1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối cuả diêm dân xã quỳnh thuận huyện quỳnh lưu tỉnh nghệ an trong điều kiện kinh tế thị trường

96 693 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 909,5 KB
File đính kèm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối.rar (108 KB)

Nội dung

1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối của diêm dân xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An trong điều kiện kinh tế thị trường từ đó đề xuất những giải pháp cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối của diêm dân xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An trong những năm sắp tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lí luận về thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối của diêm dân. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối của diêm dân xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối của diêm dân xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An. Đề xuất và đưa ra một số giải pháp về thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối của diêm dân trong những năm sắp tới.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luậnvăn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ luận văn nào

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đượccảm ơn và trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ hoàn cảnh

Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2010

Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Hoàn

Trang 2

và hoàn thành luận văn.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo ThS Đỗ ThịThanh Huyền, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ trong suốt quátrình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, chính họ

là nguồn động viên tinh thần cho tôi trong quá trình nghiên cứu, học tập và hoànthành luận văn

Tôi không thể hoàn thành luận văn nếu không có được sự giúp đỡ tận tìnhcủa lãnh đạo UBND, phòng thống kê xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnhNghệ An

Tôi thật sự mang ơn những hộ diêm dân thôn Phủ Yên đã tạo điều kiện vàgiúp đỡ tôi vô tư cung cấp số liệu và nói lên những suy nghĩ của mình để giúp tôihoàn thành luận văn này

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Hoàn

Trang 3

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đất nước ta thống nhất 20 năm, thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế Xuất phát nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, bên cạnh

đó lại bị thiệt hại do nhiều cuộc chiến tranh.

Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú đặc biệt là có bờ biển dài thuận lợi cho việc sản xuất muối và đánh bắt thủy hải sản

Muối là một sản phẩm không thể thiếu của con người, là phương tiện tốt nhất để đưa Iot vào cơ thể.

Cả nước ta có 20 tỉnh làm muối từ Hải Phòng đến Bạc Liêu với diện tích11.500 ha Sản lượng bình quân hàng năm khoảng 600.000 tấn

Muối do diêm dân làm ra do diêm dân tự lo tiêu thụ, giá bấp bênh lại biến động thất thường và luôn bị tư thương ép giá

Quỳnh Thuận là một xã có vị trí thuận lợi, giáp biển đông nên thuận lợi cho việc sản xuất muối

Đối với diêm dân, làm muối là nghề vất vả, nắng suất lao động không cao Trong quá trình hội nhập kinh tế tạo cho đất nước nhiều cơ hội cũng như thách thức.

Chính vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Tìm hiểu thực trạng và tiêu thụ sản phẩm muối của diêm dân xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An trong điều kiện kinh tế thị trường”.

Muối ẳn trong dân gian còn được gọi đơn giản là muối Đó là

Trang 4

một chất rắn có dạng tinh thể,có màu từ màu trắng tới vết màu hồng hay xám rất nhạt thu từ nước biển hoặc từ các mỏ muối.

Sản xuất là các hoạt động các mục đích của con người tác động lên đối tượng lao động thông qua công cụ lao động nhằm tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân cũng như của toàn xã hội.

Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng cuả sản phẩm hàng hóa Qua quá trình tiêu thụ sản phẩm biến từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn.

Quỳnh Thuận là một xã bãi dọc ven biển thuộc huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An cách trung taam huyện 10 km về phía Đông Trong những năm qua, xã đã đạt được những bước phát triển nhất định Dân

số có xu hướng tăng nhưng không đáng kể.

Trong những năm qua, tình hình sản xuất và tiêu thụ muối của diêm danax Quỳnh Thuận đạt được nhiều kết quả tích cực Năm 2008 thu được 16.450 tấn, năm2009 là 15.000 tấn.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của diêm dân xã Quỳnh Thuận theo

3 kênh chủ yếu:

Kênh tiêu thụ trực tiếp

Kênh tiêu thụ gián tiếp

Hình thức chở sản phẩm muối đi bán

Hầu hết các nguồn vật tư phục vụ cho sản xuất của hộ diêm dân

Trang 5

là nguồn vật tư phải đi mua Các tư như xe vận chuyển, vôi, cát, dụng

cụ làm nền các hộ diêm dân phải đi mua các sản phẩm của đại lí và cũng có một số bộ phận thu mua tại các cửa hàng tư nhân.

Giá cả vật tư là quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của các hộ diêm dân Tuy nhiên, hiện nay giá cả của vật tư này không ngừng tăng cao

Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy việc cung cấp nguồn vốn tín dụng nông thôn bao gồm các tổ chức tín dụng chính thống, các tổ chức tín dụng phi chính thống.

Tuy nhiên, quá trình vay vốn của diêm dân còn có nhiều thủ tục rườm rà gây nhiều khó khăn cho diêm dân trong quá trình mở rộng sản phẩm, đầu tư nguồn vật tư cho quá trình sản xuất.

Hàng năm, có nhiều chương trình tập huấn kỹ thuật sản xuất… Tuy nhiên, các chương trình tập huấn còn ít đối với nhu cầu của diêm dân, chưa giúp diêm dân biết cách khắc phục những khó khăn và sử dụng các nguồn lực của mình để phát triển kĩ thuật sản xuất.

Thông tin là một trong những yếu tố quan trọng của diêm dân Không những cung cấp thông tin cho cuộc sống mà còn cung cấp cho diêm dân các thông tin liên quan đến sản xuất.

Hiện nay, cùng với sự quan tâm của Nhà nước và chính quyền địa phương thông tin cung cấp cho người diêm dân từ nhiều nguồn khác nhau Tuy nhiên, lượng thông tin cung cấp cho diêm dân chưa nhiều, chưa kịp thời, chưa cập nhất được các thông tin cần thiết cho

Trang 6

quá trình sản xuất.

Thị trường tiêu thụ muối trên địa bàn xã tương đối phát triển với khối lượng muối sản xuất muối lớn diêm dân trong xã không chỉ bán sản phẩm cho Trại muối Quỳnh Lưu mà còn bán cho các điểm thu mua

tư nhân trên địa bàn xã.

Đối với các hộ diêm dân điều tra thì chủ yếu bán sản phẩm tại xã, một số hộ có điều kiện kinh tế cũng như phương tiện vận chuyển nên bán sản phẩm tại nhà.

Yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất:

- Yếu tố thời tiết

- Yếu tố cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất

- Yếu tố chính sách Nhà nước

Yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm muối

- Nguyên nhân thuộc về bản thân người diêm dân

- Nguyên nhân thuộc về người mua

+) Giải pháp về tiêu thụ muối thô

+) Giải pháp về công nghệ sản xuất

+) Về công tác nguồn nhân lực

Trang 7

Qua việc phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối của bà con diêm dân xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An chúng tôi nhận thấy:

Ngành muối là một ngành sãnuaats quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Ngành muối nước ta có nhiều tiềm năng, đặc biệt là trong công nghiệp hóa chất và xuất khẩu muối lượng cao nhằm mục đích phục vụ cho quá trình CNH –HĐH đất nước.

Quỳnh Thuận là một xã có nhiều lợi thề trong việc phát triển nghề làm muối, nghề đánh bắt thủy hải sản bên cạnh đó còn tồn tại một số khó khăn

Trang 8

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN iii

DANH MỤC BẢNG xi

DANH MỤC SƠ ĐỒ xii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xiii

PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

2.1.1 Một số vấn đề lí luận chung về sản phẩm muối 4

2.1.2 Lý luận về sản xuất tiêu thụ muối 6

2.1.3 Khái niệm diêm dân 7

2.1.4 Khái niệm kinh tế thị trường 7

2.2 Các đặc điểm của nghề làm muối 8

2.3 Cơ hội và thách thức của nghề làm muối 9

2.3.1 Cơ hội 9

2.3.2 Thách thức 10

Trang 9

2.4 Tình hình sản xuất và phát triển của ngành làm muối trên thế giới và Việt

Nam 11

2.4.1 Trên thế giới 11

2.4.2 Trong nước 12

2.3 Các nghiên cứu có liên quan 14

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 16

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 16

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 17

3.1.2 Tình hình dân số và lao động của xã 20

3.2 Phương pháp nghiên cứu 27

3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 27

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 27

3.2.3 Phương pháp xử lí số liệu 28

3.2.4 Phương pháp phân tích 28

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30

4.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối của diêm dân xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An 30

4.1.1 Thực trạng sản xuất sản phẩm muối của diêm dân xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An 30

4.1.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm muối của bà con diêm dân xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An 34

4.2 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối của các hộ diêm dân điều tra .36

4.2.1 Tình hình chung của các hộ diêm dân điều tra 36

Trang 10

4.2.2 Thực trạng sản xuất muối của diêm dân điều tra xã Quỳnh Thuận huyện

Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An 40

4.2.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm muối của bà con diêm dân 54

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối của diêm dân xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An 57

4.3.1 Yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất 57

4.3.2 Yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm muối của bà con diêm dân xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An 59

4.4 Nhận xét, đánh giá chung về vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của diêm dân của xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An 61

4.4.1 Những nhận xét chung về vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của diêm dân 61

4.4.2 Đánh giá về vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối của diêm dân xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An 62

4.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối diêm dân trong diều kiện kinh tế thị trường 65

4.5.1 Căn cứ để đề ra các giải pháp 65

4.5.2 Định hướng và các giải pháp chủ yếu 66

4.5.3 Về đào tạo nguồn nhân lực 70

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71

5.1 KẾT LUẬN 71

5.2 KIẾN NGHỊ 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Cơ cấu sử dụng muối của Việt Nam và thế giới 12

Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất của xã Quỳnh Thuận trong 3 năm ( 2007 -2009) 19

Bảng 3.2 Tình hình lao động tập trung ở các ngành sản xuất của xã trong 3 năm (2007 – 2009) 21

Bảng 3.2: Tình hình cơ sở vật chất của xã trong 3 năm 2007 - 2009 23

Bảng 3.3: Tình hình sản xuất kinh doanh của xã trong 3 năm 2007 - 2009 26

Bảng 4.1: Kết quả sản xuất của diêm dân xã Quỳnh Thuận trong 3 năm (2007 – 2009) 34

Bảng 4.2: Cung – cầu muối trong trong tỉnh giai đoạn 2000 – 2005 và dự kiến 2010 35

Bảng 4.3: Một số thông tin chung về các hộ diều tra năm 2009 37

Bảng 4.4: Tình hình lao động làm thuê của các hộ diêm dân điều tra 39

Bảng 4.5 Nguồn cung cấp vật tư diêm nghiệp cho các hộ điều tra 42

Bảng 4.6 Các lí do chọn mua các loại vật tư diêm nghiệp phục vụ sản xuất 43

Bảng 4.7: Hình thức thanh toán trả ngay của hộ diêm dân khi mua vật tư 44

Bảng 4.8 Tình hình vay vốn của các tổ chức tín dụng năm 2009 46

Bảng 4.9: Tình hình vay vốn của các hộ diêm dân điều tra 48

Bảng 4.10: Mức độ tham gia tập huấn kĩ thuật làm muối sạch và áp dụng thực tế của các hộ diêm dân 49

Bảng 4.11: Tình hình tiếp cận thông tin của diêm dân 53

Bảng 4.12 Tình hình tiêu thụ sản phẩm diêm dân điều tra 55

Trang 12

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 4.1: Qui trình sản xuất muối phơi cát 32

Sơ đồ 4.2 Kênh cung cấp vật tư cho các hộ diêm dân điều tra 41

Sơ đồ 4.3 Kênh tiêu thụ sản phẩm muối của diêm dân 56

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 13

Kí hiệu viết tắt Ý nghĩa

Trang 14

PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước ta thống nhất bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hộ i, nhất

là sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế kế hoạch hóa tậptrung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lícủa nhà nước

Xuất phát nước ta là nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, bên cạnh đólại bị thiệt hại do nhiều cuộc chiến tranh đặc biệt là hai cuộc kháng chiến chốngthực dân Pháp và đế quốc Mĩ Nhưng kể từ khi tiến hành đổi mới 1986 đến naynước ta đang vững bước trên tiến trình đổi mới nền kinh tế nhưng tỷ trọng laođộng nông nghiệp vẫn còn khá cao Mặt khác, cơ cấu kinh tế nông thôn chưa thậthợp lí, cơ cấu kinh tế giữa các ngành các vùng có sự khác biệt rất rõ rệt Đặc biệt

là sự phân bố lao động, sự phân bố này không đồng đều giữa các ngành các vùngnày kéo theo sự phân hóa giàu nghèo

Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú đặc biệtnước ta có một bờ biển dài rất thuận lợi cho việc đánh bắt thủy hải sản, làm muối

và du lịch, nhưng nó vẫn chưa được sử dụng một cách hợp lí và gây nhiều lãngphí Sự lãng phí này không những gây những tổn thất cho nền kinh tế mà cònảnh hưởng đến các vấn đề an ninh chính trị, đặc biệt là ảnh hưởng tới môi trườngsinh thái

Muối là một sản phẩm không thể thiếu của con người, là phương tiện tốtnhất để đưa Iot vào cơ thể để phòng chống các bệnh do thiếu Iot gây ra Muốicòn là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp quan trọng như là: Công nghiệp, y

tế, chế biến thủy hải sản

Trên thế giới có gần 100 nước sản xuất muối với sản lượng 250 triệu

Trang 15

tấn/năm Nhu cầu muối ăn cho đầu người từ 5-6 kg/năm Tuy thế, một số nước

có sản lượng tiêu thụ muối bình quân đầu người rất lớn do muối được dùng chosản xuất công nghiệp (Trung Quốc: 23,7 kg; Hàn Quốc: 56,8 kg; Châu Âu:80,7kg; Mỹ: 187 kg…) trong đó, ở nước ta là 8,7 kg Với mức tiêu thụ như vậycho nên nhiều nước trong khu vực và trên thế giới phải nhập khẩu muối

Cả nước ta có 20 tỉnh làm muối từ Hải Phòng đến Bạc Liêu với diện tích11.500 ha Sản lượng hàng năm khoảng 600.000 tấn, bình quân đầu người đạt8,7 kg/năm (bằng 1/5 mức trung bình thế giới) Muối ở nước ta chủ yếu là đểtiêu dùng 68%, cho công nghiệp 18% còn lại 14% cho các nhu cầu khác

Muối làm ra do diêm dân tự lo tiêu thụ, giá cả bấp bênh lại biến độngthất thường và luôn bị tư thương ép giá nên thu nhập của người làm muối quá thấp.Dẫn tới một hiện tượng một số lao động rất lớn nên việc chuyển đổi việc làm cũngrất khó vì thế đời sống của người nông dân làm muối gặp rất nhiều khó khăn

Quỳnh Thuận là một xã có vị trí thuận lợi, giáp với biển đông nên rất có tiềmnăng trong việc phát triển đánh bắt thủy hải sản và phát triển diêm nghiệp Tuy cơcấu kinh tế của xã những năm qua có sự chuyển dịch mạnh mẽ nhưng tốc độ pháttriển kinh tế chưa cao, sản xuất hàng hóa chậm phát triển, quy mô còn nhỏ lẻ, cáctiềm năng lợi thế về vị trí địa lí, lao động chưa được khai thác triệt để

Đối với diêm dân, làm muối là một nghề vất vả, năng suất lao động khôngcao, tính kinh tế không cao Trong quá trình hội nhập kinh tế tạo cho đất nước tanhiều cơ hội cũng như thách thức cho nền kinh tế nước nhà Hiện nay các đề tàinghiên cứu về ngành muối rất ít

Chính vì những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Tìm

hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối cuả diêm dân xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu Tỉnh Nghệ An trong điều kiện kinh tế thị trường”.

Trang 16

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Đề tài tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối của diêmdân xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An trong điều kiện kinh tế thịtrường từ đó đề xuất những giải pháp cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muốicủa diêm dân xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An trong nhữngnăm sắp tới

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng sản xuất và tiêu thụ củadiêm dân xã Quỳnh thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An

- Phạm vi không gian nghiên cứu: Trên địa bàn xã Quỳnh Thuận huyệnQuỳnh Lưu tỉnh Nghệ An.

Trang 17

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Một số vấn đề lí luận chung về sản phẩm muối

2.1.1.1 Khái niệm sản phẩm muối

Muối ăn trong dân gian còn gọi đơn giản là muối (tuy rằng theo đúng thuậtngữ khoa học thì không phải muối nào cũng gọi là muối ăn) là một khoáng chất,được con người sử dụng bằng cách cho thêm vào thức ăn Đó là một chất rắnmàu trắng có dạng tinh thể, có màu từ màu trắng tới có vết của màu hồng hayxám rất nhạt, thu được từ nước biển hay các mỏ muối Muối thu được từ nướcbiển có các tinh thể nhỏ hoặc lớn hơn muối mỏ Trong tự nhiên, muối ăn baogồm chủ yếu là Natri Clorua (NaCl), nhưng cũng có một ít khoáng chất khác(khoáng chất vi lượng) Muối ăn thu từ các mỏ muối có thể có màu xám hơn vìdấu vết của các khoáng chất vi lượng Ở nước ta, muối chủ yếu thu được tách từnước biển, gần đây bắt đầu có những nghiên cứu của Tổng Công ty muối để khaithác muối mỏ ở Lào

Muối ăn có công thức hóa học là NaCl Muối ăn là cần thiết cho sự sốngcủa mọi cơ thể sống, bao gồm cả con người Muối ăn tham gia vào việc điềuchỉnh độ chứa nước của cơ thể (cân bằng lỏng) Vị của muối là một trong những

vị cơ bản Sự thèm muối có thể phát sinh do sự thiếu hụt khoáng chất vi lượngcũng như do thiếu Natri Clorua Muối ăn là bắt buộc cho sự sống nhưng việc sửdụng quá mức có thể làm tăng độ nguy hiểm của các vấn đề sức khỏe, chẳng hạnnhư bệnh cao huyết áp Trong việc nấu ăn, muối ăn được sử dụng như là chấtbảo quản cũng như là gia vị

Trang 18

2.1.1.2 Các dạng muối ăn

- Muối thô:

Muối thô là muối được sản xuất trực tiếp từ các đồng muối hoặc được khaithác từ mỏ mà chưa qua chế biến Một số người cho rằng mối thô tốt hơn chosức khỏe hay tự nhiên hơn Tuy nhiên, muối thô có thể chứa không đủ lượng Iotcần thiết để đề phòng một số bệnh do thiếu Iot như bệnh bướu cổ

- Muối tinh

` Muối tinh được sủ dụng rộng rãi hiện nay, chủ yếu là chứa Nattri clorua(NaCl) Tuy nhiên, chỉ có khoảng 7% lượng muối tinh được sử dụng trong đờisống hàng ngày như chất thêm vào thức ăn Phần lớn muối tinh được sử dụngcho các mục đích công nghiệp, từ sản xuất bột giấy và giấy tới việc hãm màutrong công nghệ nhuộm hay trong sản xuất xà phòng và chất tẩy rửa và nó cómột giá trị thương mại lớn

Việc sản xuất sử dụng muối là một trong những ngành công nghiệp lâu đờinhất Muối có thể thu bằng cách cho bay hơi nước biển dưới ánh nắng trong cácruộng muối Muối thu được từ nước biển đôi khi còn được gọi là muối biển Ởnước ta có mỏ muối thì việc khai thác muối từ các mỏ này có thể có giá thànhthấp hơn Các mỏ muối có lẽ được hình thành từ việc bay hơi của các hồ nướcmặn cổ Sau khi thu được muối thô, người ta sẽ tiến hành các công nghệ làm tinh

để nâng cao độ tinh khiết cũng như các đặc tính để dễ dàng vận chuyển, lưu giữ.Việc làm tinh chủ yếu là tái kết tinh muối

Các chất chống đóng bánh hoặc KI (nếu làm muối iot) sẽ được thêm vàotrong giai đoạn này Các chất chống đóng bánh là các chất chống ẩm để giữ chocác tinh thể muối không dính vào nhau Muối tinh sau đó được đóng gói và phânphối theo kênh thương mại

- Muối Iot

Trang 19

Muối ăn ngày nay là muối tinh, chứa chủ yếu là Nattri clorua nguyên chất(95% hay nhiều hơn) Nó cũng chứa các chất chống ẩm Thông thường nó được

bổ sung thêm Iot dưới dạng của một lượng nhỏ KI Nó được sử dụng trong nấu

ăn và làm gia vị Muối ăn chứa Iot làm tăng khả năng loại trừ các bệnh có liênquan đến việc thiếu hụt Iot

2.1.2 Lý luận về sản xuất tiêu thụ muối

2.1.2.1 Lý luận về sản xuất

Sản xuất là các hoạt động có mục đích của con người tác động lên đốitượng lao động thông qua công cụ lao động nhằm tạo ra của cải vật chất nhằmthỏa mãn nhu cầu của cá nhân cũng như của xã hội

Phân tích tình hình sản xuất là đánh giá đúng đắn những thuận lợi và khókhăn mà người diêm dân gặp phải khi sản xuất sản phẩm muối Qua phân tíchcòn giúp cho diêm dân tìm ra những khả năng, nguồn lực chưa được sử dụnghoặc sử dụng chưa có hiệu quả để đề ra những biện pháp sản xuất và quản lí đầy

đủ, hợp lí hơn

2.1.2.2 Lý luận về tiêu thụ

Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sảnphẩm hàng hóa Qua tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hìnhthái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn Có tiêu thụ sản phẩm mới cóvốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, nângcao hiệu quả sử dụng vốn

Qua tiêu thụ, tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xã định một cáchhoàn toàn Có tiêu thụ được sản phẩm thì mới chứng tỏ được năng lực của bàcon diêm dân

Phân tích tiêu thụ sản phẩm có nhiệm vụ:

- Đánh giá đúng tình hình tiêu thụ sản phẩm về mặt số lượng, chất lượng

Trang 20

của mặt hàng, đánh giá tính kịp thời của tiêu thụ

- Tìm ra những nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân

tố đến tình trạng tiêu thụ sản phẩm

- Đề ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khốilượng sản phẩm tiêu thụ sản phẩm về cả mặt chất lượng lẫn số lượng

2.1.3 Khái niệm diêm dân

Diêm dân là một khái niệm chỉ những người hoạt động trong lĩnh vực làmmuối, họ dựa trên những kĩ năng được hình thành trong các hoạt động làm nghềmuối thông qua đó họ tạo ra của cải vật chất, các giá trị tinh thần cho gia đình họcũng như cho toàn xã hội

Hoạt động làm muối phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên, cơ cấu cơ sở hạtầng, vốn đầu tư, một số hộ diêm dân đang còn tư tưởng bảo thủ, chưa áp dụngkhoa học kĩ thuật vào sản xuất nên giá trị kinh tế của lĩnh vực diêm nghiệp cònchiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu kinh tế của xã hội

Diêm dân là những người thuộc độ tuổi lao động, những người khôngthuộc độ tuổi lao động họ thông qua các hoạt động lao động để tạo ra thu nhậpcho bản thân cũng như cho chính gia đình họ cũng như các giá trị của cải vậtchất cho chính xã hội

2.1.4 Khái niệm kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó mà người mua và người bántác động với nhau ttheo qui luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượnghàng hóa, dịch vụ trên thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, nếu lượng cầu hang hóa cao hơn lượng cungthì giá cả hàng hóa sẽ tăng lên Mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích người sảnxuất tăng lượng cung Người sản xuất có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn thì cómức lợi nhuận cao hơn cho phép tăng qui mô sản xuất, diện tích và do đó lợi

Trang 21

nhuận sẽ chảy về tay những nhà sản xuất này Những người có cơ chế sản xuấtsản xuất kém hiệu quả hơn sẽ có tỉ lệ lãi suất thấp hơn, khả năng mua các nguồnlực sản xuất kém, sức cạnh tranh kém sẽ bị đâo thải

Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi một hệthống kinh tế được Đảng Cộng Sản Việt Nam sang tạo và chủ trương tiến hànhtại Việt Nam từ thập niên 90

Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một nền kinh tếđược vận hành theo nền kinh tế thị trường có sự chỉ đạo chặt chẽ của nhà nướcpháp quyền chủ nghĩa xã hội hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ văn minh

Thị trường sức lao động ở nông thôn thực tế đã có từ lâu nhưng kém pháttriển Lao động thủ công, cơ bắp là chính Một số nơi chưa phát triển được ngànhnghề, dẫn đến dư thừa lao động, nhất là vào thời gian nông dân, người lao độngphải đi làm thuê ở vùng khác, xã khác hoặc ra đô thị tìm việc làm Những đặcđiểm trên đã làm ảnh hưởng rất lớn đến chủ trương chính sách và định hướng tạoviệc làm ở nông thôn Nếu có cơ chế và biện pháp phù hợp thích ứng sẽ gópphần giải quyết tốt mối quan hệ dân số - việc làm tại chỗ

2.2 Các đặc điểm của nghề làm muối

“Ngành muối là nghành cổ xưa, đồng thời là ngành vĩnh hằng và phát triểncùng với sự phát triển của nhân loại”, đây là một định nghĩa phổ biến nhưng rấttổng quát toát lên qui luật phát triển tất yếu của ngành muối đặc thù này trongmọi thời đại

Ngành muối – diêm nghiệp vừa có đặc điểm như các ngành sản xuất kháccủa nền kinh tế quốc dân vừa có những đặc điểm riêng khác biệt so với cácngành khác Sau đây là những đặc điểm của ngành sản xuất muối:

- Nghề làm muối cần nhiều lao động và làm việc với cường độ lao động

Trang 22

cao và khối lượng công việc lớn Như vậy có thể nói là nghề làm muối là nghềvất vả, người làm muối làm việc nặng nhọc.

- Nghề làm muối phụ thuộc rất lớn vào thời tiết: Lượng mưa và số ngàynắng, do vậy độ rủi ro cũng rất cao, đặc biệt là những vùng làm muối phía Bắc

- Muối do có tính ăn mòn rất cao nên rất khó bảo quản, chính vì thế mà chiphí bảo quản muối thường cao cho nên việc lưu kho để ổn định giá muối là côngviệc thực sự khó khăn và tốn kém

- Khác với các nông sản thực phẩm khác, muối có nhu cầu tiêu thụ rất ítthậm chí ăn nhiều muối còn gây ra các loại bệnh, việc ăn muối là rất hạn chế dovậy nếu không sử dụng muối vào những mục đích khác như làm nguyên liệu chocông nghiệp thì sản lượng muối sẽ vượt quá cầu, giá hạ, thu nhập của diêm dânsản xuất muối giảm

2.3 Cơ hội và thách thức của nghề làm muối

2.3.1 Cơ hội

Nếu nguồn tài nguyên thiên nhiên được đánh thức với cách nhìn mớithông qua qui hoạch và đầu tư vùng sản xuất muối tập trung ở hai tỉnh NinhThuận và Bình Thuận, với điều kiện “ưu đãi” về nắng, giá, độ muối cao trongnước biển, vùng này có thể biến thành một khu công nghiệp tổ hợp muối và hóachất, vừa đảm bảo cung cấp hang triệu tấn muối cho sản xuất công nghiệp trongtương lai, vừa tạo ra nguồn nguyên liệu nước ót dồi dào, nếu được khai thác hết,hiệu quả kinh tế đem lại có thể tăng gấp đôi trên một đơn vị diện tích đất đai sovới hiện nay, vừa hỗ trỡ tạo sức cạnh tranh cao cho sản phẩm muối NaCl

Về khả năng xuất khẩu, chúng ta đang có lợi thế tiềm ẩn:

Thứ nhất, các nước trong khu vực kể cả Nhật Bản và Hàn Quốc sản xuấttrong nước không đáp ứng được cho nhu cầu, phải nhập khẩu khoảng 14 triệu tấn

từ Mêxico, Úc, Ấn Độ Nếu ta tạo được nguồn sản xuất dồi dào thì lợi thế về cự

Trang 23

li sẽ tạo được thị trường xuất khẩu, không hạn chế với sức cạnh tranh cao.

Thứ hai, trong những năm gần đây các nhà buôn Nhật Bản và Hàn Quốc

đã phát hiện muối Việt Nam ở khu vực phía Bắc (được sản xuất theo phươngpháp phơi cát) và ở khu vực miền Nam (theo phương pháp phơi nước cổ truyền)

có vị ngon, dịu cho người ăn, đứng đầu các nước trong khu vực kể cả so sánh vớimuối Trung Quốc nên đã có một số hợp đồng đưa muối sang hai thị trường NhậtBản và Hàn Quốc đang có nhiều triển vọng Nếu tổ chức khai thác tốt hai thịtrường này thì ta đã biết biến hạn chế về công nghệ thành lợi thế riêng trongthương mại quốc tế

Một lợi thế khác là muối cung cấp cho dân sinh đã qua chế biến với cùngmột chất lượng thì giá muối trên thị trường của ta thấp hơn từ 1/5 – 1/10 so vớimuối nhập khẩu cùng loại từ Thái Lan, Hàn Quốc, Pháp, Nhật Bản…

Nếu có một chính sách tốt, quản lí tốt, điều hành tốt, quảng bá tốt thươnghiệu, nâng cao chất lượng bao gói, mẫu mã thì muối nội không những chỉ đứngvững trên thị trường trong nước mà còn có lợi thế cạnh tranh ngang ngửa trongthị trường khu vực

2.3.2 Thách thức

Đó là công nghệ sản xuất muối nguyên liệu còn quá lạc hậu, 2/3 sản phẩm làm

ra theo phương pháp cổ truyền, thao tác thủ công là chính, giá thành sản phẩm cao,chất lượng từ thấp đến rất thấp nên khó tiêu thụ do sức cạnh tranh yếu

Sản xuất còn phân tán và manh mún, năng suất lao động còn chênh lệchlớn giữa các vùng, miền dẫn đến sự cạnh tranh không cân sức, thiệt hại cho phầnlớn lao động thủ công những địa bàn không có lợi thế, đẩy giá trị sản phẩm xãhội xuống thấp so với các mặt hàng thiết yếu khác, hạn chế phát triển và đờisống phần lớn bộ phận diêm dân rất bấp bênh không đảm bảo

Trang 24

Các đồng muối có qui mô tập trung vừa và nhỏ cũng đang sản xuất ramuối có chất lượng không đủ tiêu chuẩn cho sản xuất công nghiệp hóa học, phảinhập khẩu hàng năm từ 100.000 tấn (2003) đến 560.000 tấn (2001), trong khi đónhu cầu thị trường muối công nghiệp đang có xu hướng tăng rất nhanh Khi hộinhập, thuế nhập khẩu từ 15% hiện nay xuống còn 5%, muối ngoại càng có xuhướng lấn át muối nội địa và quan trọng hơn một nền công nghiệp hóa chấtkhông thể phát triển bền vững khi không chủ động được nguồn nguyên liệu từsản xuất trong nước

2.4 Tình hình sản xuất và phát triển của ngành làm muối trên thế giới và Việt Nam

2.4.1 Trên thế giới

Trên thế giới có gần 100 nước sản xuất với sản lượng 250 triệu tấn/ năm,trong đó Châu Á chiếm 20% sản lượng Muối được sản xuất bằng khai thác mỏthiên nhiên chiếm 41%, làm bay hơi nước biển bằng ánh sáng 51%, bằng phươngpháp khác là 8% Sản lượng muối bình quân trên đầu người 42kg/ năm, trong đó60% cho công nghiệp hóa chất, 30% cho chế biến thực phẩm và ăn trực tiếp,10% cho nhu cầu khác Có nước bình quân đầu người tới 150 kg/ năm Một sốnước có khả năng xuất khẩu muối như: Australia, Mexico, Ấn Độ, Trung Quốc,Chi Lê Nhiều nước trong khu vực phải nhập khẩu muối như: Hàn Quốc, NhậtBản, Philippin, Inđônêxia, Malaixia

Phương pháp sản xuất bằng năng lượng ánh sáng mặt trời có sản lượng 90triệu tấn/ năm Các nước trong khu vực gần Việt Nam bao gồm Trung Quốc, Ấn

Độ, Triều Tiên, Đông Nam Á hàng năm sản xuất 60 triệu tấn, trong đó 75% làtheo phương pháp phơi nước Do nhu cầu muối nguyên liệu cho công nghiệptăng nên các nước công nghiệp phải nhập khẩu muối hoặc đầu tư ra nước nướcngoài để mang sản phẩm muối về Nhiều công ty nước ngoài đến Tổng công ty

Trang 25

muối đặt hàng với sản lượng lớn Khả năng xuất khẩu muối vào thị trường NhậtBản có thể lên tới 1triệu tấn/ năm Còn lại các nước như Hàn Quốc, Philippin,Indonexia từ 300.000 – 500.000 tấn trên năm Thị trường muối của Việt Namtrước đây sang Nga có năm đạt gần 100.000 tấn/ năm Với tình hình phát triểncủa ngành muối trên thế giới như vậy thì Việt Nam có tiềm năng rất lớn để pháttriển ngành muối.

Bảng 2.1 Cơ cấu sử dụng muối của Việt Nam và thế giới

2.4.2.1 Sản xuất muối thô

Nước ta có trên 20 tỉnh sản xuất muối, trải rộng trên 128 xã thuộc 52 tỉnhven biển Số người lao động trong ngành muối khoảng 70.000 người Tổng diệntích sản xuất muối hiện có là 12.776 ha Muối được sảm xuất theo 2 phươngpháp là muối phơi nước và muối phơi cát

2.4.2.2 Chế biến muối

Về chế biến muối tinh:

Hiện nay Bộ NN&PTNT chưa đầu tư dây chuyền chế biến muối tinh đồng

bộ hoàn chỉnh và riêng biệt mà chỉ có thiết bị lẻ đặt trong các cơ sở chế biếnmuối tinh Iot

Về muối Iot:

Hiện nay có trên 26 xí nghiệp sản xuất muối Iot nằm trong qui hoạch của

Trang 26

Tổng công ty muối với tổng công suất trên 220.000 tấn/ năm, trong đó có 4 xínghiệp do Unicef viện trợ Trong những XN này chỉ có 4 XN có dây chuyềntương đối hiện đại, đồng bộ (gồm máy rửa, máy nghiền, ly tâm, sấy, trộng Iot,đóng bao ), còn 22 xí nghiệp còn lại chỉ có máy rửa, máy trộn thậm chí có XNchỉ có máy trộn Ngoài ra còn có 26 cơ sở khác cũng sản xuất muối Iot, đưa sốdoanh nghiệp lên trên 52 XN với tổng năng suất khoảng trên 400 tấn/năm.Những cơ sở này chủ yếu chỉ có máy trộn Iot.

Ngoài thiết bị không đồng bộ, nhiều cơ sở sản xuất muối Iot hiện nay còn

có nhiều mặt yếu kém khác đó là: Mặt bằng, nhà xưởng và các yếu tố vệ sinhthực phẩm chưa được đảm bảo, chất thải chưa được xử lí tốt Muối sản xuất mớichỉ đưa vào kiểm tra hàm lượng Iot trong muối chứ chưa kiểm tra được các chỉtiêu quan trọng khác như: độ ẩm, hàm lượng NaCl, hàm lượng các tạp chất tan

và không tan Với trang thiết bị, cách tổ chức và kiểm tra chất lượng như trên

có thể nói muối Iot đưa ra thị trường còn chưa đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng

Hiện nay có một số cơ sở chế biến có bổ sung Iot vào thực phẩm như: bộtcanh, nước mắm Iot nhưng số lượng còn ít Bên cạnh việc sản xuất muối, cácsản phẩm như: CaSO4, MgCl2, MgCO3, KCl đã được sảm xuất nhiều thử từnhững năm trước đây nhưng không phát triển rộng do giá thành cao, qui mô nhỏ,chất lượng thấp không cạnh tranh với thị trường bên ngoài Hiện nay có một sốđồng muối tiến hành thu hoạch thạch cao để cung cấp cho các nhà máy xi măng,cho tạc tượng và làm phẩm

2.4.2.2 Tình hình tiêu thụ muối

 Tiêu thụ trong nước:

Mạng lưới lưu thông phân phối bao gồm: 11 công ty kinh doanh, một xínghiệp vận tải thuộc Tổng công ty muối, một số công ty muối thuộc địa phương

và lực lượng tư nhân Trước đây, các HTX diêm nghiệp là đầu mối thu gom

Trang 27

muối của diêm dân và bán cho các doanh nghiệp nhà nước Nhưng nhiều nămnay HTX diêm nghiệp không còn thực hiện chức năng này Các DNNN khôngcòn tổ chức thu mua sản phẩm muối của từng hộ diêm dân nên phải mua qua lựclượng trung gian đó là thương lái Diêm dân thường phải bán giá với giá thấphơn giá XN 30 – 40%.

Việc cung cấp muối cho người dân có nhiều đơn vị cùng tham gia MuốiIot cung cấp cho các tỉnh miền núi phía Bắc được trỡ giá (công trộn, đóng gói vàphí vận chuyển), do các DN thuộc Tổng công ty muối và các công ty thương mạiđịa phương đảm nhận Muối Iot không được trỡ giá do các XN chế biến

 Tình hình dữ trữ muối:

Từ năm 1998 Tổng công ty muối có thêm chức năng có thêm chức năng

dữ trữ quốc gia về muối Hệ thống kho cũ dùng để dữ trữ nay đã được sửa lại

Dữ trữ lưu thông muối tuy còn ít nhưng đã góp phần ổn định cung cầu và giá cảthị trường Hiện nay, hệ thống lưu thông đang sử dụng hệ thống kho kinh doanhcủa các công ty thành viên của Tổng công ty muối Các kho này được xây dựng

từ lâu, tuy đã được cải tạo nhưng vẫn không thể đáp ứng được cả về trữ lượngkho, cả về yêu cầu kĩ thuật cũng như chất lượng an toàn thực phẩm

Kho chứa tại các đồng muối và gia đình diêm dân còn sơ sài nên khó khăncho việc bảo quản và tỉ lệ hao hụt nhiều và ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượngcủa muối

2.3 Các nghiên cứu có liên quan

Hiện nay, các đề tài kinh tế nghiên cứu về ngành sản xuất và tiêu thụ muốicòn rất ít Theo các nguồn tài liệu mà chúng tôi thu thập được thì trong các luậnvăn tốt nghiệp đại học thì chỉ có đề tài: “Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụsản phẩm muối của Xí nghiệp muối Vĩnh Ngọc – huyện Quỳnh Lưu – tỉnh NghệAn” của Trần Ngọc Dũng lớp KT 46 B Đề tài này đã đề cập tới vấn đề sản xuất

Trang 28

và tiêu thụ muối đối với DNNN Vĩnh Ngọc, là một xí nghiệp muối của nhànước Chúng tôi trong đề tài này sẽ cố gắng nêu lên những thuận lợi và khó khăn

mà hộ diêm dân gặp phải khi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối

Tuy nhiên, hiện nay cũng có một số đề tài tiến hành nghiên cứu về ngànhmuối nhưng chủ yếu các đề tài này chỉ mang tính chất vĩ mô mà chưa đi sâu vàophân tích cụ thể những thuận lợi và khó khăn của hộ diêm dân trong quá trìnhsản xuất và tiêu thụ sản phẩm Trong đề tài này, chúng tôi sẽ cố gắng giải quyết,làm rõ các vấn đề nêu trên

Trang 29

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lí

Quỳnh Thuận là một xã bãi dọc ven biển thuộc huyện Quỳnh Lưu – tỉnhNghẹ An cách trung tâm huyện 10 km về phía đông Xã có 9 xóm, trong đó có 6xóm làm muối, 3 xóm làm nông nghiệp Xã tiếp giáp với các xã:

Phía bắc giáp xã An Hòa – huyện Quỳnh Lưu

Phía nam giáp xã Quỳnh Long – huyện Quỳnh Lưu

Phía đông giáp xã Tiến Thủy – huyện Quỳnh Lưu

Phía tây giáp xã Sơn Hải – huyện Quỳnh Lưu

Nhìn chung, vị trí địa lí của xã không có nhiều thuận lợi cho việc pháttriển các nghành nghề dịch vụ hoặc trao đổi buôn bán, do cách trung tâm huyện,

vì vậy lao động của xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, làm muối và một số laođộng đi làm ăn ở các tỉnh khác như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…

3.1.1.2 Điều kiện thời tiết khí hậu

Quỳnh Thuận thuộc tiểu vùng khí hậu của tỉnh Nghệ An nên mang tínhchất đặc trưng của vùng, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, gió mùa, song lại phatrộn ít nhiều khí hậu ôn đới, chịu ảnh hưởng của bão Khí hậu được chia làm 2mùa rõ rệt mùa hè bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, mùa đông từtháng 10 của năm trước đến tháng 4 của năm sau Mùa hè thường nắng nóng,mưa nhiều, mùa đông thường khô hanh có gió mùa đông bắc, mưa phùn

Nhiệt độ bình quân của các tháng từ 25 – 300C, tháng nóng nhất là tháng

7, tháng 8, có ngày nhiệt độ lên tới 400C Tháng lạnh nhất là tháng 1, tháng 2 cóngày nhiệt độ xuống dưới 100C

Trang 30

Lượng mưa bình quân hàng 100 đến 1900 mm Tuy vậy, lượng mưa phân

bố không đều trong năm, mưa thường tập trung vào tháng 6 đến tháng 10, thángmưa ít nhất là tháng 1 và tháng 2

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp, sản xuất muối gặp nhiều khó khăn dothời tiết mang lại như going tố, gió bấc, sương muối… Đòi hỏi phải có nhữnggiải pháp hạn chế ảnh hưởng của thời tiết như: phát huy thuận lợi của thời tiếtmang lại, đề phòng ảnh hưởng của tự nhiên làm tốt công tác giữ báo, thông tinkịp thời tiết các hộ sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1 Tình hình đất đai của xã

 Địa hình:

Xã Quỳnh Thuận có địa hình tương đối phức tạp, trong toàn xã có ít sôngngòi chảy qua nên việc bố trí cấp nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp gặpnhiều khó khăn Theo số liệu thống kê 2009, toàn xã có 117,36 ha đất chưa sửdụng trong đố diện tích đất bằng là 57,16 ha và diện tích đất hoang đồi là 60,2ha

Đất đai là tài nguyên chủ yếu để phát triển kinh tế xã hội, mặc dù xã cónhiều tài nguyên đất đai tốt, nhưng do quá trình khai thác không hợp lí gây khókhăn cho sản xuất, hiệu quả thấp

Tình hình đất đai của xã:

Đối với xã đất là tài nguyên chủ yếu để phát triển kinh tế xã hội Theothống kê năm 2009, xã Quỳnh Thuận có tổng diện tích tự nhiên là 600,46 ha.Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 355 ha chiếm 59,12% tổng diện tích đất tựnhiên, đất chuyên dùng là 78,25 ha chiếm 61,01% tổng diện tích đất phi nôngnghiệp, đất thổ cư là 27,29 ha chiếm 21,28% tổng diện tích đất phi nông nghiệp

Trong tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2007 của xã 358 ha chiếm

Trang 31

59,62% tổng diện tích đất tự nhiên, năm 2009 diện tích này là 355 ha chiếm59,12 % tổng diện tích bình quân mỗi năm giảm 2,83% tổng diện tích đất tựnhiên Riêng về đất nuôi trồng thủy sản có sự phát triển không đồng đều, năm

2007 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 1 ha chiếm 3,63% tổng số diện tích đấtnông nghiệp đến năm 2008 diện tích này tăng lên 23 ha chiếm 6,46% tổng diệntích đất nông nghiệp nguyên nhân dẫn đến sự tăng này là do trong năm 2009 dogiá tôm, cá, ngao được giá trên thị trường, nhưng đến năm 2009 tổng diện tíchđất nuôi trồng thủy sản không tăng do với năm 2008 là 23 ha

Nhìn chung cơ cấu đất nông nghiệp của xã đã có sự chuyển dịch tốt phùhợp với hướng công nghiệp hóa đất nước Diện tích đất nông nghiệp giảm đểchuyển sang đất chuyên dùng và đất thổ cư, đó là kết quả của sự phát triển các

dự án đường giao thông, trường học và phát triển nhà ở cho nhu cầu dân số ngàycàng tăng của xã Trong những năm gần đây diện tích đất nông nghiệp có xuhướng giảm dần, nguyên nhân chủ yếu là đất nông nghiệp chuyển thành đất thổ

cư, đất chuyên dùng để xây dựng các công trình công cộng Theo qui hoạch pháttriển kinh tế xã hội trong những năm tiếp theo thì đất nông nghiệp sẽ tiếp tụcchuyển đổi, tiếp tục giảm

Toàn xã có 119,14 ha đất chưa sử dụng chiếm 19,84% tổng diện tích tựnhiên, năm 2007 đến năm 2009 diện tích này giảm xuống còn 117,21 ha chiếm19,52%, nói chung diện tích đất chưa sử dụng giảm nhanh do nhu cầu đất thổ cư

và qui hoạch của xã

Trang 32

Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất của xã Quỳnh Thuận trong 3 năm ( 2007 -2009)

Trang 33

3.1.2 Tình hình dân số và lao động của xã

Lao động là nguồn lực cơ bản của hộ trong sản xuất cũng như mỗi tổ chứckinh tế Dân số và lực lượng lao động của xã có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,dân số tăng dẫn tới lực lượng lao động tăng, mà dân số thì xuất phát từ hộ giađình Vì vậy, mà trước hết ta đi xem xét hộ gia đình Số hộ gia đình trong 3 năm2007-2009 không có xu hướng tăng hoặc giảm mà vẫn giữ nguyên ở con số là

1281 hộ Nhưng trong cơ cấu giữa hộ nông nghiệp, diêm nghiệp và hộ phi nôngnghiệp có xu hướng giảm qua 3 năm, năm 2007 số hộ nông nghiệp – diêmnghiệp là 1171 hộ tương đương với 91,41%, đến năm 2009 con số này là 1091

hộ tương đương với 85,17% trong tổng số hộ Tương đương với số hộ nôngnghiệp giảm thì số hộ phi nông nghiệp tăng trong 3 năm, năm 2007 số hộ phinông nghiệp là 110 hộ chiếm 8,59 % đến năm 2009 số hộ phi nông nghiệp tănglên 190 hộ chiếm 14,83% tổng số hộ Như vậy trong 3 năm qua thì số hộ nôngnghiệp và diêm nghiệp chuyển dần sang số hộ phi nông nghiệp, phi diêm nghiệpđiều này đã phản ánh đúng hướng đường lối phát triển của xã ngày càng phù hợpvới quá trình CNH-HĐH của đất nước

Về nhân khẩu: Có tốc độ tăng rất chậm, bình quân 3 năm qua chỉ có 0,56nhân khẩu/hộ, tỷ lệ này tương đối thấp so với các vùng nông thôn khác Điều nàycho thấy công tác giáo dục dân số trong xã là rất phổ biến Trong tổng số nhânkhẩu thì số nhân khẩu nông nghiệp, diêm nghiệp chiếm một tỉ lệ lớn chiếm tới85,82% trong tổng số lao động toàn xã năm 2007 và có xu hướng giảm nhẹ quacác năm, bình quân giảm 0,40%

Về lao động: Xã Quỳnh Thuận có dân số tương đối đông qua các năm thìlực lượng lao động tương đối ngày càng tăng, bình quân qua 3 năm tăng Tuynhiên, đối với một xã chỉ làm nông nghiệp và làm muối là chủ yếu thì đây là vấn

đề đáng quan tâm Nhìn vào bảng số liệu thấy rằng số lao động nông nghiệp và

Trang 34

diêm nghiệp chiếm tỉ lệ lớn, năm 2009 có 2586 lao động chiếm 78,27% trongtổng số lao động của toàn xã, mặc dù vậy qua 3 năm thì lực lượng lao động nôngnghiệp, diêm nghiệp có xu hướng giảm bình quân 0,40% Trong khi đó lao độngTTCN – XD lại tăng, năm 2007 có 322 lao động chiếm 10,02% tổng số lựclượng lao động toàn xã đến năm 2009 đã lên tới 368 lao động chiếm 11,14%tổng số lực lượng lao động toàn xã Nguyên nhân của thực trạng này là do sảnxuất nông nghiệp và làm muối kém hiệu quả, thu nhập thấp Sự biến động của sựphát triển kinh tế xã hội, sự phát triển của KHKT đã giảm bớt lao động chân taycho các ngành nông nghiệp và làm muối, vì thế nhiều lao động trong các ngànhnày chuyển sang ngành khác, số lao động trẻ khi bước vào độ tuổi lao động cũngtìm ngành khác Tuy nhiên, lao động trong các ngành này chủ yếu là lao độngthủ công chưa qua đào tạo, do vậy cần có chủ trương biện pháp để nâng cao chấtlượng lao động trong xã khi họ tham gia thị trường lao động xã hội.

Bảng 3.2 Tình hình lao động tập trung ở các ngành sản xuất của xã trong 3 năm (2007 – 2009)

Chỉ tiêu

SL (Người)

CC (%)

SL (Người)

CC (%)

SL (Người)

CC (%)

08/ 07 (%)

09/ 08 (%)

BQ (%)

Cơ sở vật chất là điều kiện KT XH của xã, thể hiện mức độ phát triển của

xã Cơ sở vật chất kĩ thuật càng tốt thì điều kiện phát triển kinh tế của xã càngthuận lợi, năng suất lao động càng tăng Tuy nhiên, cơ sở vật chất phải đồng bộ

Trang 35

đảm bảo hợp lí, phải hợp với trình độ quản lí và điều kiện sản xuất của địaphương để phát triển toàn diện mới đem lại hiệu quả trong sản xuất

Hệ thống giao thông của xã tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên do đặc điểm

là một xã vùng bãi dọc nên đường giao thông trong thôn xóm rất phức tạp Giaothông là huyết mạch của mọi hoạt động với vị trí quan trọng đó, hàng năm xãcùng với nhân dân tu sửa, làm mới thêm nhiều đoạn đường phục vụ cho việc đilại của người dân Hiện nay, xã có trên 3 km đường liên xã Điều quan trọng làcon đường liên xã chạy dài và nối liền với các xã và các huyện trong khu vực, do

đó rất thuận lợi cho việc đi lại của người dân và thúc đẩy phát triển nền kinh tế

xã hội của địa phương trong tương lai

Công trình điện: Quỳnh Thuận bắt đầu có điện từ năm 1996, đến nay nhucầu sử dụng điện cho sản xuất, sinh hoạt của bà con ngày càng tăng, hệ thốngđiện trong xã đảm bảo nhu cầu sử dụng của nhân dân Hiện toàn xã có 3 trạmbiến áp đặt ở thôn, xã có 2 km đường cao thế, 13 km đường hạ thế Trong xã có

100 % các hộ sử dụng điện

Công trình phúc lợi xã hội của xã những năm qua cũng đã được tu bổ, xâydựng thêm phần nào đáp ứng nhu cầu học tập và vui chơi giải trí của nhân dântrong xã như: trường cấp 1, trường cấp 2, nhà trẻ mẫu giáo, trạm y tế, bưu điện,sân thể thao… Trong xã người dân cũng đã mua sắm được nhiều tài sản cố địnhnhư máy xay xát, máy cưa xẻ…

Như vậy qua các năm, tình hình cơ sở vật chất, kĩ thuật trong xã ngày càngnâng cao về mọi mặt, đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân trong

xã, tạo điều kiện phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho nhân dân

Trang 36

Bảng 3.2: Tình hình cơ sở vật chất của xã trong 3 năm 2007 - 2009

II) Hệ thống thủy lợi

(Nguồn: Ban thống kê UBND xã Quỳnh Thuận, 2010)

Trang 37

3.1.2.4 Kết quả sản xuất của xã trong 3 năm

Trong những năm qua, với chủ trương chính sách của đảng và nhà nước,thực hiện công cuộc CNH – HĐH đất nước, được sự chỉ đạo chặt chẽ, hướng dẫncủa các cấp, các ngành cùng với sự nỗ lực của đảng bộ, chính quyền trong nhữngnăm qua kinh tế của xã đã có nhiều bước phát triển đáng kể

Với nỗ lực thi đua sản xuất kinh doanh trong toàn xã, hàng năm tổng sảnlượng của xã đều tăng, tốc độ tăng bình quân qua 3 năm đạt 112,45%, năm 2007đạt giá trị là 44,454 tỷ đồng, đến năm 2009 toàn xã đạt 52,115 tỷ đồng xãQuỳnh Thuận chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và làm muối nênnăm 2009 giá trị sản xuất nông lâm thủy sản của xã là 9,988 tỷ đồng chiếm17,8% tổng giá trị sản xuất toàn xã Như vậy qua 3 năm giá trị sản xuất củangành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế trong toàn xã qua 3 năm lại giảm, điềunày thể hiện chủ trương của đảng ủy xã Quỳnh Thuận chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông thôn, phát triển TTCN – XD và thương mại dịch vụ

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã tạo nên một cơ cấu kinh tế hợp lí theohướng tích cực Cụ thể là tốc độ tăng của ngành tiểu thủ công nghiệp và ngànhdịch vụ cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của ngành nông nghiệp Trong tổng giátrị sản xuất, tổng thu từ ngành TTCN&XD năm 2007 là 15,233 tỷ đồng chiếm34.27%, năm 2008 là 21,159 tỷ đồng chiếm 40,6 %, năm 2009 là 25.532 tỷ đồngchiếm 45.5%, bình quân mỗi năm tăng 43,26%, tổng thu từ ngành dịch vụ năm

2007 là 17,811 tỷ đồng chiếm 40,06%, năm 2008 là 20,012 tỷ đồng chiếm38.4%, năm 2009 là 20,594 tỷ đồng chiếm 36,7%, bình quân mỗi năm tăng35.88% Từ thực tế trên cho thấy, sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹpnhường chỗ cho tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ, đời sống người dâncàng ổn định

Giá trị sản xuất/ lao động của xã khá cao, nếu tính GO/ lao động thì mỗi

Trang 38

lao động của xã một năm thu được khoảng 14 triệu năm 2007, khoảng 17 triệunăm 2008, năm 2009 là 17 triệu Như vậy do giá trị sản xuất tăng qua 3 năm làmcho mức thu nhập bình quân của lao động cũng tăng theo Như vậy tổng thu từTTCN&XDCB và thương mại dịch vụ tăng nhanh có ảnh hưởng rất lớn đến thunhập và đời sống của lao động nông thôn nói riêng và của hộ diêm dân nóichung

Hiệu quả kinh tế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày mộttăng Thu nhập của các hộ gia đình được nâng cao, đời sống gia đình được cảithiện, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, bộ mặt kinh tế nông thôn đượcđổi mới Kinh tế nông thôn từng bước được củng cố và đem lại lòng tin chongười dân vầ sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước tạo ra động lực cho người dântrong công cuộc xây dựng đất nước

Trang 39

Bảng 3.3: Tình hình sản xuất kinh doanh của xã trong 3 năm 2007 - 2009

Chỉ tiêu

SL( tỷ đ)

CC(%)

SL (Tỷ đ) CC (%)

SL (Tỷ đ)

CC(%) 08/07 09/08 BQI) Tổng giá trị sản xuất 44,454 100 52,115 100 56,114 100 117,23 107,67 112,45

1 Nông - lâm - thủy sản 11,41 25,67 10,944 21 9,988 17,8 95,92 91,26 93,59

1 Nông nghiệp 7,419 65,02 5,372 49,09 5,147 51,53 72,41 95,81 84,11

2 Chăn nuôi 3,286 28,8 4,798 43,84 4,032 40,37 146.01 84,04 115,0253.Thủy sản 0,619 5,43 0,688 6,29 0,733 7,34 111,15 106,54 108,845

4 Lâm nghiệp 0,086 0,75 0,086 0,78 0,076 0,76 100 88,37 94,185II) TTCN&XDCB 15,233 34,27 21,159 40,6 25,532 45,5 138,9 120,67 129,785

3 TM _ DV 17,811 40,06 20,012 38,4 20,594 36,7 112,36 102,91 107,635II) Một số chỉ tiêu

Trang 40

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu

Trong phương pháp nghiên cứu, chọn điểm nghiên cứu là một khâu hếtsức quan trọng, nó vừa là bước khởi đầu và có vai trò quyết định trong sự thànhcông của đề tài

Chúng tôi đã chọn xã Quỳnh Thuận thuộc huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ

An để tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm muối của diêm dân xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ Antrong điều kiện kinh tế thị trường” là vì một số lí do sau đây:

Thứ nhất: Nghệ An là một trong 20 tỉnh sản xuất muối của cả nước, trong

đó có hai huyện Quỳnh Lưu và Diễn Châu là 2 vựa muối của Nghệ An

Thứ hai: Diêm dân xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An chủyếu sản xuất theo phương pháp làm muối phơi cát, đây là phương pháp làm muốinặng nhọc, cường độ lao động cao, giá thành sản phẩm bị đẩy lên cao Do đó,việc nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối sẽ góp phần choviệc qui hoạch lại việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối trong tương lai Do đóviệc nghiên cứu đề tài trên địa bàn xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ

An sẽ góp phần trả lời những vấn đề nói trên

Nghiên cứu được tiến hành ở thôn Phủ Yên, là một trong 9 thôn của xã.Đây là thôn chủ yếu sống bằng nghề muối Trong quá trình thu thập số liệu,chúng tôi tiến hành điều tra 60 hộ diêm dân trong đó có 35 hộ diêm dân thuần,

25 hộ diêm dân kiêm nhằm mục đích phục vụ cho đề tài

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

* Tài liệu thứ cấp: Tài liệu thứ cấp sử dụng trong khóa luậnđược thu thập từsách, báo, tạp chí, các trang web và các công trình nghiên cứu đã được công bố

Ngày đăng: 06/05/2016, 14:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12.Hà Yên (2005), “Ngành muối lao đao khi Việt Nam hội nhập” http://vietbao.vn/Kinh-te/Nganh-muoi-lao-dao-khi-Viet-Nam-hoi-nhap/20650503/87/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành muối lao đao khi Việt Nam hội nhập”
Tác giả: Hà Yên
Năm: 2005
13.Nam Sơn (2009), “Nghịch lí phát triển ngành muối” http://www.tainguyenmoitruong.com.vn/kinh-te/ninh-thuan-nghich-ly-phat-trien-nganh-muoi/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghịch lí phát triển ngành muối”
Tác giả: Nam Sơn
Năm: 2009
14.Ngành muối lại tái diễn cảnh “được mùa mất giá”http://www.bao,oi.com/Ìno/Nganh-muoi-lai-tai-dien-canh-duoc-mua-mat-gi/50/4231946.epi Sách, tạp chí
Tiêu đề: được mùa mất giá”
15. VnEconomy (2009), “Ngành muối: Cần phát huy “địa lợi”...”http://tintuc.xalo.vn/00-1371163608/nganh muoi can phat huy dia loi.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: VnEconomy "(2009), "“"Ngành muối: Cần phát huy “địa lợi”...”
Tác giả: VnEconomy
Năm: 2009
1. Đỗ Long, Vũ Dũng (2002), Tâm lí nông dân trong thời kì đầu phát triển kinh tế thị trường, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Khác
2. Lê Trọng (2001), Kinh tế hợp tác của nông dân trong nền kinh tế thị trường, NXB Văn hóa dân tộc Khác
3. Mai Ngọc Cường (2001), Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Khác
4. Đinh Văn Đãn (2005), Giáo trình kinh tế thương mại – dịch vụ, NXB Nông nghiệp Hà Nội Khác
5. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà (2005), Giáo trình Phát triển nông thôn NXB Nông nghiệp Hà Nội Khác
6. Báo cáo tổng hợp tin thị trường và phát triển (2007). Ngân hàng phát triển Châu Á (2005) Khác
7. Sổ tay đánh giá nghèo đói và thị trường có sự tham gia. Ngân hàng phát triển Châu Á (2005) Khác
8. Báo cáo qui hoạch sản xuất và lưu thông muối giai đoạn 2000 – 2005 và định hướng 2010 – Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An Khác
9. Báo cáo định hướng và phát triển ngành muối (2000) – Bộ NN&PTNT Khác
10. Phan Thị Kim Thoa (2004), Quản lý sản xuất và tiêu thụ muối ở huyện Giao Thủy – Nam Định. Báo cáo tốt nghiệp, Trường ĐHNN Hà Nội Khác
11. Trần Ngọc Dũng (2005), Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối của Xí nghiệp muối Vĩnh Ngọc – huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học NN Hà Nội Khác
16. Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất – kinh doanh của xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An 3 năm (2007 – 2009) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w