Phương pháp luận lập bảng cân đối lương thực

13 543 0
Phương pháp luận lập bảng cân đối lương thực

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phương pháp luận lập bảng cân đối lương thực. Nghiên cứu cơ sở, phương pháp luận kinh nghiệm của FAO và một số nước trong việc lập bảng cân đối lương thực cấp quốc gia; Đánh giá thực trạng nguồn thông tin phục vụ lập bảng cân đối lương thục của Việt Nam; Đề xuất nội dung, phương pháp và quy trình lập bảng cân đối lương thực của Việt Nam; Thử nghiệm lập bảng cân đối lương thục cho sản phẩm thóc năm 2009

1 MUC LUC LỜI NÓI ĐẦU: 2 I. Phƣơng pháp luận lập Bảng cân đối lƣơng thực: 2 A. Phƣơng pháp tính và cách sử dụng: 3 a. Phƣơng pháp tính: 3 1. Nguồn: 3 II. Sử dụng 4 1. Hàng hóa đƣợc đƣa vào bảng cân đối lƣơng thực: 4 2. Các thành phần của bảng cân đối lƣơng thực: 5 3. Các nguồn cung cấp số liệu: 6 III. Phƣơng pháp lập bảng cân đối lƣơng thực của ngành Thống kê 7 a. Mục đích yêu cầu: 8 b. Phạm vi nguyên tắc: 8 c. Dùng cho sản xuất 9 1. Số đầu năm: 9 2. Sản lƣợng sản xuất trong năm; 9 VI. Sự khác nhau giữa hai khái niệm: lƣơng thực sẵn có cho tiêu dùng của con ngƣời và tiêu thụ lƣơng thực: 11 V. Kết luận: 13 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN LẬP BẢNG CÂN ĐỐI LƢƠNG THỰC LỜI NÓI ĐẦU: Trong những năm gần đây, ở nước ta những vấn đề về phương pháp luận đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Những cuộc thảo luận về phương pháp luận đang được tiến hành trong anh chị em làm công tác nghiên cứu nói chung và phương pháp luận trong công tác thống kê nói riêng trong đó có phương pháp luận lập bảng cân đối lương thực thuốc lĩnh vực thống kê nông nghiệp. Cũng như các khoa học cụ thể chứng tỏ rằng việc nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề ấy đang trở thành một nhu cầu ngày càng bức thiết Bảng cân đối lương thực cung cấp một bức tranh toàn diện về tình hình lương thực, su hướng trong chế độ dinh dưỡng và đánh giá tổng thể về thiếu hụt cũng như dư thừa lương thực của một quốc gia. Bảng cân đối lương thực cũng chỉ ra lượng cung và cầu về lương thực trong tương lai nhằm đặt mục tiêu cho sản xuất và kinh doanh nông sản và đưa ra các chính sách quốc gia về lương thực và dinh dưỡng. I. Phƣơng pháp luận lập Bảng cân đối lƣơng thực: Phương pháp luận là "khoa học về phương pháp, về những phương pháp nghiên cứu; tổng hợp những cách, những phương pháp tìm tòi dùng trong một ngành khoa học nào đó mà cụ thể ở đây là trong nghiên cứu khoa học thống kê về phương pháp lập bảng cân đối lương thực của Việt Nam. Để giải quyết được những vấn đề này ta cần lưu ý rằng, bất cứ một bộ môn khoa học nào cũng phải có đối tượng nghiên cứu riêng, có phương pháp nghiên cứu riêng và có hệ thống tri thức riêng. Không có đối tượng thì không có và không thể có bất cứ bộ môn khoa học nào vì không có đối tượng thì không xác định được phải nghiên cứu cái gì? Bảng cân đối lương thực trình bày các nguồn cung cấp và tiêu dùng trong một quốc gia đối với từng loại lương thực trong một thời kỳ nhất định. Tổng mức cung cấp của một mặt hàng lương thực có trong một thời kỳ xác định dựa trên lượng lương thực dự trữ đầu kỳ, cộng lượng lương thực được sản xuất trong nước và lượng lương thực nhập khẩu. Tổng mức tiêu dùng đối với một mặt hàng lương thực cụ thể. Tổng mức tiêu dùng đối với một mặt hàng lương thực cụ thể được tính bằng tổng cảu các lượng sau: Tổng mức = Xuất khẩu + Dùng làm + Làm giống + Hao hụt trong quá + Chế biến + Sử dụng vào các + Tồn kho + Tiêu thụ 3 tiêu dùng thức ăn gia súc trình lưu kho và vận chuyển mục đích phi lương thực khác A. Phƣơng pháp tính và cách sử dụng: a. Phƣơng pháp tính: 1. Nguồn: Đối với mỗi mặt hàng lương thực, tổng mức cung cấp bằng tổng mức tiêu dùng theo sơ đồ sau: = Một cách khác nói lên ý nghĩa của bảng cân đối lương thực là mức cung cấp và sử dụng trong nước. cung cấp nội địa bằng sản lượng cộng với nhập khẩu trừ đi xuất khẩu và cộng/trừ thay đổi tồn kho. Sử dụng trong nước là tổng của chăn nuôi, giống, hao hụt, chế biến, sử dụng khác hay để ăn cộng lại. Đối với mỗi mặt hàng lương thực tổng cung nội địa bằng tổng tiêu dùng nội địa. Việc lập bảng cân đối lương thực được tiến hành bằng cách sử dụng các nguồn số liệu sẵn có, ước lượng từng thành phần cung cấp và tiêu dùng, không tính lượng để ăn, sau đó tính toán lượng lương thực sẵn có cho tiêu dùng của con người bằng cách lấy số hiệu số giữa tổng cung và tổng của toàn bộ các thành phần tiêu dùng trừ đi cho nhau. Do đó, lượng lương thực cho tiêu dùng của con người được tính như sau: CUNG CẤP TIÊU DÙNG Sản lƣợng Nhập khẩu Tồn kho đầu kỳ Xuất khẩu Sử dụng trong nƣớc Tồn kho cuối kỳ Thức ăn gia súc Giống Hao hụt Để ăn Sử dụng khác Chế biến 4 Tổng lượng cung cấp cho tiêu dùng = Sản lượng + Nhập khẩu - Xuất khẩu +/- Thay đổi tồn kho - (giống + thức ăn gia súc + hao hụt + chế biến + sử dụng khác) II. Sử dụng 1. Hàng hóa đƣợc đƣa vào bảng cân đối lƣơng thực: Bao gồm toàn bộ các vật chất có thể ăn được đưa vào lập bảng cân đối lương thực mà không xét đến chúng thực sự để ăn hay để sử dụng vào các mục đích phi lương thực khác. Các nhóm lương thực hàng hóa dưới đây đực sử dụng trong bảng cân đối lương thực; Danh mục các nhóm hàng hóa chính trong bảng cân đối lương thực: Nhóm lương thực hàng hóa Nhóm lương thực hàng hóa 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. Ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc. Rễ và củ và các loại sản phẩm chiết xuất từ rễ và củ. Mía Các chất tạo ngọt và các sản phẩm chiết xuất. Đậu và các sản phẩm của nó Hạt Các cây lấy dầu 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. Dầu thực vật Rau và các sản phẩm từ rau Trái cây và các sản phẩm từ trái cây (rượu vang) Các cây có chất kích thích và sản phẩm cảu chúng. Gia vị Đồ uống có cồn Đồ uống không có cồn Danh mục các lương thực hàng hóa ở việt nam được lập dựa trên lượng lương thực hàng hóa có sẵn có trong nước. Hiện nay có khoảng 150 loại hàng hóa gồm thứ cấp lẫn chế biến được liệt kê. 5 2. Các thành phần của bảng cân đối lƣơng thực: Bảng cân đối lương thực đưa ra lượng của các loại hàng hóa được cung cấp và tiêu thụ trong nước, cũng như lượng lương thực cung cấp bình quân đầu người tính bằng trọng lượng, calo, protein và chất béo. Sản lượng: Đối với hàng hóa thứ cấp, sản lượng được định nghĩa là tổng sản lượng sản xuất trong nước trong một năm nhất định ( không bao gồm hao hụt trong quá trình thu hoạch) bao gồm các mạt hàng phi thương mại và hàng được sản xuất tại vuờn nhà, sản lượng của hàng hóa chế biến là tổng lượng đầu ra của chúng tại nơi sản xuất, sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu thô có sẵn trong nước và nhập khẩu. Nhập khẩu: Là toàn bộ lượng hàng hóa được đưa vào 1 quốc gia trong 1 năm nhất định, cũng như các sản phẩm được tạo thành từ các hàng hóa đó và không tách riêng trong bảng cân đối lương thực. Trong bảng cân đối lương thực , hàng hóa nhập khẩu bao gồm các hàng hóa có tính thương mại , hàng cứu trợ, hàng quyên góp, và các mặt hàng thương mại khác chư thống kê đầy đủ. Thay đổi tồn kho: Là các biến động đối với hàng tồn kho trong một năm nhất định từ sản xuất đến bán lẻ, thay đổi tồn kho bao gồm sự tăng giảm về lượng của hàng hóa trong kho của nhà nước, cũng như kho của các nhà sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, những doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ, doanh nghiệp vận tải và bến bãi, và tại các trang trại. Hàng tồn kho có thể tăng giảm trong một năm nhất định. Xuất khẩu: Là toàn bộ các chuyển dịch của hàng hóa ra khỏi một quốc gia trong một năm nhất định, bao gồm cả tạm nhập và tái xuất. Thức ăn gia súc: Thức ăn gia súc bao gồm lượng lương thực hàng hóa đem cho gia súc ăn trong một năm nhất định. Giống: Bao gồm lượng lương thực hàng hóa sử dụng cho mục đích tái sản xuất như hạt, mía đem trồng Hao hụt: lượng hao hụt chủ yếu tập trung vào hàng hóa thứ cấp( có tính cả các sản phẩm có nguồn gốc từ hàng hóa đó) bị hao hụt trong quá trình sản xuất cho đến tiêu dùng, lưu kho và vận chuyển. Tuy nhiên loại trừ hao hụt xảy ra vào thời điểm trước thu hoạch và trong khi thu hoạch. Cũng loại trừ cả hao hụt với hàng hóa ăn được và không ăn được trong tiêu dùng tại hộ gia đình. Chế biến: Đây là lượng hàng hóa sử dụng cho mục đích sản xuất ra các sản phẩm lương thực. Việc trình bày số liệu chế biến được thể hiện riêng rẽ trong bảng cân đối lương thực và đưa vào nhóm lương thực hàng hóa khác. Ví dụ như 6 số liêu chế biến của các cây lấy dầu được thể hiện dưới tiêu đề “ Dầu thực vật” tương tự như vậy các cây như lúa mạch, ngô, kê, mỳ thì nằm vào nhóm ngũ cốc, nhưng bia được làm từ nhóm ngũ cốc trên thì lại được đưa vào nhóm “Các đồ uống có cồn” , nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng cho nho và rượu vang. Trong trường hợp nguyên liệu để chế biến ra một loại lương thực khác cùng nằm trong một nhóm hàng hóa , chảng hạn như lúa mì được chế biến để sản xuất ra bánh mì, thì số liệu về chế biến sẽ không thể thực hiện. Sử dụng khác: Lượng này được sử dụng để sản xuất các sản phẩm phi lương thực khác, chẳng hạn như dầu được dùng để sản xuất xà phòng, và da động vật không sử dụng làm thức ăn. Để ăn: Đây là lượng hàng hóa (gồm cả những mặt hàng không được lệt kê trong bảng cân đối lương thực) sẵn có cho tiêu dùng của con người trong một năm nhất định ví dụ như các sản phẩm làm từ ngô bao gồm có ngô bắp đế ăn và sản phẩm khác chiết xuất từ ngô như bỏn ngô. Cung cấp bình quân đầu người: Lượng lương thực có sẵn cho tiêu dùng của con người trong một năm cụ thể được thể hiện dưới dạng trọng lượng calo, protein, chất béo bình quân đầu người. Số liệu của lượng được thể hiện bằng đơn vị kg/người/năm. Số liệu về calo được thể hiện là kilo calo/người/ngày, còn protein và chất béo được tính bằng gam/ngày. Các số liệu bình quân đầu người trên được tính dựa trên số dân trung bình cư trú lâu dài trong một năm cụ thể, không bao gồm người nước ngoài. 3. Các nguồn cung cấp số liệu: Để lập bảng cân đối lương thực, cần thiết phải có một hệ thống thống kê hoàn chỉnh để ghi chép toàn bộ các thông tin liên quan đến từng thành phần của bảng cân đối, từ người sản xuất đến người tiêu dùng, dựa trên cùng khái niệm, đơn vị tính và giai đoạn tính cho bảng cân đối. Ở Việt Nam hệ thống thống kê lý tưởng như trên còn chưa được phát huy và số liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, cụ thể số liệu được thu thập từ các nguồn như Tổng cục Thông kê, Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Tổng cục Hải Quan, và viện dinh dưỡng quốc gia. Các nguồn số liệu chính để lập bảng cân đối lương thực gồm: Các nguồn số liệu nông nghiệp và sản lượng hàng hóa thứ cấp các số liệu về sản xuất đối với hầu hết các sản phẩm lương thực được thu thập của Tổng cục Thống kê. 7 Sản xuất lương thực mang tính công nghiệp: Số liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, và của Tổng cục Thống kê; Tồn kho: Biến động tồn kho được Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn ước tính sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Nhập khẩu và xuất khẩu: Các số liệu thương mại được thu thập tại Tổng cục Thống kê và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tính toán. Giống: số liệu được ước tính bàng việc sử dụng các yếu tố kỹ thuật do bộ nông nghiệp và phát triển & nông thôn tính toán. Hao hụt: Số liệu được ước tính bằng việc sử dụng các yếu tố kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tính toán. Các thành phần của lương thực: Để xác định lượng calo, protein và chất béo bình quân đầu người, cần tính toán kỹ lưỡng các thành phần dinh dưỡng từng mặt hàng lương thực. Việc này cần được làm dựa trên bảng các thành phần dinh dưỡng lương thực của FAO, đồng thời xét đén số liệu về các thành phần dinh dưỡng cho Việt Nam của viện dinh dưỡng quốc gia. Dân số: Số dân được tính toán trên cơ sở số liệu của Tổng cục Thống kê. Trong trường hợp không có nguồn số liệu ở Việt Nam, các ước lượng của FAO được sử dụng. III. Phƣơng pháp lập bảng cân đối lƣơng thực của ngành Thống kê Từ năm 1954-1975 đất nước Việt Nam chia làm 2 miền thuộc 2 chế độ chính trị khác nhau. Ở miền Bắc, ngành Thống kê áp dụng phương pháp luận của "Hệ thống các bảng cân đối vật chất-MPS". Ở miền Nam, Viện thống kê thuộc chính quyền Sài gòn áp dụng "Hệ thống các tài khoản quốc gia-SNA". Thời kỳ 1976-1988 đất nước thống nhất, ngành Thống kê áp dụng MPS cho phạm vi cả nước. Từ 1989 đến nay, đặc biệt ngày 25 tháng 12 năm 1992, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 183/TTg về việc chính thức áp dụng hệ thống SNA trên phạm vi cả nước thay cho hệ thống MPS trước đây. Việt Nam là một nước nông nghiệp, sản xuất nông sản lượng lương thực có hạt năm 2009 trên 43.3 triệu tấn. Trong những năm vừa qua Việc tìm tòi những phương pháp nghiên cứu thích ứng với việc lập bảng cân đối quốc gia đã được xác định theo phương pháp SNA ( hệ thống tài khoản quốc gia được biên soạn và xuất bản năm 2003 phù hợp hơn với thống kê tài khoản quốc gia của liên hợp quốc và phù hợp với những thay đổi trong chế độ hạch toán kế toán, chế độ báo cáo và điều tra thống kê thu thập thông tin của nước ta hiện nay. Nội dung của 8 phương pháp lập bảng là các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của nền sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu ở đây là sản lượng lương thực, nội dung, phương pháp, nguồn thông tin tính các chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm, tiêu dùng cuối cùng, tích lũy, xuất nhập khẩu của sản xuất lương thực. Hệ Thống SNA phục vụ nhiều mục đích khác nhau, trong đó mực đích cơ bản là cung cấp thông tin để phân tích và hoạc định chính sách kinh tế vĩ mô làm cơ sở cho các nhà quản lý và lãnh đạo các cấp giám sát, nghiên cứu, điều hành và ứng sử với nền kinh tế. Hiện nay Tổng cục Thống kê đang thực hiện việc lập bảng cân đối lương thực đối với các sản phẩm trồng trọt ví dụ như thóc như sau sau: a. Mục đích yêu cầu: Bảng cân đối lương thực chủ yếu được lập để phục vụ các yêu cầu sau: Tính giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá hiện hành Tính các yếu tố trong chi phí trung gian. Tính các chỉ tiêu “Tiêu dùng sản phẩm tự sản xuất, tự tiêu dùng” của biểu “tiêu dùng cuối cùng” Tính chỉ tiêu “ Tích lũy tài sản cố định, thóc, gạo…“ của biểu “ Tổng tích lũy tài sản”. Phục vụ công tác nghiên cứu phân tích chuyên ngành. b. Phạm vi nguyên tắc: 1. Bảng cân đối lương thực được lập cho địa bàn tỉnh, thành phố. 2. bảng cân đối sản phẩm lương thực được lập cho một số sản phẩm chủ yếu cụ thể: - Bảng cân đối sản phẩm trồng trọt cho sản phẩm cây lương thực bao gồm: Thóc, ngô, khoai, sắn……. Việc lập bảng cân đối lương thực là rất cần thiết cho việc tính toán giúp cho công tác quản lý điều hành sản xuất, xuất khẩu ngày càng được sát sao và hiệu quả. Bảng cân đối lương thực được tính theo năm dương lịch và theo giá hiện hành. 9 c. Dùng cho sản xuất Bao gồm toàn bộ số lương thực dùng cho mục đích sản xuất trong kỳ (lấy thóc làm ví dụ): 1. Số đầu năm: Là số tồn kho tính đến thời điểm đầu năm vào ngày 01 tháng 01 của năm báo cáo, tại các hộ sản xuất nông nghiệp. Quy ước số tồn kho cuối năm trước là số tồn kho đầu năm của năm nay. Số tồn kho được tính gián tiếp. Căn cứ vào tài liệu điều tra hộ sản xuất nông nghiệp( cây lương thực). Công thức tính tồn kho : Tồn kho cuối kỳ = Sản lượng thu hoạch trong kỳ - Để ăn - Để chăn nuôi - Để làm giống - Bán ra Tính cho điều tra mẫu, tổng hợp cho từng vùng, tính bình quân cho hộ hoặc nhân khẩu sau đó suy rộng theo hộ sản xuất nông nghiệp hoặc số nhân khẩu nông nghiệp. 2. Sản lƣợng sản xuất trong năm; Là sản lượng lương thực thực thu hoạch trong kỳ ( số đổ bồ). số liệu về sản lượng thóc từng vụ trong năm và cả năm khai thác( có phụ lục biểu kèm theo) của chế độ báo cáo và điều tra thống kê nông lâm nghiệp và thủy sản hàng năm. 3. Nhập vào trong năm: Là toàn bộ khối lượng nhập vào trong kỳ từ tất cả các nguồn, bao gồm số thóc, ngô, khoai, sắn mua từ ngoài địa phương về do các nguyên nhân , không bao gồm phần nông dân mua lẫn của nhau ở thị trường nông thôn. Trong thực tế, thông tin về số lượng thóc nhân dân tự lưu thông mua, bán giữa các tỉnh còn rất hạn chế, vì vậy qui ước không tính khối lượng này. Làm giống: Là số thóc làm giống thực tế gieo trồng trong năm, kế cả thóc giống mua ngoài, tự sản xuất và lượng giống phải gieo lại vì mọi lý do. d. Có 2 cách tính: 10 Cách thư nhất sử dụng định mức số giống bình quân cho 1 ha gieo trồng từng vụ rồi suy rộng theo diện tích củ từng vụ Cách thứ hai sử dụng tài liệu điều tra hộ nông nghiệp đã nêu trên để tính số giống bình quân cho 1 ha gieo trồng từng vụ rồi suy rộng theo diện tích từng vụ. Là thức ăn gia súc: Là số thóc dùng cho chăn nuôi, khai thác số liệu ở điều tra hộ nông nghiệp đã nêu ở trên tính suy rộng bằng cách lấy số thóc làm thức ăn bình quân cho 1 đầu gia súc nhân với tổng số gia súc bình quân trong kỳ. 1. Sản xuất khác: Là số thóc qui từ gạo dùng để chế biến các loại sản phẩm khác như bún, bánh,bột… không tính số thóc đưa vào say sát thành gạo. Phần này khai thác và sử dụng tài liệu điều tra hộ nông nghiệp đã nêu trên mục các ngành nghề sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, tính số thóc sử dụng bình quân của 1 hộ sản xuất, chế biến, suy rộng theo các hộ có kinh doanh các ngành nghề chế biến này. 2. Để ăn: Bao gồm toàn bộ khối lượng để ăn trong năm: Tự tiêu dùng: Lấy số liệu từ điều tra nông nghiệp phần sử dụng lương thực bình quân cho 1 nhân khẩu rồi suy rộng theo số nhân khẩu nông nghiệp. Tính cả khối lượng thóc mua ở chọ nông thôn. Ghi chú: tính tiêu dùng bằng thóc, nếu số liệu là gạo thì phải quy đổi theo tỷ lệ 1 thóc = 0.65-0.68 gạo. Mua ngoài: Là phần mua của nhà nước hoặc của các tổ chức, cá nhân khác để tiêu dùng ở các vùng chuyên canh, thiếu ăn do các lý do khác nhau. 1. Thuế sử dụng đất nông nghiệp (nếu có): Chỉ tính phần đóng góp bàng hiện vật (thóc), không tính phần nộp bằng tiền. Có thể khai thác số liệu này ở cơ quan thuế. Tuy nhiên hiện nay việc thu thuế đất nông nghiệp được miễn và hầu như không có thu băng hiện vật, nên số liệu này không có. 2. Trả dịch vụ nông nghiệp: 3. Các đóng góp khác: Chỉ tính phần đóng góp bằng hiện vật(thóc ) và thường ít có số liệu. 4. Bán ra: Là phần bán ra khỏi thị trường nông thôn thu mua xuất khẩu hoặc cho các mục đích khác. 5. Hao hụt trong sử dụng: là số hao hụt sau khi thu hoạch về nhà (đổ bồ) do nhiều nguyên nhân như: Thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, chuột và côn trùng ăn, do thiên tai. Hiện nay thông tin để ước lượng chỉ tiêu này còn rất hạn chế. [...]... người dân 12 V Kết luận: Phương pháp luận lập bảng cân đối lương thực là một bộ phận không thể thiếu được của công tác nghiên cứu khoa học thống kê Là lý luận về phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu khoa học này Phương pháp luận lập bảng cân đối lương thực đã và đang được sử dụng tại Việt Nam đã giúp cho các nhà hoạch định chính sách vĩ mô như vấn đề an ninh lương thực, đảm bảo cân đối cung cầu trong... số mặt hàng lương thực ghi trong bảng cân đối được người nước ngoài sinh sống tam thời tại Việt Nam hay khách du lịch tiêu thụ Việc này làm cho lượng lương thực cung cấp lương thực bình quân cao hơn mức thực tế Số liệu thu thập không đầy đủ, chính xác có thể ảnh hưởng đến tính tin cậy của cả bảng cân đối lương thực lẫn điều tra về tiêu dùng lương thực Tính chính xác của bảng cân đối lương thực cũng như... lương thực với số liệu điều tra lương thực năm 2000 trong bảng dưới đây: Bảng so sánh giữa số liệu của bảng cân đối lƣơng thực với số liệu điều tra lƣơng thực Việt Nam năm 2000 Đơn vị tính: Gam/người/ngày Bảng cân đối lương Điều tra tiêu dùng thực năm 2000 lương thực năm 2000 Gạo 478 397 Rễ và củ 32 9 Đường và các chất tạo ngọt 40 8 Các cây họ đậu 8 6 Rau 195 179 Trái cây 127 62 Hơn nữa, khi cân đối. .. lương thực thường khó tiến hành và các báo cáo chưa có tin cậy cao Kết quả của các cuộc điều tra cũng có lỗi của mẫu điều tra Điều tra tiêu dùng lương thực ở Việt Nam chỉ đề cập đến lương thực do các hộ gia đình tiêu dùng, trong khi bảng cân đối lương thực đề cập đến toàn bộ lượng lương thực cung cấp bao gồm cả các nhà hàng ăn uống, các trường nội trú, bệnh viện, nhà tù và các căn cứ quân sự Bảng cân. .. dựng, hoạch định sản xuất và tiêu thụ lương thực hàng năm và dài hạn trong điều kiện Việt Nam là một nước nông nghiệp có điều kiện sản xuất, và xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới, việc lập bảng cân đối lương thực hàng năm sẽ mô tả xu hướng chung về tình hình cung cấp lương thực của quốc gia giúp cho việc dự báo nhu cầu tiêu dùng và khả năng xuất khẩu lương thực đạt hiệu quả cao 13 ... cân đối lương thực chỉ đem đến một bức tranh tổng thể về lượng lương thực cung cấp, Chúng không chỉ ra được mức độ tiêu dùng lương thực của người dân sinh sống ở các vùng địa lý khác nhau của đất nước, hay trong bộ phận dân tộc thiểu số hay người dân có mức thu nhập khác nhau Các thông tin đó chỉ có thể có được từ các cuộc khảo sát tiêu dùng lương thực mà thôi So sánh giữa số liệu của bảng cân đối lương. .. lƣơng thực: Các số liệu về cung cấp lương thực từ bảng cân đối thường được đem so sánh với các số liệu về tiêu thụ lương thực từ các cuộc điều tra cấp hộ gia đình Ở Việt Nam, một cuộc điều tra về tiêu thụ lương thực cấp quốc gia được tiến hành năm 2000 và những năm gần đây là điều tra mức sống hộ gia đình để đánh giá về chế độ ăn uống của người dân Cuộc điều tra đã cung cấp số liệu về lượng tiêu thụ lương. .. uống của người dân Cuộc điều tra đã cung cấp số liệu về lượng tiêu thụ lương thực bình quân đầu người tính bàng trọng lượng, calo, protein và chất béo Bảng cân đối lương thực tính toán lượng sẵn có tiêu dùng của con người nó phản ánh lượng đến được tay người tiêu dùng, điều tra về tiêu dùng lương thực tính toán đến lượng thực tế hộ gia đình tiêu thụ , lượng tiêu thụ sẽ thấp hơn so với lượng cung cấp... quan nghiên cứu về bảo quản lương thực Trường hợp có thiên tai và các đột biến, cần có điều tra kịp thời để ước tính khối lượng hao hụt, hư hỏng 6 Số cuôi năm : Tính bằng công thức (Dùng cho sản xuát+ Để ăn + Thuế +Trả dịch Số cuối năm = Nguồn vụ + Các đóng góp khác + Bán ra + Hao hụt Nguồn bao gồm số đầu năm (+) số sản xuất trong năm VI Sự khác nhau giữa hai khái niệm: lƣơng thực sẵn có cho tiêu dùng

Ngày đăng: 31/12/2014, 09:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan