phương pháp xử lý khi làm bài thi trắc nghiệm nói chung và môn hóa học nói riêng

32 535 0
phương pháp xử lý khi làm bài thi trắc nghiệm nói chung và môn hóa học nói riêng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com A. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay Bộ GD&ĐT đang trong quá trình đổi mới toàn diện về giáo dục ở các cấp học trong đó có cấp THPT nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo. Công cuộc đổi mới này liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa, đổi mới thiết bị dạy học, đổi mới quan niệm và đặc biệt là đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá. Hình thức thi trắc nghiệm khách quan được áp dụng đối với các môn Ngoại ngữ, Vật lý, Sinh học, Hóa học và nhiều môn học khác đã và đang diễn ra những năm gần đây. Nhiều thí sinh hiện rất hoang mang, lo lắng bởi trong khoảng thời gian 60 phút thi tốt nghiệp phải làm 40 câu hỏi và trong 90 phút thi tuyển sinh đại học phải hoàn thành tới 50 câu hỏi. Kỹ năng, phương pháp làm bài chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tiến độ bài làm và chất lượng bài thi của thí sinh. Nắm được kỹ năng, phương pháp xử lý cộng với nền tảng kiến thức tốt, thí sinh có thể hoàn thành bài thi trắc nghiệm một cách chính xác nhất và nhanh nhất trong đúng thời gian quy định. Để giúp học sinh tự tin,đạt kết quả cao hơn trong quá trình làm bài tập trắc nghiệm cũng như làm bài thi trắc nghiệm đặc biệt là bồi dưỡng cho đối tượng học sinh dự thi tốt nghiệp THPT, dự thi đại học, bản thân tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “ Phương pháp xử lý khi làm bài thi trắc nghiệm nói chung và môn Hóa học nói riêng” B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lý luận của vấn đề: - Việc học và thi kiểm tra đánh giá là một việc làm không thể thiếu đối với mỗi giáo viên và học sinh. Học thế nào thi thế đó đã là việc làm quen thuộc với hình thức thi tự luận, nội dung kiến thức chỉ tập trung ở một số phần, một số chương, các em có thể học tủ, ôn tủ hoặc ôn cấp tốc ở một số trung tâm có các thầy cô nhiều năm trong nghề, có nhiều kinh nghiệm ôn thi Đại học, cao đẳng, học sinh chỉ cần tập trung ôn tập trong một khoảng thời gian ngắn là có 1 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com thể làm bài thi với điểm số cao. Hiện nay hình thức kiểm tra đánh giá đó đang thu hẹp lại gần, nhất là ở các môn học: Hóa, Sinh, Lý, Ngoại ngữ và một phần ở các môn học khác. Vì vậy giữa việc học và thi đang là một vấn đề rất băn khoăn không những ở học sinh và rất nhiều giáo viên. - Trong khi đó, không có tiết học nào nói về phương pháp học và làm bài thi trắc nghiệm cụ thể mà ứng mỗi một bài học, mỗi môn học giáo viên phải có một phương pháp riêng để hướng dẫn cho học sinh của mình không những biết cách giải một bài toán mà còn giải bài toán đó một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Với ý nghĩa như vậy tôi đã tập trung nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích sau: + Giúp học sinh học tập nhanh hơn, hiệu quả hơn, nắm kiến thức toàn diện hơn, đạt kết quả cao hơn trong các kỳ thi. + Tránh được những nhầm lẫn và sai sót trong quá trình làm bài. + Gây hứng thú học tập cho mỗi học sinh, mỗi môn học, tạo niềm đam mê cho người học, người nghiên cứu. + Góp phần phát triển trí nhớ, tư duy học tập, khi làm quen với hình thức học mới, thi mới. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 1. Thực trạng của việc dạy học sinh giải bài tập và đánh giá học sinh bằng hình thức thi trắc nghiệm môn Hóa Học ở trường THPT Ba Đình - Nga Sơn - Thanh Hóa. a) Về phía giáo viên: Hình thức thi trắc nghiệm những năm gần đây không còn là mới đối với mỗi giáo viên song rất nhiều giáo viên đang băn khoăn không biết dạy như thế nào, học như thế nào, để học sinh đạt điểm cao khi giải bài tập dưới hình thức trắc nghiệm và làm bài thi trắc nghiệm? b) Về phía học sinh : 2 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Với các em, giải bài toán dưới hình thức thi trắc nghiệm không khó nhưng lại là mới. Bởi lẽ các em chưa được trang bị các phương pháp và các kỹ năng giải nhanh, chưa loại trừ hết các trường hợp, đôi khi còn nhầm lẫn về mặt lý thuyết nên khi giải còn nhiều sai sót, ý thức tự giác của các em chưa cao, còn ỷ lại, trông chờ vào thầy cô giáo. Đứng trước những bài lý thuyết hoặc nhiều dạng toán, các em ngại làm, ngại học, đôi khi đi tìm lời giải trong các tài liệu, hoặc chọn liều vừa mất thời gian lại vừa không chính xác. Nhiều học sinh giải bài tập và làm bài thi tự luận rất tốt nhưng khi giải bài tập và làm bài thi dưới hình thức thi trắc nghiệm lại đạt điểm không cao. 2. Kết quả khi chưa thực hiện đề tài : Qua công tác giảng dạy và kiểm tra, khảo sát chất lượng môn Hoá Học ở bậc trung học phổ thông từ năm 2007 đến năm 2013 tại các khối lớp mà tôi trực tiếp giảng day tôi thấy hầu hết học sinh được hỏi đều đang gặp lúng túng trong khi làm bài thi trắc nghiệm. Để thấy rõ được thực trạng và những yếu kém của học sinh khi chuyển từ hình thức thi tự luận sang trắc nghiệm tôi đã tiến hành khảo sát một đề kiểm tra 15 phút với 10 câu hỏi và thu được kết quả: Lớp Số HS Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 11D 36 4 11,1 12 33,3 10 27,8 4 11,1 2 5,7 11B 29 2 6,9 7 24,1 15 51,7 4 13,8 1 3,5 11I 46 5 10,8 15 32,6 16 34,8 6 13,0 4 8,8 Tổng 111 11 9,9 34 30,6 41 36,9 14 12,6 7 6,3 3. Nguyên nhân của thực trạng trên: - Chưa có phương pháp học, chưa có kinh nghiệm làm bài. - Kiến thức rất rộng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nên khả năng nhớ, vận dụng, tổng hợp kiến thức còn hạn chế. - Thời gian đầu tư cho việc học không nhiều. - Thời gian cho mỗi câu hỏi ngắn. 3 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com IIi. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN * PHẦN CHUNG: PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHI LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM 1. Đọc và phân loại bài tập: 1.1. Câu trắc nghiệm bao gồm 2 loại, hỏi về lý thuyết và câu hỏi tính toán. Chỉ có điều bài tập trong câu trắc nghiệm không đòi hỏi thí sinh phải mất nhiều thời gian tính toán, thường là bài toán cơ bản, hoặc một khâu trong quá trình giải một bài toán tự luận. 1.2. Đối với mỗi câu hỏi, thí sinh sẽ có khoảng từ 1 đến 2 phút để tìm ra đáp án trả lời. Tuy nhiên, sẽ có những câu thuộc vào phần kiến thức cơ bản, phần lý thuyết trong sách giáo khoa, thí sinh không cần đến 1 phút mà có thể trả lời ngay sau khi đọc đề. Bên cạnh đó, cũng có những câu cần phải phân tích, tổng hợp, suy luận hoặc những bài toán cần áp dụng nhiều phương pháp tính toán. Thông thường những câu này phải mất tới gần 5 phút. Nếu tính cả 4 phương án thì có thể thời gian tìm đáp án phải lên tới 8 đến 10 phút. 1.3. Thí sinh cần đặc biệt lưu ý những câu hỏi "bẫy", đưa ra nhiều đáp án gần giống với đáp án đúng. Cần hết sức thận trọng và đọc kỹ, hiểu kỹ câu hỏi và các phương án trả lời để lựa chọn chính xác nhất. 1.4.Với đề thi tuyển sinh, sẽ có khoảng 25 câu vận dụng kiến thức cơ bản 10 câu dành cho học sinh giỏi dùng để phân loại thí sinh. 1.5. Trong đề thi tốt nghiệp và đề thi tuyển sinh đều có phần kiến thức của cả 3 năm THPT, trong đó trọng tâm là chương trình lớp 12. Theo một số nhà giáo giàu kinh nghiệm thì số lượng câu hỏi thuộc về phần kiến thức lớp 12, 11, 10 thường theo tỉ lệ khoảng 5-3-2. Vì thế, thí sinh cần phải nắm thật chắc toàn bộ chương trình lớp 12, đồng thời không quên ôn lại kiến thức của hai năm trước đó. 1.6. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sách hướng dẫn làm bài thi trắc nghiệm, bộ đề thi trắc nghiệm. Mỗi môn có tới vài chục đầu sách hướng dẫn khiến thí sinh "loạn", không biết phải ôn tập theo cuốn nào. Trong lúc này, thí sinh không nên sử dụng quá nhiều sách tham khảo cùng một lúc. Nếu đã chọn cuốn 4 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com sách nào thì nên "trung thành" với cuốn đó và làm hết toàn bộ các đề trong sách. Nhưng quan trọng nhất là phải nắm thật vững kiến thức bởi thi trắc nghiệm đồng nghĩa với việc kiến thức trải dài trên diện rộng. Khi có kiến thức bao trùm cả chương trình, thí sinh có thể làm được bất cứ đề thi nào. 2. Điền vào phiếu trả lời trắc nghiệm: 2.1. Vào phòng thi, khi nhận được phiếu trả lời trắc nghiệm, thí sinh phải điền ngay vào các mục từ 1 đến 9 (bao gồm thông tin các nhân và thông tin về phòng thi, hội đồng coi thi, môn thi, ngày thi). Sau khi nhận đề, thí sinh phải điền vào mục số 10 là mã đề thi. Tất cả thông tin này đều phải điền bằng bút bi hoặc bút mực, không được sử dụng màu đỏ. Nếu điền thiếu bất cứ thông tin nào, bài làm đều phạm quy. Đồng thời chú ý xem lướt qua đề thi và phiếu trả lời xem có đầy đủ câu hỏi không, các câu hỏi có được in rõ ràng không. thí sinh không làm bài trực tiếp vào đề thi mà phải trả lời trên phiếu trả lời trắc nghiệm. 2.2. Thí sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm bằng cách dùng bút chì tô đen toàn bộ khung A, B, C hoặc D. Nên dùng loại bút chì mềm (2B, 6B ) và phải mang theo vài bút chì gọt sẵn dự trữ, đề phòng trường hợp gẫy ngòi. Không nên gọt bút chì quá nhọn, nên để đầu bút chì dẹt và cầm bút chì thẳng đứng để tô đen nhanh. 2.3. Khi tô các ô tròn, thí sinh phải chú ý tô đậm kín cả ô, tô thừa ra ngoài một chút không sao nhưng tuyệt đối không tô thiếu. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn trả lời lại, thí sinh dùng tẩy, tẩy thật sạch ô cũ và tô kín ô mới. Nếu không tẩy sạch, máy chấm sẽ coi như có 2 ô đen và câu trả lời đó không được chấm điểm. 2.4.Thí sinh nên để phiếu trả lời trắc nghiệm bên phía tay cầm bút, bên kia là đề thi. Tay trái giữ ở vị trí câu trắc nghiệm đang làm, tay phải dò tìm số câu trả lời tương ứng trên phiếu trả lời trắc nghiệm và tô vào ô trả lời được lựa chọn. Tuy phải tận dụng thời gian nhưng cũng cần rất cẩn thận, tránh tô nhầm sang dòng của câu khác bởi vì chỉ cần một câu nhầm dòng có thể dẫn đến sai dây chuyền toàn bộ các câu sau đó. 3. Cách làm bài thi hợp lý nhất: 5 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com 3.1. Chia đề làm 3 nhóm, làm bài thành 3 vòng + Nhóm 1: là câu hỏi mà thí sinh có thể trả lời được ngay. + Nhóm 2: là những câu hỏi cần phải tính toán và suy luận. + Nhóm 3: là những câu hỏi còn phân vân hoặc vượt quá khả năng của mình thì thí sinh cần đọc kỹ dành thêm thời gian. 3.2. Ngay khi nhận đề thi, thí sinh nên lướt quan toàn bộ đề thật nhanh trong vòng vài phút và lựa chọn những câu cảm thấy dễ nhất và chắc chắn nhất để làm trước, đồng thời đánh dấu những câu chưa làm được trong đề thi. Sau đó quay lại một lượt nữa để giải quyết những câu đã bỏ qua. * Lưu ý là trong số những câu của vòng 2, thí sinh vẫn nên chọn các câu dễ hơn để làm trước, những câu quá khó vẫn tiếp tục gác lại để vòng ba. 3.4. Vì thi trắc nghiệm là một cuộc đua về thời gian nên thí sinh không nên dừng lại quá lâu ở bất cứ câu hỏi nào. Với những câu không biết chắc đáp án chính xác, nên dùng phương pháp loại trừ để loại bỏ được càng nhiều phương án sai càng tốt. Khi rút lại được 2 phương án, cơ hội sẽ là 50/50. Nếu khi ấy vẫn chưa có đáp án thì thí sinh buộc phải lựa chọn theo cảm tính. Tuyệt đối không nên để trống một câu nào. Nếu gần hết thời gian vẫn còn các câu trống thì hãy dùng các phương pháp xác suất để chọn câu trả lời. * Chú ý, khi chọn là xác suất các câu đúng ngang nhau, ví dụ như một đề có 50 ( 100%) câu thì xác suất có khoảng 13 (25-26%) câu đáp án A đúng, 13 (25-26%) câu đáp án B đúng, 13(25-26%) câu đáp án C đúng, 13(25-26%) câu có đáp án D đúng. Nghĩa là mỗi câu có xác suất = ¼ Do đó các bạn cứ làm hết sức có thể, đến khi còn khoảng 5 phút cuối cùng thì dừng lại để thống kê số lượng đáp án đã tính. Chẳng hạn nếu số đáp án D các bạn chọn quá ít thì những câu còn lại các bạn cứ tích D, như thế sẽ tối ưu hóa được số điểm đạt được. 3.5. Phương pháp loại trừ kết hợp xác suất: Xét trong 4 phương án đề ra (A,B, C, D) Bạn có thể xác định ít nhất 1 – 2 phương án sai. Giải sử loại trừ A & B ( biết chắc là sai) thì còn C, D. Xác suât chọn 1 trong 2 đã là 50%. Nếu 6 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com kết hợp xét chung trong tổng bộ Đề bạn có thể nâng xác suất đúng lên 75 - 90% 4. Những điều cần lưu ý khi làm bài thi dưới hình thức trắc nghiệm: 4.1. Đối với thi trắc nghiệm, đề thi gồm nhiều nội dung kiến thức, rải khắc chương trình, không có trọng tâm cho mỗi môn thi,do đó phải học toàn bộ nội dung môn học, tránh đoán “tủ”, học “tủ”. Gần sát ngày thi, nên rà soát lại chương trình môn học đã ôn tập; xem kỹ hơn đối với những nội dung khó; nhớ lại những chi tiết cốt lõi. Không nên làm thêm những câu trắc nghiệm mới vì dễ hoang mang nếu gặp những câu trắc nghiệm quá khó. 4.2. Đừng bao giờ nghĩ đến việc mang “tài liệu trợ giúp” vào phòng thi hoặc trông chờ sự giúp đỡ của thí sinh khác trong phòng thi, vì các thí sinh có đề thi với hình thức hoàn toàn khác nhau. 4.3.Trước ngày thi, nên “ôn” lại toàn bộ quy trình thi trắc nghiệm để hành động chính xác và nhanh nhất, vì có thể nói, thi trắc nghiệm là một cuộc chạy “marathon”. 4.4.Theo đúng hướng dẫn của giám thị, thực hiện tốt và tạo tâm trạng thoải mái trong phần khai báo trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Bằng cách đó, bạn có thể củng cố sự tự tin khi làm bài trắc nghiệm. 4.5.Thời gian là một thử thách khi làm bài trắc nghiệm; bạn phải hết sức khẩn trương, tiết kiệm thời gian; phải vận dụng kiến thức, kỹ năng để nhanh chóng quyết định chọn câu trả lời đúng. Nên bắt đầu làm bài từ câu trắc nghiệm số 1; lần lượt “lướt qua” khá nhanh, quyết định làm những câu cảm thấy dễ và chắc chắn, đồng thời đánh dấu trong đề thi những câu chưa làm được; lần lượt thực hiện đến câu trắc nghiệm cuối cùng trong đề. Sau đó quay trở lại “giải quyết” những câu đã tạm thời bỏ qua. Lưu ý, trong khi thực hiện vòng hai cũng cần hết sức khẩn trương; nên làm những câu tương đối dễ hơn, một lần nữa bỏ lại những câu quá khó để giải quyết trong lượt thứ ba, nếu còn thời gian. 7 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com 4.6. Khi làm từng câu trắc nghiệm cần đọc kỹ nội dung câu trắc nghiệm, phải đọc hết trọn vẹn mỗi câu cả phần dẫn và 4 lựa chọn A, B, C,D loại bỏ ngay những phương án sai và tập trung cân nhắc trong các phương án còn lại, phương án nào chọn là phương án đúng dùng bút chì tô kín ô đã chọn trong phiếu. 4.7. Làm đến câu trắc nghiệm nào, dùng bút chì tô ngay ô trả lời trên phiếu “trả lời trắc nghiêm”, ứng với câu trắc nghiệm đó. Tránh làm toàn bộ các câu của đề thi trên giấy nháp hoặc trên đề thi rồi mới tô vào phiếu “trả lời trắc nghiêm”, vì dễ bị thiếu thời gian. 4.8. Khi đọc phần dẫn cần chú ý tới các từ phủ định như “không”; ‘không đúng’; “sai”. 4.9. So với số thí sinh dự thi môn hóa học thì số thí sinh đạt điểm tuyệt đối quả là ít nhưng không phải là không thể đạt điểm 10. Có nhiều học sinh nắm chắc kiến thức và có thể làm đúng hoàn toàn bài thi. Nhưng cũng có thí sinh học rất tốt song có những sai sót cơ bản mất 0,2-0,5 điểm. Để tránh mất điểm đối với những câu các em nghi ngờ kết quả thì có thể kiểm tra lại. Đối với bài tập tính toán thì thay kết quả vào kiểm tra lại. Đối với câu hỏi lý thuyết thì cố gắng dùng phương pháp loại trừ để kiểm tra lại kết quả. Việc làm đề thi Đại học được chuẩn bị kỹ lưỡng, gồm nhiều giáo viên có kinh nghiệm cũng như kiến thức rất giỏi do vậy các em không nên có tâm lý nghi ngờ đề sai. Khi giải bài tập không có đáp án A, B, C, D thì hầu như các em đã giải sai. Hãy bình tĩnh kiểm tra lại và loại trừ các đáp án mà các em xác định chắc chắn sai. Từ đó khả năng tìm câu trả lời sẽ cao hơn và không bị mất điểm. 4.10. Điều cuối cùng tôi muốn nhắc nhở các bạn trước khi bước vào phòng thi là: + Tự tin vào bản thân mình (kiến thức cũng như khả năng của bạn). 8 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com + Không nên dự đoán xem đề thi khó hay dễ, các bạn nhớ rằng khó là khó chung và dễ là dễ chung cho tất cả các thí sinh. + Thư giãn và tập trung vào trả lời câu hỏi. Câu dễ làm trước, câu khó làm sau, đừng nản chí. +Tận dụng tối đa thời gian làm bài. * PHẦN RIÊNG: PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHI LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM MÔN HÓA HỌC 1. Kinh nghiệm khi làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa học: 1.1. Điểm khác biệt giữa bài thi Hóa so với các môn Toán - Lý là phần tính toán của Hóa đơn giản. Tuy nhiên môn Hóa thường phải nhớ kiến thức lý thuyết nhiều. Nắm tốt các lý thuyết tổng quát sẽ giúp các em làm tốt 70% số câu hỏi. Phần còn lại nằm vào các trường hợp đặc biệt cần phải nhớ hoặc cần suy luận. 1.2. Đề thi trắc nghiệm môn Hóa học thông thường gồm ½ là câu hỏi lý thuyết và ½ là bài tập tính toán. - Nếu là bài tập tính toán, trước hết các em cần xác định việc tính toán không quá phức tạp, hầu hết đều có thể đưa về 1 phương trình hay hệ phương trình toán học đơn giản, phải được trang bị một số phương pháp giải toán hoá như: các công thức tính nhanh, các phương pháp giải nhanh như: Bảo toàn khối lương, phương pháp bảo toàn electron, phương pháp đường chéo, bài toán chất khí, phương pháp trung bình Trước khi giải toán phải tìm số mol các chất (nếu có thể), viết phương trình hoá học hay sơ đồ biến hoá để kết nối các mối quan hệ, từ đó lập phương trình toán học, giải toán tìm nghiệm. Trong một số trường hợp bài toán hóa học cho số chia không hết (ví dụ 89/3) học sinh thường làm tròn và có thể dẫn đến một kết quả sai, trong trường hợp này ta nên dùng phân số để tính toán. 9 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com - Nếu là bài tập lý thuyết các em cần ôn tập đầy đủ phần lý thuyết trong sách giáo khoa. Một điều chắc chắn là đề thi không được phép ra ngoài chương trình sách giáo khoa nên học sinh không cần sa đà vào các kiến thức khó ngoài sách giáo khoa. Cách tốt nhất là học sinh nên tự làm đề cương để kiểm soát phần nào còn thiếu, yếu hoặc chưa hiểu kĩ theo từng dạng như sau: + Đề thi thường có các câu hỏi giáo khoa hoặc bài tập có tính toán nhỏ có nội dung của kiến thức vô cơ - đại cương. Để lấy điểm trọn vẹn, các em phải nắm thật vững kiến thức sách giáo khoa và làm bài thật chuẩn xác. Với các câu này, nội dung thường nằm trong các phần: cấu tạo nguyên tử - bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; phản ứng oxy hóa - khử, chuyển dịch cân bằng, dung dịch - sự điện ly, các bài toán pH, tính chất hóa học của những chất thuộc các nguyên tố halogen S, O, N, P, Al, Fe + Những câu có nội dung hóa hữu cơ thường có nội dung nằm trong các bài tiêu biểu thuộc các nhóm nguyên tố (C, H); (C, H, O) và (C, H, O, N), kết hợp halogen với các cách cho thường gặp như viết phản ứng, nêu hiện tượng thí nghiệm, hoàn thành sơ đồ phản ứng, điều chế, nhận biết và tách chất. + Về bài toán vô cơ, chủ yếu là các bài toán về kim loại và hợp chất của kim loại phản ứng với axit; muối; phản ứng nhiệt luyện, các phản ứng trong dung dịch. Ở câu này, yêu cầu ở thí sinh cao hơn, để lấy được điểm tối đa phải là các thí sinh khá giỏi! 1.3. Dù hóa vô cơ hay hữu cơ, dù là lý thuyết hay bài tập, phần cốt lõi của môn Hóa học nằm trong hóa tính và điều chế các chất. Sau khi nắm vững các phần này, việc kế tiếp là các em phải hệ thống lại các bài học thì mới có thể vận dụng chúng dễ dàng. Nên nhớ, tuy hiện nay, các em thi đề trắc nghiệm nhưng khởi đầu để ôn tập phải biết cách lập luận của đề tự luận, nếu không các em sẽ không biết bắt đầu từ chỗ nào để đến kết quả. 2 Tránh những “nhầm lẫn” trong quá trình vận dụng kiến thức 10 [...]... học sinh đạt điểm khá, giỏi tăng cao (từ 40,5% tăng lên 64,8%) C KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1 Kết luận: Trên đây là một số phương pháp xử lý vấn đề trong khi làm bài thi trắc nghiệm mà học sinh thường mắc phải Để tránh những sai lầm và lỗi khi làm bài thi trắc nghiệm nói chung và môn Hóa học nói riêng, tôi đã cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản và phương pháp để tránh và xử lý có liên quan đến đề thi. .. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Điều tra cơ bản: 2 Phương pháp nhiên cứu: 3 Đối tượng nghiên cứu: 4 Phạm vi nghiên cứu: 5 Ý nghĩa của đề tài: II GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN * PHẦN CHUNG: PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHI LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM 1 Đọc và phân loại bài tập: 2 Điền vào phiếu trả lời trắc nghiệm: 3 Cách làm bài thi hợp lý nhất: 4 Những điều cần lưu ý khi làm bài thi dưới hình thức trắc nghiệm: ... nghiệm: * PHẦN RIÊNG: PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHI LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM MÔN HÓA HỌC 1 Kinh nghiệm khi làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa học: 2 Tránh những “nhầm lẫn”trong quá trình vận dụng kiến thức: 3 Tránh những “bẫy” về cách hiểu và vận dụng kiến thức: 4 Tránh vận dụng các phương pháp giải toán một cách không hợp lí và không triệt để trong việc giải các bài tập hoá học: 5 Tránh sai lầm về cách hiểu và vận dụng... quan đến đề thi trắc nghiệm, hình thành cho các em một số phương pháp giải nói chung và cách giải đề thi trắc nghiệm môn Hóa học nói riêng Sau khi tư vấn, phổ biến kinh nghiệm và đã kiểm nghiệm qua từng bài thi cụ thể, tôi thấy hầu hết học sinh đều vững tin và thích thú làm bài thi theo kiểu trắc nghiệm, hiểu biết kiến thức một cách toàn diện, phát huy được khả năng tư duy, suy luận và sáng tạo hơn... giảng dạy và luyện thi đại học, bản thân đã đúc rút và trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm: “ Phương pháp xử lý khi làm bài thi trắc nghiệm nói chung và môn Hóa học nói riêng trong điều kiện thời gian ngắn, trình độ bản thân có hạn, chắc chắn đề tài không thể tránh 28 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com khỏi những hạn chế Với tâm huyết nghề nghiệp và lòng nhiệt huyết... mình vào phong trào đổi mới giáo dục toàn diện, nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học Rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp và bạn đọc Xin trân trọng cảm ơn ! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Cao Cự Giác Thi t kế và sử dụng bài tập hóa học thực nghiệm trong dạy và học hóa học NXB Giáo dục, 2009 2 Cao Cự Giác Các phương pháp chọn lọc giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học NXB Giáo dục, 2009 3 Đào Hữu Vinh 500 Bài. .. giáo viên cũng vững vàng hơn về mặt kiến thức,có thêm kinh nghiệm trong việc dạy học sinh chuyển từ hình thức thi tự luận sang thi trắc nghiệm và giải đề thi đại học -Về phía học sinh : Được cung cấp những kiến thức cơ bản để làm bài thi hợp lý nhất, nhanh nhất, khắc phục những sai sót mà các em thường gặp phải khi giải đề thi trắc nghiệm + Có kỹ năng vận dụng thành thạo các phương pháp giải nhanh, các... 500 Bài tập hoá học NXB Giáo dục 1995 4 Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên), Hoá học 10,11,12 (Ban KHTN, Ban KHXH) NXB Giáo dục 5 Nguyễn Xuân Trường Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông NXB Giáo dục, 2005 6 Nguyễn Xuân Trường, Cao Cự Giác Các xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông hiện nay Tạp chí Giáo dục, số 128 12/2005 7 Nguyễn Đức Vận Thực hành hoá học vô cơ, NXB Giáo... tính nhanh trong quá trình làm bài + Tránh được những sai lầm và cạm bãy trong đề + Có hứng thú, không ngại khó khi giải các đề thi trắc nghiệm Đặc biệt với học sinh yếu kém, trung bình các em đã có thêm những vốn kiến thức cơ bản, biết cách loại trừ xác xuất để làm được các bài toán dạng cơ bản -Kết quả: Để kiểm tra khả năng tiếp thu và lĩnh hội kiến thức của học sinh, sau khi áp dụng đề tài này tôi... trong học tập, không ngại khó khi làm bài cũng như khi ôn luyện Tuy nhiên để kết quả đạt được như mong muốn đòi hỏi giáo viên phải biết phân luồng học sinh, tác động vào từng đối tượng với mức độ, dạng bài tập khác nhau, đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Đồng thời, học sinh phải biết cách học, phân dạng bài tập sao cho có hiệu quả nhất 2 Đề xuất Với chút kinh nghiệm sau nhiều năm giảng dạy và . gian làm bài. * PHẦN RIÊNG: PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHI LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM MÔN HÓA HỌC 1. Kinh nghiệm khi làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa học: 1.1. Điểm khác biệt giữa bài thi Hóa so với các môn. nghiên cứu “ Phương pháp xử lý khi làm bài thi trắc nghiệm nói chung và môn Hóa học nói riêng B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lý luận của vấn đề: - Việc học và thi kiểm. hungtetieu1978@gmail.com IIi. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN * PHẦN CHUNG: PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHI LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM 1. Đọc và phân loại bài tập: 1.1. Câu trắc nghiệm bao gồm 2 loại, hỏi về lý thuyết và câu hỏi

Ngày đăng: 09/01/2015, 20:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan