tài thơ trữ tình cận thể của đỗ phủ

41 553 0
tài thơ trữ tình cận thể của đỗ phủ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHầN MỞ ĐầU 1. LÍ DO CHỌN ĐÒ TÀI Thành tựu rực rỡ của văn học Trung Hoa cho đến ngày nay vẫn được gắn liền với giá trị thơ ca đời Đường. Trong cuốn “Những nền văn minh thế giới”ALMANACH có viết “Thơ Đường là một vườn hoa rộng lớn ngào ngạt hương sắc trong đó có những cây đại thụ như Đỗ Phủ”. Trên con đường tìm về với thơ Đường, chúng tôi không thể không dừng lại ở núi thơ Đỗ Phủ. Bởi “Từ khi có thi nhân đến giờ không có ai vĩ đại bằng Đỗ Phủ”(Nguyên Chẩn), thậm chí“Tương lai văn hoá Hoa Hạ lệ thuộc vào chỗ nú có hiểu nổi Tử Mĩ không” (Vương Duy). Đỗ Phủ như một cực nam châm thu hút về phía mình tất cả những lời vàng ngọc ở đời, từ “Thi thỏnh”, “Thi sử”, đến “Tình thánh”, “Nhà thơ nhân dân”, “Nhà thơ hiện thực”, “Nhà thơ yêu nước”, “Tập đại thành của thơ ca Trung Quốc”. Sức sống của thơ ca Đỗ Phủ có gốc rễ bền vững từ một trái tim yêu ghét nồng cháy, từ cái nhìn sự đau khổ của mình trong đau khổ chung của quần chúng lao động. Vì thế mà ông được nhiều người biết đến. Tên tuổi của Đỗ Phủ đã đánh dấu một mốc son chói lọi trong thơ ca đời Đường núi riêng và trong văn học Trung Hoa nói chung. Ông được đánh giá là“Đại thi hào văn học Trung Hoa, cây đại thụ sừng sững toả bóng đến ngàn năm”. Dịch Quân Tả trong “Lịch sử văn học Trung Quốc”, tập 1 có viết: “Đỗ Phủ là một nhà thơ, một ngôi sao sáng chói trên thi đàn thế giới. Riêng với thi đàn Trung Quốc, ông là sao Bắc Đẩu mà muôn vì sao khác đều phải vây quanh”. Thơ Đỗ Phủ đạt đến trình độ cao về mặt nội dung và nghệ thuật. Đặc biệt, thơ trữ tình chiếm số lượng lớn trong sáng tác của ông. Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ (mảng thơ cận thể) là một giới hạn có tính chất gợi mở đòi hỏi sự tìm tòi sáng tạo của độc giả. Đi sâu tìm hiểu vấn đề này không chỉ dừng lại ở mức độ khám phá một tài năng nghệ thuật bậc thầy mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc tiếp cận và giảng dạy các bài thơ của Đỗ Phủ được đưa vào chương trình phổ thông và chuyên nghiệp. Mác từng nói: “Nghiên cứu thì phải nắm lấy tài liệu với tất cả các chi tiết của nú”. Thiết nghĩ, việc nghiên cứu về nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ Phủ cũng chỉ là nghiên cứu một khía cạnh trong cả một thế giới nghệ thuật đa chiều và phức tạp nhưng cũng không kém phần thú vị trong thơ Đỗ Phủ. Mặt khác, cái đặc sắc trong thiên tài của Đỗ Phủ khiến ông có một cá tính, bản lĩnh riêng, cho đến ngày nay còn ảnh hưởng đến nền văn học tiến bộ thế giới là đã tận dụng cái tinh hoa của nghệ thuật đời Đường vào mục đích phục vụ những người nghèo khổ quần chúng lao động và bị áp bức. Chính sự vận dụng vào mục đích chính nghĩa đó đã làm cho tính trữ tình của thơ Đường càng sắc sảo và làm tăng thêm giá trị nghệ thuật. Thơ của Đỗ Phủ không chỉ để lại dấu ấn của một thời đại thơ ca mà còn mang đến cho người đọc thế hệ sau vẻ đẹp cổ điển của thể loại, thể tài, ngôn ngữ và một số đặc điểm nghệ thuật khác. Nú có vai trò quan trọng không chỉ với nền văn học, văn hoá Trung Hoa, mà còn ảnh hưởng tới văn học các nước khác như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản Vì có nhiệm vụ nghiên cứu để giảng dạy môn văn học Trung Quốc mà thơ Đường là một trọng tâm của chương trình nên chúng tôi đã dành thời gian và tâm trí để tìm hiểu thơ Đỗ Phủ trong thế giới thơ Đường. Đặc biệt là việc chọn mảng thơ cận thể nghiên cứu để tìm hiểu nguyên nhân làm nên sự hấp dẫn của nú. Người viết chọn đề tài này ngoài lòng say mê yêu thích đối với thơ Đỗ Phủ, còn xuất phát từ yêu cầu cần được học hỏi, tìm hiểu thấu đáo về thơ Đỗ Phủ. Chính nhu cầu nhận thức và thực tiễn ấy đã từng bước đưa chúng tôi đến với vấn đề tìm hiểu nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ (mảng thơ cận thể). Xem xét vấn đề thể tài, đặc trưng và bằng những phương tiện hình thức nào mà Đỗ Phủ đã sáng tạo nên một thế giới nghệ thuật mĩ lệ, sâu sắc và hấp dẫn như vậy? Câu hỏi này đã được các học giả tiền bối, các nhà nghiên cứu lí giải ở một số phương diện khác nhau. Nhưng vì thơ trữ tình của Đỗ Phủ hết sức sâu lắng và phong phú nên có lẽ vẫn còn “dư địa” mà người đi sau phải tiếp tục tìm hiểu. 2. LỊCH SỬ VÊN ĐÒ Từ khi có thơ Đỗ Phủ đến nay đã có rất nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu, nhà lí luận phê bình ở Trung Quốc, Việt Nam và nước ngoài dày công nghiên cứu nhiều lĩnh vực, nhiều phương diện của thơ Đỗ Phủ, tạo nên một truyền thống phong phú trong nghiên cứu với nhiều công trình có giá trị lớn về thơ Đỗ Phủ. Trên cơ sở những tài liệu đã khảo sát trực tiếp hoặc gián tiếp, chúng tôi có thể lược thuật các công trình chuyên khảo về thơ Đỗ Phủ cũng như các khía cạnh nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ Phủ và phân chia theo ba khu vực nghiên cứu: a. Nghiên cứu nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ ở Trung Quốc Từ trước tới nay đã có hàng trăm công trình nghiên cứu, biên soạn, chuyên khảo và hàng nghìn bài báo viết về thời đại, cuộc đời và thi phẩm Đỗ Phủ của các tác giả Kim Thánh Thán (đời Thanh), Hồ Thích, Lương Khải Siêu, Quỏch Mạt Nhược, Hồ Thiếu Thạch, Văn Nhất Đa, La Dung, Bằng Chí Bính, Tiễn Bá Hán, Tiêu Điều Phi, Trần Bang Đàm, Khâu Chấn Thanh Một trong những vấn đề các nhà nghiên cứu Đỗ Phủ ở Trung Quốc từ trước đến nay đề cập là hình thức nghệ thuật thơ ca của ông. Những khái niệm, thuật ngữ có tính chất lí thuyết, hình tượng của các nhà nghiên cứu như “ý tượng”, “ý cảnh”, “thần tứ”. thực sự là những gợi ý, những kiểu “mã hiệu”, những chìa khoá để cho người đọc khám phá thế giới nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ Phủ. Các công trình của các học giả Trung Quốc từ trước đến nay chủ yếu có các hướng: sưu tập, chú giải, hiệu đính như công trình “Toàn Đường thi” do Tào Dần cùng mười học giả khác biên soạn vào năm 1705 gồm 900 quyển. Tổng tập này tập hợp được hơn 48. 900 bài thơ của hơn 2. 300 nhà thơ thời Đường, Ngũ Đại trong đó có Đỗ Phủ. Ngoài ra còn rất nhiều hướng nghiên cứu khác nữa. Khi nghiên cứu từng tác giả cụ thể hoặc “bình điểm”, “phân giải”các tác phẩm ở Trung Quốc đã có một truyền thống lâu đời với nhiều công trình có giá trị cao. Thực tế, chúng tôi chưa có điều kiện đọc hết các công trình nghiên cứu theo hướng này. Qua các công trình đã tìm hiểu được như hai cuốn “Thánh Thán phê tuyển Đỗ thi” và “Thánh Thán phê tuyển Đường thi” của Kim Thánh Thán; hay “Đỗ Phủ Thu hứng bát thủ tập thuyết” của Diệp Gia Doanh; “Lí Bạch dữ Đỗ Phủ” của Quỏch Mạt Nhược vv Chúng tôi nhận thấy người Trung Quốc rất trân trọng di sản văn học hơn nữa các công trình nghiên cứu của họ rất công phu, nghiêm túc và có nhiều cách kiến giải rất chính xác, tinh tế. Chúng tôi học tập được rất nhiều ở các công trình ấy. Đó là sự đa dạng của các cá tính sáng tạo, sự độc đáo của các tác phẩm cụ thể. Qua các công trình này, chúng tôi nhận thấy được sự trầm uất nghẹn ngào của Đỗ Phủ. Nhà thơ thời Trung Đường Bạch Cư Dị chịu ảnh hưởng nhiều của phong cách thơ Đỗ Phủ. Trong “Thư gửi Nguyên Chẩn” Bạch Cư Dị nói: “Thơ Đỗ Phủ đã hấp thu được cái ưu điểm của thơ Kim cổ, sử dụng được mọi thể tài, lời thơ trau chuốt, điêu luyện”. Đến thời Tống, trong mục “Đỗ Phủ truyện” sách “Tân Đường thư” có đoạn nói thơ Đỗ Phủ “Am luật chặt chẽ, lời thơ sâu xa, đến nghìn lời không suy giảm”. Mai Thánh Du, người đời Tống đánh giá đặc điểm nghệ thuật của thơ Đỗ Phủ là “thấy ở ngoài lời”. Hoàng Đình Kiên lại nói thơ Đỗ Phủ “không có chữ nào là không có xuất sứ”. Ngay ở đời Tống đã có những ý kiến có thể nói là xuất sắc về luật thi trong thơ Đỗ Phủ. Khi bàn về thơ Đỗ Phủ, Phạm Ôn nhận xét: “Thơ luật của người xưa có khi lời lẽ như không có thứ tự gì cả nhưng ý lại như chuỗi ngọc”. Tô Triệt lại nhận thấy ở nhiều bài thơ Đỗ Phủ “Sự việc và lời văn như thiếu liên tục và thống nhất” nhưng “như núi liền mà đỉnh đứt, tuy cách nhau rất xa mà tinh thần vẫn gắn với nhau, người xem vấn biết chúng là cùng chung một mạch” [50; 56]. Nhà phê bình văn học nổi tiếng cuối đời Minh là Kim Thánh Thán đã đánh giá cao thơ Đỗ Phủ và xếp “luật thi” của Đỗ Phủ vào hàng“lục tài tử” (sáu bộ sách hay) trong văn học cổ điển Trung Quốc. Trong sách “Tuyển phê Đường thi nhất thiên thủ” ông đã phê bình tám bài “Thu hứng” của Đỗ Phủ dưới góc độ thi pháp học. Có thể coi đây là những bài phê bình thơ Đỗ Phủ sâu sắc và chính xác nhất. Phố Khởi Long, nhà nghiên cứu Đỗ Phủ đời Thanh nói thơ Đỗ Phủ là“Không một lời châm biếm mà chỗ nào cũng châm biếm”. Cửu Triệu Ngao cho rằng thơ Đỗ Phủ “trong cái vẻ hoa lệ có hơi sắt thép”. Một công trình rất đáng chú ý có liên quan đến việc nghiên cứu nghệ thuật thơ ca Đỗ Phủ là “Lịch sử văn học Trung Quốc” ở chương “Đỗ Phủ”, phần III:“Thành tựu nghệ thuật thơ ca Đỗ Phủ”, nhiều vấn đề có liên quan đến nghệ thuật trữ tình trong thơ Đỗ Phủ được tác giả trình bày sáng rõ. Tác giả cho rằng phong cách thơ Đỗ Phủ là phong cách “trầm uất”,“trong cách sáng tạo ý cảnh, khí phách rộng lớn, bút pháp lưu loỏt, phóng khoáng nhà thơ có những thành công độc đáo” [43; 531]. Ở các giỏo trình “Lịch sử văn học Trung Quốc”, thơ trữ tình của Đỗ Phủ được nghiên cứu trong phạm trù nghệ thuật thơ ca chứ chưa có sự tách bạch riêng lẻ. Nhà thơ Văn Nhất Đa nói: “Đỗ Phủ là nhà thơ viết cho nhân dân, nhưng nhân dân không hiểu”. Câu nói đó một phần đề cập đến sự thâm thuý, nhiều ý nghĩa về nội dung, đồng thời cũng nói lên giá trị nghệ thuật cao siêu, sâu sắc của thơ Đỗ Phủ. Năm 1988, ở Trung Quốc xuất bản một số công trình bàn về sự phát triển thể thơ luật thi và tuyệt cú của Đỗ Phủ như công trình của Diệp Gia Doanh, Trần Bang Đạm Trên đây là tóm lược việc nghiên cứu có liên quan đến nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ Phủ ở Trung Quốc từ trước đến nay. Mặc dù đề cập đến những khía cạnh nhỏ nhưng chúng tôi tin rằng đó là những định hướng đưa chúng tôi tìm về với những gì đẹp nhất trong hồn thơ thi nhân họ Đỗ! b. Nghiên cứu nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ ở Việt Nam Thơ Đỗ Phủ, một trong những đỉnh cao nhất của thơ ca đời Đường đã, đang và sẽ còn là một đề tài nghiên cứu của con người trong nhiều thế hệ. Nhìn lại các công trình nghiên cứu, giới thiệu thơ Đỗ Phủ ở nước ta, chúng ta gặp rất nhiều tên tuổi các học giả có nhiều uy tín như Trần Xuân Đề, Phan Ngọc, Nguyễn Khắc Phi, Hoàng Trung Thông, Lê Đức Niệm và những công trình khoa học có nhiều giá trị của Hồ Sĩ Hiệp, Nguyễn Thị Bích Hải Trong số hơn 1. 400 bài thơ còn lại của ông thì phần lớn là thơ trữ tình, số ít trong đó là thơ tự sự. Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc Việt Nam đã từng tôn vinh Đỗ Phủ là bậc thầy của môn văn chương: Thiên cổ văn chương thiên cổ si Bình sinh bội phục vị thường li. (Văn chương ông lưu truyền muôn đời, ông cũng là bậc thầy của muôn đời, Tôi bình sinh khâm phục ông, không lúc nào xa rời). (Lỗi Dương Đỗ Thiếu lăng mộ) Đỗ Phủ được mọi người khâm phục một phần cũng vì sinh thời ông luôn tâm niệm: “Ngữ bất kinh nhân tử bất ưu” (Lời nói không làm kinh ngạc mọi người thìdù chết cũng chưa chịu thôi). Giờ đây, khi mà thời đại ông sống đã trải qua hàng ngàn năm, khi mà bản thân ông đã trở thành người thiên cổ thì những vần thơ của ông đã và sẽ mãi làm người đọc muôn đời, muôn nơi kinh ngạc. Nguyễn Khuyến rất tâm huyết với những vần thơ yêu nước, thương đời và nỗi đau khổ của Đỗ Phủ. Khi đọc thơ Đỗ Phủ làm sau loạn An Sử trong bài thơ "Thu tứ" Nguyễn Khuyến có câu thơ nhận xét lời thơ khổ đau, uất hận cất lên từ trái tim của thi hào: “Thiếu Lăng hậu loạn thi thanh khổ” (Sau khi loạn lời thơ của Đỗ Phủ đau khổ). “Thi thanh” (lời thơ) mà Nguyễn Khuyến nói đến là một biểu hiện chuyển biến trong nghệ thuật thơ của Đỗ Phủ sau khi xảy ra loạn An Sử. Lời thơ “đau khổ”, “trầm uất” của Đỗ Phủ sau loạn An Sử có tác động đến việc biểu hiện nghệ thuật của các nhà thơ Việt Nam những năm đầu thế kỉ. Khoảng năm 1907- 1908, ở Hà Nội tổ chức cuộc thi dịch bài thơ“Thu hứng” của Đỗ Phủ. Mặc dù các nhà thơ lớn của Việt Nam đã tiếp thu được những tinh hoa của thơ ca Đỗ Phủ và đánh giá rất cao vị trí thơ của ông. Nhưng các ý kiến của các tri thức phong kiến phần nhiều mang tính chất cảm nhận riêng lẻ, chưa đạt đến trình độ khái quát cao. Phải đợi đến sau cách mạng tháng Tám và đến những năm gần đây thơ Đỗ Phủ mới được chiếu rọi, đánh giá, xem xét từ nhiều mặt và có nhiều ý kiến sâu sắc, tổng quát, toàn diện về thơ Đỗ Phủ. Trần Trọng Kim trong “Đường thi” (Nxb Tân Việt - Hà Nội - 1951) ở phần“Lời nói đầu” đã gọi thơ Đỗ Phủ là loại thơ “Một lời ngụ trăm tình”. Lần đầu tiên giáo sư Trần Trọng San cho ra mắt “Thơ Đường” quyển 1, trong“Phần dẫn nhập” tác giả đề cập đến nghệ thuật thơ Đỗ Phủ. Ông cho rằng “Nghệ thuật tác thi của Đỗ Phủ rất tinh vi, xảo diệu. Ông dùng hết mọi thể thơ mà không thể nào không giỏi” và “nhất là lối thơ thất ngôn luật thi thì thi tài họ Đỗ thật là không tiền không hậu”. (Trần Trọng San - Thơ Đường, 3 tập- Nxb Bắc Đẩu, Sài Gòn 1972). Các tác giả Việt Nam đều đề cập đến một vài khía cạnh về nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ Phủ. Tác giả Trương Chính cho rằng Đỗ Phủ “sở trường về cổ thể mà cũng sở trường về luật thi”. Tác giả Nguyễn Khắc Phi thừa nhận Đỗ Phủ rất có ý thức trong việc “tôi luyện ngôn ngữ nghệ thuật" và " tôn trọng niêm luật đối ngẫu trau chuốt dùng chữ sắp đặt âm điệu”. Tác giả Trần Xuân Đề có nhận định: “Tuyệt đại bộ phận thơ của Đỗ Phủ là thơ trữ tình, có một số bài thơ tự sự, nhưng kết hợp cả yếu tố trữ tình” [12; 59]. Cũng nhưthế, Lê Nguyễn Lưu nhận xét: “Thơ Đỗ Phủ phần lớn là thơ trữ tình, còn lại là thơ tự sự nhưng ngay thơ tự sự cũng có tính chất trữ tình”. Ở một khía cạnh khác, Trần Xuân Đề cho rằng Đỗ Phủ “là người có nhiều sáng tạo trong việc vận dụng những thể tài nghệ thuật thơ ca”. Cũng viết về những vần thơ trữ tình của Đỗ Phủ, trong cuốn “Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống” Hoàng Trung Thông đã dành nhiều trang viết về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật. Trong đó, chú trọng những đặc sắc về nội dung tư tưởng của thơ Đỗ Phủ và đã có rất nhiều phát hiện độc đáo. Hoàng Trung Thông đã nhận ra sự riêng biệt của Đỗ Phủ “Trong thơ Đỗ Phủ, những chữ thương tâm, thở dài, ôm hận, bi sầu, ấm ức cùng với tình cảm và hình ảnh thơ mà nhà thơ lựa chọn, đã làm cho bài thơ có một phong cách trầm tư ưu uất riêng biệt ít thấy ở những nhà thơ khác”. Tác giả đi đến khẳng định: “Trầm tư ưu uất là giọng điệu chính của thơ Đỗ Phủ” [61; 190]. Tác giả Nguyễn Hà trong cuốn “Đường thi tứ tuyệt” viết: “Có nhiều ý kiến cho rằng thơ tứ tuyệt Đỗ Phủ đã đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình phát triển của thơ tứ tuyệt đời Đường” [17; 16]. Và “Xét về bản thân sự phát triển của thể tài tuyệt cú thì đến Đỗ Phủ có thể nói đã kết thúc một giai đoạn quan trọng”. Tác giả còn khẳng định nét mới trong thơ Đỗ Phủ là đưa yếu tố tự sự, đưa thời sự, đưa nghị luận vào thơ tứ tuyệt. Xuất phát từ quan điểm “Một nhà thơ vĩ đại tất nhiên về nội dung tư tưởng phải tiến bộ nhưng lại phải có hình thức biểu hiện tài tình” (Diện mạo thơ Đường). Tác giả Lê Đức Niệm trong phần “Nghệ thuật tuyệt vời” có nhận định:“Thơ Đỗ Phủ có sự nhất trí hoàn toàn giữa nội dung và hình thức” [45; 150] và đưa ra những nhận xét cụ thể về nghệ thuật thơ Đỗ Phủ trên ba phương diện: đề tài, hình tượng và ngôn ngữ. Về mặt đề tài, theo ông: Đỗ Phủ viết về ba loại đề tài lớn: đề tài thiên nhiên, xã hội và cá nhân, nhưng dù có khai thác đề tài nào ông cũng lấy đề tài xã hội làm trung tâm. “Tất cả những đề tài ấy đã bao quát được những vấn đề của thời đại” [45; 151]. Về mặt hình tượng theoTác giả Lê Đức Niệm: “Hình tượng trong thơ Đỗ Phủ hết sức chân thực, nú được tạo nên bằng sự kết hợp giữa khái quát và cụ thể, kết hợp tự sự và trữ tình”. Về mặt ngôn ngữ thơ Đỗ Phủ, tác giả nhận xét:“Ngôn ngữ trong thơ Đỗ Phủ thật hàm súc và tinh luyện”[45; 156]. Trong chương “Không gian nghệ thuật” Nguyễn Thị Bích Hải cho rằng: “Để trữ phát nội tâm của con người vũ trụ, người ta thường dùng thơ kim thể, còn phản ánh đời thường người ta dùng thơ cổ thể” [20; 208]. Tác giả đi đến kết luận: Khảo sát thơ của Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị thấy “Các nhà thơ này vừa làm những bài thơ hiện thực kiệt xuất vừa sáng tác những bài thơ trữ tình tiêu biểu”. Các nhà nghiên cứu thường nhắc đến Đỗ Phủ trong tương quan với hai nhà thơ nổi tiếng không kém là Lí Bạch và Vương Duy. Nhưng nhiều nhất vẫn là sự so sánh Đỗ Phủ - Lí Bạch. Lí Bạch yêu đời và rực sáng, Đỗ Phủ đau buồn và trầm uất. Lí Bạch nổi lên bởi sự chói sáng và sức mạnh của tài năng, còn Đỗ Phủ bằng sự chân thành và chiều sâu của tình cảm. “Như là một người làm phù phép, Lí Bạch trút cả tâm hồn vào những cơn lốc sáng tạo, còn Đỗ Phủ thì viết như một nhà hiền triết, thơ ông nảy sinh từ sự suy nghĩ sâu lắng”. Ngoài ra có rất nhiều các bài báo, tạp chí, khoá luận, luận án nghiên cứu về nhiều phương diện trong thơ ca Đỗ Phủ.Tiêu biểu như luận án “Sự phát triển thi pháp của Đỗ Phủ qua các thời kì sáng tác” của Hồ Sĩ Hiệp đã nêu được những đặc trưng riêng biệt của thơ ca Đỗ Phủ trong mỗi giai đoạn phát triển. Từ đó ta thấy được những bước chuyển biến về nội dung, nghệ thuật của nhà thơ xuất sắc đời Đường này. Bên cạnh đó, nghiên cứu về thơ ca Đỗ Phủ các nhà nghiên cứu đều chú ý dừng lại ở những kiệt tác của Đỗ Phủ như chùm tám bài thơ "Thu hứng". Tóm lại, thơ Đỗ Phủ là một đối tượng lớn thu hút nhiều cây bút nghiên cứu sắc sảo, khám phá và chiếm lĩnh. Nhiều giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của thơ Đỗ Phủ đã được hé mở. Các khía cạnh về nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ Phủ đã được nhắc đến nhưng sự bỏ ngỏ đó chính là những chỗ trống mà người thực hiện công trình này mong muốn được tìm hiểu. c. Nghiên cứu nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ ở nước ngoài Với những thành tựu đạt được, thơ Đỗ Phủ trở thành một di sản chung của thế giới. Từ lâu đã có nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài quan tâm và nghiên cứu thơ Đỗ Phủ với nhiều công trình có giá trị. [...]... dung chính của luận văn được triển khai theo ba chương như sau: Chương 1: Thể tài thơ trữ tình cận thể của Đỗ Phủ Chương 2: Đặc trưng thơ trữ tình của Đỗ Phủ Chương 3: Một số phương tiện nghệ thuật trữ tình tiêu biểu Và các phần danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THÓ TÀI THƠ TRỮ TÌNHCẬN THỂ CỦA ĐỖ PHỦ Đỗ Phủ là nhà thơ vĩ đại trong văn học cổ điển Trung Quốc Một nhà thơ vĩ... nội dung tư tưởng của thi phẩm còng nh của tác giả vừa là cách để nghiên cứu nghệ thuật của các nhà thơ lớn đời Đường Nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ được biểu hiện trên mét sè phương diện sau: 1 Xét trên phương diện thể tài, thơ trữ tình cận thể của Đỗ Phủ có hai thể tài tiêu biểu là luật thi (8 câu) và tuyệt cú (4 câu) Nói đến thơ trữ tình của Đỗ Phủ là nói đến tiếng nói của cảm xúc, của tâm tư, nói... (mảng thơ cận thể) , chúng tôi nhận thấy có thể triển khai việc nghiên cứu theo những hướng sau: Nghiên cứu toàn bộ nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ ở tất cả các thể tài Khám phá thế giới nghệ thuật rộng lớn của một nhà thơ nổi tiếng đời Đường để phát hiện nét riêng, độc đáo cũng như tài năng của "Thi thánh" So sánh nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ (mảng thơ cận thể) với nghệ thuật thơ trữ tình của các nhà thơ. .. tại chỉnh thể của hình thức nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ Bằng tất cả khả năng của mình chúng tôi cũng hi vọng sẽ được đi sâu nghiên cứu cái hay, cái đẹp trong những vần thơ trữ tình của Đỗ Phủ Tìm hiểu nguyên nhân làm nên sự hấp dẫn của đề tài Hơn nữa, nghiên cứu nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ Phủ cũng là cách tiếp cận nghiên cứu nghệ thuật của các nhà thơ lớn đời Đường, Tống và các nhà thơ cổ điển... rằng thơ trữ tình Đỗ Phủ luôn gắn với hoàn cảnh xã hội, điều kiện sống, tâm tư và tình cảm của chính nhà thơ + Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Luận văn chỉ ra ý nghĩa của sự phát triển thơ trữ tình Đỗ Phủ với thực tiễn sáng tác thơ ca đương thời và về sau Mặt khác, tìm hiểu đÒ tài này có ý nghĩa tích cực giúp cho việc hiểu nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ Phủ từ đó phân tích và giảng dạy các tác phẩm thơ Đỗ Phủ. .. nghiệp thơ ca của Đỗ Phủ bao gồm các chuyên luận, giáo trình, các sách nghiên cứu về Đỗ Phủ cũng như những tài liệu có liên quan đến Đỗ Phủ b Phạm vi nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ Phủ và giới hạn trong phạm vi thơ cận thể, bao gồm luật thi (tám câu) và tuyệt cú (bốn câu) chứ chưa có điều kiện để nghiên cứu về tất cả thơ trữ tình của Đỗ Phủ. .. thơ cổ điển tiêu biểu của Việt Nam Bên cạnh đó có thể nhận thấy những điểm tương đồng và khác biệt giữa nghệ thuật thơ trữ tình và nghệ thuật thơ tự sự của Đỗ Phủ Nghiên cứu nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ cũng là con đường đi tới nghiên cứu nội dung và giá trị nghệ thuật của thơ ông- một trong những nhà thơ lớn nhất của nhân loại Trong quá trình tìm hiểu nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ vấn đề được đặt... nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ (mảng thơ cận thể) là nghiên cứu một khía cạnh nghệ thuật độc đáo trong thế giới nghệ thuật thơ ông đồng thời là nghiên cứu một phương diện của thi pháp thơ Hơn nữa, ta còn nhận ra mối quan hệ của nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ với nền tảng cơ sở của nó Đỗ Phủ đã kế thừa một giá trị cao quý, mét truyền thống đáng tự hào của thơ ca Trung Quốc Nghiên cứu đề tài này vừa... trong quá trình tìm hiểu đề tài này Chúng tôi mong muốn có một hướng tiếp cận tương đối hệ thống về nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ để góp phần một lần nữa khẳng định giá trị bất tử trong trang thơ của “Thi thánh” a Mục đích: Mục đích của luận văn này là nghiên cứu nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ Phủ (mảng thơ cận thể) dưới ba phương diện: thể tài, đặc trưng và phương thức thể hiện Các phương diện này... một hướng khi nghiên cứu thơ Đường Cũng qua luận văn này, người nghiên cứu giảng dạy và học tập thơ Đỗ Phủ nhận thức được bức tranh toàn cảnh về nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ Phủ (mảng thơ cận thể) Từ đó có cái nhìn bao quát và hệ thống về nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ 4 ĐÈI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIấN CỨU a Đối tượng nghiên cứu Do chưa tìm được một tuyển tập đầy đủ về thơ Đỗ Phủ nên chúng tôi chọn đối . thuật thơ trữ tình nói chung như: khái niệm thơ trữ tình, các thể tài thơ trữ tình (mảng thơ cận thể) , đặc trưng, các phương thức phương tiện trữ tình tiêu biểu. Luận văn chứng minh rằng thơ trữ. chính của luận văn được triển khai theo ba chương như sau: Chương 1: Thể tài thơ trữ tình cận thể của Đỗ Phủ Chương 2: Đặc trưng thơ trữ tình của Đỗ Phủ Chương 3: Một số phương tiện nghệ thuật trữ. thơ của Đỗ Phủ là thơ trữ tình, có một số bài thơ tự sự, nhưng kết hợp cả yếu tố trữ tình [12; 59]. Cũng nhưthế, Lê Nguyễn Lưu nhận xét: Thơ Đỗ Phủ phần lớn là thơ trữ tình, còn lại là thơ

Ngày đăng: 09/01/2015, 03:33

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan