Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
128,5 KB
Nội dung
1 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC là ngọn cờ tiên phong về công nghệ truyền hình số và giữ vai trò chủ đạo thực hiện lộ trình số hóa truyền hình mà Chính phủ đã đề ra. Trong quá trình công tác trực tiếp tại Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC, nghiên cứu sinh đã ấp ủ hướng nghiên cứu về nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình số hóa truyền hình ở nước ta, đặc biệt tập trung ở phạm vi vấn đề nguồn nhân lực kỹ thuật. Trên cơ sở yêu cầu của luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị, cùng với quá trình tích lũy kiến thức và kinh nghiệm trong thời gian công tác ở Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC, nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề: “Nguồn nhân lực kỹ thuật của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC trong lộ trình số hóa truyền hình đến năm 2020” làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế. Với đề tài này, luận án sẽ đi sâu trình bày một số vấn đề lý luận, thực tiễn về bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC trong lộ trình số hóa; đánh giá thực trạng bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật đáp ứng lộ trình số hóa Đài truyền hình kỹ thuật số VTC trong thời gian qua, xác định nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết; từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật đáp ứng lộ trình số hóa Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC đến năm 2020. 2. Lý do chọn đề tài luận án Với những ưu thế vượt trội về dung lượng, nhanh về thời gian, rộng về không gian và sự hấp dẫn trong phương thức truyền tải thông tin kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh, hệ thống truyền hình nước ta - một bộ phận cơ bản trong hệ thống kết cấu hạ tầng thông tin được quan niệm như là một yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất của nền kinh tế, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở rộng hội nhập quốc tế. 2 Nhằm đẩy mạnh phát triển hệ thống truyền hình trong cả nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và mở rộng hội nhập quốc tế, ngày 16 tháng 02 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg, phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020. Tiếp đó, ngày 27 tháng 12 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 2451/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020. Nằm trong hệ thống truyền hình quốc gia, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC đi đầu trong việc thực hiện lộ trình số hóa mà chính phủ đã phê duyệt. Theo quyết định Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Thủ tưởng Chính phủ, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC được giao nhiệm vụ thực hiện nhóm dự án III: “Phát triển mạng truyền hình số mặt đất”, với mục tiêu: phát triển hệ thống phát sóng số mặt đất trên phạm vi toàn quốc, tại các địa phương song song với hệ thống phát sóng tương tự trong thời kỳ quá độ và thực hiện theo lộ trình số hóa cung cấp các chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao, đáp ứng tình hình phát triển đất nước, đồng thời thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của nhân dân. Để thực hiện nhiệm vụ này, một trong những vấn đề đặt ra đối với Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC là phải bảo đảm tốt nguồn nhân lực, trong đó đặc biệt là nguồn nhân lực kỹ thuật - bộ phận nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện lộ trình số hóa truyền hình. Nhận thức được vấn đề này, trong thời gian qua Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC đã chú trọng bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật. Tuy nhiên, với nhiều kênh truyền hình được thành lập, cùng với yêu cầu nguồn nhân lực kỹ thuật tăng cả về qui mô, chất lượng, cơ cấu, đồng thời quá trình xây dựng nguồn nhân lực kỹ thuật trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế đã nảy sinh nhiều vấn 3 đề mới về lý luận và thực tiễn song chưa được giải quyết kịp thời, nên nguồn nhân lực kỹ thuật của Đài Kỹ thuật số VTC còn nhiều hạn chế so yêu cầu thực hiện lộ trình số hóa truyền hình đến năm 2020 mà Chính Phủ đã đề ra. Do vậy, vấn đề “Nguồn nhân lực kỹ thuật của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC trong lộ trình số hóa truyền hình đến năm 2020” thực sự có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết, được nghiên cứu sinh chọn làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích: Luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật trong quá trình thực hiện lộ trình số hóa truyền hình, trên cơ sở đó xác định quan điểm, giải pháp bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC trong lộ trình số hóa truyền hình đến năm 2020. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Phân tích, luận giải quan niệm, vai trò nguồn nhân lực kỹ thuật trong lộ trình số hóa truyền hình; quan niệm, nội dung và các nhân tố tác động đến bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật trong quá trình thực hiện lộ trình số hóa truyền hình của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC. - Khảo sát kinh nghiệm bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật thực hiện lộ trình số hóa truyền hình trên thế giới và rút ra những gợi ý đối với Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC. - Đánh giá thực trạng bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC trong lộ trình số hóa; xác định nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. - Phân tích, luận giải các quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật đáp ứng lộ trình số hóa của Đài truyền hình KTS VTC đến năm 2020. 4 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC trong lộ trình số hóa truyền hình dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu khía cạnh bảo đảm về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực kỹ thuật đáp ứng yêu cầu thực hiện lộ trình số hóa truyền hình của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC. + Phạm vi về không gian: Trong phạm vi Đài truyền hình KTS VTC, trọng tâm là các đơn vị kỹ thuật phục vụ sản xuất chương trình truyền hình. + Phạm vi về thời gian: Phạm vi thời gian khảo sát bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật từ năm 2008 (từ khi VTC được cấp giấy phép là cơ quan báo chí) đến nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Đề tài luận án được tiến hành nghiên cứu trên cơ sở các luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nguồn nhân lực kỹ thuật nói riêng, đồng thời có kế thừa kết quả của các công trình khoa học có liên quan. * Cơ sở thực tiễn: Đề tài dựa trên những nhận định, đánh giá, báo cáo tổng kết, thống kê của các cơ quan chức năng, Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC và số liệu khảo sát thực tế trong quá trình thực hiện luận án. * Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị Mác - Lênin: Trừu tượng hóa khoa học, phân tích, tổng hợp, kết hợp logic - lịch sử, thống kê, so sánh và một số phương pháp khác. 5 6. Những đóng góp mới của luận án - Làm rõ vai trò nguồn nhân lực kỹ thuật trong lộ trình số hóa truyền hình; phân tích quan niệm, nội dung, nhân tố tác động đến bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật đáp ứng yêu cầu thực hiện lộ trình số hóa truyền hình. - Phân tích kinh nghiệm bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật của một số nước và đài truyền hình trên thế giới và rút ra những gợi ý cho Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC. - Đánh giá thực trạng bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC trong lộ trình số hóa truyền hình thời gian qua. - Xác định các quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC trong lộ trình số hóa truyền hình đến năm 2020. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án - Luận án nghiên cứu thành công sẽ góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan có liên quan trong việc xác định chủ trương, biện pháp phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật đáp ứng lộ trình số hóa truyền hình nói chung và của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC nói riêng. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo nghiên cứu khoa học, giảng dạy môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin và các môn khoa học khác có liên quan ở các nhà trường trong và ngoài quân đội. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, tổng quan vấn đề nghiên cứu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án kết cấu thành 3 chương, 7 tiết. 6 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 1.1. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở nước ngoài về nguồn nhân lực Công trình “The Wealth of Nation”, tác giả A.Dam Smith; “Investment in Human Capital”, tác giả Theodore Schultz ; “Nguồn vốn con người: phân tích lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn”, tác giả Gary S. Becker; “Dual Perceptions of HRD: Issues for Policy: SME’s, Other Constituencies, and the Contested Definitions of Human Resource Development”, tác giả Kelly D.J trong công trình; trong công trình “Perspectives on Theory Clarifying the Boundaries of Human Resource Development”, các tác giả Greg G.Wang và Judy Y.Sun. 1.2. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở nước ngoài về nguồn nhân lực kỹ thuật truyền hình số Công trình “Thung lũng của những giấc mơ công nghệ thông tin”, tác giả Nhóm phát triển Internet Today (hiệu đính Đặng Tuấn Đạt); “Teaching journalism in the UK. In: Greg Philo”, tác giả Kevin Williams với công trình; “Critical tensions in Journalism Education: US parallels for India”, tác giả Tapas Ray. 2. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án 2.1. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở trong nước về nguồn nhân lực Công trình “Phát triển văn hoá con người và nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, tác giả Phạm Minh Hạc; “Nguồn nhân lực và nhân tài cho phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới”, tác giả Nguyễn Ngọc Phú; “Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam”, tác giả Nguyễn Lộc; “Chiến lược nhân tài của 7 Trung Quốc từ năm 1978 đến nay và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Thu Phương; “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam”, tác giả Lê Thị Hồng Điệp; “Phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa Quân đội nhân dân Việt Nam”, tác giả Đỗ Văn Dạo; “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đến năm 2020”, tác giả Nguyễn Hoàng Thụy; “Phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam”, tác giả Đinh Văn Toàn; “Phát triển nguồn nhân lực: kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới”, Nguyễn Thị Minh Phước; “Công nghệ thông tin và con người”, tác giả Hoàng Lê Minh; “Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin khu vực Châu Á - Thái Bình Dương”, tác giả Tô Chí Thành; “Phát triển nhân lực công nghệ ưu tiên ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, các tác giả Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức. 2.2. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở trong nước về nguồn nhân lực kỹ thuật truyền hình số, nguồn nhân lực kỹ thuật Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC Công trình “Kỹ thuật số”, các tác giả Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Hoàng Sơn; “Truyền hình số: Nguyên lý truyền hình, số hóa tín hiệu Video và Audio, Kỹ thuật nén tín hiệu Video và Audio số”, các tác giả Đỗ Hoàng Tiến, Vũ Đức Lý; “Nghiên cứu tác động của một số nhân tố đến chất lượng hệ thống truyền hình số và giải pháp khắc phục”, tác giả Ngô Thái Trị; “Một số biện pháp hoàn thiện công tác thu hút - duy trì và phát triển nguồn nhân lực tại Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả Đinh Thu Giang; “Định hướng số hóa của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả Võ Anh Dũng; “Internet bắt truyền hình phải thay đổi”, tác giả Đinh Đắc Vĩnh; “Nghiên cứu xây dựng nội dung đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng quản lý và kiến thức kỹ thuật về chuyển đổi số hóa truyền dẫn phát 8 sóng phát thanh, truyền hình”, tác giả Nguyễn Văn Long; “Báo cáo ứng dụng phương thức truyền dẫn video dựa trên nền tảng IP cho các phóng viên tác nghiệp hiện trường tại Đài truyền hình Việt Nam”, tác giả Nguyễn Vũ Hoàng; “Đề án xây dựng mô hình tổ chức nhân sự của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC”; “Đề án tái cấu trúc Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện VTC”; “Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020” v.v. 3. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 3.1. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố Trên cơ sở tổng quan các công trình khoa học ở nước ngoài và trong nước liên quan đến đề tài luận án, rút ra những kết quả nghiên cứu mà luận án kế thừa là: Quan niệm và vai trò nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế - xã hội ; nội dung phát triển nguồn nhân lực; giải pháp phát triển nguồn nhân lực; giải pháp phát triển, bảo đảm nguồn nhân lực cho lộ trình số hóa truyền hình ở một số đài truyền hình trong và ngoài nước. 3.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan, xác định những vấn đề đặt ra mà luận án cần tập trung giải quyết như sau: - Luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC trong lộ trình số hóa. - Đánh giá thực trạng bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC trong lộ trình số hóa. - Xác định quan điểm, giải pháp bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC thực hiện lộ trình số hóa đến năm 2020. 9 Chương 1 BẢO ĐẢM NGUỒN NHÂN LỰC KỸ THUẬT CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ VTC TRONG LỘ TRÌNH SỐ HÓA TRUYỀN HÌNH - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM 1.1. Quan niệm và vai trò nguồn nhân lực kỹ thuật trong lộ trình số hóa truyền hình 1.1.1. Quan niệm nguồn nhân lực kỹ thuật, nguồn nhân lực kỹ thuật trong lộ trình số hóa truyền hình 1.1.1.1. Nguồn nhân lực kỹ thuật Nguồn nhân lực kỹ thuật là bộ phận lao động có trình độ lành nghề về chuyên môn, kỹ thuật ứng với một ngành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất định (đại học, trên đại học, cao đẳng, lao động kỹ thuật lành nghề). 1.1.1.2. Nguồn nhân lực kỹ thuật trong lộ trình số hóa truyền hình Nguồn nhân lực kỹ thuật thực hiện lộ trình số hóa truyền hình là bộ phận nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ lắp đặt, quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị kỹ thuật, máy móc phục vụ sản xuất nội dung phát sóng các chương trình truyền hình số; là lực lượng nòng cốt trong lộ trình số hóa của các đài truyền hình. 1.1.2. Vai trò nguồn nhân lực kỹ thuật trong lộ trình số hóa truyền hình Một là, nguồn nhân lực kỹ thuật giữ vai trò quyết định trong việc đổi mới công nghệ số hóa truyền hình; Hai là, nguồn nhân lực kỹ thuật là lực lượng trực tiếp phát huy hiệu quả các kết quả về cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ của quá trình thực hiện lộ trình số hóa truyền hình; Ba là, nguồn nhân lực kỹ thuật giữ vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ truyền hình số của các đài truyền hình. 10 1.2. Bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật trong lộ trình số hóa truyền hình của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC 1.2.1. Quan niệm và nội dung bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật trong lộ trình số hóa truyền hình của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC 1.2.1.1. Quan niệm bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật trong lộ trình số hóa truyền hình của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC Bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật trong lộ trình số hóa truyền hình của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC là tổng thể các hoạt động của Đài, các cơ quan chức năng và các lực lượng trong xã hội nhằm đáp ứng kịp thời số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực kỹ thuật theo yêu cầu thực hiện lộ trình số hóa truyền hình. 1.2.1.2. Nội dung bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật trong lộ trình số hóa truyền hình của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC Một là, bảo đảm về số lượng nguồn nhân lực kỹ thuật; Hai là, bảo đảm về chất lượng nguồn nhân lực kỹ thuật; Ba là, bảo đảm về cơ cấu nguồn nhân lực kỹ thuật. 1.2.2. Các nhân tố chủ yếu tác động đến bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật trong lộ trình số hóa truyền hình của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC 1.2.2.1. Các nhân tố bên ngoài Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC Thứ nhất, điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia và của các vùng, miền, địa phương; Thứ hai, sự phát triển của hệ thống giáo dục và đào tạo; Thứ ba, cơ chế, chính sách vĩ mô về bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật cho thực hiện lộ trình số hóa truyền hình của quốc gia nói chung và của các đài truyền hình nói riêng; Thứ tư, thị trường lao động; Thứ năm, hội nhập quốc tế. 1.2.2.2. Các nhân tố bên trong của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC [...]... triển nguồn nhân lực kỹ thuật của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC; Thứ hai, cơ chế, chính sách tuyển chọn, sử dụng, đãi ngộ nguồn nhân lực kỹ thuật của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC; Thứ ba, nguồn lực bảo đảm nhân lực kỹ thuật của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC; Thứ tư, môi trường văn hóa ở Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC; Thứ năm, sự liên kết, phối hợp của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC với các lực. .. 3.1.3 Tăng cường bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật phải kết hợp chặt chẽ giữa nội lực và ngoại lực của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC Chỉ đạo phát huy nội lực, tận dụng ngoại lực trong bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC 3.2 Giải pháp tăng cường bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC trong lộ trình số hóa truyền hình đến năm 2020 3.2.1 Bổ sung, hoàn... 18 2.3 Nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết để bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật trong lộ trình số hóa truyền hình của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC 2.3.1 Nguyên nhân thành tựu, hạn chế về bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật trong lộ trình số hóa truyền hình của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC 2.3.1.1 Nguyên nhân thành tựu Một là, Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC nhận thức... hàm cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu của nguồn nhân lực kỹ thuật trong mối quan hệ chặt chẽ với bảo đảm các nhân tố khác trong toàn bộ lộ trình số hóa 15 Chương 2 THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM NGUỒN NHÂN LỰC KỸ THUẬT CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ VTC TRONG LỘ TRÌNH SỐ HÓA TRUYỀN HÌNH 2.1 Khái quát về quá trình hình thành, phát triển và lộ trình số hóa Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC 2.1.1 Một số nét khái... lượng trong việc bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật 1.3 Kinh nghiệm bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật thực hiện lộ trình số hóa truyền hình trên thế giới và bài học rút ra đối với Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC 1.3.1 Kinh nghiệm bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật trong quá trình số hóa truyền hình ở một số nước trên thế giới 1.3.1.1 Kinh nghiệm bảo đảm nguồn lực kỹ thuật trong quá trình số hóa truyền hình. .. lực kỹ thuật của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC thông qua bồi dưỡng, đào tạo lại nguồn nhân lực kỹ thuật hiện có của Đài Một là, nâng cao nhận thức về vai trò bồi dưỡng, đào tạo lại nguồn nhân lực kỹ thuật hiện có của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC đáp ứng yêu cầu thực hiện lộ trình số hóa truyền hình; Hai là, kết hợp nhiều hình thức bồi dưỡng, đào tạo lại nguồn nhân lực kỹ thuật hiện có của Đài truyền. .. Kênh VTC1 0 - Văn hóa Việt; Kênh VTC1 4 Phòng chống thiên tai, phục vụ cộng đồng; Kênh VTC1 6 - Nông nghiệp, nông thôn, nông dân 2.1.2 Lộ trình số hóa truyền hình của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC Thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình đến năm 2020 của Chính phủ, Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC xác định lộ trình số hóa truyền hình như sau: - Với truyền hình số mặt đất: Nâng cấp mạng truyền. .. là, Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC chủ động trong công tác thu hút, quy hoạch, xây dựng nguồn nhân lực kỹ thuật Năm là, hệ thống đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực kỹ thuật cho thực hiện lộ trình số hóa truyền hình của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC từng bước được kiện toàn, đổi mới Sáu là, hợp tác quốc tế trong đào tạo, chuyển giao công nghệ sản xuất truyền hình của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC. .. về lực lượng này trong quá trình số hóa; mâu thuẫn giữa những hạn chế, bất cập về chế độ chính sách đãi ngộ giữa người làm kỹ thuật truyền hình VTC với các Đài truyền hình khác; 20 Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM NGUỒN NHÂN LỰC KỸ THUẬT CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ VTC TRONG LỘ TRÌNH SỐ HÓA HÌNH ĐẾN NĂM 2020 3.1 Quan điểm tăng cường bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật của Đài truyền. .. nhận thức đúng vị trí, vai trò của nguồn nhân lực kỹ thuật trong lộ trình số hóa truyền hình Hai là, bối cảnh mới của thế giới, khu vực và trong nước đã và đang tạo ra những điều kiện thuận lợi cho công tác bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC Ba là, một số chủ trương, chính sách về bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC đã bám sát thực tiễn và được . với công trình; “Critical tensions in Journalism Education: US parallels for India”, tác giả Tapas Ray. 2. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án 2.1. Các công trình. nguồn nhân l c kỹ thuật phải giải quyết hài h a l i ích người lao động và l i ích c a Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC. Quan điểm cơ bản chỉ đạo việc giải quyết hài h a l i ích c a người lao động. phép l cơ quan báo chí) đến nay. 5. Cơ sở l luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở l luận: Đề tài luận án được tiến hành nghiên cứu trên cơ sở các luận điểm c a chủ ngh a Mác - L nin,