Tiểu luận hàng hóa sức lao động

31 16.5K 74
Tiểu luận hàng hóa sức lao động

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong bất cứ chế độ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của nền sản xuất. Nhưng sức lao động chỉ trở thành hàng hoá khi có đủ hai điều kiện: người lao động được tự do về thân thể, tự do sử dụng sức lao động của mình; Đồng thời người lao động mất hết tư liệu sản xuất, để nuôi sống bản thân và gia đình nên họ phải đem bán sức lao động. Việc phát hiện ra phạm trù hàng hoá sức lao động trong chủ nghĩa tư bản được coi là chìa khoá để phân tích thực chất của nền sản xuất TBCN (tư bản chủ nghĩa). C.Mác đã nhìn thấy được quy luật vận động của tư bản bằng cách chỉ ra được công thức chung của tư bản, đồng thời thấy được mâu thuẫn trong công thức chung của nó. Vì lưu thông không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư, nhưng chính nhờ quá trình lưu thông mà tư bản tăng thêm được giá trị. Theo Mác, nhờ lưu thông nhà tư bản mới mua được thứ hàng hoá đặc biệt mà quá trình tiêu dùng nó cũng là quá trình tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Thứ hàng hoá đặc biệt đó chính là hàng hoá sức lao động. Việc tìm ra thứ hàng hoá đặc biệt hàng hoá sức lao động cũng như phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó không chỉ giúp cho C.Mác “phanh phui” thực chất nền sản xuất TBCN đó là sản xuất giá trị thặng dư; mà nó còn là cơ sở lý luận quan trọng để các nước vận dụng trong phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ lên CNXH (chủ nghĩa xã hội) ở nước ta hiện nay, Đảng ta xác định nhiều giải pháp trong đó việc “phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh” có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đặc biệt, việc phát triển thị trường hàng hoá sức lao động ở nước ta là vấn đề cần được quan tâm để tạo nguồn cung lao động chất lượng cao cho quá trình CNH HĐH (công nghiệp hoá, hiện đại hoá).Thực tế hiện nay ở nước ta, việc phát triển thị trường sức lao động đã thu được những thành quả nhất định. Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định rằng, phát triển thị trường sức lao động trong mọi khu vực kinh tế chưa đồng bộ, chưa có sự gắn kết giữa cung cầu lao động, việc phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và tìm việc làm còn hạn chế. Trình độ của người lao động nước ta cơ bản còn yếu hơn so với các nước trong khu vực và thế giới, nhất là lực lượng lao động có tay nghề cao còn ít, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Việc xuất khẩu lao động, nhất là lao động đã qua đào tạo còn hạn chế, chủ yếu là lao động chân tay, hoạt động trong các ngành nghề giản đơn. Các hình thức giao dịch việc làm, hệ thống thông tin về thị trường sức lao động còn sơ khai. Hệ thống pháp luật về lao động và thị trường sức lao động nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động vẫn còn bất cập… Một trong những nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do việc nhận thức và vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác vẫn còn những giới hạn nhất định, chưa đáp ứng được những yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong tiến trình toàn cầu hoá kinh tế. Vì vậy, để góp phần quán triệt và vận dụng có hiệu quả quan điểm của chủ nghĩa Mác về vấn đề hàng hoá sức lao động ở nước ta hiện nay, tác giả lựa chọn chủ đề “Tìm hiểu lý luận về hàng hoá sức lao động của Mác và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” làm chủ đề tiểu luận

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KON TUM KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON **************** BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN (PHẦN 2) ĐỀ TÀI TÌM HIỂU HỌC THUYẾT VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG CỦA CÁC MÁC VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Giáo viên hướng dẫn: Th.s Hoàng Xuân Lĩnh Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Ánh B Ngô Thị Ngọc Bích Lớp: K18 GDTH Kon Tum, tháng 5 năm 2014 Kon Tum, tháng 5 năm 2014 Tìm hiểu học thuyết về hàng hóa sức lao động của Các Mác và ý nghĩa của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay *GVHD: Th.s Hoàng Xuân Lĩnh * SVTH: Ngô Thị Ngọc Bích Nguyễn Thị Ngọc Ánh B LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Tìm hiểu học thuyết về hàng hóa sức lao động của C.Mác và ý nghĩa của nó trong nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” chúng tôi xin chân thành cảm ơn: - Ban Chủ nhiệm Khoa Tiểu học – Mầm non trường CĐSP Kon Tum. - Quý thầy cô cùng toàn thể các bạn sinh viên lớp K18 GDTH trường CĐSP Kon Tum - Ban quản lý thư viện trường CĐSP Kon Tum. - Đặc biệt, chúng tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Hoàng Xuân Lĩnh giảng viên phụ trách học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2” đã tận tình giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. 2 Tìm hiểu học thuyết về hàng hóa sức lao động của Các Mác và ý nghĩa của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi, không sao chép của tác giả khác và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào. Họ và tên tác giả Ngô Thị Ngọc Bích Nguyễn Thị Ngọc Ánh B *GVHD: Th.s Hoàng Xuân Lĩnh * SVTH: Ngô Thị Ngọc Bích Nguyễn Thị Ngọc Ánh B 3 Tìm hiểu học thuyết về hàng hóa sức lao động của Các Mác và ý nghĩa của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay MỤC LỤC Trang CÁC TỪ VIẾT TẮT 6 Chủ nghĩa xã hội 6 CNXH 6 Chủ nghĩa tư bản 6 CNTB 6 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 6 CNH – HĐH 6 Tư bản chủ nghĩa 6 TBCN 6 Tư liệu sản xuất 6 TLSX 6 Xã hội chủ nghĩa 6 XHCN 6 A. MỞ ĐẦU 7 1. Lý do chọn đề tài 7 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8 4. Phương pháp nghiên cứu 8 5. Cấu trúc đề tài 8 B. NỘI DUNG 9 Chương 1 9 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỨC LAO ĐỘNG VÀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG TRONG CNTB 9 1.1. SỰ CHUYỂN HÓA SỨC LAO ĐỘNG THÀNH HÀNG HÓA 9 1.1.1. Công thức chung của tư bản và mâu thuẫn của công thức chung 9 1.1.2. Sức lao động và điều kiện sức lao động thành hàng hóa 10 1.2.HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG VÀ GIÁ CẢ CỦA HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG 11 1.2.1. Hàng hóa sức lao động 11 1.2.2.Giá cả hàng hóa sức lao động: Tiền công trong CNTB 13 SỰ VẬN DỤNG HỌC THUYẾT CỦA C.MÁC VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH 17 HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM 17 2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG, BẢN CHẤT CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM 17 2.1.1.Quá trình hình thành, phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 17 2.1.2. Những đặc trưng, bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 18 2.2.THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 21 2.2.1. Đặc điểm thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam hiện nay 21 2.2.1.2.Đặc điểm thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam hiện nay 22 2.2.2.Một số nhân tố ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam 23 *GVHD: Th.s Hoàng Xuân Lĩnh * SVTH: Ngô Thị Ngọc Bích Nguyễn Thị Ngọc Ánh B 4 Tìm hiểu học thuyết về hàng hóa sức lao động của Các Mác và ý nghĩa của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay *Đánh giá chung về thị trường lao động Việt Nam 25 2.2.3.Giải pháp để phát triển thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam 27 C.KẾT LUẬN 30 D.TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 *GVHD: Th.s Hoàng Xuân Lĩnh * SVTH: Ngô Thị Ngọc Bích Nguyễn Thị Ngọc Ánh B 5 Tìm hiểu học thuyết về hàng hóa sức lao động của Các Mác và ý nghĩa của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay CÁC TỪ VIẾT TẮT Chủ nghĩa xã hội CNXH Chủ nghĩa tư bản CNTB Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH – HĐH Tư bản chủ nghĩa TBCN Tư liệu sản xuất TLSX Xã hội chủ nghĩa XHCN *GVHD: Th.s Hoàng Xuân Lĩnh * SVTH: Ngô Thị Ngọc Bích Nguyễn Thị Ngọc Ánh B 6 Tìm hiểu học thuyết về hàng hóa sức lao động của Các Mác và ý nghĩa của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bất cứ chế độ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của nền sản xuất. Nhưng sức lao động chỉ trở thành hàng hoá khi có đủ hai điều kiện: người lao động được tự do về thân thể, tự do sử dụng sức lao động của mình; Đồng thời người lao động mất hết tư liệu sản xuất, để nuôi sống bản thân và gia đình nên họ phải đem bán sức lao động. Việc phát hiện ra phạm trù hàng hoá sức lao động trong chủ nghĩa tư bản được coi là chìa khoá để phân tích thực chất của nền sản xuất TBCN (tư bản chủ nghĩa). C.Mác đã nhìn thấy được quy luật vận động của tư bản bằng cách chỉ ra được công thức chung của tư bản, đồng thời thấy được mâu thuẫn trong công thức chung của nó. Vì lưu thông không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư, nhưng chính nhờ quá trình lưu thông mà tư bản tăng thêm được giá trị. Theo Mác, nhờ lưu thông nhà tư bản mới mua được thứ hàng hoá đặc biệt mà quá trình tiêu dùng nó cũng là quá trình tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Thứ hàng hoá đặc biệt đó chính là hàng hoá sức lao động. Việc tìm ra thứ hàng hoá đặc biệt - hàng hoá sức lao động cũng như phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó không chỉ giúp cho C.Mác “phanh phui” thực chất nền sản xuất TBCN đó là sản xuất giá trị thặng dư; mà nó còn là cơ sở lý luận quan trọng để các nước vận dụng trong phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ lên CNXH (chủ nghĩa xã hội) ở nước ta hiện nay, Đảng ta xác định nhiều giải pháp trong đó việc “phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh” có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đặc biệt, việc phát triển thị trường hàng hoá sức lao động ở nước ta là vấn đề cần được quan tâm để tạo nguồn cung lao động chất lượng cao cho quá trình CNH - HĐH (công nghiệp hoá, hiện đại hoá). Thực tế hiện nay ở nước ta, việc phát triển thị trường sức lao động đã thu được những thành quả nhất định. Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định rằng, phát triển thị trường sức lao động trong mọi khu vực kinh tế chưa đồng bộ, chưa có sự gắn kết giữa cung - cầu lao động, việc phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và tìm việc làm còn hạn chế. Trình độ của người lao động nước ta cơ bản còn yếu hơn so với các nước trong khu vực và thế giới, nhất là lực lượng lao động có tay nghề cao còn ít, đặc biệt ở khu *GVHD: Th.s Hoàng Xuân Lĩnh * SVTH: Ngô Thị Ngọc Bích Nguyễn Thị Ngọc Ánh B 7 Tìm hiểu học thuyết về hàng hóa sức lao động của Các Mác và ý nghĩa của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay vực nông thôn. Việc xuất khẩu lao động, nhất là lao động đã qua đào tạo còn hạn chế, chủ yếu là lao động chân tay, hoạt động trong các ngành nghề giản đơn. Các hình thức giao dịch việc làm, hệ thống thông tin về thị trường sức lao động còn sơ khai. Hệ thống pháp luật về lao động và thị trường sức lao động nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động vẫn còn bất cập… Một trong những nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do việc nhận thức và vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác vẫn còn những giới hạn nhất định, chưa đáp ứng được những yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong tiến trình toàn cầu hoá kinh tế. Vì vậy, để góp phần quán triệt và vận dụng có hiệu quả quan điểm của chủ nghĩa Mác về vấn đề hàng hoá sức lao động ở nước ta hiện nay, tác giả lựa chọn chủ đề “Tìm hiểu lý luận về hàng hoá sức lao động của Mác và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” làm chủ đề tiểu luận. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Hàng hóa sức lao động của C.Mác và thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu: Quan điểm của C.Mác về lý luận hàng hóa sức lao động và thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ nội dung lý luận về hàng hóa sức lao động của C.Mác và sự vận dụng của loại thị trường này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nhiệm vụ đề tài nhằm nghiên cứu những quan điểm lý luận về hàng hóa sức lao động và đưa ra những giải pháp xây dựng nền kinh tế thị trường hàng hóa sức lao động. Cũng như đưa ra những đặc điểm về nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích. - Phương pháp tổng hợp tài liệu. - Phương pháp kết luận. 5. Cấu trúc đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo nội dung chính của đề được kết cấu gồm 2 chương: - Chương 1. Tìm hiểu học thuyết kinh tế về sức lao động và hàng hóa sức lao động trong CNTB - Chương 2. Vận dụng học thuyết hàng hóa sức lao động trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay. *GVHD: Th.s Hoàng Xuân Lĩnh * SVTH: Ngô Thị Ngọc Bích Nguyễn Thị Ngọc Ánh B 8 Tìm hiểu học thuyết về hàng hóa sức lao động của Các Mác và ý nghĩa của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay B. NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỨC LAO ĐỘNG VÀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG TRONG CNTB 1.1. SỰ CHUYỂN HÓA SỨC LAO ĐỘNG THÀNH HÀNG HÓA 1.1.1. Công thức chung của tư bản và mâu thuẫn của công thức chung 1.1.1.1. Công thức chung của tư bản. Tiền tệ là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hóa và là hình thái biểu hiện đầu tiên của tư bản. Mọi tư bản mới đầu đều biểu hiện dưới một số tiền nhất định nhưng tiền chỉ biến thành tư bản khi chúng được sử dụng để bóc lột người khác. Trong lưu thông hàng hóa giản đơn tiền được vận động theo công thức hàng- tiền-hàng (H-T-H). Mục đích của lưu thông hàng hóa giản đơn là giá trị sử dụng vì vậy sự vận động sẽ kết thúc khi những người trao đổi có được giá trị sử dụng mà anh ta cần đến. Trong lưu thông hàng hóa tư bản thì tiền vận động theo công thức tiền-hàng- tiền (T-H-T). Mục đích của sự vận động của tư bản không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, hơn nữa phải là giá trị tăng thêm vì vậy nếu số tiền thu về bằng với số tiền ứng ra thì sự vận động đó trở nên vô nghĩa.Vì vậy số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra. Do đó công thức vận động đầy đủ của tư bản là T-H-T´ trong đó T´ lớn hơn T ban đầu một khoảng bằng t. Hay T´=T+t. C.Mác gọi t trội thêm đó chính là giá trị thặng dư, kí hiệu là (m). Khi so sánh giữa hai công thức lưu thông hàng hóa giản đơn H-T-H và công thức lưu thông của tư bản T-H-T, chúng ta thấy có những điểm giống nhau: - Cả hai sự vận động đều do hai giai đoạn đối lập nhau là mua và bán hợp thành, trong mỗi giai đoạn đều có hai nhân tố đối diện nhau là người mua và người bán. Nhưng nó chỉ là những điểm giống nhau về hình thức. Giữa hai công thức đó có điểm khác nhau về chất: -Lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng việc bán (H-T) và kết thúc bằng việc mua (T-H). Điểm xuất phát và điểm kết thúc của quá trình đều là hàng hóa, tiền chỉ đóng vai trò trung gian. Ngược lại, lưu thông trong tư bản bắt đầu từ việc mua (T- H) và kết thúc bằng việc bán (H-T). Tiền vừa là điểm xuất phát vừa là điểm kết thúc *GVHD: Th.s Hoàng Xuân Lĩnh * SVTH: Ngô Thị Ngọc Bích Nguyễn Thị Ngọc Ánh B 9 Tìm hiểu học thuyết về hàng hóa sức lao động của Các Mác và ý nghĩa của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay của quá trình, còn hàng hóa chỉ đóng vai trò trung gian, tiền ở đây không phải là chi ra dứt khoát mà chỉ là ứng ra rồi thu hồi về. Sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn, vì vậy sự vận động của tư bản cũng không có giới hạn. Mọi công thức T-H-T´ là công thức chung của mọi tư bản vì mọi tư bản đều được biểu hiện trong lưu thông dưới dạng tổng quát đó dù là tư bản thương nghiệp, tư bản thương nghiệp hay tư bản cho vay. 1.1.1.2. Mâu thuẫn của công thức chung. Nhìn vào công thức chung tư bản T-H-T’ ta thấy hình như giá trị thặng dư (t) được sinh ra trong lưu thông. Nhưng học thuyết giá trị đã khẳng định giá trị (t) do lao động (sản xuất) tạo ra, lưu thông không tạo ra giá trị thặng dư. Cụ thể: Xét trong lưu thông: - Nếu trao đổi ngang giá thì giá trị chỉ thay đổi hình thái từ tiền sang hàng và từ hàng sang tiền chứ không được tăng lên để tạo giá trị thặng dư. - Nếu trao đổi không ngang giá, tức là hàng hóa có thể bán cao hoặc thấp hơn giá trị. Nhưng trong nền sản xuất hàng hóa, mỗi người sản xuất vừa là người bán, vừa là người mua. Như vậy, lưu thông không tạo ra giá trị thặng dư. Xét ngoài lưu thông: tiền đề trong két sắt, hàng hóa để trong kho thì bản thân chúng không thể tự làm tăng giá trị cũ mình lên để có giá trị thặng dư. Vậy, lưu thông T-H-T’ không tạo ra giá trị thặng dư, nhưng nếu không có lưu thông thì không có giá trị thặng dư. Do đó, “giá trị thặng dư không thể xuất hiện trong lưu thông và không thể xuất hiện ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông đồng thời không phải trong lưu thông”. Đó là mâu thuẫn của công thức chung tư bản. 1.1.2. Sức lao động và điều kiện sức lao động thành hàng hóa 1.1.2.1. Sức lao động Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó mang ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó. Trong bất cứ xã hội nào,sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất. Nhưng sức lao động không phải bao giờ cũng là hàng hóa, nó chỉ biến thành hàng hóa trong những điều kiện lịch sử nhất định. Thực tiễn lịch sử cho thấy, sức lao động của người nô lệ không phải là hàng hóa, vì bản thân người nô lệ thuộc sở hữu của chủ nô, anh ta không có quyền bán sức lao động của mình. Người thợ thủ công tự do tuy được tùy ý sử dụng sức lao động của mình, nhưng sức lao động của anh ta cũng không phải *GVHD: Th.s Hoàng Xuân Lĩnh * SVTH: Ngô Thị Ngọc Bích Nguyễn Thị Ngọc Ánh B 10 [...]... thời đại mới trong lịch sử xã hội – Thời đại của CNTB 1.2.HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG VÀ GIÁ CẢ CỦA HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG 1.2.1 Hàng hóa sức lao động Cũng giống như hàng hóa thông thường, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính đó là giá trị và giá trị sử dụng Nhưng là một loại hàng hóa đặc biệt, hàng hóa sức lao động có những khác biệt so với hàng hóa thông thường ở trên hai phương diện: giá trị và giá... nhất định Vậy thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy; hay nói cách khác, giá trị hàng hóa sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất sức lao động Là hàng hóa đặc biệt, giá trị hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường ở chỗ nó... Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là công cụ để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng sức lao động của con người sử dụng lao động Khác với hàng hóa thông thường, sau quá trình tiêu dùng hay sử dụng thì các giá trị và giá trị sử dụng đều biến mất theo thời gian thì hàng hóa sức lao động khi được tiêu dùng ngoài việc sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó đồng thời... của hàng hóa sức lao động 11 *GVHD: Th.s Hoàng Xuân Lĩnh * SVTH: Ngô Thị Ngọc Bích Nguyễn Thị Ngọc Ánh B Tìm hiểu học thuyết về hàng hóa sức lao động của Các Mác và ý nghĩa của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay Giá trị hàng hóa sức lao động cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định Nhưng sức lao động. .. học thuyết về hàng hóa sức lao động của Các Mác và ý nghĩa của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay là hàng hóa, vì anh ta có TLSX để làm ra sản phẩm nuôi sống mình; chứ chưa buộc phải bán sức lao động để sống 1.1.2.2 Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa * Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi có đủ hai điều kiện sau: Thứ nhất, người lao động phải được... Tìm hiểu học thuyết về hàng hóa sức lao động của Các Mác và ý nghĩa của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay C.KẾT LUẬN Việc nghiên cứu, tìm hiểu quan điểm lý luận về hàng hóa sức lao động của C.Mác có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam Đảng và Nhà nước ta đã thừa nhận sức lao động là hàng hóa (khi có đủ các điều... hiện lao động và cũng không có của cải nào khác buộc phải bán sức lao động để kiếm sống Vì nếu được tự do về thân thể và có tư liệu sản xuất ra hàng hóa để bán chứ không bán sức lao động Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện nói trên tất yếu biến sức lao động thành hàng hóa Sức lao động biến thành hàng hóa là điều kiện quyết định để biến thành tư bản Tuy nhiên, để tiền biến thành tư bản thì lưu thông hàng. .. được tự do về thân thể .Sức lao động chỉ xuất hiện trên thị trường với tư cách là hàng hóa, nếu nó do bản thân người có sức lao động đưa ra bán Vậy người lao động phải được tự do về thân thể, có quyền sở hữu sức lao động của mình, thì mới đem bán sức lao động được Nếu họ là nô lệ hoặc đang bị ràng buộc bởi cơ quan, nhà nước sẽ không có điều kiện để bán sức lao động Thứ hai, người lao động không có tư liệu... công là giá cả của lao động Sự thật thì tiền công không phải là giá trị hay giá cả của lao động, vì lao động không phải là hàng hóa Sở dĩ như vậy là vì: -Nếu lao động là hàng hóa, thì nó phải có trước, phải được vật hóa trong một hình thức cụ thể nào đó Tiền đề để cho lao động vật hóa được là phải có tư liệu sản xuất Nhưng nếu người lao động có tư liệu sản xuất, thì họ sẽ bán hàng hóa do mình sản xuất... Việt Nam hiện nay 2.2.1.1.Khái niệm thị trường hàng hóa sức lao động Thị trường sức lao động là thị trường mà trong đó các dịch vụ lao động được mua bán thông qua các quá trình để xác định số lượng lao động được sử dụng cũng như mức tiền công, tiền lương Tại đây, người lao động (bên cung) và người sử dụng lao động (bên cầu) là hai chủ thể của thị trường lao động, có quan hệ ràng buộc với 21 *GVHD: Th.s . động và điều kiện sức lao động thành hàng hóa 10 1.2.HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG VÀ GIÁ CẢ CỦA HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG 11 1.2.1. Hàng hóa sức lao động 11 1.2.2.Giá cả hàng hóa sức lao động: Tiền công. – Thời đại của CNTB. 1.2.HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG VÀ GIÁ CẢ CỦA HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG 1.2.1. Hàng hóa sức lao động Cũng giống như hàng hóa thông thường, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính. - Hàng hóa sức lao động của C.Mác và thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu: Quan điểm của C.Mác về lý luận hàng hóa sức lao động và thị trường hàng hóa sức lao động

Ngày đăng: 05/01/2015, 21:49

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

  • CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • Chủ nghĩa xã hội

  • CNXH

  • Chủ nghĩa tư bản

  • CNTB

  • Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

  • CNH – HĐH

  • Tư bản chủ nghĩa

  • TBCN

  • Tư liệu sản xuất

  • TLSX

  • Xã hội chủ nghĩa

  • XHCN

  • A. MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

    • 4. Phương pháp nghiên cứu

    • 5. Cấu trúc đề tài.

    • B. NỘI DUNG

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan