1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN KINH tế CHÍNH TRỊ lý LUẬN HÀNG hóa sức LAO ĐỘNG TRONG tác PHẨM tư bản của các mác, và VIỆC vận DỤNG lý LUẬN đó vào PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG ở nước TA

26 570 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 184,5 KB

Nội dung

“Tư¬ bản” là công trình khoa học nghiên cứu về chủ nghĩa tư¬ bản (CNTB) thời kỳ tự do cạnh tranh dựa trên sự tổng kết tư¬ liệu thực tiễn của nước Anh từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX, trình bày sự phát sinh, phát triển của phư¬ơng thức sản xuất t¬ư bản chủ nghĩa và vạch rõ những mâu thuẫn trong lòng CNTB tất yếu sẽ thúc đẩy nó quá độ lên một phư¬ơng thức sản xuất cao hơn. Nh¬ững nội dung của nó cung cấp cho ngư¬ời đọc không chỉ những tri thức về phư¬ơng thức sản xuất TBCN, về kinh tế thị trư¬ờng TBCN mà cả nhiều tri thức chung về kinh tế chính trị, về triết học và xã hội học v.v…

Trang 1

MỞ ĐẦU

“Tư bản” là công trình khoa học nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản (CNTB)thời kỳ tự do cạnh tranh dựa trên sự tổng kết tư liệu thực tiễn của nước Anh từthế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX, trình bày sự phát sinh, phát triển của phươngthức sản xuất tư bản chủ nghĩa và vạch rõ những mâu thuẫn trong lòng CNTBtất yếu sẽ thúc đẩy nó quá độ lên một phương thức sản xuất cao hơn Những nộidung của nó cung cấp cho người đọc không chỉ những tri thức về phương thứcsản xuất TBCN, về kinh tế thị trường TBCN mà cả nhiều tri thức chung về kinh

tế chính trị, về triết học và xã hội học v.v…

Ngày nay tình hình đã thay đổi rất nhiều so với khi C.Mác viết tác phẩm

“Tư bản”, vì vậy nhiều tư liệu lịch sử cụ thể lúc bấy giờ là đúng thì bây giờ lạikhông thích hợp nữa Nhưng nhiều nguyên lý, nhiều quy luật kinh tế C.Mác đãphát hiện, như những quy luật về sản xuất và lưu thông hàng hoá, về sản xuất giátrị thặng dư, về lợi nhuận, về thương nghiệp, tín dụng, ngân hàng, về cơ chế thịtrường tự do cạnh tranh, về khủng hoảng kinh tế v.v , đặc biệt là lý luận về hànghóa sức lao động, vẫn mang tính khoa học và ý nghĩa thực tiễn đến tận bây giờ

Đối với nước ta, trong suốt mấy chục năm tồn tại nền kinh tế kế hoạchhóa tập trung, ở nước ta, thị trường lao động với tư cách là một bộ phận cấuthành của thị trường, các yếu tố sản xuất đã không được công nhận Điều này cónguồn gốc từ các thành kiến mang tính nhận thức về hàng hóa sức lao động, vềviệc làm, về thất nghiệp Trong đó, quan điểm về sức lao động là hàng hóa, cóthể mua, bán, trao đổi được coi là một điều cấm kỵ Phân bổ lao động được thựchiện chủ yếu bằng sự điều động của nhà nước, thông qua các biện pháp hànhchính, mệnh lệnh, rất ít khi tính đến các nhu cầu của thị trường Các quyết địnhliên quan đến nguồn lao động, nhất là các quyết định về phân bổ lực lượng laođộng, về luân chuyển lao động, chủ yếu được thực hiện nhằm mục tiêu giảiquyết các vấn đề về công bằng xã hội hơn là chú trọng đến hiệu quả kinh tế

Hơn thế, quan điểm cho rằng, chỉ có các hoạt động trong khu vực kinh tếnhà nước và khu vực kinh tế tập thể mới được coi là có lao động, là có việc làm,trong một thời gian dài đã làm đóng băng thị trường lao động của khu vực phinhà nước Những người làm việc ngoài hệ thống các cơ quan đơn vị kinh tế nhànước hay tập thể thường bị coi là không có việc làm, thậm chí những việc họlàm còn bị coi là “bất hợp pháp” Những người đi làm thuê, hoặc những ngườiđứng ra thuê mướn nhân công, tạo công ăn việc làm cho người lao động ngoàikhu vực quốc doanh và tập thể bị coi là bóc lột, bị hạn chế và phân biệt đối xửnặng nề

1

Trang 2

Chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam gần 30 năm qua đã mang lại những thayđổi về chất liên quan đến phân bổ và sử dụng lực lượng lao động Thị trường laođộng đã được công nhận về mặt pháp luật và bước đầu có những hoạt động cụthể Trên thực tế, sức lao động đã dần được coi là một loại hàng hóa, thể hiệnqua việc công nhận quyền tự do tìm việc làm của người lao động và quyền thuêmướn người lao động làm việc cho mình của các chủ sử dụng lao động Đại hộiĐảng lần thứ XI đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh phát triển thị trường lao động Tiềnlương, tiền công phải được coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo cơchế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Chế độ hợp đồng lao động được mởrộng, áp dụng phổ biến cho các đối tượng lao động Đổi mới tổ chức và hoạtđộng của các trung tâm dịch vụ việc làm của Nhà nước; khuyến khích tổ chứccác hội chợ việc làm; phát triển các tổ chức dịch vụ tư vấn, sàn giao dịch, giớithiệu việc làm đi đôi với tăng cường quản lý của Nhà nước; ngăn chặn các hành

vi lừa đảo và các hiện tượng tiêu cực khác”.1

Nền kinh tế thị trường đang thoát dần khỏi những ràng buộc về nhậnthức và thực tiễn cũ Tuy nhiên, trong những khó khăn lớn về nhận thức màchúng ta đang gặp phải có vấn đề bản chất của lao động và thị trường lao động.Từng quen với quan niệm coi lao động là một giá trị xã hội và tinh thần caonhất, một giá trị tự thân, thoát ra ngoài sự trao đổi, nhiều người không khỏi bỡngỡ khi thay đổi quan niệm về lao động, bởi vì từ nay lao động cũng không thểnằm bên ngoài các quan hệ thị trường Dù có mang những phẩm chất đặc biệtthế nào đi nữa, sức lao động vẫn là một thứ hàng hóa để mua bán theo giá trịcủa nó trên thị trường, xét trong mối tương quan với các hàng hóa khác và ngay

cả với chính nó Vì vậy, việc tiếp tục nhận thức, vận dụng hợp lý lý luận hànghóa sức lao động, về thị trường lao động là một vấn đề quan trọng trong quátrình phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay

Với ý nghĩa đó, tác giả đã chọn vấn đề " Lý luận hàng hóa sức lao động trong tác phẩm Tư bản của C Mác và việc vận dụng lý luận đó vào phát triển thị trường lao động ở nước ta" để làm nội dung thu hoạch tác phẩm “Tư bản”

của C.Mác

NỘI DUNG

1 Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,

2011, tr 213

Trang 3

1 Lý luận hàng hóa sức lao động trong tác phẩm Tư bản của C Mác

1.1 Điều kiện xuất hiện hàng hoá sức lao động

Theo C.Mác: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những nănglực thể chất và tinh thần tồn tại trong mọi cơ thể, trong mọi con người đangsống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụngnào đó”2

Như định nghĩa này của C.Mác thì sức lao động đã xuất hiện từ lâu, cùngvới sự xuất hiện của con người, từ khi con người biết tiến hành sản xuất để tạo

ra tư liệu sinh hoạt cho bản thân Trải qua quá trình lâu dài, sức lao động ngàycàng được hoàn thiện hơn, thể hiện trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Ởmọi thời kỳ, mọi nơi có tiến hành sản xuất đều có sự tồn tại của sức lao động.Nhưng sức lao động trở thành hàng hoá lại là đặc thù của một thời kỳ phát triểnlịch sử, "trạng thái của một xã hội trong đó người công nhân xuất hiện trên thịtrường hàng hoá làm người bán sức lao động của bản thân mình, bỏ cách rất xa cáctrạng thái xã hội của thời kỳ nguyên thuỷ"3

Nếu không kể tới thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ thì trong một thời gian dài,sức lao động cùng với người có sức lao động bị cột chặt vào chủ nô và địa chủphong kiến Người nô lệ thì bị áp đặt lao động cưỡng bức, bị đối xử nh mét công

cụ biết nói và chịu sự chi phối hoàn toàn về mọi mặt của chủ nô Còn người nôngdân tá điền, tuy không bị lệ thuộc hoàn toàn vào địa chủ, nhưng họ lại không đượcquyền tự do di chuyển, lùa chọn chủ đất làm thuê Sức lao động trong thời kỳphong kiến đã manh nha trở thành hàng hoá nhưng lại bị chặn bởi sự bóc lột siêukinh tế, dưới bạo lực của địa chủ phong kiến trấn áp Người lao động có sức laođộng chỉ làm thuê cho một địa chủ và chịu sự áp đặt tiền công mà không có quyềnđịnh giá cả của nó Điều này đã làm cho sức lao động không phải được thuê mua

mà là bị áp bức cung cấp, nên sức lao động không thể trở thành hàng hoá được

Quan hệ sản xuất phong kiến đã trở thành lực cản cho sự phát triển củalực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất càng phát triển càng làm cho xã hộiphong kiến thêm bất ổn định và quan hệ sản xuất phong kiến phải nhường chỗcho quan hệ sản xuất mới, tiên tiến hơn mà cơ sở cho sù ra đời của phương thứcsản xuất đó chính là sản xuất hàng hoá giản đơn đã được chuẩn bị sẵn chínhtrong lòng xã hội phong kiến Sự phát triển của phân công lao động xã hội đãlàm cho kinh tế hàng hoá giản đơn phát triển nhanh hơn, chuyển sang nền kinh

tế tư bản chủ nghĩa mà nền tảng là chế độ lao động làm thuê và sự bóc lột sứclao động của các ông chủ tư sản

2C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.251

3 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.266

3

Trang 4

Dưới tác động của quy luật giá trị, những người sản xuất nhỏ, lạc hậu, sảnxuất với chi phí cao, sản phẩm ít phong phú đã không thể tồn tại được trongnền kinh tế hàng hoá phát triển Những người sử dụng kỹ thuật cao hơn, vớilượng hao phí lao động cần thiết ít hơn nhưng vẫn bán hàng hoá theo giá cả thịtrường sẽ trở nên giàu có Lúc đó, những người sản xuất bị phân hoá thành các nhà

tư bản do tích tụ được một lượng vốn lớn và những người vô sản do bị phá sảntrong sản xuất và trở thành lao động làm thuê Sự phân chia xã hội thành nhữngnhà tư bản và tầng lớp vô sản đã tạo ra một chế độ kinh tế mới mà nền tảng là chế

độ lao động làm thuê Lúc này trên thị trường xuất hiện một loại hàng hoá đặc biệt

là hàng hoá sức lao động Người bán là người lao động không có tư liệu sản xuất,còn người mua là nhà tư bản có vốn liếng, tư liệu sản xuất trong tay Quá trình muabán hàng hoá sức lao động diễn ra tạo điều kiện cho sức lao động kết hợp được với

tư liệu sản xuất, tạo nên quá trình sản xuất C.Mác viết: “Sức lao động chỉ cóthể xuất hiện trên thị trường với tư cách là hàng hoá khi nó được đưa ra thịtrường và chỉ trong chừng mực nó được đưa ra thị trường, hay được chínhngười chủ của nó, tức bản thân người có sức lao động đó đem bán Muốn chongười chủ sức lao động ấy có thể đem bán được nó với tư cách là hàng hoá, thìngười đó phải có khả năng chi phối được sức lao động ấy, do đó người ấy phải

là kẻ tự do sở hữu năng lực lao động của mình, thân thể mình”4

Nh vậy, điều kiện đầu tiên để sức lao động trở thành hàng hoá là người chủ

sở hữu sức lao động phải được tự do chi phối năng lực lao động của mình Với tưcách là một người tự do có sức lao động, anh ta có quyền bán hoặc không bán sứclao động của mình, có quyền thoả thuận giá cả với người mua, có quyền lùa chọnloại công việc mình thích, thời gian cũng như điều kiện lao động khi ở trên thịtrường Với tư cách là người có sức lao động, "anh ta và người chủ tiền gặp nhautrên thị trường và quan hệ với nhau với tư cách là những người chủ hàng hoábình đẳng với nhau, chỉ khác nhau ở chỗ một người thì mua, còn người kia thìbán, và vì thế cả hai đều là người bình đẳng về mặt pháp lý"5

Tuy nhiên, được tự do về mặt thân thể không chưa đủ, mà người sở hữusức lao động còn phải là người không có hoặc không đủ tư liệu sản xuất, haynói cách khác là không có gì để đảm bảo cho nhu cầu sinh tồn của bản thânmình ngoài việc bán sức lao động Điều kiện thứ hai này cho thấy rằng, người

có sức lao động được tự do về thân thể, nếu có tư liệu sản xuất, họ sẽ tự sảnxuất ra sản phẩm để mang đi bán chứ không bán sức lao động, nh C.Mác đãnói: “Người chủ tiền phải tìm được người lao động tự do trên thị trường hànghoá, tù do theo hai nghĩa: theo nghĩa là một con người tự do, chi phối được sức

4 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.251

5 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.251

Trang 5

lao động của mình với tư cách là một hàng hoá, với mặt khác anh ta không còn

có một hàng hoá nào để bán, nói một cách khác là trần như nhộng, hoàn toànkhông có những vật cần thiết để thực hiện sức lao động của mình”6

Hai điều kiện trên thuộc về bản thân người sở hữu sức lao động, tạo racho họ quyền tự định đoạt việc bán sức lao động của mình

Điều kiện thứ ba để đảm bảo sức lao động là hàng hoá, đó là người laođộng chỉ bán sức lao động của mình trong một thời gian nhất định Thời gian đóđược người mua và người bán hàng hoá sức lao động thoả thuận trên thị trường

và được thể hiện trên hợp đồng để nhằm đảm bảo tính pháp lý của nó NhưC.Mác đã nói: “Người sở hữu sức lao động bao giê cũng chỉ bán sức lao động

đó trong một thời gian nhất định thôi, bởi vì anh ta bán đứt hẳn toàn bộ sức laođộng ấy trong một lần thì anh ta bán cả bản thân anh ta, và từ chỗ là một người

tự do, anh ta sẽ trở thành một người nô lệ, từ chỗ là một người chủ hàng hoá,anh ta sẽ trở thành một hàng hoá Với tư cách là một con người, anh ta phảithường xuyên duy trì mối quan hệ đối với sức lao động của mình như là đối vớivật sở hữu của mình và vì vậy như là đối với một hàng hoá của bản thân mình.Điều đó chỉ có thể thực hiện được trong chừng mực anh ta bao giờ cũng chỉ đểcho người mua sử dụng hoặc tiêu dùng sức lao động của mình một cách nhấtthời, trong một thời hạn nhất định thôi, do đó chỉ trong chừng mực là khi bánsức lao động, anh ta vẫn không từ bỏ quyền sở hữu về sức lao động ấy”7

Điều kiện thứ tư là luôn tồn tại một lớp người sẵn sàng mua sức lao độngtrên thị trường - đó là các nhà tư bản Một loại hàng hoá đưa ra trên thị trườnglàm đối tượng cho quá trình trao đổi thì cần phải có chủ thể và khách thể củaquá trình trao đổi Chủ thể của việc bán sức lao động là người công nhân, cònkhách thể là nhà tư bản Quá trình trao đổi giữa lao động sống với lao động vậthoá đã làm xuất hiện người lao động ở phía này và nhà tư bản ở phía kia Ngườicông nhân cần có tư liệu sinh hoạt để đảm bảo sự sinh tồn của mình nên bắtbuộc phải bán sức lao động để thoả mãn điều đó

Nhưng nhà tư bản - những người có tiền, có tư liệu sản xuất, tư liệu sinhhoạt thì họ vẫn có đủ điều kiện để tự sản xuất ra và tiêu dùng tư liệu sinh hoạt

mà không cần phụ thuộc ai thì điều gì đã bắt họ xuất hiện trên thị trường với tưcách là người mua sức lao động? Nhà tư bản cần mua sức lao động của ngườikhác để làm tăng thêm số giá trị mà họ đã chiếm được

Việc người có tiền mua sức lao động và tư liệu sản xuất nhằm làm tăngthêm giá trị chiếm được đó đã biến những người có tiền bình thường thànhnhững người tư bản

6 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.253

7 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.251-252

5

Trang 6

Ở đây, sức lao động được mua không phải vì sự phục vụ của nó hay sảnphẩm của nó nhằm thoả mãn những nhu cầu cá nhân của người mua nó Mụcđích của người mua là làm tăng thêm giá trị của tư bản, là sản xuất ra nhữnghàng hoá chứa đựng nhiều lao động hơn số hắn trả, và do đó chứa đựng mộtphần giá trị mà hắn chẳng tốn kém gì nhưng vẫn được thực hiện khi bán hànghoá “Sức lao động chỉ có thể bán được chừng nào nó bảo tồn được tư liệu sảnxuất với tư cách là tư bản, chừng nào nó tái sản xuất ra được giá trị của bản thân

nó với tư cách là tư bản, và cung cấp được một nguồn tư bản phụ thêm dướidạng lao động không công Do đó, những điều kiện để bán sức lao động, dù cóthuận lợi nhiều hay ít cho người lao động, vẫn giả định sự cần thiết phải khôngngừng lắp lại việc bán sức lao động và việc tái sản xuất không ngừng mở rộngnhững của cải với tư cách là tư bản”8

Điều này chứng tỏ rằng, tư bản chỉ phát sinh ở những nơi nào mà ngườichủ tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt tìm thấy được người lao động tự do với

tư cách là người bán sức lao động của mình trên thị trường

Với những điều kiện trên, sức lao động thật sự trở thành hàng hoá đượcmua bán trên thị trường Hai loại người rất khác nhau đã gặp và tiếp xúc vớinhau, một bên là người có tiền, có tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt cần muasức lao động để làm tăng thêm giá trị đã có, còn bên kia là những người laođộng tự do bán sức lao động của bản thân mình

1.2 Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động

Là một hàng hoá được mua bán trên thị trường, cho nên hàng hoá sức laođộng cũng có giá trị và giá trị sử dụng như những hàng hoá thông thường khác.Tuy nhiên, là một hàng hoá đặc biệt, hàng hoá sức lao động có tính chất khác xa

so với những hàng hoá thông thường khác

* Về giá trị sức lao động:

Giá trị sức lao động được quyết định bởi lao động xã hội cần thiết để sảnxuất và tái sản xuất ra sức lao động Nhưng sức lao động là khả năng lao động,nên số thời gian lao động cần thiết kết tinh trong nó chính là do giá trị củanhững tư liệu sinh hoạt mà người có sức lao động ấy đã tiêu dùng tạo thành Đểduy trì, tái tạo sức lao động của mình, con người đã sử dụng một lượng tư liệusinh hoạt nhất định nên "giá trị của sức lao động là do giá trị của những tư liệusinh hoạt cần thiết của một người lao động trung bình quyết định"9

C.Mác cho rằng, sức lao động chỉ được sản xuất ra trong một con ngườiđang sống Vì vậy, việc sản xuất ra sức lao động chỉ có thể xảy ra khi có sự tồntại của con người đó, hay chính là việc duy trì cuộc sống của con người đó

8C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.872

9 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.732

Trang 7

Những tư liệu sinh hoạt mà người có sức lao động sử dụng hàng ngày cũng cómột lượng giá trị nhất định và lượng giá trị đó trở thành đại lượng quyết địnhgiá trị của sức lao động "Giá trị của sức lao động được quy thành giá trị của mộttổng số những tư liệu sinh hoạt nhất định Vì vậy, giá trị ấy thay đổi cùng với sựthay đổi của giá trị các tư liệu sinh hoạt đó, nghĩa là cùng với sự thay đổi đạilượng thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra chúng"10 Điều này phụ thuộcvào trình độ văn minh của mỗi nước trong những giai đoạn lịch sử khác nhau.Ngoài ra, quy mô của tư liệu sinh hoạt cần thiết và phương thức thoả mãnnhững nhu cầu về tư liệu sinh hoạt cần thiết đó lại phụ thuộc vào điều kiện sống

và thói quen sinh hoạt của người lao động đó; do đó, "việc quy định giá trị sứclao động bao hàm một yếu tố lịch sử và tinh thần Nhưng, đối với một nước nhấtđịnh và đối với một thời kỳ nhất định, thì tính trung bình, quy mô của những tưliệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhất định"11

Người sở hữu sức lao động có thể chết đi và cần có người thay thế, nốidõi nên sức lao động phải thường xuyên được thay thế bằng những sức lao độngmới; điều này khẳng định rằng trong tổng tư liệu sinh hoạt cần thiết cho việc táisản xuất sức lao động phải bao gồm cả những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho concái của người lao động tồn tại và phát triển

Người lao động nào muốn "trở thành một sức lao động phát triển và đặcthù"12 thì người đó phải có kiến thức, trình độ học vấn và những thãi quen khéoléo trong một ngành lao động nhất định Điều này chỉ có được khi người laođộng phải trải qua một chương trình đào tạo nhất định với một chi phí cần thiếtnào đó mà sức lao động bình thường không cần đến Những chi phí học tập, đàotạo này phải nhập vào tổng số những chi phí dùng sản xuất và tái sản xuất sứclao động Đó là những chi phí làm tăng giá trị sức lao động; giúp cho người laođộng có ưu thế trên thị trường lao động

Giá trị của mọi hàng hoá khác có xu hướng càng giảm càng tốt; nhưnggiá trị của hàng hoá sức lao động lại có giới hạn thấp nhất của nó; đó chính là

"giá trị của cái khối lượng hàng hoá mà hằng ngày thiếu nó thì kẻ mang sức laođộng, tức con người, sẽ không thể khôi phục lại quá trình sống của mình, tức làtạo thành giá trị của những tư liệu sinh hoạt không thể thiếu được về mặt sinhlý"13 Vượt mức giới hạn này, người lao động sẽ có cuộc sống thấp và việc sửdụng sức lao động của người này sẽ bị ảnh hưởng và giá trị sử dụng của hànghoá sức lao động khó phát huy tốt được

10 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.258

11 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.256-257

12 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.257

13 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.259

7

Trang 8

Cũng như các hàng hoá khác, người mua hàng hoá tuy phải thực hiện giátrị, nhưng mục đích của họ là giá trị sử dụng của hàng hoá đó Nhà tư bản cũngvậy, họ bỏ tiền ra mua sức lao động chỉ vì hàng hoá này có giá trị sử dụng rất đặcbiệt, thoả mãn sự thèm khát của nhà tư bản và duy trì quan hệ sản xuất TBCN

Người chủ tiền của chúng ta phải có được điều may mắn là phát hiệnđược trong lĩnh vực lưu thông, tức là trên thị trường “một thứ hàng hoá mà bảnthân giá trị sử dụng của nó được cái đặc tính độc đáo là một nguồn sinh ra giátrị - một thứ hàng hoá mà khi tiêu dùng nó thật sự thì vật hoá được lao động, và

do đó sẽ tạo được giá trị”14

Chính giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động mới có tính chất đặc biệt

nh vậy, tạo ra sự hấp dẫn kỳ lạ của lao động sống trong quá trình sản xuất

* Về giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động:

Trên thị trường, người công nhân và nhà tư bản thoả thuận với nhau về giá

cả sức lao động cũng như những điều kiện của lao động Bước ra ngoài thị trườngsức lao động, hay khỏi quá trình lưu thông thì sức lao động đã hoàn toàn là củanhà tư bản Lúc này mới chính là lúc giá trị sử dụng của sức lao động biểu hiện.C.Mác đã viết: "Giá trị của nó cũng như giá trị của bất cứ hàng hoá nào khác, đãđược quyết định trước khi nó đi vào lưu thông , nhưng giá trị sử dụng của sứclao động thì chỉ bao hàm ở những biểu hiện sau này của sức đó mà thôi"15

Giá trị sử dụng của sức lao động là tính có ích của sức lao động thoả mãnnhu cầu sản xuất của nhà tư bản Nhà tư bản cần có sức lao động của ngườicông nhân kết hợp với tư liệu sản xuất của mình để tạo ra giá trị sử dụng, tạo racác hàng hoá Chính vì vậy, mà tính có ích của sức lao động chỉ được thể hiện

ra trong quá trình sản xuất Người lao động bán sức lao động bằng cách laođộng sản xuất theo yêu cầu của người mua Người mua tiêu dùng sức lao động

là nhằm sử dụng tính có ích của sức lao động Đặc tính có ích của sức lao độngkhông chỉ là năng lực tạo ra các giá trị sử dụng mà "cái có ý nghĩa quyết định làgiá trị sử dụng đặc biệt của thứ hàng hoá đó, là cái đặc tính của nó làm mộtnguồn sinh ra giá trị, hơn nữa lại sinh ra một giá trị lớn hơn giá trị của chính bảnthân nó Đó là sự phục vụ đặc biệt mà nhà tư bản mong chờ ở nó"16

Người mua bán sức lao động thực hiện giá trị trao đổi của sức lao động

và nhượng lại giá trị sử dụng của sức lao động đó Anh ta không thể nhận đượcgiá trị trao đổi mà lại không chuyển nhượng giá trị sử dụng Người mua đã phảitrả giá trị hàng ngày của sức lao động, vì vậy, việc tiêu dùng sức lao động ấytrong một ngày là thuộc quyền của anh ta; và nhà tư bản biết được rằng "chi phí

14 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.250-251

15 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.260

16 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.289-290

Trang 9

hằng ngày để duy trì sức lao động và sự tiêu phí sức lao động ấy trong một ngày

-đó là hai đại lượng hoàn toàn khác nhau Đại lượng thứ nhất quyết định giá trịtrao đổi của nó, đại lượng thứ hai tạo thành giá trị sử dụng của nó"17 Điều nàycũng có nghĩa là giá trị của sức lao động và giá trị được tạo ra trong quá trình sửdụng sức lao động là hai đại lượng khác nhau Chính nhà tư bản đã nhằm vào sựchênh lệch và giá trị đó khi mua sức lao động; và do đó mới chính là tính có íchthật sự của sức lao động đối với nhà tư bản

Tính có ích của sức lao động "chỉ thật sự được thực hiện, tức chỉ thật sựtạo ra một giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó khi sức lao động phải hoạt độngtrong những điều kiện bình thường"18, đó là các điều kiện:

Một là, bảo đảm tính chất bình thường của những yếu tố vật chất của lao

động: tư liệu lao động, nguyên nhiên vật liệu đạt trình độ phổ biến bình thường

Hai là, bản thân sức lao động cũng phải là một sức lao động bình thường,

nghĩa là trong ngành chuyên môn mà sức lao động ấy được sử dụng, nó phải có mộttrình độ trung bình về mặt tài nghệ, về mặt thành thục và về tốc độ Điều này cónghĩa là muốn nâng cao giá trị sử dụng của sức lao động thì phải cho người côngnhân trải qua một thời gian được đào tạo và huấn luyện chuyên môn nhất định

Ba là, nguyên liệu và tư liệu lao động phải được tiêu dùng một cách hợp

lý, nếu bị tiêu phí một cách bất hợp lý thì chúng sẽ không được tính đến vàkhông tham gia vào việc hình thành giá trị sản phẩm

Trong nền kinh tế hàng hoá, sức lao động được vận dụng chủ yếu để sảnxuất ra hàng hoá cho xã hội Sức lao động chính là lao động sống sẽ làm hồisinh lao động quá khứ - lao động chết, để tạo ra một giá trị sử dụng mới, mộthàng hoá mới Việc kết hợp lao động sống với lao động quá khứ sẽ tạo ra mộtgiá trị mới cao hơn tổng giá trị của sức lao động và tư liệu sản xuất đã kết hợp,

mà nguồn gốc phần tăng thêm đó là từ lao động sống, hay do giá trị sử dụng củahàng hoá sức lao động được bảo tồn và chuyển vào giá trị hàng hoá mới Giá trịcủa hàng hoá sức lao động đó được C.Mác gọi là phần tư bản khả biến (v).Nhà tư bản dùng phần tư bản khả biến này để trả công cho người bán sức laođộng Do vậy, quá trình giá trị hàng hoá sức lao động chuyển hoá thành tiềncông luôn ẩn giấu sau quá trình lao động, nên dễ tạo ra sự hiểu lầm tiền công

là giá cả của lao động, nhưng thật sự tiền công là giá cả của sức lao động

1.3 Sự chuyển hoá giá trị sức lao động thành tiền công

* Tiền công là giá cả sức lao động chứ không phải giá cả lao động

Hàng hoá sức lao động có giá trị của nó, giá trị đó biểu hiện bằng tiền gọi

là giá cả sức lao động, hay tiền công Trong nền kinh tế hàng hoá, việc sức lao

17 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.289

18 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.292-293

9

Trang 10

động trở thành hàng hoá tạo điều kiện cho giá trị sức lao động chuyển hoá thànhtiền công Vì vậy, bản chất của tiền công trong nền kinh tế hàng hoá không phải

là giá cả của lao động mà "tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoásức lao động, là giá cả của hàng hoá sức lao động"19

Trên bề mặt của xã hội TBCN, giá trị sức lao động được thể hiện ra thànhtiền công và được lầm hiểu rằng đó là "một số lượng tiền nhất định trả cho một

số lượng lao động nhất định"20; nhưng thật ra, người công nhân không bán laođộng mà bán sức lao động Sức lao động hay năng lực lao động "là toàn bộ nănglực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đangsống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụngnào đó"; còn lao động là "quá trình tiêu dùng sức lao động là quá trình diễn ragiữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt động của chínhmình, con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và

tự nhiên"21 Hai khái niệm này khác nhau, nhưng có mối quan hệ với nhau Vìlao động không thể trở thành hiện thực, nếu không có sức lao động và muốn sứclao động được thực hiện thì phải có lao động Lao động, đó là một quá trình tạo

ra của cải vật chất và tinh thần, cùng các loại dịch vụ Quá trình này được bắtđầu sau khi sự giao dịch trên thị trường hàng hoá sức lao động đã được ký kết,quan hệ thị trường kết thúc và quá trình sản xuất được bắt đầu Để trở thànhhàng hoá thì đối tượng phải có sẵn trước khi bán, nhưng đối với lao động thì lạikhông diễn ra nh vậy Khi bán thì hàng hoá sẽ chuyển từ người bán sang ngườimua Với lao động chúng ta cũng không thấy sự chuyển đổi này Vì vậy, quanđiểm cho rằng, trên thị trường lao động được bán chính bản thân "lao động" làkhông chính xác hay nói cách khác là không có cơ sở khoa học

C.Mác hoàn toàn bác bỏ luận điệu cho rằng tiền công là giá cả của laođộng Bởi vì, nếu nói nh thế sẽ trở nên vô nghĩa, sẽ bị cuốn vào cái vòng luẩnquẩn, lao động sẽ là hàng hoá "Trong cách nói: "giá trị của lao động", khái niệmgiá trị không những hoàn toàn mất đi, mà còn biến thành cái đối lập với nó Đó làmột lời nói giả tưởng"22 Sự giả tưởng này thể hiện ở những điều vô lý nh sau:

Một là, nếu tiền công là giá cả của lao động thì lao động phải là hàng hoá

nh mọi hàng hoá khác phải có giá trị Lượng giá trị của mọi hàng hoá là dolượng lao động chứa đựng trong hàng hoá quy định Vậy chẳng lẽ giá trị của laođộng lại chính là lao động kết tinh trong lao động Đây là điều trùng lắp vô

19 Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh (2005), Giáo trình kinh tế học chính trị Mác - Lênin (tái bản), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.171.

20 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.754.

21 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.265-266

22 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.757

Trang 11

nghĩa Thật ra, khi lao động được thừa nhận là thước đo nội tại của giá trị thìbản thân lao động không có giá trị và do đó lao động không là hàng hoá.

Hai là, tiền công là giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và

người bán trên thị trường Nếu hàng hoá được mua bán ở đây là lao động, thìlao động phải tồn tại trước khi đưa ra thị trường để bán Mà lao động là một quátrình kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất để tạo ra sản phẩm, hay nóicách khác, lao động tạo ra sản phẩm, có lao động thì có sản phẩm (lao động tạo

ra phế phẩm là trường hợp cá biệt chứ không phải là bản chất của sản xuất) Và

nh vậy, người lao động sẽ bán sản phẩm đó chứ không bán lao động nữa, nênviệc nói công nhân bán lao động là không hợp lý

Ba là, nếu lao động là hàng hoá thì nó phải được trao đổi ngang giá, lúc

này giá cả lao động của công nhân sẽ bằng giá cả sản phẩm của anh ta Khi nhà

tư bản đem sản phẩm do lao động của công nhân tạo ra trao đổi trên thị trườngtheo đúng nguyên tắc ngang giá thì nhà tư bản sẽ không thu được chút giá trịthặng dư nào và sự tồn tại của nhà tư bản sẽ chấm dứt

Nếu nhà tư bản trao đổi không ngang giá để thu lợi nhuận thì nhà tư bảnlại vi phạm quy luật giá trị

Những điểm mâu thuẫn này cho thấy lao động không phải là hàng hoá vàcông nhân không bán lao động mà bán sức lao động Sức lao động của côngnhân là hàng hoá và giá trị của hàng hoá sức lao động được thể hiện ra trên bềmặt xã hội dưới hình thức tiền công

* Bản chất của tiền công bị che dấu bởi quá trình lao động:

Giá trị và giá cả sức lao động được biểu hiện ra bên ngoài thành tiềncông Nhưng nhìn bề ngoài thì tiền công biểu hiện giá cả của lao động Vậy, giátrị sức lao động quyết định giá cả của lao động, giá cả của lao động chỉ là biểuhiện bất hợp lý của giá cả sức lao động mà thôi

Ngày lao động được chia làm hai phần: Thời gian lao động tất yếu và thờigian lao động thặng dư Trong đó, thời gian lao động tất yếu bù đắp lại giá trị củasức lao động đã tiêu hao của người công nhân, còn thời gian lao động thặng dưmang lại giá trị thặng dư cho nhà tư bản Nhưng tiền công lại không thể hiện rõđiều này Đúng ra với tư cách giá cả sức lao động tiền công chỉ phụ thuộc vào độdài thời gian lao động tất yếu, nhưng nhà tư bản thuê công nhân làm việc trongsuốt thời gian lao động, và với cách nhìn tiền công là giá cả lao động thì tiền cônglại không phụ thuộc vào giá trị bản thân sức lao động, hay thời gian lao động mộtngày Chính vì vậy mà "tiền công đã xóa bỏ mọi vết tích phân chia ngày lao động

ra thành lao động cần thiết và lao động thặng dư thành lao động được trả công và

11

Trang 12

lao động không công Toàn bộ lao động thể hiện ra nh là lao động được trảcông"23 Quan hệ tiền tệ đã che mất lao động không công của người công nhânlàm thuê "Do bản chất của nó, tiền công đòi hỏi người lao động bao giờ cũngphải cung cấp một số lượng lao động không công nhất định"24

Sự chuyển hoá của giá trị sức lao động thành tiền công đã giúp tạo ra ảotưởng về quan hệ tự do, bình đẳng trong quan hệ mua - bán sức lao động giữanhà tư bản và công nhân Thực tế đó là mối quan hệ bất bình đẳng giữa nhà tưbản và công nhân làm thuê, vì người công nhân đã tạo ra một giá trị mới lớnhơn giá trị bản thân sức lao động của mình khi được nhà tư bản sử dụng trongquá trình sản xuất

Bản thân tiền công cũng có rất nhiều hình thức khác nhau, nhưng cơ bảnvẫn là hình thức tiền công tính theo thời gian và tiền công tính theo sản phẩm

Theo C.Mác "sức lao động bao giờ cũng được bán trong một kỳ nhấtđịnh Vì vậy, cái hình thức chuyển hoá trong đó giá trị hàng ngày, hàng tuần của sức lao động trực tiếp biểu hiện là hình thức tiền công tính theo thời gian"25

Nh vậy, tiền công tính theo thời gian là sự biểu hiện bằng tiền giá trị của giá trịsức lao động theo ngày, tuần Quy luật chung của tiền công theo thời gian là:

“Nếu số lượng lao động hàng ngày hay hàng tuần, đã cho sẵn thì tiềncông ngày hay tiền công tuần phụ thuộc vào giá cả sức lao động, bản thân giá cảnày lại biến đổi cùng với giá trị sức lao động hay cùng với những chênh lệchcủa giá cả sức lao động so với giá trị của nó Ngược lại, nếu giá cả lao động đãcho sẵn, thì tiền công ngày hay tiền công tuần phụ thuộc vào số lượng lao độnghàng ngày hay hàng tuần”26

Khi tiền công ngày hay tuần tăng thì giá cả sức lao động có thể khôngthay đổi về danh nghĩa, tuy vậy, nó vẫn có thể tụt xuống dưới mức bình thườngcủa nó Điều này xảy ra khi giá cả của giờ lao động không thay đổi, nhưng ngàylao động bị kéo dài quá mức bình thường của nó Giá cả sức lao động thấp trongkhoảng thời gian gọi là bình thường đã bắt buộc người công nhân; nếu muốnkiếm được một số tiền công nói chung tương đối đầy đủ, thì phải làm thêmngoài giờ để được trả công cao hơn Sự hạn chế ngày lao động bằng pháp luật

đã giúp bảo vệ quyền lợi người lao động Nh vậy, có thể rút ra quy luật "với giá

cả sức lao động đã cho sẵn thì tiền công ngày hay tuần phụ thuộc và số lượnglao động đã cung cấp và mức giá cả sức lao động thấp tác động nh là yếu tốkích thích việc kéo dài thời gian lao động"27

23C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.761

24 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.872

25 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.766

26 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.769

27 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.773

Trang 13

Tiền công tính theo thời gian có quan hệ chặt chẽ với tiền công tính theosản phẩm.

Tiền công tính theo sản phẩm là hình thức chuẩn hoá của tiền công tínhtheo thời gian; hình thức này càng làm cho người ta tin rằng "giá cả của laođộng không phải do phân số giữa giá trị hàng ngày của sức lao động và ngày laođộng với một số giê nhất định quyết định mà là do năng lực công tác của ngườisản xuất quyết định"28

Trên thực tế, tiền công tính theo sản phẩm không trực tiếp biểu hiện mộtquan hệ giá trị nào cả "Trong tiền công tính theo thời gian, lao động được trựctiếp đo bằng thời gian dài ngắn của nó; còn trong tiền công tính theo sản phẩmthì lao động được đo theo số lượng sản phẩm trong đó lao động đã ngưng độnglại trong một khoảng thời gian nhất định"29

Tiền công theo sản phẩm đã giúp cho công việc quản lý trong nền sảnxuất TBCN càng hoàn thiện theo hướng có lợi cho nhà tư bản Nó làm cho chấtlượng của lao động được kiểm tra bởi chính ngay sản phẩm của lao động Tiềncông tính theo sản phẩm là thước đo hoàn toàn chính xác để đo cường độ laođộng và năng suất lao động

Tiền công theo sản phẩm tạo ra sự chênh lệch về thu nhập giữa công nhânvới nhau do có sự khác biệt về tài khéo léo, sức lực, nghị lực, sức dẻo dai; qua

đó góp phần phát triển cá tính, tinh thần tự do, tính độc lập và khả năng tự kiểmtra của người công nhân; thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các công nhân với nhau.Điều này giúp cho việc quản lý trở nên có hiệu quả hơn

Tiền công là phạm trù phản ánh quan hệ giữa nhà tư bản và công nhânlàm thuê Vì vậy, tiền công là một trong những căn cứ quan trọng để nhà tưbản và công nhân làm thuê thoả thuận với nhau trên thị trường sức lao động

1.4 Thị trường sức lao động

Theo C.Mác, "muốn cho người chủ tiền tìm được trên thị trường một sứclao động với tư cách là hàng hoá thì một số những điều kiện khác nhau phảiđược thực hiện"30 Đó là:

Thứ nhất:

“Muốn cho người chủ sức lao động ấy có thể bán được nó với tư cách làhàng hoá, thì người đó phải có khả năng chi phối được sức lao động ấy, do đó,người ấy phải là kẻ tự do sở hữu năng lực lao động của mình, thân thể của mình.Anh ta và người chủ tiền gặp nhau trên thị trường và quan hệ với nhau với tưcách là những người chủ hàng hoá bình đẳng với nhau, chỉ khác ở chỗ một

28 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.777

29 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.780

30 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1993, tr.251

13

Ngày đăng: 11/04/2018, 09:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w