Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê đáp ứng cho việc lập bảng cân đối lương thực. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê đáp ứng cho việc lập bảng cân đối lương thực.Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê đáp ứng cho việc lập bảng cân đối lương thực.Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê đáp ứng cho việc lập bảng cân đối lương thực
1 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ ĐÁP ỨNG CHO VIỆC LẬP BẢNG CÂN ĐỐI LƢƠNG THƢC Cử nhân: Trần thị Minh Bảng cân đối lương thực cung cấp một bức tranh toàn diện về tình hình lương thực, dinh dưỡng của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định,ở đó các nhà Lãnh đạo đánh giá được sự thiếu hụt cũng như dư thừa lương thực của quốc gia, sự biến đổi về tình hình sử dụng lương thực của người dân qua các thời kỳ, trên cơ sở đó lập ra các chính sách đúng đắn nhằm bảo đảm an ninh lương thực trong thời gian tới. Ở nước ta, bảng cân đối lương thực, thực phẩm đã được vụ kế hoạch và quy hoạch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập cho 4 năm, từ 1997-2001, bao gồm số liệu về cung cấp, tiêu dùng, lượng lương thực bình quân đầu người theo các tiêu thức trọng lượng, năng lượng protein và chất béo với sự trợ giúp về kỹ thuật và tài chính của FAO. Tuy nhiên do lần đầu tiên được lập với các chỉ tiêu chưa được hệ thống và chuẩn hóa cụ thể và nguồn số liệu còn nghèo nàn nên bảng cân đối lương thực chưa thực sự phát huy được ý nghĩa và tầm quan trọng của mình. Mặt khác, từ đó đến nay chưa có bảng CĐLT nào được lập lên để phục vụ yêu cầu quản lý của các nhà lãnh đạo trong bối cảnh nền kinh tế nước ta liên tục phát triển, việc dự báo và dự trữ sản lượng lương thực thực phẩm, hoạch định các chính sách xuất khẩu còn nhiều khó khăn và cơ cấu các mặt hàng lương thực thực phẩm biến đổi không ngừng theo nhu cầu của con người . Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện bảng cân đối sản lương thực, thực phẩm trong nước để đề ra kế hoạch xuất khẩu và phát triển sản xuất các mặt hàng nông lâm thủy sản đảm bảo an ninh lương thực quốc gia là công việc rất cần thiết. Chuyên đề này sẽ xác định và xây dựng các chỉ tiêu để hình thành bảng cân đối lương thực toàn diện của nước ta. Đây là một khâu rất quan trọng trong quy trình lập bảng cân đối lương thực. Một bảng cân đối lương thực trong một thời kỳ nhất định được lập lên bởi các đẳng thức với vế phải là bên nguồn và vế trái là bên sử dụng. Bên nguồn bao gồm Tổng khối lượng lương thực, thực phẩm sản xuất trong nước, tổng khối lượng nhập khẩu và điều chỉnh tồn kho phát sinh trong kỳ; bên sử dụng bao gồm khối lượng dùng để xuất khẩu, làm thức ăn chăn nuôi, làm giống, chế biến để sử dụng làm lương thực và phi lương thực, mức độ hao hụt trong bảo quản và vận chuyển bên cạnh đó, có các chỉ tiêu về cung 2 cấp năng lượng và giá trị dinh dưỡng đi kèm để minh họa và mô tả chi tiết hơn về chất lượng lương thực thực phẩm cho một người dân. Theo đó, hệ thống chỉ tiêu xây dựng bảng cân đối lương thực thực phẩm là các chỉ tiêu phân tổ kép với các tiêu thức phân tổ theo hàng là nguồn, sử dụng, các chỉ số chất lượng bình quân đầu người và các tiêu thức phân tổ theo cột là các sản phẩm lương thực, thực phẩm chia chi tiết theo từng loại sản phẩm. A. Các chỉ tiêu theo hàng I. Bên nguồn: - Khối lượng lương thực, thực phẩm sản xuất; - Khối lượng lương thực, thực phẩm nhập khẩu - Chênh lệch về khối lượng lương thực, thực phẩm tồn kho phát sinh trong kỳ; II. Bên sử dụng: - Khối lượng lương thực, thực phẩm tiêu dùng trong nước, chia ra: + Để ăn; + Làm nguyên liệu sản xuất (thức ăn chăn nuôi, làm giống, phân bón, …) - Khối lượng lương thực, thực phẩm hao hụt trong bảo quản và vận chuyển - Khối lượng lương thực, thực phẩm xuất khẩu. III. Chỉ số chất lượng bình quân đầu người - Khối lượng lương thực/thực phẩm bình quân 1 người/năm - Khối lượng lương thực/thực phẩm bình quân 1 người/ngày - Lượng calo cung cấp bình quân cho1 người /ngày - Lượng protein cung cấp bình quân cho 1 người/ngày - Lượng chất béo cung cấp bình quân cho 1 người/ngày. B. Các chỉ tiêu theo cột Các chỉ tiêu theo cột là những sản phẩm lương thực, thực phẩm phục vụ cho con người ăn, uống Đứng trên giác độ quốc gia, thường được tính với đơn vị là tấn. - Sản phẩm thô, bao gồm: (i) Nhóm chỉ tiêu về các sản phẩm trồng trọt; (ii) Nhóm chỉ tiêu về các sản phẩm chăn nuôi; (iii) Nhóm chỉ tiêu về các sản phẩm thủy sản; - Sản phẩm đã qua chế biến bao gồm: nước ngọt và các đồ uống có ga; 3 I. NHÓM CHỈ TIÊU VỀ TRỒNG TRỌT Trong trồng trọt, sản phẩm được đưa vào bảng cân đối lương thực chủ yếu là sản phẩm dạng thô. Sản phẩm trồng trọt thô là những sản phẩm thu hoạch trực tiếp từ đất đai nông nghiệp mà chưa qua bất kì một công đoạn chế biến nào trừ làm sạch. Chúng vẫn còn giứ nguyên trạng thái sinh học như khi còn ở trên cây. Sản phẩm trồng trọt thô có thể được tổng hợp theo trọng lực thực tế của nó thành tổng số để cho những con số có ý nghĩa về diện tích, năng xuất, sản lượng và sử dụng. Ví dụ các loại ngũ cốc, các loại củ và thân cây, hạt, rau các loại và trái cây. Sản phẩm trồng trọt thô khác có thể được tổng hợp theo một tiêu thức hay theo thành phần phổ biến khác có trong tất cả các sản phẩm. Ví dụ sản phẩm thô của các nhóm có dầu có thể tổng hợp dưới dạng dầu thô hay khô dầu Sản phẩm trồng trọt thô được chia thành sản phẩm của cây hàng năm và cây lâu năm. Cây hàng năm là loại cây được gieo trồng và thu hoạch trong cùng một năm nông nghiệp, đôi khi lâu hơn, cây lâu năm là loại cây được gieo trồng chỉ một lần sau đó sống trên đất trong vòng vài năm và không cần trồng lại sau mỗi vụ thu hoạch. Cách tính chung: Sản lượng cây trồng được đánh giá bằng cách nhân năng suất bình quân trên một đơn vị diện tích với diện tích thu hoạch. Hoặc tính sản lượng dựa trên cơ sở thông tin thu thập từ các nguồn khác nhau, bao gồm cả khai báo của người sản xuất, giao hàng cho cơ quan thị trường, từ chế độ báo cáo, .v.v. Với hình thái chủ yếu là Sản lượng thu hoạch thực tế (đã loại trừ hao hụt trong thu hoạch và sản lượng không được thu hoạch vì những lí do khác nhau) Phạm vi của sản lượng cây trồng là toàn bộ sản lượng thu hoạch thực tế của các loại cây trồng trên cả nước, phải bao gồm cả sản phẩm cây trồng trong vườn và cây trồng ngoài đồng, cây trồng chính, cây trồng phụ và cây gối vụ ; cây trồng độc lập và cây trồng xen ; cây ngoài trời cà cây trong nhà kính. Bao gồm cả sản phẩm để bán cũng như sản phẩm người nông dân để lại làm lương thực, thực phẩm, làm thức ăn gia súc, làm giống v.v… A. Sản lƣợng cây trồng hàng năm chủ yếu: 1. Ngũ cốc : 4 Khái niệm : là sản lượng thu hoạch thực tế từ những cây trồng hàng năm có thân cỏ tạo ra hạt làm lương thực, làm thức ăn gia súc, làm giống và các mục đích chế biến công nghiệp, ví dụ như làm rượu bao gồm lúa mỳ, thóc, lúa mạch, kê, ngô… không bao gồn những cây họ đậu và những cây lấy củ… Trong ngũ cốc, Hidronatcacbon (Cacbon hydrat), tinh bột là yếu tố dinh dưỡng chính; chứa một lượng vừa phải protein và chất béo. Thành phần nước thấp Hình thái sản phẩm của ngũ cốc là hạt thu hoạch khô, sạch như chúng được bán trên thị trường, chỉ loại trừ gạo, được tính bằng thóc. Không tính đến cây trồng thu hoạch khi còn non để làm thức ăn cho gia súc, để ủ men cho chăn nuôi và để chăn thả, v.v… Phân tổ : ngũ cốc được phân tổ riêng theo từng nhóm của nó. Tuy nhiên, khi hai hay nhiều loại cây được gieo trồng và thu hoạch lẫn lộn cùng nhau, chúng sẽ được phân thành theo nhóm „ hỗn hợp‟ và báo cáo chung một con số 2. Đậu : Khái niệm : là sản lượng thu hoạch thực tế từ những cây họ đậu, Loại cây giàu protein này không còn giữ vai trò quan trọng trong nguồn lương thực của con người như trước đây nữa. Ngòai giá trị làm lương thực và làm thức ăn, đậu cũng đóng vai trò quan trọng hệ thống cây trồng vì khả năng tạo ra Nitơ, tăng độ màu cho đất. Cây họ đậu trồng hàng năm để lấy hạt sử dụng làm lương thực, thức ăn và làm giống. Nhóm đậu chỉ giới hạn đối với cây trồng có thu hoạch đối với hạt đậu khô, vì vậy, người ta loại trừ cây non để chăn nuôi hay dùng làm phân xanh, và cũng loại trừ sản phẩm thu hoạch non dùng làm thức ăn (đậu xanh, đậu Hà lan) như rau xanh. Nhóm này cũng loại trừ đậu dùng để ép dầu ví dụ như đỗ tương và loại trừ những cây họ đậu mà mục đích được dùng riêng cho nhu cầu khác như cây muồng muồng(làm thuốc). Phân loại: Đậu xanh các loại Đậu ván Đậu tương (đậu nành) Đậu hà lan Đậu cô-ve Đậu đũa Đậu tằm … Hình thái sản phẩm sản lượng khô, sạch, trừ vỏ. 5 3. Rễ và củ : Khái niệm : là sản lượng thu hoạch thực tế từ những cây cho củ, thân củ, thân rễ, củ và thân và phân lớn dùng làm lương thực cho con người và chăn nuôi gia súc dưới dạng thô hay đã qua chế biến. Có thể được dùng để chế bién tinh bột và rượu. Loại cây trồng này cung cấp tinh bột là chủ yếu. Thành phần nước thường rất cao. Nhóm „củ và thân củ‟ không bao gồm cây trồng chủ yếu để làm thức ăn cho chăn nuôi, hoặc để chế biến thành đường (củ cái đường), hoặc nhóm rau ăn củ và thân (như hành và củ cải). Nhóm này bao gồm những cây được dùng để chiết xuất bột, tinh bột có trong thân, củ. Không tính khoai trồng để làm giống, và khoai tây trồng cho mục đích công nghiệp (phi lương thực) Hình thái sản phẩm : Sản lượng cây lấy củ tính theo trọng lượng sạch (tức là trọng lượng sản phẩm không có bùn đất) Phân loại : Rễ và củ được phân loại theo lòai bao gồm các loài củ chủ yếu : - Khoai tây - Khoai lang - Khoai môn - Sắn 4. Các cây có đường : Khái niệm : là sản lượng thu hoạch thực tế từ các cây có đường, được trồng với mục đích chủ yếu để sản xuất đường, mục đích thứ hai để sản xuất rượu (để uống và các mục đích khác) và cồn. Có hai loại cây có đường chủ yếu đó là củ cải đường và mía. Mía thuộc lòai cây thân cỏ lâu năm (sau một thời gian nhất định có thể được trồng lại bằng các mắt trên thân) ; củ cải đường là cây hàng năm, được nhân giống bằng hạt của hoa. Ở một số nước, một lượng lớn mía được dùng để ăn tươi. Cả mía và củ cải đường đều được sử dụng trong chăn nuôi. Đường và xiro (nước ngọt) được sản xuất ở Bắc Mỹ từ nhựa của một số loài thuộc hộ cây thích, và ở một số ít nước chế biến từ ngô và kê là các cây ngũ cốc chủ yếu, trừ kê ngọt được trồng với mục đích để làm nước ngọt. Khác với ngũ cốc, đậu, củ và thân củ, thành phần chính của cây có đường không phải là tinh bột mà là đường sacarin đơn sắc tố(gluco và fucto) và đặc biệt không phải đường sacarin (sucrose hay saccharose).Hàm lượng protein và chất béo không đáng kể. Phân loại : Củ cải đường trồng riêng để làm thức ăn khô, củ cải đỏ và củ cải xanh được trồng và xếp vào nhóm cây rau phải trừ khỏi nhóm câu có đường. Cũng tương tự khi mía và củ cải đường được trồng để sản xuất rượu hoặc cồn. 6 Hình thái sản phẩm : phần sử dụng hữu ích được làm sạch ví dụ như là phần thân đối với mía, phần quả đối với thốt nốt, phần củ đối với củ cải đường… 5. Hạt có dầu (cây ngắn ngày) : Khái niệm : Cây có dầu ngắn ngày thường được gọi là cây họ dầu. Đây là cây trồng hàng năm và hạt của chúng dùng để chiết làm dầu ăn hoặc dầu công nghiệp, trừ tinh dầu. Những cây này cũng có thể dùng ăn sống. Một số cây có dầu ngắn ngày có hàm lượng protein cao, đặc biệt là đỗ tương, nhưng khi chế biến thành dầu, protein nằm lại trong bã và dùng làm thức ăn cho chăn nuôi. Như trong trường hợp của ngũ cốc và đậu, nhóm cây có dầu chỉ giới hạn cho những cây trồng thu hoạch cho hạt khô trừ cây trồng thu hoạch non và dùng làm lương thực hay chăn nuôi, hay dùng phân chuồng và phân xanh. Hàm lượng dầu của hạt thay đổi rất lớn theo từng loại. Mức thấp là 17% (đậu tương) và cao tới 50% (hạt vừng) Phân loại : Hạt có dầu được phân tổ theo nhóm đặc trưng. Mặc dù hạt cải dầu và mù tạc hiện tại được xếp thuộc vào một nhóm, có lẽ nên tách riêng thành hai loại thì tốt hơn. Hình thái sản phẩm : sản lượng hạt có dầu luôn luôn liên quan tới khối lượng thực tế thu hoạch, sử dụng cho bất cứ mục đích gì sau thu hoạch. Số liệu về lạc phải dưới dạng lạc củ ; các loại hạt có dầu khác dưới dạng trọng lượng hạt. 6. Rau : Hàm lượng nước có từ 70 đến 95% tổng trọng lượng rau. Bởi vậy, rau có trọng lượng thấp và ít chất dinh dưỡng dưới dạng khô. Rau cũng chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng, chúng thường mất đi một phần trong quá trình chế biến và nấu nướng. Hơn nữa, phần bỏ đi của rau trước khi ăn hoặc chế biến là rất lớn, vào khoảng 50% tổng trọng lượng sau khi thu hoạch đối với rau, đậu, atiso và dưa hấu. Cần phân loại theo ngọn, gốc, hạt, vỏ qủa, vỏ đậu, lá úa, lá dập nát và các bộ phận giàu xen lu lô. Vì bản chất tự nhiêm, rau hay bị hư hỏng nên tỷ lệ hao hụt thường cao hơn. Định nghĩa : Rau là loại cây được trồng ngoại đồng và trong vườn nhà, bao gồm cả ở ngòai trời và trong nhà kính. Hơn nữa, chỉ những loại rau được trồng cho mục đích tiêu dùng của con người mới thuộc nhóm này. Như vậy, phải laoij trừ rau trồng chủ yếu cho chăn nuôi gia súc cũng như trồng để lấy hạt. 7 Nhóm này bao gồm cả dưa và dưa hấu, ở một vài nước, dưa và dưa hấu được phân vào nhóm quả. Cũng như tất cả các loại rau khác, dưa và dưa hấu là cây hằng năm trong khi cây ăn quả là cây lâu năm. Phân tổ chủ yếu: theo đặc tính thực vật, rau được phân tổ theo các nhóm sau: rau thân lá hay rau thân cuông (rau cải bắp); rau mang quả (các loại dưa); các loại rau hoa (như hoa cải, súp lơ); rau rễ, củ hoặc rau thân củ (như hành); rau đậu (như đậu xanh); các loại rau khác (như ngô, nấm). Hình thái sản phẩm : rễ, thân, lá, hoa, quả tươi B. Sản phẩm các cây lâu năm chủ yếu 1. Quả các loại: Khái niệm : là những trái cây và quả mọng có mùi với đặc tính có vị ngọt và có hàm lượng axit hữu cơ và chất pectin cao. ngoài dâu tây, tất cả các loại cây ăn quả đều là cây lâu năm, chủ yếu là cây đơn thân, cậy thân bụi, cây leo và cây họ cọ. Trái cây và quả mọng phần lớn trổ ra ở cành cây, cuống hay thân cây, đôi khi quả mọc thành chùm hay buồng (ví dụ như quả chuối hay nho). Cây trồng có tính thương mại thường được trồng tập trung và trồng trong vươn theo trình tự hàng lối, nhưng còn một khối lượng lớn trái cây và quả mọng thu từ cây trồng phân tán do trồng và mọc tự nhiên. Cây chuối, cây chuối lá, cây nho, cây chà là, cây carobst (dùng thay cho sô cô la) được FAO quy định là cây ăn quả, trong khi đó, hạt quả, ô liu, dừa, dưa và dưa hấu lại không được coi là cây ăn quả. Phân tổ chủ yếu: cây ăn quả phần lớn được phân loại theo cây ăn quả vùng nhiệt đới hoặc cây ăn quả vùng ôn đới. Đôi khi cũng phân loại theo trái cây(với hạt/ hột được phủ một lớp vỏ khá mỏng như hạt táo, hạt lê) và quả cứng (với hạt/ hột được nằm trong một lớp vỏ cứng hoặc mềm, ví dụ quả đào và quả mận). Quả nho, quả chà là, quả sung và một số lọa quả khác không phân vào bất kỳ nhóm con nào, trong khi đó quả mọng có múi và cam quýt xếp vào nhóm riêng. Về nguyên tắc, cây ăn quả nên được phân bổ theo hạng, loại và những thông tin liên quan tới chúng được báo cáo riêng. Trong một vài trường hợp, việc phân bổ chi tiết hơn theo cùng chủng loại có thể hữu ích. Khuyến nghị: liên quan tới cây ăn quả, khuyến nghị các nước nên báo cáo riêng số liệu về diện tích vườn trồng hay trồng tập trung có tính thương mại với cây trồng xen cũng như số cây trồng phân tán, trường hợp không tách riêng được cần phải được qui chuẩn để có được con số về diện tích. Hơn nữa thông tin về siện tích và số cây mới trồng nên để thành một phần riêng trong thống kê hiện hành về cây ăn quả. Người ta còn mong muốn các nước báo cáo cả mật độ khoảng cách trồng của các loại cây ăn quả khác 8 nhau trong các vườn cây thương mại. Cây ăn quả nên phân bổ theo từng loại khác nhau. Cần lưu ý, cây ăn quả trồng ngoài trang trại nông nghiệp và vườn thương mại có số lượng nhiều hơn so với những cây trồng khác. Do vậy cần phải đánh giá định kỳ sản lượng trái cây và quả mọng có múi thu từ cây trồng không có tính thương mại. Đặc biệt với chuôi, sản lượng nên báo cáo dưới dạng trọng lượng, mà không theo số buồng chuối. Trọng lượng chỉ bao gồm trọng lượng của quả chuối hoặc nải chuối, cần loại trừ trọng lượng cảu phần cuống. Cuối cùng, đối với việc hái lượm quả cây mọc hoang dại, đặc biệt quả chin mọng, nên báo cáo riêng sản lượng của bộ phận này. 2. Hạt các loại: Định nghĩa: là hạt các loại cây thân cứng sống lâu năm cho trái cây khô hay nhân hạt. chúng có đặc trưng là có vỏ cứng hay vỏ trấu bao phủ hạt bên trong và lớp vỏ này sẽ bị tách ra tại thời điểm thu hoạch. Trọng lượng của vỏ cứng hay vỏ trấu giao động từ khoảng 20% đối với hạt dẻ, tới khoảng 70% đối với hạt điều nhân trong tổng trọng lượng chưa tách vỏ. Phạm vi :: bao gồm các loại hạt dùng chủ yếu làm đồ ăn tráng miệng hoặc dùng trong bữa ăn. Loại hạt dùng chủ yếu để chế biến đồ uống phỉa loại ra như hạt nghiền để làm đồ uống kích thích và hạt chủ yếu dùng để chiết xuất dầu hoặc bơ. Do vậy, hạt cau, hạt cola, hạt illipe, hạt karate, dừa, hạt cọ dầu v.v đều phỉa loại trừ. Bao gồm : sản lượng của các cây được trồng, Không bao gồm : sản lượng loại quả thu từ hái lượm quả cây hoang dại, đặc biệt là hạt dẻ, hạt óc chó Hình thái sản phẩm : nhân hạt có áo, không tính trọng lượng của vỏ bọc phía ngoài. 3. Sản phẩm từ cây có dầu lâu năm : Khái niệm : Là hạt, quả hay nhân (ô liu) và cùi (dừa) của các cây có dầu lâu năm dùng chủ yếu để ép dầu hoặc để chiết xuất dầu ăn, dầu công nghiệp và chất béo. Thí dụ, hạt dùng để ăn tráng miệng hay dùng cho bữa ăn như quả óc chó bị loại ra khỏi các loại cay lấy dầu, bởi vì mặc dù chúng có hàm lượng dầy cao, nhưng chúng chủ yếu không dùng để ép dầu. Sản phẩm cây họ dừa thường tạo ra các chùm bao gồm rất nhiều quả hoặc hạt có cùi thịt bọc ngoài 1 nhân bao phủ bởi 1 lớp vỏ cứng. Khi đề cập đến dừa, sản phẩm gốc là quả, kể cả cùi, vỏ thịt, nước và sữa dừa, nhưng 9 không bao gồm phần vỏ xơ bwn ngoài, phần này chiếm khoảng 1/3 tổng trọng lượng của quả dừa già; Hình thái sản phẩm : sản phẩm chin khô, như các sản phẩm cùng loại được đưa ra thị trường. Đối với dừa là dạng quả khô ; đối với ô liu là dầu ép. 4. Gia vị, đồ gia vị và hƣơng liệu: Là 1 hoặc nhiều bộ phận của cây gia vị (như củ, rễ, thân, quả, hạt, và nhên, v.v), chúng chứa nhiều mùi vị và hương thơm và thường được sử dụng chủ yếu để làm gia vị. Phần lớn là cây lâu năm. Cây gia vị rất nhiều dầu, ngoài việc được sử sụng trong ngành công nghiệp thực phẩm, chúng còn được làm nguyên liệu sản xuất nước hoa và trong chế biến thực phẩm. Những loại sản phẩm này về giá tri dinh dưỡng thì thấp nhưng có giá trị thương mại cao. Hình thái sản phẩm : chủ yếu là dạng sản phẩm chin, sấy khô hoặc đã nghiền thành bột để tện lợi khi so sánh với số liệu ở bên thương mại. Phân tổ chủ yếu : hạt tiêu, ớt, vani, quế, canella, đỉnh hương, hat/ vỏ nhục đậu khấu dùng làm hương liệu và bột gia vị bạch đậu khấu, gừng, hồi và thìa là. 5. Các sản phẩm lâu năm khác: 5.1 Cà phê: cây cà phê là loại cây bụi nhiệt đới hoặc loại cây nhỏ, quả cso 2 nhân, có màu đỏ anh đào, quả được xử lý để tách nhân ra, sau khi loại bỏ lớp chất nhầy, lớp màng ánh bạc bọc phủ bên ngoài các hạt đó. Về trọng lượng, quả cà phê có màu đỏ tươi chiếm khoảng 45-55% lõi, chất nhầy và lớp màng, và khoảng 45-55% là hạt. Hạt sấy khô/ làm sạch/ phơi khô được gọi chung là “cà phê xanh” hoặc “cà phê sạch”. Tại bước này, cà phê được coi là sản phẩm gốc. Nó có chứa một chút thành phần dinh dưỡng, một phần là chất béo. Do vậy, cà phê được xếp vào trong nhóm các đồ ăn được nhưng lại không phải là thực phẩm. Bởi vì nó có chứa chất cafein, ancaloi, nó cũng được coi là cây kích thích. 10 5.2 Ca cao: cây ca cao là một loại cây trồng vùng rừng ẩm nhiệt đới, chúng được trồng để lấy hạt, có chứa rất nhiều hạt nằm trong quả hình trứng, chúng mọc trực tiếp từ thân cây và trên những cành lớn. Hạt và lớp nhầy màu trắng cộng lõi chiếm khoảng 1/3 tổng trọng lượng của quả hình trứng. Hạt và lớp chất nhầy được lấy ra từ quả được lên men. Hạt được lên men và sấy khô được xem là sản phẩm gốc, từ sản phẩm này sẽ có thể có nhiều sản phẩm chế biến khác, bao gồm cả việc rang(cả vỏ), xay, nghiền. Các sản phẩm xay, nghiền được nặn thành ca cao khối, để từ đó được tách ra ca cao béo hoặc ca cao dạng bơ thông qua ép, sau đó là xay thành bột. Hạt ca cao chứa hydro cacbon, protein và một phần chất beó. Vì vậy, nó được xếp vào nhóm thực phẩm. Và vì ca cao cũng chứa alaoid, cafein nên nó cũng được coi là sản phẩm có chất kích thích. 5.3 Chè: Là loại cây mọc thành bụi hoặc là cây nhỏ thuộc họ Camellia, nó được trồng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, thường sồng trên các vùng núi, trung du, nó cho lá non, sau khi qua nhiều khâu chế biến được gọi là chè. Có 2 loại chính: assamica và sinensis. Sản phẩm gốc là lá non, làm héo, cuộn nhỏ, ủ và sấy khô(chè đen). Chè xanh là chè đen chưa qua quá trình ủ. Vì lá chè không chứa chất dinh dưỡng, nhưng lại chưa rất nhiều chất alkaloids, cafein, theine hoặc theophylline, nên chè được phân vào nhóm sản phẩm không phải là thực phảm và là sản phẩm có kích thích. Lá chè xanh cũng có thể được dùng lúc còn tươi còn chiết suất từ hạt cso thể thi được dầu. B. NHÓM CHỈ TIÊU VỀ CHĂN NUÔI Sản lƣợng giết mổ và thịt : 1.1 Định nghĩa : Thịt có thể được xác định như là „ thịt của gia súc được sử dụng làm thực phẩm‟. Trong ngôn ngữ thống kê, thịt có thể được bao gồm cả xương, không bao gồm thịt không phù hợp cho tiêu dùng của con người. Phạm trù „Thịt‟ không bao gồm các bộ phận nội tạng ăn được và mỡ từ việc giết mổ. [...]... động vật: Sữa bò, sữa dê, 5.2 Sản phẩm trứng Sản phẩm chính có nguồn gốc từ trứng là: trứng lỏng, lòng trắng và lòng đỏ trứng, trộn lẫn hoặc tách biệt riêng, trứng đã hút hết nước được làm khô thành dạng bột với lòng đỏ và trắng, lẫn nhau hoặc tách riêng, ví dụ: abumin, lòng trắng được làm khô dạng bột chứa lòng trắng trứng và các loại protein khác C NHÓM CHỈ TIÊU VỀ THỦY SẢN 1 Sản lượng thủy sản tươi... cho con bú nhưng lại tính lượng sữa dùng để làm thức ăn cho vật nuôi, sản lượng sữa cho tiêu dùng bằng sản lượng ròng trừ đi lượng sữa dùng làm thức ăn cho vật nuôi và lượng sữa hao hụt ở các nông trang, sữa được phân phối đến các cửa hàng hay các nhà máy bơ sữa không tính lượng sữa do nông dân để lại để làm thức ăn hay bán trực tiếp cho người tiêu dùng Sản lượng sữa ròng được định nghĩa ở trên bao... máy sản xuất sữa Số liệu cân bằng sản lượng có thể được lấy từ rất nhiều nguồn khác nhau, như từ các cuộc điều tra đặc biệt hay có thể ước tính 4.2 Sản lượng trứng Sản lượng trứng Là tổng số hoặc tổng sản lượng trứng từ tất cả các con mái, các loại gia cầm và các con mái uôi trong các khu công nghiệp Một vài nước báo cáo sản lượng thuần, ví dụ: tổng sản lượng trừ đi số lượng trứng sử dụng để ấp Một số... thuần, ví dụ: tổng sản lượng trừ đi số lượng trứng sử dụng để ấp Một số nước báo cáo số liệu cả 2 loại trên Bao gồm trứng của toàn bộ gia cầm trong nước tham gia sản xuất trứng trong năm Tổng sản lượng trứng bao gồm cả trứng có mục đích sử dụng để ấp nhưng không bao gồm số lượng trứng hư hỏng tại các trang trại 4.3 Mật và sáp ong Mật ong là một dạng chất lỏng ngọt, là mật của hoa được thu thập và chế... còn được cho thêm hoa quả, tùy theo nhu cầu sử dụng Carein cũng có thể gọi là protein sữa, nó chủ yếu được lấy từ váng sữa Lactoza hay gọi là đường sữa là một loại đường trong sữa Nó được sản xuất từ cặn sữa trên quy mô thương mại Kem sữa đá là loại thực phẩm đông lạnh chứa kem hoặc bơ béo, sữa, thường có các chất phụ gia, chất tạo ngọt và trứng Phân loại 16 Theo mục đích sử dụng: sữa cho tiêu dùng,... không được cho ăn cũng như cho uống vào khoảng thời gian này 1.2.2 Trong lương sau khi giết mổ là tổng trọng lượng của xác súc vật gồm da, đầu, chân và các cơ quan nội tạng, nhưng không tính trọng lượng máu vì nó đã được lấy ra trong quá trình giết mổ 1.2.3 Trọng lượng móc hàm đã xử lý là trọng lượng của xác súc vật sau khi đã vứt bỏ đi một số phần, đối với mỗi lòai súc vật nuôi được liệt kê dưới đây... nhân với hệ số chuyển đổi gần đúng sang trọng lượng tươi Số liệu về khối lượng da bao gồm da lấy từ nguyên con hay từ con vật đã được giết 13 4 Sản phẩm khác từ động vật nuôi - Sản phẩm sơ chế gồm: sữa, trứng, mật ong, sáp ong, sợi lông - Sản phẩm chế biến: là những sản phẩm làm từ sản phẩm sơ chế 4.1 Sản lượng sữa Tổng sản lượng bao gồm cả phần sữa cho con bú, sản lượng ròng không tính lượng sữa cho con... loại này lại được sử dụng lại trong việc chế biến sản 15 phẩm bơ sữa, như sữa bột không bơ, sữa đặc nguyên kem, cặn sữa khô và pho mát ít mỡ Phó mát là dạng đông của sữa được làm đông bởi men dịch vị tách khỏi chất cặn sữa được ép và lên men thành một khối lượng tương đối rắn Số liệu về phó mát bao gồm tất cả các loại: phó mát bóe, phó mát ít béo, phó mát dạng cứng hay mềm, phó mát chin, phó mát tươi... của 2 triệu con gà con nằm trong khoảng từ 80 đến 250 tấn, trong khi đó trọng lượng thịt tương đương của 2 triệu con gà lớn khoảng từ 2000 đến 4000 tấn 1.3 Phạm vi tính tóan : sản lượng chỉ tính cho phần con người tiêu thụ như trọng lượng móc hàm (không bao gồm nội tạng của con vật) 2 Các bộ phận nội tạng có thể ăn đƣợc 2.1Các bộ phận nội tạng có thể ăn được bao gồm những phần có thể ăn được thuộc... phẩm 5 Các sản phẩm thu đƣợc từ động vật sống 5.1 Sản phẩm bơ sữa a) Sản lượng về sữa nguyên liệu (thô và toàn bộ) được sử dụng cho tiêu dùng của con người là rất nhỏ Phần lớn sữa nguyên liệu phải trải qua các khâu chế biến để sản xuất ra các sản phẩm ở dạng sữa lỏng (sữa đạt tiêu chuẩn, sữa tiệt trùng, một phần váng sữa, váng sữa, bơ sữa.v.v.) hoặc các sản phẩm không ở dạng sữa lỏng (kem, bơ, pho mát,