1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới tại làng Hoành Đồn, xã Hải Đường để đánh giá vai trò, những thuận lợi và khó khăn của cộng đồng trong việc tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng trong việc tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới. (2) Tìm hiểu sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới tại làng Hoành Đồn, xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. (3) Phân tích vai trò và tác dụng của sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới tại làng Hoành Đồn, xã Hải Đường, Hải Hậu, Nam Định. (4) Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng trong việc tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn làhoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một luận văn tốt nghiệp nào
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đượccám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2010
Tác giả luận văn
Đoàn Mạnh Dần
Trang 2Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy GVC.ThS NguyễnTrọng Đắc, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quátrình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy TS Vũ Trọng Bình, Giám đốcTrung tâm PTNT, CN Nguyễn Ngọc Luân Trưởng phòng PTNT bền vững vàcác anh chị trong Trung Tâm PTNT đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thựctập tại trung tâm
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo UBND xã Hải Đường,phòng thống kê, Ban phát triển thôn làng Hoành Đồn và những hộ nông dân làngHoành Đồn đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi, vô tư cung cấp số liệu, tư liệu kháchquan và nói lên những suy nghĩ của mình để giúp tôi hoàn thành luận văn này
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ và giúp đỡtôi nhiệt tình trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Đoàn Mành Dần
Trang 3TÓM TẮT LUẬN VĂN
Được sự phân công của Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Trường Đạihọc Nông nghiệp Hà Nội và sự tổ chức, hỗ trợ của Trung tâm Phát triển nôngthôn thuộc Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn,
chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài: “Tìm hiểu sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, trong mô hình nông thôn mới tại làng Hoành Đồn, xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định”
Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu tìm hiểu và đánh giá sựtham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong môhình nông thôn mới làng Hoành Đồn, xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh NamĐịnh” Trên cơ sở đó rút ra một số kinh nghiệm và đề xuất một số khuyến nghịnhằm nâng cao sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế
xã hội
Để đạt được những kết quả nghiên cứu cần có những mục tiêu cụ thể sau:Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về sự tham gia của cộng đồng;Tìm hiểu sự tham gia, phân tích vai trò và tác dụng của cộng đồng; Đề xuất một
số khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng trong việc tham gia xâydựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới làng Hoành Đồn
Nhằm làm rõ mục tiêu đề ra, tôi tiến hành nghiên cứu trên 2 đối tượng làBan phát triển thôn và người dân làng Hoành Đồn
Để nắm rõ được cơ sở lí luận của đề tài, tôi đưa ra một số khái niệm cóliên quan về mô hình nông thôn mới trong đó có lí luận về sự tham gia của cộngđồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội bao gồm:
Cộng đồng
Cơ sở hạ tầng
Trang 4 Nông thôn và Phát triển nông thôn
Lí luận về mô hình nông thôn mới
Để thấy được quá trình xây dựng nông thôn mới ở các nước trong khu vực
và trên thế giới tôi tiến hành tìm hiểu thực tiễn xây dựng nông thôn mới tạiTrung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan Trong đó tìm hiểu quá trình xây dựng vànhững chính sách mà các nước trên thực hiện để xây dựng mô hình nông thônmới
Để nắm rõ được những thuận lợi và khó khăn cho xây dựng cơ sở hạ tầngkinh tế xã hội tôi tìm hiểu các đặc điểm đìa bàn nghiên cứu có liên quan: đó làcác đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
Trong quá trình nghiên cứu tôi chọn các phưng pháp nghiên cứu đó là:phương pháp chon điểm nghiên cứu, chọn mẫu nghiên cứu, phương pháp thuthập thông tin, phương pháp phân tích, phương pháp xử lý thông tin số liệu vàtính toán và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu Tiến hành nghiên cứu trên 30 hộnông dân tại lành Hoành Đồn
Qua quá trình nghiên cứu thực tế tại địa phương tôi nghiên cứu được cácvấn đề sau:
(1) Trọng tâm của mô hình nông thôn mới không phải là sự đầu tư hỗ trợcủa Nhà nước mà chủ yếu dựa vào nội lực từ chính người dân, phát huy trên tinhthần do nhân dân làm chủ
(2) Sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hộitại làng Hoành Đồn được phát huy rất tốt trong tất cả các khâu của quá trình xâydựng, Ban phát triển thôn cùng người dân lên kế hoạch xây dựng, thiết kế cáccông trình, trực tiếp thi công, kiểm tra, giám sát, duy tu bảo dưỡng và hưởng lợi
từ các công trình
Trang 5(3) Được sự quan tâm giúp đỡ của Nhà nước, chính quyền các cấp, sự tưvấn của các chuyên gia nên việc lập kế hoạch cho xây dựng các công trình điđúng hướng, bám sát điều kiện địa phương.
(4) Kinh phí cho xây dựng các công trình một phần được Nhà nước hỗ trợ,phần còn lại do người dân đóng góp Kinh phí do người dân được huy động từchính nội lực của từng hộ gia đình
(5) Việc người dân tự đóng góp kinh phí, dựa vào chính cộng đồng đã pháthuy được hiệu quả tham gia, các công trình được đảm bảo chất lượng
(6) Sau 3 năm xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cho mô hình nôngthôn mới đã đạt những kết quả đáng khích lệ, có tác động không nhỏ đến đờisống kinh tế, văn hóa, xã hội cho người dân đó là: Cơ sở hạ tầng được hoàn thiện
và đồng bộ, nâng cao được sự tham gia của cộng đồng, phát huy được ý thức củangười dân Qua đó rút ra được một số kinh nghiệm về sự tham gia của cộng đồngtrong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong nông thôn mới
(7) Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong nông thôn mới đã tác độngđến tất cả các mặt của đời sống kinh tế xã hội Kích thích kinh tế phát triển, nângcao đời sống văn hóa, khôi phục các lễ hội, cải thiện môi trường sống
(8) Trong quá trình xây dựng gặp rất ngiều thuận lợi, tuy nhiên cũng gặpkhông ít khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là nhận thức, trình độ của người dân vàBan phát triển thôn chưa cao, phát triển kinh tế chưa vững
(9) Để khắc phục những hạn chế và nguyên nhân của nó, tôi đã đưa ra một
số khuyến nghị nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của cộng đồng trong xây dựng cơ
sở hạ tầng kinh tế xã hội trong nông thôn mới Trong đó vấn đề nâng cao nhậnthức và trình độ cho cộng đồng là qua trọng nhất, mặt khác cũng phải thúc đẩyphát triển kinh tế và tăng cường sự tư vấn của các chuyên gia để nâng cao đượchiệu quả tham gia của cộng đồng
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN iii
MỤC LỤC vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ CÁC HỘP xiii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xvii
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4
1.2.1 Mục tiêu chung 4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4
1.3 Đối tượng nghiên cứu 4
1.4 Phạm vi nghiên cứu 5
1.4.1 Phạm vi về nội dung 5
1.4.2 Phạm vi về không gian 5
1.4.3 Phạm vi về thời gian 5
PHẦN II CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6
2.1 Những khái niệm cơ bản của đề tài 6
2.1.2 Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội 7
2.1.3 Nông thôn 9
2.1.4 Phát triển nông thôn 9
2.1.5 Mô hình nông thôn mới 10
2.2 Những đặc điểm đặc trưng của mô hình nông thôn mới từ đề án của Bộ NN&PTNT 11
2.2.1 Điều kiện cần có để xây dựng mô hình nông thôn mới theo Đề án của Bộ NN&PTNT 12
2.2.2 Căn cứ xác định tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới theo Đề án của Bộ NN&PTNT 13
2.3 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng nông thôn 14
Trang 72.3.1 Xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc 14
2.3.2 Hàn Quốc: Phong trào nông thôn mới: từ chính phủ là chủ đạo đến người dân đóng vai chính 15
Thông qua phong trào nông thôn mới, Hàn Quốc đã phổ cập được hạ tầng cơ sở ở nông thôn, thu nhỏ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, nâng cao trình độ tổ chức của nông dân, chấn hưng tinh thần quốc dân, cuộc sống của người nông dân cũng đạt đến mức khá giả, nông thôn đã bắt kịp tiến trình hiện đại hóa của cả Hàn Quốc, đồng thời đưa thu nhập quốc dân Hàn Quốc đạt đến tiêu chí của một quốc gia phát triển (Theo Tri thức thế giới, 2008) 2.3.3 Đài Loan: từ “nông nghiệp bồi dưỡng công nghiệp” tới “công nghiệp bồi dưỡng nông nghiệp” 17
2.4 Một số mô hình nông thôn mới ở Việt Nam 18
2.4.1 Mô hình nông thôn mới tại xã Thụy Hương: Hơn 76 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 19
2.4.2 Mô hình nông thôn mới cấp thôn, bản tại Hưng Yên 20
PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 23
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23
3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 23
3.1.2 Đặc điểm điều kiện dân số xã hội 26
3.1.3 Đặc điểm điều kiện kinh tế 32
3.2 Phương pháp nghiên cứu 34
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 34
3.2.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 35
3.2.3 Phương pháp thu thập thông tin 35
3.2.4 Phương pháp xử lí thông tin số liệu và tính toán 36
3.2.5 Phương pháp phân tích 36
3.2.5 Phương pháp xử lí thông tin 37
3.2.6 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 37
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
4.1 Một số nét cơ bản về cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới tại làng Hoành Đồn, xã Hải Đường 39
Trang 84.1.2 Thuỷ lợi 40
4.1.3 Hệ thống điện 40
4.1.4 Cơ sở vật chất văn hoá 40
4.2 Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng trong nông thôn mới tại làng Hoành Đồn 41
4.3 Sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới làng Hoành Đồn 45
4.3.1 Sự tham gia của Ban phát triển nông thôn mới trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới tại làng Hoành Đồn 45
4.3.2 Sự tham gia của người dân làng Hoành Đồn trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới 48
4.3.2.1 Sự tham gia của người dân làng Hoành Đồn trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới theo các giai đoạn tham gia 48
4.3.2.2 Sự tham gia của người dân làng Hoành Đồn trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới theo các công trình xây dựng 54
4.3.2.2.1 Sự tham gia của người dân trong xây dựng cổng làng Hoành Đồn 54
4.4 Một số kết quả đạt được khi xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế trong mô hình nông thôn mới làng Hoành Đồn 74
4.5 Một số kinh nghiệm rút ra về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong nông thôn mới làng Hoành Đồn 75
4.6 Một số tác động của việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới làng Hoành Đồn 76
4.7 Những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới làng Hoành Đồn 80
4.8 Một số khuyến nghị nhằm nâng cao sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội 82
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
5.1 Kết luận 84
5.2 Kiến nghị 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 89
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN iii
MỤC LỤC vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ CÁC HỘP xiii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xvii
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4
1.2.1 Mục tiêu chung 4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4
1.3 Đối tượng nghiên cứu 4
1.4 Phạm vi nghiên cứu 5
1.4.1 Phạm vi về nội dung 5
1.4.2 Phạm vi về không gian 5
1.4.3 Phạm vi về thời gian 5
PHẦN II CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6
2.1 Những khái niệm cơ bản của đề tài 6
2.1.2 Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội 7
2.1.3 Nông thôn 9
2.1.4 Phát triển nông thôn 9
2.1.5 Mô hình nông thôn mới 10
2.2 Những đặc điểm đặc trưng của mô hình nông thôn mới từ đề án của Bộ NN&PTNT 11
2.2.1 Điều kiện cần có để xây dựng mô hình nông thôn mới theo Đề án của Bộ NN&PTNT 12
2.2.2 Căn cứ xác định tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới theo Đề án của Bộ NN&PTNT 13
2.3 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng nông thôn 14
Trang 112.3.1 Xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc 14
2.3.2 Hàn Quốc: Phong trào nông thôn mới: từ chính phủ là chủ đạo đến người dân đóng vai chính 15
Thông qua phong trào nông thôn mới, Hàn Quốc đã phổ cập được hạ tầng cơ sở ở nông thôn, thu nhỏ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, nâng cao trình độ tổ chức của nông dân, chấn hưng tinh thần quốc dân, cuộc sống của người nông dân cũng đạt đến mức khá giả, nông thôn đã bắt kịp tiến trình hiện đại hóa của cả Hàn Quốc, đồng thời đưa thu nhập quốc dân Hàn Quốc đạt đến tiêu chí của một quốc gia phát triển (Theo Tri thức thế giới, 2008) 2.3.3 Đài Loan: từ “nông nghiệp bồi dưỡng công nghiệp” tới “công nghiệp bồi dưỡng nông nghiệp” 17
2.4 Một số mô hình nông thôn mới ở Việt Nam 18
2.4.1 Mô hình nông thôn mới tại xã Thụy Hương: Hơn 76 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 19
2.4.2 Mô hình nông thôn mới cấp thôn, bản tại Hưng Yên 20
PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 23
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23
3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 23
3.1.2 Đặc điểm điều kiện dân số xã hội 26
3.1.3 Đặc điểm điều kiện kinh tế 32
3.2 Phương pháp nghiên cứu 34
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 34
3.2.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 35
3.2.3 Phương pháp thu thập thông tin 35
3.2.4 Phương pháp xử lí thông tin số liệu và tính toán 36
3.2.5 Phương pháp phân tích 36
3.2.5 Phương pháp xử lí thông tin 37
3.2.6 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 37
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
4.1 Một số nét cơ bản về cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới tại làng Hoành Đồn, xã Hải Đường 39
Trang 124.1.2 Thuỷ lợi 40
4.1.3 Hệ thống điện 40
4.1.4 Cơ sở vật chất văn hoá 40
4.2 Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng trong nông thôn mới tại làng Hoành Đồn 41
4.3 Sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới làng Hoành Đồn 45
4.3.1 Sự tham gia của Ban phát triển nông thôn mới trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới tại làng Hoành Đồn 45
4.3.2 Sự tham gia của người dân làng Hoành Đồn trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới 48
4.3.2.1 Sự tham gia của người dân làng Hoành Đồn trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới theo các giai đoạn tham gia 48
4.3.2.2 Sự tham gia của người dân làng Hoành Đồn trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới theo các công trình xây dựng 54
4.3.2.2.1 Sự tham gia của người dân trong xây dựng cổng làng Hoành Đồn 54
4.4 Một số kết quả đạt được khi xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế trong mô hình nông thôn mới làng Hoành Đồn 74
4.5 Một số kinh nghiệm rút ra về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong nông thôn mới làng Hoành Đồn 75
4.6 Một số tác động của việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới làng Hoành Đồn 76
4.7 Những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới làng Hoành Đồn 80
4.8 Một số khuyến nghị nhằm nâng cao sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội 82
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
5.1 Kết luận 84
5.2 Kiến nghị 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 89
Trang 13DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ CÁC HỘP
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN iii
MỤC LỤC vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ CÁC HỘP xiii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xvii
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
Trang 141.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4
1.2.1 Mục tiêu chung 4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4
1.3 Đối tượng nghiên cứu 4
1.4 Phạm vi nghiên cứu 5
1.4.1 Phạm vi về nội dung 5
1.4.2 Phạm vi về không gian 5
1.4.3 Phạm vi về thời gian 5
PHẦN II CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6
2.1 Những khái niệm cơ bản của đề tài 6
2.1.2 Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội 7
2.1.3 Nông thôn 9
2.1.4 Phát triển nông thôn 9
2.1.5 Mô hình nông thôn mới 10
2.2 Những đặc điểm đặc trưng của mô hình nông thôn mới từ đề án của Bộ NN&PTNT 11
2.2.1 Điều kiện cần có để xây dựng mô hình nông thôn mới theo Đề án của Bộ NN&PTNT 12
2.2.2 Căn cứ xác định tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới theo Đề án của Bộ NN&PTNT 13
2.3 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng nông thôn 14
2.3.1 Xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc 14
2.3.2 Hàn Quốc: Phong trào nông thôn mới: từ chính phủ là chủ đạo đến người dân đóng vai chính 15
Thông qua phong trào nông thôn mới, Hàn Quốc đã phổ cập được hạ tầng cơ sở ở nông thôn, thu nhỏ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, nâng cao trình độ tổ chức của nông dân, chấn hưng tinh thần quốc dân, cuộc sống của người nông dân cũng đạt đến mức khá giả, nông thôn đã bắt kịp tiến trình hiện đại hóa của cả Hàn Quốc, đồng thời đưa thu nhập quốc dân Hàn Quốc đạt đến tiêu chí của một quốc gia phát triển (Theo Tri thức thế giới, 2008) 2.3.3 Đài Loan: từ “nông nghiệp bồi dưỡng công nghiệp” tới “công nghiệp bồi dưỡng nông nghiệp” 17
Trang 152.4.1 Mô hình nông thôn mới tại xã Thụy Hương: Hơn 76 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng 19
2.4.2 Mô hình nông thôn mới cấp thôn, bản tại Hưng Yên 20
PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 23
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23
3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 23
3.1.2 Đặc điểm điều kiện dân số xã hội 26
3.1.3 Đặc điểm điều kiện kinh tế 32
3.2 Phương pháp nghiên cứu 34
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 34
3.2.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 35
3.2.3 Phương pháp thu thập thông tin 35
3.2.4 Phương pháp xử lí thông tin số liệu và tính toán 36
3.2.5 Phương pháp phân tích 36
3.2.5 Phương pháp xử lí thông tin 37
3.2.6 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 37
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
4.1 Một số nét cơ bản về cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới tại làng Hoành Đồn, xã Hải Đường 39
4.1.1 Giao thông 39
4.1.2 Thuỷ lợi 40
4.1.3 Hệ thống điện 40
4.1.4 Cơ sở vật chất văn hoá 40
4.2 Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng trong nông thôn mới tại làng Hoành Đồn 41
4.3 Sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới làng Hoành Đồn 45
4.3.1 Sự tham gia của Ban phát triển nông thôn mới trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới tại làng Hoành Đồn 45 4.3.2 Sự tham gia của người dân làng Hoành Đồn trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội
Trang 164.3.2.1 Sự tham gia của người dân làng Hoành Đồn trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã
hội trong mô hình nông thôn mới theo các giai đoạn tham gia 48
4.3.2.2 Sự tham gia của người dân làng Hoành Đồn trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới theo các công trình xây dựng 54
4.3.2.2.1 Sự tham gia của người dân trong xây dựng cổng làng Hoành Đồn 54
4.4 Một số kết quả đạt được khi xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế trong mô hình nông thôn mới làng Hoành Đồn 74
4.5 Một số kinh nghiệm rút ra về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong nông thôn mới làng Hoành Đồn 75
4.6 Một số tác động của việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới làng Hoành Đồn 76
4.7 Những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới làng Hoành Đồn 80
4.8 Một số khuyến nghị nhằm nâng cao sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội 82
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
5.1 Kết luận 84
5.2 Kiến nghị 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 89
Trang 17DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Ý nghĩa
Trang 18PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển toàn diện và bền vững nông thôn có vị trí và vai trò quantrọng chiến lược trong quá trình CNH – HĐH, đặc biệt là đối với Việt Nam –một nước nông nghiệp, đại bộ phận dân cư sống ở nông thôn
Trong quá trình phát triển của đất nước, nhận thức được vai trò, tầmquan trọng của nông nghiệp, nông thôn, nông dân, trong nhiều năm qua, nhất
là trong hơn 20 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đếnvấn đề này Các chủ trương, chính sách đã đưa nền kinh tế nông nghiệp nước
ta đi từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nông nghiệp Việt Nam đã đạtnhững thành tựu nổi bật, duy trì tốc độ tăng trưởng đều và ổn định, thể hiệnđược lợi thế so sánh của Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thếgiới Nông nghiệp đã thực sự trở thành chỗ dựa nền tảng cho công nghiệp vàdịch vụ, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm ổn định xã hội ở nước ta
Tuy nhiên nông nghiệp và nông thôn nước ta vẫn còn tiềm ẩn nhữngmâu thuẫn, thách thức và bộc lộ những hạn chế không nhỏ như nhận thức vềvai trò của nông nghiệp chưa tương xứng với sự đóng góp quan trọng của lĩnhvực này đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các ngành dịch vụ phục
vụ nông nghiệp chưa phát triển, tính tự phát trong sản xuất nông nghiệp củangười nông dân còn lớn trong khi sự định hướng, hỗ trợ, tư vấn rõ ràng củaNhà nước, chính quyền địa phương còn thiếu, nghiên cứu, ứng dụng khoa học
- công nghệ chưa tương xứng với yêu cầu của sự nghiệp phát triển nôngnghiệp, nông thôn (Bùi Chí Bửu, 2009)
Nhằm khắc phục tình trạng trên, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiềuchủ trương chính sách nhằm phát triển nông thôn trong tình hình hội nhậpkinh tế quốc tế Trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nôngthôn mới Chương trình đang được triển khai do Bộ Nông nghiệp và Phát
Trang 19triển nông thôn phê duyệt theo Quyết định số 2614 ngày 08/09/2006 Tiếntrình thí điểm hai năm 13 tỉnh có thôn, bản được chọn thí điểm là: TuyênQuang, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Trà
Vinh, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Ngãi, Nam Định và TPHCM Với chủ trương "Dựa vào nội lực, do cộng đồng làm chủ", đề án nhằm giải quyết bốn vấn
đề: Đào tạo nâng cao năng lực phát triển cộng đồng; nâng cấp điều kiện sống chongười dân nông thôn; hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất; dịch vụ nâng cao thunhập và phát triển mỗi làng một nghề Đề án sẽ góp phần vào việc triển khai Nghịquyết TƯ 7 về vấn đề tam nông (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) với đích cuối
là nông thôn Việt Nam trở thành nông thôn hiện đại vào năm 2020
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới bước đầu có một số mô hình
mô hình thí điểm đã phát huy nội lực trên cơ sở dựa vào sức dân, tranh thủ sựtrợ giúp của Nhà nước và các nguồn lực bên ngoài; xây dựng nông thôn mới
có kinh tế phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, đời sống nông dân đượcnâng cao, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ, dân chủ cơ sở được pháthuy Tuy nhiên còn gặp rất nhiều khó khăn như tỉ lệ nghèo đói, tỉ lệ thấtnghiệp cao, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, diện tích đất nông nghiệp giảm
do quá trình CNH – HĐH , dịch vụ nông thôn phát triển chưa cao, sự hạn chếtrong việc huy động các nguồn lực tài chính địa phương và hệ thống quản lítài chính cho phát triển nông thôn còn bất hợp lý (Phan Xuân Sơn - NguyễnCảnh, 2008)
Trong xây dựng mô hình nông thôn mới việc xây dựng các công trình
cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, các cơ quan nhà nước chỉ hỗ trợ việc xây dựngquy hoạch, thiết kế, giám sát kỹ thuật, xây dựng các công trình lớn kỹ thuậtphức tạp, các công trình còn lại giao cho ban quản lý phát triển làng xã trựctiếp là chủ đầu tư, nhân dân trong làng xã là người thi công xây dựng đểngười dân có việc làm, có thu nhập, có trách nhiệm trong quản lý, sử dụng saunày
Trang 20Làng Hoành Đồn, xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định làmột làng đang thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới, làng có hệ thống cơ
sở hạ tầng từ giao thông thuỷ lợi đến nhà văn hoá, trường học… tương đốiđồng bộ và khá phát triển tạo điều kiện giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hoá vớibên ngoài, phục vụ sản xuất và đời sống, ứng dụng các tiện bộ khoa học kĩthuật Trong quá trình đó sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạtầng kinh tế xã hội của làng được thực hiện
Vậy sự tham gia của cộng đồng góp phần vào quá trình triển khai thựchiện các hoạt động cũng như chất lượng các công trình thế nào? Phương thứctham gia của cộng đồng là gì? Vai trò của cộng đồng đã được phát huy nhưthế nào? Những vấn đề gì tồn tại cần phải giải quyết? Những bài học kinhnghiệm là gì? Đây là những câu hỏi bức thiết cần được trả lời
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, được sự phân công củaKhoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
và sự tổ chức, hỗ trợ của Trung tâm Phát triển nông thôn thuộc Viện Chínhsách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, chúng tôi lựa chọn
nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ
sở hạ tầng kinh tế xã hội, trong mô hình nông thôn mới tại làng Hoành Đồn, xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định” để làm luận văn tốt
nghiệp đại học
Trang 211.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh
tế xã hội trong mô hình nông thôn mới tại làng Hoành Đồn, xã Hải Đường đểđánh giá vai trò, những thuận lợi và khó khăn của cộng đồng trong việc thamgia xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới, từ đóđưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng trong việctham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về sự tham gia củacộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nôngthôn mới
(2) Tìm hiểu sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầngkinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới tại làng Hoành Đồn, xã HảiĐường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
(3) Phân tích vai trò và tác dụng của sự tham gia của cộng đồng trongxây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới tại làngHoành Đồn, xã Hải Đường, Hải Hậu, Nam Định
(4) Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò của cộng đồngtrong việc tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nôngthôn mới
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong trong việctham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mô hình nông thôn mới.Với chủ thể là Ban phát triển cộng đồng và các hộ nông dân tại làng HoànhĐồn, xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
Trang 221.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi về nội dung
Tập trung tìm hiểu và đánh giá trong sự tham gia của cộng đồng baogồm: Ban phát triển cộng đồng và người dân trong xây dựng cơ sở hạ tầngkinh tế xã hội, trong mô hình nông thôn mới, những thuận lợi và khó khăn màcộng đồng gặp phải trong tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hộitrong mô hình nông thôn mới tại làng Hoành Đồn, xã Hải Đường, huyện HảiHậu, tỉnh Nam Định
Trang 23PHẦN II CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Những khái niệm cơ bản của đề tài
Theo Tô Duy Hợp và cộng sự (2000), Cộng đồng là một thực thể xã hội
có cơ cấu tổ chức (chặt chẽ hoặc không chặt chẽ), là một nhóm người cùngchia sẻ và chịu sự ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lậpthông qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên Các đặc điểm và lợi íchchung đó rất đa dạng Đó là các đặc điểm về kinh tế, xã hội, nhân văn, môitrường, huyết thống, tổ chức, vùng địa lý hoặc các khía cạnh về tâm lý, mốiquan tâm và quan điểm Cộng đồng có quy mô rất khác nhau tuỳ theo các đặctrưng chung được xác định Trong hoạt động phát triển kinh tế xã hội, cộngđồng có thể là một nhóm người cùng sống với nhau trong một khu vực địa lý
cụ thể Họ cũng có thể có chung đặc điểm về tâm lý, nhu cầu sử dụng các tàinguyên, và tương tác trao đổi thường xuyên để đạt được các mục đích chungcủa họ
Trang 24Tuy vậy cộng đồng cũng có thể là những nhóm người từ các khu vựcđịa lý khác nhau nhưng có các đặc điểm chung về kinh tế, xã hội, nhân văn,môi trường, huyết thống, tổ chức, mối quan tâm và quan điểm …
Như vậy cộng đồng là một nhóm người có cùng một hay nhiều đặcđiểm chung nào đó Tuy nhiên khái niệm cộng đồng không đơn thuần để chỉmột đơn vị xã hội cụ thể Cộng đồng là một khái niệm động nó cung cấp mộtphương thức tiếp cận các đối tượng xã hội dựa vào các tiêu chí nghiên cứuhay các hoạt động cụ thể được đặt ra Một cá nhân có thể đồng thời là thànhviên của nhiều cộng đồng khác nhau Một cộng đồng lớn có thể bao gồm cáccộng đồng hợp phần (Trương Văn Tuyển, 2007)
Tóm lại chúng ta có thể hiểu cộng đồng là một tập thể, nhóm sinh sống
và làm việc trong một khu vực nhất định hoặc cộng đồng là một tập hợpnhững đối tượng cùng sống chung trong một môi trường (môi trường kinh tế,
xã hội, văn hoá…), thường có mối quan tâm chung như nhu cầu, nguy cơ…Với cộng đồng con người thì những đối tượng được hiểu là những cá nhân, tổchức, thể chế sống chung trong cùng một môi trường, cùng có những đặcđiểm chung và mối quan tâm chung
2.1.2 Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội
Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội bao gồm tất cả những cơ sở vật chất nhằmphục vụ cho đời sống kinh tế xã hội bao gồm:
- Đường xã là đường nối trung tâm hành chính xã với các thôn hoặcđường nối giữa các xã (không thuộc đường huyện) có thiết kế cấp IV
- Đường thôn là đường nối giữa các thôn đến các xóm
- Đường xóm, ngõ là đường nối giữa các hộ gia đình (đường chung của liên gia)
- Đường trục chính nội đồng là đường chính nối từ đồng ruộng đến khu dân cư
Trang 25- Công trình thuỷ lợi được hiểu là công trình thuộc kết cấu hạ tầngnhằm khai thác mặt lợi của nước; phòng chống tác hại do nước gây ra, bảo vệmôi trường và cân bằng sinh thái, bao gồm: Đê, hồ chứa nước, đập, cống, trạmbơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại.
Hệ thống công trình thuỷ lợi bao gồm các công trình thuỷ lợi có liên quan trựctiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định
- Hệ thống điện gồm: lưới điện phân phối, trạm biến áp phân phối,đường dây cấp trung áp, đường dây cấp hạ áp
- Trường học bao gồm: Trường mầm non, nhà trẻ, các trường Tiểu học,Trung học cơ sở, Phổ thông trung học, Trung tâm giáo dục thường xuyên
Trung tâm văn hóa, thể thao xã là nơi tổ chức các hoạt động văn hoá thể thao và học tập của cộng đồng xã, bao gồm: Nhà văn hoá đa năng (hộitrường, phòng chức năng, phòng tập, các công trình phụ trợ và các dụng cụ,trang thiết bị tương ứng theo quy định) và Sân thể thao (sân bóng đá, sânbóng chuyền, các sân nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ và tổ chức các môn thể thaodân tộc của địa phương) Nhà văn hóa và khu thể thao thôn là nơi tổ chức cáchoạt động văn hoá - thể thao và học tập của cộng đồng thôn
Chợ nông thôn là công trình phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày, lànơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ ở nông thôn Cóhai loại chợ là chợ thôn và chợ trung tâm xã Chợ phải có các khu kinh doanhtheo ngành hàng gồm: Nhà chợ chính, diện tích kinh doanh ngoài trời, đường
đi, bãi đỗ xe, cây xanh, nơi thu gom rác
- Điểm phục vụ bưu chính viễn thông là các cơ sở vật chất của cácthành phần kinh tế cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông trên địa bàn xãcho người dân
- Ngoài ra còn có công tác quy hoạch hạ tầng kinh tế xã hội là bố trí,sắp xếp địa điểm, diện tích sử dụng các khu chức năng trên địa bàn xã: khuphát triển dân cư (bao gồm cả chỉnh trang các khu dân cư hiện có và bố trí
Trang 26khu mới); hạ tầng kinh tế - xã hội, các khu sản xuất nông nghiệp, tiểu thủcông nghiệp, dịch vụ.v.v theo chuẩn nông thôn mới (Thông tư số54/2009/TT – BNN&PTNT ngày 21 tháng 08 năm 2009 về việc hướng dẫnthực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới).
2.1.3 Nông thôn
Nông thôn được coi như là khu vực địa lý nơi đó sinh kế cộng đồng gắn
bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng môi trường và tài nguyên thiênnhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp
Hiện nay trên thế giới chưa thống nhất định nghĩa về nông thôn Cónhiều quan điểm khác nhau
Có quan điểm cho rằng chỉ cần dựa vào trình độ phát triển cơ sở hạ tầng.Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường,phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn Theo quan điểm nhómchuyên viên của Liên hợp quốc đề cập đến khái niệm CONTINIUM nôngthôn – đô thị để so sánh nông thôn và đô thị với nhau
Khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối và luôn biến động theothời gian để phản ánh biến đổi về kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trên thếgiới Trong điều kiện Việt Nam có thể hiểu:
“Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiềunông dân Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa-xãhội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng
của các tổ chức khác” (Giáo trình Phát triển nông thôn, trường ĐHNN Hà
Nội, trang 11, 2005).
2.1.4 Phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiềuquan điểm khác nhau
Theo Ngân hàng Thế giới (1975) đã đưa ra định nghĩa: “ Phát triển nôngthôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống kinh tế và xã hội của
Trang 27một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nông thôn Nó giúp nhữngngười nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông thôn được
hưởng lợi ích từ sự phát triển” ( Giáo trình Phát triển nông thôn, Trường
ĐHNN Hà Nội, trang 19, 2005)
Quan điểm khác lại cho rằng, phát triển nông thôn nhằm nâng cao về vịthể kinh tế và xã hội cho người dân nông thôn qua việc sử dụng có hiệu quảcao các nguồn lực của địa phương bao gồm nhân lực, vật lực và tài lực
Phát triển nông thôn có tác động theo nhiều chiều cạnh khác nhau Pháttriển nông thôn là quá trình thực hiện hiện đại hóa nền văn hóa nông thôn,nhưng vẫn bảo tồn được những giá trị truyền thống thông qua việc ứng dụngkhoa học và công nghệ Đồng thời đây là quá trình thu hút mọi người dântham gia vào các chương trình phát triển, nhằm mục tiêu cải thiện chất lượngcuộc sống của các cư dân nông thôn
Khái niệm phát triển nông thôn mang tính toàn diện, đảm bảo tính bềnvững về môi trường Vì vậy trong điều kiện của Việt Nam, được tổng kết từcác chiến lược kinh tế xã hội của Chính phủ, thuật ngữ này được hiểu:
“Phát triển nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bềnvững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường, nhằm nâng cao chất lượngcuộc sống của người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và
các tổ chức khác”(Giáo trình Phát triển nông thôn, Trường ĐHNN Hà Nội,
trang 20, 2005).
2.1.5 Mô hình nông thôn mới
Xây dựng mô hình nông thôn mới là một chính sách về một mô hình pháttriển cả về nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiềulĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mốiquan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đốimang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc, hoặc duy ý chí
Trang 28Sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về mô hình nông thôn mới
là những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựuKHKT hiện đại mà vẫn giữ được nét đặc trưng, tinh hoa văn hóa của ngườiViệt Nam Nhìn chung: mô hình làng nông thôn mới theo hướng công nghiệphóa - hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa và văn minh hóa
Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêucầu phát triển (đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường), đạthiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội),tiến bộ hơn so với mô hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổbiến và vận dụng trên cả nước
Có thể quan niệm: “Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầumới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô hình nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi
mặt”( Phan Xuân Sơn, Nguyễn Cảnh, 2008).
2.2 Những đặc điểm đặc trưng của mô hình nông thôn mới từ đề án của
Bộ NN&PTNT
− Được xây dựng trên đơn vị cơ bản là cấp làng - xã
− Vai trò của người dân được nâng cao, nêu cao tính tự chủ của nông dân
hút sự tham gia đầy đủ của các thành viên trong nông thôn nhằm đạt đượcmục tiêu đề ra có tính hiệu quả cao
bản thân người dân, thay cho việc dựa vào sự hỗ trợ từ bên ngoài là chính
− Các tổ chức nông dân hoạt động mạnh, có tính hiệu quả cao
− Nguồn vốn từ bên ngoài được phân bổ và quản lý sử dụng có hiệu quả.Trên đây là những đặc điểm tạo nên nét riêng biệt của mô hình nôngthôn mới chưa từng có trước kia
Trang 292.2.1 Điều kiện cần có để xây dựng mô hình nông thôn mới theo Đề án của
Bộ NN&PTNT
Các điều kiện để xây dựng thành công mô hình nông thôn mới tác độngriêng rẽ nhưng không hề độc lập với nhau, giữa chúng luôn có mối liên hệ tácđộng qua lại nhằm tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh Vì vậy mỗi làng – thôn, bản
để có thể trở thành một mô hình nông thôn mới thì cần phải có các điều kiện:
Về kinh tế,
− Sản xuất hàng hóa mở, hướng đến thị trường và giao lưu, hội nhập:
để nền nông nghiệp nước ta thoát khỏi tình trạng lạc hậu tự cung, tự cấp
− Có kết cấu hạ tầng nông thôn hiện đại
Về chính trị: Phát huy tính dân chủ gắn lệ làng để điều chỉnh hành vi
con người, đảm bảo tính pháp lý, tôn trọng kỷ cương phép nước, phát huy tính
tự chủ của làng xã
Về văn hóa xã hội: Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, giúp nhau
xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng
Về con người: Chú trọng nâng cao trình độ dân trí, nhằm phát huy nội
lực của người dân, tiếp thu những tiến bộ KHKT vận dụng vào sản xuất Mặtkhác, cần khuyến khích người dân tích cực tham gia các hoạt động lập kếhoạch, giám sát, điều chỉnh và đánh giá các công trình phát triển thôn xóm.Xây dựng gương hình mẫu người nông dân sản xuất giỏi, kết tinh các tưcách: công dân, thể nhân, dân của làng, người con của các dòng họ, gia đình
Về môi trường: Xây dựng, củng cố bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm
nguồn nước, môi trường không khí và chất thải
Các điều kiện trên của mô hình có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau.Trong đó, Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quá trình hoạchđịnh và thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo thành pháp lý, hỗ trợvốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, động viên tinh thần Nhân dân tựnguyện tham gia, chủ động trong thực thi và hoạch định chính sách
Trang 302.2.2 Căn cứ xác định tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới theo Đề án của Bộ NN&PTNT
Cấp tỉnh
UBND tỉnh xác định tiêu chí và chỉ tiêu phấn đấu cụ thể:
− Tỉnh công nghiệp : GDP nông nghiệp chiếm <10%
Ngoài các tiêu chí trên, để đạt tiêu chuẩn nông thôn mới tỉnh phải có80% số huyện đạt tiêu chí về nông thôn mới Do Sở Nông nghiệp và PTNTtrực tiếp là cơ quan chủ trì
Cấp huyện
UBND huyện chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực xây dựng nông thônmới ở huyện Huyện cử các cán bộ có trình độ am hiểu nông dân, nông thônphối hợp với tư vấn của Bộ tham gia xây dựng kế hoạch phát triển thôn bản.Bên cạnh đó còn thẩm định kỹ thuật các công trình xây dựng cơ bản trong kếhoạch của thôn có vốn lớn theo quy định hiện hành
Tiêu chí nông thôn mới phụ thuộc đặc điểm điều kiện tự nhiên của từngvùng: Trung du, miền núi hay các huyện đồng bằng, hải đảo
Ngoài ra, trong huyện phải có 75% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới
Cấp xã
Chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp xây dựng nông thôn mới ở các thôn, xã.Kết hợp với tư vấn của Bộ, tham gia xây dựng kế hoạch tổng thể của thôn vàgiúp cho cộng đồng thôn lựa chọn kế hoạch năm phù hợp qui hoạch lớn của xã.Thẩm định các kế hoạch phát triển và kỹ thuật các công trình xây dựng
cơ bản của thôn
Tiêu chí xã nông thôn mới phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên của mỗi xã:
xã ven đô, đồng bằng miền núi hay hải đảo
Ngoài ra xã nông thôn có tiêu chí là 90% số thôn, bản mới
Trang 312.3.1 Xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc
Trung Quốc là một nước đã đạt nhiều thành tựu trong quá trình cải cáchnông nghiệp nông thôn, 30 năm qua Trung Quốc không ngừng tìm tòi, thửnghiệm cải cách, phát triển nông nghiệp nông thôn và đã đạt được nhữngthành tựu to lớn, toàn diện Tuy nhiên trong quá trình cải cách thì khâu “tamnông” vẫn còn bị hạn chế Hiện nay Trung Quốc coi xây dựng nông thôn xãhội chủ nghĩa là nhiệm vụ chiến lược, là khởi điểm cho tiến trình cải cách giaiđoạn mới ở Trung Quốc
Chính sách phát triển nông thôn mới ở Trung Quốc
Tháng 3 năm 2006 Trung ương Đảng Cộng Sản và Quốc vụ viện(Chính phủ) Trung Quốc ra các chính sách nhằm chủ trương xây dựng “Nôngthôn mới xã hội chủ nghĩa” Trong đó đề cập đến các vấn đề: điều chỉnh mốiquan hệ trong phân phối thu nhập, quy phạm và trật tự phân phối và nhiều vấn
đề khác
Chính phủ Trung Quốc đã tập trung vào các biện pháp sau:
- Nhà nước đầu tư nhiều hơn cho nông nghiệp: ngân sách cho phát triểnnông thôn tăng lên
- Thuế vào việc sử dụng đất canh tác sẽ tăng lên và nhiều thứ thuế mới
sẽ được áp dụng trong phát triển nông thôn
- Mạng lưới điện nông thôn sẽ được nâng cấp Xây dựng đường nôngthôn sẽ được xúc tiến
Trang 32- Chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp và nông dân sẽ được đảm bảo vàcủng cố bằng cách tăng hỗ trợ trực tiếp.
- Chú ý đến việc chuyển lao động nông thôn ra đô thị Phải dở bỏ cácrào cản di cư của lao động nông nghiệp đến thi trường lao động đô thị Dầndần xây dựng bảo hiểm xã hội cho lao động di cư…
- Cải cách tài chính: có khoảng 10 biện pháp cải cách tài chính đượcnêu ra Các tổ chức tài chính phải dùng một tỷ lệ vốn mới cho kinh tế nôngthôn sẽ thí nghiệm bảo hiểm nông thôn và mở rộng tín dụng có thể chấp cho
hộ nông dân và doanh nghiệp
- Chức năng của Chính phủ: Chính quyền cấp xã sẽ được phát triển đểtạo điều kiện cho việc đầu tư sản xuất Cái tiến chế độ thuế ở nông thôn
- Phát triển văn hóa đạo đức xã hội chủ nghĩa
Việc áp dụng các biện pháp này đã tạo cho nông nghiệp nông thôn mộtdiện mạo mới Nông nghiệp ngày càng phát triển, nông thôn ngày càng đổimới (Đào Thế Tuấn, 2008)
2.3.2 Hàn Quốc: Phong trào nông thôn mới: từ chính phủ là chủ đạo đến người dân đóng vai chính
Từ năm 1962 đến 1971, Chính phủ Hàn Quốc đã thực thi kế hoạch 5năm về phát triển kinh tế lần 1 và 2, trợ giúp ngành nghề trọng điểm và mởrộng xuất khẩu, nhưng lúc này, sự phát triển công nông nghiệp mất thăngbằng nghiêm trọng Để giải quyết vấn đề, tháng 4 năm 1970, Chính phủ HànQuốc phát động “phong trào nông thôn mới” Cách thức hoạt động chủ yếucủa phong trào nông thôn mới Hàn Quốc là Chính phủ là chủ đạo, cung cấpnguyên liệu, tài liệu; hội nông dân tổ chức cho nông dân thực thi cụ thể Sauhơn 20 năm nỗ lực, họ đã thực hiện được công nghiệp hóa và cải tạo nôngthôn Về đại thể, phong trào nông thôn mới trải qua 5 giai đoạn:
(1) Giai đoạn cải thiện điều kiện cư trú của nông dân (1971-1973).Trọng điểm của thời kỳ này là cải thiện điều kiện ăn ở của người dân Bắt đầu
Trang 33từ mùa đông năm 1970, Chính phủ hỗ trợ cho nông dân các vật tư xây dựngnhư xi măng, cốt thép Bộ Nội vụ trực tiếp lãnh đạo và phụ trách tổ chứcthực thi phong trào nông thôn mới, xây dựng Viện nghiên cứu trung ương vềphong trào này, đồng thời đào tạo hàng loạt chỉ đạo viên có năng lực phục vụcho chương trình
(2) Giai đoạn nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân 1976) Ở giai đoạn này, phong trào nông thôn mới bắt đầu mở rộng theohướng thành trấn hóa Tiếp tục tập trung xây mới và sửa chữa các công trìnhcông cộng như nhà họp, công trình nước máy, khuyến khích xây mới nhà ở vàphát triển kinh doanh đa dạng, tăng cường giáo dục nông thôn mới nhờ lựclượng chỉ đạo viên, cán bộ chính phủ, người phụ trách đoàn thể xã hội Đồngthời, cung cấp các khoản tín dụng ủng hộ và nhiều điều kiện ưu đãi khác chonhững vùng thực hiện phong trào nông thôn mới có hiệu quả; động viên giáoviên, nhân viên nghiên cứu về nông thôn dạy học và phổ biến kiến thức khoahọc kỹ thuật, nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân từ cơ bản Tronggiai đoạn này, sản xuất nông nghiệp liên tục có những vụ mùa bội thu, thunhập của đông đảo nông dân được nâng cao đáng kể
(1974-(3) Giai đoạn đi sâu vào sản nghiệp nông thôn, giảm nhẹ tác động củaChính phủ (1977-1980) Thời kỳ này, ngành nuôi trồng, ngành gia công nôngsản phẩm và nông nghiệp đặc sản phát triển nhanh chóng Chính phủ tiếp tụccung cấp nguyên liệu xây dựng để mở ra các khu khai thác công nông và cáccông trình văn hóa nông thôn; ngành bảo hiểm nông thôn và xây dựng vănhóa nông thôn cũng phát triển khá nhanh
(4) Giai đoạn xây dựng theo hình thái nông dân tự phát làm chủ vàđược xác nhận (1981-1988) Lúc này, Chính phủ mạnh tay điều chỉnh cácchính sách và biện pháp thực hiện phong trào nông thôn mới, người nông dân,dưới sự chỉ đạo của chính phủ, đã tự chủ triển khai xây dựng hiện đại hóanông thôn Trong giai đoạn này, trọng điểm công tác của chính phủ là kiến lập
Trang 34và hoàn thiện tổ chức dân gian của phong trào nông thôn mới trên toàn quốc,định ra kế hoạch phát triển và làm tốt việc cung cấp tài lực, vật lực và hỗ trợ
về kỹ thuật để phát triển nông thôn mới, phối hợp tốt các công tác: đào tạo,thông tin, tuyên truyền
Thông qua phong trào nông thôn mới, Hàn Quốc đã phổ cập được hạtầng cơ sở ở nông thôn, thu nhỏ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị,nâng cao trình độ tổ chức của nông dân, chấn hưng tinh thần quốc dân, cuộcsống của người nông dân cũng đạt đến mức khá giả, nông thôn đã bắt kịp tiếntrình hiện đại hóa của cả Hàn Quốc, đồng thời đưa thu nhập quốc dân HànQuốc đạt đến tiêu chí của một quốc gia phát triển (Theo Tri thức thế giới,2008)
2.3.3 Đài Loan: từ “nông nghiệp bồi dưỡng công nghiệp” tới “công nghiệp bồi dưỡng nông nghiệp”
Đến cuối những năm 50 của thế kỷ trước, Đài Loan đã cơ bản thực hiện
tự cung cấp lương thực và có dư Sau khi giải quyết vấn đề lương thực, từnăm 1963 trở đi, Đài Loan bắt đầu dồn sức phát triển công nghiệp nhẹ Điềuđáng nói là lúc này, một số quan chức của chính quyền Đài Loan có dấu hiệucoi thường nông nghiệp, bởi vậy, tới năm 1969, sản xuất nông nghiệp trở nêntiêu điều, kéo theo cảnh tiêu điều trong sản xuất công nghiệp Trong hoàncảnh này, chính quyền Đài Loan buộc phải điều chỉnh chính sách, tức chuyển
từ phương châm “nông nghiệp bồi dưỡng công nghiệp” sang “công nghiệp đểbồi dưỡng nông nghiệp” Chính sách cụ thể chủ yếu là: từ năm 1974, bắt đầuthiết lập một quỹ bình chuẩn lương thực, thực hành chính sách thu mua đảmbảo giá cả đối với các nông sản phẩm như thóc, gạo ; tăng cường đầu tư vàocác hạng mục công trình công cộng nông thôn, bao gồm thủy lợi, rừng chắngió, đường và nước máy ; mở rộng cơ giới hóa nông nghiệp và kỹ thuật nôngnghiệp tổng hợp; tăng cường nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, nhân lực vàkinh phí,
Trang 35Sau thập kỷ 80 của thế kỷ trước, bối cảnh chính sách nông nghiệp ĐàiLoan có sự thay đổi khá lớn: mức thu nhập bình quân đầu người tăng cao dẫnđến cơ cấu tiêu dùng phát sinh biến động; Ý thực bảo vệ môi trường của conngười được nâng cao, khiến cho môi trường sinh thái ngày càng được coitrọng; sự phát triển của nông nghiệp quốc tế hóa và tự do hóa khiến cho nhiềumặt hàng từ nước ngoài được nhập vào Đài Loan, tạo nên sức cạnh tranh vớicác sản phẩm bản địa Do những thay đổi này, chính sách nông nghiệp củaĐài Loan cũng có sự điều chỉnh tương ứng, từ đơn thuần coi trọng chính sáchsản xuất nông nghiệp, chính sách thị trường, giá cả chuyển sang cùng coitrọng cả chính sách sản xuất nông nghiệp, chính sách thị trường và giá cả,chính sách môi trường nông nghiệp và chính sách xã hội nông thôn.
Kinh nghiệm của Đài Loan chứng minh: Khi đất đai dành để khai khẩn
có hạn, cần thiết phải gia tăng sức lao động và đầu tư tiền bạc, để nâng caohiệu quả sản xuất của đất đai Cùng với sự phát triển của công nghiệp, sức laođộng nông nghiệp bắt đầu có sự chuyển hướng lớn; cùng với sự đầu tư ngàycàng nhiều vào nông nghiệp, khả năng sản xuất của đất đai và lao động cũnggia tăng đáng kể, giúp cho nông nghiệp hiện đại tiếp tục phát triển
Có thể thấy rằng, kinh nghiệm cơ bản của phong trào xây dựng nôngthôn mới Đông Á không nằm ngoài công thức: Chính phủ kết hợp với Hộinông dân điều tiết quá trình thực thi, trong đó Chính phủ đóng vai trò chủ đạo.Đồng thời, phải dựa vào tình hình, bối cảnh cụ thể của mỗi quốc gia để cónhững chính sách, kế hoạch và bước đi thích hợp (Theo Tri thức thế giới,2008)
2.4 Một số mô hình nông thôn mới ở Việt Nam
Nông nghiệp nông thôn Việt Nam đang từng ngày phát triển, cùng với
sự quan tâm của Đảng và Nhà nước là sự quan tâm ủng hộ giúp đỡ của các tổchức quốc tế, nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.Một số mô hình nông thôn mới cấp làng xã đã từng bước xuất hiện Một số
Trang 36mô hình đã có tác động tích cực đến đời sống nông thôn, phát huy được nộilực của chính người dân Tuy nhiên một số mô hình vẫn còn tồn tại nhiều hạnchế và thách thức.
2.4.1 Mô hình nông thôn mới tại xã Thụy Hương: Hơn 76 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng mô hình thí điểm nông thôn mới tại
xã Thụy Hương (Chương Mỹ) là 76 tỷ đồng Trong đó có 31,1 tỷ đồng từngân sách trung ương và thành phố; ngân sách huyện, xã hơn 13,8 tỷ đồng;doanh nghiệp hỗ trợ 22 tỷ đồng và 9 tỷ đồng do nhân dân đóng góp Đượcbiết năm 2009, tổng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn xã đạt hơn 29,1 tỷ đồng,gồm: ngân sách trung ương 4 tỷ đồng; ngân sách thành phố 16,5 tỷ đồng,nhân dân đóng góp hơn 4,7 tỷ đồng…
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Trung ương về xây dựng nông thônmới, tính đến thời điểm này, Thụy Hương là xã đã đạt được những kết quảkhả quan trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu của chương trình xâydựng nông thôn mới so với các xã thí điểm khác trên toàn quốc Về lĩnh vựcquy hoạch, Thụy Hương đã hoàn thành quy hoạch xây dựng theo tiêu chí của
Bộ Xây dựng; lập xong kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020; chỉnh lýxong biến động bản đồ địa lý tỷ lệ 1/500 theo quy định của ngành Tài nguyên
và Môi trường; các quy hoạch thuộc các chuyên ngành đang được tích cựctriển khai thực hiện
Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, theo Ban quản lý xây dựng mô hìnhnông thôn mới xã Thụy Hương, đã thi công được 8/12km đường giao thông,với kinh phí thực hiện 9,2/15 tỷ đồng Bên cạnh đó, đã thi công được 80%khối lượng của 3 công trình thủy lợi: trạm bơm, kiên cố hóa 2 tuyến kênhmương, với kinh phí thực hiện 3,4/4,4 tỷ đồng Bàn giao 100% hệ thống trạmbiến áp, đường dây cao thế, hạ thế cho ngành điện quản lý
Trang 37Ngành điện đã đầu tư xây dựng 0,45 km đường dây 35KV và 1 trạmbiến áp 250 KVA-35/0,4KV chống quá tải; thay thế hệ thống công tơ, hộpđiện theo tiêu chuẩn an toàn để bán điện đến hộ; di chuyển xong trạm biến áptrụ sở UBND xã với kinh phí 3 tỷ đồng Xây dựng xong cơ bản khu nhà 2tầng, 12 phòng bệnh để khám chữa bệnh, kinh phí 2,5 tỷ đồng Hoàn thànhxây mới nhà học 2 tầng, 8 phòng học của trường tiểu học, 3 phòng học trườngmầm non, với kinh phí 2,9 tỷ đồng…(Báo mới, 2010)
2.4.2 Mô hình nông thôn mới cấp thôn, bản tại Hưng Yên
Xây dựng nông thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực củangười dân, tạo động lực giúp họ chủ động phát triển kinh tế, xã hội, góp phầnthực hiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thay đổi cơ sở vậtchất và diện mạo đời sống, văn hoá, qua đó thu hẹp khoảng cách sống giữanông thôn và thành thị Đây là quá trình lâu dài và liên tục, là một trongnhững nội dung trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong đường lối,chủ trương phát triển đất nước và của các địa phương trong giai đoạn trướcmắt cũng như lâu dài
Thời gian qua, tỉnh Hưng Yên thực hiện mô hình điểm xây dựng nôngthôn mới tại thôn Thanh Sầm (xã Đồng Thanh, Kim Động) theo đề án thíđiểm ”Mô hình nông thôn mới cấp thôn, bản” của Bộ Nông nghiệp – PTNT
và ở thôn Cẩm Quan (xã Cẩm Xá, Mỹ Hào) Hai mô hình nông thôn mới đếnnay đã cho thấy hiệu quả bước đầu Một phần từ nguồn vốn kích cầu, mộtphần nhờ đóng góp của nhân dân, các địa phương phát huy nội lực để xâydựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Bộ mặt làng quê cónhiều thay đổi, 100% đường làng ngõ xóm được “cứng hoá” Nhà cửa khangtrang, 95% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hoá, không có tệ nạn xã hội, đoànkết lương giáo được thắt chặt Các thôn đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng, mởrộng diện tích cấy lúa chất lượng cao, riêng thôn Thanh Sầm có 10% diện tíchcanh tác được chuyển đổi sang trồng cây ăn quả như chuối, cam đem lại giá
Trang 38trị kinh tế gấp nhiều lần Cũng tại thôn Thanh Sầm, từ nghề thêu hạt cườmxuất khẩu đã tạo việc làm cho 150 lao động địa phương, thu nhập bình quân1,5 triệu đồng/người/tháng Mỗi ha đất canh tác cho thu nhập bình quân 70triệu đồng.
Theo Ông Đoàn Ngọc Quang, Phó Chi cục trưởng Chi cục phát triểnnông thôn nhận xét: “Mô hình nông thôn mới đáp ứng nguyện vọng của bàcon địa phương, người dân rất phấn khởi hưởng ứng thực hiện, tích cực đónggóp tiền của, công sức, trong đó có một lượng lớn kinh phí là của nhà tài trợ,
bà con xa quê” Tuy nhiên, theo đánh giá của Chi cục phát triển nông thôn,việc triển khai xây dựng tại 2 địa phương cũng gặp vướng mắc, tồn tại Trongquá trình triển khai, việc huy động sức dân tuy thuận lợi nhưng đây là chươngtrình mới, vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên không tránh khỏi bỡ ngỡ, lúngtúng Các cấp chính quyền chưa tích cực vào cuộc, cán bộ cơ sở chưa năngđộng, nhận thức về phát triển nông thôn mới còn bất cập, môi trường nôngthôn còn nhiều bức xúc Vốn đầu tư chủ yếu dành cho cơ sở hạ tầng, ít dànhcho thực hiện mô hình chuyển đổi sản xuất Trong số hơn 2 tỷ đồng đầu tư thíđiểm nông thôn mới năm 2008 và trong các hạng mục hoàn thành, không cóhạng mục nào liên quan đến việc phát triển mô hình sản xuất mới Một hạngmục duy nhất là dạy nghề thêu chỉ được đầu tư "khiếm tốn" là 30 triệu đồng
Trọng tâm trong thời gian tới vẫn là xây dựng cơ sở hạ tầng mà trướchết là hệ thống giao thông, điện, tiêu thoát nước Các nội dung phát triển kinh
tế hộ nông thôn sẽ chỉ chọn một vài nghề làm thế mạnh, không phát triển trànlan Các địa phương tiếp tục phát huy nội lực, huy động nguồn lực trong nhândân song Nhà nước cần tăng mức đầu tư kinh phí để bổ sung thêm nhiều hạngmục xây dựng mô hình điểm trong giai đoạn mới
Trong điều kiện nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước còn hạn hẹp, cần coinguồn vốn nội lực là chính, dựa vào nội lực cộng đồng và do người dân làmchủ Tuỳ theo điều kiện và khả năng của từng địa phương để xây dựng cơ chế
Trang 39đóng góp phù hợp bằng cả ngày công, tài chính, vật chất, phát huy tối đa khảnăng đóng góp của người dân, doanh nghiệp tại địa phương, kêu gọi sự hỗ trợcủa các tổ chức, cá nhân, những người con quê hương ở trong và ngoài nướcnhằm bổ sung nguồn lực thực hiện Có thể cho phép các xã được thực hiện cơchế đổi đất lấy công trình, tức là tạo vốn từ đất để bổ sung nguồn ngân sáchcho xã đầu tư xây dựng hạ tầng Để xây dựng nông thôn mới mang lại hiệuquả cao, cần tạo ra một phong trào với sự vào cuộc của người dân địa phương
và các cấp chính quyền liên quan Muốn vậy, mô hình phát triển nông thônmới phải sát với điều kiện thực tế và có khả năng nhân rộng Bên cạnh đó, cầntăng đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nâng cao chất lượngnguồn nhân lực, bồi dưỡng kiến thức quản lý cho cán bộ HTX, tổ hợp tác, chủtrang trại, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân(Báo Hưng Yên, 2010)
Trang 40PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình
Vị trí địa lý: Xã hải Đường là xã không có đường quốc lộ đi qua, nhưng
nằm gần trục đường Quốc lộ 21, cách trung tâm thị trấn Yên Định khoảng 4
km về phía đông
Phía bắc giáp xã Hải Anh
Phía Nam giáp xã Hải Phú
Phía Đông giáp xã hải Đông và Hải Sơn
Phía Tây giáp xã Hải Phong và xã Trực Thắng huyện Trực Ninh
Làng Hoành Đồn gồm có 2: xóm 5 và xóm 6 nằm ở phía tây sông Đối
và nằm ở phần trung tâm của xã
Địa hình:
Xã hải Đường là xã thuộc vùng trũng của Huyện Hải Hậu, với chiều dàigần 8 Km, chiều rộng hơn 1 Km, nhìn trên bản đồ địa giới hành chính thì xãHải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định nằm gọn trong một hình chữnhật, ở giữa là con sông Đối, hai bên bờ sông là 26 xóm dân cư được phân bốdọc theo các con đường ngang, hoặc các dòng kênh đào tạo thành những lôbằng nhau 30 ha hoặc 60 ha Với địa hình như vậy, Hải Đường là xã duy nhất
có địa hình khác biệt so với tất cả các làng, xã khác trong cả nước Riêng làngHoành Đồn là làng nằm ở khu vực thấp nhất trong xã