Môn tài chính là 1 môn học khá hay, nhưng khi làm đề tài thì chúng ta gặp phải nhìu bắt cặp để tìm ra dc số kiệu để tính cách chỉ số tài chính... Đây là 1 bài báo cáo của mình về Tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí...Các bạn tải tài liệu về, nếu muốn có thêm file exel... thì báo mình... mình sẽ gởi mail nhé... k úp nhìu cái quá mấy bạn lại hao tiền
Trang 1KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI
11/2014
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 1
1 Lịch sử hình thành và phát triển của tổng công ty 1
2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 2
3 Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty 4
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 5
I PHÂN TÍCH TỶ LỆ 5
1 Tỷ lệ thanh khoản: 5
2 Tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động 6
3 Tỷ lệ quản trị nợ 7
4 Tỷ lệ khả năng sinh lợi 8
5 Tỷ lệ giá trị thị trường 10
II PHÂN TÍCH CƠ CẤU: 11
1 Cơ cấu bảng cân đối kế toán: 11
1.1 Tài sản: 11
1.2 Nguồn vốn: 13
2 Cơ cấu lời lỗ: 14
III CÁC MÔ HÌNH ÁP DỤNG: 15
1 Mô hình phân tích hiệu quả kinh tế xã hội 15
2 Mô hình phân tích hiệu quả kinh tế tài chính: 16
3 Mô hình chỉ cố Z 16
IV PHÂN TÍCH HÒA VỐN 17
V PHÂN TÍCH ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH: 19
Trang 3DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa
1 PVFCCo Tổng Cty Phân bón và hóa chất dầu khí
2 DPM Mã chứng khoán của công ty PVFCCo
Trang 5CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
1 Lịch sử hình thành và phát triển của tổng công ty
Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - Công ty cổ phần được
thành lập theo quyết định số 02/2003/QĐ-VPCP ngày 28/03/2003 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổng Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19/01/2004 Tổng Công ty có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, vận hành sản xuất Nhà máy đạm Phú Mỹ; sản xuất, kinh doanh phân đạm, a-mô-ni-
ắc lỏng, khí công nghiệp và các sản phẩm hóa chất khác có liên quan
Ngay khi có quyết định thành lập, Tổng Công ty đã nhanh chóng tiến hành công tác kiện toàn tổ chức, chuẩn bị các điều kiện về nhân lực và thị trường để
có thể tiếp nhận, quản lý, vận hành và tiêu thụ thành công và có hiệu quả các sản phẩm của Nhà máy Đạm Phú Mỹ Ngày 21/09/2004, Tổng Công ty đã tiếp nhận bàn giao Nhà máy đạm Phú Mỹ từ tổ hợp Nhà thầu Technip - Samsung và Ban QLDA Nhà máy Đạm Phú Mỹ Đây cũng là thời điểm những lô sản phẩm chính thức đầu tiên của Công ty được đưa ra thị trường với thương hiệu “Đạm Phú Mỹ”
Kể từ thời điểm những lô sản phẩm chính thức đầu tiên của Tổng công ty được đưa ra thị trường với thương hiệu Đạm Phú Mỹ, Tổng công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ vận hành sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, đạt các mục tiêu với kết quả cao và đóng góp quan trọng cho ngành dầu khí cũng như nền nông nghiệp nước nhà
Hiện nay, Tổng Công ty đang cung cấp cho thị trường trong nước khoảng 50% nhu cầu phân đạm u-rê (tổng nhu cầu sử dụng phân đạm u-rê cả nước bình quân khoảng 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm) và 40% nhu cầu khí a-mô-ni-ắc lỏng được sản xuất từ nhà máy Đạm Phú Mỹ
Đứng trước xu thế phát triển kinh tế của đất nước ngày 01/09/2006 Bộ Công nghiệp đã có quyết định về việc cổ phần hóa Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí, và đến 01/09/2007 công ty chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần
Trang 6Phân đạm và Hóa chất Dầu khí Ngày 05/11/2007 Công ty chính thức niêm yết
380.000.000 cổ phiếu trên thị trường chứng khoán (mã chứng khoán: DPM) Tại
đại hội đồng cổ đông năm 2008 ngày 5/4/2008, Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ- PVFCCo) đã thống nhất chuyển công ty này thành Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con Ngày 15/05/2008, Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí chính thức chuyển đổi
thành Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – Công ty Cổ phần (Tên viết bằng Tiếng Anh là PetroVietnam Fertilizer and Chemicals Corporation
và tên viết tắt là PVFCCo) theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Sở
Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 15/05/2008 Đây là cơ hội rất tốt để Công ty phát triển ổn định, vững chắc và tăng tốc trong thời gian tới
2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các chiến lược, phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; tiến hành thảo luận thông qua bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Công ty; bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; và quyết định bộ máy
tổ chức của Công ty
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ:
Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty do Đại hội đồng
cổ đông bầu ra gồm 5 thành viên với nhiệm kỳ 05 năm Hội đồng quản trị nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát hoạt động của Tổng giám đốc và những cán bộ quản
lý khác trong Công ty
Trang 7BAN KIỂM SOÁT:
Bao gồm 03 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm với nhiệm kỳ 05 năm; Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị, hoạt động điều hành của Tổng Giám Đốc và các Báo cáo tài chính Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Tổng Giám Đốc
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC:
Bao gồm 07 người: 01 Tổng giám đốc và 06 Phó Tổng giám đốc Tổng giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao Các Phó Tổng giám đốc giúp việc Tổng giám đốc trong từng lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các nội dung công việc được phân công và những công việc được Tổng giám đốc uỷ quyền [12]
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của công ty
phân đạm và hóa chất dầu khí
“Nguồn: Website http://dpm.vn ”
Trang 83 Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty
Hoạt động chính của Tổng công ty và các công ty con bao gồm sản xuất và kinh doanh phân đạm, ammoniac lỏng, khí công nghiệp, các sản phẩm hóa chất khác, các dịch vụ kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh phân đạm và các sản phẩm hóa chất khác có liên quan (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh); sản xuất kinh doanh điện; kinh doanh bất động sản; mua bán hàng nông lâm sản, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô, đường thủy nội địa, chế biến các sản phẩm dầu khí và khoáng sản và đào tạo nghề
Trang 9CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
(Lưu ý: Tham khảo bản chi tiết trên Excel)
thanh khoản ở cả ba năm đều rất cao
so với chỉ số trung bình trong nhóm
DẦU KHÍ Cho thấy tình hình thanh
toán và khả năng chi trả các khoản nợ
đúng hạn của doanh nghiệp là khá lớn
Năng lực cũng như chất lượng hoạt động tài chính của công ty tốt dần lên Các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được đảm bảo hơn
- Tỷ số thanh toán nhanh năm 2012 vẫn duy trì ở mức cao và lớn hơn 1 Điều này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ tốt; Chỉ số này giảm so với năm
2011 nguyên nhân do khoản nợ ngắn hạn năm 2012 tăng 61% so vớicùng kỳ năm
2011 chủ yếu là do chỉ tiêu người mua trả tiền trước tăng
- Cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 6,98 đồng tài sản ngắn hạn ở năm 2011; 5,16 đồng ở năm 2012 và năm 2013 tăng lên là 6,14 đồng Nguyên nhân của sự tăng lên này do tổng tài sản ngắn hạn tăng lên
- Tài sản ngắn hạn năm 2011 tăng là do hầu hết các chỉ tiêu liên quan đều tăng, chỉ trừ có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm Năm 2010 nợ ngắn hạn tăng với mức tăng nhiều hơn tổng tài sản ngắn hạn, vì vậy đã làm cho hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của năm 2010 giảm đi
- Năm 2012 tổng tài sản ngắn hạn tăng do tất cả các chỉ tiêu liên quan đều tăng nhưng nợ ngắn hạn lại giảm so với năm 2011, chính vì vậy đã làm cho hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của năm 2013 tăng lên
Trang 102 Tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động
Hiệu quả sử dụng TTS TAT = DT ròng / TS 1.0002 1.3144 1.0503 0.7701 Vòng quay tồn kho IT = P von/ ton kho 5.5818 7.7170 5.6576 4.7183
Kỳ thu tiền bình quân ACP =KPT*360/NS 8.5488 5.2352 18.1182 98.2587
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản (TAT)
- TAT Cho biết một đơn vị Tài sản tạo ra bao nhiêu doanh thu trong một năm Với PVFCCO, tuy tỷ lệ TAT lớn hơn 1 nhưng vẫn còn khá thấp, cho thấy công ty đang thâm dụng vốn cao
Vòng quay hàng tồn kho:
- Cho biết hàng tồn kho bao nhiêu vòng để tạo ra doanh thu Tại PVFCCO, chỉ số này đều cao hơn so với trung bình ngành, chứng tỏ hàng tồn kho luân chuyển nhanh hơn các công ty cùng ngành
- Vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp năm 2011 là 5.65 lần và năm
2012 tăng là 5.23 lần Đồng nghĩa với số ngày lưu kho trung bình giảm từ 64,31 ngày xuống 47.30 ngày Do năm 2012 công ty đã mở rộng hệ thống kho bải và hoàn thiện hệ thống phân phối hơn Đến năm 2013, vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm không chứng tỏ hàng tồn kho luân chuyển chậm hơn, vốn ứ đọng nhiều hơn mà do nhu cầu của quy mô sản xuất gia tăng
Kỳ thu tiền bình quân:
- Kỳ thu tiền trung bình thấp giảm dần Chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp tăng nhanh và rất cao hơn nhiều so với trung bình ngành
Trang 11- 3 Tỷ lệ quản trị nợ
TỶ LỆ QUẢN TRỊ NỢ 2013 2012 2011 NGÀNH
TS nợ/ Tổng TS D/A =Nợ/ tổng TS 0.1156 0.134 0.0950 0.5761
TS T.toán lãi vay ICR = EBIT/I 755.82 2,287.78 126.81 7.6311
TS khả năng Tnợ =(EBITDA + tien thuê)/
(I + No goc + TT tien thuê) 35.39 56.37 54.50
Tỷ số nợ trên tổng tài sản (D/A):
- Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của các năm trung bình khỏan 12%, nghĩa là các chủ nợ của công ty chỉ cung cấp một phần trong tổng vốn tài trợ Tỷ lệ này, trong các năm đều thấp hơn so với trung bình của ngành, đây là dấu hiệu tốt của công
ty Và các chủ nợ sẽ sẵn lòng cho công ty vay thêm
Tỷ số thanh toán lãi vay (ICR):
- Chỉ tiêu này đo lường khả năng trả nợ lãi vay của công ty, và cho biết công
ty có khả năng đáp ứng bao nhiêu lần hay chi trả bao nhiêu lần cho lãi vay của công ty từ thu nhập trước thuế và lãi vay
- Tỷ số thanh toán lãi vay của công ty khá cao, năm 2012 lên đến 2.287 đều này chứng tỏ khả năng thánh toán lãi vay của công ty ngày càng hiệu quả và đáng tin cậy
Trang 124 Tỷ lệ khả năng sinh lợi
TỶ LỆ KHẢ NĂNG SINH LỢI 2013 2012 2011 NGÀNH
Dlợi gộp BH và DV GPM =(DT rong - P von) /NS 0.3235 0.3246 0.4374 0.1539
Doanh lợi ròng NPM =LN rong / DT rong 0.2016 0.2206 0.3217 0.0467
Sức sinh lợi cơ bản BEP =EBIT/Tong TS 0.2287 0.3349 0.3806 0.0621
Tỷ suất LN trên TTS ROA =LN rong/Tong TS 20.17% 28.99% 33.79% 3.59%
Tỷ suất LN trên VCSH ROE =LN rong/VCSH 22.80% 33.47% 37.34% 9.47%
Doanh lợi gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ: của công ty luôn cao hơn so với trung bình ngành Nhưng đang có xu hương giảm nhẹ 2 năm gần đây do khó khăn chung của nền kinh tế
Dlợi gộp BH và DV Doanh lợi ròng
Doanh lợi
2013 2012 2011
Doanh lợi ròng (NPM):
- Tỷ số này cho biết cứ 100 đồng doanh thu mang lại thì công ty có 20 đồng lợi nhuận Hai năm gần đây doanh lợi ròng có xu hướng giảm do các chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất tăng, điều này khiến cho lợi nhuận ròng giảm dẫn đến tình tranggj NPM giảm Nhưng tỷ số này khá cao so với mức trung bình của ngành Điều này phản ánh PVFCCO hoạt động khá hiệu quả, chi phí sử dụng cho doanh thu thấp
Sức sinh lợi cơ bản (BEP):
- Tỷ số này cho biết khả năng sinh lợi cơ bản của PVFCCo, dùng để so sánh công ty với những công ty khác trong ngành về khả năng tạo ra lợi nhuận hoạt động từ tài sản của công ty; một đồng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Trang 13Hệ số ROA và ROE
Hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
- ROA cho biết một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu lãi ròng
- Hệ số lợi nhuận trên tổng giảm dần qua các năm 2010 gần đây do khủng hoản kính tế vào năm 2012 nhưng vẫn còn cao hơn so với tỷ số trung bình của ngành Chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của công ty rất tốt và đạt lợi nhuận cao
Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
- ROE cho biết một đồng vốn cổ phần thường tạo ra bao nhiêu lãi ròng
- Các cổ đông kỳ vọng thu được lợi nhuận từ tiền đầu tư của họ, và tỉ số này cho biết tiền đầu tư của các cổ đông có hiệu quả như thế nào về phương diện kế toán
- Hệ số này cũng rất cao chứng tỏ tình hình hoạt động tài chính của công ty phát triển mạnh nhưng đang có xu hướng giảm trong 2 năm gần đây do khủng hoảng kinh tế hiện tại Hiệu quả của đồng vốn của chủ sở hữu bỏ ra đem lại lợi nhuận rất cao, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thu được 37,24 đồng tiền lời vào năm 2011 và năm 2013 thu được 22,8 đồng, tức là giảm 38,78% do khó khăn chung của nền kinh tế sau khủng hoảng 2012
Trang 14Tỷ số giá/ dòng tiền (P/CF)
Tỷ lệ P/B:
- Các năm gần đây, tỷ lệ giá cả của cổ phiếu trên thị trường so với giá trị sổ sách có xu hướng tăng nhanh Chứng tỏ, các nhà đầu đánh giá ngày càng cao về công ty DPM và đánh giá cao khả năng đầu tư có lời tại DPM nên họ sẽ vẫn tiếp tục đầu tư cho công ty
Tỷ số giá/ dòng tiền (P/CF)
Trang 15II PHÂN TÍCH CƠ CẤU:
(Tham khảo bản chi tiết trên Excel)
1 Cơ cấu bảng cân đối kế toán:
- Tổng tài sản của công ty từ năm 2011 đến năm 2013 tăng dần qua các năm
Cụ thể là so với năm 2011 năm 2012 tổng tài sản của PVFCCO tăng 12% tương ứng 1,285,349,286,587 đồng, và 2013 tăng lên 2% so với năm 2012 Do khủng hoảng kinh tế vào năm 2012 làm cho nền kinh tế thế giới nói chung cũng như nền kinh tế Việt Nam nói riêng gặp không ít khó khăn, nhưng PVFCCO vẫn phát triễn, điều này chứng tỏ khả năng tổ chức và huy động vốn của công ty khá tốt
- Cơ cấu tài sản cho ta thấy được việc phân bổ các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp Qua bảng cân đối kế toán của PvFCCo, ta thấy cơ cấu tài sản của Công ty thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn và giảm tỷ trọng tài sản dài hạn
- Tài sản ngắn hạn của công ty các năm đều lớn hơn 60% trên tổng tài sản và tăng nhẹ qua các năm, chứng tỏ hơn nữa phần vốn của công ty là để đầu tư cho tài sản ngắn hạn và nguồn đầu tư này tăng dần qua mỗi năm (Cụ thể là đầu tư tài chính ngắn hạn)
Trang 16- Trong tài sản ngắn hạn, chỉ có khoản mục Tiền và tưong đương tiền chiếm
tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản Điều này làm cho thanh khoản của PVFCCo tăng, thể hiện rõ ở việc CR và QR tăng qua các năm như ở phần phân tích tỷ lệ
- Khoản mục này tăng tỷ trọng vào năm 2012 sang năm 2013 lại giảm tỷ trọng nhỏ hơn năm 2011 do công ty điều chỉnh kỳ hạn tiền gửi từ 1 tháng đến 3 tháng thành kỳ hạn 6 tháng đến 12 tháng Tỷ lệ vốn bằng tiền (bao gồm Tiền và các khoản tương đương tiền, Đầu tư tài chính ngắn hạn, vay và nợ ngắn hạn) nhưng ở cả 3 năm đền trên 50%, tỷ trọng này chủ động về vốn bằng tiền nhưng
cơ cấu vốn như vậy là hơi cao so với doanh nghiệp sản xuất
- Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng không đáng kể nhưng là tỷ trọng lớn thứ hai Còn các khoản mục khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản (riêng năm
2013 tỷ trọng của khoản đầu tư tài chính ngắn hạn gia tăng vượt bật đến 16,06%,
do chuyển từ từ khoản tiền và các khoản tương đương tiền)
- Khoản mục tiền và tương đương tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
và các khoản tương đương tiền Ở đây, các khoản tương đương tiền của công ty phản ánh các khoản tiền gửi có kỳ hạn từ một tháng đến ba tháng tại các ngân hàng với lãi suất từ 6%/năm đến 7%/năm Như vậy có thể kết luận rằng nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp chủ yếu được đầu tư dưới khoản mục tiền và tương đương tiền Ngoài ra khoản mục đầu tư ngắn hạn phản ánh các khoản tiền gửi có kỳ hạn trên sáu tháng đến 1 năm Điều này càng chứng tỏ khả năng tự tài trợ của công ty là khá lớn, không cần thiết phải sử dụng đến vốn vay dài hạn Nhưng bên cạnh đó cũng có một bất cập là xét từ góc độ tài chính, điều này làm lãng phí vốn và có thể gây thua lỗ cho doanh nghiệp
b Tài sản dài hạn
- Về cơ bản tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn tài sản ngắn hạn và có xu hướng giảm tỷ lệ trong tổng tài sản qua các năm Khoản mục tài sản cố định có tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản và khoản mục tài sản dài hạn có tỷ trọng nhỏ nhất Tài sản dài hạn năm 2012 và năm 2013 có tỷ trọng giảm hơn so với năm
2009, tỷ trọng này giảm là chủ yếu do tài sản cố định giảm, nhưng nhìn chung công ty đã chú trọng đến năng lực sản xuất trực tiếp thể hiện qua tỷ trọng tài sản