Phiếu mô tả dự án dự thi:Chủ đề tích hợp liên mônI.Tên dự án: Vận dụng kiến thức các môn đã học để tìm hiểu tiết 113- văn bản:Ca Huê trên sông Hương của Hà ánh Minh-Ngữ Văn 7 tập 2 II.Mụ
Trang 1Phiếu mô tả dự án dự thi:Chủ đề tích hợp liên môn
I.Tên dự án:
Vận dụng kiến thức các môn đã học để tìm hiểu tiết 113- văn bản:Ca Huê trên sông Hương của Hà ánh Minh-Ngữ Văn 7 tập 2
II.Mục tiêudạy học
-Kiến thức: Qua bầi học bổ xung thêmvề kiểu văn bản nhật dụng viết theo thể loại bút ký,phương thức biểu đạt thuyết minh kết hợp yếu tố miêu tả ,biểu cảm.Giúp hs bcảm nhận được vẻ đẹp sinh hoạt vaqn hoá truyền thống độc đáo ở
cố đô Huế- một vùng dân ca với những con người rất đỗi tài hoa
-Kỹ năng:rèn cho hs kỹ năng tích hợp liên môn:Địa lý,Âm nhạc,Lịch sử GDCD
và kiến thức thực tế để tìm hiểu văn bản ca Huế trên sông Hương
-Tư tưởng :Giáo dục cho học sinh niềm say mê tự hào ý thức giữ gìn phát huy những giá trị tinh thần phong phú của dân tộc
III.Đối tượng dạy học của dự án.
- Đối tượng:Học sinh khối 7
-Số lượng học sinh:41-Lớp 7b
IV.ý nghĩa vai trò của dự án
-Qua vận dụng kiến thức liên môn::Địa lý,Âm nhạc,Lịch sử GDCD và kiến thức thực tế để hiểu ddược giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
-Thông qua tổ chức các hoạt động day học,GV cho HS tự tìm hiểu khám phá những điều có liên quan đến nộidung văn bản mà trước đó các em chưa được biết.Bằng cách tích hợp môn Địa lý về vị trí của mảnh đất Huế rồi đặc điểm về điạ hình khí hậu mang lại sự phong phú về nghành nghề của người dân nơi đây.Vì vậy những làn điệu ca Huế ra đời rất phong phú thể hiện nét văn hoá độc đáo ,tâm hồn đa dạng của người dân xứ Huế
-Tích hợp với môn lịch sử HS hiểu rõ thêm về thời điểm các di tích lịch sử được hình thành
.Tích hợp với môn GDCD gợi nên tự hào yêu mến,ý thức giữ gìn phát huy những di sản văn hoá của dân tộc.Tích hợp môn âm nhạc mở rộng củng cố cho
Hs hiểu thêm về nguần gốc và vẻ đẹp của dân ca Việt Nam
-Từ các kiến thức trên GV hướng Hs vào các tình huống cụ thể để khmá phá kiến thức trong bài,giúp các em thảo luận ,phân tíchđánh giá tổng hợp đẻ HS hiểu bàimột cách nhanh nhất
-đây là một phương pháp dạy học sáng tạokhiến hs hứng thúhơn,say mê
Trang 2- Phương pháp đàm thoại giúp học sinh phát hiện một đoạn văn nói về nguồn gốc ca Huế trong sách giáo khoa và nhấn mạnh lịch su ca Huế xuất hiện từ cuối thế kỉ 17 đến cuối thế kỉ 18 tại Phú Xuân ( Bách khoa toàn thư)
b Các làn điệu ca Huế
- Sử dụng phương pháp đàm thoại giúp học sinh phát hiện ra những làn điệu ca Huế rất phong phú với những giai điệu âm hưởng của những lời ca này →tích hợp với âm nhạc lớp 6( điệu lý con sáo)
- Tích hợp với môn Địa lý ( về địa hình, thời tiết) về lịch sử để lý giải nguyên nhân ca Huế phong phú về làn điệu, âm hưởng
- Giáo viên cho học sinh tự bộc lộ hiểu biết về các làn điệu dân ca trên những vùng miền của đất nước ta ( tích hợp với âm nhạc lớp 6,7)
2 Cảnh ca Huế trên sông Hương
- Cho học sinh đọc đoạn “ đêm… hồn người”
- Giáo viên dùng phương pháp đàm thoại phát hiện ra và nghệ thuật tả cảnh dân ca Huế trên sông Hương để thấy được nét độc đáo về không gian, thời gian biểu diễn đến cảnh vật:huyền ảo, êm đềm, thơ mộng, yên bình ( cho học sinh quan sát hình ảnh chùa Thiên Mụ, tháp Phước Duyên) tích hợp với tư liệu Bách khoa toàn thư
- Nét đặc sắc của người biểu diễn ( nhạc công, ca công, nhạc cụ, cách thưởng thức…) từ đó thấy được tâm trạng của người thưởng thức vô cùng độc đáo→ tích hợp với giáo dục công dân bài 15 di sản văn hoá thế giới giáo viên khái quát nâng cao về ca Huế sản phẩm di sản văn hoá phi vật thể, kiệt tác văn hoá của Huế, của dân tộc được UNESCO công nhận ngày 7/11/2003
III Tổng kết
Dùng phương pháp đàm thoại tổng giá trị nội dung và nghệ thuật rút ra ghi nhớ
IV Luyện tập
Cho học sinh thảo luận ( đàm thoại)
tại sao ca Huế lại là thú chơi tao nhã( tích hợp với giáo dục công dân)
V Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
Thông qua luyện tập giáo viên nêu cho học sinh kĩ năng phân tích tổng hợp vấn
đề Rút ra ý nghĩa bài văn thể loại phương thức biểu đạt
VI Các sản phẩm của học sinh
Qua bài học giúp học sinh có kĩ năng vận dụng kiểm tra liên môn để tìm hiểu các tác phẩm tương tự trong chương trình
Tiết 113: Văn bản : CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
( Hà Ánh Minh, báo “Người Hà Nội” )
A Mục tiêu cần đạt
Trang 3- Giúp HS cảm nhận đựơc vẻ đẹp một sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế, một vùng dân ca với những con người rất đỗi tài hoa
- Giáo dục học sinh niềm say mê tự hào, ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị tinh thần phong phú
B Chuẩn bị
- Giáo viên soạn GA,máy chiếu , tranh ảnh minh họa
- Học sinh đọc văn bản, soạn bài theo câu hỏi SGK, tìm hiểu các tư liệu liên quan đến bài học
C Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1 Ổn định tổ chức
2 Bài mới:
• Giới thiệu bài:
Giờ học hôm nay cô trò ta cùng nhau đến với xứ Huế yêu thương ,khúc ruột của miền Trung nối liền Quảng Trị với Đà Nẵng Và hôm trước cô đã dặn các
em về tìm hiểu những thông tin có liên quan đến nội dung bài học
? Cô muốn hỏi trong lớp ta có bạn nào đã được đến Huế rồi thì em hãy trình bày những hiểu biết của em về xứ Huế cho cả lớp nghe nào ?
- Huế là cố đô cổ của Việt Nam
- Là nơi nhà Nguyễn lập triều đại phong kiến cuối cùng
- Huế gồm các thành quách, lăng tẩm của các triều đình phong kiến như : lăng
Tự Đức, lăng Khải Định Khu đại nội là khu cổ xưa nhất
- Huế có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng như: núi Ngự, cầu Tràng Tiền …
? Thế còn những em khác chưa được đến Huế, hãy nêu những hiểu biết của em về Huế qua những tư liệu sưu tầm được, qua những bài học và qua những phương tiện thông tin đại chúng ?
- Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm
2003 và nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là di sản văn hoá phi vật thế
GV: Bây giờ cô cho các em xem một số hình ảnh di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của Huế qua 1 đoạn phim ngắn sau đây.
- Máy : đây là hình ảnh cố đô Huế cổ kính -> Đại nội Huế với những cô gái
Huế duyên dáng -> cảnh sông Hương núi Ngự nên thơ hùng vĩ -> cầu Tràng Tiền đẹp lung linh trong đêm -> và đây là hình ảnh hoàng hôn tím thanh bình
GV: Huế không chỉ nổi tiếng bởi những lăng tẩm , những cung điện cổ kính và
những danh lam thắng cảnh mà Huế còn làm say lòng người bởi những nét đẹp văn hoá hết sức độc đáo, không thể trộn lẫn vào đâu được Và một trong những nét đẹp văn hoá ấy chính là ca Huế Để hiểu hơn về nét đẹp văn hoá này, hôm nay cô cùng các em tìm hiểu văn bản “Ca Huế trên sông Hương” của tác giả
Hà Ánh Minh ,đăng trên báo “ Người Hà Nội “ Các em mở vở ghi bài …
Cô cùng các em tìm hiểu phần thứ nhất
Trang 4I Đọc – tìm hiểu chung:
1 Đọc - hiểu chú thích
- GV hướng dẫn đọc:
- VB “Ca Huế trên sông Hương” là một bài bút ký ghi chép rất sinh động nét sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế, nên khi đọc VB chúng ta cần đọc với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng và ngắt nhịp đúng ở những câu đặc biệt Đối với những đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả thì đọc với giọng nhẹ nhàng, diễn cảm hơn
? 1 em đọc 1 đoạn văn bản mà em yêu thích nhất theo đúng yêu cầu mà cô vừa nêu ra ?
- HS đọc đoạn: “Đêm đã về khuya” đến hết
-> GV gọi HS nhận xét, GV bổ sung và đọc mẫu câu cuối.
? Bây giờ chúng ta chuyển sang tìm hiểu phần chú thích Ở SGK có rất nhiều các từ ngữ khó đã giải thích đầy đủ Tuy nhiên cô muốn hỏi các em ngoài những từ đó thì em thấy có từ nào chưa hiểu ?
-> trai hiền gái lịch, tao nhã.
- GV giải thích các từ :
+ trai hiền gái lịch: đặt ở trong VB này có nghĩa là những người con trai con gái hết sức thanh lịch, hiền lành
+ tao nhã: thanh cao, lich sự
2 Thể loại và phưong thức biểu đạt:
? VB này được viết theo thể loại gì mà các em đã học ?
- VB được viết theo thê loại bút ký
? Vậy VB được trình bày chủ yếu bằng phương thức biểu đạt nào ?
- Phương thức biểu đạt chính là thuyết minh
? Căn cứ vào đâu mà em nghĩ như vậy ?
- Vì bài văn chủ yếu là giới thiệu cho người đọc về ca Huế
GV: văn bản này được viết chủ yếu bằng ptbđ thuyết minh bởi vì nó giới thiệu
với chúng ta một nét văn hoá của cố đô Huế và Ptbđ này chúng ta sẽ được học
kỹ ở lớp 8
? Có phải tác giả chỉ sử dụng ptbđ thuyết minh không hay là có sự kết hợp thêm các yếu tố nào khác ?
- Kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm Vì ngoài giới thiệu ra tác giả còn miêu tả về nét đẹp cảnh vật ở Huế và tác giả còn có những lời nhận xét bình luận từ chính tâm hồn của mình về những cảnh đẹp ở đây
GV: như vậy đây là VB nhật dụng được viết theo thể loại bút ký, sử dụng ptbđ
thuyết minh kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm
Máy: + thể loại: bút ký
+ ptbđ: thuyết minh kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm.
3 Bố cục
Trang 5GV: Đây là VB nhật dụng viết theo PTBĐ thuyết minh và khó có thể chia bố
cục của VB này Tuy nhiên ta vẫn có thể tìm được 1 bố cục tương đối cho VB
? VB có thể chia thành mấy phần ? ND?
Máy 2 phần: - phần 1: “từ đầu lý hoài nam ” :giới thiệu các làn điệu dân ca Huế
- phần 2: còn lại : cảnh 1 đêm ca Huế trên sông Hương
? Cã em nµo cã ý kiÕn kh¸c kh«ng ? - kh«ng
GV: C« còng nhÊt trÝ víi ý kiÕn cña c¸c em, về cơ bản chúng ta sẽ tìm hiểu
VB này qua 2 phần như thế Tuy nhiên trong phần 2, có 1 đoạn: “Ca Huế
hình thành … đầy sức quyến rũ ” nêu lên nguồn gốc và giới thiệu thêm các làn điệu dân ca Huế, cô sẽ phân tích kết hợp ở phần 1
Gv :Và để cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh ca Huế chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung văn bản
II Đọc - hiểu nội dung văn bản :
1- Giới thiệu chung về ca Huế a) Nguồn gốc của ca Huế
? Em hãy tìm trong phần 2 của văn bản và đọc đoạn văn tác giả giới thiệu nguồn gốc ca Huế ?
? Ca Huế được hình thành ntn ?
- HS: Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình
Gv- Ca Huế có nguồn gốc rất đặc biệt.Nó được hình thành từ dòng ca nhạc
dân gian mộc mạc, sôi nổi của cuộc sống đời thường và ca nhạc cung đình , nhã nhạc trang trọng uy nghi dùng trong các buổi lễ trang nghiêm của triều đình phong kiến Hai dòng nhạc này tưởng chừng như đối lập nhau nhưng có sự kết hợp hài hoà làm cho ca Huế có thần thái của ca nhạc thính phòng Chính điều
đó đã tạo nên những làn điệu hết sức đặc biệt của ca Huế Và tìm lại lịch sử hình thành ca Huế thì người ta thấy các làn điệu ca Huế lần lượt xuất hiện từ cuối thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 18, tại Phú Xuân - thủ phủ của chúa Nguyễn , thuộc phía nam kinh thành Huế hiện nay các em ạ !
Gv : Như vậy ca Huế là sự kết hợp của: + Dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc
cung đình
.Ghi bảng : Kết hợp : + Dòng ca nhạc dân gian
+ Dòng ca nhạc cung đình
GV chuyển ý:
b) Các làn điệu ca Huế
Đọc phần 1 của VB từ đầu đến “lý hoài nam”
? Theo dõi vào phần VB bạn vừa đọc, em cho biết tác giả đã giới thiệu với chúng ta điều gì về ca Huế ?
- Tác giả giới thiệu các làn điệu ca Huế và đặc điểm nổi bật của từng làn điệu
? Vậy ca Huế có những làn điệu nào ?
Trang 6Máy - Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh
- Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung
- Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện
- Lý con sáo, lý hoài xuân, lý hoài nam
- Khúc điệu nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân
- Tứ đại cảnh
GV : Những làn điệu ca Huế đựơc cất lên trong những khung cảnh cụ thể của
cuộc sống sinh hoạt đời thường: hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày gặt hái, trồng cây, chăm tằm, khi giã gạo, khi ru em, khi vui, cũng như khi buồn Và mỗi làn điệu có một linh hồn riêng, nó mang trong mình hơi thở của cuộc sống
GV: Bây giờ cô trò ta cùng thưởng thức ®o¹n ca HuÕ trong điệu Lý con s¸o Máy : Điệu : Lý con sáo
Và chúng ta nghe tiếp điệu “T¬ng t khóc”
? Qua nghe 2 làn điệu ca Huế kết hợp với quan sát phần 1 của VB, em có cảm nhận gì về giai điệu, âm hưởng của những lời ca này ?
Máy - Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh -> buồn bã
- Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung -> náo nức, nồng hậu tình người
- Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện -> gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh
- Lý con sáo, lý hoài xuân, lý hoài nam -> khao khát nỗi mong chờ
- Khúc điệu nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc -> buồn man mác thương cảm, bi ai, vương vấn
- Tứ đại cảnh -> không vui không buồn
GV: Như vậy thể điệu ca Huế có sôi nổi tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng,
có tiếc thương ai oán
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng để giới thiệu các làn điệu ca Huế ?
Máy – Tác giả sử dụng phép Liệt kê kết hợp với giải thích, bình luận
? Vậy thông qua nghệ thuật này đã nói lên vẻ đẹp nào của ca Huế ?
- Ghi bảng: + Các làn điệu ca Huế rất phong phú
+ Thể hiện đời sống nội tâm của con người Huế
? ca Huế đẹp cả về hình thức lẫn nội dung Theo em, sự phong phú về làn điệu, về âm hưởng, và giai điệu của ca Huế có mối liên hệ ntn đến điều kiện
tự nhiên,đến lịch sử, mảnh đất và con người Huế ?
- HS 1: + Ở Huế có địa hình rất đa dạng: có núi, rừng, sông, biển cho nên các ngành nghề cũng rất đa dạng Vì thế mà số lượng các bài hò trong lúc lao động cũng nhiều thêm
Trang 7+ Tâm hồn người Huế cũng rất đa dạng: lúc buồn, lúc vui, lúc hạnh phúc, lúc đau khổ Vì thế những lời ca cũng sẽ mang theo những cảm xúc của con người
- HS 2: Ca Huế phong phú về làn điệu và âm hưởng còn là vì Huế là cố đô của đât nước ta nên nó tâp hợp dân ca của tất cả các vùng miền
GV: Các em đã có kiến thức rất tốt về địa lý, lịch sử của mảnh đất Huế Bên
cạnh đó:
+ Thời tiết ở đây rất đặc biệt, chia thành 2 mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô Vào mùa mưa những cơn mưa kéo dài đến 2, 3 ngày Cả cố đô Huế như được choàng lên 1 lớp áo cổ kính bàng bạc trong màn mưa Không gian đất trời
ui ui buồn bã khiến cho lòng người man mác bâng khuâng
+ Còn một điều nữa ,chúng ta biết, Huế là kinh đô của đất nước ta Cho nên con người Huế chịu ảnh hưởng không nhỏ của các lễ giáo phong kiến Vì vậy mà họ có đời sống nội tâm rất đặc biệt Nếu chúng ta đến Huế thì chúng ta không cảm thấy sự ồn ã, náo nhiệt mà có cảm giác rất yên bình, thơ mộng Con người Huế cũng vậy, họ vui nhưng không ồn ào Họ bình lặng, trầm lắng và rất sâu sắc Tất cả những điều đó làm cho ca Huế phong phú về làn điệu và âm hưởng
? Vậy ngoài các làn điệu dân ca Huế, em còn biết được những làn điệu dân
ca của những vùng nào trên đất nước ta ?
- Dân ca quan họ Bắc Ninh
- Dân ca Bắc Bộ
- Dân ca Nam Bộ
? Em nào có thể hát tặng cả lớp 1 làn điệu dân ca mà em yêu thích ?
- Dự kiến bài “Đi cấy” – Dân ca Bắc Bộ
GV chuyển: Trở lại với dân ca xứ Huế , Các em thấy mỗi làn điệu có giọng
điệu riêng, âm hưởng riêng và nếu chúng ta được ngồi trên thuyền rồng xuôi sông Hương để thưởng thức ca Huế thì mới cảm nhận hết vẻ đẹp của xứ Huế mộng mơ Vậy vẻ đẹp của đêm ca Huế ntn, chúng ta cùng nhau thưởng thức ở nội dung thứ 2
2 Cảnh một đêm ca Huế trên sông Hương
GV đọc “Đêm … hồn người”
? Cảnh ca Huế diễn ra trong thời gian và không gian nào ?
Máy: - Thời gian : ban đêm
- Không gian: trên thuyền rồng xuôi dòng sông Hương
Máy: Các em ạ ! Đây là hình ảnh thuyền rồng trên sông Hương
GV miêu tả: Thuyền rồng này xưa kia chỉ dành cho vua chúa đi dạo chơi Các
em quan sát, trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng Giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy
Trang 8Xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi thuyền là một đầu rồng như muốn bay lên
? Em có nhận xét gì về không gian biểu diễn ca Huế ?
- Không gian biểu diễn ca Huế rất độc đáo Đó là trên thuyền rồng giữa dòng sông Hương
GV: Sân khấu biểu diễn ca Huế là một con thuyền đang chuyển động, lững lờ
trôi trên dòng sông Hương thơ mộng Và trong khoang thuyền nhỏ ấm cúng ấy, người biểu diễn và người thưởng ngoạn rất gần gũi với nhau, cùng đồng cảm, sẻ chia cảm xúc
? Không gian biểu diễn ca Huế độc đáo như vậy Còn thời gian biểu diễn ca Huế có gì đặc biệt ?
- Ca Huế diễn ra suốt đêm: từ lúc thành phố lên đèn đến lúc gà gáy gọi 5 canh
? Vậy cảnh ấy được miêu tả cụ thể trong những thời điểm nào ?
Máy :
- Đêm: Thành phố lên đèn như sao sa Màn sương dày dần lên Cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục
- Trăng lên: Gió mơn man dìu dịu Dòng sông trăng gợn sóng Con thuyền bồng bềnh
- Đêm khuya: Chùa Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng
- (Và đến khi ) tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi 5 canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc
Máy: Hình ảnh thành phố Huế về đêm và chùa Thiên Mụ, tháp Phước Duyên.
GV giới thiệu:
? Trở lại với cảnh vật xứ Huế, em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh để miêu tả cảnh ở đây ?
Máy : Tác giả sử dụng các từ láy: “mơn man, dìu dịu, bồng bềnh” kết hợp với
ngôn ngữ miêu tả và biểu cảm
? Vậy những nét nghệ thuật ấy giúp em cảm nhận ntn về vẻ đẹp của cảnh vật trong đêm trăng trên sông Hương ?
Máy : Cảnh : huyền ảo ,êm đềm, thơ mộng, yên bình
Gv Cảnh vật trong đêm trăng lung linh , huyền ảo Cảm giác lúc đó không phải là dòng sông bình thường nữa mà là dòng sông trăng Trên đó chở con thuyền rồng và những người lữ khách say mê âm nhạc và thích thưởng thức ca Huế Thời gian, không gian biểu diễn ca Huế rất đặc biệt Nó khác với tất cả các hình thức diễn xướng khác mà các em đã từng được thưởng thức
? Thế còn người biểu diễn hiện lên ntn qua ngòi bút của tg ?
- Người biểu diễn caHuế là các ca công và nhạc công
Trang 9Máy: Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội
khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng
Máy: Ảnh các ca công nam nữ
GV giới thiệu
? Quan sát các bức ảnh và em có nhận xét gì về trang phục của họ ?
- Họ mặc rất lịch sự, duyên dáng
? Thế còn các nhạc công được tác giả miêu tả qua các từ ngữ nào ?
Máy: Các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón day, chớp,
búng, ngón phi, ngón rãi
? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để tả các ngón đàn của người nghệ sĩ ? Cách viết như vậy có tác dụng gì ?
Máy: Tác giả liệt kê hàng loạt các động từ gợi sự tài hoa , điêu luyện của
người nghệ sĩ
? Vậy các nhac công dùng những nhạc cụ nào để biểu diễn trong đêm ca Huế ? Em đọc câu văn giới thiệu các nhạc cụ ?
- Trong khoang thuyền dàn nhạc gồm : đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp
Máy: Hình ảnh các nhạc cụ
? Nhận xét về các nhạc cụ ? -> rất phong phú.
GV: Các nhạc cụ rất phong phú và đó là các nhạc cụ của dân tộc ta.
? Giữa mênh mông sông nước trên dòng sông Hương, âm hưởng của các làn điệu ca Huế làm cho du khách có tâm trạng như thế nào ?
- Máy : + Tâm trạng chờ đợi rộn lòng…
+ Xao động tận đáy hồn người
+ Tác giả như 1 lữ khách với hồn thơ lai láng, nồng hậu tình người
GV bình
Gv : Bây giờ cô trò ta cùng thưởng thức một ®o¹n d©n ca HuÕ trong lµn
®iÖu “hò giã gạo “
Máy: HS nghe ca Huế
? Nghe xong khúc ca này , các em có cảm xúc ntn ?
Nghe khúc ca này em thấy lòng rộn ràng, ấm áp tình người
Gv : Ca Huế làm đắm lòng người nghe và người xem bởi nó được đặt trong
hình thức diễn xướng đặc biệt Nếu ca Huế không được biểu diễn trên sông Hương mà ở 1 không gian khác thì chắc hẳn mất đi vẻ thơ mộng, quyến rũ của
nó Cũng giống như không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác văn hoá phi vật thể truyền khẩu của nhân loại khi chúng ta đặt vào không gian diễn xướng rất riêng của nó đó là giữa mênh mông đại ngàn Tây Nguyên thì mới thật sự cảm thấy cái hay và cái độc đáo của
nó Và ca Huế cũng như vậy:
“Nếu không có điệu nam ai
Trang 10Sông Hương thức suốt đêm dài làm chi ?”
? Qua thưởng thức một đêm ca Huế, em có cảm nhận gì về hình thức biểu diễn và cách thưởng thức ca Huế ở đây ?
- Ghi: Hình thức biểu diễn và thưởng thức vô cùng độc đáo.
? Qua những trang bút ký này, em thấy tác giả đã gửi gắm tình cảm gì với
xứ Huế ?
- Tác giả thể hiện lòng yêu mến và niềm tự hào đối với dân ca Huế - di sản văn hoá của dân tộc
Gv: Quả thật ca Huế rất thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên
dáng từ nội dung đến hình thức, từ ca công đến nhạc công, từ giọng ca tiếng đàn đến cách trang điểm, phục trang, đạo cụ, từ cách thức biểu diễn của những ca sĩ duyên dáng đến cách thưởng thức Ca Huế là hội tụ tinh hoa tầm hồn của con người Huế và của mảnh đất Huế
V× vËy, ngày 7/11/2003 là ngày đáng nhớ của cố đô Huế với sự kiện nhã nhạc cung đình được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể
và truyền khẩu thế giới Lần đầu tiên tinh hoa nước Việt đứng vào hàng ngũ 46 kiệt tác văn hoá tinh thần vô giá của nhân loại
Ca Huế xứng đáng là niềm tự hào của người dân xứ Huế, của văn hoá cổ truyền Việt Nam, rất đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển
III Tổng kết
? Qua tìm hiểu toàn bộ văn bản, em có cảm nhận gì về nghệ thuật và nội dung của văn bản ?
Máy - Nghệ thụât:
+ kết hợp phương thức thuyết minh với miêu tả và biểu cảm + sử dụng phép liệt kê
? Tác giả Hà Ánh Minh muốn gửi gắm nội dung gì trong văn bản này?
- Nội dung: Tác giả giới thiệu vẻ đẹp của các làn điệu Ca Huế Đó là một hình thức sinh hoạt văn hoá âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng cần được bảo tồn và phát triển
* Ghi nhớ: Gọi học sinh đọc → Máy
? Học xong VB này tình cảm nào với Huế được khơi dậy trong em ?
Hs tự bộc lộ
GV: Người xứ Huế rất hiếu khách, họ luôn mở lòng để chào đón du khách,
chào đón chúng ta.Lòng hiếu khách được thể hiện trong bài ca dao :
“Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
Ai vô xứ Huế thì vô !”
Vây cô mong các em chăm ngoan, học giỏi để có điều kiện đến thăm xứ Huế mộng mơ
IV Luyện tập