuê tài chính được trích khấu hao tài sản chothuê tài chính, nhờ vậy công ty được khấu trừ thuê Ngoài ra, cho thuê tài chính với thủtục nhanh gọn hơn so với cho vay thông thường, hợp đồng thuê coi như một khoản nợ cóđảm bảo nên giúp công ty tiết kiệm thời gian, giảm bớt chi phí ở các khâu định giá tài sảnđảm bảo,…

1.2 Rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính

1.2.1 Khái niệm rủi ro cho thuê tài chính

Theo định nghĩa chung nhất, có thể hiểu rằng “ Rủi ro là những gì xảy ra khác với

kỳ vọng dự kiến” Tuy nhiên, trong hoạt động sản xuất kinh doanh có thể hiểu rủi ro theonghĩa hẹp hơn, đó là “những thiệt hại làm giảm giá trị doanh nghiệp” Là một hoạt độngnhằm mục địch lợi nhuận, cho thuê tài chính cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanhkhác, luôn phải đối mặt với các rủi ro

Trang 18

Rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính là sự xuất hiện của một hay một số biến

cố không mong đợi gây thất thoát thiệt hại về tài sản, về thu nhập, uy tín của công ty chothuê tài chính trong quá trình thực hiện cung cấp các dịch vụ cho thuê tài chính

1.2.2 Phân loại rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính

Trong hoạt động cho thuê tài chính tồn tại một số loại rủi ro, chủ yếu là rủi ro tíndụng và rủi ro tác nghiệp, bên cạnh đó là một số rủi ro khác như rủi ro do môi trườngkinh doanh biến động hoặc thiên tai,…

Như vậy, có thể hiểu, rủi ro tín dụng của hoạt động cho thuê tài chính là khả năngxảy ra tổn thất do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ tài chính đã cam kết Rủi ro tíndụng xảy ra khi bên thuê tài chính mất khả năng trả nợ, không trả tiền thuê đúng hạn hoặctiền thuê nhận được không đủ bù đắp chi phí bỏ ra tài trợ Đây là loại rủi ro chủ yếu củahoạt động cho thuê tài chính Tùy theo mức độ về khả năng mất vốn mà rủi ro tín dụng cóthể chia thành hai loại là rủi ro đọng vốn và rủi ro mất vốn

- Rủi ro đọng vốn là rủi ro xảy ra khi bên cho thuê vẫn có thể thu hồi đượckhoản nợ song gặp nhiều khó khăn Rủi ro này xảy ra sẽ gây ảnh hưởng tiêu cựcđến kế hoạch sử dụng vốn của công ty

- Rủi ro mất vốn xảy ra khi bên cho thuê không thể thu hồi được khoản nợ.Rủi ro mất vốn không chỉ làm tăng chi phí cho công ty ( các chi phí pháp lý, chiphí giám sát, nợ khó đòi , phát sinh), làm suy giảm dòng tiền mà còn làm giảmlợi nhuận của công ty do chi phí tăng mà mất tiền gốc và lãi

1.2.2.2 Rủi ro tác nghiệp

Rủi ro tác nghiệp là rủi ro phát sinh do yếu tố nhân sự ( do cẩu thả, gian lận, lợidụng sơ hở trong quy định), sự yếu kém trong hệ thống công nghệ thông tin, hệ thốngkiểm soát nội bộ; hoặc từ những yếu tố bên ngoài như thiên tai, lũ lụt làm ảnh hưởng đếntài sản cho thuê hoặc việc thực hiện các giao dịch

Trang 19

Rủi ro tác nghiệp có thể xảy ra trong quá trình ký kết và thực hiện các hợp đồngcho thuê tài chính, hợp đồng mua tài sản, hợp đồng bảo hiểm tài sản, các rủi ro về dự ánhoặc rủi ro xảy ra với tài sản thuê.

1.2.2.3 Một số rủi ro khác

Hoạt động cho thuê tài chính cũng như những dịch vụ tài chính khác có thể phảiđối mặt với rất nhiều loại rủi ro khác nhau

 Rủi ro do biến động của môi trường kinh doanh

Tình hình kinh tế- xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho thuê tài chính.Nếu tình hình chính trị bất ổn, hoặc kinh tế lâm vào suy thoái, các cân bằng của kinh tế vĩ

mô không ổn định sẽ dẫn đến sản xuất bị đình trệ, doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, nhucầu thuê máy móc giảm, khả năng trả nợ cho công ty cho thuê tài chính cũng sẽ giảmxuống, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cũng như sự tồn tại của công ty

 Rủi ro về tiến bộ khoa học kỹ thuật:

Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển nhanh, dẫn đến hao mòn vô hình của tàisản là rất lớn Nếu không kịp thời đổi mới, tài sản cho thuê sẽ trở nên lạc hậu và giảm sútchất lượng

 Rủi ro về thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh,…

Đây là những rủi ro bất khả kháng, có thể gây ra những tác động tiêu cực cho nềnkinh tế và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các công ty cho thuê tài chính

1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro của hoạt động cho thuê tài chính

Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu số nợ gốc đã quá hạn trong một trăm đồng dư

nợ cho thuê Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng công tác thẩm định cho thuê và năng lựcquản lý tài sản thuê sau khi đã giải ngân

Nợ quá hạn x100%

Tổng dư nợ cho thuê

Trang 20

 Khoản nợ dưới mức tiêu chuẩn: các khoản nợ được cấp cho khách hàng cómức tín nhiệm thấp, thu nhập không ổn định và rủi ro ở mức cao.

 Khoản nợ nghi ngờ: khách hàng không có khả năng hoàn trả gốc và lãi đầy

đủ, khả năng mất vốn của ngân hàng gần như chắc chắn ngay cả khi có tài sản đảm bảo

 Khoản nợ mất vốn: có đầy đủ thông tin để khẳng định khách hàng khôngthể thanh toán gốc và lãi hoặc chỉ thanh toán được một phần rất nhỏ sau khi khoản nợ đãđược xử lý nhiều lần

Theo đó, nợ xấu gồm các khoản nợ dưới mức tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ mấtvốn Căn cứ vào nợ xấu có thể đo lường mức độ rủi ro cho thuê tài chính theo hai chỉtiêu

- Tỷ lệ nợ xấu(%)

Tỷ lệ nợ xấu =

Tỷ lệ này phản ánh chất lượng tín dụng của một tổ chức tín dụng Chỉ tiêu này chobiết nợ xấu đang chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ Chỉ tiêu này càng caochứng tỏ chất lượng tín dụng càng thấp và rủi ro tín dụng cho thuê tài chính càng cao

Nợ xấu x 100Tổng dư nợ cho thuê

Trang 21

- Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu(%)

Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu =

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tổn thất của công ty cho thuê tài chính so với nănglực tài chính hiện thời Tỷ lệ này càng thấp cho thấy khả năng chống đỡ với rủi ro củacông ty càng cao Trong trường hợp tỷ lệ này quá cao thì công ty cho thuê tài chính cóthể phải đối mặt với tình trạng mất khả năng thanh toán các nghĩa vụ công nợ của mình

Lãi treo

Lãi treo là các khoản lãi cho thuê đến hạn mà khách hàng không trả được nên công

ty cho thuê tài chính đưa ra ngoại bảng để theo dõi

Chỉ tiêu này cho biết đồng vốn của công ty cho thuê tài chính đem đầu tư có thuđược hiệu quả hay không Chỉ tiêu này cũng phản ánh về mức độ rủi ro của hoạt độngcho thuê tài chính chủ yếu ở khía cạnh hiệu quả sinh lời của vốn kinh doanh, đồng thờithể hiện chất lượng của hoạt động cho thuê tài chính

Dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro

Dự phòng rủi ro cho thuê tài chính là khoản tiền được trích lập để dự phòng chonhững tổn thất có thể xảy ra do bên thuê tài chính không thực hiện nghĩa vụ cam kết,được tính theo dư nợ gốc của khách hàng Dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng chung và

dự phòng cụ thể Sử dụng dự phòng là việc bên cho thuê tài chính sử dụng dự phòng rủi

ro để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ

Chỉ tiêu về số dự phòng rủi ro và số dự phòng rủi ro được sử dụng phản ánh khảnăng tự chống đỡ trước những tổn thất mà rủi ro có thể gây ra cho bên thuê tài chính

1.3 Quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính

1.3.1 Khái niệm quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính

Quản lý rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình tác động có tổchức , có hướng đích của các nhà quản trị doanh nghiệp lên đối tượng quản trị và kháchthể kinh doanh nhằm mục tiêu phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong kinhdoanh, từ đó nâng cao mức độ an toàn, khả năng sinh lời và đạt được các mục tiêu củadoanh nghiệp đó

Nợ xấu x 100Vốn chủ sở hữu

Trang 22

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính tín dụng, công tác quản lýrủi ro công ty cho thuê tài chính đóng một vai trò hết sức quan trọng, có thể hiểu là hoạtđộng chủ yếu của quản trị doanh nghiệp Công tác này có những điểm tương đồng vớicác doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, vừa có những đặc thù riêng Tóm lại, có thểđưa ra một khái niệm về quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính như sau:

“ Quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính là quá trình đánh giá, phân loại rủi ro

từ đó xây dựng các chính sách, tổ chức bộ máy, quy trình, nghiệp vụ nhằm ngăn chặn,phòng ngừa, giảm thiêủ rủi ro xảy ra trong hoạt động cho thuê tài chính cũng như giảiquyết các rủi ro đã xảy ra sao cho tác động của rủi ro đến hoạt động cho thuê tài chínhgiảm xuống mức thấp nhất có thể”

Rủi ro có thể xảy ra trong suốt quy trình cho thuê tài chính, vì vậy, để hạn chế rủi

ro, việc quản lý rủi ro cũng cần được thực hiện liên tục từ khâu thẩm định trước khi chothuê, phê duyệt cho thuê, giải ngân, theo dõi khoản thuê sau giải ngân, đưa ra các dấuhiện cảnh báo sớm về tình trạng khách hàng, đồng thời có chính sách xử lý các khoản nợxấu một cách hợp lý để giảm thiểu đến mức thấp nhất những tổn thất do rủi ro gây ra

1.3.2 Nội dung quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính .

Từ khái niệm có thể thấy, việc quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính diễn ratrong suốt quá trình cho thuê và có thể chia nội dung quản lý thành hai khâu cơ bản làcông tác phòng ngừa rủi ro và công tác hạn chế tác động của rủi ro đã xảy ra

1.3.2.1 Nội dung công tác phòng ngừa rủi ro hoạt động cho thuê tài chính

Công tác phòng ngừa rủi ro theo sát các bước cho thuê tài chính và bao gồm cáckhâu cụ thể như trong sơ đồ 1.3

Sơ đồ 1.3 Nội dung công tác phòng ngừa hoạt động cho thuê tài chính

Trang 23

a) Xác định hạn mức rủi ro

Xác định hạn mức rủi ro là việc công ty cho thuê tài chính xác định mức độ rủi ro,mức độ tổn thất mà công ty có thể gánh chịu được để hoạt động không bị lỗ và có lợinhuận, hay nói cách khác là đưa ra mức để phân loại rủi ro công ty có thể chấp nhận được

và rủi ro không thể chấp nhận được Dựa trên sức mạnh tài chính, mức sẵn sàng chấpnhận rủi ro và các dự báo về tình hình kinh tế xã hội , Ban quản trị của công ty sẽ xem xét

và đưa ra các hạn mức phù hợp với từng điều kiện cụ thể của từng thời kỳ

b) Nhận biết rủi ro

Nhận biết rủi ro là quá trình công ty nhận diện các dấu hiệu của rủi ro hoặc pháthiện các sự cố rủi ro đã xảy ra Dấu hiệu rủi ro là những cảnh báo cho biết có thể xảy ra

sự cố, tổn thất trong tương lai và dựa trên các yếu tố cấu thành, ảnh hưởng đến rủi ro

Đối với rủi ro tín dụng, dấu hiệu rủi ro có thể thể hiện qua tình hình hoạt động củabên thuê, lĩnh vực ngành nghề sản xuất kinh doanh của khách hàng, khả năng cấp tíndụng và trình độ cán bộ tín dụng, mức độ tập trung của danh mục cho thuê Mỗi kháchhàng hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau có những rủi ro khác nhau do hoạt độngcủa khách hàng có liên hệ mật thiết với khả năng tăng trưởng của ngành đó Nếu bên thuêhoạt động trong ngành được dự báo là có khả năng suy thoái trong thời gian tới thì rủi ro

có thể nhận biết là sẽ cao hơn và cần được chú ý hơn Đồng thời, một danh mục cho thuêquá tập trung vào một lĩnh vực, một loại tài sản ,… đặc thù thì sẽ dễ gặp rủi ro cao hơn

do chỉ cần một tác động tiêu cực đến một khoản cho thuê là cả danh mục sẽ gặp tổn thấttương tự

Đối với rủi ro tác nghiệp, dấu hiệu rủi ro có thể được nhận biết thông qua pháthiện các sơ hở trong quy định, quy trình; sự yếu kém trong hệ thống quản lý thông tin, hệthống kiểm soát nội bộ; sự cẩu thả gian lận trong nội bộ cũng như bên ngoài và nhữngthay đổi bất thường của các yếu tố bên ngoài

c, Định lượng rủi ro

Định lượng rủi ro là quá trình công ty cho thuê tài chính tiến hành cụ thể hóa dướinhững chỉ tiêu định lượng giúp xác định được rủi ro để phục vụ công tác theo dõi, kiểmsoát sau khi đã nhận biết được các rủi ro

Rủi ro hoạt động cho thuê tài chính có thể được định lượng bằng nhiều phươngpháp

Xây dựng hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng

Công ty cho thuê tài chính áp dụng hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng đểphân loại khách hàng theo mức độ rủi ro Đây là một phương pháp tương đối khoa học

Trang 24

được áp dụng rộng rãi trên thế giới do không chỉ giúp phân loại khách hàng, ra quyếtđịnh cho thuê mà còn được áp dụng để theo dõi, đánh giá và giám sát khoản cho thuêtrong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.

Chấm điểm xếp hạng tín dụng được công ty cho thuê tài chính thực hiện dựa trênmột hệ thống các tiêu thức có tỷ trọng khác nhau, hệ thống tính điểm các tiêu thức để cho

ra điểm cuối cùng cho đối tượng muốn thực hiện thuê tài chính và thông qua điểm đóthực hiện phân loại cho khách hàng Khách hàng thường được chấm điểm dựa trên cácchỉ tiêu tài chính và phi tài chính

 Chỉ tiêu tài chính

- Quy mô: quy mô doanh nghiệp lớn, trung bình hoặc nhỏ

- Các chỉ tiêu tài chính dựa trên báo cáo tài chính: khả năng thanh khoản, khảnăng thanh toán, các chỉ tiêu lợi nhuận,…

 Chỉ tiêu phi tài chính

- Trình độ quản lý của Ban lãnh đạo

- Tình hình giao dịch với ngân hàng: trả nợ đúng hạn, số lần cơ cấu lại nợ,

số lần mất khả năng thanh toán,

- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: lĩnh vực hoạt động, triển vọngngành, đối thủ cạnh tranh,…

Xác định hạn mức cho thuê tài chính đối với từng khách hàng và nhóm

khách hàng

Hạn mức cho thuê tài chính thể hiện sự định lượng rủi ro tối đa mà công ty chothuê tài chính có thể chấp nhận đối với từng dự án, từng khách hàng và nhóm kháchhàng Với các khách hàng lần đầu giao dịch với công ty hoặc khách chưa từng có quan hệtín dụng với các tổ chức tài chính nào khác trước đó, hoặc khách hàng trong các giao dịchtrước có các khoản thuê bị quá hạn,… thì thường được áp dụng hạn mức cho thuê thấp để

hạn chế rủi ro.

Phân loại khoản thuê

Công ty tiến hành phân loại các khoản cho thuê theo chất lượng và mức độ rủi ro.Khoản cho thuê có chất lượng thấp thì có tỷ lệ rủi ro cao và ngược lại Việc phân loạikhoản cho thuê được công ty cho thuê tài chính thực hiện định kỳ thường xuyên để theodõi, phân tích, đánh giá và đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời đối với các rủi ro phát sinh

để thu hồi được gốc và lợi nhuân cao nhất có thể

Đánh giá nhà cung cấp và tính hợp lý của tài sản cho thuê

Trang 25

Để đo lường rủi ro một cách toàn diện thì không chỉ thực hiện phân tích, đánh giábên thuê mà công ty cho thuê tài chính còn thực hiện đánh giá nhà cung cấp và tính hợp

lý của tài sản cho thuê để ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra ngay từ khi ký kết hợpđồng

d, Chính sách phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro

Xây dựng chính sách cho thuê

Chính sách cho thuê tài chính là việc công ty cho thuê tài chính văn bản hóa hệthống các biện pháp, công cụ quản lý tín dụng gắn với từng bước nghiệp vụ cho thuê tàichính cụ thể Việc xây dựng và thực hiện tốt một chính sách cho thuê phù hợp sẽ đưahoạt động cho thuê phát triển bền vững, đạt được mục tiêu đề ra và hạn chế tối đa rủi rophát sinh Một chính sách cho thuê tài chính phù hợp bao gồm những nội dung cơ bản:

- Xác định quyền hạn của các cấp, các cán bộ tham gia quá trình phê duyệt

và cho thuê tài chính

- Xác định lĩnh vực cho thuê và các giới hạn an toàn trong hoạt động cho

thuê

- Xây dựng chính sách khách hàng

Chính sách cho thuê tài chính cần đảm bảo sự nhất quán trong triết lý kinh doanhqua từng thời kỳ của công ty, tăng cường sự minh bạch trong hoạt động cho thuê và thíchhợp với những thay đổi của các nhân tố và môi trường kinh tế

Xây dựng các điều kiện đảm bảo cho các khoản vay

Điều kiện đảm bảo trong hoạt động cho thuê tài chính là việc bên cho thuê tàichính áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngửa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thuhồi được các khoản cho thuê tài chính Một số điều kiện thường áp dụng là tham gia trảtrước, ký cược, đăng ký giao dịch bảo đảm, mua bảo hiểm thiết bị,…

Trên cơ sở các văn bản chế độ hiện hành về giao dịch bảo đảm cùng với kết quảthẩm định dự án, khả năng trả nợ vay của khách hàng mà công ty cho thuê tài chính sẽquyết định hình thức đảm bảo bổ sung cho phù hợp

Trích lập dự phòng rủi ro

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được công ty tài chính trích lập để dự phòng chonhững tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của công ty không thực hiện hoặc không cókhả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết Công ty sẽ tiến hành trích lập dự phòng rủi ro trên

dư nợ gốc và theo kết quả phân loại nợ, đồng thời chủ động sử dụng quỹ dự phòng nhằmhạn chế rủi ro

Trang 26

Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN và Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN cùaNgân hàng Nhà nước Việt Nam đã quy định rõ về việc trích lập dự phòng rủi ro của các

tổ chức tài chính

Theo đó, “Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho nhữngtổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể vàtrong trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản

nợ suy giảm” Dự phòng chung được tính bằng 0.75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm

1 đến nhóm 4 theo kết quả phân loại nợ

Dự phòng cụ thể là “ khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể cáckhoản nợ để dự phòng những tổn thất có thể xảy ra” Số tiền dự phòng cụ thể đối vớitừng khoản nợ được tính theo công thức sau:

R=max{0,(A-C)} x r

Trong đó: R : số tiền dự phòng cụ thể phải trích

A: số dư nợ gốc của khoản nợC: giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảor: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Xây dựng hệ thống thông tin quản trị rủi ro

Hệ thống thông tin rủi ro hoạt động cho thuê tài chính được xây dựng nhằm đảmbảo cung cấp cơ sở dữ liệu thông tin về hoạt động cho thuê tài chính một cách đầy đủ,chính xác và thường xuyên cập nhật nhằm giúp cho Ban quản trị theo dõi hoạt động chothuê tài chính có hiệu quả và có những biện pháp kịp thời để hạn chế thiệt hại do rủi rogây ra

Hệ thống thông tin rủi ro hoạt động cho thuê tài chính được chia làm hai lĩnh vực

- Các thông tin có tính vĩ mô, định hướng: Bao gồm môi trường kinh tế vĩ mô, cácđịnh hướng, chính sách kinh tế của Nhà nước có ảnh hưởng đến hoạt động cho thuê tàichính, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động cho thuê tàichính

- Các thông tin phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tàichính: được thể hiện trong các báo cáo định kỳ của các Phòng ban trong công ty, baogồm:

Báo cáo về tình hình tập trung cho thuê tài chính

Những vấn đề trong danh mục cho thuê tài chính, chỉ ra những khoản cho thuê cóvấn đề, khoản cho thuê cần chú ý và những khoản thuê có thể bị mất

Trang 27

Tình trạng các khoản cho thuê đã được cơ cấu lại.

Những khu vực cho thuê tài chính tăng trưởng nhanh

Báo cáo về những khoản có khả năng mất vốn trong tình huống thay đổi bất lợicủa nền kinh tế hoặc khủng hoảng

e, Giám sát rủi ro

Giám sát rủi ro là việc công ty cho thuê tài chính thực hiện đầy đủ hệ thống cácthủ tục kiểm tra, kiểm soát nhằm theo dõi mức rủi ro của các khoản cho thuê tài chính.Rủi ro được kiểm soát thông qua hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm bộ máy kiểm tra nội

bộ và hệ thống các văn bản quy trình, quy định nội bộ

Việc giám sát rủi ro hoạt động cho thuê tài chính được thực hiện đối với các từngkhách hàng riêng lẻ và với cả danh mục cho thuê Đối với một khách hàng riêng lẻ, giámsát tín dụng được tiến hành nhằm đảm bảo tất cả các khoản cho thuê phải được thực hiệnđúng theo các quy định hiện hành, bảo đảm nắm được tình hình tài chính và sản xuất kinhdoanh của khách hàng, kiểm soát việc sử dụng tài sản thuê , đảm bảo tiền thuê đượcthanh toán đúng hạn, theo dõi sự biến động mức độ rủi ro của các khoản nợ Đồng thời,công ty cũng tiến hành giám sát cả danh mục cho thuê bao gồm các bước như phân tích

cơ cấu danh mục, mức độ tập trung của danh mục,…

1.3.2.2 Nội dung công tác hạn chế tác động rủi ro cho thuê tài chính gây ra

Trong trường hợp xảy ra các rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính như khoảnthuê bị đánh giá là nợ xấu, nợ không có khả năng thu hồi, bên thuê bị phá sản, giải thể,bên thuê có dấu hiệu lừa đảo, bỏ trốn hoặc vi phạm hợp đồng cho thuê tài chính dẫn đếngây tổn thất cho tài sản cho thuê thì công ty tiến hành xử lý rủi ro theo nguyên tắc hạnchế tổn thất đến mức thấp nhất có thể Dựa trên kết quả đánh giá mức độ tổn thất xảy ra

mà công ty có những biện pháp xử lý khác nhau

Với các khoản cho thuê mà khách hàng không thanh toán tiền thuê đúng hạn nhưng vẫn có khả năng trả nợ sau một khoảng thời gian nhất định, công

ty có thể áp dụng các biện pháp sau:

Thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ tiền thuê tài chính.

Đây là biện pháp xử lý trong trường hợp bên thuê không có khả năng thanh toántiền thuê do những nguyên nhân khách quan và công ty xét thấy bên thuê vẫn có khảnăng trả nợ trong khoảng thời gian nhất định Công ty sẽ tiến hành cơ cấu lại thời hạn trả

nợ tiền thuê tài chính theo hai phương thức là điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ

Trang 28

 Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ : là việc công ty cho thuê tài chính chấp nhận thayđổi kỳ hạn trả nợ tiền thuê tài chính trong phạm vi thời hạn cho thuê còn lạitheo hợp đồng cho thuê tài chính.

 Gia hạn nợ: là việc công ty chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời giantrả nợ tiền thuê tài chính vượt quá thời hạn cho thuê đã thỏa thuận trước đótrong hợp đồng cho thuê tài chính

Việc áp dụng các công cụ này đảm bảo việc thu nợ khả thi cao, giảm tác động củarủi ro, tuy nhiên cần được tiến hành dựa trên kết quả phân tích tình hình hoạt động củakhách hàng, đánh giá các rủi ro

Chuyển nợ quá hạn

Công ty thực hiện chuyển nợ quá hạn tiền thuê tài chính đối với bên thuê trong cáctrường hợp bên thuê không có khả năng trả hết gốc và lãi tiền thuê tài chính đúng thờihạn cho thuê đã thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính và được công ty đánh giá làkhông có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho thuê vàkhông được chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho thuê tài chính Công ty phântích đánh giá khoản thuê, phân loại thích hợp và thực hiện trích lập, sử dụng dự phòng để

xử lý rủi ro Bên thuê sẽ phải chịu lãi suất quá hạn đối với khoản nợ đến hạn chưa trảđược

Thực hiện giảm, miễn lãi tiền thuê

Công ty cho thuê tài chính sẽ thực hiện miễn hoặc giảm lãi tiền thuê cho cáckhách hàng bị tổn thất về tài sản, gặp khó khăn về tài chính, không có khả năng trả lãitiền thuê tài chính hoặc khách hàng gặp những sự kiện bất khả kháng làm ảnh hưởng đếnhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và phù hợp với khả năng tài chính của công tynhằm giảm bớt khó khăn cho khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng trả gốc, giúpcông ty thu được phần vốn gốc đã bỏ ra

Với các khoản cho thuê tài chính được đánh giá là khách hàng không còn khả năng trả nợ, công ty cho thuê tài chính tiến hành các biện pháp sau nhằm thu hồi nợ đến mức nhiều nhất có thể, giảm thiểu tổn thất rủi ro gây ra

Đôn đốc thu nợ theo kế hoạch thu nợ của khách hàng

Công ty tiếp tục đưa ra các phương án đốc thúc khách hàng trả nợ, cử cán bộ đến

cơ sở để đánh giá tình hình khách hàng và tiến hành thu nợ

Thu hồi tài sản cho thuê để xử lý

Trang 29

Trong trường hợp đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả đủ tiền thanh toán,bên cho thuê có thể ra quyết định chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính, thu hồi tài sảncho thuê, định giá tài sản thu hồi và tiến hành bán hoặc cho thuê lại tài sản đã thu hồi.Nếu sau khi bán hoặc cho thuê lại tài sản đã thu hồi mà không đủ bù đắp tiền gốc và lãicủa khoản cho thuê thì công ty có thể sử dụng dự phòng rủi ro và ghi nợ phần chênh lệchcòn thiếu cho khách hàng.

Khởi kiện khách hàng thuê tài chính

Công ty có thể tiến hành khởi kiện khách hàng trong những trường hợp kháchhàng cố tình không trả nợ, không hợp tác trong quá trình xử lý khoản nợ hoặc có hành vilừa đảo tại tòa án kinh tế( tranh chấp với pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh) hoặctòa án dân sự ( tranh chấp với cá nhân)

Bán khoản nợ xấu cho công ty mua bán nợ

Một biện pháp khác cũng rất khả thi trong trường hợp công ty phải đối mặt với cáckhoản nợ xấu, nợ khó đòi là bán khoản nợ lại cho công ty mua bán nợ Sau khi thỏa thuậnđược mức giá và ký kết hợp đồng mua bán nợ, công ty tiến hành ghi nhận doanh thu vàxóa khoản nợ ở ngoại bảng

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê

tài chính

Công tác quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính chịu tác động của rất nhiềunhân tố, trong đó có hai nhóm nhân tố cơ bản là các nhân tố chủ quan và nhân tố kháchquan

Thứ hai, rủi ro cho thuê tài chính cũng có thể xuất phát từ chất lượng nguồn nhânlực của công ty Việc thiếu nhân lực hoặc nguồn nhân lực chưa được đào tạo một cáchthích hợp sẽ làm giảm hiệu quả công tác quản lý rủi ro mà công ty đã đề ra Mặt khác,

Trang 30

vấn đề đạo đức của cán bộ cho thuê cũng là một vấn đề đáng quan tâm Việc cán bộ chothuê thực hiện gian lận, cấu kết với khách hàng để thực hiện hành vi phạm pháp cũng làmtăng mức rủi ro mà công ty phải gánh chịu.

Thứ ba, chính sách cho thuê tài chính chưa hợp lý cũng có thể gây ra những rủi rokhông lường trước Một chính sách cho thuê chỉ tập trung vào mục tiêu tăng trưởng dư nợcho thuê hơn là chú trọng vào chất lượng cho thuê có thể làm gia tăng những khoản chothuê không tốt Đồng thời, nếu quy trình cho thuê, quy trình thẩm định không được quyđịnh chặt chẽ sẽ tạo ra những kẽ hở, gây ra những tổn thất cho công ty, đồng thời gây rakhó khăn cho công tác quản lý rủi ro.Bên cạnh đó, chính sách khách hàng cũng có vai tròhết sức quan trọng Xây dựng một chính sách khách hàng hợp lý sẽ duy trì được lượngkhách hàng quen thuộc, thu hút được các khách hàng mới, lựa chọn được các khách hàngtốt, giúp công ty có được các khoản cho thuê tốt, từ đó giảm rủi ro mà công ty phải đốimặt cũng như công tác quản lý rủi ro thuận lợi hơn

1.3.3.2 Nhân tố khách quan

Hiệu quả của công tác quản lý rủi ro cho thuê tài chính không chỉ chịu ảnh hưởngcủa những nhân tố xuất phát từ bản thân bên cho thuê mà còn chịu những tác động kháchquan khác từ môi trường bên ngoài

Chính sách kinh tế vĩ mô và môi trường pháp lý:

Chính sách kinh tế vĩ mô và môi trường pháp lý tác động lên toàn bộ nền kinh tế,

do đó cũng tác động đến hoạt động kinh doanh của bên thuê và bên cho thuê Nếu Chínhphủ đưa ra những chính sách tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối vĩ môđược đảm bảo cũng như một môi trường pháp lý thuận lợi sẽ tạo đà cho hoạt động chothuê tài chính phát triển, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động Đồng thờicũng tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, tăng khả năng trả

nợ cho các doanh nghiệp thuê tài chính, giảm rủi ro cho các công ty cho thuê tài chính

Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội:

Trong môi trường chính trị - xã hội ổn định, kinh tế trong giai đoạn hưng thịnh,nhu cầu thuê tài chính tăng cao, bên thuê hoạt động có lợi nhuận cao, khả năng trả nợđược đảm bảo, rủi ro mà bên cho thuê phải đối mặt không nhiều Ngược lại, trong giaiđoạn suy thoái, rủi ro cho thuê tài chính tăng lên do tình hình sản xuất kinh doanh gặpkhó khăn, nhu cầu thuê tài chính mở rộng sản xuất giảm

 Môi trường tự nhiên:

Trang 31

Bên cạnh các yếu tố tự nhiên như về thiên tai, dịch bệnh gây ảnh hưởng xấu đếnhoạt động sản xuất kinh doanh, yếu tố khí hậu đặc thù ở mỗi nơi cũng có tác động đếnhoạt động cho thuê tài chính Khí hậu khắc nghiệt, điều kiện tự nhiên không ổn định sẽgây khó khăn cho việc bảo quản, sử dụng tài sản cho thuê, tài sản thuê nhanh hỏng, sửdụng không hiệu quả, dẫn tới khả năng thu hồi thấp.

 Về phía khách hàng thuê tài chính

Những rủi ro xuất phát từ phía khách hàng có thể do cố ý hoặc từ những nguyênnhân bất khả kháng Khách hàng có thể chủ định lừa đảo, gian lận nhằm lừa gạt lấy vốnvay thông qua hoạt động cho thuê tài chính dưới nhiều hình thức như làm giấy tờ giả, báocáo tài chính sai lệch, thông đồng với nhà cung cấp khống giá tài sản thuê, cố tình sửdụng tài sản thuê sai mục đích, Ngoài ra, khách hàng cũng có thể gặp những trường hợpbất khả kháng như kinh doanh thua lỗ do năng lực kinh doanh thấp, gặp thiên tai,… do đókhông có khả năng trả nợ cho công ty cho thuê tài chính cũng như không có khả năngmua lại tài sản thuê

Trang 32

mới trang thiết bị hoạt động Nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động cho thuê tàichính và những ưu việt của hình thức này, Ngân hàng Nhà nước đã ra Quyết định số 149/

QĐ –NH5 về việc ban hành Thể lệ tín dụng thuê mua Theo đó, Công ty Tín dụng thuêmua trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo Quyếtđịnh số 128/QĐ –NH5 ngày 26/4/1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việcthành lập công ty chuyên doanh trực thuộc Ngân hàng đầu tư và phát triển ViệtNam( BIDV)

Tuy nhiên, cũng như các Phòng tín dụng thuê mua tại các ngân hàng quốc doanhkhác, hoạt động của Công ty gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc Trước thực trạng đó, đểtạo hành lang thông thoáng hơn cho hoạt động cho thuê, ngày 9/10/1995 Chính Phủ đãban hành Nghị định 64/CP - quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Công ty chothuê tài chính tại Việt Nam Công ty cho thuê tài chính ( trên cơ sở tiền thân Công ty tíndụng thuê mua) được thành lập theo Quyết định số 305/19998/QĐ-NHNN5 của Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 14/12/1998 với têngọi chính thức là Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

Công ty CTTC là đơn vị thành viên thứ 65 của BIDV, là đơn vị hạch toán kinh tếđộc lập đầu tiên của hệ thống và cũng là một trong những công ty cho thuê tài chính đượcthành lập sớm nhất hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này Theo Điều 2 của Quyếtđịnh số 305 trên, “Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

là một pháp nhân; là doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Việt Nam; được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cấp vốn điều lệ; cóquyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính, chịu ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đốivới Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo quy định tại Điều lệ của Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Việt Nam.”

2.1.2 Một số nét chính về công ty

2.2.2.1 Lĩnh vực hoạt động

Theo Quyết định thành lập của Thống đốc NHNN, theo Điều lệ công ty, Công tyCTTC BIDV được phép thực hiện các hoạt động trong 5 lĩnh vực chính: huy động vốn,cho thuê tài chính, mua và cho thuê lại dưới hình thức cho thuê tài chính, cho vay vốn lưuđộng và thực hiện bao thanh toán, hoạt động ngoại hối và một số các hoạt động kháchtheo quy định của Nhà nước

Thứ nhất, công ty được thực hiện hoạt động huy động vốn.

Công ty được huy động vốn từ mọi nguồn vốn trong và ngoài nước dưới các hình thức:

Trang 33

- Nhận tiền gửi có kỳ hạn 01 năm trở lên của các tổ chức, cá nhân.

- Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác có kỳ hạn trên

01 năm để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi được Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận

- Vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước

- Nhận các nguồn vốn theo quy định của pháp luật

Thứ hai, công ty được thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính.

-Cho thuê tài chính dưới các hình thức được pháp luật cho phép đối với các tài sản

là máy móc, thiết bị và các động sản khác cho các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thànhphần kinh tế hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

-Cho thuê hợp vốn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

- Nhập khẩu trực tiếp những máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và độngsản mà bên thuê đã được phép mua, nhập khẩu và sử dụng theo các quy định hiện hànhcủa pháp luật

Thứ ba, công ty được thực hiện mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài

chính Công ty mua lại máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và động sản thuộc sởhữu của bên thuê và cho thuê tài chính lại chính các tài sản đó dưới hình thức cho thuê tàichính để bên thuê tiếp tục sử dụng phục vụ cho hoạt động của mình

Thứ tư, công ty thực hiện cho vay vốn lưu động và thực hiện bao thanh toán.

Thứ năm, công ty được phép thực hiện hoạt động ngoại hối theo các nội dung ghi

trong Giấy phép hoạt động ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước cấp

Ngoài ra, Công ty cũng được thực hiện các hoạt động khác theo quy định phápluật như:

-Tư vấn cho khách hàng về những dịch vụ có liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tàichính

-Thực hiện các dịch vụ uỷ thác, quản lý tài sản và bảo lãnh liên quan đến hoạtđộng cho thuê tài chính

-Đầu tư, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp tài sản thế chấp, cầm cố đã chuyển thành tàisản do công ty quản lý để sử dụng hoặc kinh doanh theo các quy định của pháp luật

-Thực hiện các nghiệp vụ khác theo uỷ quyền của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam

và được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép

Trang 34

- Công ty thực hiện các nghiệp vụ theo quy định của pháp luật về tài chính, tíndụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanhcủa mình.

- Công ty chịu sự quản lý, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước, Ngânhàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Từ mô hình tổ chức đơn giản khi mới thành lập năm 1998 với 01 Ban lãnh đạo, 03phòng chức năng Kinh doanh, Tổng hợp, Kế toán, đến năm 2009, mô hình tổ chức và hoạt động của Công ty CTTC BIDV đã có nhiều biến chuyển tích cực

Trang 35

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Công ty CTTC đến ngày 31/12/2009

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009- Công ty CTTC- BIDV)

Mô hình tổ chức mới vừa tăng tính chuyên môn hóa của mỗi Phòng, Ban vừa làm

mối quan hệ giữa Công ty với Hội sở chính BIDV và giữa các bộ phận trong Công ty rõ

ràng và chặt chẽ hơn

Mối quan hệ giữa các Ban, Trung tâm tại Hội sở chính BIDV với các phòng thuộc

Công ty CTTC trong nghiệp vụ là mối quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ và phối hợp

BAN ĐIỀU HÀNH

Các phòng chức năng

Phòng Quan hệ khách hàng I

Phòng Quan hệ khách hàng II

Phòng Quan hệ khách hàng III

Phòng Quản trị rủi ro

Phòng Quản trị tín dụng

Phòng Cho thuê nội ngành

Phòng Tổ chức - hành chính

Phòng Kế hoạch tổng hợpPhòng Kế toán - Tài chính

Trang 36

triển khai nhiệm vụ cụ thể theo Quy chế điều hành của Tổng giám đốc và các quy trình ,quyết định nghiệp vụ có liên quan.

Đồng thời, giữa các phòng nghiệp vụ trong Công ty CTTC cũng có mối quan hệrất mật thiết, cùng phối hợp công tác theo các quy trình nghiệp vụ và theo chức năng,nhiệm vụ từng phòng

Ngoài ra, Chi nhánh, Phòng giao dịch, Điểm giao dịch thuộc Công ty chịu sựhướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ về nghiệp vụ của các phòng tại trụ sở chính Công ty tùy theochức năng, nhiệm vụ từng phòng để cùng thực hiện nhiệm vụ chung

Chức năng nhiệm vụ cụ thể của các Phòng, Ban trong Công ty được quy định cụthể như sau:

Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban điều hành

Theo Điều lệ của Công ty, Hội đồng quản trị có chức năng quản trị Công ty theocác quy định của Pháp luật, Điều lệ tổ chức, và hoạt động của BIDV nhằm quản lý, sửdụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn mà BIDV đã giao quản lý Ban kiểm soát cóchức năng kiểm soát hoạt động của Công ty Ban điều hành bao gồm Giám đốc và cácPhó Giám đốc, có nhiệm vụ điều hành hoạt động của công ty, đảm bảo thực hiện các kếhoạch và mục tiêu của Công ty cũng như của BIDV

Phòng quan hệ khách hàng

Hiện tại, Công ty có 3 phòng Quan hệ khách hàng, thực hiện hai nhiệm vụ chínhlà: công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng và tham gia công tác cho thuê tàichính

Trang 37

Phòng cho thuê nội ngành

a Cho thuê tài chính với các tài sản mua bán từ chi nhánh BIDV

b Cho thuê tài chính đối với các tài sản mua bán tập trung toànngành

Phòng Tổ chức hành chính

a Thực hiện tổ chức nhân sự

b Thực hiện các công tác văn phòng, hành chính quản trị

2.1.3 Kết quả hoạt độngcủa Công ty giai đoạn 2006-2009

Theo Điều lệ của Công ty, vốn hoạt động của Công ty bao gồm: Vốn điều lệ, cácQuỹ bao gồm : quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự trữ bổ sung vốn lưuđộng, các loại quỹ khác và lợi nhuận chưa chia, vốn huy động được và các loại vốn khác

a, Về quy mô nguồn vốn

Theo dõi sự thay đổi của nguồn vốn qua các năm 2006-2009 có thể thấy tổngnguồn vốn của Công ty không ngừng gia tăng từ năm 2006- 2008, tuy nhiên trong năm

2009, tổng tài sản giảm 57.25 tỷ ( giảm 3.6%) do dư nợ nội ngành giảm mạnh

Trang 38

Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn 2006-2009

2006-Từ bảng 2.1, có thể thấy quy mô nguồn vốn của Công ty tăng liên tục qua các năm

từ 2006-2008, tuy nhiên đến năm 2009 đã bắt đầu bị suy giảm Nếu như năm 2006, tổngnguồn vốn là 949,821 triệu đồng thì đến năm 2007 đã tăng lên 1,192,369 triệu, tốc độ

Trang 39

tăng trưởng đạt 25.54% thì đến năm 2008 đã tăng mạnh lên 1,705,377 triệu đồng, tăng43.02% so với năm 2007, do sự tăng mạnh của nguồn vốn huy động ( tăng 48.29%) Tuynhiên trong năm 2009, do gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế suy thoái nên nguồn vốn chỉcòn 1,648,000 triệu đồng, giảm 57,377 triệu đồng so với năm 2008 do vốn huy độnggiảm mạnh, đặc biệt là khoản nhận tiền gửi( giảm 65.28%) và tài sản khác (giảm70.96%).

Cùng với sự gia tăng của nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn cũng ngày càng dịchchuyển theo hướng tích cực Nếu như trong những năm đầu mới thành lập, công ty hoạtđộng chủ yếu dựa vào vốn tự có và nguồn vốn vay các TCTD khác, mà chủ yếu làBIDV, thì trong những năm từ 2006- 2009, công ty mở rộng nguồn vốn vay từ các tổchức tín dụng khác như BIC, Bảo hiểm tiền gủi Việt Nam Năm 2006, tỷ trọng của vốn tự

có là 23.3% thì đến năm 2008 chỉ còn 16.1% và năm 2009 là 18.47% Trong khi đó, vốnhuy động có mức tăng trưởng khá cao trong năm 2007 và 2008 ( lần lượt là 31.37% và48.29%)

Tuy nhiên, qua 15 năm hoạt động, công ty vẫn hoạt động chủ yếu dựa trên nguồnvốn chủ sở hữu và vốn vay từ BIDV, hoạt động nhận tiền gửi tuy cũng có sự tăng trưởngqua các năm nhưng chỉ chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn ( năm 2008 chiếm 3.78% vànăm 2009 là 1.36%) Đó là do khả năng huy động bằng các hình thức khác như pháthành trái phiếu, chứng chỉ nợ hay vay trên thị trường liên ngân hàng của công ty là rấtkhó khăn Công ty không có mạng lưới chi nhánh, uy tín không đủ cao để cạnh tranh vớicác ngân hàng thương mai trong việc thu hút nguồn vốn từ dân cư nên khả năng tự huyđộng vốn gặp khó khăn Đối với phát hành trái phiếu, công ty không đáp ứng được điềukiện về tỷ lệ nợ xấu dưới 5% , đồng thời vay vốn trên thị trường liên ngân hàng phải chịumức lãi suất rất cao nên công ty cũng không thể thu hút vốn từ nguồn này

b, Hoạt động tín dụng của công ty

Hoạt động tín dụng của công ty hiện nay vẫn chỉ có một sản phẩm dịch vụ duynhất là cho thuê tài chính Đó là do Công ty Cho thuê tài chính là một tổ chức tín dụngphi ngân hàng, nên không được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng của như cáchoạt động khác liên quan Cho đến nay, Công ty vẫn chưa được phép thực hiện cácnghiệp vụ đầu tư tài chính và chưa đủ điều kiện để cho thuê vận hành Có thể thấy, chothuê tài chính là hoạt động chủ đạo của công ty, đưa lại doanh thu và lợi nhuận lớn nhấtcho công ty

Ngày đăng: 29/03/2013, 14:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cho thuê tài chính ba bên - 8 Tăng cường quản lý rủi ro tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Việt Nam
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cho thuê tài chính ba bên (Trang 12)
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ cho thuê tài chính hai bên - 8 Tăng cường quản lý rủi ro tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Việt Nam
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ cho thuê tài chính hai bên (Trang 15)
Sơ đồ 1.3. Nội dung công tác phòng ngừa hoạt động cho thuê tài chính - 8 Tăng cường quản lý rủi ro tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Việt Nam
Sơ đồ 1.3. Nội dung công tác phòng ngừa hoạt động cho thuê tài chính (Trang 22)
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Công ty CTTC đến ngày 31/12/2009 - 8 Tăng cường quản lý rủi ro tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Việt Nam
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Công ty CTTC đến ngày 31/12/2009 (Trang 34)
Bảng 2.2:  Dư nợ cho thuê 2006-2009 - 8 Tăng cường quản lý rủi ro tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Việt Nam
Bảng 2.2 Dư nợ cho thuê 2006-2009 (Trang 38)
Bảng 2.3. Thị phần của các Công ty cho thuê tài chính hội viên  Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam năm 2008 - 8 Tăng cường quản lý rủi ro tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Việt Nam
Bảng 2.3. Thị phần của các Công ty cho thuê tài chính hội viên Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam năm 2008 (Trang 41)
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh - 8 Tăng cường quản lý rủi ro tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Việt Nam
Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 42)
Bảng 2.5:  Dư nợ cho thuê và nợ quá hạn 2006-2009 - 8 Tăng cường quản lý rủi ro tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Việt Nam
Bảng 2.5 Dư nợ cho thuê và nợ quá hạn 2006-2009 (Trang 45)
Bảng 2.6:  Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu 2006-2009 - 8 Tăng cường quản lý rủi ro tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Việt Nam
Bảng 2.6 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu 2006-2009 (Trang 46)
Bảng 2.7 thể hiện tỷ lệ nợ xấu của 6 công ty cho thuê tài chính có dư nợ cho thuê  lớn nhất Việt Nam trong năm 2008 - 8 Tăng cường quản lý rủi ro tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Việt Nam
Bảng 2.7 thể hiện tỷ lệ nợ xấu của 6 công ty cho thuê tài chính có dư nợ cho thuê lớn nhất Việt Nam trong năm 2008 (Trang 48)
Bảng 2.8:  Lãi treo và tỷ lệ lãi treo 2006-2009 - 8 Tăng cường quản lý rủi ro tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Việt Nam
Bảng 2.8 Lãi treo và tỷ lệ lãi treo 2006-2009 (Trang 49)
Bảng 2.9:  Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro 2006-2009 - 8 Tăng cường quản lý rủi ro tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Việt Nam
Bảng 2.9 Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro 2006-2009 (Trang 49)
Bảng 2.10. Chính sách khách hàng - 8 Tăng cường quản lý rủi ro tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Việt Nam
Bảng 2.10. Chính sách khách hàng (Trang 52)
Sơ đồ 2.2 : Quy trình cho thuê tài chính - 8 Tăng cường quản lý rủi ro tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Việt Nam
Sơ đồ 2.2 Quy trình cho thuê tài chính (Trang 55)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w