1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiếp cận lý thuyết và một số phương pháp cần được giảng dạy trong nghành việt nam học

13 297 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 261,9 KB

Nội dung

Trang 1

PHƯƠNG PHÁP CÀN ĐƯỢC GIANG DAY TRONG NGÀNH VIỆT NAM HỌC

Phan Thị Vấn Tuyết

Khoa Việt Nam học,

Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP Hỗ Chí Minh

Trong bài này chúng tôi để cập hai nội dung:

1 Tiếp cận lý thuyết trong ngành Việt Nam học

2 Một số phương pháp dùng để giảng day các môn chuyên

ngành trong ngành Việt Nam học

Nêu lên hai nội dung như trên xem ra khá dàn trải, nặng nề, nhưng chúng tôi nghĩ rằng cả hai vấn đề trên đều liên quan hỗ

tương với nhau, cần được giới thiệu chung, hơn nữa, trước mắt

chúng tôi chỉ nêu một vài khái niệm, lý thuyết và phương pháp cơ

bản chứ chưa đưa nhiều thông tin hay phân tích quá sâu, do đó những gì chúng tôi trình bày hy vọng chiếm không quá nhiễu thời

gian cho người đọc hay người nghe

1 Tiếp cận các khái niệm khoa học và lý thuyết trong ngành Việt Nam học

Một số khái niệm khoa học và lý thuyết cơ bản sẽ đem lại cho người nghiên cửu Việt Nam học và sinh viên ngành Việt Nam học

hướng tiếp cận phù hợp, đó là lý thuyết về tộc người, quả trình tộc

người, văn hóa tộc người, khu vực học, sinh thái học văn hóa, giao lưu tiếp biến văn hóa Tiếp cận một số lý thuyết này để ứng dụng

Trang 2

466 Việt Nam học và tiếng Việt - Các hướng tiếp cận

bản và khoa học về con người, về một dân tộc hay nhiều đân tộc sống chung trong một khu vực, cụ thể là người Việt, dân tộc Việt

và các dân tộc khác cùng cộng cư trên đất nước Việt Nam

1.1, Dân tộc, tộc người, khối cộng đồng tộc người và văn hóa

tộc người là những vẫn đề khái niệm có tầm quan trọng hàng đầu

trước khi muốn hiểu về một tộc người, một dân tộc cụ thể như người Việt, hoặc các dân tộc, các cộng đồng tộc người, các nhóm địa phương khác tại Việt Nam

Dân tộc là một phạm trù lịch sử, được hình thành trong những

điều kiện lịch sử nhất định, có quá trình tiễn hóa gắn liền với các hình thái kinh tế xã hội của lịch sử loài người Ở Việt Nam, khái

niệm dân tộc thường dùng theo cả nghĩa hẹp (đề chỉ một dân tộc cụ thể) và nghĩa rộng (để chỉ toàn thể các đân tộc thuộc chung một

quốc tịch sống trên một quốc gia) nên rất khó phân biệt và dễ gây

ra sự nhằm lẫn trong khoa học và trong đời sống Hiện nay, mặc dù

còn tổn tại một số ý kiến khác nhau trong cách hiểu thế nào là dân tộc, nhưng nhìn chung giới nghiên cứu ở Việt Nam vẫn dựa vào

quan điểm của J V Stalin trong tác phâm Chủ nghĩa Mác và vẫn đề dân tộc, theo đó “Dân tộc là một cộng đồng người ổn định được

hình thành trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, về lãnh thổ, về sinh hoạt kinh tế và vẻ tâm lý biểu hiện trong cộng đồng văn hóa” Trong số đó, các nhà khoa học rất chứ trọng đến cộng đồng ngôn

ngữ lộc người, xem ngôn ngữ chung mà tộc người đó sử dụng lâu

đời như là một trong số các tiêu chí mạnh để xác minh thành phần

tộc người của tộc người đó

Dựa vào quan điểm trên, nhưng nhà đân tộc học Nga Iu.V.Bromlei đề cập đến khái niệm téc người Theo ông, Tộc người được hiểu là một tập đoàn người ổn định có mối liên hệ chung về

địa bàn cư trú, ngôn ngữ, kinh tế và đặc điểm sinh hoạt văn hóa Mỗi tộc người đều có nguồn gốc ý thức về tộc người của mình” Còn “Văn hóa tộc người bao gồm tông thể các yếu tố về văn hóa

vật chất, văn hóa tỉnh thần, giúp cho việc phân biệt tộc người này

Trang 3

và phát triển ý thức tộc người”!, Người học ngành Việt Nam học tại Việt Nam cần được trang bị lý thuyết để năm vững khái niệm thế

nào là tộc người, thành phân tộc người, dân tộc, quá trình tộc

người tại Việt Nam để có thể hiểu được những vấn để khác Người học cũng cân biết trong việc xác định thành phần các dân tộc,

tại Việt Nam đã áp dụng 3 tiêu chí: ngôn ngữ, đặc điểm văn hóa Và ý

thức tự giác dân tộc, có như thế người học sẽ xác định được như £hế nào mới gọi là người Việt hay thể nào là người Việt Nam

Liên quan đến việc học về Việt Nam học cần hiểu về không

gian người Việt và các dân tộc khác sinh sống, không gian đó không phải chỉ là không gian về địa lý mà còn là không gian văn hóa tộc người, vì đó chính là không gian sinh tồn của tộc người đó, nó gắn với vùng lãnh thô mà cộng đồng dân cư của tộc người đó

sinh sống Do sự biến động vì di dân hay vì những lý do khác nhau, phân lớn có những trường hợp không gian địa lý tộc người bị phá

vỡ, tạo nên tình trạng cư trú xen cải giữa các tộc người trên cùng

một lãnh thổ, do vậy, không gian văn hóa tộc người không còn

nguyên vẹn Đó cũng chính là một trong những xung lực tạo nên sự

tiếp biến, hỗn dung văn hóa, một hiện tượng phô biên trong bức tranh chung về văn hóa một dân tộc hay các dân tộc cùng cộng cư

với nhau Như vậy học về Việt Nam học cần tiếp cận lý thuyết về Đặc thù luận lịch sư (historical particulatision) Theo hai nhà nhân

học Mỹ F Boas và A Kroeber thì văn hóa của mỗi dân tộc được hình thành trong quả trình lịch sử, nó gắn liền với môi trường xã hội nhất định và trong điều kiện dia ly cu thé

1.2 Khu vực học (Areq studics / region síHdies)

Khu vực học là một ngành khoa học nghiên cửu về các khu vực,

chủ yếu là & vực văn hóa, là khái niệm dùng để chỉ một không

gian có đặc trưng văn hóa trong một giới hạn sinh thái nhất định

(ccological boundary), (Sakurai Yumlo, 1996) Khu vực học cụ thể nghiên cứu, học tập những vấn đề của cả một khu vực hoặc của

Trang 4

468 Việt Nam học và tiếng Việt - Các hưởng tiếp cận

từng quốc gia trong khu vực đó, tương đương với khái niệm Khu vực lịch sử - dân tộc học của ngành dân tộc học Nga Do tính chất vẫn để nghiên cứu khu vực học quá đa dạng nên cần vận dụng kiến thức đa ngành (muitidisciplinary) và liên ngành (interdisciplinary) của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, thậm chí tùy theo

vấn đề, cần liên ngành cá với khoa học tự nhiên, khoa học kỹ

thuật, y học

Một trong những nội dung chính trong nghiên cứu khu vực học là Văn hóa khu vực (Regional culture), tương đương với khái niệm Vùng văn hóa (culture area) của ngành nhân học Mỹ, đó là không gian giao lưu tiếp xúc giữa các nên văn hóa của các dân tộc cùng một vùng, một khu vực, một lãnh thổ, trong những hoàn cảnh địa

tý, môi trường tự nhiên tại chỗ và trong bối cảnh lịch sử lâu đời Nội đung nghiên cứu khu vực học bao gồm khu vực học trong

nước và khu vực học của các nước ngoài,

Văn hóa khu vực (Regional culture) được rất nhiều nhà khoa

học trong và ngoài nước để cập Theo Murzina Irina Jakovlevna,

nhà Ngữ văn học thuộc Đại học Sư phạm Quốc gia Ural, Nga:

“Việc đưa vào sử dụng khái niệm văn hóa khu vực với tính cách là

một khái niệm tích hợp vào từng đối tượng của khu vực học sẽ gớp phần mở rộng về căn bản quan niệm vẻ tính đặc thù của nên văn hóa đất nước nói chung, về các phương thức tồn tại của nền văn hóa quốc tộc và những khởi đề hiệu quả của nó” Theo bà, văn hóa khu vực là một lát cắt văn hóa, giúp hiểu được cách nhìn về khu

vực, hiểu được tính chất độc hữu của nó và đông thời lại “lỗng” vào

không gian văn hóa của đất nước và của thế giới, giúp khám phá

những đặc điểm của văn hóa đã hình thành ở đây, trong tình hình xã hội đương đại với những hình thức hội nhập tương thích nhất

của cư dân tại chỗ

Khoa Việt Nam học của Trường DHKHXH&NV (DHQG TP Hỗ Chí Minh) xác định đối tượng, phạm: vi nghiên cứu khu vực học

là Việt Nam và khu vực Bắc - Dong A, Đông Nam A, Nhu vay,

người học ngành Việt Nam học không chỉ cân được trang bị kiến

Trang 5

cần được cung cấp kiến thức về ĐÁT NƯỚC - CON NGƯỜI thuộc các quốc gia trong vùng Bắc-Đông Á và Đông Nam Ả trên mọi lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội Riêng trong địa bàn Việt Nam và Đông Nam Á vốn là khu vực nhiệt đới gió mùa, người học cũng cần được tăng cường kiến thức về cuộc sống ở vùng nhiệt đới, kể cả bệnh nhiệt đới, để khi tốt nghiệp, họ sẵn sàng trở thành một chuyên gia hiểu biết về môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội vùng nhiệt đới Kiến thức đa đạng về nhiệt đới học sẽ là một trong những mặt ưu thể cho sinh viên tốt nghiệp ngành Việt Nam học và họ sẽ trở thành những ứng viên sáng giá trong các đợt xét tuyển nhân sự của các công ty, tổ chức trong và ngoài nước

1.3 Lý thuyết về giao lưu tiếp biến văn hóa (Acculturation) Giao lưu tiếp biến văn hóa là khái niệm do các nhà dân tộc học Pháp và nhân học phương Tây đưa ra vào cuối thế kỷ XIX đề chỉ sự tiếp xúc trực tiếp và lâu dài giữa hai nền văn hóa khác nhau và hậu quá của cuộc tiếp xúc này là sự thay đổi hoặc biến đổi của một số loại hình văn hóa của một hoặc cả hai nền văn hóa đó Giao lưu

tiếp biến văn hóa là quá trình trong đó một nền văn hóa thích nghị,

ảnh hưởng một nên văn hóa khác bằng cách vay mượn nhiều nét đặc trưng của nên văn hóa ấy

Sự giao lưu tiếp biến văn hóa cũng là một cơ chế khác của biến đổi văn hóa, đó là sự trao đổi những đặc tính văn hóa nảy sinh khi các cộng đồng tiếp xúc trực diện và liên tục Các hình mẫu văn hóa nguyên thủy của một cộng đồng hoặc của cả hai cộng đồng có thể

bị biển đổi thông qua quá trình tiếp xúc này (Redfeld, Linton,

Herskovits, 1936) Tính tích cực của giao lưu tiếp biến văn hóa là

tuy các thành tố của những nên văn hóa các dân tộc tiếp xúc với

nhau có thể biến đổi, song mỗi nền văn hóa vẫn giữ được tính riêng

biệt (bản sắc văn hóa) của mình và làm giàu có thêm cho văn hóa

của mình

Trang 6

470 Việt Nam học và tiếng Việt - Các hướng tiếp cận

tộc, các dân tộc sống đan xen với nhau và quan hệ hôn nhân với nhau nên hiện tượng vay mượn, giao lưu, tiếp biến văn hóa lả điều

tất yếu Chính vỉ vậy ngành Việt Nam học cần tiếp cận lý thuyết

này nếu muốn phân tích, am hiểu về văn hóa của người Việt và các

dân tộc khác ở Việt Nam,

1.4 Lý thuyết sinh thái van héa (cultural ecology)

Lý thuyết sinh thái văn hóa của Julian Steward (1902-1972)

nhằm để tiếp cận cách con người sử dụng văn hóa để thích nghỉ với các môi trường tự nhiên cụ thể Con người trải nghiệm cuộc sống của mình và phải thích nghi với các môi trường tự nhiên thông qua

bối cảnh văn hóa Sinh thái văn hóa là các dạng thức văn hóa hình thành và phát triển tương ứng với những môi trường nhất định nhự sinh thái biển đảo, sinh thái đồng bằng châu thổ, sinh thái thung lũng, sinh thái cao nguyên Việt Nam có rất nhiều loại hình sinh

thái tự nhiền tương ứng với vùng cư trú của các tộc người Những tộc người sinh sống lâu đời tại một môi trường sinh thái nào thì nhất định họ sẽ trải nghiệm, thích nghi, sáng tạo, hình thành những

kỹ năng sinh sống và thê hiện sắc thái tâm lý cũng như những dạng thức văn hóa phù hợp với môi trường sinh thái ấy, đó là sinh thái văn hóa tộc người Các cư dân đó chính là chủ nhân văn hóa

(cuiture bearer) Cá nhần hoặc một nhóm trở thành chủ nhân của

những đặc trưng văn hóa, hoặc những phức hợp độc đáo, điêu mà họ có thể chuyển tải, đem đến những khu vực đó trong quá trình di dân của họ (R H Crapo, 1993) Đây chính là một khái niệm

thường xuyên được sử dụng trong ngành nhân học Mỹ, đặc biệt là khi xem xét quá trình di dân và sự xuất hiện những kiểu loại văn hóa mới

Trong quá trình sinh tồn của mình, con người phụ thuộc rất

nhiều vào tự nhiên Từ những thành tựu văn hóa có được qua sự

thích nghỉ môi trường sinh thái tại chỗ, con người có thể hình thành nên những loại hình văn hóa như là một tập hợp những sắc thái văn

Trang 7

đã hình thành nên những phương thức sinh hoạt kinh tế, những tín ngưỡng tôn giáo , bởi vì bất kỳ ở đâu, trong việc hình thành làng xóm, xây dựng nhà ở, cách ăn, mặc, các phương tiện di chuyển, công cụ sản xuất, tín ngưỡng tôn giáo, văn học nghệ thuật người dân tại chỗ đều thích nghỉ với điều kiện thiên nhiên và môi trường sinh thái tại nơi sinh sống để họ có thê tôn tại và phát triển Qua

nghiên cứu sinh thái văn hóa, người học sẽ hiểu được cách người

Việt hay các dân tộc khác sống tại Việt Nam sử dụng văn hóa để thích nghỉ với môi trường thiên nhiên cụ thể cũng như sáng tạo nên

những sắc thái văn hóa lâu dân trở thành đặc trưng văn hóa của họ và của vùng

Trong lý thuyết sinh thải văn hóa có một khía cạnh khá đặc biệt là con người tôn tại bằng tri thức đân gian mà họ cảm nhận và tích lũy được để lưu truyền từ đời này sang đời khác, điều đó trở thành một phần của văn hóa của họ và là mot phan cia i Htc ban dia, một trong những lĩnh vực mà các ngành khoa học rất quan tâm để hiểu được bối cánh văn hóa tộc người và sự tương tác giữa văn hóa

với môi trường sinh thái mà con người tổn tại Tri thức dân gian

của các cộng đồng đân tộc tại Việt Nam rất phong phú, phản ánh rõ

nét đặc trưng của đời sống cư dân vốn còn phụ thuộc rất nhiều vào

tự nhiên Ví dụ các tri thức về việc sử đụng cây cỏ để phòng bệnh, chữa bệnh, tri thức về thời tiết đề đi biển, đi rừng, làm mùa vụ nông

nghiệp, chăn nuôi; trì thức âm thực để sinh toàn

Chính tiếp cận lý thuyết này, người nghiên cứu hay học ngành Việt Nam học sẽ giải mã được những vấn để kinh tế, văn

hóa, xã hội của người Việt và các dân tộc khác ở Việt Nam một

cách khoa học |

2 Một số phương pháp cần được giảng dạy trong ngành Việt Nam học

Trang 8

472 : Việt Nam học và tiếng Việt - Các hướng tiếp cận

quá trình học tập sinh viên có được huấn luyện về phương pháp

nghiên cứu khoa học hay không

Về phương pháp ưu tiên cho sinh viên ngành Việt Nam học là

phương pháp liên ngành (Interdisciplinary), đó là phương pháp chính của Khu vực học, Đất nước học Phương pháp này đòi hỏi

người muốn áp đụng nó cần có kiến thức khá đa đạng về một số

ngành khoa học xã hội hoặc cả một số lĩnh vực của ngành khoa học

tự nhiên Trong phương pháp liên ngành, tùy theo vấn để cần tìm hiểu hay học tập mà người dạy bay người học cần xác định ngành nào là ngành chính, ngành nào là ngành phụ, dùng bỗ trợ cho ngành chính, Khi chọn ngành nào để có thê “liên ngành”, người đạy hoặc người học phải áp dụng lý thuyết cũng như phương pháp của ngành khoa học ấy cho phù hợp, ví dụ khi giảng dạy môn chuyên ngành liên quan tới vấn đề sử học hay địa lý bọc, người dạy cần trang bị cho mình lý thuyết cũng như phương pháp nghiên cứu của ngành sử học và địa lý học thì nội dung giảng dạy mới phù hợp và đạt hiệu quả Chính vị vậy, người thầy giảng dạy ngành Việt Nam học cân có kiến thức đa dạng, được cập nhật liên tục Ngoài ra, hai

phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính cân đảm bảo được

giảng dạy cho sinh viên ngành Việt Nam học hiểu biết tới nơi tới

chỗn, đó là sinh viên cần được tập đượt các kỹ năng xử lý phần

mềm SPSS hay Ethnograph Sinh viên tốt nghiệp ngành Việt Nam học nếu được tuyển dụng vào các tổ chức NGO, các công ty hiện đại, các tô chức văn hóa, kinh tế, thương mại, xã hội, ngoại

giao các văn phòng đại diện thì nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ đòi hỏi sinh viên phải biết vận dụng các phương pháp ấy để làm việc,

vì trong đó có khâu khảo sát, thực hiện dư án, công việc Với

phương pháp định tính, sinh viên sẽ tự thiết kế những bảng khảo sát tìm hiểu về những vấn đề cân khảo sát của nơi mình làm việc Thiết thực và thường xuyên nhất là nghiên cứu định tính (NCĐT), đây là một phương pháp rất cần cho sinh viên ngành Việt Nam học

khi đi thực tập như hàng năm sinh viên vẫn đi và thu hoạch được kết quá khá tốt qua các hội thảo khoa học của sinh viên Nội dung phương pháp này bao gồm: các ghi chép ở thực địa đìeldnotes),

Trang 9

Ở mức độ này, NCĐT có cách tiếp cận xã hội theo kiểu diễn giải và

tự nhiên chủ nghĩa

Có 5 cách tiếp cận:

1 Nghién ciru Idi ké (Narrative Research)

2 Nghién ciru hién tugng hoc (Phenomenological Research)

3 Nghiên cứu đựa trên nền tảng dữ liệu (Grounded Theory

Research)

4 Nghién cttu dién da dan téc hoc (Ethnographic Research)

5 Nghiên cứu trường hợp (Case study Research)

- Về nghiên cứu lời kể (Narrative Rescarch): có nhiều hình thức, sử dụng một loạt cách tiễn hành khác nhau để phân tích đữ

liệu, trong đó tài liệu tập trung đặc biệt vào các câu chuyện được cá

nhân kể lại (Polkinghorne, 1995) Công việc này hầu như điễn ra thường xuyên tại các công ty, cơ quan Các nghiên cứu lời kế đêu bắt nguồn từ văn học, lịch sử, nhân học, xã hội học, xã hội - ngôn

ngữ học, giáo đục học, tâm lý học

- Vé nghién cứu hiện tượng học (Phenomenological Research)

Theo từ nguyên, Hy Lạp gọi hiện tượng luận là phainomenon, tức “cái mà nó cho thấy bằng chính bản thân nó” -> lý thuyết này giúp các nhà khoa học nhìn đúng vào bản chất vấn để hoặc con người như tự bản thần nó có chứ không bóp méo lệch lạc theo nhãn quan riêng

- Nehién ciru dién d& dan téc hoc (Ethnographic Research)

Một nghiên cứu điền dã dân tộc học thường tập trung vào toàn

bộ một nhóm văn hóa (đôi khi nhóm văn hóa này chỉ rất nhỏ bé, ví dụ một nhóm giả làng, một nhóm phụ nữ, một nhóm giáo viên ),

tuy nhiên điển hình vẫn là các nhóm văn hóa lớn, bao gồm nhiều

người tương tác với nhau qua thời gian

Nghiên cứu điền đã dân tộc học là một thiết kế định tính, trong

đó, nhà nghiên cứu mô tả và diễn giải các kiểu giá trị, các hành vi,

Trang 10

474 Việt Nam học và tiếng Việt - Các hướng tiếp cận - Phương pháp quan sát tham đự (participant observation): trong quá trình này, nhà nghién citu Ada minh (immersed) vao trong cuộc

sống hàng ngày của mọi người, quan sát và phóng vẫn các đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu ý nghĩa của các hành vi, ngôn ngữ và các mỗi tương tác giữa các thành viên của một nhóm văn hóa'!

Thực ra các phương pháp nêu trên không phải là mới, nhưng trước

đây việc ứng dụng các bước khảo sát còn chưa sâu, chỉ đến khi

John W Creswell hệ thống nội dung và trang bị kỹ năng tiễn hành những phương pháp này thì NCĐT đã thực sự là những công đoạn

hết sức khoa học Nếu am hiểu và tiến hành phương pháp của J W

Creswell, sinh viên Khoa Việt Nam học sẽ thuận lợi hơn khi đi thực

tế và khi đi làm việc sau này, vì Phương pháp điều tra của J W

Creswell cập nhật các kỹ năng mới như nghiên cứu Narrative rechearch, phương pháp nay rất thích hợp để nghiên cứu tại thực

địa Việt Nam, một đất nước sau chiến tranh, đang trong giai đoạn phục hôi và phát triển như nghiên cứu cựu chiến bỉnh và chiến

trường xưa, nghiên cứu phụ nữ, gia đình và việc làm xưa và nay, nghiên cứu thị trường đầu tư xưa và nay, nghiên cứu sản phẩm nông nghiệp xưa và nay, nghiên cứu tầm lý tiêu dùng Xưa và nay,

nghiên cứu đời sống đô thị xưa và nay

Chúng tôi cũng muốn đề cập đến một phương pháp nghiên cứu

và học tập trực quan khác khá mới mẻ và hiệu quả có thế đành cho

sinh viên ngành Việt Nam học, đó là kỹ năng về “Nhân học thị

giác” hoặc “Nhân học hình ảnh” (Visual Anthropology)

Qua phương pháp này sinh viên có thể trực tiếp tự mình thu

nhận thông tin đề hiểu về con người, ngôn ngữ, đất nước Việt Nam,

là đối tượng mà mình học tập

Việt Nam là một đất nước đa dạng của các hệ thông văn hóa, do

đó cần áp dụng phương pháp thực nghiệm (empiricist) và so sánh trên diện rộng (large-scale cormparison) những văn hóa xã hội khác

nhau Nhân học thị giác (Visual Anthropology) nhắn mạnh về thu l.John W, Crcswell (2007) Qualitative Inquiry& Research Design:

Trang 11

nhận hình ảnh đời sống văn hóa xã hội con người qua phim ảnh và xem đó là những thông tin thực sự, sống động, có thể dùng làm tài liệu khoa học hiển nhiên Phải nói rằng từ khi có kỹ thuật video,

ngành nhân học hình ảnh mới thực sự đối mới, cả về hình thức lẫn

nội dung và quan điểm làm phim Với kỹ thuật mới này, người ta

có thê quay phim hàng giờ đồng hồ, có thể quay ở những điều kiện thời tiết, Ánh sáng khác nhau, có thê ghỉ đồng bộ cả hình ảnh lẫn âm thanh, có thê tiến hành những phỏng vấn sâu hoặc những qua

sát tham đự nói chung tất cả những phương pháp nghiên cứu dân

tộc học, nhân học truyện thống đều có thể được “refrest” ở kỹ

thuật nghiên cứu này Loại phim này được gọi là phim nhân học,

tức phim ảnh nghiên cứu về con người, về dân tộc Phim nhân học

ngày càng trở thành nhánh nghiên cứu quan trọng vì qua những ghi chép văn bán sách vở, người ta cho rằng đó là một dạng “phiên dịch” nên văn hóa này sang ngôn ngữ của nền văn hóa khác, mà như vậy không thể không bị sai lệch, vì mỗi nên văn hóa có một mã văn hóa riêng Ngồi ra người ta khơng chỉ phân tích, diễn giải văn hóa, xã hội của các tộc người khác (tức không chỉ có chức năng thông tin) mà còn phải biết truyền, chia sẻ cho người xem những xúc cảm của những người trong cuộc

Như vậy, trước hết phim nhân học thể hiện được tiếng nói của chủ thê và nhà làm phim - nhà nghiên cứu phải tham dự vào cuộc

sống của cư dân bản địa; Chính vì vậy muốn làm được phim nhân học, nhà làm phím - nhà nghiên cứu phải hiểu được ngôn ngữ, tâm

lý, phong tục, tập quán của người bản địa hay của đối tượng mà mình nghiên cứu Phim nhân học ngày nay không chỉ là văn hóa, xã hội của những tộc người ở xã hội “bán khai” mà nó còn hướng đến

những vấn đề của cuộc sống đương đại, của những con người, dân tộc “văn minh”

Tất nhiên về phương pháp nhân học hình ảnh còn rất nhiều điều chuyên sâu phải để cập và nội dung của phương pháp này còn

1 Bui Quang Thắng, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bài giảng “Nhán học hình ảnh” (Visual Anthropology) tại Khoa Văn hóa học,

Trang 12

476 Việt Nam học và tiếng Việt - Các hướng tiếp cận nhiều góc độ như tea dam triển lãm, hội thảo thị giác hình ảnh Đó là chưa kế về kỹ thuật quay phim, chụp ảnh thì phim nhân học đòi hỏi nhà nghiên cứu, giảng viên giảng đạy phải tương đối chuyên nghiệp về nội dung khoa học và đòi hỏi sinh viên phải học cơ bản về chụp ảnh, quay phim, dựng phim, viết kịch bản sơ lược Chúng tôi không nói xa tới mức đó mà trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ muốn nêu việc tiếp cận phương pháp trực

quan như trên nếu được thực hiện bước đầu ở mức giản đơn cũng

sẽ rất thú vị cho sinh viên ngành Việt Nam học khi được tiếp xúc trực tiếp với con người và đất nước mà các em đang học hỏi Điều kiện để thực hiện phương pháp này là các em chỉ cần có máy chụp ảnh, máy quay phim (loại phô thông), các em sẽ chia thành nhóm hoặc làm để tải cá nhân, sau khi đi quan sát và sau khi học các chuyên đề cơ bản, các em sẽ viết kịch bản và trên cơ sở đó sẽ thao tác hóa Chúng tôi tỉn rằng, ngôn ngữ phim ảnh khoa học chân thật sẽ phản ảnh tự thân những góc độ văn hóa, xã hội, kinh tế hiện thực và đó chính là kết quả học tập thu nhận được một cách hiệu quả

Tại các quốc gìa tiên tiễn, người ta đã đưa phương pháp học tập này

vào hệ thống giao duc cua bac dai hoc va phé thông

Chúng tôi tin rằng việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học nêu trên thực sự là những bước đi đây thách thức, khó khăn nhưng không phải là không thú vị cho giảng viên lẫn sinh viên trong công tác giảng đạy và học tập

Tài liệu tham khảo

1 Boi Quang Thắng, 2008, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam Bài giảng “Nhán học hình anh" (Visual Anthropology) tai Khoa Van héa hoc, Dal hoc KHXHENY (BHOQG TP Hỗ Chí Minh)

2 James Spradley & David W Mc Curdy 2003 Comformity and conflict,

Reading in cultural anthropology, 11" edition Pearson Education 3 John W Creswell 2007 Qualitative Inquiry & Research Design: Choosing

Trang 13

4 Ngô Văn Lệ, 2004 Tóc người và văn hóa tộc người Nxb Đại học Quốc gia TP Hỗ Chí Minh, tr 3 l8 5 Michel Panoff & Michel Perin, 1973 Dictionaire de ! eiimologlie Payot, Paris

6 Murzina Irina Jakovlevna, 2004 Cac khia cạnh phương pháp luận nghiên

cứu văn hóa khu vực Tạp chí Khoa học “SOCIS”, số 2

7 Phan Thị Yến Tuyết, 2008 Văn hóa vùng miễn Đông Nam Bộ và sự thích

nghỉ với môi trưởng sinh thái Tạp chí Nguồn sáng đân gian (Hội Văn nghệ đân gian Việt Nam), số 4

8 Phạm Đức Thành, 2007 Vẻ cách tiếp cận khu vực học Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 1/2001

9 Richley H Crapo 1993 Cultural Anthropology, Understanding Ourseives

& Others, 3" Edition Dushkin Publishing group

10 Trần Lê Bảo, 2008 Việt Nam học và Khu vực học Nxb Giáo dục, Hà Nội 11, http:/viettems.com (vào mục Nhán học hình anh)

Ngày đăng: 08/01/2015, 23:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w