1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý phục vụ quản lý cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội tỉnh lào cai luận văn ths. địa lý tự nhiên

117 989 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 3,6 MB

Nội dung

Trên hầu hết các lĩnh vực quản lý cơ sở hạ tầng của tỉnh, từ quy hoạch phát triển tổng thể CSHT đến quản lý hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường, quản lý an ninh xã hội theo địa bàn, chuy

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIấN

-

Phạm Thị Việt Hà

Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin

địa lý phục vụ quản lý Cơ sở hạ tầng

kinh tế x∙ hội tỉnh lμo cai

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội, thỏng 11 - 2011

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIấN

-

Phạm Thị Việt Hà

Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin

địa lý phục vụ quản lý Cơ sở hạ tầng

kinh tế x∙ hội tỉnh lμo cai

Chuyờn ngành:Bản đồ Viễn thỏm và Hệ thụng tin địa lý

Mó số: 60.44.76

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS ĐINH THỊ BẢO HOA

Hà Nội, thỏng 11 - 2011

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ 7

MỞ ĐẦU 8

1 Tính cấp thiết của đề tài 8

2 Mục tiêu của đề tài 9

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 9

4 Phương pháp nghiên cứu 9

5 Phạm vi nghiên cứu 9

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 10

7 Cơ sở dữ liệu, tài liệu phục vụ đề tài 10

8 Cấu trúc của luận văn 11

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS CHƯƠNG 1 PHỤC VỤ QUẢN LÝ CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

1.1 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS PHỤC VỤ QUẢN LÝ CƠ SỞ HẠ TẦNG 12

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của cơ sở hạ tầng kỹ thuật 12

1.1.2 Nhu cầu về CSDL GIS trong công tác quản lý CSHT kinh tế xã hội 14

1.1.3 Cơ sở dữ liệu địa lý - công cụ hữu hiệu hỗ trợ ra quyết định 15

1.2 KHÁI QUÁT CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ 18

1.2.1 Cơ sở khoa học về hệ thông tin địa lý 18

1.2.2 Cơ sở dữ liệu địa lý 21

1.2.3 Công nghệ xây dựng cơ sở dữ liệu, lưu trữ, phân tích, xử lý thông tin 22

1.2.4 Khả năng ứng dụng của GIS trong xây dựng CSDL địa lý cấp tỉnh phục vụ công tác quản lý hành chính 26

1.3 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ 26

1.3.1 Phát triển và ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý trên thế giới 26

1.3.2 Phát triển và ứng dụng GIS tại Việt nam 27

1.3.3 Khái quát các công trình liên quan đến đề tài 30

Trang 4

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

1.4.1 Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS) 31

1.4.2 Phương pháp thống kê 31

1.4.3 Phương pháp thử nghiệm 31

1.4.4 Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu 31

1.4.5 Phương pháp chuyên gia 32

1.4.6 Phương pháp phân tích nhân tố ứng dụng trong đánh giá tổng hợp 32

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA LÝ VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG 33

2.1 CHUẨN THÔNG TIN ĐỊA LÝ 33

2.1.1 Chuẩn thuật ngữ 34

2.1.2 Chuẩn về hệ thống tham chiếu không gian 34

2.1.3 Chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý 34

2.1.4 Chuẩn về phân loại đối tượng địa lý 34

2.1.5 Chuẩn thể hiện trình bày dữ liệu địa lý 35

2.1.6 Chuẩn về chất lượng dữ liệu không gian 35

2.1.7 Chuẩn siêu dữ liệu (Metadata) 35

2.1.8 Chuẩn mã hoá và trao đổi dữ liệu 35

2.2 YÊU CẦU TRONG THIẾT KẾ CSDL ĐỊA LÝ CẤP TỈNH 35

2.2.1 Nội dung của cơ sở dữ liệu địa lý cấp tỉnh 37

2.2.2 Xây dựng lược đồ ứng dụng 41

2.2.3 Thiết kế cấu trúc cơ sở dữ liệu 41

2.3 NỘI DUNG, NHIỆM VỤ QUẢN LÝ CƠ SỞ HẠ TẦNG 44

2.3.1 Nội dung các yếu tố cơ sở hạ tầng 44

2.3.2 Nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng 46

2.4 THIẾT KẾ CSDL ĐỊA LÝ VỀ CSHT 47

2.4.1 Thiết kế CSDL nền địa lý 47

2.4.2 Thiết kế CSDL chuyên đề CSHT 48

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ QUẢN LÝ CƠ SỞ HẠ TẦNG TỈNH LÀO CAI 50

3.1 ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN 50

3.1.1 Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu 50

3.1.2 Xã hội 50

Trang 5

3.1.3 Cơ sở hạ tầng chủ yếu 51

3.1.4 Tiềm năng và lợi thế phát triển 53

3.1.5 Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại các sở, ban, ngành tỉnh Lào Cai 55

3.2 LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG CSDL ĐỊA LÝ 56

3.2.1 Lựa chọn Công nghệ nhập liệu - Công nghệ số hoá và hiện chỉnh bản đồ 56

3.2.2 Lựa chọn công nghệ xây dựng cơ sở dữ liệu, lưu trữ, xử lý thông tin 56

3.2.3 Các phần mềm khác 57

3.3 XÂY DỰNG CSDL ĐỊA LÝ VỀ CSHT TỈNH LÀO CAI 58

3.3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ 58

3.3.2 Nội dung các bước của quy trình công nghệ 58

3.4 SỬ DỤNG KẾT QUẢ CSDL CSHT TỈNH LÀO CAI PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ DÂN SỐ VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG 73

3.4.1 Tổ chức và chuẩn hoá số liệu 73

3.4.2 Phân tích nhân tố 76

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

PHỤ LỤC 86

Phụ lục 1 86

Phụ lục 2 108

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CSHT : Cơ sở hạ tầng

BĐĐH : Bản đồ địa hình

CSDL : Cơ sở dữ liệu

DGN : Định dạng dữ liệu của phần mềm Microstation

Feature : Đối tượng

Feature class : Lớp đối tượng

GIS : Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System) Internet : Mạng toàn cầu

LAN : Mạng nội bộ

SHP : Định dạng dữ liệu của phần mềm

SQL : Ngôn ngữ tìm kiếm, hỏi đáp

TN&MT : Tài nguyên và Môi trường

VN2000 : Tên hệ tọa độ, độ cao chính thức sử dụng ở Việt Nam

HTML : Hypertext Markup Language - Ngôn ngữ liên kết siêu văn bản UBND : Ủy ban nhân dân

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ

* Bảng:

Bảng 2.1 Danh mục các chuẩn 33

Bảng 3.1 Yếu tố nội dung và thông tin thuộc tính của bản đồ CSHT 62

Bảng 3.2 Lựa chọn các biến phân tích 74

Bảng 3.3 Bảng giá trị các biến tính toán theo chỉ tiêu lựa chọn 75

Bảng 3.4 Bảng ma trận hệ số tương quan của một số biến 76

Bảng 3.5 Tổng biến giải thích được của các thành phần 77

Bảng 3.6 Ma trận thành phần chính 78

Bảng 3.7 Ma trận thành phần chính đã được quay Varmax 79

Bảng 3.8 Bảng giá trị riêng cho mỗi huyện 80

Bảng 3.9 Bảng đánh giá phân loại 80

* Hình vẽ: Hình 1.1 Liên kết dữ liệu không gian và thuộc tính 22

Hình 2.1 Mô hình phát triển CSDL địa lý cấp tỉnh 36

Hình 2.2 Lược đồ ứng dụng mô tả cấu trúc dữ liệu [Nguồn TC211] 41

Hình 2.3 Mô hình cấu trúc CSDL địa lý về CSHT 47

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ xây dựng CSDL 58

Hình 3.2 Một số yếu tố nội dung của bản đồ Cơ sở Hạ tầng 67

Hình 3.3 Yếu tố giao thông 68

Hình 3.4 Yếu tố thủy hệ 68

Hình 3.5 Yếu tố trường học 69

Hình 3.6 Yếu tố điện 69

Hình 3.7 Yếu tố bưu chính viễn thông 70

Hình 3.8 Mạng lưới chợ 70

Hình 3.9 Mạng lưới cơ sở y tế 71

Hình 3.10 Điểm dân cư 71

Hình 3.11 Nhà văn hóa 72

Hình 3.12 Các đối tượng là đường đất đã được chọn có màu xanh 72

Hình 3.13 Mô hình kết quả 81

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thực tiễn hơn 25 năm đổi mới, sự phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội của các địa phương đã góp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế, xã hội trên toàn quốc, góp phần vào sự thành công của công cuộc nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Sự phát triển hạ tầng kinh tế xã hội địa phương không chỉ là vấn đề kinh tế - kỹ thuật đơn thuần mà còn là vấn đề xã hội quan trọng nhằm tạo tiền đề cho các địa phương trong cả nước phát triển nhanh và bền vững Do vậy, chính sách phát triển hạ tầng kinh tế xã hội trên phạm vi cả nước là một trong những vấn đề được các cấp chính quyền chú trọng và luôn được gắn với các chương trình phát triển của các tỉnh

Chính từ sự phát triển nhanh chóng về hạ tầng kinh tế xã hội của các tỉnh đã làm gia tăng nhu cầu quản lý về cơ sở hạ tầng (CSHT) như: các công trình điện, nước, trường, trạm, thông tin liên lạc, hệ thống giao thông Cẩn thiết phải có một hệ thống các phương pháp quản lý và thông tin hiện đại để đảm bảo cho các hệ thống CSHT có thể hỗ trợ cho sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế và xã hội

Trên hầu hết các lĩnh vực quản lý cơ sở hạ tầng của tỉnh, từ quy hoạch phát triển tổng thể CSHT đến quản lý hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường, quản lý an ninh

xã hội theo địa bàn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sử dụng đất đai trong tỉnh đều có nhu cầu cấp thiết về một hệ thống thông tin bản đồ trong đó có các thông tin thuộc tính đính kèm tăng tải trọng thông tin cho bản đồ, cung cấp được hệ thống thông tin có khoa học cho công tác quản lý, điều hành, nâng cấp cũng như quy hoạch CSHT của các địa phương

Việc sớm triển khai một đề án ứng dụng GIS cấp tỉnh trước hết phục vụ quản lý CSHT ở cấp vĩ mô và từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành tác nghiệp cho các sở ngành, huyện thị, đã trở thành một đòi hỏi thực sự cần thiết và cấp bách với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là đối với những tỉnh miền núi trình độ phát triển

về công nghệ thông tin chưa cao nhưng được đầu tư nhiều cho các dự án quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội

Tỉnh Lào Cai là một tỉnh miền núi giáp biên giới Việt Trung có các yếu tố thuận lợi về địa lý và lịch sử thu hút nhiều đầu tư trong nước và nước ngoài Các hoạt động xây dựng và phát triển tiếp theo cho thấy các dịch vụ CSHT thiết yếu như điện, nước, trường, trạm y tế, viễn thông và thoát nước là rất cần được quy hoạch, mở rộng

và nâng cấp

Việc sớm hình thành một hệ thống dữ liệu GIS nền dùng chung cấp Tỉnh, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý CSHT ở cấp vĩ mô và chia sẻ thông tin dùng chung là một bước đột phá để phát huy tổng hợp các nguồn dữ liệu bản đồ cho quản lý CSHT Tạo

ra sự liên thông của các nguồn dữ liệu GIS trên địa bàn quản lý từ phạm vi tỉnh, đến huyện, thị phường, xã Đây cũng là giải pháp về hạ tầng thông tin để sớm hình thành

Trang 9

Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý phục

vụ quản lý cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai”

2 Mục tiêu của đề tài

Nghiên cứu về phương pháp luận và áp dụng quy trình xây dựng CSDL địa lý

để quản lý CSHT kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu trên đề tài đã giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Tổng quan các vấn đề xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý kinh tế xã hội

- Xây dựng cấu trúc CSDL địa lý phục vụ công tác quản lý CSHT

- Nghiên cứu quy trình xây dựng CSDL địa lý phục vụ công tác quản lý CSHT

- Thử nghiệm xây dựng CSDL cơ sở hạ tầng tỉnh Lào Cai và bước đầu khai thác CSDL

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý: Đây là phương pháp chủ đạo sử dụng triệt để như 1 phương pháp dùng để hiển thị bản đồ, kết nối các dữ liệu và phương pháp xử lý các dữ liệu đó phục vụ mục tiêu đề tài đã đặt ra

- Phương pháp chuyên gia: tham khảo các ý kiến chuyên gia về các chuyên ngành khác để có luận cứ khoa học phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Phương pháp thống kê: dùng để thu thập các tài liệu, số liệu phục vụ cho công tác thiết kế CSDL chuyên đề và nhập thông tin thuộc tính

- Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu: dùng để chiết lọc và chuẩn hóa CSDL một cách chính xác và theo một hệ thống nhất định

- Phương pháp thử nghiệm: thử nghiệm với dữ liệu thực tế để kiểm nghiệm quy trình lý thuyết đã đề ra

- Phương pháp phân tích nhân tố: sử dụng phương pháp này để phân tích mối tương quan giữa các yếu tố chính trong CSDL đã thiết kế và kiểm nghiệm chúng có phù hợp với thực tiễn hay không

5 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi lãnh thổ: Khu vực nghiên cứu là tỉnh Lào Cai, một tỉnh biên giới

miền núi phía Bắc giáp Trung Quốc, có các điều kiện tự nhiên không thật sự thuận lợi

để phát triển hạ tầng cơ sở

Trang 10

- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý phục

quản lý cơ sở hạ tầng tỉnh Lào Cai (tập trung vào nội dung về CSHT)

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

a Ý nghĩa khoa học

Những kết quả nghiên cứu và thực nghiệm của đề tài đã góp phần xây dựng

cơ sở khoa học trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý chuyên đề phục vụ công tác quản lý xã hội của tỉnh

b Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ trợ giúp các nhà quản lý trong công tác quản

lý cơ sở hạ tầng của tỉnh Lào Cai

Góp phần bổ sung tài liệu khoa học về ứng dụng GIS trong xây dựng CSDL phục vụ quản lý xã hội tại tỉnh và ứng dụng cho các chuyên ngành khác của tỉnh

7 Cơ sở dữ liệu, tài liệu phục vụ đề tài

Tài liệu phục vụ đề tài gồm:

- Bản đồ địa giới hành chính 364 cập nhật ranh giới hành chính đến tháng 8 năm 2011 tỉ lệ 1/ 50.000

- Các loại bản đồ chuyên đề toàn tỉnh: Bản đồ Quy hoạch, bản đồ dân cư, giao thông dạng số tỉ lệ 1/ 300.000

* Tài liệu phi bản đồ:

- Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2008, 2009, 2010 Dùng để nhập cho các trường thông tin thuộc tính đã thiết kế

- Sách về giao thông, danh mục hành chính và các tài liệu về địa lý tự nhiên kinh tế xã hội khác

- Tuy nhiên chủ yếu các bản đồ số định dạng là MicroStation DGN chỉ phục vụ công tác in ra chứ chưa được sử dụng trong quản lý, xử lý thông tin số, chuẩn về CSDL

Trang 11

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm các nội dung như sau:

- Nội dung chương 1 đề cập tới: Tổng quan các vấn đề xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ quản lý cơ sở hạ tầng và phương pháp nghiên cứu

- Nội dung chương 2 đề cập tới chuẩn về CSDL, nội dung của CSDL địa lý cấp tỉnh và nội dung, nhiệm vụ của quản lý cơ sở hạ tầng

- Nội dung chương 3 đề cập tới Thiết kế cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý cơ sở hạ tầng tỉnh Lào Cai Sử dụng kết quả CSDL CSHT tỉnh Lào Cai phân tích mối quan hệ giữa dân số và CSHT

Trang 12

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS

PHỤC VỤ QUẢN LÝ CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS PHỤC VỤ QUẢN LÝ CƠ SỞ HẠ TẦNG 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của cơ sở hạ tầng kỹ thuật [1]

a Khái niệm

* Khái niệm: Cơ sở hạ tầng là tổ hợp các công trình vật chất kỹ thuật có chức

năng phục vụ trực tiếp dịch vụ sản xuất đã sống của dân cư, được bố trí trên một phạm

vi lãnh thổ nhất định

Khi lực lượng sản xuất chưa phát triển quá trình tiến hành các hoạt động chỉ là

sự kết hợp giản đơn giữa 3 yếu tố đó là lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động chưa có sự tham gia của cơ sở hạ tầng Nhưng khi lực lượng sản xuất đã phát triển đến trình độ cao thì để sản xuất có hiệu quả cần có sự tham gia của cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được phát triển mạnh mẽ gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 Bên cạnh đó, chính vì sự phát triển mạnh mẽ của cơ

sở hạ tầng kỹ thuật mà nó thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng xã hội từ cuối thế kỷ

19 đến đầu thế kỷ 20 Hiện nay, chúng ta đang tiến hành phát triển cơ sở hạ tầng ở giai đoạn 3 Giai đoạn vừa phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật vừa phát triển cơ sở hạ tầng xã hội Như vậy, khi khoa học kỹ thuật ngày càng được nâng cao thì cơ sở hạ tầng càng phát triển

- Cơ sở hạ tầng môi trường

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là các công trình phục vụ cho sản xuất và đời sống bao gồm: các công trình thiết bị chuyển tải và cung cấp năng lượng, mạng lưới giao thông, cấp thoát nước, thông tin liên lạc

Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm các công trình phục vụ cho các địa điểm dân cư như nhà văn hoá, bệnh viện, trường học, nhà ở và các hoạt động dịch vụ công cộng khác Các công trình này thường gắn với các địa điểm dân cư làm cơ sở góp phần ổn định, nâng cao đời sống dân cư trên vùng lãnh thổ

Trang 13

Cơ sở hạ tầng môi trường là toàn bộ hệ thống vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc bảo về, giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước và môi trường sống của con người Hệ thống này bao gồm các công trình phòng chống thiên tai, các công trình bảo vệ đất đai, vùng biển và các nguồn tài nguyên thiên nhiên

b Đặc điểm

Hệ thống cơ sở hạ tầng có nhiều đặc điểm riêng biệt khác với hệ thống kinh tế

xã hội khác Đứng dưới góc độ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cần xem xét các đặc điểm sau:

- Bản thân hệ thống cơ sở hạ tầng là một tập hợp các công trình xây dựng có vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài thường là thông qua các hoạt động kinh tế khác để thu hồi vốn

Trong cơ chế thị trường hiện nay, đồng vốn luôn vận động một cách năng động và chịu sự chi phối của lợi nhuận, nơi nào có lợi nhuận cao, thời gian thu hồi vốn nhanh thì sẽ được đầu tư nhiều và ngược lại Vì thế, lĩnh vực kinh doanh cơ sở

hạ tầng kỹ thuật thường được các nhà đầu tư ít quan tâm hơn là dịch vụ kinh doanh buôn bán khác

- Các công trình cơ sở hạ tầng mang tính xã hội hoá cao, có nhiều đặc tính của hàng hoá công cộng Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng thì không chỉ có sự tham gia của chính phủ mà còn có sự đóng góp của khu vực tư nhân, còn hàng hoá công cộng về cơ bản

do chính phủ cấp, chính phủ là người đứng ra bỏ vốn đầu tư xây dựng mà chủ yếu là vốn từ ngân sách, tư nhân thì rất ít, đầu tư thì các công trình này thường có vốn đầu tư hơn, thời gian thu hồi vốn chậm, thậm trí rất khó thu hồi vốn

- Hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật mang tính kỹ thuật cao, quy

mô lớn nó không chỉ đáp ứng nhu cầu cuộc sống, sản xuất, dịch vụ, đời sống con người trong hiện tại và cả trong tương lai nữa Mặt khác thời gian tồn tại của các công trình cơ sở hạ tầng trên lãnh thổ là rất lâu dài Vì thế những sai lầm trong bố trí địa điểm, áp dụng công nghê sẽ đều phải trả giá rất đắt Do đó, yêu cầu khi xây dựng

cơ sở hạ tầng bên cạnh việc áp dụng những thành tựu tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phải căn cứ vào quy hoạch phát triển vùng và dự kiến được những biến động trong tương lai

- Các công trình cơ sở hạ tầng trên phạm vị lãnh thổ có chức năng phục vụ sản xuất và đời sống Tuy vậy, nếu xét về bản chất kết quả hoạt động của các cơ sở hạ tầng lại là từ dịch vụ chứ không phải là sản xuất vật chất cụ thể chẳng hạn dịch vụ bưu chính viễn thông, giáo dục đào tạo đây chính là điểm điểm phân biệt giữa cơ sở hạ tầng với các ngành sản xuất vật chất khác

Trang 14

c Nhu cầu của một công cụ hỗ trợ cho hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật một cách hoàn chỉnh, đồng bộ theo một quy hoạch tổng thể ngay từ ban đầu là điều kiện cần làm cho hoạt động đầu

tư được thuận lợi Đồng thời hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần phải đạt được sự hiện đại cần thiết, sự hiện đại đó sẽ đem lại hiệu quả cao trong hoạt động đầu tư Như vậy cần có giải pháp tổ chức thực hiện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật hợp lý Bao

gồm những công việc sau:

+ Thực hiện đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên quan điểm “tập trung dứt điểm” không đầu tư dàn trải và hậu quả của việc đầu tư dàn trải

sẽ không cao, thực hiện đầu tư nhiều công trình nhưng đều chậm hoàn thành và khó đưa vào sử dụng do thiếu sự quản lý thống nhất Muốn vậy cần có quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thống nhất và hợp lý là căn cứ để phát triển hệ thống địa phương

+ Phải thực hiện chặt chẽ công tác phân cấp quản lý và đầu tư đối với những công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật thuộc hệ thống quốc gia như đường quốc lộ, những công trình mang tính chất liên ngành, liên vùng, những công trình hàng không, cảng biển quốc gia và hệ thống đường sắt

Đồng thời phải có sự phân cấp quản lý kết cấu hạ tầng kỹ thuật một cách rõ ràng, chi tiết: bộ máy quản lý thành phố, tỉnh phải khác với huyện, xã các công trình loại I, loại II thuộc trung ương thì phân cấp thế nào? Phạm vi nào thuộc quyền của tỉnh, lĩnh vực nào của Trung ương… một thực tế là sự phân cấp và phối hợp trong quản lý hệ thống giao thông còn rất yếu kém Tại các thành phố, thị xã có quốc lộ đi qua thì Bộ Giao thông Vận tải quản lý, một số đoạn lại do sở giao thông công chính đảm nhiệm đầu tư xây dựng, nâng cấp, bảo dưỡng, còn cấp thoát nước, xây dựng mạng lưới điện, điện thoại lại do các cơ sở chuyên ngành nên có tình trạng đường làm xong thì phải đào lên để mắc điện thoại, làm cống thoát nước,/… đây là việc phân cấp quản

lý vì mục đích chung lâu dài chứ không phải vì lợi ích nhất thời dàn trải Việc đầu tư vào các hệ lĩnh vực thuộc hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật sẽ do từng địa phương thực hiện một ngân sách để thực hiện tài trợ trong những trường hợp đặc biệt

Thực hiện xây dựng “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhằm phát triển cơ sở

hạ tầng kỹ thuật đối với những công trình mang tính chất phúc lợi xã hội Tuy nhiên, việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phải được bàn bạc từ Trung ương đến địa phương

để không lặp lại? Mặt khác, cần có sự chỉ đạo thống nhất trong xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng kỹ thuật giữa Trung ương và địa phương

1.1.2 Nhu cầu về CSDL GIS trong công tác quản lý CSHT kinh tế xã hội

Ngày nay, trong thời kỳ đổi mới đất nước, các hoạt động kiến thiết các công trình cơ sở hạ tầng diễn ra ở khắp mọi trong cả nước đã làm tăng nhu cầu quản lý về

Trang 15

Vấn đề quan tâm hiện nay là:

Thông tin về mạng lưới cơ sở hạ tầng của tỉnh còn thiếu đồng bộ

Tình trạng bất cập, thiếu đồng bộ và thiếu phối hợp trong quản lý và xây dựng vận hành bảo trì bảo dưỡng các mạng lưới cơ sở hạ tầng do thiếu thông tin về mạng lưới

Tài sản của mạng lưới cơ sở hạ tầng không được theo dõi quản lý và bảo trì tốt, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng

Việc quy hoạch xây dựng và phát triển mạng lưới do những lý do trên, chưa thật sự thiết thực

Cũng do tình trạng thiếu thông tin dẫn đến sự chậm trễ trong phê duyệt và thi công các công trình cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến đời đời sống nhân dân

Tất cả các vấn đề trên chỉ có thể giải quyết bằng cách thu thập và đưa vào quản

lý các thông tin mạng lưới hạ tầng của các ngành khác nhau lên cùng một nền là bản

đồ địa lý của tỉnh, trong một hệ thống quản lý thông tin tổng hợp liên thông giữa các cấp, các ngành

1.1.3 Cơ sở dữ liệu địa lý – công cụ hữu hiệu hỗ trợ ra quyết định

a Cơ sở dữ liệu (CSDL) địa lý

CSDL địa lý là tập hợp có tổ chức hợp lý các thông tin về các đối tượng địa lý

có quan hệ với nhau được sắp xếp theo những nguyên tắc và cấu trúc đã được xác định

từ trước, điều khiển nhau và lưu trữ như một đơn vị thống nhất trong các thiết bị lưu trữ như đĩa cứng, băng từ

CSDL địa lý là một hợp phần cơ bản của Hệ thống thông tin địa lý (GIS), được

tổ chức, lưu trữ, khai thác và sử dụng theo một mục đích cụ thể trong GIS CSDL địa

lý là một CSDL đặc biệt gồm các dữ liệu về vị trí, hình dạng không gian của các đối tượng địa lý được thể hiện dưới dạng điểm, đường, vùng, ô vuông (pixel) với các giá trị thuộc tính phi không gian của chúng

Đặc điểm nổi trội của CSDL địa lý là nó bao gồm các thông tin đã được sắp xếp

và gắn bó với một lãnh thổ nhất định

CSDL địa lý được tổ chức theo kiểu quan hệ, trong đó số liệu được lưu trữ, sắp xếp theo các bảng ghi chứa các đối tượng và các giá trị thuộc tính

Trang 16

Với các đặc điểm nêu trên, CSDL địa lý đáp ứng cung cấp thông tin và trợ giúp lập kế hoạch, quy hoạch, dự báo phát triển lãnh thổ - một trong những nhiệm vụ quan trọng của QLHC: CSDL địa lý chứa đựng CSDL về các đối tượng địa lý tự nhiên và Kinh tế - xã hội theo lãnh thổ, từ đó cho phép đánh giá tổng hợp và chuyên ngành các yếu tố địa lý được chính xác và khách quan thuận lợi, nhanh chóng, cho phép xây dựng các phương án khác nhau

Từ CSDL địa lý có thể thành lập các bản đồ một cách tự động và hiệu quả

b Cơ sở dữ liệu địa lý [13]

CSDL địa lý là mô hình không gian của lãnh thổ, tích hợp các thông tin đa dạng

về nội dung theo lãnh thổ, là một trong những công cụ hỗ trợ quản lý hiệu quả

* CSDL địa lý - Công cụ thể hiện trực quan thông tin địa lý

CSDL địa lý được định nghĩa là mô hình thu nhỏ của thế giới thực trên cơ sở toán học nhất định, sử dụng hệ thống ký hiệu để diễn đạt nội dụng một cách có chọn lọc và khái quát

CSDL địa lý là một công cụ giúp thể hiện và nhận thức thông tin trong thế giới thực một cách hiệu quả bởi vì: bản đồ xây dựng với cơ sở toán học nên đảm bảo tính chính xác và khả năng đo được của bản đồ; Bản đồ là mô hình thu nhỏ giúp nhìn toàn

bộ, bao quát một khu vực nghiên cứu Việc sử dụng hệ thống ký hiệu để diễn đạt giúp

ta nhận thức nội dung bản đồ trở nên nhanh chóng, đơn giản, trực quan hóa, hiệu quả hơn; Khái quát hóa là một đặc trưng quan trọng của bản đồ, nhằm làm nổi rõ những vấn đề chính, tăng giá trị thông tin, giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về đối tượng, sự việc

Mô hình CSDL địa lý không chỉ phản ánh hình thức bên ngoài mà cả bản chất bên trong của các hiện tượng, ghi nhận và hệ thống hóa tri thức và các quy luật không gian, giúp truyền đạt, cảm nhận và nhận thức nhanh, dúng về thông tin

Để thể hiện thông tin trên CSDL địa lý gồm các giai đoạn: khảo sát, nắm vững, tổng hợp và thể hiện dữ liệu

Như vậy CSDL địa lý được dùng trong nhiều lĩnh vực trong đó có quản lý hành chính – một lĩnh vực cần đến rất nhiều dữ liệu thuộc nhiều ngành

* CSDL địa lý - Công cụ phân tích, dự báo, quy hoạch

CSDL địa lý cho phép nhận biết sự phân bố của đối tượng và mối quan hệ qua lại giữa chúng Đặc biệt bản đồ số cho phép phóng to, thu nhỏ, phân tích phân bố không gian của hiện tượng thuận tiện

CSDL địa lý cho phép thực hiện các phép đo đạc, triết tách thông tin, định hướng như độ dài, góc, diện tích,…Cho phép phân tích không gian bởi các thông tin trên bản đồ được gắn với tọa độ không gian của thể giới thực Vì vậy, có thể thực hiện các phân tích không gian như: tìm kiếm trong phạm vi, xác định phạm vi ảnh hưởng,

Trang 17

CSDL địa lý cho phép phân tích, đối sánh: Khi sử dụng nhiều bản đồ với các chủ đề khác nhau được xây dựng cùng thời điểm, ta có thể phân tích phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu, nội dung động thái và thứ bậc hoạt động, từ đố có thể rút ra được quy luật, cách giải thích về những hiện tượng hoặc tìm ra những vùng thỏa mãn điều kiện cho trước

Khi sử dụng CSDL địa lý cùng một chủ đề xây dựng ở những thời điểm khác nhau ta có thể thu nhận được các giá trị của các hiện tượng, quá trình, nhìn chúng trong mối quan hệ và sự tiến hóa theo thời gian để chỉ ra xu hướng nhờ đó đưa ra được các dự báo, khuynh hướng phân bố mới trong không gian

Từ CSDL địa lý có thể xây dựng đồ thị, biểu đồ, khi kết hợp nhiều biểu đồ ở các thời điểm khác nhau, có thể so sánh và nhìn được các động thái ở dạng ba chiều

Có thể sử dụng bản đồ như mô hình thay thế: đây là ưu thế của bản đồ, cho phép thực hiện những “thí nghiệm” trên mô hình, các “phép thử” trước khi đưa ra quyết định để giảm thiểu về người, tiền của, công sức, thời gian,…

Với sự phát triển công nghệ bản đồ số, người sử dụng không chỉ tương tác với bản đồ mà là cả với dữ liệu bên trong bản đồ đó nữa Ngoài ra, ngày nay với các chức năng như hỗ trợ việc thực hiện các phép phân tích, dự báo đơn giản hơn rất nhiều Đó chính là tiền để cho việc đưa công cụ CSDL địa lý vào sử dụng rộng rãi, trở thành công cụ hỗ trợ quản lý hành chính, hỗ trợ việc đề xuất những quyết định quan trọng trong kinh tế quốc dân liên quan tới quy hoạch, khai thác lãnh thổ, phát triển các tổng thể sản xuất lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên và môi trường Tuy nhiên, CSDL địa lý không thay thế, không quyết định mà chỉ là công cụ hỗ trợ ra quyết định

c Đặc điểm CSDL địa lý phục vụ quản lý hành chính

CSDL địa lý được sử dụng trong QLHC là CSDL, bản đồ chuyên đề Tùy theo cấp quản lý mà các nội dung chuyên đề cụ thể khác nhau, trong đó chuyên đề Kinh tế -

xã hội chiếm chủ yếu

Phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức hành chính của cấp quản lý sẽ có những nhóm nội dung tương ứng như: Dân số, lao động – xã hội, y tế, giáo dục, văn hóa, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại – dịch vụ, nhà đất, giao thông, điện, nước, môi trường,…Mỗi nhóm lại có nhiều bản đồ chi tiết tùy theo chỉ tiêu quan tâm

CSDL địa lý thường thể hiện các chỉ tiêu với số liệu thống kê theo đơn vị hành chính theo đơn vị hành chính hoặc vị trí và đặc điểm của từng đối tượng cụ thể trong một số trường hợp

Các số liệu kinh tế - xã hội thay đổi rất nhanh, các yêu cầu, chỉ tiêu cũng thường thay đổi trong từng giai đoạn khác nhau nên CSDL địa lý sẽ nhanh lạc hậu Để

Trang 18

Dó thời gian có hạn nên luận văn chỉ đi sâu xây dựng CSDL địa lý về cơ sở hạ

tầng tỉnh Lào Cai

1.2 KHÁI QUÁT CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG

CƠ SỞ DỮ LIỆU HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ

1.2.1 Cơ sở khoa học về hệ thông tin địa lý

a Định nghĩa hệ thông tin địa lý

Hệ thông tin địa lý (HTTĐL) theo nguyên bản tiếng Anh: Geographical Information System (GIS) được dùng cho công nghệ máy tính có định hướng địa lý, là một hệ thông tin tổ hợp các ứng dụng thực tế và trở thành một ngành nghiên cứu mới

đã và đang có sự cuốn hút rất rộng lớn người sử dụng và các ngành liên quan Thực tế trong nhiều thập kỷ gần đây GIS đã phát triển rất mạnh mẽ về lý thuyết, công nghệ và

tổ chức GIS đã được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau một cách tổ hợp như địa lý, địa chất, nông nghiệp, đô thị, giao thông, ngân hàng, nghiên cứu thực vật, địa chính, kinh tế, toán học, môi trường vv Từ khi ra đời cho đến nay đã có rất nhiều khái niệm

về hệ thông tin địa lý (HTTĐL – GIS) Theo xu thế phát triển của khoa học và công nghệ, khái niềm về HTTĐL cũng được nhìn nhận ngày một hiện đại, do đó vai trò của

nó cũng ngày một rộng hơn

* Định nghĩa về GIS theo quan niệm là công cụ, công nghệ: [9]

- GIS là “tập hợp các công cụ để thu thập, lưu trữ, tra cứu, chuyển đổi và hiển thị các dữ liệu không gian từ thế giới thực” (theo Burrough 1986)

- GIS “như một công nghệ thông tin nhằm lưu trữ, phân tích và hiển thị dữ liệu không gian và phi không gian” (theo Parker 1988)

* Định nghĩa GIS theo quan điểm cơ sở dữ liệu không gian: [9]

GIS như “hệ cơ sở dữ liệu mà phần lớn dữ liệu được định mã không gian, trên

đó là sự tổ hợp các quá trình vận hành nhằm trả lời thực thể không gian trong cơ sửa

dữ liệu”

GIS là “một hệ thống phần cứng, phần mềm và các thủ tục được thiết kế để hổ trợ việc thu thập, quản lý, xử lý, phân tích, ráp nối và hiển thị dữ liệu có tham chiếu không gian nhằm giải các vấn đề qui hoạch và quản lý phức tạp theo (Uỷ ban Phối

hợp Liên ngành Mỹ - US Federal Interagency Coordinating Committee,1988)

Theo quan điểm của Aronoff S 1989 “bất kỳ một phương thức trên sách tra khảo hoặc trên máy tính dùng để lưu trữ thao tác các dữ liệu tham chiếu địa lý.”

Trang 19

* Định nghĩa GIS theo quan điểm về tổ chức: [9]

(Ozemoy 1981) định nghĩa GIS là “một tập hợp các chức năng tự động nhằm cung cấp một cách chuyên nghiệp với những khả năng tiên tiến trong việc tưu trữ, tìm kiếm, thao tác và hiển thị các dữ liệu định vị địa lý”

GIS là “một hệ thống hỗ trợ quyết định có sự tích hợp các dữ liệu không gian trong một môi trường giải quyết các vấn đề liên quan” (Cowen 1988)

* Một số định nghĩa GIS được sử dụng gần đây:

Hệ thông tin địa lý (GIS) là một tổ chức tổng thể của bốn hợp phần; phần cúng máy tính, phần mềm, dữ liệu địa lý và người điều hành được thiết kế hoạt động một cách hiệu quả nhằm tiếp nhận, lưu trữ, điều khiển, phân tích và hiển thị toàn bộ các dạng dữ liệu địa lý HTTĐL có mục tiêu đầu tiên là xử lý hệ thống dữ liệu trong môi trường địa lý (Viện nghiên cứu môi trường Mỹ, 1994) [14]

Hệ thông tin địa lý GIS là tập hợp có tổ chức phần cứng, phần mềm, dữ liệu địa

lý và con người được thiết kế để thu thập, xử lý, phân tích và hiển thị tất cả thông tin liên quan đến địa lý (ESRI, 1994) [11]

Qua tất cả các định nghĩa về GIS chúng ta thấy hệ thông tin địa lý là một hệ thống thông tin về các đối tượng địa lý được quy chiếu về một không gian và một thời gian thống nhất mà trước đó có thể sản xuất các thông tin mới dựa vào các thông tin đang có trong hệ thống Là mô hình thế giới thực ở dạng tổ hợp của một số hữu hạn lớp thông tin mà mỗi lớp thông tin là hàm số của tọa độ không gian, thời gian trong một hệ quy chiếu xác định với độ chính xác của mô hình được tính toán theo mục đích của hệ thống và khả năng kỹ thuật của việc thu nhận, lưu trữ, quản lý và hiển thị các thông tin chiết xuất từ mô hình, GIS là tập hợp các công cụ mạnh giúp cho việc thu thập, lưu trữ, truy cập, biến đổi và hiển thị các thông tin không gian từ thế giới thực cho tập hợp các mục đích nào đó

b Các thành phần của hệ thống thông tin địa lý [5]

* Hệ thống các thiết bị phần cứng:

Phần cứng của GIS bao gồm máy vi tính (computer), máy vẽ (plotter), máy in (printer), bàn số hóa (digitizer), thiết bị quét ảnh (scanners), các phương tiện lưu trữ số liệu (floppy diskettes, sptical cartridges, CDROM…)

Đơn vị xử lý trung tâm được kết nối với đơn vị lưu trữ gồm ổ đĩa CD, DVD để lưu trữ dữ liệu và chương trình Các thiết bị khác dùng để hiển thị các kết quả phân tích dữ liệu Việc kết nối truyền thông các máy tính được thực hiện thông qua hệ thống mạng với các đường dữ liệu đặc biệt Thiết bị hình là thiết bị giao tiếp hiển thị như màn hình, thông qua đó người sử dụng điều khiển máy tính

Trang 20

* Phần mềm: Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết

để lưu giữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý Các thành phần chính trong phần mềm GIS là:

- Công cụ nhập và thao tác trên dữ liệu địa lý

- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS)

- Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị dữ liệu địa lý

- Giao diện đồ hoạ người - máy (GUI)

* Dữ liệu: Là thành phần quan trọng nhất trong GIS Dữ liệu được sử dụng

trong GIS được thiết kế theo những nguyên tắc và cấu trúc đã được xác định từ trước gọi là CSDL (database) Dữ liệu địa lý bao gồm dữ liệu không gian để mô tả đặc trưng không gian và dữ liệu thuộc tính phản ánh bản chất của đối tượng địa lý Dữ liệu không gian được thể hiện bằng các công cụ đồ họa của máy tính, dữ liệu thuộc tính được thể hiện bằng các chữ, số … Những thông tin địa lý đó phải bao gồm các dữ liệu

về vị trí địa lý, hình dạng, kích thước, thuộc tính, mối liên hệ không gian và thời gian của các thông tin

* Chuyên gia và người sử dụng

GIS là một hệ thống được tổng hợp từ nhiều chuyên ngành, do đó đòi hỏi người điều hành sử dụng phải có kinh nghiệm và được đào tạo trong nhiều lĩnh vực Hơn nữa sự phát triển không ngừng của các kỹ thuật tiên tiến hiện đại cả phần mềm và phần cứng đòi hỏi người điều hành phải luôn trau dồi kiến thức Người điều hành cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có kiến thức cơ bản về địa lý và công nghệ thông tin, được đào tạo cơ bản về khoa học địa lý, có khả năng khai thác các đặc điểm và biết xử lý khi có sự cố về phần cứng và phần mềm, vận hành thông thạo các chương trình liên kết phần cứng

- Có kinh nghiệm trong việc sử dụng phần mềm GIS, biết lập trình cơ bản, biết quản lý, xử lý cơ sở dữ liệu và một số công việc khác có liên quan đến tích hợp thông tin

- Có hiểu biết về cấu trúc dữ liệu: hiểu về nguồn dữ liệu, nội dung và độ chính xác của dữ liệu, tỷ lệ bản đồ và các số liệu đo đạc của tập dữ liệu

- Có khả năng phân tích không gian: Được đào tạo về các phương pháp xử lý thống kê và xử lý định tính trong địa lý, có thể lựa chọn phương pháp tốt nhất để phân tích và áp dụng nhằm đưa ra kết quả tối ưu

* Chính sách và quản lý:

Đây là một hợp phần rất quan trọng để đảm bảo khả năng hoạt động của hệ thống, là yếu tố quyết định sự thành công của công nghệ GIS Hệ thống GIS cần được điều hành bởi một bộ phận quản lý để tổ chức hoạt động hệ thông GIS một cách có hiệu quả để phục vụ người sử dụng thông tin Đó hoạt động thành công, hệ thống GIS

Trang 21

Qua quá trình ứng dụng và phát triển nhanh chóng, đến nay phần lớn các nhà chuyên môn đã đi đến thống nhất khái niệm về GIS như là một hệ thống kết hợp giữa con người và hệ thống máy tính, các thiết bị ngoại vi để thu thập, lưu trữ, xử lý, phân tích, hiển thị các thông tin địa lý nhằm đạt được một mục đích nghiên cứu nhất định

1.2.2 Cơ sở dữ liệu địa lý

a Cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý

Hiện nay, thuật ngữ cơ sở dữ liệu được hiểu như một hệ thống các thông tin được sắp đặt cho một mục đích sử dụng cụ thể và được thiết kế quản lý và lưu trữ trong máy tính Có rất nhiều loại hình cơ sở dữ liệu, chúng được xử lý bằng phần mềm quản lý CSDL Tuy nhiên trong phạm vi của luận văn chỉ đề cập tới những vấn đề về CSDL GIS

CSDL là một thành phần quan trọng nhất của GIS và được gọi là lõi của hệ thống Những đặc điểm của dữ liệu địa lý và phương pháp quản lý của GIS như đã trình bày ở trên đã tạo nên đặc thù của cơ sở dữ liệu GIS Đây là một cơ sở dữ liệu đặc biệt gồm các dữ liệu về vị trí, hình dạng không gian của các đối tượng địa lý được thể hiện dưới dạng: điểm, đường, vùng trong cấu trúc vector hoặc các ô vuông (pixel) trong cấu trúc raster với các giá trị thuộc tính phi không gian của chúng

Đặc điểm nổi bật của CSDL GIS là nó bao gồm các thông tin đã được sắp xếp

và gắn với một lãnh thổ nhất định Hệ thống dữ liệu này phải quản lý cả hai dạng thông tin: không gian và thuộc tính Những hệ quản trị CSDL thuần túy chỉ quản lý các thông tin thuộc tính mà không có thông tin không gian

Một đặc điểm nữa của CSDL GIS là một CSDL được tổ chức theo kiểu quan

hệ, trong đó số liệu được lưu trữ, sắp xếp theo các bảng ghi chứa các đối tượng và các giá trị thuộc tính

Mối liên kết các dữ liệu phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa hai loại thông tin Mối liên kết đảm bảo cho mỗi đối tượng địa lý đều được gắn liền với các thông tin thuộc tính, phản ánh đúng hiện trạng và các điểm riêng biệt của đối tượng Đồng thời qua nó người sử dụng dễ dàng tra cứu, tìm kiếm và chọn lọc các đối tượng theo yêu cầu thông qua bộ xác định hay chỉ số Index Sự liên kết giữa các thành phần dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính được thể hiện qua hình 1.1

Trang 22

Dữ liệu không gian Dữ liệu thuộc tính

Hình 1.1 Liên kết dữ liệu không gian và thuộc tính

1.2.3 Công nghệ xây dựng cơ sở dữ liệu, lưu trữ, phân tích, xử lý thông tin

a Các phần mềm ứng dụng

Xây dựng CSDL là kết quả tổng hợp của nhiều lĩnh vực liên quan đến nhau Do vậy giải pháp công nghệ xây dựng CSDL phải bao hàm nhiều lĩnh vực liên quan đến nhau Đó là: Hiện chỉnh bản đồ, số hóa bổ sung; Tích hợp và chia cắt dữ liệu theo đơn

vị hành chính; Chuyển đổi dữ liệu từ các khuôn dạng DGN sang SHP; Nhập thông tin thuộc tính cho các đối tượng, lưu trữ, phân tích, xử lý thông tin

Các phần mềm liên quan đến dữ liệu nguồn: Microstation, Mapinfo, Microsoft Office Excell …

Công nghệ lưu trữ, phân tích, xử lý thông tin địa lý: áp dụng bộ phần mềm ArcGIS là một bộ phần mềm của hãng ESRI – Mỹ

Là một bộ tích hợp các sản phẩm phẩm mềm – một bộ bao gồm nhiều phần mềm với mục tiêu xây dựng một hệ thống thông tin địa lý (GIS) hoàn chỉnh Bộ phần mềm này có thể thực hiện các chức năng về GIS trên máy trạm, server, dịch vụ web hay thiết bị di động Với các kỹ thuật này cho phép người dùng có được các công cụ quản lý một hệ thống GIS phức tạp

* Tính tương thích cao, là hệ thống đa chức năng:

Khả năng biên tập, phân tích dữ liệu GIS mạnh với các mô hình quản lý và mô hình dữ liệu cao cấp, hiện đại Đây được xem như cơ sở cho sự phát triển của các sản phẩm thuộc họ phần mềm ArcGIS

Trang 23

* Tính mềm dẻo:

Các module của ArcGIS phục vụ cho hầu hết các đối tượng: từ người dùng đơn

lẻ cho đến các cơ quan, tổ chức Bất kì đối tượng nào có nhu cầu sử dụng CSDL lớn và

đa người dung hay có yêu cầu sửa đổi hay cập nhật CSDL một cách đồng thời

* Tạo ứng dụng thông qua giao diện Web:

Cho phép người dùng có thể xác định các vị trí đối tượng trên bản đồ), xem, phân tích và đưa ra quyết định bằng các ứng dụng GIS thông qua Internet

* Hỗ trợ các nhà phát triển hệ thống:

Các thư viện của phần mềm, bộ mã nguồn cung cấp cho các nhà phát triển hệ thống những ví dụ, kinh nghiệm tốt để phát triển các phần mềm với nhiều tùy chọn: phát triển độc lập, xây dựng các ứng dụng có nhúng hàm GIS hay phát triển dựa trên nền phần mềm có sẵn

* Cuối cùng, có thể hiểu ArcGIS như là một hệ thống thông tin có khả năng

quản lý dữ liệu tích hợp và môi trường làm việc cộng tác

Phân tích không gian:

Cho phép thành lập bản đồ có mức độ chi tiết cao nhằm phục vụ cho mục đích hiển thị dữ liệu không gian và hỗ trợ cho hoạch định chính sách

Hỗ trợ cho các doanh nghiệp giải các bài toán về tìm hiểu khách hàng và thị

trường

Hệ thống phần mềm ESRI được lựa chọn là bộ phần mềm ArcGIS Desktop cho phép tạo, phân tích, vẽ bản đồ, quản lý, chia sẻ và xuất bản thông tin địa lý Bộ phần mềm bao gồm:

- ArcView là phần mềm hệ thống thông tin địa lý với đầy đủ chức năng cho phép biểu diễn, quản lý, xây dựng và phân tích dữ liệu địa lý ArcView biến công việc quản trị và cập nhật số liệu trở nên dễ dàng hơn và cho phép sử dụng nhiều loại định dạng dữ liệu khác nhau thậm chí cả những dữ liệu lấy từ Internet

Với công cụ mô hình hóa các thao tác xử lý dữ liệu, ArcView cho phép quản lý

và thay đổi dây chuyền xử lý dữ liệu một cách dễ dàng ArcView còn là một công cụ thật sự mạnh trong việc thành lập bản đồ chuyên nghiệp, tập hợp phân tích dữ liệu và cũng là một môi trường phát triển ứng dụng tốt

Trang 24

- ArcEditor là phần mềm GIS chạy trên Desktop dùng để chỉnh sửa, biên tập và quản lý dữ liệu địa lý ArcEditor cho phép tạo ra các CSDL địa lý thông minh, xây dựng và bảo toàn tính toàn vẹn không gian giữa các quan hệ hình học topo và các thuộc tính địa lý

- ArcInfo bao gồm tất cả các chức năng của ArcView lẫn ArcEditor, các tính năng cao cấp trong xử lý dữ liệu không gian và khả năng chuyển đổi dữ liệu ArcInfo cho phép thực hiện hoàn chỉnh quy trình công việc từ xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý cho đến mô hình hóa, thiết lập các mối quan hệ, phân tích, tích hợp dữ liệu, phân tích thống kê, hiển thị bản đồ trên màn hình máy tính và xuất bản bản đồ ra các phương tiện khác nhau

- ArcGIS Desktop Applications: ArcGIS Destop là một bộ phần mềm ứng dụng gồm ArcMap, ArcCatalog, ArcToolbox, ModelBuilder, and ArcGlobe Khi sử dụng các ứng dụng này đồng thời người sử dụng có thể thực hiện được các bài toán ứng dụng hệ thống thông tin địa lý bất kỳ, từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm cả thành lập bản đồ, phân tích địa lý, chỉnh sửa và biên tập dữ liệu, quản lý dữ liệu, hiển thị và xử

lý dữ liệu

b Quy trình phân tích thiết kế CSDL [13]

* Giai đoạn phân tích nhu cầu

- Nội dung: Thu thập thông tin về dữ liệu và xử lý từ người sử dụng, từ các tài liệu, chứng từ, biểu mẫu thống kê liên quan đến CSDL và cả những tài liệu của CSDL

cũ Sau khi thu thập phải tổng hợp và phân tích những nhu cầu đó Kiểm tra xem giữa các nhu cầu có mâu thuẩn với nhau hay không

Đây là bước khó nhất trong quá trình thiết kế vì nó được thực hiện thông qua sự tiếp xúc giữa người thiết kế và người sử dụng

Kết quả phải chỉ ra được mục tiêu sử dụng, khai thác là gì; nội dung, yêu cầu chi tiết cần thực hiện; thời gian đáp ứng và hình thức xử lý; khối lượng dữ liệu, tần suất khai thác; yêu cầu về tính an toàn và bảo mật

- Cách thực hiện: Dùng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp, tự lập ra các câu hỏi trên giấy để người sử dụng trả lời

Kết quả: lên sơ đồ luân chuyển thông tin giữa những người sử dụng liên quan hoặc những nhóm những người sử dụng liên quan Đưa ra những dữ liệu cần thiết nhất Hệ thống hoá những nhu cầu và viết theo ngôn ngữ bình thường để người dùng đọc lại và bổ sung những yêu cầu của họ và để nghiệm thu CSDL

* Giai đoạn thiết kế quan niệm:

- Mục đích là xác định nội dung dữ liệu, mối quan hệ giữa các dữ liệu bên trong CSDL Chưa cần quan tâm cách cài đặt Phải xác định đúng và đầy đủ dữ liệu, loại bỏ các dữ liệu thừa

Trang 25

Người thiết kế cần chuyển đầy đủ các yêu cầu vào CSDL bằng cách phân chia các nhu cầu ra thành từng mảng Điều đó dẫn đến sẽ có nhiều mô hình quan niệm dữ liệu, mỗi mô hình liên quan đến 1 mảng Cuối cùng cần tích hợp các mô hình đó lại Khi tổng hợp, cần phải xác định tất cả các ràng buộc toàn vẹn và tạo ra từ điển dữ liệu

* Giai đoạn thiết kế logic

- Mục đích: Trong giao đoạn thiết kế quan niệm, dữ liệu cần loại bỏ những thông tin trùng lắp Nhưng ở giai đoạn thiết kế logic, cần phải cân nhắc, dựa trên hiệu quả xử lý, để quyết định có hay không có cài đặt thông tin trùng lặp

Đây là bước chuyển tiếp Đặc biệt cân nhắc dựa trên nhu cầu xử lý, nghiên cứu cách sử dụng dữ liệu thông qua xử lý

- Cách thực hiện: chọn cấu trúc logic gần với phần mềm sẽ sử dụng cài đặt CSDL

* Giai đoạn thiết kế vật lý

- Mục đích: Xây dựng một cấu trúc vật lý phụ thuộc vào phần mềm và cấu hình phần cứng mà ta đã lựa chọn để cài đặt CSDL

Giai đoạn này, đơn giản hay phức tạp tùy thuộc vào đặc trưng kỹ thuật của phần mềm và phần cứng

- Cách thực hiện: chọn lựa phần mềm phù hợp với độ phức tạp của dự án; chọn lựa cấu hình phần cứng; quyết định những vấn đề liên quan đến an toàn dữ liệu và phục hồi dữ liệu

An toàn dữ liệu giới hạn người được quyền truy xuất dữ liệu Phục hồi dữ liệu trong trường hợp có sự cố làm hư hỏng dữ liệu, cần phân định rõ các khối xử lý và lưu trữ tình trạng dữ liệu trước khi thực hiện 1 khối xử lý, để phục hồi nếu có sự cố

- Cài đặt vật lý cần xác định:

Danh mục quan hệ: Có thể gộp hay không gộp các quan hệ tùy thuộc vào mục đích Do đó, danh mục quan hệ trong giai đoạn này có thể khác với danh mục quan hệ trong các giai đoạn đầu

Danh mục chỉ mục quan hệ chính, phụ: Vị trí chứa đựng CSDL, trong 1 trang vật lý chứa đựng được bao nhiêu dữ liệu, xác định kích thước bộ nhớ để chứa đựng dữ liệu trong khi làm việc

Trang 26

1.2.4 Khả năng ứng dụng của GIS trong xây dựng CSDL địa lý cấp tỉnh phục vụ công tác quản lý hành chính

GIS luôn bao gồm mô-đun cho các chức năng nhập và chuẩn bị dữ liệu, lưu trữ, phân tích, biểu diễn (kết xuất) dữ liệu không gian

Các nhiệm vụ chính của một hệ GIS là phân tích dữ liệu và thông tin có quy chiếu không gian Để thực hiện phép phân tích một cách có ý nghĩa đòi hỏi các phần mềm có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác, chẳng hạn như đầu vào, chỉnh sửa, chiết xuất, và đầu ra Tuy nhiên, phân tích là sức mạnh của GIS Có nhiều cách phân loại khả năng phân tích và mô hình hóa của GIS, bởi vì nhiều khả năng có thể tương tác với nhau Cuối cùng, phần mềm này chắc chắn có chứa các thuật toán và mã máy tính được thiết kế đặc biệt: (1) để tổ chức các dữ liệu địa lý trong hệ thống tham chiếu phù hợp, (2) truy vấn có chọn lọc những dữ liệu và tổng hợp chúng đem lại sự hiểu biết dễ dàng, (3) đếm và đo cả hai đối tượng riêng lẻ và tập hợp các đối tượng (4) phân loại và phân loại lại các đối tượng dựa trên thuộc tính do người dùng chỉ định, (5) chồng xếp liên quan đến dữ liệu bản đồ chuyên đề, và cuối cùng (6) có thể kết hợp các kỹ thuật riêng lẻ vào một sắp xếp có trình tự các thao tác được thiết kế để mô phỏng một số các hoạt động tự nhiên hoặc do con người cho việc ra quyết định Tất cả những công việc này có xu hướng liên quan đến, trực tiếp hoặc gián tiếp, một số hình thức của dữ liệu được vẽ bản đồ [13]

1.3 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ 1.3.1 Phát triển và ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý trên thế giới

a Lịch sử phát triển của HTTĐL (GIS)

Lịch sử phát triển và ứng dụng của HTTĐL đã có khởi điểm từ những năm 50 của thế kỷ XX Lúc đó, các nhà bản đồ và tin học trên thế giới đã kết hợp suy nghĩ, nghiên cứu về một hệ thống máy móc và thiết bị vẽ bản đồ tự động Những ứng sớm nhất và hình thành nền tảng về GIS là ở Canada, nơi mà những ứng dụng sớm nhất

và hình thành nền tảng về GIS ở Canada, nơi mà những nghiên cứu về kỹ thuật sử dụng máy tính để lưu trữ và xử lý số liệu, lập bản đồ và xử lý các thông tin không gian, lần đầu tiên được thực hiện Tuy nhiên các thiết bị máy tính thời đó rất to lớn, cồng kềnh, việc nhập dữ liệu chậm và khó khăn nên những hệ tự động hóa ít khả năng thâm nhập vào thực tiễn Lúc đó những phiên bản đầu tiên của các HTTĐL là những phần mềm nhập dữ liệu và bản đồ đơn giản, việc xử lý những thông tin đồ họa còn rất hạn chế

Sự phát triển mạnh mẽ của máy tính cùng với yêu cầu xử lý các dữ liệu địa lý khổng lồ đã là nhân tố cơ bản cho việc hình thành HTTĐL với các phần mềm xử lý hết sức đa dạng Xét trên tổng thể GIS đã phát triển theo 5 giai đoạn chính [11]

Trang 27

+ Giai đoạn 1960 – 1975: là giai đoạn sơ khai của Hệ Thông tin Địa Lý đánh dấu bằng sự ra đời của HTTĐL Canada CGIS (1962) và MIDAS (1964), Giai đoạn này đặc trưng bởi sự phát triển có tính chất riêng rẽ, không có sự tiếp xúc quốc tế và ít

dữ liệu trên máy

+ Giai đoạn 1975 – 1980: GIS đã phát triển mạnh mẽ trong các cơ quan nhà nước và quốc tế đồng thời vài tro các nhân trong phát triển GIS vẫn tiếp tục được giữ vững ảnh hưởng của mình

+ Giai đoạn 1980 – 1990 giai đoạn phát triển mạnh của GIS trong thương mại Các phần mềm máy tính đã được phát triển đa dạng và bán ra thị trường tầm cỡ quốc gia và quốc tế Phần mềm thương mại nghiên cứu môi trường của Mỹ ESRi đã đạt những thành tích lớn bởi các sản phẩm GIS vector ARC/INFO của mình cho các chủng loại máy tính khác nhau từ Main Frame đến máy tính cá nhân

+ Giai đoạn 1990 đến nay: là giai đoạn mà người sử dụng GIS đã phổ biến khắp trên thế giới Thời kỳ mà phát huy mạnh mẽ sự cạnh tranh quảng cáo của các công ty phần mềm GIS, thời kỳ mà người sử dụng đã hiểu rõ GIS sẽ làm và làm nhưng gì; GIS được ứng dụng ở tất cả các ngành và được đào tạo ở nhiều nơi, nhiều tạp chí, ấn phẩm

về GIS được xuất bản…

b Các lĩnh vực ứng dụng

Cho dù chúng ta nghĩ về GIS là phần mềm hay không, mục đích chính của nó là các tổ chức và phân tích dữ liệu có tham chiếu không gian (thường là dữ liệu địa lý) Các tiện ích của GIS để giải quyết vấn đề thế giới thực địa lý và cung cấp hoàn vốn đầu tư dài hạn đã đóng góp vào sự tăng trưởng của xã hội Một số lĩnh vực chung của GIS bao gồm quản lý tài nguyên thiên nhiên; quy hoạch thành phố, quy hoạch môi trường vùng và khu vực, lập kế hoạch giao thông, phân tích tội phạm, các dịch vụ khẩn cấp và lựa chọn địa điểm để đặt tên chỉ là một số ít [19]

1.3.2 Phát triển và ứng dụng GIS tại Việt nam

a Công nghệ GIS ở Việt Nam

Tại Việt Nam, công nghệ GIS cũng được thí điểm khá sớm, từ cuối thập niên

80 và đến nay đã được ứng dụng trong khá nhiều ngành như quy hoạch nông, lâm nghiệp, quản lý rừng, lưu trữ tư liệu địa chất, đo đạc bản đồ, địa chính, quản lý cơ sở

hạ tầng Những ứng dụng ban đầu tuy ở mức độ vi mô trong một số chuyên ngành hẹp nhưng đã cho thấy có khả năng mang lại hiệu quả trong tương lai

Các ứng dụng có hiệu quả nhất mới giới hạn ở các lĩnh vực lưu trữ, in ấn các tư liệu bản đồ bằng công nghệ GIS

Các ứng dụng GIS thuộc lĩnh vực quản lý, điều hành, trợ giúp quyết định hầu như mới dừng ở mức thử nghiệm, còn cần thời gian và đầu tư mới có thể đưa vào ứng dụng chính thức, phục vụ cộng đồng

Trang 28

Xu thế sử dụng công nghệ GIS trong quản lý Nhà nước là xu thế tất yếu tại các nước trên thế giới Việt Nam cũng có được thuận lợi là đang trên đà phát triển về CNTT, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và luôn có xu thế ứng dụng được các thành tựu khoa học tiến tiến nhất trên thế giới và như thế, tất cả các công nghệ GIS mới nhất cũng sẽ nhanh chóng được sử dụng Thực tế, nhiều hãng phần mềm nền và ứng dụng hàng đầu về GIS trên thế giới đã có mặt ở Việt nam như ESRI, Intergraph, Leica-Geosystems, DigitalGlobal, GeoEye, Trimble, Mapinfo…

Cùng với việc ứng dụng phát triển công nghệ GIS, Việt Nam cũng đang cố gắng xây dựng nguồn nhân lực, đội ngũ trong lĩnh vực công nghệ GIS, viễn thám, bản

đồ, ảnh số, đo đạc… gấp rút đưa các công nghệ GIS mới vào giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong tương lai

Từng bước hoàn thiện môi trường pháp lý phục vụ ứng dụng và phát triển GIS tại Việt Nam:

Bộ TN&MT làm chủ trì xây dựng tiêu chuẩn thông tin không gian dùng trong các hệ thống GIS thống nhất theo chuẩn quốc tế

- Xây dựng các cơ chế, thể chế quản lý, điều hành trong các ứng dụng CNTT kết hợp công nghệ GIS, dữ liệu phục vụ GIS

- Xây dựng Quy chuẩn thông tin địa lý cơ sở quốc gia

- Xây dựng và cập nhật thông tin cho hệ thống thông tin, hệ thống ứng dụng GIS

- Xây dựng các tiền đề, môi trường văn hoá phù hợp với xã hội thông tin và kinh tế tri thức

- Xây dựng cơ sơ dữ liệu quốc gia về tài nguyên và môi trường

Hiện nay công nghệ GIS đã và đang được ứng dụng ngày một nhiều, tại nhiều lĩnh vực khác nhau Nhiều tỉnh, thành trong đó có tỉnh Lào Cai đã có định hướng ứng dụng GIS rộng khắp cho quản lý hành chính và nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa,

xã hội

b Các ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý ở Việt Nam

Mặc dù mới chỉ phát triển ứng dụng GIS ở thời kỳ đầu, chưa đồng bộ thống nhất trong các hệ thống lớn, nhưng một số ứng dụng căn bản kết hợp với hệ thống GIS

đã được triển khai ở Việt Nam như:

- Các hệ thống ứng dụng GIS trong quản lý phát triển kinh tế-xã hội,quản lý đất đai, hồ sơ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… của nhiều tỉnh thành toàn quốc như Hà Nội, Vĩnh Phúc, TP-HCM, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, tỉnh Thừa Thiên Huế v.v…

- Các hệ ứng dụng GIS tích hợp với cổng thông tin của tỉnh, ngành phục vụ nhân dân

Trang 29

- Hệ thống quản lý mạng lưới giao thông, địa điểm, tìm kiến địa chỉ, địa danh

Tp Hồ Chí Minh và các trung tâm thị xã lớn trên cả nước do “diadiem.com” và Công

ty Donsoff và Google thực hiện

- Hệ thống Web-GIS quản lý hành chính, đất đai của Sở TN&MT tỉnh Bắc Ninh

- Hệ thống Web-GIS quản lý hành chính, đất đai của Sở TN&MT tỉnh Hưng Yên

- Hệ thống quản trị thông tin môi trường trực tuyến của Cục Môi trường

- Hệ thống ứng dụng quản lý mạng lưới cấp thoát nước của Công ty Cấp thoát nước Hải Phòng

- Hệ thống ứng dụng GIS bản đồ hành chính Việt Nam và tra cứu thông tin hành chính tỉnh của Web-GIS Nhà xuất bản bản đồ (www.mapviet.com.vn)

- Hệ thống ứng dụng trên môi trường Web-GIS tìm kiếm đường đi, tuyến phố trên địa bàn Hà Nội của Công ty Đổi mới (Ba Sao)

- Hệ thống ứng dụng GIS quản lý các tuyến xe buýt kết hợp cả công nghệ Web của Transeco

Theo TTXVN, 22/10/2008 tại hội thảo quốc tế về GIS, ngày 21/10 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Lê Quang Minh khẳng định nghiên cứu về GIS đã vượt qua giai đoạn bó hẹp ứng dụng trong xây dựng bản đồ nền hay giao thông để chuyển sang nghiên cứu ứng dụng đa ngành, trong đó có những ứng dụng quan trọng cho y tế, giáo dục, quy hoạch và quản

Mới đây, Thủ tướng đã ra quyết định xây dựng hệ thống bản đồ địa hình phủ trùm toàn quốc, tạo nền tảng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu không gian (SDI) quốc gia và địa phương

Giới nghiên cứu GIS trong và ngoài nước đánh giá đây là một bước đi quan trọng đối với Việt Nam trong việc chuyển hóa và khai thác cơ sở dữ liệu trong thế giới thực sang môi trường làm việc điện tử Khi SDI trở thành cơ sở hạ tầng cho nền kinh

tế tri thức, các hoạt động dịch vụ GIS như phân tích, xử lý dữ liệu không gian và các dịch vụ khác liên quan không gian sẽ phát triển mạnh mẽ

Trang 30

Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng chia sẻ các giải pháp chuyên môn thích hợp nhằm thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, đào tạo và cung cấp dịch vụ về GIS, hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và viễn thám

Khi được ứng dụng rộng rãi, GIS sẽ có một vai trò quan trọng đóng góp cho sự phát triển kinh tế vùng và lãnh thổ, bởi khả năng quản lý và cung cấp thông tin đến mọi ban, ngành quản lý nhà nước và phổ cập thông tin đến người dân GIS thực sự sẽ góp phần không nhỏ cho việc xây dựng một hạ tầng thông tin tại Việt Nam trong tương lai không xa

1.3.3 Khái quát các công trình liên quan đến đề tài

Năm 1995 đến năm 1998 Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (trước đây)

đã thực hiện dự án “Xây dựng hệ thống thông tin địa lý phục vụ giám sát tài nguyên và môi trường” Dự án đã phối hợp với một số ngành để xây dựng CSDL nền địa lý và các CSDL chuyên ngành, phối hợp với các tỉnh để xây dựng các CSDL tài nguyên thiên nhiên của địa phương CSDL của dự án đã được xử lý, tích hợp và xây dựng thành sản phẩm trên CD-ROM “Atlas Tài nguyên và Môi trường Việt Nam” Đây có thể coi là là sản phẩm GIS đầu tiên tại Việt Nam có quy mô tương đối lớn

Trong những năm gần đây, việc xây dựng CSDL GIS ở Việt Nam cũng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu như: PGS.TS Nguyễn Cẩm Vân (Xây dựng

cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý phục vụ quản lý và sử dụng đất đai ở cấp tỉnh); PGS

TS Nguyễn Trần Cầu và PGS.TS Nguyễn Cẩm Vân (Xây dựng CSDL địa lý bản đồ hành chính để quản lý lãnh thổ); TS Lại Huy Phương (Ứng dụng GIS trong điều tra quy hoạch và quản lý rừng); Đinh Hồng Phong (Ứng dụng công nghệ thông tin trong

đo đạc bản đồ và xây dựng CSDL không gian)…

Ngoài ra cũng có nhiều đề tài luận văn thạc sĩ nghiên cứu về xây dựng CSDL cho các chuyên ngành khác nhau như: Nguyễn Thị Thanh Giang (Xây dựng CSDL) bản đồ số trên cơ sở ứng dụng công nghệ GIS phục vụ quản lý đới bờ), Nguyễn Thị Thu Lan (xây dựng CSDL địa hình phục vụ công tác quy hoạch chung xây dựng TT.Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) Đỗ Thị Dinh (Ứng dụng tiêu chuẩn ISO/TC211 chuẩn hóa CSDL sử dụng đất huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam) Phạm Đức Thuật (Ứng dụng phần mềm GIS xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ đưa lên mạng và quản lý hành chính về giáo dục, y tế tỉnh Hưng Yên)

Đối với tỉnh Lào Cai chưa có đề tài nào về nghiên cứu xây dựng CSDL HTTĐL cho tỉnh Tác giả đã lựa chọn lĩnh vực quản lý về CSHT để thử nghiệm tại tỉnh và cũng là tiền đề để ứng dụng cho các chuyên ngành khác và cho toàn bộ các lĩnh vực của tỉnh

Trang 31

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.4.1 Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS)

Phương pháp bản đồ là phương pháp xây dựng các bản đồ nhỏ là các sản phẩm của đề tài Công việc chuẩn bị bản đồ cho nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu bắt đầu

từ việc thu thập, biên tập hay xây dựng các bản đồ chuyên đề, xây dựng hệ thống thông tin thuộc tính đính kèm với từng đối tượng

Phương pháp bản đồ là phương pháp duy nhất để thể hiện sự phân bố không gian lãnh thổ mà từ đó tác giả thành lập nên các bản đồ nền

Ngày nay nhờ có ứng dụng công nghệ tin học, phương pháp bản đồ truyền thống còn được hỗ trợ bởi hệ thông tin địa lý, nhất là trong phân tích và biến đổi thông tin, phân tích mô hình hoá không gian nhằm trả lời các bài toán địa lý và thành lập các bản đồ đánh giá tổng hợp

1.4.2 Phương pháp thống kê

Các số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai là những khái quát bước đầu về lãnh thổ nghiên cứu Bên cạnh đó, để thực hiện cho việc nghiên cứu và thiết lập cơ sở dữ liệu sau này cần thu thập các tư liệu cả bản đồ lẫn thông tin thuộc tính của đối tượng liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu Các tài liệu thu thập đều phải vạch ra khi viết đề cương để tránh thiếu sót những dữ liệu cần thiết cho quá trình tổng hợp sau này

Nguồn dữ liệu thống kê bao gồm:

- Thống kê qua tài liệu, báo cáo, niên giám thống kê và sổ sách lưu trữ

- Thống kê qua đo đạc, tính toán trên bản đồ

- Thống kê qua các số liệu khảo sát nghiên cứu ngoài thực địa

Đây là phương pháp quan trọng được đề tài sử dụng với lý do này vì số liệu thu thập được sẽ là cơ sở để thành lập bản đồ và nhập các thông tin thuộc tính sau này

1.4.3 Phương pháp thử nghiệm

Thử nghiệm với dữ liệu thực tế làm sáng tỏ quy trình lý thuyết đề ra

1.4.4 Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu

Phân tích, tổng hợp là hai công đoạn quan trọng không thể tách rời trong quá trình thực hiện nội dung đề tài Số liệu của lãnh thổ thu thập từ nhiều nguồn, phong phú nhưng không đồng bộ Vì vậy sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp cho phép lựa chọn, chiết lọc và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu theo hệ thống nhất định, đảm bảo

độ chính xác và dễ sử dụng cho các công đoạn tiếp theo Như vậy phương pháp này được vận dụng xuyên suốt và có tính bổ trợ, liên quan với các phương pháp khác được

sử dụng trong luận văn

Trang 32

1.4.5 Phương pháp chuyên gia

Nhiệm vụ của đề tài liên quan đến nhiều vấn đề chuyên ngành khác Cần thông qua ý kiến chuyên gia về luận cứ khoa học, giải pháp tổng thể trong quá trình thiết kế, xây dựng CSDL

1.4.6 Phương pháp phân tích nhân tố ứng dụng trong đánh giá tổng hợp

Ứng dụng kỹ thuật phương pháp phân tích nhân tố giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:

* Thực hiện các phép phân tích thành phần (Component Analysis) Đây là công

việc tối thiểu phải làm để có được các tải trọng thành phần Đây là bước cần thiết để thực hiện nén thông tin (loại bỏ lượng tin có mức ý nghĩa thấp) nhờ việc khảo sát các

trị riêng hay đóng góp của các thành phần vào phương sai chung (communality); xác

định số lượng nhân tố chính cho các phép phân tích tiếp theo

* Phân tích nhân tố chính (Principal Factor Analysis) Về bản chất, kỹ thuật

này cũng giống như phân tích thành phần Cái khác là ma trận tương quan rút gọn với các giá trị h2j trên đường chéo chính Sau khi dựa vào kết quả phân tích thành phần, người sử dụng thấy cần phải loại bỏ bớt thông tin có mức ý nghĩa thông tin thấp đối với bài toán cụ thể đang thực hiện, ấn định số lượng nhân tố chính cần và đủ để mô tả các đối tượng nghiên cứu, trình sẽ tự động tính các trọng số cho các nhân tố chính

* Phân tích hợp lý cực đại (Maximum Likelihood): phân phối một cách hợp lý

nhất thông tin chứa trong ma trận tương quan rút gọn để xác định lại các tải trọng nhân

tố chính Có thể đi thẳng từ kết quả phân tích thành phần đến hợp lý cực đại, không cần qua bước phân tích nhân tố chính

* Phép quay Varmax Sau khi thực hiện các phép phân tích thành phần hay

nhân tố chính, ta có một không gian có số chiều bằng số thành phần hay nhân tố chính Đầu ra của công đoạn này là ma trận các điểm đánh giá đã được cân bằng theo các trọng số khách quan cho từng đối tượng ở từng chỉ tiêu

Trang 33

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA LÝ VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG

2.1 CHUẨN THÔNG TIN ĐỊA LÝ

Chuẩn thông tin địa lý là hệ thống các tiêu chuẩn về cách thức, quy định cách

mô tả, biểu thị, cách xây dựng cơ sở dữ liệu từ nhận thức thế giới thực đến cơ sở dữ liệu địa lý được lưu trữ theo cấu trúc, khuôn dạng nào đó Các thành phần trong cơ sở

dữ liệu và các phần tử trong mô hình, tất cả các yếu tố này đều được quy định theo các chuẩn thống nhất Tuy nhiên, tùy mức phân tích sâu của mô hình mà số lượng chuẩn

sử dụng nhiều hay ít

Công việc xây dựng chuẩn thông tin địa lý rất quan trọng Các chuẩn này phục

vụ cho việc quản trị các yếu tố không gian và còn là cơ sở phân tích các tác nghiệp chuyên môn các phân hệ ngành trong tỉnh, thành lập các hệ trợ giúp quyết định

Chuẩn thông tin địa lý được thiết kế nhằm chuẩn hóa các hoạt động sau:

- Xây dựng dữ liệu địa lý theo các mục tiêu đã đặt ra

- Trao đổi và chia sẻ dữ liệu địa lý

- Cập nhật dữ liệu địa lý

- Xây dựng các hệ thống ứng dụng

Hiện nay, tổ chức chuẩn hóa quốc tế ISO (International Organization for Standardization) đã thành lập ủy ban kỹ thuật 211 về thông tin địa lý/ địa tin học ISO/TC211 (International Standard Organization for Geographic information/Geomatics) để xây dựng chuẩn cho thông tin địa lý Mục đích của ISO/TC211 là phát triển một bộ các chuẩn tích hợp cho thông tin địa lý và hỗ trợ triển khai chuẩn trên phạm vi quốc tế Tại Việt Nam, bộ Tài nguyên và Môi trường đã bước đầu ban hành được bộ quy chuẩn cơ sở quốc gia về thông tin địa lý Danh mục các chuẩn xây dựng trong nội dung chuẩn hoá GIS cơ sở Quốc gia được trình bày trong bảng 2.1

Bảng 2.1 Danh mục các chuẩn

1 Chuẩn thuật ngữ Terminology standard (ISO 19104)

2 Chuẩn về Hệ thống tham

chiếu không gian

Spatial Referencing by coordinate, by geographical identifiers (ISO 19111, 19112)

3 Chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu Conceptual schema language, Data model (ISO 19103, 19107, 19108, 19109)

4 Chuẩn về phân loại đối tượng Feature Cataloguing & Feature and Attribute Coding Catalogue – FACC

Trang 34

TT Tên chuẩn Cơ sở áp dụng

5 Chuẩn về trình bày, hiển thị Portrayal and Symbolization (ISO 19117)

6 Chuẩn về chất lượng dữ liệu không gian Quality principles (ISO 19113)

7 Chuẩn về siêu dữ liệu -

cùng chung một ngôn ngữ

2.1.2 Chuẩn về hệ thống tham chiếu không gian

Trong lĩnh vực hệ thống thông tin địa lý ở Việt Nam hiện nay, chuẩn về hệ quy chiếu và toạ độ quốc gia là chuẩn đã được hoàn thiện một cách đầy đủ Hiện nay chuẩn

Hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN-2000 đã được ban hành tạo nền tảng thống nhất về cơ sở quy chiếu cho dữ liệu đo đạc bản đồ nói chung và dữ liệu thông tin địa lý nói riêng Chuẩn này bao gồm các quy định về:

- Phạm vi áp dụng cho tất cả hệ thống toạ độ các cấp hạng, bản đồ địa hình, bản đồ nền, bản đồ địa chính, bản đồ hành chính quốc gia và các loại bản đồ chuyên dụng khác

- Các tham số của hệ quy chiếu: Ellipsoid WGS-84 toàn cầu, các kích thước, tốc độ góc quay, hằng số trọng trường, định vị và điểm gốc toạ độ quốc gia

- Hệ thống toạ độ phẳng, lưới chiếu bản đồ quy định cho các tỷ lệ

2.1.3 Chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý

Chuẩn về mô hình cấu trúc dữ liệu quy định cấu trúc của dữ liệu thông tin địa lý

sẽ được tổ chức và được xây dựng như thế nào Đối với các thông tin địa lý nền được

áp dụng theo chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý quốc gia và các văn bản kỹ thuật và các quy phạm thành lập bản đồ địa hình các tỷ lệ bao gồm các quy định về biểu diễn

mô hình cấu trúc, các kiểu dữ liệu nguyên thuỷ, các cấu trúc dữ liệu cơ bản, mô hình

đối tượng địa lý tổng quát

2.1.4 Chuẩn về phân loại đối tượng địa lý

Chuẩn quy định phương pháp phân loại đối tượng Chuẩn về phân loại đối tượng sẽ định nghĩa những kiểu đối tượng địa lý cùng với thuộc tính và những mối

Trang 35

quan hệ Chuẩn nêu rõ cách phân loại, nhận dạng, nội dung ý nghĩa của từng loại đối tượng này đồng thời cũng mô tả cụ thể về quan hệ giữa các đối tượng và dữ liệu thuộc tính cần phải có của từng đối tượng

2.1.5 Chuẩn thể hiện trình bày dữ liệu địa lý

Chuẩn xác định một cơ chế cho phép trình bày bộ dữ liệu theo những cách khác

nhau mà không làm thay đổi nội dung dữ liệu Cách thức xây dựng dựa trên các chuẩn

quy định về trình bày bản đồ số đã công bố và thiết kế, biên tập bộ ký hiệu chuẩn cho

bộ cơ sở dữ liệu

2.1.6 Chuẩn về chất lượng dữ liệu không gian

Chuẩn này quy định uy trình đánh giá chất lượng Chất lượng dữ liệu được phân thành chất lượng định lượng và chất lượng phi định lượng Các yếu tố chất lượng

dữ liệu định lượng bao gồm tính đầy đủ của các đối tượng, thuộc tính và quan hệ của chúng, tính nhất quán logic về khái niệm (concept), miền giá trị (domain), về khuôn dạng (format), về topology, quan hệ các thuộc tính, độ chính xác của giá trị, vị trí, thời gian các yếu tố chất lượng dữ liệu phi định lượng bao gồm như mục đích, xuất xứ, các ứng dụng mà bộ dữ liệu đã sử dụng

2.1.7 Chuẩn siêu dữ liệu (Metadata)

Siêu dữ liệu là một loại dữ liệu mô tả các thông tin liên quan đến tình trạng dữ

liệu trong CSDL Các thông tin này cho biết dữ liệu nào đang được lưu trữ trong CSDL, phương pháp thu thập, xử lý và tích hợp dữ liệu, các mốc thời gian xây dựng, cập nhật dữ liệu, chất lượng dữ liệu, tính pháp lý của dữ liệu, phương thức lưu trữ dữ

liệu, các thủ tục truy cập và phân phối dữ liệu, v.v

2.1.8 Chuẩn mã hoá và trao đổi dữ liệu

Dữ liệu không gian cần được mã hóa dựa trên một quy tắc nhất định trong khuôn dạng máy tính có thể hiểu được Mã hoá dữ liệu được xem xét ở hai khía cạnh:

để lưu giữ và để trao đổi Các chuẩn về mô hình nội dung và cấu trúc dữ liệu như mô

tả ở trên tạo ra cơ sở xây dựng một bộ dữ liệu chuẩn

CSDL GIS cấp tỉnh về cơ bản tuân theo chuẩn kỹ thuật Quốc gia về thông tin địa lý do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

2.2 YÊU CẦU TRONG THIẾT KẾ CSDL ĐỊA LÝ CẤP TỈNH

Cơ sở dữ liệu địa lý cấp tỉnh được thiết kế theo những yêu cầu sau:

- Cơ sở dữ liệu địa lý cấp tỉnh được thiết kế theo cấu trúc của CSDL hệ thông tin địa lý (GIS)

- Cấu trúc của CSDL cần phải đảm bảo tính khoa học, mạch lạc

- CSDL phải có cấu trúc mở đáp ứng cho việc phát triển hệ thống và cập nhật

dữ liệu sau này

Trang 36

- Khuôn dạng của dữ liệu trong CSDL phải phù hợp với hiện trạng và trình độ công nghệ chung tại địa phương và có khả năng dễ dàng tích hợp với CSDL địa lý quốc gia

Mô hình phát triển CSDL địa lý cấp tỉnh được xác định như hình 2.1

CSDL địa lý

Cấp tỉnh

CSDL nền địa lý

CSDL không gian chuyên đề

CSDL thuộc tính chuyên đề

CSDL không gian nền địa lý

CSDL thuộc tính nền

địa lý

CSDL chuyên đề

Hình 2.1 Mô hình phát triển CSDL địa lý cấp tỉnh

Cơ sở dữ liệu địa lý là sự tích hợp giữa cơ sở dữ liệu không gian địa lý và cơ sở

dữ liệu thuộc tính Quy trình thiết kế một mô hình CSDL địa lý được thực hiện theo tiến trình chung thiết kế một mô hình CSDL quan hệ và có sự phối hợp phân tích thuộc tính hình học không gian và mối quan hệ đối tượng không gian địa lý để đảm bảo đồng thời nguyên lý của hai loại mô hình CSDL Quy trình thiết kế được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Mô hình hóa khái niệm (Conceptual model) từ thế giới thưc Ở mức này cần phát hiện ra các khối chức năng cơ bản mô tả hoạt động của thế giới thực

Bước 2:

- Định nghĩa các đối tượng: mô hình hóa các đối tượng địa lý (define objects and relationship) Ở mức này xác định rõ các đối tượng trong mô hình không gian, xác định rõ danh mục các đối tượng trong từng lớp thông tin, mô tả đối tượng, xác định các thuộc tính mô tả, miền giá trị các thuộc tính, dạng biểu thị của chúng và các quan

hệ của chúng

- Lựa chọn biểu thị cho các đối tượng địa lý (selectgeographic representation)

Ở mức này xây dựng cách biểu thị các đối tượng (features) bằng các dạng hình học cơ bản như điểm, đường, vùng, hoặc mô hình rasters, topo, TIN cho thuộc tính hình học; cấu trúc bảng dữ liệu thông tin thuộc tính phi không gian

- Kết quả: Đưa ra lược đồ cơ sở dữ liệu phục vụ cho giai đoạn thiết kế vật lý tiếp theo Kết hợp với các nhà chuyên môn kiểm tra phần thông tin các yếu tố chuyên

đề và miền xác định của các thông tin đó

Trang 37

Bước 3:

- Xây dựng cấu trúc từng lớp dữ liệu bao gồm cấu trúc dữ liệu thuộc tính không gian, cấu trúc dữ liệu thuộc tính (phi không gian) với các quy định chi tiết về biểu thị hình học, bảng thông tin thuộc tính với các trường, kiểu, kích thước và quan hệ liên kết

- Kết quả: Đưa ra mô hình cơ sở dữ liệu địa lý trong đó quy định cụ thể, chi tiết nội dung, cấu trúc từng chủ đề, từng lớp thông tin

2.2.1 Nội dung của cơ sở dữ liệu địa lý cấp tỉnh

Trên cơ sở khảo sát, phân tích, tổng hợp đặc điểm địa lý Việt Nam và chức năng các sở, ban, ngành và áp bảng phân loại đối tượng địa lý do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành để thiết lập nội dung của cơ sở dữ liệu địa lý cấp tỉnh Về cơ bản

cơ sở dữ liệu địa lý cấp tỉnh cần chứa đựng những nội dung sau:

+ Dữ liệu nền mô tả các đặc trưng về bề mặt tự nhiên lãnh thổ, địa danh và sự phân chia hành chính các cấp

+ Dữ liệu chuyên đề mô tả sâu về các vấn đề, các lĩnh vực nghiên cứu của các ngành gồm:

- Giao thông vận tải

- Bưu chính - Viễn thông

Trang 38

CSDL nền địa lý cấp tỉnh nói chung, làm cơ sở đảm bảo tính thống nhất, và tạo điều kiện thuận lợi

a Thiết lập danh mục đối tượng địa lý

Như đã trình bày ở trên, mô hình cơ sở dữ liệu nền địa lý được xây dựng chung cho cấp tỉnh nên danh mục đối tượng địa lý với vai trò làm nền chung vừa phản ánh đúng, toàn diện địa lý trên toàn lãnh thổ Việt Nam nhằm đảm bảo tính hệ thống, thống nhất trên toàn quốc khi áp dụng cho từng đơn vị hành chính cụ thể

Các đối tượng địa lý trong danh mục đã lựa chọn cần được phân loại, sắp xếp theo một nguyên tắc nhất định dựa trên đặc điểm đối tượng địa lý, cách thức tác động chúng và mối quan hệ giữa các chuyên ngành trong quá trình sử dụng chúng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng

Để đảm bảo tính thống nhất trong cơ sở dữ liệu, cần thiết nghiên cứu mã hóa tên loại đối tượng địa lý Việc mã hóa tên loại đối tượng địa lý đúng đắn, khoa học không chỉ đảm bảo tính thống nhất của dữ liệu mà còn tối ưu hóa dữ liệu, tránh mất mát dữ liệu

* Phân loại đối tượng địa lý

Việc chia nhóm đối tượng địa lý nhằm phục vụ cho việc tổ chức quản lý đối tượng địa lý trong cơ sở dữ liệu địa lý và quá trình tra cứu, tìm kiếm thông tin sau này của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương cũng như trung ương được thuận lợi

Trên cơ sở danh mục đối tượng địa lý và danh mục thuộc tính đã được lập, thực hiện phân nhóm đối tượng địa lý theo nguyên tắc sau:

- Mỗi loại đối tượng địa lý hoặc một số loại đối tượng địa lý cùng phản ánh một khía cạnh của nền địa lý được xếp vào một phân nhóm; các đối tượng địa lý, các phân nhóm đối tượng địa lý trong mối quan hệ qua lại với nhau phản ánh các khía cạnh khác nhau của một mặt nào đó của địa lý khu vực được xếp vào một nhóm đối tượng

- Các loại đối tượng địa lý được sắp xếp vào các nhóm phải đảm bảo đáp ứng tổ chức quản lý đối tượng địa lý theo cấu trúc không gian trong các phần mềm ứng dụng

về GIS hiện nay và nguyên tắc của cơ sở dữ liệu quan hệ đồng thời thuận lợi cho quá trình khai thác sử dụng chung của các cơ quan cấp tỉnh

- Qua quá trình thống kê, phân tích và tổng hợp kết quả phân tích các đối tượng địa lý trong mối quan hệ qua lại với nhau, đưa ra kết quả phân nhóm đối tượng địa lý trong cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ xây dựng hệ thống thông tin địa lý cấp tỉnh bao gồm các nhóm sau:

1- Nhóm các đối tượng phản ánh mạng lưới điểm gốc làm cơ sở đo vẽ, biểu thị các đối tượng địa lý trong hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia (gọi tắt là nhóm cơ sở đo đạc) bao gồm các điểm đo đạc cơ sở quốc gia và điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng

Trang 39

2- Nhóm các đối tượng phản ánh chủ quyền lãnh thổ, phạm vi hành chính các

cấp (gọi tắt là nhóm địa giới hành chính) bao gồm đường ranh giới phân định phạm vi

quản lý của đơn vị hành chính các cấp, địa phận hành chính các cấp

3- Nhóm các đối tượng phản ánh đặc điểm trên bề mặt địa hình khu vực (gọi tắt là nhóm địa hình) bao gồm các đối tượng thể hiện độ cao, các đặc trưng của bề mặt địa hình

4- Nhóm các đối tượng phản ánh đặc điểm hệ thống thủy văn của khu vực (gọi tắt là nhóm thủy hệ) bao gồm hệ thống dòng chảy mặt, mặt nước tĩnh và các đối tượng liên quan

5- Nhóm các đối tượng phản ánh đặc điểm hệ thống giao thông trong địa bàn tỉnh (gọi tắt là nhóm giao thông) bao gồm mạng lưới đường giao thông và các công trình giao thông như sân bay, bến cảng, cầu, phà, đèo, …

6- Nhóm các đối tượng phản ánh phân bố, đặc điểm dân cư trong địa bàn tỉnh (gọi tắt là nhóm dân cư) bao gồm các vùng dân cư thành thị và vùng dân cư nông thôn

7- Nhóm các đối tượng phản ánh phân bố, đặc điểm căn bản của các công trình

cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là nhóm công trình hạ tầng): bao gồm các công trình công cộng, giáo dục đào tạo, thương mại, du lịch, bưu chính viễn thông…

8- Nhóm các đối tượng phản ánh đặc điểm lớp phủ bề mặt tỉnh (gọi tắt là nhóm phủ bề mặt) bao gồm các khu vực có thực phủ chiếm đa số trong các khu dân cư, khu vực có rừng

* Mã tên kiểu đối tượng địa lý:

Mã tên kiểu đối tượng phải đạt được các mục tiêu sau:

- Đơn giản, ngắn gọn, đầy đủ, mở: số lượng ký tự cho mỗi mã vừa đủ để mỗi loại đối tượng có một mã duy nhất và cho phép mở rộng danh sách mã loại đối tượng trong từng nhóm đối tượng nhưng không dư thừa ký tự để tránh tăng dung lượng dữ liệu

- Tính thống nhất: tên mỗi loại đối tượng được mã hóa theo quy ước chung phù hợp với hệ thống phân nhóm đối tượng địa lý

- Tính duy nhất: mỗi loại đối tượng phải có và chỉ có một mã duy nhất

- Tính pháp lý: đối với loại đối tượng địa lý đã có trong danh mục địa lý quốc gia thì sử dụng mã đối tượng đã được công bố đó, bên cạnh đó còn có các danh mục địa lý khác được công bố (cụ thể là mã đơn vị hành chính, mã loại đất theo mục đích

sử dụng)

Trang 40

+ Quy tắc gán mã tên kiểu đối tượng địa lý cụ thể như sau: [2]

Mã tên kiểu đối tượng địa lý có 4 ký tự, gồm 2 chữ cái Latinh (trừ chữ F, J, W, Z) và 2 chữ số Ả rập, trong đó:

- Ký tự thứ nhất là chữ cái Latinh viết hoa thay cho tên chủ đề dữ liệu, lần lượt

từ chữ A đến chữ U (không sử dụng chữ F, J, W, Z) trong bộ chữ cái Latinh theo thứ

tự của thứ tự chủ đề dữ liệu

- Ký tự thứ hai là chữ cái Latinh viết hoa thay cho tên nhóm trong từng chủ đề

dữ liệu, lần lượt từ chữ A đến chữ U (không sử dụng chữ F, J, W, Z) theo thứ tự của

nhóm đối tượng địa lý trong từng chủ đề dữ liệu

ký tự tiếp theo

- Hai (2) là hai chữ số Ả rập, bắt đầu từ 01 lần lượt theo thứ tự của tên kiểu đối tượng trong mỗi nhóm đối tượng

+ Mã tên kiểu đối tượng địa lý:

Để đạt được các mục tiêu của mã hóa tên kiểu đối tượng địa lý đã nêu ở trên, việc mã tên đối tượng địa lý được bắt đầu mã từ tên nhóm loại đối tượng địa lý đến mã tên phân nhóm đối tượng địa lý trong từng nhóm và cuối cùng là mã loại đối tượng địa

lý trong từng phân nhóm

b Thiết lập danh mục thông tin thuộc tính đối tượng địa lý

Ngoài sự khác biệt nhau về vị trí địa lý, mỗi đối tượng địa lý đều có những đặc tính riêng tạo nên sự khác biệt giữa đối tượng này với đối tượng khác Thông tin về mỗi đối tượng địa lý trước hết là tên riêng của chúng Đặc tính của mỗi đối tượng bao gồm đặc điểm bên ngoài và đặc tính bên trong của chúng Đặc điểm bên ngoài thường

dễ nhận biết, thông tin chi tiết về các đặc tính bên trong của đối tượng thường ở dạng

số liệu chỉ có thể có tại các cơ quan nghiên cứu, quản lý đối tượng

Sau khi xác định danh mục đối tượng cần thể hiện trong dữ liệu địa lý hệ thông

tin địa lý cấp tỉnh, cần hệ thống hóa thuộc tính và mã hóa chúng giúp cho quá trình xây dựng xây dựng CSDL được thuận lợi và đảm bảo sự thống nhất, tối ưu hóa dữ liệu Căn cứ trên kết quả hệ thống hóa thuộc tính đã đề ra quy ước chung mã hóa tên loại thuộc tính đối tượng Mã thuộc tính đối tượng địa lý có 3 ký tự là chữ cái Latinh viết hoa, trong đó:

- Ký tự thứ nhất là chữ cái đầu tiên của từ thứ nhất trong tên thuộc tính đối tượng,

- Hai (2) ký tự tiếp theo là hai trong số các ký tự xuất hiện trong các từ còn lại của tên thuộc tính (ưu tiên lấy chữ cái đầu tiên nếu mã không trùng với các mã thuộc tính đối tượng đã có trong danh mục) sao cho tạo sự liên tưởng đến tên thuộc tính đối tượng

Ngày đăng: 07/01/2015, 12:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Việt Nam trong thời gian qua và một số giải pháp trong thời gian tới nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Đề án kinh tế đầu tư Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Việt Nam trong thời gian qua và một số giải pháp trong thời gian tới nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2010
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia, Quyết định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2008
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Quy định áp dụng chuẩn thông tin địa lý cơ sở quốc gia, Quyết định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định áp dụng chuẩn thông tin địa lý cơ sở quốc gia
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2007
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp tài nguyên môi trường quốc gia, Dự án Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp tài nguyên môi trường quốc gia
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2005
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý phục vụ các ngành và các cấp địa phương trong cả nước, Dự án Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý phục vụ các ngành và các cấp địa phương trong cả nước
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2005
6. Bộ Thông tin và Truyền thông, Hiện trạng công nghệ thông tin – truyền thông Việt Nam qua sách trắng 2011, Hội thảo Quốc gia về Chính phủ điện tử Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng công nghệ thông tin – truyền thông Việt Nam qua sách trắng 2011
7. Nguyễn Thơ Các,1999, "Chu trình xử lý tin để xây dựng bản đồ đánh giá và phân loại tổng hợp", Đặc san khoa học và công nghệ. Viện Khoa học và Công nghệ Địa chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chu trình xử lý tin để xây dựng bản đồ đánh giá và phân loại tổng hợp
8. Nguyễn Trần Cầu và Nguyễn Cẩm Vân (1995), “Hệ thông tin địa lý và xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý bản đồ hành chính để quản lý lãnh thổ”, tạp chí địa chính, số 4- 1995, trang 23-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thông tin địa lý và xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý bản đồ hành chính để quản lý lãnh thổ”, "tạp chí địa chính, số 4- 1995
Tác giả: Nguyễn Trần Cầu và Nguyễn Cẩm Vân
Năm: 1995
9. Đỗ Thị Dinh, Ứng dụng tiêu chuẩn ISO/TC211 chuẩn hóa cơ sở dữ liệu sử dụng đất huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sĩ khoa học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng tiêu chuẩn ISO/TC211 chuẩn hóa cơ sở dữ liệu sử dụng đất huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
10. Nguyễn Văn Đài, (2003), "Các bài tập GIS ứng dụng", Tập bài giảng, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bài tập GIS ứng dụng
Tác giả: Nguyễn Văn Đài
Năm: 2003
11. Nguyễn Thị Thu Lan (2010), Ứng dụng GIS xây dựng CSDL địa hình phục vụ công tác quy hoạch chung xây dựng trị trấn Kỳ Anh, Huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, luận văn thạc sĩ khoa học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng GIS xây dựng CSDL địa hình phục vụ công tác quy hoạch chung xây dựng trị trấn Kỳ Anh, Huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Lan
Năm: 2010
12. Nguyễn Đình Minh (1997), Giáo trình hệ thông tin địa lý (GIS), NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình hệ thông tin địa lý (GIS)
Tác giả: Nguyễn Đình Minh
Nhà XB: NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1997
13. Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt nam, Giáo trình xây dựng cơ sở dữ liệu GIS, Tài liệu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình xây dựng cơ sở dữ liệu GIS
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt nam
14. Nguyễn Ngọc Thạch, Trần Tuấn Dũng, (2005), "Viễn thám và Hệ thông tin địa lý ứng dụng", Tập bài giảng, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viễn thám và Hệ thông tin địa lý ứng dụng
Tác giả: Nguyễn Ngọc Thạch, Trần Tuấn Dũng
Năm: 2005
15. Phạm Đức Thuật (2010), Ứng dụng phần mềm GIS xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ đưa lên mạng và quản lý hành chính về giáo dục, y tế tỉnh Hưng Yên, Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật, trường Đại học Mỏ địa chất, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng phần mềm GIS xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ đưa lên mạng và quản lý hành chính về giáo dục, y tế tỉnh Hưng Yên
Tác giả: Phạm Đức Thuật
Năm: 2010
16. Trung tâm Thông tin Tư liệu, Nội dung chuyên đề kết cấu cơ sở hạ tầng, Dự án Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nội dung chuyên đề kết cấu cơ sở hạ tầng
17. Nguyễn Thị Cẩm Vân (1999), Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý phục vụ quản lý và sử dụng đất đai ở cấp tỉnh, Luận án tiến sĩ địa lý, Trường đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý phục vụ quản lý và sử dụng đất đai ở cấp tỉnh
Tác giả: Nguyễn Thị Cẩm Vân
Năm: 1999
18. Lê Minh Vĩnh (2005), "Ứng dụng Atlas điện tử trong quản lý hành chính", Tạp chí Địa chính số 3, trang 16 – 23.* Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng Atlas điện tử trong quản lý hành chính
Tác giả: Lê Minh Vĩnh
Năm: 2005
19. Michael N. Demers, (2009), "Fundamentals of geographic information systems", Printed in the United States of America, pp. 443.* Trang Web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fundamentals of geographic information systems
Tác giả: Michael N. Demers
Năm: 2009
20. Trang Web Cổng thông tin điện tử Chính phủ http://www.chinhphu.vn 21. Trang Web cổng thông tin điện tử Lào Cai: http://www.laocai.gov.vn/ Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w