Phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà...35 2.2.1.. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích hoạt
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THỐNG KÊ - o0o -
Họ và tên sinh viên : NGUYỄN ANH TÚ
Giảng viên hướng dẫn : PGS TS NGUYỄN CÔNG NHỰ
Hà Nội, năm 2009
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THỐNG KÊ - o0o -
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ 4
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà 4
1.1.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà 4
1.1.2 Cơ cấu tổ chức 6
1.1.3 Thực trạng của công ty CP xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà: 9
1.1.3.1 Những thuận lợi và khó khăn của công ty 9
1.1.3.2 Tình hình về lao động của công ty 11
1.1.3.3 Tổng tài sản của doanh nghiệp trong năm 2007 12
1.1.3.4 Thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty 13
1.1.4 Công tác xây dựng hệ thống chỉ tiêu trong công ty và nhiệm vụ của cán bộ thống kê trong công ty CP xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà 18
1.1.4.1 Công tác xây dựng hệ thống chỉ tiêu trong công ty 18
1.1.4.2 Yêu cầu về kỹ năng, nghiệp vụ của cán bộ thống kê công ty CP xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà 19
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ GIAI ĐOẠN 2002-2007 VÀ DỰ ĐOÁN ĐẾN NĂM 2010 21
2.1 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh nguồn lực 24
2.1.1 Phân tích nguồn lực lao động 24
Trang 42.1.1.1 Phân tích biến động kết cấu lao động của công ty giai đoạn 2002 -
2007 24
2.1.1.2 Phân tích biến động quy mô lao động trực tiếp sản xuất 28
2.1.2 Phân tích chỉ tiêu vốn kinh doanh của công ty 29
2.1.2.1 Phân tích biến động tổng vốn kinh doanh 29
2.1.2.2 Phân tích cơ cấu tổng vốn 31
2.1.2.3 Phân tích biến động tài sản cố định (TSCĐ) 34
2.2 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà 35
2.2.1 Phân tích chỉ tiêu doanh thu 35
2.2.1.1 Phân tích tình hình tăng trưởng doanh thu 35
2.2.1.2 Phân tích xu thế biến động doanh thu 38
2.2.1.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu 40
2.2.2 Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh 46
2.2.2.1 Phân tích tình hình tăng trưởng lợi nhuận 46
2.2.2.2 Phân tích xu thế biến động của lợi nhuận 49
2.2.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 51
2.3 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 55
2.3.1 Phân tích năng suất lao dộng 55
2.3.2.Phân tích hiệu quả tổng sử dụng tổng vốn 57
2.3.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn 59
2.3.4 Đánh giá tình hình trang bị và sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) 60
2.4 Dự đoán kết quả sản xuất của công ty đến năm 2010 62
2.4.1 Dự đoán chỉ tiêu doanh thu 62
2.4.1.1 Phương pháp ngoại suy giản đơn 62
2.4.1.2.Dự đoán dựa vào hàm xu thế: 63
2.4.1.3 Dự đoán dựa vào san bằng mũ 64
2.4.2 Dự đoán cho chỉ tiêu lợi nhuận 66
2.4.2.1 Phương pháp ngoại suy giản đơn 66
Trang 52.4.2.2 Dự đoán dựa vào hàm xu thế 67
2.4.2.3 Dự đoán dựa vào san bằng mũ 68
2.4.2.4 Dự đoán dựa vào mô hình ARIMA 68
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY 70
3.1 Một số chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty sau khi cổ phần hóa 70
3.2 Một số kiến nghị 71
3.3 Giải pháp : 72
KẾT LUẬN 75 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 6DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
1 BẢNG
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động SXKD của Công ty từ năm 2002 – 2006: 14Bảng 1.2 : Kết quả hoạt động SXKD của Công ty năm 2007 15Bảng 2.1: Số liệu về lao động và cơ cấu lao động theo tính chất của công ty cổ phầnXây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà giai đoạn 2002 – 2007 25Bảng 2.2:Số liệu về lao động và cơ cấu lao động ( theo trình độ lao động ) của công
ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà giai đoạn 2002 - 2007 26Bảng 2.3: Biến động quy mô lao động trực tiếp sản xuất 28Bảng 2.4.: Số liệu về tổng vốn kinh doanh của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà từ năm 2002 – 2007 29Bảng 2.5.: Biến động tổng vốn kinh doanh của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà từ năm 2002 – 2007 30Bảng 2.6.:Cơ cấu vốn theo tính chất vốn của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biếnlương thực Vĩnh Hà giai đoạn 2002 – 2007 32Bảng 2.7: Số liệu về TSCĐ của công ty giai đoạn 2002 - 2007 34Bảng 2.8: Biến động TSCĐ của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thựcVĩnh Hà từ năm 2002 – 2007 34Bảng 2.9: Số liệu về doanh thu của công ty giai đoạn 2002 - 2007 36Bảng 2.10:Biến động doanh thu của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà từ năm 2002 – 2007 37Bảng 2.11: Số liệu doanh thu theo biến t 38Bảng 2.12: Số liệu về lợi nhuận của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà trong giai đoạn từ 2002-2007 46Bảng 2.13: Biến động lợi nhuận của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà từ năm 2002 – 2007 46Bảng 2.14: Số liệu lợi nhuận sau thuế theo biến t 49Bảng 2.15: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả lao động 56
Trang 7Bảng 2.16: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 57
Bảng 2.17: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn 59
Bảng 2.18: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ 60
Bảng 2.19: So sánh lựa chọn mô hình tốt nhất 63
Bảng 2.20 64
Bảng 2.21 64
Bảng 2.22: Giá trị sai số chuẩn của mô hình tuyến tính ngẫu nhiên 65
Bảng 2.23: Giá trị sai số chuẩn của các mô hình 65
Bảng 2.24: So sánh hai mô hình dự đoán trên 67
Bảng 2.25: Giá trị sai số chuẩn của mô hình tuyến tính ngẫu nhiên 69
Bảng 2.26: Giá trị sai số chuẩn của các mô hình 69
2 HÌNH Hình 2.1: Đồ thị về tổng vốn kinh doanh của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà từ năm 2002 – 2007 30
Hình 2.2: Đồ thị về TSCĐ của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà từ năm 2002 – 2007 34
Hình 2.3: Đồ thị về tổng doanh thu của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà từ năm 2002 – 2007 37
Hình 2.4 38
Hình 2.5: Đồ thị về lợi nhuận của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà từ năm 2002 – 2007 47
Hình 2.6 49
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đi lên từ một nước có ngành nông nghiệp đóng vai tròchủ dạo trong nền kinh tế.Từ trước đến nay, giá trị ngành nông nghiệp luôn chiếmmột tỷ trọng không nhỏ trong GDP của đất nước; cụ thể dưới đây là tổng sản phẩmtrong nước các năm vừa qua và giá trị của nghành nông nghiệp tương ứng: (đơn vịtính: tỷ đồng)
nước
Nông,lâm,ngư nghiệp
( Nguồn số liệu từ niên gián thống kê 2007 do tổng cục thống kê phát hành)
Từ bảng số liệu trên ta thấy mặc dù xu hướng phát triển kinh tế bây giờ làgiảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trong các ngành công nghiệp và dịch vụnhưng ta thấy giá trị của ngành nông nghiệp vẫn tăng Sản xuất nông nghiệp khôngnhững cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệucho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lươngthực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêmnguồn thu ngoại tệ Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai tròquan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thaythế được Trên 40% số lao động trên thế giới đang tham gia vào hoạt động nôngnghiệp Đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, gópphần ổn định chính trị, phát triển nền kinh tế
Trang 9Thấy rõ những vai trò hết sức to lớn của ngành nông nghiệp Năm 1993, công
ty Vận tải – Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà được thành lập theo quyếtđịnh của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghệ Thực phẩm nay là Bộ Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn đánh dấu một bước phát triển mới trong lĩnh vựckinh doanh lương thực ở thị trường miền Bắc, đồng thời là một minh chứng rõ nétcho việc chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điềutiết của nhà nước Qua 15 năm hình thành và phát triển, công ty đã đạt được nhiềuthành tích trong sản xuất, kinh doanh, xây dựng doanh nghiệp, góp phần phát triểnkinh tế đất nước
Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới thì vẫn đề an ninh lương thưctoàn cầu là một trong những vẫn đề hàng đầu mà tất cả các nước trên thế giới phảichú trọng.Và nước ta cũng không là ngoại lệ.Vì vậy việc xây dựng các hệ thống chỉtiêu phản ánh tình hình sản xuất của công ty sẽ có vai trò rất lớn đến việc phân tíchhiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty đồng thời cũng đưa ranhững thuận lợi và khó khăn để đưa ra các chỉ tiêu kế hoặch cho các năm tiếp theo Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp; trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Xây dựng và
Chế biến lương thực Vĩnh Hà; được sự hưỡng dẫn của thầy giáo PGS.TS Nguyễn
Công Nhự và cô Đặng Thị Ánh Thu (kế toán trưởng của công ty) cùng các cô chú
trong công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà;em đã chọn đề
tài: “Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà trong giai doạn 2002-2007 và dự đoán đến năm 2010”.
Trang 10
Kết cấu bài viết ngoài lời nói đầu và kết luận còn gồm 3 chương:
- Chương 1 : Tổng quan về công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương
thực Vĩnh Hà
- Chương 2 : Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình
sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà giai doạn 2002-2007 và dự đoán cho đến năm 2010.
- Chương 3 : Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà Mặc dù được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Công
Nhự và cô Đặng Thị Ánh Thu (kế toán trưởng của công ty) cùng các cô chú trong
công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà nhưng do kiến thứccũng như tầm hiểu biết còn hạn chế cho nên bài viết không thể tránh khỏi nhữngthiếu sót, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên đểbài viết của em được hoàn thiện hơn
Trang 11CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
Tên viết tắt: VINH HA FOOD JSC.
Trụ sở chính: Số 9A Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Số điện thoại: (84-4)9871743
Fax: (84-4)9870067
Ngành nghề kinh doanh:
- Vận tải và đại lý vận tải đường biển, đường thuỷ, đường bộ
- Thương nghiệp bán buôn bán lẻ
- Bán buôn, bán lẻ công nghệ phẩm, hàng tiêu dung, hương liệu, phụ gia
- Đại lý bán buôn, bán lẻ ga chất đốt
- Kinh doanh vật tư nông nghiệp
- Kinh doanh và sản xuất bao bì, lương thực
- Kinh doanh bất động sản
- Bán buôn, bán lẻ và đại lý sắt thép, ống thép, kim loại màu…
- Kinh doanh lương thực, thực phẩm và các mặt hàng đã chế biến
- Xuất khẩu lương thực, thực phẩm
- Xây dựng công trình dân dụng và hạng mục công trình công nghiệp
Trang 12- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
Bộ Nông nghiệp và Công nghệ Thực phẩm nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn
Trước đây, Công ty có tên gọi là Công ty Kinh doanh Vận tải – Lương thựctrực thuộc Tổng Công ty Lương thực Trung ương I Năm 1996, Công ty sáp nhậpthêm công ty Vật tư, bao bì lương thực Đến năm 2000, tiếp tục sát nhập thêm công
ty Kinh doanh xây dựng lương thực và năm 2001 sáp nhập một số đơn vị thuộcLiên hiệp các công ty lương thực Hà Nội
Ngày 05 tháng 06 năm 2001, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công tyLương thực Miền Bắc có Quyết định số 232 HĐQT/QĐ – TCLĐ đổi tên công tyKinh doanh Vận tải – Lương thực thành công ty Vận tải – Xây dựng và Chế biếnlương thực Vĩnh Hà Năm 2003, tách xí nghiệp chế biến và kinh doanh lương thựcTrương Định ra khỏi công ty Vận tải – Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà
Năm 2006, để tạo động lực mới, xây dựng cơ chế quản lý năng động, thúcđẩy sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển thịchvượng, công ty đã tiến hành cổ phần và đổi tên công ty thành công ty Cổ phần Xâydựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà
Qua 15 năm hình thành và phát triển, công ty Vận tải – Xây dựng và Chế biếnlương thực Vĩnh Hà đã đạt được nhiều thành tích trong sản xuất, kinh doanh, xâydựng doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế đất nước, được Đảng và Nhà nướctặng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có: 01 huân chương lao động hạng 3, 02
Trang 13cờ luân lưu “đơn vị thi đua xuất sắc” của Chính phủ nhiều bằng khen, giấy khencủa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn…
1.1.2 Cơ cấu tổ chức
Mô hình bộ máy tổ chức:
Mô hình tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Xây dựng
và Chế biến lương thực Vĩnh Hà được mô tả qua sơ đồ sau:
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
PHÒNG
KẾ HOẠCH, ĐẦU TƯ
PHÒNG
KỸ THUẬT
PHÒNG KINH DOANH
TRUNG TÂM KDLT THANH TRÌ
XÍ NGHIỆP CBNSTP VĨNH TUY
XÍ NGHIỆP THUỶ SẢN VĨNH HÀ
XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG
SỐ 2
TT GTSP
VÀ DV VĨNH HÀ
BAN KIỂM SOÁT
Trang 14Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của công ty:
Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết,
là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, được tổ chức và hoạt động theo quyđịnh của pháp luật và điều lệ công ty
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty do Đại hội đồng cổ đôngbầu ra, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng cóliên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyềncuả Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát bangiám đốc điều hành và những người quản lý khác trong công ty Quyền và nghĩa vụcủa Hội đồng quản trị do luật pháp và điều lệ công ty, các quy chế nội bộ của công
ty và nghị quyết đại hội đồng cổ đông quy định
Ban kiểm soát: Là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụkiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị, hoạtđộng điều hành kinh doanh của Ban giám đốc; trong ghi chép sổ kế toán và báo cáotài chính Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc
Ban giám đốc: Trong đó Giám đốc là người điều hành, quyết định cácvấn đề có liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trướcHội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao; đồng thời làđại diện pháp nhân của công ty Phó giám đốc giúp việc Giám đốc và chịu tráchnhiệm trước Giám đốc về các nội dung công việc được phân công, chủ động giảiquyết những công việc được Giám đốc uỷ quyền theo quy định của pháp luật vàđiều lệ công ty
Các phòng nghiệp vụ:
- Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc công
ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện các công tác: tổ chức bộ máy, cán bộ; tuyển dụng,đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; lao động tiền lương, thi đua, khen thưởng, kỷluật; an toàn - bảo hộ lao động, thực hiện chế độ chính sách với người lao động;pháp chế, kiểm tra; quản trị hành chính Văn phòng công ty…
Trang 15- Phòng tài chính - kế toán: Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc công
ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác Tài chính, công tác Kiểm toán trên phạm vitoàn công ty
- Phòng kế hoạch, đầu tư: Có chức năng tham mưu giúp cho Giám đốc xâydựng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và các kế hoạch hàng năm Đồng thời, cân đốinguồn lực, đưa ra các giải pháp thực hiện các kế hoạch đặt ra; hướng dẫn các đơn vịtrực thuộc xây dựng các kế hoạch hàng năm
- Phòng kỹ thuật: Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo và tổchức thực hiện các công tác: quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý khai thác hệthống cơ sở vật chất kỹ thuật, quản lý kĩ thuật an toàn, quản lý các định mức kinh tế
kỹ thuật, quản lý về chất lượng Đồng thời, phòng kỹ thuật còn có chức năng hướngdẫn về kỹ thuật cho các đơn vị trực thuộc
- Phòng kinh doanh: sử dụng vốn của công ty kinh doanh các mặt hàng cótrong đăng ký kinh doanh trong đó chủ yếu là xuất khẩu gạo, kinh doanh bất độngsản và nó độc lập với các đơn vị trực thuộc Đồng thời phòng kinh doanh còn hướngdẫn nghiệp vụ kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc
Các đơn vị trực thuộc công ty:
- Trung tâm KDLT Gia Lâm: là 1 đơn vị kinh doanh độc lập, sử dụng vốncủa công ty và có trách nhiệm phân bổ lợi nhuận cho công ty, đóng góp vào ngânsách nhà nước Trung tâm kinh doanh các mặt hàng: lương thực; vật tư nôngnghiệp;các dịch vụ cho thuê nhà, kho bãi, dịch vụ nhà hàng, ăn uống, kinh doanhvật liệu xây dựng, làm đại lý bán ký gửi hàng hoá, dịch vụ
- Trung tâm KDLT Cầu Giấy: là một đơn vị kinh doanh độc lập, sử dụngvốn và có trách nhiệm phân bổ lợi nhuận cho công ty, đóng góp vào ngân sách nhànước Trung tâm kinh doanh lương thực; vật tư nông nghiệp; kinh doanh các dịch
vụ cho thuê nhà, kho bãi, dịch vụ nhà hàng, ăn uống…; sản xuất chế biến nước tinhlọc, bột canh, tôm thương phẩm
- Trung tâm KDLT Thanh Trì: là một đơn vị kinh doanh độc lập, sử dụngvốn và có trách nhiệm phân bổ lợi nhuận cho công ty, đóng góp vào ngân sách nhà
Trang 16nước.Trung tâm kinh doanh lương thực; vật tư nông nghiệp; kinh doanh các dịch vụcho thuê nhà, kho bãi, dịch vụ nhà hàng, ăn uống…
- Xí nghiệp CBNSTP Vĩnh Tuy : là một đơn vị kinh doanh độc lập, sửdụng vốn và có trách nhiệm phân bổ lợi nhuận cho công ty, đóng góp vào ngân sáchnhà nước Xí nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa đậu nành, nước tinh lọc, bột canh
- Xí nghiệp thuỷ sản Vĩnh Hà: là một đơn vị kinh doanh độc lập, sử dụngvốn và có trách nhiệm phân bổ lợi nhuận cho công ty, đóng góp vào ngân sách nhànước Xí nghiệp kinh doanh lương thực, vật tư nông nghiệp, xuất nhập khẩu trựctiếp, kinh doanh dịch vụ, sản xuất chế biến tôm thương phẩm
- Xí nghiệp xây dựng số 2: là một đơn vị kinh doanh độc lập, sử dụng vốn
và có trách nhiệm phân bổ lợi nhuận cho công ty, đóng góp vào ngân sách nhànước Xí nghiệp chuyên về xây dựng dân dụng và xây dựng các hạng mục côngnghiệp
- Trung tâm GTSP và dịch vụ Vĩnh Hà: là một đơn vị kinh doanh độc lập,
sử dụng vốn và có trách nhiệm phân bổ lợi nhuận cho công ty, đóng góp vào ngânsách nhà nước.Trung tâm kinh doanh các dịch vụ ăn uống, giới thiệu sản phẩm vàcác dịch vụ khác
1.1.3 Thực trạng của công ty CP xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà:
1.1.3.1 Những thuận lợi và khó khăn của công ty
- Những thuận lợi mà công ty có được
- Là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động lâu năm trong ngành lương thực và
do đó đã có những bài học kinh nghiệm bổ ích nhất định, vì vậy khi chuyển sangcông ty cổ phần tiếp tục kế thừa và phát huy kinh doanh trong những năm kế tiếp
- Doanh nghiệp đã có những bước đột phá nhất định trong việc chuyển đổi
cơ chế quản lý và vận dụng có hiệu quả cơ chế, chính sách của Nhà nước vào hoạtđộng thực tế của Doanh nghiệp; dám nghĩ, dám làm, mở rộng ngành nghề kinhdoanh
Trang 17- Doanh nghiệp có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội, hiện nay đang trựctiếp quản lý và sử dụng gần 200.000 m2 đất, có lợi thế đáng kể và khả năng lớntrong việc tiếp cận các dịch vụ và khai thác có hiệu quả cơ sở hạ tầng của kinh tếvùng cũng như kinh tế quốc dân.
- Việc chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần hoá giúp công ty có điềukiện thu hút vốn đầu tư khi cần từ bên ngoài tránh đi vay nhiều ảnh hưởng đến hiệuquả sản xuất kinh doanh Đồng thời, là một công ty cổ phần, đã vừa loại trừ đượcnhững yếu tố mà trước đây còn là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước như khônglành mạnh của cơ chế bao cấp… vừa phát huy được tối đa tính tự chủ, nâng caotrách nhiệm của người lãnh đạo cũng như của người lao động và của các cổ đôngnhằm đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà đầu tư, của doanh nghiệp và của người laođộng trong doanh nghiệp
- Những khó khăn mà công ty gặp phải
- Số lượng lao động đông nhưng trình độ lao động nhìn chunh là thấp, dođược chuyển từ chế độ bao cấp sang Điều này làm cho chi phí lao động sống tăngnhưng năng suất lao động không tăng kịp với tốc độ tăng chi phí tiền lương cùngcác khoản chi phí có tính chất lượng
- Vốn tuy lớn nhưng cơ cấu vốn cũng như hình thái vật chất của nó lạc hậuđặc biệt là hệ thống kho tàng xuống cấp nghiêm trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong
cơ cấu vốn,… Điều này làm cho khả năng sinh lời bị hạn chế
- Nhận thức tư tưởng của người lao động chưa kịp với yêu cầu đổi mớitrong quản lý và chuyển đổi sang cơ chế thị trường
- Các ngành nghề mới chưa được mở, các dự án đầu tư nhằm khai thác lợithế về đất đai chậm được triển khai thực hiện
- Kinh doanh lương thực tại Miền Bắc nhìn chung những năm qua gặpnhiều khó khăn, tỷ suất lợi nhuận thấp, các ngành nghề mới vẫn chưa mang lại hiệuquả Trong thời gian tới, việc kinh doanh lương thực của công ty cũng sẽ gặp rấtnhiều khó khăn do một phần thị trường xuất khẩu lương thực của Tổng công ty bị
Trang 18suy giảm, một phần do lương thực là một loại hàng hoá thiết yếu nên xua hướng là
sẽ bão hoà trong tương lai
1.1.3.2 Tình hình về lao động của công ty
Tổng số lao động bình quân toàn công ty năm 2007: 229 người
Trình độ lao động: Lao động công ty sử dụng bao gồm các ngành nghề phùhợp với các ngành nghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, trên cơ sở đảm bảo cơcấu về trình độ được đào tạo như sau:
Trình độ đại học và trên đại học : 65 người
Cán bộ có trình độ trung cấp : 49 người
Công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông : 115 người
Biên chế lao động các phòng ban và đơn vị trực thuộc như sau:
- Văn phòng công ty 41 người
Ban giám đốc 02 người
Đảng uỷ, công đoàn 02 người
Phòng tổ chức hành chính 20 người
Phòng tài chính - kế toán 05 người
Phòng kế hoạch, đầu tư 02 người
Phòng kỹ thuật 02 người
Phòng kinh doanh 08 người
- Các đơn vị trục thuộc: 188 người
Trung tâm KDLT Gia Lâm 20 người
Trung tâm KDLT Cầu Giấy 8 người
Trung tâm KDLT Thanh Trì 35 người
Xí nghiệp chế biến NSTP Vĩnh Tuy 45 người
Xí nghiệp thuỷ sản Vĩnh Hà 40 người
Xí nghiệp xây dựng số 2 25 người
Trung tâm GTSP và dịch vụ Vĩnh Hà 15 người
Kế hoạch tuyển dụng lao động:
Trang 19- Năm 2009: Tuyển dụng mới 20 người ( bổ sung cho bộ phận xây dựng 10người, bán hàng 05 người và bộ phận quản lý 05 người)
- Năm 2010: Tuyển dụng mới 10 người ( bổ sung cho bộ phận bán hàng 05người và bộ phận quản lý 05 người)
Như đã thấy ở trên, lao động qua đào tạo của công ty chiếm một tỷ lệ khôngcao, khoảng 61,14% chứng tỏ chất lượng lao động của công ty chưa cao, chưa đápứng được nhu cầu phát triển của công ty Đây là một tồn tại lớn mà công ty cần phải
có các giải pháp khắc phục trong thời gian tới nếu muốn có một bước phát triển mới
và đạt được các mục tiêu đặt ra Vì vậy một vấn đề hiện nay của công ty cần phảilàm là cơ cấu lại lao động; tiến hành đào tạo lại các cán bộ có trình độ thấp, khôngđáp ứng được nhu cầu của công ty; tuyển dụng lao động có chất lượng; sa thảinhững lao động dư thừa nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận
1.1.3.3 Tổng tài sản của doanh nghiệp trong năm 2007
Tổng tài sản bình quân của doanh nghiệp trong năm 2007 theo sổ kế toán là92.589.570.870 đồng
- Phân loại theo cơ cấu nguồn vốn
Tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn 62.390.115.979 đồng Tài sản dài hạn và đầu tư dài hạn 30.208.454.891 đồng
- Phân loại theo nguồn vốn
Nợ phải trả 48.224.645.443 đồng
Vốn tự bổ sung 44.373.925.427 đồng
Tình hình tài sản cố định:
Nhà cửa vật, kiến trúc:
- Nhà cửa, vật kiến trúc đang dùng (GTCL) 11.511.004.911 đồng
- Nhà cửa, vật kiến trúc không cần dùng (NG) 958.002.113 đồng
- Nhà cửa, vật kiến trúc đang chờ thanh lý (NG) 1.923.420.189 đồng
Máy móc thiết bị:
- Máy móc thiết bị đang dùng (GTCL) 721.083.983 đồng
- Máy móc thiết bị không cần dùng (NG) 1.266.169.974 đồng
Trang 20- Máy móc thiết bị chờ thanh lý (NG) 30.000.000 đồng
Phương tiện vận tải:
- Phương tiện vận tải đang dùng (GTCL) 366.749.414 đồng
- Phương tiện vận tải chờ thanh lý (CL) 390.114.289 đồng
Tình hình đất đai:
- Tổng diện tích đất đang quản lý và sử dụng 193.034,89 m²
Trong đó:
+ Diện tích đất đang sử dụng trong kinh doanh 188.034,89 m²
+ Diện tích đất không sử dụng trong kinh doanh 5.000,00 m²
+ Diện tích đất không cần dùng là diện tích đất ở tập thể của cán bộ, côngnhân viên Số diện tích này đã có quyết định thu hồi của thành phố, công ty đanghoàn thiện hồ sơ bàn giao theo quy định
Một vấn đề của công ty cần giải quyết là nhà xưởng của công ty đã đượcxây dựng lâu đời, hiện nay hầu hết đã cũ kỹ, lạc hậu và có giá trị thấp Do có đượclợi thế về đất đai nên hiện tại công ty đang dự khiến chiến lược trong thời gian tới làhợp tác, xây dựng các cao ốc cho thuê
1.1.3.4 Thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty
Trong những năm qua, kinh doanh lương thực tại Miền Bắc gặp nhiều khókhăn, đặc biệt trong việc xuất khẩu lương thực; tình hình xuất khẩu vẫn chủ yếu qua
sự phân bổ của Tổng công ty; hoạt động kinh doanh lương thực mang tính mùa vụ.Hơn nữa công ty lại sát nhập một số đơn vị thành viên của Tổng công ty nên công
ty phải ổn định cơ cấu tổ chức, cơ cấu lại sản xuất kinh doanh do vậy mà sản lượng
và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty những năm qua bị hạn chế
Trang 21Dưới đây là một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty từ năm 2002 đến năm 2006
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động SXKD của Công ty từ năm 2002 – 2006:
2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty)
Năm 2006 là năm đầu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (công ty cổphần), công ty đã chuyển hẳn hướng xây dựng, chỉ đạo cũng như các giải pháp thực
hiện kế hoạch sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, loại bỏ các hình thức và các
mối liên hệ kinh tế mang tính bao cấp, dàn trải, bình quân chủ nghĩa; các đơn vị và
các phòng ban luôn quán triệt và có biện pháp hữu hiệu để tiết kiệm chi phí, tăng lợi
nhuận, kiên quyết loại bỏ chủ nghĩa hình thức không mang lại hiệu quả kinh tế
trong quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và quản trị nhân lực Nhờ có những đổi
mới tích cực trong cơ cấu cũng như trong nhận thức của ban lãnh đạo và của người
lao động, công ty đã đạt đựơc những thành tựu nhất định trong sản xuất kinh doanh:
Trang 22Bảng 1.2 : Kết quả hoạt động SXKD của Công ty năm 2007
ST
Văn phòng CTy
XN thuỷ sản Vĩnh Hà
Trung tâm KDLT Thanh Trì
Trung tâm KDLT Gia Lâm
XN xây dựng
số 2
XN CBNSTP Vĩnh Tuy
Trung tâm KDLT Cầu Giấy
Trung tâm GTSP và dịch vụ Vĩnh Hà
Toàn công ty
1 Tổng số lao động
4 Doanh thu thuần Triệu đồng 93.200 5.450 12.537 24.200 2.2367 321,1 1.599,7 734,1 160.408,9
5 Doanh số mua vào Triệu đồng 79.600 4.945 11.040 23.000 0 0 1.038,8 480,8 120.104,6
6 Tổng chi phí Triệu đồng 92.000 4.945 12.492 24.100 22.339 565,6 500,5 244,8 157.186,9
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty.
Trang 23tỷ đồng, năm 2007 là 450 triệu đồng trên tổng vốn bỏ ra của công ty là 44.374 triệuđồng Năm 2005 lợi nhuận giảm mạnh là do một số nguyên nhân cơ bản sau:
Năm 2005, giá nông sản trên thị trường thế giới có nhiều biến động nêndoanh thu thu được từ xuất khẩu nông sản giảm mạnh
Một số hợp đồng thu mua nông sản của công ty thua lỗ trầm trọng; hơnnữa, một số mặt hàng công ty sản xuất như sữa đậu nành, bia không những khôngmang lại lợi nhuận cho công ty mà còn khiến cho công ty phải bù lỗ Đây là mộttrong những nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnhtrong năm 2005
Cơ cấu tổ chức cồng kềnh, thiếu hợp lý Thêm vào đó, đội ngũ cán bộ,công nhân viên còn mang nặng tư tưởng của chế độ tập trung bao cấp trước kia nênhầu hết các đơn vị trực thuộc của công ty đều thua lỗ, lợi nhuận nộp cho công tygiảm mạnh
Năm 2006, lợi nhuận của công ty đã tăng lên đáng kể, từ 21 triệu đồng lên165,6 triệu đồng Nguyên nhân là do: công ty xác định đây là năm bản lề cho cổphần hoá nên cần phải phấn đấu đạt được một kết quả kinh doanh cao để chuẩn bịtốt cho cổ phần; công ty đã có những thay đổi đáng kể trong cơ cấu tổ chức, đồngthời giảm sản lượng các mặt hàng thua lỗ trong năm 2005 như bia, sữa đậu nành…Nhờ có những cố gắng vượt bậc của ban giám đốc, cán bộ công nhân viên, công ty
đã cơ bản đạt được kế hoạch năm 2006 và chuẩn bị tốt cho các phương án cổ phầnhoá
Trang 24Năm 2007, năm đầu tiên cổ phần hoá, nhìn chung công ty đã đạt và vượtmức kế hoạch đặt ra Trong kinh doanh lương thực, công ty đã hoàn thành tốt kếhoạch xuất khẩu gạo Trong kinh doanh lương thực nội địa đã chủ động về thịtrường ở miền Nam Trong quý 3 và 4 đã chủ động khai thác và bước đầu nhậpkhẩu mặt hàng bã đậu nành ở phía nam, đánh giá ban đầu là có hiệu quả Về kinhdoanh nông sản, năm 2007 do dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng ở gia súc đãtác động đến thị trường làm cho giá cả bất ổn định Tuy đạt và vượt mức kế hoạch
về lượng nhưng cần phải khắc phục các yếu điểm, tránh rủi ro bằng cách lấy đầu ra
để xác định phương án kinh doanh nhằm đạt hiệu quả kinh tế
Như đã phân tích ở trên, tuy công ty có tổng số vốn rất lớn tới hơn 41 tỷđồng, nhưng lợi nhuận thu được lại quá nhỏ Đây là một hạn chế rất lớn của công ty,
có khắc phục được nó thì công ty mới có được bước phát triển mới Ban lãnh đạocông ty đã xác định, lợi thế của doanh nghiệp hiện nay là có được một diện tích đấtkhá rộng trong nội thành Hà Nội, tuy nhiên khai thác như thế nào cho hiệu quả vẫncòn là một câu hỏi lớn đang được đặt ra vì nếu không sử dụng hiệu quả thì nhà nước
sẽ thu hồi lại Thêm vào đó, tuy công ty đã đang ký kinh doanh rất nhiều mặt hàngnhưng vẫn chưa có được thương hiệu riêng của mình, đây là một hạn chế rất lớn đặtbiệt trong điều kiện thị trường cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay Do đó nhiệm vụđặt ra trong thời gian là công ty cần tìm một hướng đi đúng đắn, tạo bước ngoặttrong phát triển, thu được những thành tựu to lớn Năm 2008, nhiệm vụ cơ bản đượcđặt ra là thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đã được xác địnhtrong năm và những năm tiếp theo, đồng thời mục tiêu quan trọng nhất và quyếtđịnh của kế hoạch, đó là hiệu quả kinh tế Do vậy phải tiết kiệm chi phí, tăng lợinhuận, loại bỏ chủ nghĩa hình thức không mang lại hiệu quả kinh tế trong cả quản
lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và quản trị nhân lực Mục tiêu kinh tế cơ bản phải
cố gắng đạt được trong năm 2010 là mức chi trả cổ tức đạt 7 %
Trang 251.1.4 Công tác xây dựng hệ thống chỉ tiêu trong công ty và nhiệm vụ của cán bộ thống kê trong công ty CP xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà
1.1.4.1 Công tác xây dựng hệ thống chỉ tiêu trong công ty
Nhìn chung công tác xây dựng hệ thống chỉ tiêu của công ty cổ phần xây dựng
và chế biến lương thực Vĩnh Hà khá hoàn thiện Nó đã có sự phối hợp chặt chẽ giữacác phòng ban trong công ty và các đơn vị trực thuộc Trước kia, công tác kế hoạchhoá của công ty được thực hiên theo quy trình sau:
Tổng công ty có văn bản giử xuống công ty đưa ra một số chỉ tiêu cơ bảncủa năm kế hoạch như: lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, nộp ngân sách nhànước…Nhưng có một số trường hợp đặc biệt, công ty sẽ giử đề nghị lên Tổng công
ty, và Tổng công ty sẽ xem xét và phê duyệt về một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanhcủa công ty
Công ty dựa vào các chỉ tiêu đó xây dựng hệ thống chỉ tiêu kế hoạch sảnxuất kinh doanh cho năm kế hoạch Bản kế hoạch do phòng kế hoạch, đầu tư soạnlập dựa trên báo cáo của các phòng ban chức năng khác và trình lên ban giám đốcphê duyệt
Từ bản kế hoạch đã được phê duyệt, công ty sẽ gửi cho các đơn vị trựcthuộc một văn bản gồm các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh như lợi nhuậntrước thuế, lợi nhuận nộp lại công ty…Dựa vào các chỉ tiêu đó, các đơn vị này sẽxây dựng các chỉ tiêu thống kê cho kế hoạch chi tiết sản xuất, kinh doanh và nộp lạicho công ty phê duyệt Sau đó, các đơn vị này lập các kế hoạch cụ thể cho từngtháng và gửi cho các phòng ban, phân xưởng tiến hành thực hiện
Hiện tại, do công ty đã cổ phần hóa nên quy trình kế hoạch hoá của công tycũng có thay đổi: Công ty sẽ dựa vào báo cáo của các phòng ban chức năng về kếtquả bán hàng, tình hình tài chính, lao động…xây dựng kế hoạch cho năm tới, sau đócông ty sẽ gửi các chỉ tiêu chủ yếu cho các đơn vị trực thuộc, tức là các bước saucũng tương tự như trong quy trình kế hoạch hoá trước cổ phần hoá, chỉ khác là công
ty không cần dựa trên yêu cầu của Tổng công ty để xây dựng kế hoạch cho năm tới
Trang 261.1.4.2 Yêu cầu về kỹ năng, nghiệp vụ của cán bộ thống kê công ty CP xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà
Để cho công tác thống kê đưa ra thực sự có hiệu lực trong quản lý doanhnghiệp thì ngoài việc cần phải phối hợp chặt chẽ, hài hoà giữa nhà lãnh đạo với cácphòng ban chức năng, người lao động còn cần các nhà kế hoạch hoá của doanhnghiệp phải có những phẩm chất nhất định như: là nhà lý luận tốt; có khả năng đàmphán; có chuyên môn về kế hoạch hoá sâu; biết sử dụng hiểu biết của mình vào việcsoạn lập kế hoạch, chính sách và tổ chức điều hành công tác kế hoạch hoá trongdoanh nghiệp; có sở thích và kinh nghiệm làm việc trong môi trường kinh doanh; cókhả năng lãnh đạo…
Công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà với các ngànhnghề kinh doanh đa dạng từ vận tải, xây dựng cơ bản, kinh doanh xuất khẩu lươngthực, kinh doanh bất động sản… nên yêu cầu về các kỹ năng, nghiệp vụ của cán bộthống kê có nhiều điểm khác biệt Am hiểu luật pháp là yêu cầu bắt buộc với mọicán bộ kế hoạch nhưng do đặc điểm của Công ty là kinh doanh nhiều ngành nghềnên các cán bộ thống kê phải phối hợp với các cán bộ phòng kế hoạch và đầu tư đểnắm được cơ bản về luật doanh nghiệp, luật xây dựng, luật đấu thầu, luật kinhdoanh bất động sản Hơn nữa, do Công ty có hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nênđòi hỏi người cán bộ thống kê phải có những hiểu biết nhất định về xây dựng.Ngoài ra, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay và trong điềukiện Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giớiWTO thì tin học, ngoại ngữ là những yêu cầu cơ bản của người cán bộ thống kê nóichung và của Công ty nói riêng
Do yêu cầu về kỹ năng của cán bộ thống kê và để đáp ứng được yêu cầu củacông ty, các cán bộ thống kê phải không ngừng học, trao dồi chuyên môn nghiệpvụ; tham gia các khoá học về nghiệp vụ thống kê, giao tiếp ngoại ngữ, tin học, tìmhiểu luật pháp để nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu ngày càngcao của công ty trong công tác tham mưu, soạn lập để xây dựng một hệ thống chỉtiêu thống kê hoàn chỉnh
Trang 27Về cơ bản, chương trình đào tạo của trường Đại Học Kinh tế Quốc dân đãđáp ứng được yêu cầu về các kỹ năng, nghiệp vụ của cán bộ thống kê Công ty cổphần Xây dựng và Chế biến thực phẩm Vĩnh Hà nói riêng cũng như yêu cầu của cáccông ty hiện nay nói chung Tuy nhiên, đó mới chỉ ở mức cơ bản, thực tế việc đàotạo của trường mới dừng ở mức độ lý thuyết nên với hầu hết sinh viên ra trường cáccông ty đều phải đào tạo lại về nghiệp vụ thống kê; còn về ngoại ngữ, tin học thì cácsinh viên phải hoàn thiện bằng việc tự học hoặc học thêm ở các trung tâm Vì vậy,
để đáp ứng hơn nữa yêu cầu trong tuyển dụng của các doanh nghiệp nói chung vàcủa công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà nói riêng, đối vớingười cán bộ thống kê thì nhà trường cần xây dựng một hệ thống các chương trìnhgiảng dạy sát với thực tế hơn, có thể đối với mỗi khoá học cho các sinh viên đi kiếntập ở các công ty để tìm hiểu về nghiệp vụ thống kê, như vậy khi các sinh viên nàytới các cơ sở thực tập sẽ bớt bỡ ngỡ và chủ động hơn Thêm vào đó, một vấn đềđược nhiều người nói đến hiện nay đó là việc học thụ động của sinh viên, tức làgiảng viên đọc và sinh viên chép Sinh viên không có tính tự chủ, giảm tinh thầnsáng tạo, năng động Vì thế cần xúc tiến việc phân chia, làm việc theo nhóm để sinhviên có thể làm quen với cách tổ chức, điều hành nhóm; đồng thời phát huy tính tựchủ, sáng tạo của mỗi sinh viên Ngoài ra, sinh viên cũng cần phải chủ động hơntrong việc học tập, nghiên cứu, cần mạnh dạn trao đổi với giảng viên khi có các thắcmắc Nếu làm đựơc như vậy, các sinh viên thống kê ra trường sẽ đáp ứng được yêucầu trong tuyển dụng của các công ty hiện nay
Trang 28CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ GIAI ĐOẠN 2002-2007
VÀ DỰ ĐOÁN ĐẾN NĂM 2010
Cơ sở số liệu dùng để phân tích và dự đoán
Số liệu là điều kiện quan trọng để phân tích và dự đoán thống kê Mỗi số liệu
sử dụng cho phép phân tích một khía cạnh của hiện tượng kinh tế xã hội Nguồn sốliệu đòi hỏi phải đầy đủ kịp thời, chính xác và tính lôgic cao
Khi tiến hành phân tích và dự đoán tình hình sản xuất kinh doanh của mộtdoanh nghiệp thì đòi hỏi nguồn tài liệu phải đủ lớn vì độ dài của thời gian lớn thì xuhướng phát triển của hiện tượng thể hiện càng rõ Để phân tích và dự đoán tình hìnhsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần có các số liệu sau: giá trị sản xuất, giá trịgia tăng, chỉ tiêu lợi nhuận, chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ, nghĩa vụ đối với ngân sáchnhà nước Ngoài ra, chúng ta cần có các chỉ tiêu liên quan như: lao động, tài sản dàihạn, chi phí trung gian, nhưng hiện nay do điều kiện kinh tế và thống kê ở doanhnghiệp còn nhiều hạn chế do đó để phân tích và dự đoán kết quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp có tính khả thi nhất thì các chỉ tiêu phân tích kết quả sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp được sử dụng bao gồm các chỉ tiêu: giá trị sảnxuất, doanh thu tiêu thụ, lợi nhuận thực hiện, giá trị sản phẩm hàng hoá
Với định hướng phát triển Công ty từ nay cho đến năm 2010 là tập trung choviệc phát triển sản xuất kinh doanh, tập dụng, phát huy mọi nguồn lực sẵn có đểnâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh đáp ứng vàkhai thác tốt các nhu cầu thị trường trong nước, có hướng phát triển thị trường tiêuthụ ra chiếm lĩnh thị trường nước ngoài Trên cơ sở nghiên cứu kết quả mà Công ty
Trang 29đã đạt được để có những chiến lược, chính sách điều chỉnh phù hợp để đem lại kếtquả sản xuất kinh doanh tốt nhất.
Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất của công ty:
1 Các nhân tố khách quan
Nhu cầu thị trường
Việc sản xuất cũng như bảo quản sản phẩm để đem đi tiêu thụ trên thị trườngcũng là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất sản phảm của doanhnghiệp.Với thời tiết khắc nghiệt ở Việt Nam thì việc bảo quản sản phẩm càng trởnên quan trọng.Điều đó đòi hỏi các loại bao bì đóng gói sản phẩm phải đảm bảochất lượng.Chính yêu cầu đó mà công ty luôn cập nhật những nhu cầu của ngườidân để ra những chiến lược để có nguồn cung dồi dào
Tiến bộ khoa học kĩ thuật
Nền kinh tế thị trường hiện nay đang phát triển một cách nhanh chóng,cáccuộc cách mạng công nghiệp liên tục diễn ra, cùng với nó là cuộc chạy đua côngnghệ của các nước phát triển trên thế giới đã làm xuất hiện ngày càng nhiều cácmáy móc thiết bị với công nghệ hiện đại.Điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏđến nền kinh tế Việt Nam.Tuy đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển và cònthua kém về công nghệ đối với các nước phát triển nhưng để theo kịp nền kinh
tế thị trường thì chúng ta vẫn có những bước tiến để phù hợp với sự phát triểnđó.Và việc áp dụng các thành tựu của các nước tiên tiến là điều tất yếu xảy ra,tuy nhiên việc áp dụng đó phải phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta.Để đấtnước theo kịp với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thị trường thì mỗidoanh nghiệp trong nước phải có sự phát triển, ứng dụng những tiến bộ khoa học
kỹ thuật để đưa đát nước tiến lên
2 Các nhân tố chủ quan
Trình dộ quản lý
Mõi một doanh nghiệp khi được thành lập để tiến hành các hoạt động sảnxuất kinh doanh đều có những người đứng lên để làm chủ doanh nghiệp đó,thông thường những người chủ đó thường là những người quản lý doanh
Trang 30nghiệp.Để doanh nghiệp đi vào hoạt động đạt hiệu quả cao thì phụ thuộc rấtnhiều vào trình độ quản lý của người chủ doanh nghiệp đó.Nếu người quản lýgiỏi, biết phát hiện và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, ngoại giao tốt thì sẽ đưacông ty đi lên
Chế độ tiền lương, thưởng
Một doanh nghiệp muốn phát triển và hoạt động có hiệu quả thì ngoài yếu tốquản lý ra còn phụ thuộc vào tiền lương lao động của công ty.Chính vì vậy muốnthu hút lao động, muốn họ hoạt động hiệu quả thì các cán bộ quản lý của công typhải có một chế độ tiền lương, tiền thưởng hợp lý để vừa trọng dụng được nhântài vừa tiết kiệm tối đa chi phí quản lý của công ty
Công nghệ, máy móc thiết bị của công ty
Công nghệ, máy móc hiện đại cũng là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả củahoạt động sản xuất kinh doanh.Nếu dây chuyền sản xuất hiện đại sẽ vừa đem lạihiệu quả cao, vừa tiết kiệm được nhân công, giảm chi phí tiền lương cho laođông.Tuy nhiên việc đổi mới công nghệ phải phù hợp với tình hình tài chính, cũngnhư khả năng quy mô sản xuất của công ty.Chính vì vậy việc đổi mới công nghệhiện đại, phù hợp là một yếu tố rất quan trọng để nâng cao chất lượng cũng như sốlượng sản xuất của công ty
Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh dựa vào dãy số thời gian cho phép tathấy được xu thế biến động của hiện tượng và mỗi liên hệ của nó trong tương lai.Bằng phương pháp chỉ số cho phép nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới kết quảsản xuất kinh doanh và xác định được nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trong chương này tập trung phân tích những vấn đề sau:
- Phân tích các chỉ tiêu về nguồn lực
- Phân tích các chỉ tiêu về kết quả sản xuất
- Dự báo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty đến năm 2010
Trang 312.1 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh nguồn lực
2.1.1 Phân tích nguồn lực lao động
Quá trình sản xuất muốn tiến hành được cần phải có lao động.Sự giàu có vàphát triển của xã hội không chỉ phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, mức độtrang bị tài sản dài hạn cho nền kinh tế quốc dân mà còn phụ thuộc vào yếu tố conngười.Đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay, nền kinh tế của tri thức thì yếu tố conngười càng giữ vai trò quan trọng trong nền sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệpcũng như của toàn xã hội.Đối với một doanh nghiệp như công ty cổ phần Xây dựng
và Chế biến lương thực Vĩnh Hà thì yếu tố lao động cũng có vai trò rất quantrọng.Chính vì vậy để quá trình hoạt động sản xuất đạt kết quả cao thì công ty cầnthống kê đầy đủ về lao động và các chỉ tiêu phản ánh lao động của công ty một cáchđầy đủ để từ đó có thể đưa ra những giả phát nhằm nâng cao tính hiệu quả của laođộng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
2.1.1.1 Phân tích biến động kết cấu lao động của công ty giai đoạn 2002 2007
Với khái niệm lao động của doanh nghiệp là những người lao động đã đượcghi tên vào danh sách lao động của doạnh nghiệp do doanh nghiệp trực tiếp quản lý
sử dụng sức lao động và trả lương.Lao động công ty sử dụng bao gồm các ngànhnghề phù hợp với các ngành nghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh
Cơ cấu lao động của công ty sẽ được phân dựa trên các tiêu thức khácnhau.Dựa vào tính chất thì lao động của công ty phân thành :Lao động trực tiếp vàlao động gián tiếp Còn phân theo trình độ lao động thì lao động của công ty đượcphân thành: Lao động được đào tạo ở bậc Đại học và trên Đại học , bậc Cao đẳng ,bậc trung cấp và công nhân kỹ thuật , và bậc lao động phổ thông
Phán loại lao động theo tính chất của lao động
Ta có số liệu về cơ cấu lao động phân theo tính chất lao động của công tytrong giai đoạn 2002 – 2007 như sau:
Trang 32Bảng 2.1:
Số liệu về lao động và cơ cấu lao động theo tính chất của công ty cổ phần Xây
dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà giai đoạn 2002 – 2007
Năm số lao Tổng
động
Phân loại lao động theo tính chất
Số lao động (L i ) Cơ cấu lao động (d i) Trực tiếp Gián tiếp Trực tiếp
(d1)
Gián tiếp (d2)
( Nguồn: lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty )
Từ bảng số liệu trên ta có kết quả phân tích biến động cơ cấu lao động (phân theo tính chất lao động ) của công ty giai đoạn 2002 – 2007 như sau:
So sánh liên hoàn d1 (%) d2 (%)
bộ phân lao động trực tiếp.Cụ thể:
Năm 2005 so với năm 2004 tỷ trọng bộ phận lao động trực tiếp trong tổng sốlao động giảm mạnh nhất: Từ 75.26% năm 2004 xuống còn 72.77% năm 2005,giảm 4.309%.Và trong 2 năm này thì tỷ trọng bộ phận lao động gián tiếp tăng mạnhnhất.Từ 24.74% năm 2004 tăng lên 27.23% năm 2005, tăng 10.06%
Trang 33Qua đây cho thấy lao động gián tiếp đang ngày càng giữ một vai trò quantrọng trong đại bộ phận lao động của Công ty, nhất là trong thời kỳ của khoa học kỹthuật thì việc áp dụng tối ưu những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất vào côngviệc kinh doanh của Công ty sẽ giảm bớt được lao động ở bộ phân trực tiếp.Tuynhiên bộ phận lao động trực tiếp vẫn giữ vai trò chủ đạo và là bộ phận quyết địnhđến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phán loại lao động theo trình độ lao động
Ta có số liệu về cơ cấu lao động phân theo trình độ lao động của công tytrong giai đoạn 2002 – 2007 như sau:
Bảng 2.2:Số liệu về lao động và cơ cấu lao động ( theo trình độ lao động ) của
công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà
Phân loại lao động theo trình độ lao động
Số lao động (L i ) Cơ cấu lao động (di) Đại học
và trên
ĐH (L1 )
Cao đẳng (L2 )
Trung câp
và công nhân
kỹ thuật (
3
Lao động phổ thông (
( Nguồn: lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty )
Kết quả phân tích biến động cơ cấu lao động ( phân theo trình độ lao động) được thể hiện như sau:
So sánh liên hoàn
Trang 34Năm 2007 lao động có trình độ cao đẳng tăng 103.12% so với năm 2006.Dây
là năm tăng mạnh nhất.Còn lao động có trình dộ đại học và trên đại học tăng mạnhvào năm 2005 ( tăng 103.1% so với năm 2004) nhưng lại giảm mạnh nhất ngay sau
đó (với năm 2006 bằng 98.163% so vơi năm 2005).Lao động ở trình độ trung cấp
và công nhân kỹ thuật tăng mạnh nhất vào năm 2004 (tăng 1.48% so với năm 2004)nhưng lại giảm mạnh nhất trong năm 2005 ( bằng 92.778% so với năm 2004).Cònlao động ở trình độ lao động phổ thông năm 2003 giảm mạnh nhất (bằng 81.982%
so với năm 2002) và tăng mạnh nhất trong năm 2005 (tăng 13.66% so với năm2004)
Như vậy 2 năm 2004 và 2005 là 2 năm có sự biến động về cơ cấu lao độngtheo trình độ nhất.Và Công ty đang dần có kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả củalao động bằng cách đang dần tăng lao động có trình độ cao và giảm lao động cótrình độ thấp.Đó cũng là xu hướng chung thời bẫy giờ
2.1.1.2 Phân tích biến động quy mô lao động trực tiếp sản xuất
Có 2 phương pháp so sánh quy mô lao động trực tiếp sản xuất: Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp
I L
Trang 35Biến động tuyệt đối: L L1 L0
I L
L I
Biến động tuyệt đối: L L1 L0I DT
Với IDT : Chỉ số kết quả sản xuất kinh doanh kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.Kết quả phân tích như sau:
Bảng 2.3: Biến động quy mô lao động trực tiếp sản xuất
So sánh liên
hoàn
So sánh trực tiếp So sánh có tính đến hệ số điều chỉnh
100 0
(Người)
100 0
I L
L I
Trang 36Dựa vào so sánh có tính đến hệ số điều chỉnh cho thấy năm 2005 so với năm
2004 Công ty sử dụng lao động tiết kiệm nhất.Còn năm 2004 so với năm 2003Công ty sử dụng lao động lãng phí nhất
2.1.2 Phân tích chỉ tiêu vốn kinh doanh của công ty
2.1.2.1 Phân tích biến động tổng vốn kinh doanh
Mỗi một doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh đều phảỉ đòi hỏi có mộtkhối lượng vốn nhất định Nguồn vốn này phải đảm bảo cho mọi hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường và ổn định Đối với công ty cổ phầnXây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà thì vốn kinh doanh lại càng đóng mộtvai trò hết sức quan trọng quyết định kết quả kinh doanh của Công ty.Từ năm 2002đến năm 2006 thì nguồn vốn kinh doanh của công ty là nguồn vốn của Nhànước.Sau khi cổ phần hóa thì năm 2007 nguồn vốn kinh doanh của công ty lấy ởnhiều nguồn khác nhau như: Vốn ngân sách cấp, vốn cổ đông, vốn chủ sở hứu, vàvốn được hình thành từ các nguồn khác Dưới đây là nguồn vốn kinh doanh củaCông ty trong những năm gần đây:
Bảng 2.4.: Số liệu về tổng vốn kinh doanh của công ty cổ phần Xây dựng và
Chế biến lương thực Vĩnh Hà từ năm 2002 – 2007
Tổng vốn (Triệu đồng) 41105 41203 41387 44408 44408 44374
(Nguồn: Từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty)
Để phân tích biến động của tổng vốn kinh doanh của công ty qua thời gian ta
có bảng tính sau:
Trang 37Bảng 2.5.: Biến động tổng vốn kinh doanh của công ty cổ phần Xây dựng và
Chế biến lương thực Vĩnh Hà từ năm 2002 – 2007 Năm
Tổng vốn (Trđ )
Lượng tăng/giảm tuyệt đối (Trđ)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng (%)
Hình 2.1: Đồ thị về tổng vốn kinh doanh của công ty cổ phần Xây dựng và Chế
biến lương thực Vĩnh Hà từ năm 2002 – 2007
Trang 38Nhận xét:
Qua bảng tính và đồ thị trên thì có thể thấy tổng vốn kinh doanh của công tykhá lớn.Điều này là phù hợp vì công ty này là công ty kinh doanh nhiều mặt hang
về lương thực và xây dựng nên cần một lương vốn lớn.Cũng qua bảng và đồ thị trên
ta thấy tổng vốn của công ty từ năm 2002 đến năm 2007 có xu hướng tăng.Cụ thểtổng vốn của công ty tăng từ năm 2003 đến năm 2005 và có xu hướng giảm trongnăm 2007
Từ bảng tính trên ta thấy tổng vốn bình quân của công ty qua 6 năm là:
42814 triệu đồng,.với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 1.5%
Từ 2 chỉ tiêu lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn và tốc độ tăng liên hoàncho thấy tổng vốn của công ty năm 2006 so với 2005 không đổi và năm 2007 so vớinăm 2006 giảm 0.077% tương ứng với 34 triệu đồng.còn các năm khác đều có tổngvốn tăng so với các năm trước đó Năm 2005 và năm 2006 là 2 năm có tổng vốn caonhất trong những năm vừa qua:.năm 2005 so với năm 2004 tổng vốn kinh doanhcủa công ty tăng 7.3% tương ứng với 3021 triệu đồng
Như vậy trong những năm gần đây thì chỉ có năm 2007 có tổng vốn giảmcòn các năm khác có tổng vốn đều tăng và không đổi.Nguyên nhân là do năm trongnăm 2006 công ty đã tiến hành cổ phần hóa nên sự đóng góp của Nhà nước vàotổng vốn của công ty chỉ là một phần còn các năm trước thì nguồn vốn của công ty
là vốn của Nhà nước
2.1.2.2 Phân tích cơ cấu tổng vốn
Cơ cấu tổng vốn của công ty được phân chia dựa trên các tiêu thức khácnhau.Dựa vào tính chất vốn thì có thể phân chia tổng vốn của công ty thành 2 loại:vốn dài hạn và vốn ngắn hạn; còn theo nguồn hình thành thì từ năm 2006 trở vềtrước nguồn vốn kinh doanh của công ty 100% là vốn ngân sách cấp.Đến năm 2007sau khi đã cổ phần hóa thì nguồn vốn của công ty được hình thành từ các nguồnnhư: Vốn ngân sách cấp, vốn cổ đông, vốn chủ sở hứu, và vốn được hình thành từcác nguồn khác
Trang 39- Phân tích biến động cơ cấu tổng vốn theo tính chất vốn
Là một doanh nghiệp thương mại cho nên đòi hỏi công ty cổ phần Xây dựng
và Chế biến lương thực Vĩnh Hà phải có một lượng vốn ngắn hạn nhất định phục vụcho hoạt động kinh doanh của Công ty Trong bảng đưới đây là cơ cấu tổng vốnkinh doanh của Công ty từ năm 2002 đến 2007
Bảng 2.6.:Cơ cấu vốn theo tính chất vốn của công ty cổ phần Xây dựng và Chế
biến lương thực Vĩnh Hà giai đoạn 2002 – 2007Năm
V (Trđ)
d(V) (%)
Vdh (Trđ)
1
d
(%)
V(nh) (Trđ)
(Nguồn: Từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty)
Từ bảng số liệu trên ta có kết quả phân tích biên động cơ cấu tổng vốn của công ty giai đoạn 2002 – 2007 như sau:
Trang 40Cơ cấu vốn ngắn hạn và dài hạn biến động khá phức tạp trong giai đoạn 2002– 2007.Cụ thể: Vốn dài hạn giảm mạnh nhất trong năm 2004 ( giảm 2.893% so vớinăm 2003) và tăng mạnh nhất vào năm 2006 với tốc độ tăng so với năm 2005 là26.63%.Còn vốn ngắn hạn giảm mạnh nhất vào năm 2006 ( giảm 8.597% so vớinăm 2005) và năm tiếp theo có tốc độ tăng mạnh nhất với năm 2007 tăng 4.63% sovơi năm 2006.
- Phân tích cơ cấu biến động tổng vốn theo nguồn hình thành vốn
Về cơ cấu vốn do nguồn hình thành thì từ năm 2006 về trước là công ty do100% vốn đầu tư của Nhà nước nên tổng vốn ở đây là vốn của Nhà nước.Còn bắtđầy từ năm 2007 do công ty đã cổ phần hóa nên nguồn vốn của công ty được hìnhthành từ nhiều nguồn như: Vốn ngân sách cấp, vốn cổ đông, vốn chủ sở hứu, và vốnđược hình thành từ các nguồn khác
D ưới đây là kết quả phân tích cơ cấu tổng vốn của công ty theo đây là kết quả phân tích cơ cấu tổng vốn của công ty theo i ây l k t qu phân tích c c u t ng v n c a công ty theo à kết quả phân tích cơ cấu tổng vốn của công ty theo ết quả phân tích cơ cấu tổng vốn của công ty theo ả phân tích cơ cấu tổng vốn của công ty theo ơ cấu tổng vốn của công ty theo ấu tổng vốn của công ty theo ổng vốn của công ty theo ốn của công ty theo ủa công ty theo ngu n hình th nh v n n m 2007: ồn hình thành vốn năm 2007: à kết quả phân tích cơ cấu tổng vốn của công ty theo ốn của công ty theo ăm 2007:
Cơ cấu tổng vốn
Năm 2007
i V
2.1.2.3 Phân tích biến động tài sản cố định (TSCĐ)