Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
279,22 KB
Nội dung
Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu học - 1 - Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài Đất nước ta ngày nay đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra vị thế của đất nước trên trường quốc tế, giữ vững an ninh chủ quyền quốc gia. Với đà phát triển “Giáo dục Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của nước nhà và của toàn dân”. Để đáp ứng yêu cầu đó, phải phát huy truyền thống không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục. Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Hơn thế nữa nhận thức của học sinh mỗi ngày một cao hơn, nhu cầu học tập của trẻ lớn hơn. Không còn chờ gì nữa, mỗi giáo viên phải thay đổi lề lối làm việc, tác phong sư phạm và cao hơn là phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, có sự sáng tạo trong nghề nghiệp để đáp ứng những yêu cầu đó “Thầy không thể hình thành ở học sinh những kỹ năng gì mà thầy không có. Thầy không thể gặt hái được gì khi mà thầy không có khả năng gieo trồng”. Nhiệm vụ trọng tâm năm học 2012-2013 đó là: Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lí chỉ đạo, tích cực bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và cán bộ quản lí, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí. Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học đòi hỏi phải có một đội ngũ nhà giáo đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh và thực hiện được nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Vì vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cần thiết đóng góp cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học. Việc thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo ở trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên tôi nhận thấy cũng rất thiết thực. Thực tế giáo viên dạy ở trường Tiểu học Thị trấn huyên Than Uyên đa số có trình độ chuyên môn trên chuẩn (32/34 = 94% có trình độ Đại học và Cao đẳng) nhiều giáo viên có tay nghề vững vàng, tuy nhiên hàng năm đều có một số giáo viên mới ra trường có kiến thức nhưng chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Bên cạnh đó những giáo viên mới được luân chuyển ở vùng sâu, vùng xa về, tuy là những giáo viên có thâm niên dạy học, song chưa có kinh nghiệm giảng dạy ở trường chuẩn Thị trấn, vì thế việc bồi dưỡng phương pháp, kiến thức cho giáo viên là cần thiết. Thị trấn là vùng có điều kiện kinh tế xã hội phát triển, tỉ lệ học sinh khá giỏi cao, một số giáo viên thiếu hụt về kiến thức và khả năng vận dụng phương pháp vào giảng dạy cũng như giáo dục học sinh còn thiếu linh hoạt chưa phù hợp với đối tượng học sinh nên không thể đáp ứng được môi trường giáo dục của nhà trường, không thể có khả năng giảng dạy các lớp chọn, tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, không có phương pháp phụ đạo học sinh yếu. Đứng trước yêu cầu của một trường chuẩn Quốc gia đòi hỏi phải có một đội ngũ giáo viên giỏi về tay nghề, có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp và biết cách tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp… bản thân tôi là một cán bộ quản lý đã lâu năm, tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp đỡ giáo viên trong nhà trường nâng cao trình độ chuyên môn để giảng Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu học - 2 - dạy đạt chất lượng hiệu quả cao hơn. Vì vậy tôi quyết định nghiên cứu và chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu học” II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng và những giải pháp nâng cao trình độ chất lượng giáo viên trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên trong khoảng thời gian 4 năm (từ năm học 2009 -2010; 2010-2011; 2011-2012; 2012-2013). 2. Đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát thực nghiệm. + Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên tiểu học ở trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên. + Phạm vi nghiên cứu: Giáo viên theo số lượng hàng năm của nhà trường. III. Mục đích nghiên cứu 1. Giúp cho cán bộ quản lý có thêm kinh nghiệm trong việc quản lý chỉ đạo và nâng cao trình độ chất lượng giáo viên trường Tiểu học. 2. Giúp người quản lí xác định rõ nội dung cần bồi dưỡng để giáo viên biết phát huy mặt mạnh và khắc phục mặt yếu của bản thân từ đó giáo viên tận tụy với công việc, có kiến thức và phương pháp trong giảng dạy và giáo dục để không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục trong nhà trường. IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Chỉ ra được một số thực trạng của đội ngũ giáo viên trong nhà trường về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phân loại được đội ngũ giáo viên qua kiến thức và phương pháp dạy học. Đưa ra một số giải pháp cho từng nhóm giáo viên đã phân loại để giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhằm mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường để đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu học - 3 - Phần giải quyết vấn đề I. Cơ sở lí luận Quản lí giáo dục là tổ chức và điều khiển các hoạt động giáo dục một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã xác định. Vì vậy người quản lí cần phải giúp đỡ, bồi dưỡng để xây dựng niềm tin trong giáo viên, nhằm duy trì nuôi dưỡng nhằm tạo lập mối quan hệ, từ đó khuyến khích sự giao tiếp hai chiều giúp hình thành động cơ cho giáo viên, phát huy tiềm năng sáng tạo trong hoạt động sư phạm của mỗi giáo viên. Ngày nay sức mạnh của một quốc gia không chỉ được đo bằng giá trị thặng dư, bằng nguồn ngoại tệ, bằng những tòa nhà cao chọc trời mà sức mạnh ấy được đo bằng tri thức, bằng nội lực chất xám thể hiện qua mặt bằng giáo dục chung. Để có được điều đó bên cạnh những yếu tố thông minh, di truyền, điều kiện về cơ sở vật chất, truyền thống giáo dục thì không thể bỏ qua vai trò của các nhà giáo - những người góp phần định hướng và khơi dậy nguồn sáng tạo cho trẻ. Từ những năm học đầu tiên của bậc tiểu học, trong giáo dục truyền thống vai trò của người giáo viên được coi như một cái đỉnh trong việc truyền thụ kiến thức “Một đứa trẻ giỏi ắt phải có người thầy giàu kinh nghiệm”. Ngày nay với phong trào cải cách sự nghiệp giáo dục thì vai trò nhà giáo là mở ra cánh cửa đúng hướng để học sinh tự tin học tập tiếp. Nhà giáo ngày nay không chỉ là người thầy, là người mẹ, là bác sĩ tâm lí là mô hình nhân cách mẫu mực, là “Ông thầy tổng thể”. Vì vậy người giáo viên phải có nhiệm vụ giáo dục giảng dạy theo mục tiêu nguyên lí chương trình giáo dục, phối hợp với đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao nhi đồng, gia đình và các tổ chức xã hội để có tiếng nói chung trong nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục. Giáo viên phải nắm vững mục tiêu từng môn học, cấp học yêu cầu kiến thức kĩ năng của từng lớp trong chương trình Tiểu học để giúp học sinh nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Hiểu được “ lòng trung thành” của một giáo viên đối với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam là: đào tạo thế hệ trẻ biết yêu quê hương đất nước, có ý thức phấn đấu để trở thành người công dân có ích cho xã hội. Nhà giáo cần thường xuyên học tập, bồi dưỡng trình độ chất lượng để đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay, dạy học lấy học sinh làm trung tâm là phải biết lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với từng môn học, tiết học, các kiểu bài, nhóm bài mới, bài khó, chú ý đến cách sử dụng đồ dùng dạy học …để phát triển tư duy, năng lực của học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề để chiếm lĩnh kiến thức mới. Học sinh tiểu học thường hiếu động, “Học mà chơi, chơi mà học” vì thế đòi hỏi sự khéo léo cẩn thận, cần có đức tính kiên trì, tận tình, chu đáo của giáo viên đó là những yếu tố đảm bảo sự hình thành kiến thức, kĩ năng cần thiết trong học tập cũng như tronng cuộc sống. Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt biến mục tiêu giáo dục thành hiện thực. Vì vậy người quản lí cần tập trung trí tuệ xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu học - 4 - II. Thực trạng của vấn đề 1. Đánh giá chung Trong những năm qua cùng với sự đổi mới đi lên của ngành giáo dục tỉnh Lai Châu nói chung cũng như huyện Than Uyên nói riêng, trường Tiểu học thị trấn Than Uyên có những chuyển biến đáng kể. Việc thực hiện đổi mới phương pháp đã có những chuyển biến rõ rệt, số giáo viên khá giỏi tăng, không còn giáo viên yếu kém, cơ sở vật chất trường lớp tương đối đầy đủ. Song chất lượng đội ngũ còn biến động do luân chuyển giáo viên từ vùng không thuận lợi và các giáo viên trẻ, mới ra trường, được điều động về công tác tại trường, số giáo viên này còn hạn chế về kiến thức và phương pháp với những biểu hiện cụ thể ở từng người. Nhìn chung còn một số giáo viên lúng túng trong phương pháp, hình thức dạy học với đối tượng học sinh Thị trấn, chưa có phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, còn số ít thiếu hụt về kiến thức không thể tham gia giảng dạy ở các lớp 4,5 được. Nhìn toàn diện chất lượng giáo dục đã được nâng lên, trong những năm gần đây số lượng học sinh đạt học sinh giỏi các cấp tăng lên. Bên cạnh đó vẫn còn có học sinh nhận thức chậm, kết quả thi học giỏi chưa như mong muốn. Những tồn tại về chất lượng giáo dục trên có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân không kém phần quan trọng ở phía giáo viên. Giáo viên chưa tích cực tự học tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, giáo viên trẻ mới ra trường thì có kiến thức nhưng chưa có phương pháp, một số giáo viên ở vùng sâu chuyển về thì còn hạn chế về phương pháp giảng dạy, hạn chế về kiến thức, chưa phù hợp với đối tượng học sinh Thị trấn, chưa biết lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp, chưa linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy, bài giảng còn phụ thuộc vào sách hướng dẫn, ít sự nghiên cứu chưa biết tìm tòi trong việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ cho bản thân nên trình độ chuyên môn nghiệp vụ rất hạn chế. Vì vậy việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên của nhà trường đặt ra là rất cần thiết. 2. Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên 2.1 Trình độ đào tạo giáo viên trường Tiểu học thị Trấn Than Uyên được thể hiện: Năm học 2009-2010 Năm học 2010-2011 Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 TT Hệ đào tạo Tổng số Tỉ lệ% Tổng số Tỉ lệ% Tổng số Tỉ lệ% Tổng số Tỉ lệ% 1 Đại học 11/25 44,0 13/28 46,4 21/32 65,6 24/34 70,7 2 Cao đẳng 10/25 40,0 9/28 32,1 8/32 25,0 8/34 23,5 3 Trung cấp 4/25 16,0 6/28 21,5 3/32 9,4 2/34 5,8 Tổng số 25 giáo viên 28 giáo viên 32 giáo viên 34 giáo viên Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu học - 5 - Qua bảng thống kê trên cho thấy trình độ đào tạo của giáo viên ngày càng được nâng lên, tỉ lệ giáo viên trên chuẩn cao, điều đó là một thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn trong nhà trường. 2.2 Đánh giá trình độ giáo viên qua tuổi nghề. Thực trạng đội ngũ còn một số giáo viên tuổi đời, tuổi nghề còn non trẻ, tuy đã có sự nhiệt tình song lại thiếu kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục học sinh. Hơn nữa còn một số giáo viên tuổi nghề từ 2- 3 năm là giáo viên mới ra trường và một số giáo viên mới chuyển từ vùng sâu, vùng xa về trường chưa có phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh trường thị trấn, chưa có kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi; việc học tập kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế, dẫn đến việc triển khai và tiếp thu phương pháp mới còn thụ động, chưa thực sự có hiệu quả vì vậy chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn của lớp chưa đạt được như mong muốn. Năm học TT Tuổi nghề 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 1 Dưới 5 năm 4 7 6 6 2 Từ 5 năm đến 10 năm 7 3 4 4 3 Từ 10 năm trở lên 14 18 22 24 Nhìn vào bảng trên ta thấy số giáo viên có tuổi nghề trên 10 năm chiếm tỉ lệ khá cao, điều đó đồng nghĩa với việc nhà trường có đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và chủ nhiệm. Song bên cạnh đó cũng còn những giáo viên có thâm niên công tác, việc đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục còn gặp nhiều khó khăn, việc tiếp cận với phương pháp mới, công nghệ thông tin… còn gặp nhiều hạn chế. 2.3. Đánh giá đội ngũ giáo viên qua phân loại quản lí. Việc đánh giá phân loại qua dự giờ, qua thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh, công tác chủ nhiệm lớp, huy động học sinh của người quản lí cũng là một cách đánh giá tương đối chính xác xong chưa thể hiện được mặt mạnh, mặt yếu của giáo viên, cách đánh giá đó được thể hiện qua biểu: Kết quả xếp loại Năm học Tổng số giáo viên Tốt Khá Đạt YC Chưa đạt 2009-2010 25 17/25=68% 7/25=28% 1/25=4% 2010-2011 28 23/28=82,1% 5/28=17,9% 2011-2012 32 28/32=87,5% 3/32=9,3% 1/32=3,2% 2012-2013 34 30/34=88,3% 3/34=8,8 1/34=2,9% Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu học - 6 - Nhìn vào bảng ta thấy tỷ lệ giáo viên khá giỏi tăng theo từng năm, song bên cạnh đó, số giáo viên để bố trí dạy lớp chọn hay để bồi dưỡng học sinh giỏi không có nhiều. Trong trường còn một số giáo viên chỉ dạy tốt ở khối lớp 1,2,3 (16/34 = 47%), số giáo viên này không có khả năng dạy ở các lớp 4,5 do thiếu hụt về kiến thức, về phương pháp. Bên cạnh đó Số giáo viên mới ra trường (5/34 = 14,7%) thì có kiến thức song lại chưa có phương pháp, kinh nghiệm để bồi dưỡng học sinh giỏi… vì thế chất lượng các kì thi học sinh giỏi các cấp còn chưa đạt được như mong muốn. Một số ít giáo viên còn chưa có phương pháp phụ đạo học sinh yếu, chưa biết sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học, chưa sáng tạo trong giảng dạy, nên chất lượng giảng dạy còn chưa cao. Bởi vậy đòi hỏi người làm công tác quản lí phải đánh giá thực chất từng giáo viên, thấy mặt mạnh, mặt yếu của giáo viên để bồi dưỡng đội ngũ hiệu quả hơn. 2.4 Đánh giá thực trạng giáo viên theo trình độ kiến thức và phương pháp đồng thời kết hợp cả hai yếu tố này. Đánh giá đúng giúp quá trình bồi dưỡng giáo viên có hiệu quả ta cần phân nhóm giáo viên theo trình độ kiến thức và phương pháp. 2.4.1 Nhóm giáo viên có kiến thức và phương pháp (14/34 giáo viên đạt 41,4%) Đây là nhóm giáo viên nắm chắc phương pháp dạy học, có khả năng tổ chức lớp tốt, có phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, biết tổ chức lớp học phù hợp với tâm lí học sinh tiểu học “Học mà chơi - Chơi mà học” vì thế chất lượng giáo dục ở các lớp do các giáo viên này giảng dạy và chủ nhiệm cao hơn. Song những giáo viên này còn cần phải được bồi dưỡng thêm về các hình thức dạy học và phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi cho học sinh ở từng khối lớp để đạt được yêu cầu về chất lượng nâng cao, chất lượng mũi nhọn. Nhóm này thường bố trí làm lực lượng nòng cốt chuyên môn như: Tổ khối trưởng, dạy các lớp chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi. 2.4.2 Nhóm giáo viên có kiến thức nhưng lại thiếu phương pháp (12/34 giáo viên đạt 35,2%). Đây thường là những giáo viên mới ra trường, giáo viên có tuổi nghề chưa cao. Những giáo viên này thường nắm được mục tiêu, yêu cầu của bài, song việc làm cho học sinh tiếp thu được kiến thức còn khó khăn, chưa xác định được trọng tâm kiến thức, chưa biết học sinh cần gì trong tiết học để lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh. Mặt khác việc tổ chức các hoạt động lên lớp chưa linh hoạt, chưa gây được hứng thú cho học sinh dẫn đến hiệu quả giảng dạy chưa cao. 2.4.3 Nhóm giáo viên có phương pháp nhưng thiếu hụt kiến thức (6/34 giáo viên đạt 17,6%). Đây là nhóm giáo viên có thâm niên dạy học từ 10 năm trở lên. Những giáo viên này là những người có lòng nhiệt tình, biết cách tổ chức lớp, soạn bài chuẩn bị bài đầy đủ, làm tốt công tác chủ nhiệm. Song nhóm này thường bộc lộ hạn chế chưa hiểu hết cấu trúc chương trình Toán và Tiếng Việt ở Tiểu học ở cả bậc học, đặc biệt là kiến thức nâng cao theo từng lớp học, nên việc cung cấp kiến thức mới thường nhẹ, chỉ biết dạy hết kiến thức trong sách giáo khoa, chưa biết bổ sung kiến thức nâng cao Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu học - 7 - trong tiết học đối với đối tượng học sinh khá, giỏi. Đặc biệt đối với tiết Tập đọc giáo viên chưa biết hướng dẫn học sinh cảm thụ văn học qua đọc diễn cảm, chưa biết hướng dẫn học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của văn bản qua các biện pháp nghệ thuật được sử dụng, chưa biết hướng dẫn học sinh giải các bài toán nâng cao. 2.4.4 Nhóm giáo viên vừa thiếu kiến thức và chưa có phương pháp dạy học (2/34 giáo viên đạt 5,8%). Nhóm giáo viên này hạn chế về kiến thức Toán, Tiếng việt (đặc biệt là kiến thức lớp 4,5). Mặt khác, việc xác định Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho một bài dạy, đôi khi còn chưa được cụ thể, rõ ràng mục tiêu cần đạt của các đối tượng học sinh trong lớp. Các giáo viên này việc chuẩn bị giáo án, đồ dùng dạy học đôi khi còn sơ sài, cách ứng xử các tình huống chưa linh hoạt, diễn đạt ngôn ngữ chưa được mạch lạc, trình bày bảng thiếu khoa học, yếu trong việc lựa chọn các hình thức dạy học, cách tổ chức các hoạt động dạy học gây hứng thú cho học sinh. Giáo viên thường ngại việc kiểm tra của Ban Giám hiệu, chưa tích cực học tập bồi dưỡng chuyên môn, chưa tích cực trao đổi ý kiến với đồng nghiệp sau các tiết dự giờ, ngại giao tiếp với phụ huynh học sinh, chưa có phương pháp nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Vì thế chất lượng giáo dục của lớp chưa cao, tỉ lệ học sinh khá giỏi, học sinh thi học sinh giỏi chưa cao. Với nhóm giáo viên này, nhà trường xác định cần có sự đầu tư thời gian và bồi dưỡng lâu dài mới nhằm giúp giáo viên vượt qua những lỗ hổng về kiến thức và phương pháp. * Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Nguyên nhân dẫn đến giáo viên thiếu hụt về kiến thức và phương pháp. Do tuổi nghề của một số giáo viên còn non trẻ lại chưa có kinh nghiệm thực tế giảng dạy, việc tiếp cận với phương pháp mới chưa linh hoạt, sáng tạo, còn nhiều bỡ ngỡ, dè dặt trong công tác. Sự kiểm tra dự giờ, động viên giúp đỡ của Ban Giám hiệu đôi khi chưa thường xuyên, chưa liên tục, chưa kịp thời. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan còn có nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng tới việc nâng cao tay nghề: Một số giáo viên chưa nhận thức đúng đắn vai trò của bản thân, chưa nhìn thấy sự đòi hỏi của học sinh ở chính những công việc hàng ngày của mình nên khả năng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa thường xuyên, chưa có ý thức tự vươn lên, trong giảng dạy thường dạy hết nội dung sách giáo khoa, còn ngại thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy… nên chưa thực sự phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập dẫn đến chất lượng giáo dục chưa cao. Tóm lại : Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân bao trùm vẫn là do trình độ tri thức, sự hiểu biết của giáo viên còn hạn chế vì thế dẫn đến kiến thức và phương pháp giảng dạy của giáo viên còn hạn chế. III. Các biện pháp giải quyết vấn đề. Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu học - 8 - 1. Một số giải pháp chung: Xác định các nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên, tôi đã tiến hành một số biện pháp bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học như sau: Thường xuyên dự giờ lên lớp của giáo viên, qua dự giờ chỉ ra mặt mạnh, mặt yếu, rút kinh nghiệm, chỉ ra hướng sửa chữa và thời gian sửa chữa. Qua dự giờ Ban Giám hiệu cần có sự động viên kịp thời, không gây áp lực cho giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên có chuyên môn yếu có cơ hội học tập kinh nghiệm của giáo viên có chuyên môn vững, đi sâu vào hai môn Toán và Tiếng Việt, sinh hoạt chuyên môn theo tổ, tập trung cả trường. Tổ chức hội giảng theo chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn tập trung vào phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu 2 môn Toán, Tiếng Việt. Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về Bồi dưỡng học sinh giỏi trong toàn trường. qua đó thảo luận cùng xây dựng phương pháp chung, tất cả đều được ghi chép cụ thể, chi tiết, cùng đưa ra những vướng mắc cùng trao đổi, đi đến thống nhất phương pháp thực hiện có hiệu quả nhất. Xây dựng quy chế chuyên môn: Hướng dẫn cách soạn giáo án (với giáo viên mới), cách xác định Chuẩn kiến thức kỹ năng của từng môn học, giúp giáo viên nắm được mục tiêu tiết dạy. Chỉ đạo việc đổi mới phương pháp, sử dụng phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh không nên tham kiến thức, nhưng không giảm nhẹ kiến thức đối với học sinh khá giỏi. Tích cực khuyến khích giáo viên thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, xây dựng một số tiết dạy giáo án điện tử để giáo viên được tham dự, đóng góp ý kiến thống nhất phương pháp, hình thức dạy trình chiếu. Để nâng cao tính tự giác, chủ động cho giáo viên. Nhà trường tổ chức cho giáo viên tự kiểm tra nhau (kiểm tra chéo) hồ sơ giáo viên qua đó giáo viên học tập cách trình bày giáo án của nhau, đồng thời giáo viên vững về soạn bài trên máy tính sẽ hướng dẫn sửa chữa cho một số giáo viên còn có những hạn chế trong khâu căn chỉnh, cách trình bày giáo án…Bên cạnh với cách làm ấy Ban Giám hiệu thường xuyên kiểm tra đột xuất hồ sơ, giáo án và việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên hoặc kết hợp với tổ Khảo thí kiểm tra. Phát động phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, thi viết chữ đẹp của giáo viên, thi làm đồ dùng dạy học… Tạo điều kiện cho giáo viên tham ra các lớp bồi dưỡng do Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Kết hợp xây dựng đội ngũ giáo viên có chuyên môn tốt với việc bồi dưỡng thường xuyên qua dự giờ trao đổi, hội giảng để giúp giáo viên tham gia hội giảng cấp huyện, viết sáng kiến kinh nghiệm Kết quả Hội giảng 4 năm gần đây: Năm học 2009-2010: có 20 giáo viên dạy giỏi cấp trường; 17giáo viên giỏi cấp huyện; Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu học - 9 - Năm học 2010-2011: có 25 giáo viên dạy giỏi cấp trường; 19 giáo viên giỏi cấp huyện; Năm học 2011-2012: có 25 giáo viên dạy giỏi cấp trường; 19 giáo viên được bảo lưu Giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Năm học 2012-2013: có 31 giáo viên dạy giỏi cấp trường; 28 giáo viên đạt Giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Nhà trường tham mưu tốt với chính quyền Thị trấn làm tốt công tác Phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, huy động 100% trẻ ra lớp, tham mưu với các cấp có thẩm quyền để xây cơ sở vật chất nhà trường, tạo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy của giáo viên. Ban Giám hiệu thực sự là nòng cốt chuyên môn, đi đầu trong việc hướng dẫn, hỗ trợ các hoạt động chuyên môn, tích cực dạy mẫu, dạy thực nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Xuất phát từ tình hình thực tế, việc bồi dưỡng giáo viên ở trường cần thiết lập các nguyên tắc trong bồi dưỡng giáo viên như sau: Công tác bồi dưỡng giáo viên là trách nhiệm của quản lý, là nghĩa vụ của giáo viên Tiểu học. Việc bồi dưỡng phải đảm bảo tính liên tục, thống nhất. Đảm bảo nguyên tắc phù hợp với nhu cầu, năng lực của từng giáo viên để có hình thức bồi dưỡng khác nhau. 2. Những giải pháp cụ thể 2.1. Giải pháp 1: Nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên. Dùng cho các nhóm: + Nhóm giáo viên có kiến thức nhưng lại thiếu phương pháp (12/34 giáo viên đạt 35,2%). + Nhóm giáo viên có phương pháp nhưng thiếu hụt kiến thức (6/34 giáo viên đạt 17,6%). + Nhóm giáo viên vừa thiếu kiến thức và chưa có phương pháp dạy học (2/34 giáo viên đạt 5,8%). Nâng cao trình độ của giáo viên về lĩnh vực chuyên môn, cần tuân theo các quy trình sau: Tuyên truyền giáo dục: Thông qua nói chuyện, tâm sự, trao đổi qua các cuộc họp hội đồng giáo dục, sinh hoạt chuyên môn. Phân tích để họ thấy vai trò của mình trong việc nâng cao chất lượng học sinh. Công bố kết quả giáo dục học sinh, công bố kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục, tu dưỡng, rèn luyện cụ thể thông qua kiểm điểm, đánh giá xếp loại hàng tháng. Như vậy, giáo viên dễ nhận thấy mình, có suy nghĩ về hiệu quả giảng dạy của mình để tìm cách khắc phục, để thấy việc cần thiết phải bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân. Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu học - 10 - Nêu gương: Đưa ra những việc làm tốt của đồng nghiệp, của bản thân giáo viên để phân tích, giảng giải, để họ thấy được cần phát huy và học tập để đạt được kết quả mong muốn. Đem những cái chưa tốt đem phân tích nguyên nhân, thôi thúc họ nhận thức đúng, tin tưởng sẽ làm được nếu như quyết tâm. Động viên khích lệ: Kịp thời biểu dương những việc làm tốt trước tập thể, ghi nhận những thành tích đó vào sổ thi đua khen thưởng của nhà trường, công bố thường xuyên sau mỗi việc làm hoặc sau mỗi đợt thi đua. Đối với nhóm giáo viên “có kiến thức và phương pháp” (14/34 giáo viên đạt 41,4%) không phải là không quan tâm đến việc bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, đối với nhóm giáo viên này cần chú ý bồi dưỡng về hình thức dạy học, biết lựa chọn các hình thức dạy học cho phù hợp, linh hoạt trong tiết dạy để tiết dạy đạt hiệu quả cao hơn. Đặc biệt với nhóm giáo viên có kiến thức và phương pháp thì cần tích cực bồi dưỡng phương pháp dạy Bồi dưỡng học sinh giỏi (bồi dưỡng 2 môn Toán, Tiếng Việt). Mỗi giáo viên lại có khả năng riêng thiên về Toán hay về Tiếng Việt, vì thế chúng ta nên dự giờ, đánh giá khả năng của giáo viên rồi lựa chọn, bố trí giáo viên bồi dưỡng Toán hay Tiếng Việt cho thích hợp. Tổ chức dự giờ các tiết bồi dưỡng Học sinh giỏi, đánh giá, rút kinh nghiệm cụ thể. Tổ chức hội thảo trong trường, cụm trường về việc lựa chọn tài liệu nội dung, phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi. Sau mỗi tháng, mỗi kỳ có kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh giỏi, từ đó đề ra các giải pháp phù hợp cho thời gian tới sao cho hiệu quả hơn. 2.2 Giải pháp 2: Công tác dự giờ giáo viên (dùng cho tất cả các nhóm giáo viên) Tăng cường công tác dự giờ gắn liền với bồi dưỡng giáo viên có hiệu quả, cần phải có biện pháp tổ chức theo hướng đa dạng hóa các hình thức kiểm tra: Kiểm tra dự giờ báo trước, kiểm tra đột xuất, kiểm tra dự giờ theo chuyên đề. Việc kiểm tra dự giờ theo các bước sau: Bước 1: Kiểm tra khâu chuẩn bị lên lớp của giáo viên. Bước 2: Dự giờ. Bước 3: Kiểm tra nhận thức của học sinh sau dự giờ ( khảo sát). 2.2.1. Kiểm tra khâu chuẩn bị lên lớp của giáo viên (dùng cho tất cả các nhóm giáo viên). Ban giám hiệu xác định nhóm giáo viên nào cần kiểm tra, xây dựng được kế hoạch kiểm tra. kiểm tra ai, vào thời gian nào, xác định mục đích kiểm tra là để giáo viên có ý thức trong việc chuẩn bị bài lên lớp. Việc kiểm tra tiến hành trao đổi với giáo viên đó về giảng dạy, hồ sơ, chất lượng nội dung bài dạy. So sánh, đánh giá ý thức năng lực của giáo viên đó. Động viên nhắc nhở kịp thời.Toàn bộ khâu kiểm tra việc chuẩn bị lên lớp của giáo viên theo một quy trình sau: [...]... Huy chng ng Mt s gii phỏp nõng cao trỡnh chuyờn mụn cho giỏo viờn Tiu hc Phn kt lun I Nhng bi hc kinh nghim Sau mt thi gian nghiờn cu v Gii phỏp nõng cao trỡnh chuyờn mụn cho giỏo viờn Tiu hc trng Tiu hc tụi cú mt bi hc kinh nghim sau: 1 Vic cn thit phi nõng cao trỡnh cht lng cho giỏo viờn Tiu hc trng Tiu hc l tt yu Qua ú giỳp cho h thy c tm quan trng v hỡnh thnh cho giỏo viờn ý thc t giỏc, tớch... phng phỏp lm ca mỡnh cho phự hp vi i tỡnh hỡnh thc t Rỳt ra bi hc kinh nghim cho trng: Yờu cu giỏo viờn i tham quan s son tit dy mu ỏp dng theo cỏch ca trng bn linh hot, phự hp vi i tng hc sinh trng mỡnh sau ú trin khai dy i tr Túm li: Hot ng ch yu ca nh trng l hot ng dy v hc Vic bi dng nõng cao trỡnh cht lng cho giỏo viờn s giỳp cho giỏo viờn m rng tm nhỡn, to s hng thỳ mi, nõng cao kh nng nhỡn nhn,...Mt s gii phỏp nõng cao trỡnh chuyờn mụn cho giỏo viờn Tiu hc Xỏc nh yờu cu kim tra Nêu yêu cầu kiểm tra lại So sánh, đánh giá Kiểm tra Bồi dưỡng hướng dẫn Động viên 2.2.2 D gi lờn lp (dựng cho tt c cỏc nhúm giỏo viờn) D gi lờn lp cú kt qu tt giỳp giỏo viờn nhn bit kh nng ca mỡnh, mt mnh, mt yu khc phc c... viờn nõng cao trỡnh cht lng giỏo viờn bng cỏch phỏt huy sc mnh trớ tu tp th, phỏt huy ni lc Song lm tt cụng tỏc nõng cao trỡnh cht lng cho giỏo viờn nh trng cũn t chc cho giỏo viờn tham quan theo mt chu trỡnh sau: Xây dựng kế hoạch Tho lun, rỳt kinh nghim Yờu cu tham quan ỏnh giỏ so sỏnh Chun b tham quan Tham quan Xõy dng k hoch tham quan: Hiu trng xõy dng k hoch tham quan, thụng bỏo cho mi ngi... 2012-2013) tụi ó ch o vic nõng cao kin thc phng phỏp ging dy tt 2 mụn Toỏn v Ting Vit, c bit chỳ trng nõng cao phng phỏp v kin thc bi dng hc sinh gii 2 mụn Toỏn, Ting vit cho giỏo viờn nh trng Tụi ó a ra nhng gii phỏp mi nhm thỳc y vic thc hin cú hiu qu nõng cao cht lng giỏo dc ton din trong nh trng v c bit l trng chun Quc gia Gn trỏch nhim ca qun lý vi ch o ging dy v dnh thi gian ti a cho hot ng ny Cỏn b qun... 18 - Mt s gii phỏp nõng cao trỡnh chuyờn mụn cho giỏo viờn Tiu hc i vi Phũng Giỏo dc v o to huyn Than Uyờn: To iu kin hn na giỏo viờn cú thờm ti liu tham kho v cỏc mụn hc giỳp giỏo viờn m rng tm nhỡn, nõng cao hiu bit v nghip v, trau ri vn ngụn ng Hng nm u t kinh phớ i tham quan hc tp kinh nghim trng Tiờn tin Ci tin phng phỏp bi dng hố hng nm nõng cao hiu qu bi dng To iu kin cho cỏn b qun lý c bi... v phng phỏp Cú th giao mt s quyn cho lc lng i kim tra vớ d: quyn c kim tra, ỏnh giỏ h s, giỏo ỏn, quyn d gi bt c lỳc no, quyn xp loi gi dy, nhng quyn ny cn c thc hin khộo lộo, cú tớnh thuyt phc cao Tin hnh bi dng: Lc lng kim tra phi cú k hoch c th bỏo cỏo vi Ban giỏm hiu v ni dung v thi gian bi dng tin hnh bi dng, d - 12 - Mt s gii phỏp nõng cao trỡnh chuyờn mụn cho giỏo viờn Tiu hc gi, kim tra h... trỡnh nõng cao, c bit l lp 4, lp 5, cú s lng giỏo viờn cú trỡnh , nng lc bi dng hai mụn Toỏn v Ting Vit T l hc sinh t khỏ gii ngy cng tng lờn S lng hc sinh t gii trong cỏc kỡ thi hc sinh gii cp huyn, cp tnh, Olympic Toỏn Tui th ngy cng tng v s lng, - 16 - Mt s gii phỏp nõng cao trỡnh chuyờn mụn cho giỏo viờn Tiu hc cht lng gii cng tng lờn Cú c kt qu ú phi k n cụng tỏc bi dng cht lng chuyờn mụn cho giỏo... theo cho phự hp trong vic bi dng Ngi qun lý coi õy l khõu quan trng trong chc nng, qun lý Giao trỏch nhim: cú kt qu trong tay, nm c s chuyn bin Ban giỏm hiu giao nhim v tip theo cho lc lng kim tra Tụi thy rng õy l phng phỏp Giỏo viờn vi giỏo viờn l phự hp Phng phỏp ny vn phi cú s ch o khộo lộo ca lónh o nh trng 2.4 Gii phỏp 4: Phỏt huy kh nng t bi dng (dựng cho tt c cỏc nhúm giỏo viờn) Nõng cao kh... dng v t bi dng ú l nhim v trng tõm cú tớch cp bỏch gúp phn y nhanh cht lng giỏo dc trong trng 2 Da trờn c s lý lun v c s thc tin (Thc trng vic nõng cao trỡnh cht lng cho giỏo viờn) xõy dng nhng tiờu chớ cn t cho phự hp 3 Nhng chuyn bin chm trong vic nõng cao tay ngh ca giỏo viờn mt phn do khỏch quan, c s vt cht, hc sinh Phn chớnh do nhn thc ca giỏo viờn cha ỳng mc, cha cú ý thc hc hi vn lờn Phn khỏc . Tổng số 25 giáo viên 28 giáo viên 32 giáo viên 34 giáo viên Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu học - 5 - Qua bảng thống kê trên cho thấy trình độ đào. giúp đỡ giáo viên trong nhà trường nâng cao trình độ chuyên môn để giảng Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu học - 2 - dạy đạt chất lượng hiệu quả cao hơn phương pháp giảng dạy của giáo viên còn hạn chế. III. Các biện pháp giải quyết vấn đề. Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu học - 8 - 1. Một số giải pháp