Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
96 KB
Nội dung
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lí luận: Lịch sử xã hội loài người là một tổng thể thống nhất bao gồm các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá. Chức năng của bộ môn Lịch sử là cung cấp những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của xã hội loài người (cả thế giới và dân tộc). Vì vậy trong dạy học lịch sử ngoài coi trọng tính cơ bản phải chú ý đến tính hệ thống, tính toàn diện, tính hiện đại của sự kiện lịch sử. Đặc biệt là tính toàn diện lịch sử là phải cung cấp cho học sinh sự kiện về mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, khoa học kỹ thuật, tư tưởng để giúp học sinh thấy được sự thống nhất và tác động qua lại giữa các lĩnh vực. Từ đó để nắm vững những sự kiện và quá trình Lịch sử là phải nắm nắm vững kiến thức liên quan đến khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Trong dạy học lịch sử để đạt hiệu quả bài học cao không thể chỉ sử dụng phương pháp truyền miệng truyền thống mà phải kết hợp phương pháp như: sử dụng đồ dùng trực quan, dạy học nêu vấn đề, đàm thoại, ngoại khoá và vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn. Dạy học liên môn bằng cách sử dụng kiến thức và phương pháp các bộ môn liên quan Lịch sử như: văn học, nghệ thuật, toán học, vật lí, địa lí, thiên văn học là hết sức cần thiết. Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong dạy học Lịch sử có tác dụng tăng thêm tính hấp dẫn trong dạy học, tác dụng làm sáng tỏ hơn những kiến thức học sinh đã học trong nhiều môn. Vì qua nội dung giao thoa giữa các bộ môn làm cho kiến thức của học sinh càng hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn. Dạy học liên môn trong dạy học Lịch sử làm cho học sinh nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, toàn diện trong các lĩnh vực đời sống, hiểu được tính toàn diện của Lịch sử, khắc phục tính rời rạc, tản mạn trong kiến thức. Dạy học liên môn trong dạy học Lịch sử là thực hiện tính kế thừa trong nhận thức khoá trình lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, tính toàn diện trong cấu trúc chương trình các môn học THPT. Đây thực chất là phương pháp dạy học đạt mục tiêu của nguyên tắc xây dựng khoá trình Lịch sử THPT và mục tiêu chung của giáo dục THPT. Trang 1 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Những yêu cầu của sử dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong dạy học Lịch sử là: - Phải có cái nhìn toàn diện và tổng thể lịch sử phát triển xã hội loài người vì con người muốn tồn tại thì phải tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm về cuộc sống gồm lĩnh vực xã hội và lĩnh vực tự nhiên, trên lĩnh vực tinh thần và lĩnh vực vật chất. - Yêu cầu giáo viên lịch sử phải có kiến thức vững vàng về bộ môn Lịch sử và một số bộ môn khác ở trường THPT, các lĩnh vực khoa học và nghệ thuật. Không chỉ nắm vững kiến thức chuyên môn, kiến thức các bộ môn mà còn phải nắm được phương pháp dạy học đặc trưng các bộ môn liên quan. Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong dạy học lịch sử, giáo viên có thể sử dụng một số loại tài liệu như: + Sử dụng tài liệu văn học + Sử dụng tác phẩm nghệ thuật như: kiến trúc, điêu khắc, hội họa + Sử dụng quan điểm triết học + Sử dụng định lí, định luật, tiên đề trong toán học, vật lí, hoá học + Sử dụng kiến thức thiên văn học, địa lí 1.2: Cơ sở thực tiễn: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực trong độc lập nhận thức của học sinh hiện nay đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Đặc biệt đối với giáo viên lịch sử vì hiện nay thực trạng chất lượng môn Sử qua các kì thi tốt nghiệp và Đại học, cao đẳng đang còn thấp. Môn Sử bị đưa lên bàn cân, là đề tài tranh luận sôi nổi về : nguyên nhân nào dẫn tới chất lượng môn Sử thấp ? Vấn đề đó đã trở thành nỗi trăn trở trong nhiều giáo viên dạy Lịch sử, vì vậy đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả bài học, tăng tính hấp dẫn đối với học sinh được nhiều giáo viên đặc biệt quan tâm. Nhiều phương pháp dạy học đổi mới đã được thử nghiệm và đã góp phần mang lại hiệu quả trong bài học như: dạy học nêu vấn đề, dạy học đàm thoại, sử dụng đồ dùng trực quan, tổ chức hoạt động ngoại khoá Nhưng đổi mới phương pháp dạy học bằng cách vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong dạy học Lịch sử thì đang còn là phương pháp khá mới mẻ, chưa phổ biến. Sở dĩ như vậy là do đây là phương pháp dạy học đạt hiệu quả bài học Lịch sử cao nhưng lại khó đối với giáo viên. Vì xuất phát từ yêu cầu của nguyên tắc Trang 2 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm vận dụng dạy học liên môn khá cao: giáo viên vừa vững vàng kiến thức chuyên môn vừa có kiến thức uyên thâm, vững chắc cùng với kỹ năng dạy học các môn liên quan Lịch sử như toán học, vật lí, hoá học, sinh học, văn học, địa lí, nghệ thuật Phương pháp dạy học Lịch sử phải đạt đến kỹ năng kỹ xảo mới kết hợp nhuần nhuyễn với phương pháp dạy học đặc trưng của các môn học liên quan khác. Nhận thức dạy học Lịch sử không chỉ đơn thuần là cung cấp sự kiện khô khan, rời rạc, không chỉ là vấn đề chính trị hay một cuộc chiến tranh, thì giáo viên nào cũng nhận thức được nhưng biến nó thành sự kiện hấp dẫn, đặt nó trong cái nhìn tổng thể thì không phải ai cũng làm được. Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong dạy học Lịch sử đối với các bài: văn hoá, kinh tế, bài ôn tập, tổng kết, bài khoa học kỹ thuật sẽ góp phần nâng cao hiệu quả bài học và phát huy tính tích cực trong độc lập nhận thức của học sinh. 1.3: Mục đích, đối tượng nghiên cứu: Xuất phát từ thực tiễn trên cùng với yêu cầu cấp thiết về đổi mới dạy học Lịch sử , kết hợp những thử nghiệm trên lớp học tại trường THPT, tôi nhận thấy nghiên cứu cách thức vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong dạy học Lịch sử để nâng cao hiệu quả bài học là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn và rất cần thiết hiện nay. Trong qúa trình giảng dạy Lịch sử lớp 10 ban cơ bản và ban nâng cao ở nhiều lớp tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp này để đưa lại hiệu quả học tập cao đồng thời phát huy được tính tính cực trong nhận thức của học sinh. Đề tài của tôi là: Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong dạy Mục 6: Văn hoá cổ đại Hi Lạp- Rôma trong bài Các quốc gia cổ đại phương Tây Hi lạp và Rô Ma (tiết 3) Qua đề tài này tôi muốn làm rõ hơn những vấn đề: - Những tư liệu liên môn cần thiết khi dạy tiết 3 của bài: Các quốc gia cổ đại phương Tây Hi lạp và Rô ma - Phương pháp vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn cụ thể từng phần trong bài để đạt hiệu quả bài học Lịch sử Trang 3 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Phân tích tác dụng của phương pháp vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong bài để phát huy tính độc lập nhận thức học sinh trên cả 3 mặt: giáo dưỡng, giáo dục, phát triển. 1.4. Thời gian và phương pháp nghiên cứu: Đề tài của tôi được nghiên cứu trong thời gian trực tiếp giảng dạy Lịch sử lớp 10 ban Cơ bản và ban Nâng cao tại trường. Đồng thời làm phương pháp so sánh, thực nghiệm tính hiệu quả của bài dạy bằng phương pháp dạy học truyền thống với bài dạy vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn, cùng khảo sát qua kết quả bài kiểm tra 15phút, bài 1 tiết. Kết quả Hs hứng thú hơn với cách dạy mới: vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn và tỉ lệ học lực khá, tốt tăng lên cao. Đề tài của tôi đã tham khảo các sách viết về phương pháp dạy học lịch sử trong và ngoài nước như phương pháp dạy học của PGS.TS - Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi; Những vấn đề chung về đổi mới GD THPT môn lịch sử của bộ GD-ĐT. Đồng thời để khảo sát chất lượng đề tài: tôi đã tham gia dự nhiều tiết dạy của đồng nghiệp để khảo chứng phương pháp đồng thời đóng góp ý kiến xây dựng ở tổ bộ môn. Đề tài của tôi mới chỉ đưa ra cách tiếp cận mới về phương pháp dạy học bằng cách vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong dạy học lịch sử lớp 10. Mặc dù cố gắng nhưng còn nhiều hạn chế, tôi rất mong nhận được đóng góp của đồng nghiệp để đạt hiệt quả cao hơn. Trang 4 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Sử dụng kiến thức thiên văn học - Nội dung: Nhờ những kinh nghiệm đi biển và kế thừa những hiểu biết về thiên văn học của người Phương Đông cổ đại, thì người Phương Tây cổ đại đã nâng những hiểu biết về thiên văn học lên cao hơn: đó là giải thích một số hiện tượng vũ trụ một cách chính xác, khoa học như giải thích và dự báo chính xác được hiện tượng nhật thực, nguyệt thực; nhận thức được Trái đất hình cầu tròn chứ không phải như cái đĩa, chuyển động theo một quỹ đạo nhất định. Song họ vẫn nhầm tưởng rằng Mặt trời chuyển động quanh Trái đất, Trái đất là trung tâm của vũ trụ và đứng yên không vận Trang 5 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm động. Họ dựa vào vòng quay để tính chính xác 1 năm có 365 + 1/4 ngày, 1 tháng có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày. - Phương pháp sử dụng: Gv gọi 1 Hs đứng dậy nhắc lại những hiểu biết về thiên văn học của người Phương Đông cổ đại, sau đó dẫn dắt: nhờ những kinh nghiệm đi biển và kế thừa những hiểu biết về thiên văn học của người Phương Đông cổ đại, mà người Phương Tây cổ đại đã nâng những hiểu biết về thiên văn học lên cao hơn. Gv đặt câu hỏi: + Những thành tựu tiêu biểu về thiên văn học của người Phương Tây cổ đại? + Ý nghĩa của những hiểu biết về thiên văn học của người Phương Tây cổ đại? Sau khi HS trình bày, Gv nhấn mạnh: những hiểu biết về thiên văn học của người Phương Tây cổ đại đã dần dần có cơ sở khoa học, là cơ sở tính được lịch, lịch của họ gần chính xác với lịch ngày nay. Đặc biệt với học thuyết “Trái đất hình tròn” của Ptôlêmê đã chi phối nền thiên văn học Châu Âu suốt thời trung đại, là cơ sở để Crixtốp Côlômbô tìm ra Châu Mĩ. - Tác dụng: + Giáo dưỡng: Cung cấp cho HS những thành tựu về thiên văn học của người Phương Tây: Trái đất hình cầu tròn, cách tính và dự báo chính xác hiện tượng nhật thực và nguyệt thực, làm cơ sở tính lịch gần chính xác với ngày nay. Từ cách tính lịch chính xác đó để ứng dụng trong cuộc sống: đi biển, phát triển kinh tế công thương nghiệp và hàng hải. + Giáo dục: GD cho HS sự khâm phục tài năng của con người: từ đôi tay và đôi mắt bình thường, từ kinh nghiệm thực tiễn khi chưa có những trang bị kỹ thuật hiện đại để quan sát bầu trời, vũ trụ mà con người đã dự báo chính xác hiện tượng tự nhiên, tính lịch gần chính xác. Từ đó thổi vào trong tâm hồn các em niềm say mê đối với thiên văn học, khâm phục tài năng cả cư dân cổ đại Phương Đông. + Phát triển: Phát triển kỹ năng so sánh: hiểu biết thiên văn học Phương Đông với Phương Tây cổ đại, để thấy được sự tiến bộ hơn. Phát triển năng lực quan sát: sự chuyển động của Mặt trời, Mặt trăng, hiện tương Nhật thực và Nguyệt thực. 2. Sử dụng văn học: Trang 6 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Nội dung: Sử dụng một số trích đoạn, nội dung trong các tác phẩm văn học Hi Lạp- Rôma. Văn học Hi Lạp nổi bật với 3 thể loại: thần thoại, thơ và kịch. + Thần thoại của Hi Lạp phản ánh nguyện vọng của nhân dân trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, đồng thời phản ánh cuộc sống lao động và hoạt động xã hội. Trong đó các thần không xa vời, không có quyền uy tối cao và đáng sợ như các thần Phương Đông mà gần gũi như với con người thường: có yêu, ghét, giận hờn và biết ghen tuông. + Bộ sử thi Iliát và Ôđixê: lấy đề tài từ cuộc chiến tranh 10 năm giữa Hi Lạp với thành Tơroa ở Tiểu Á. Tập Iliát miêu tả giai đoạn gay go, quyết liệt trong 10 năm chiến tranh. Tập Ôđixê miêu tả cảnh trở về của quân Hi Lạp: sau chiến thắng quân Tơroa vua Ôđixê (tức là Ulixơ) quay trở về quê hương của mình, gặp lại nguời vợ chung thuỷ chờ chồng 20 năm. Không chỉ là một tác phẩm văn học quan trọng mà tác phẩm còn có giá trị sử liệu cao mà các nhà sử học gọi đó là thời kì lịch sử Hôme, và Ăngghen đã nhận định: “ Thời thịnh vượng nhất trong các giai đoạn cao trong thời đại dã man được diễn tả trong bài thơ của Hôme nhất là tập Iliát. Các công cụ tinh xảo bằng sắt, chiếc bễ lò rèn, chiếc bàn xoay, chiếc bàn quay của người làm đồ gốm, việc sản xuất dầu thực vật và rượu vang, chế tạo đồ kim khí di sản chủ yếu người Hi Lạp đem từ thời đại dã man sang thời đại văn minh”. + Tác phẩm kịch: Vở Prômôtê bị xiềng của Ê-sin: cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của Thần Prômôtê đã đánh cắp lửa thần Dớt để mang cho con người. Thần đã bị thần Dớt trừng phạt bằng cách xiềng vào núi đá, hàng ngày bị con đại bàng do thần Dớt sai xuống moi gan, mổ bụng. Nhưng qua đêm da thịt thần lại liền lại và tiếp tục chịu cực hình. Nhiều thần đã khuyên nhủ Prômôtê đầu hàng thần Dớt, nhưng thân đã đáp lại: “ Ta sẽ không bao giờ đánh đuổi những nỗi khổ đau của ta để lấy cảnh nô lệ”. Cuối cùng thần bị Thần Dớt gây giông tố sấm sét đánh sập núi đá, chôn vùi. Đó là cuộc đấu tranh giữa chính nghĩa với kẻ bạo chúa. Vở Ơ-đíp làm vua của Xô-phốc-lơ: Vua thành Tebơ là Laiốt và hoàng hậu không có con, đi cầu tự sinh được con trai đặt tên là Ơđip, nhưng được thần báo mộng là sau Trang 7 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm này Ơđip sẽ giết cha lấy mẹ. Sinh ra, hoàng hậu đã sai người dùi thủng chân đứa trẻ và vứt vào rừng sâu. Sau đó Ơđip được một người chăn cừu cứu và nuôi lớn, Ơđip được thần báo mộng sẽ giết cha lấy mẹ nên bỏ đi thật xa. Trên đường đi chàng nhỡ tay giết chết một ông già mà không biết là cha mình, sau đó lập nhiều chiến công được tôn làm vua thành Tebơ, lấy hoàng hậu đang ở goá. Sau khi sinh được 4 người con thì Ơđip mới phát hiện ra sự thật nên đã tự lấy kim đâm thủng mắt mình để không nhìn thấy cuộc đời, bà mẹ thì đã tự tử. Vở kịch mang chủ đề: con người không thể tránh được số phận nhưng phải có trách nhiệm với những sai lầm của mình. Đây là cuộc đấu tranh giữa số mệnh với đạo đức một cách quyết liệt. - Phương pháp: Gv nêu đặc điểm của văn học Phương Đông cổ đại: thường là các tác phẩm văn học dân gian, còn văn học Phương Tây cổ đại đã nâng lên tầm cao hơn bằng những tác phẩm, tác giả tiêu biểu trong 3 thể loại: thần thoại, thơ và kịch. Sau đó Gv tổ chức nhóm: + Nhóm 1: Tìm hiểu nội dung, giá trị của thần thoại Hi Lạp? + Nhóm 2: Tìm hiểu nội dung, giá trị của 2 tập thơ Ilíat và Ôđixê. + Nhóm 3: Tìm hiểu nội dung, giá trị của tác phẩm kịch tiêu biểu ? Hs các nhóm cử đại diện trình bày: dựa vào phần chuẩn bị ở nhà trước, dựa vào kiến thức văn học các em đã học ở môn Văn học lớp 10. Sau đó Gv lấy dẫn chứng về nội tập thơ Ilíat và Ôđixê và vở kịch Prômôtê bị xiềng, vở Ơ-đíp làm vua , đặt câu hỏi: Giá trị của những tác phẩm văn học đó là gì? (gợi ý giá trị về hình thức và nội dung văn học). Sau khi Hs trình bày, Gv chốt giá trị tác phẩm văn học: Trình độ hoàn thiện của ngôn ngữ, có cấu kết chặt chẽ, mang tính nhân đạo sâu sắc khi đề cao cái thiện, cái đẹp vì lợi ích con người, đấu tranh giữa cái mới, tiến bộ với cái lạc hậu, bảo thủ. - Tác dụng: + Giáo dưỡng: Cung cấp cho Hs đặc trưng văn hoá phương Tây cổ đại: Tác phẩm văn học với 3 thể loại tiêu biểu : thần thoại, thơ và kịch. Những tác gia tiêu biểu của văn học Hi Lạp như E-sin, Xô-phốc-lơ, Ơ-ri-pít; tác gia tiêu biểu của văn học Rôma như Lu-cre-xơ, Viếc-gin Giá trị của tác phẩm văn học Phương Tây cổ đại : Trình độ hoàn thiện của ngôn ngữ, có cấu kết chặt chẽ, mang tính nhân đạo sâu sắc khi đề cao Trang 8 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm cái thiện, cái đẹp vì lợi ích con người, đấu tranh giữa cái mới, tiến bộ và cái lạc hậu, bảo thủ + Giáo dục: Giáo dục cho các em biết trân trọng cái đẹp, cái thiện vì lợi ích của con người, biết đấu tranh với những truyền thống lạc hậu, bảo thủ vì một xã hội mới, tiến bộ. Đồng cảm với nhân vật văn học có số phận đáng thương, ủng hộ những nhân vật đấu tranh hết mình vì cái thiện, cái đẹp vì lợi ích con người, vì cái mới, tiến bộ. + Phát triển: Phát triển năng lực đánh giá bình luận nhân vật văn học, tác phẩm văn học, đặc biệt phát triển khả năng tìm ra mối liên hệ giữa văn học với lịch sử. Phát triển tư duy khái quát hoá, trừu tượng hoá. 3. Sử dụng định lí, định đề, tiên đề của khoa học tự nhiên (toán học và vật lí) a. Vật lí: - Nội dung: Sử dụng phát minh vật lí của nhà vật lí học nổi tiếng Acsimet: tìm ra định luật về sức đẩy của nước (sức đẩy của nước bằng chính trọng lượng của vật ở trong nước). Sáng chế ra chiếc máy bơm dùng để tưới tiêu cho đồng ruộng, sử dụng hệ thống các đòn bẩy và ròng rọc để nâng vật lên cao. Từ những phát minh vật lí để ứng dụng trong cuộc sống và trong chiến tranh bảo vệ thành Xyracudơ: + Phát minh ra xà nặng, rắn chắc làm súng bắn đá để bắn chìm tàu Rôma + Phát minh ra vũ khí quang học đó là khi những chiếc thuyền đến vị trí tầm bắn ông đưa đến một chiếc gương có 6 mặt và đặt nhiều chiếc gương khác như vậy tự quay trên một bản lề, đặt dưới ánh sáng mặt trời. Tia nắng phản chiếu sẽ tạo ra những đám cháy mạnh thiêu đốt các chiến thuyền. - Phương pháp sử dụng: Để tạo nên tính hấp dẫn của Hs, ngay từ đầu Gv dẫn câu nói nổi tiếng của Acsimet: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ bẩy được trái đất đi”, tiếp đó đặt câu hỏi kích thích hoạt động nhận thức của HS: + Câu nói nổi tiếng đó là của ai? Câu nói đó gợi cho em nhớ tới phát minh vĩ đại nào trong Vật lí? + Từ những phát minh đó đã được ứng dụng trong cuộc sống như thế nào? Trang 9 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Sau đó Gv sử dụng tranh minh họa Acsimet đang dùng đòn bẩy để bẩy trái đất lên, để lần lượt giải đáp các câu hỏi. Cuối cùng Gv chốt lại bằng câu chuyện về tấm gương hi sinh dũng cảm của nhà vật lí học: khi quân Rôma vào được thành Xyracudơ, ông đang vẽ hình nghiên cứu trên mặt đất, chúng xông tới kề gươm tận cổ ông, ông vẫn bình thản trả lời: “không được xoá hình vẽ của ta”, và quân Rôma không thèm đếm xỉa lời ông nên đã phá hình vẽ và giết chết Acsimet. - Tác dụng: + Giáo dưỡng: Giúp Hs củng cố lại một số kiến thức vật lí đã học của Acsimet, đặc biệt là ứng dụng vật lí trong cuộc sống: tưới tiêu cho đồng ruộng, đưa vật nặng lên cao, chế tạo vũ khí đánh đuổi quân thù bằng súng bắn đá và vũ khí quang học. + Giáo dục: Qua những phát minh đó giúp Hs khâm phục tài năng Acsimet, đồng thời hoàn thành cho các em niềm say mê vật lí, ứng dụng trong cuộc sống. Qua tấm gương hy sinh của ông, giáo dục cho Hs về niềm say mê khoa học của một nhà khoa học hết mình vì khoa học. b. Toán học: - Nội dung: Định lí Talét: Talet là nhà toán học quê ở Milê, tiếp thu và phát triển những tri thức về hình học của Ai cập. Đóng góp lớn nhất của ông là phát minh ra định lí Talet: Các đoạn thẳng tỉ lệ với nhau khi có những đường thẳng song song cắt ngang. Từ đó ông đã ứng dụng để đo chiều cao của Kim tự tháp mà không phải trèo lên, đo khoảng cách từ một con tàu ngoài khơi vào bờ. Ông còn ứng dụng để phát minh ra đồng hồ mặt trời (nhật khuê dự báo chính xác nhật thực đầu tiên trên thế giới vào ngày 28-5- 585 TCN) Định lí Pytago: Pytago sinh ra ở đảo Xamôt (biển Êgiê), phát minh ra định lý: Trong một tam giác vuông bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương của 2 cạnh góc vuông. Tổng số các góc trong tam giác là 180. Đồng thời ông là người đưa ra định nghĩa về điểm, đường, số vô tỉ và khái niệm về vô cực. Trang 10 [...]... so sánh, nghệ thuật Hi Lạp và R ma để đưa ra đánh giá Phát triển kỹ năng khai thác tranh ảnh Trang15 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm III KẾT LUẬN: Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong một bài học lịch sử, cụ thể là bài Các quốc gia cổ đại Phương Tây Hi lạp và R ma (tiết 3) nhằm nâng cao hi u quả bài học lịch sử, hấp dẫn học sinh, lôi kéo các em tham gia tích cực vào xây dựng bài Đây là phương pháp tốt để... năng độc lập nhận thức của HS trong tiết học trên lớp, học tập ở nhà, đồng thời đánh giá khả năng vận dụng kiến thức liên môn trong học tập của các em Trong bài sử dụng nhiều kiến thức, phương pháp của các lĩnh vực: toán học, vật lí, địa lí, văn học và thiên văn học, nghệ thuật Để sử dụng hi u quả những kiến thức liên môn đó GV cần kết hợp nhiều phương pháp trong dạy học lịch sử như: xây dựng tình... là người chủ động và độc lập trong nhận thức Song điều lưu ý cho Gv đó là: không phải bài học nào cũng áp dụng được nguyên tắc dạy học liên môn, mà chỉ phù hợp với dạng bài về văn hoá, kinh tế, ôn tập, tổng kết Gv cần xác định kiểu bài để trong quá trình thiết kế giáo án, chú ý vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong thiết kế giáo án, chuẩn bị tốt nhất cho một tiết học lịch sử đạt hi u quả cao Đề... nhóm Không thể có một phương pháp dạy học nào là tối ưu trong dạy học nói chung, trong dạy học lịch sử nói riêng Vì vậy Gv phải là nhà biên kịch đồng thời là diễn viên thật sinh động, sáng tạo trong một tiết dạy học lịch sử Trong đó đặc biệt khai thác nguyên Trang 16 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm tắc dạy học liên môn sẽ góp phần đạt hi u quả bài học cao, Gv trở thành người tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức... trong toán học, giúp Hs nắm vững chắc hơn về những cống hi n của nhà khoa học cổ đại Hi Lạp và R ma Giúp Hs hi u được toán học ngày nay có cơ sở từ quá trình nghiên cứu vất vả của các nhà toán học cổ đại, đó là sự kế thừa phát triển từ những bài toán, ghi chép rời rạc phát triển thành định lí, định đề, tiên đề Trang11 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm + Giáo dục: Qua quá trình phát minh toán học đầy vất vả, gian nan... Nên tự học tập, tự tích luỹ chuyên môn để nâng cao mở rộng kho kiến thức của chính mình Để vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn không chỉ có nắm chắc bộ môn lịch sử mà còn phải nắm vững chắc kiến thức nhiều môn học khác, biết tìm ra mối liên hệ giữa lịch sử với các bộ môn khác Để tích luỹ chuyên môn đạt hi u quả cao, yếu tố quan trọng là GV tự học tập song đồng thời phải trao đổi với đồng nghiệp, với... GV bộ môn khác để củng cố lại kiến thức liên môn - Phía học sinh: Tích cực tìm kiếm thông tin bài học trước khi đến lớp, đặc biệt luôn phải chủ động trong tiết học, không được thụ động trong học tập, học tập phải có hệ thống, tìm ra mối liên hệ giữa các bộ môn - Phía nhà trường: Tạo điều kiện để xây dựng hoàn chỉnh phòng chuyên môn bộ môn để cung cấp đồ dùng trực quan cần thiết, đầu tư nhiều hơn vào... cần thiết cho Gv dạy học lịch sử - Phía sở GD-ĐT: Nên tổ chức nhiều hơn nữa các hội thảo nghiên cứu lịch sử để Gv môn Lịch sử có cơ hội trao đổi những bài dạy khó, những kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình trực tiếp dạy học Đồng thời có thể đưa ra tập san về những sáng kiến kinh nghiệm đạt chất lượng, mang giá trị thực tiễn cao và những giáo án mẫu về các bài dạy khó qua từng năm, cho GV lịch sử trong. .. Theo đánh giá các nhà chuyên môn nghệ thuật thì sự cân xứng đều là tuyệt diệu: chiều cao cột; khoảng cách giữa các cột cân xứng hài hoà, số cột của đền, đường kích bề trụ tính toán tỉ mỉ - Phương pháp sử dụng: + Vị trí: Sử dụng ở phần cuối của mục “nghệ thuật” khi dạy nghệ thuật kiến trúc Hi Lạp + Gv sử dụng: Treo tranh đền Pác-tê-nông ( nếu sử dụng máy chiếu thì chiếu ảnh đền Pác-tê-nông) và yêu cầu... mại, không tinh tế như kiến trúc Hi Lạp Công trình phong cách hùng vĩ nhờ kích thước to lớn và không gian rộng lớn Nghệ thuật kiến trúc R ma mượn đầu cột Hi Lạp nhưng từ đó họ phát minh ra loại vòm thùng hoặc dãy vòm liên tục như mái hầm có thể che khoảng không rất rộng, hoặc kiểu vòm nóc giống như một chiếc bát úp + Giáo dục: Qua mục đích sử dụng đấu trường R ma: đó là các trò chơi giải trí tạo cảm giác . sinh. Đề tài của tôi là: Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong dạy Mục 6: Văn hoá cổ đại Hi Lạp- R ma trong bài Các quốc gia cổ đại phương Tây Hi lạp và Rô Ma (tiết 3) Qua đề tài này tôi. liên môn cần thiết khi dạy tiết 3 của bài: Các quốc gia cổ đại phương Tây Hi lạp và Rô ma - Phương pháp vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn cụ thể từng phần trong bài để đạt hi u quả bài học. kinh nghiÖm III. KẾT LUẬN: Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong một bài học lịch sử, cụ thể là bài Các quốc gia cổ đại Phương Tây Hi lạp và R ma (tiết 3) nhằm nâng cao hi u quả bài học