1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhu cầu thông tin thống kê về cân đối lương thực

18 350 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 377,98 KB

Nội dung

Nhu cầu thông tin thống kê về cân đối lương thực. Nghiên cứu cơ sở, phương pháp luận kinh nghiệm của FAO và một số nước trong việc lập bảng cân đối lương thực cấp quốc gia; Đánh giá thực trạng nguồn thông tin phục vụ lập bảng cân đối lương thục của Việt Nam; Đề xuất nội dung, phương pháp và quy trình lập bảng cân đối lương thực của Việt Nam; Thử nghiệm lập bảng cân đối lương thục cho sản phẩm thóc năm 2009

1 CHUYÊN ĐỀ NHU CẦU THÔNG TIN THỐNG KÊ VỀ CÂN ĐỐI LƢƠNG THỰC 1. Những nội dung chính trong nhu cầu thông tin về cân đối lƣơng thực ở Việt Nam: Cân đối lƣơng thực phụ thuộc vào 2 yếu tố cung và cầu trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Thị trường trong nước lại phụ thuộc vào sản xuất và tiêu dùng lương thực hiện tại và tương lai, cụ thể là khả năng sản xuất lương thực và nhu cầu tiêu dùng lương thực trong nước. Do vậy đất đai, trình độ thâm canh tăng năng suất lúa, ngô trong quá trình sản xuất lương thực và số lượng dân số của một quốc gia là 2 yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến cân đối lương thực hàng năm, 5 năm và 10 năm. Xuất phát từ đặc điểm đó các nội dung chủ yếu của thông tin cân đối lương thực cũng tập trung vào phản ánh thực trạng và xu hướng biến động của 2 yếu tố cung, cầu lương thực quốc gia cũng như từng vùng, từng địa phương trong từng thời kỳ nhất định. Nhu cầu thông tin về cân đối lương thực trong nước thể hiện trên các chỉ tiêu chủ yếu như: Tổng cung và tổng cầu về lượng thực quốc gia trong từng thời kỳ nhất định. 1.1.Nhu cầu thông tin về tổng cung lƣơng thực Muốn cân đối lượng thực trước hết phải có thông tin đầy đủ, kịp thời và có độ tin cậy cao vê các yếu tố sản xuất lương thực cả nước cũng như từng vùng, từng địa phương. Yếu tố thứ nhất: Các thông tin quan trọng hàng đầu là diện tích đất trồng cây lương thực có hạt, số vụ gieo trồng hàng năm và diện tích gieo trồng cây lương thực. Trong bối cảnh quỹ đất sản xuất nông nghiệp nói chung, đất trồng lúa, ngô nói riêng giảm dần trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và san tách hộ nông thôn hàng năm rất lớn. Quy mô và cách thức làm giảm đất trồng cây lương thực biến động phức tạp rất khó điều tra hàng năm nên số liệu về đất canh tác đất gieo trồng cây lương thực cả nước cũng như từng địa phương khó đảm bảo các yêu cầu thông tin nói trên. Vì vậy, các ngành chức năng, nhất là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ NN&PTNT, TCTK phối hợp chặt chẽ để 2 xây dựng đề án quản lý quỹ đất trồng cây lương thực chặt chẽ, trong đó thực hiện kiểm kê quỹ đất lúa, đất ngô hàng năm là rất cần thiết. Yếu tố thứ 2: quan trọng là đánh giá đúng mức thực tế và khả năng thâm canh cây lương thực có hạt của các vùng, các địa phương và cả nước. Đây là vấn đề khó vì các phương án điều tra năng suất lúa, ngô hiện nay tuy đã được cải tiến hàng năm nhưng vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Về chủ quan bản thân phương án điều tra năng suất cây lương thực chưa được thực hiện nghiêm túc. Sai số trong điều tra chọn mẫu năng suất cây lương thực vẫn còn lớn, một phần do tổ chức thực hiện phương án điều tra của ngành thống kê, phần khác do kinh phí điều tra hạn chế hoặc do tư tưởng thành tích của một số vùng, địa phương chi phối một phần kết quả điều tra năng suất lúa, ngô. Tình trạng điều tra mẫu quá ít, phân bố mẫu chủ quan, sử dụng số liệu ước tính thay điều tra, tư tưởng thành tích chi phối… vẫn còn nhiều. Do đó để có thông tin loại này có độ tin cậy cao ngành Thống kê cần nghiên cứu cải tiến nội dung và phương pháp điều tra sao cho phù hợp với tình hình hiện nay. Mặt khác các ngành chức năng cần giải quyết thoả đáng kinh phí cho cuộc điều tra này tương xứng với khối lượng và chất lượng công việc trong cuộc điều tra năng suất cây trồng nói chung, cây lương thực nói riêng, nhất là năng suất sản lượng lúa. Yếu tố thức 3: là dự báo sản lượng lương thực sản xuất. Để cân đối lương thực dài hạn không chỉ đánh giá thực trạng sản xuất lượng thực mà quan trọng hơn là dự báo được khả năng sản xuất lương thực trong những năm tiếp theo. Vấn đề này hiện nay lãnh đạo Nhà nước cũng như lãnh đạo các ngành chức năng như nông nghiệp, công thương, tài chính và các địa phương rất quan tâm. Song thực tế công tác dự báo sản lượng lương thực dài hạn của Ngành Thống kê chưa tương xứng với yêu cầu cân đối lương thực của Nhà nước. 1.2. Nhu cầu thông tin về cầu lƣơng thực Cân đối lương thực rất cần các thông tin về cầu lương thực trong nước cũng như ngoài nước. Ở trong nước như cầu tiêu dùng lương thực được xác định qua nhiều yếu tố: để giống, dự trữ quốc gia, tiêu dùng cho người, chăn nuôi gia súc…Hiện nay nhu cầu về để giống và dự trữ quốc gia có thể xác định được dễ dàng thông qua báo cáo hành chính của các ngành chức năng. Các yếu 3 tố khác như tiêu dùng cho người, cho chăn nuôi gia súc vẫn dựa vào thông tin điều tra mức sống gia đình chu kỳ 2 năm 1 lần với số lượng mẫu hạn chế. Chu kỳ 2 năm 1 lần không đáp ứng được nhu cầu thông tin cân đối lương thực từng năm. Vì vậy các thông tin về nhu cầu tiêu dùng cho người và cho chăn nuôi gia súc chưa có độ tin cậy cao, nhất là cấp địa phương. Nhu cầu xuất khẩu gạo: Đây cũng là nguồn thông tin quan trọng cho cân đối lương thực cấp quốc gia. Tuy nhiên nguồn thông tin này hiện nay chưa được xác định kể cả cấp quốc gia. Kế hoạch xuất khẩu gạo tuy có đặt hàng năm nhưng kết quả thực hiện lại phụ thuộc nhiều vào thị trường ngoài nước, giá cả và nguồn cung trong nước. Nhu cầu xuất khẩu gạo chưa ổn định cả về số lượng, cơ cấu, chất lượng cũng đã và đang gây khó khăn cho việc cân đối lượng thực trên phạm vi quốc gia, nhất là trong thời gian dài. Vì vậy trong tương lai, đề nghị Nhà nước từng bước ổn định nhu cầu số lượng, chủng loại, chất lượng mặt hàng này, từ đó làm cơ sở cho việc lập bảng cân đối lương thực cả nước trong từng thời kỳ nhất định, kể cả kế hoạch 5 năm, chiến lược 10 năm tới. Nhu cầu thông tin về tiêu dùng lương thực cho chế biến thức ăn chăn nuôi, nhất là nuôi lợn theo tập quán của hộ nông dân vùng Nam Bộ, thóc cho chăn nuôi gia cầm tại các trang trại cũng cần được thống kê theo hình thức phù hợp. Tuy nhiên, cho đến nay, nguồn thông tin này chưa được ngành thống kê quan tâm thu thập đầy đủ. Lương thực để giống chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số lương thực sản xuất và tiêu dùng trong nước, cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến bảng cân đối lương thực chung cả nước và từng vùng, từng địa phương. Loại thông tin này hiện chưa được thống kê đầy đủ. Lương thực dự trữ quốc gia có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực cả nước cũng là nguồn thông tin cần được tính toán trong quá trình thực hiện cân đối lương thực cả nước và từng vùng, từng địa phương và cần được thống kê hàng năm. Lương thực hao hụt trong quá trình vận chuyển bảo quản lương thực sau thu hoạch chiến tỷ lệ lớn nhưng đến nay chưa có phương pháp thống kê phù hợp chủ yếu do Viện Công nghệ sau thu hoạch, Bô NN&PTNT điều tra, dự báo nên chất lượng thông tin chưa cao. 4 Đối với ngành Thống kê, vấn đề đặt ra hiện nay là xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phục vụ cân đối lương thực cả cung và cầu trên phạm vi quốc gia cũng như các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. 2. Nhu cầu thông tin cân đối lƣơng thực đối với các ngành các cấp hiện nay 2.1. Nhu cầu thông tin cân đối lƣơng thực của Nhà nƣớc và chính quyền các cấp Hiến pháp Việt Nam quy định hệ thống tổ chức Nhà nước CHXHCN Việt Nam có 4 cấp: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã; xã, phường, thị trấn và thôn, ấp, bản. Mỗi cấp chính quyền đều có chức năng, nhiệm vụ quản lý kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn theo phân cấp của Luật pháp. Trong chức năng quản lý kinh tế-xã hội của chính quyền mỗi cấp có nội dung rất quan trọng là đảm bảo an ninh lương thực trên địạ bàn một cách vững chắc trong mọi tình huống, đảm bảo lương thực cho mọi người, nhất là khi xẩy ra thiên tai, hoả hoạn. Vì vậy chính quyền cấp nào cũng có nhu cầu thông tin về an ninh lương thưc trên địa bàn. Cân đối lương thực trên địa bàn là nguồn thông tin quan trọng, không thể thiếu đối với chính quyền các cấp trong thời kỳ bao cấp, khi nước ta còn thiều lương thực, phải sống nhờ vào lương thực nhập khẩu và viện trợ trước đây cũng như trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đứng thứ 2 về số lượng gạo xuất khẩu từ năm 1989 đến nay. Nhu cầu đó xuất phát từ các cơ sở lý luận, căn cứ pháp lý và cơ sở thực tế. Cơ sở lý luận Vai trò, vị trí của các cấp chính quyền trong hệ thống quản lý hành chính nhà nước về An ninh lương thực. Căn cứ vào Hiến pháp và luật pháp quản lý nhà nước hiện hành, vai trò, vị trí của các cấp chính quyền trong hệ thống quản lý hành chính nhà nước về An ninh lương thực là rất quan trọng, từ Trung ương đến đại phương. Chính phủ và UBND các cấp là cấp quản lý hành chính, quản lý kinh tế và quản lý ngân sách trong hệ thống chính quyền 4 cấp ở Việt Nam (trung ương, tỉnh, huyện xã). Đây là nét đặc thù của nước ta, khác với nhiều nước khác 5 trong khu vực Châu Á và Đông Nam Á. Theo luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Tổ chức Bộ máy Nhà nước của nước cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tỉnh, huyện, xã là cấp hành chính, cấp kinh tế và cấp ngân sách. Nghị quyết số 301/NQ/UBTVQH ngày 25-6-1996 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã quy định Quy chế hoạt động của HĐND các cấp đã quy định rõ vấn đề này. Ở trung ương: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy định về hệ thống tổ chức Chính quyền các cấp: Ở Trung ương về cơ quan hành pháp có: Chính phủ, và các Bộ ngành thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tê-xã hội-an ninh-quốc phòng ở cấp quốc gia. Thực hiện chức năng đó Chính phủ có nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, trong mọi thời kỳ. Trong thời kỳ bao cấp, Chính phủ cần thông tin cân đối lưong thực cả nước để quyết định chính sách phát triển sản xuất lương thực để tự túc một phần lương thực tại chỗ và nếu thiếu nhập khẩu lương thực. Những năm 1985-1988 do sản xuất lương thực không đủ nhu cầu tiêu dùng của dân cư nên Chính phủ phải nhập khẩu gạo, bột mỳ với quy mô 1,5 triệu tấn mỗi năm trong đó năm cáo nhất trên 2 triệu tấn. Từ năm 1989 đến nay, thực hựên đường lối đổi mới của Đảng, sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI (1988), Chính phủ chỉ đạo thực hiện chính sách đổi mới trong nông nghiệp, bãi bỏ thu mua lương thực theo nghĩa vụ, thực hiện lưu thông tự do, khoán ruộng đất đến hộ, tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, đưa khoa học vào nông nghiệp… nên sản xuất lương thực trong nước phát triển nhanh. Sản lượng lương thực sản xuất tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số nên lương thực bình quân đầu người tăng từ 300 kg những năm của thập kỷ 80 lên trên 500 kg nhưng năm 2005-2009. Trên cơ sở cân đối lương thực, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan và các Tổng công ty lương thực mở rộng thị trường xuất khẩu gạo. Nếu năm 1989 Việt Nam lần đầu tiên tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo thế giơi với mức 1,4 triệu tấn thì năm 2009 con số đó đã lên 6 triệu tấn. An ninh lương thực quốc gia luôn đảm bảo. Để thực hiện chính sách mở rộng thị trường xuất khẩu gạo và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia Chính phủ phải dựa vào các nguồn thông tin về sản xuất và tiêu dùng lương thực trong nước trong bối cảnh đổi mới cả về các yếu tố sản xuất đến tập quán tiêu dùng lượng thực cả nước cũng như từng vùng, từng địa phương. Tiêu dùng lương thực cho người, cho chăn nuôi gia súc, 6 cho để giống và cho dự trữ quốc gia và cho c xuất khẩu gạo. Tất cả các hoạt động này đều liên quan đến nguồn thông tin về cân đối lương thực do ngành thống kê và các Bộ ngành khác cung cấp. Vì vậy nhu cầu thông tin cân đối lương thực đối với lãnh đạo và điều hành của Chính phủ là không thể thiếu cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu, thời gian, chi tiết đến từng vùng từng địa phương. Ở địa phương: UBND các cấp do HĐND cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan chính quyền cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp (Điều 123 Hiến pháp năm 1992). Như vậy UBND là cơ quan hành pháp, thực hiện chức năng quản lý nhà nước vừa do HĐND cùng cấp vừa do Chính phủ hoặc UBND cấp trên giao cho và chịu sự lãnh đạo thống nhất của Chính phủ. Nó là cơ quan hành chính Nhà nước hoạt động thường xuyên của địa phương, thuộc hệ thống hành chính nhà nước thống nhất trên phạm vi cả nước, nhưng có chức năng quản lý kinh tế- xã hội, trong đó có yêu cầu đản bảo An ninh lương thực trên địa bàn. UBND cấp tỉnh, huyện, xã là cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng hành pháp trong các mặt hoạt động chủ yếu: - Quản lý hành chính nhà nước về kinh tế, xã hội, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, trong đó có An ninh lương thực, xoá đói giảm nghèo, liên quan đến cân đối lương thực trên địa bàn. - Quản lý hành chính nhà nước về tài chính, ngân sách nhà nước, kế toán, thống kê, kiểm toán, quản lý tài sản và công sản. - Quản lý hành chính nhà nước về khoa học công nghệ, tài nguyên, thiên nhiên và môi trường. Nhiệm vụ của UBND các cấo là: + Quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn: trên cơ sở chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của Quốc hội, Chính phủ và chính quyền các cấp xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển 7 kinh tế- xã hội của địa phương phù hợp với điều kiện, nguồn lực của mình trong mối quan hệ mật thiết với quy hoạch, kế hoạch chung của cả nước trong từng thời kỳ nhất định. + Điều hành, tổ chức chỉ đạo các ngành, các cấp chính quyền cấp dưới thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội hàng năm và 5 năm do HĐND cùng cấp giao cho. Kiểm tra tình hình, tiến độ thực hiện các công trình xây dựng, các dự án, chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội của các ngành và các xã trong huyện. + Sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn hàng tháng, quý, năm, 5 năm theo chỉ đạo của Quốc hội, HĐND cùng cấp. + Bào cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn với HĐND cùng cấp theo quy định của pháp luật. Để làm việc này UBND các cấp phải: + Tập hợp đầy đủ các thong tin, nhất là thông tin kinh tế- xã hội trên địa bàn do cơ quan Thống kê cung cấp theo chế độ báo cáo và điều tra chuyên môn của ngành thống kê nhà nước trên địa bàn. + Xử lý thông tin đã thu thập được từ ngành thống kê và các cơ quan chức năng (Tài chính, Nông nghiệp & PTNT, Công nghiệp, thương mại…) + Đề ra các phương án, chủ trương, giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn, trong đó có An ninh lương thực Để thực hiện các nhiệm vụ trên đây, UBND cần rất nhiều các thông tin định lượng có cơ sở pháp lý do thống kê thu thập, xử lý, phân tích bằng các phương pháp khoa học. Phương pháp quản lý hành chính của Chính phủ và UBND các cấp: các phương pháp quản lý hành chính các cấp có nhiều, trong đó có sự kết hợp với phương pháp quản lý kinh tế một cách hài hoà trên địa bàn. Là đơn vị quản lý hành chính nhà nước, UBND là cấp quản lý kinh tế, nên sự kết hợp giữa hành chính và kinh tế là yêu cầu không thể tách rời. Do vậy các phương pháp quản lý 8 hành chính, kinh tế- xã hội trên địa bàn do UBND chủ trì rất phong phú và đa dạng cả về hình thức, kỹ thuật, công nghệ. Các phương pháp chủ yếu là: - Phương pháp kế hoạch hoá: phương pháp này được sử dụng để quy hoạch, dự báo xu thế phát triển, xây dựng chiến lược, chương trình mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch, cân đối ngân sách, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý, năm do HĐND phê chuẩn. - Phương pháp thống kê: phương pháp này dung để điều tra, thu thập thong tin kinh tế- xã hội phát sinh trên địa bàn trong từng thời ký nhất định. Trên cơ sở sử dụng các phương pháp đó, ngành Thống kê tiến hành tổng hợp, phân tổ, phân tích tình hình kinh tế- xã hội của địa phương, đánh giá kết quả đạt được, nguyên nhân cũng như các chỉ tiêu không đạt được, nguyên nhân. Để sử dụng phương pháp thống kê, UBND các cấp thường yêu cầu ngành thống kê sử dụng các phương pháp: phân tổ thống kê, tính toán các chỉ tiêu tổng hợp, như giá trị sản xuất của các ngành các lĩnh vực, chỉ số, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế ngành, chỉ tiêu bình quân an ninh lương thực (Sản lượng lương thực bình quân đầu người). - Phương pháp toán học hoá: Chính phủ và UBND là cấp quản lý kinh tế- xã hội nên nhiều hiện tượng kinh tế- xã hội phát sinh trên địa bàn có mối quan hệ ràng buộc với nhau. Để phân tích, đánh giá thực trạnh mối quan hệ đó và tác động của nó đối với quy mô và tốc độ phát triển kinh tế- xã hội trong từng thời kỳ nhất định, Chính phủ và UBND các cấp chỉ đạo các ngành chức năng (kế hoạch, thống kê, khoa học công nghệ…) tiến hành lập các bảng cân đối kinh tế, trong đó cân đối lương thực, lập các sơ đồ mạng, sử dụng công nghệ thông tin… từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá khách quan tình hình kinh tế- xã hội trên địa bàn và các yếu tố ảnh hưởng. - Các phương pháp khác: như tâm lý xã hội học, hành chính, kinh tế, tổ chức, lao động, thi đua, khen thưởng, kỷ luật… đều được sử dụng trong công tác chỉ đạo và quản lý của chính quyền cấp huyện. Những nội dung và phương pháp sử dụng trong công tác quản lý hành chính và kinh tế- xã hội nhà nước trên địa bàn đều đòi hỏi phải có nguồn thong 9 tin định lượng phản ánh thực trạng và xu hướng phát triển của các hiện tượng kinh tê- xã hội trên địa bàn. Sự lãnh đạo của Chính phủ và UBND các cấp về kinh tế- xã hội trong mọi thời kỳ phát triển của đất nước từ trước đến nay và cả sau này đều dựa trên nguồn thong tin định lượng pháp lý do ngành thống kê cung cấp. Đánh giá đúng yêu cầu đó, năm 2005, Chính phủ đã ban hành Hệ thống các chỉ tiêu thống kê Quốc gia trong đó có chỉ tiêu cân đối lương thực theo quyết định 305 /QĐ-TTg (2005) và QĐ số 43/QĐ-TTg ngày 2/6/2010 của Thủ tướng CP, làm cơ sở pháp lý cho hoạt động thống kê nói chung, thống cân đối lương thực nói riêng. Cơ sở thực tế Thông tin cân đối lương thực nói chung là một bộ phận trong hệ thống thông tin thống kê kinh tế xã hội phục vụ nhiệm vụ quản lý và tổ chức chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong từng giai đoạn nhất định. Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, quá trình hội nhập vào kinh tế thế giới diễn ra trên tất cả các mặt trong đó có An ninh lương thực toàn cầu. Từ năm 1989 đến nay (2010), Việt Nam đã tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo thế giới với quy mô ngày càng tăng, đứng thứ 2 thế giới về sản lượng, năm cáo nhất đạt trên 6 triệu tấn (2009). Vấn đề An ninh lương thực của Việt Nam đã thực sự gắn với an ninh lương thực thế giới. Thị trường, giá cả lương thực Việt Nam không chỉ phụ thuộc vào cung cầu lương thực trong nước mà còn phụ thuộc vào thị trường lương thực thế giới. Vì vậy vai trò của Nhà nước, trực tiếp là Chính phủ trong việc đảm bảo an ninh lương thực Quốc Gia cũng đã thay đổi theo hướng gắn với an ninh lương thực thế giới. Nhu cầu thông tin về cân đối lương thực của Chính phủ do đó ngày càng cao, trong đó thông tin về cung -cầu lương thực cần được cập nhật và đảm bảo độ tin cậy cao. Hàng loạt yêu cầu cân đối lưong thực như: Sản lượng lương thực sản xuất hàng vụ, hàng năm ở các vùng trọng điểm, nhu cầu tiêu dùng trong nước, lượng gạo xuất khẩu hàng năm, lượng bột mỳ nhập khẩu, thóc giống, thóc dự trữ quốc gia hàng năm đều rất quan trọng đối với công tác điều hành của Chính phủ và các Bộ ngành liên quan ở Trung ương cũng như UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cùng với vai trò của Chính phủ, vai trò của UBND các cấp 10 ở địa phương đối với thông tin về an ninh lương thực cũng rất quan trọng vì An ninh lương thực quốc gia gắn chặt với an ninh lương thực các vùng, các địa phương. Điều đó xuất phát từ thực tế: Đặc điểm nông nghiệp, lương thực Việt Nam hiện nay là sự phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, nhất là đất đai, nguồn nước, thời tiết bão, lũ, hạn hán, cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống đường giao thông đến các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa… nên nhu cầu lương thực tại chỗ rất quan trọng. Xuất phát từ thực tế đó thông tin cân đói lương thực Việt Nam hiện nay và các năm tới cần đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý và điều hành của các cấp Trung ương, tỉnh, huyện và xã ở các mức độ khác nhau. Cơ sở thực tế của vấn đề hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê cân đối lương thực và hoạt động của ngành thống kê được thể hiện trên nhiều mặt khác nhau. Các mặt chủ yếu là nhu cầu thông tin đối với các cấp lãnh đạo và quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương và cơ sở. Trong công tác lãnh đạo và quản lý của các ngành các cấp, thông tin kinh tế- xã hội trong đó có thông tin cân đối lương thực có vai trò quan trọng Dưới đây là nhu cầu cụ thể đối với từng cấp: Ở Trung ương: thông tin cân đối lương thực có vai trò quan trọng đối với các Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan; trước hết là Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và PTNN, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Nguyên nhân chủ yếu là Chính phủ và các Bộ, ngành này vừa có vai trò quản lý vĩ mô các hoạt động sản xuất lương thực, giả quyết các yếu tố đàu vào, đầu ra của sản lượng lương thực, kể cả xuất khẩu gạo, nhập khẩu bột mỳ, mặt khác vừa có vai trò quan trọng trong công tác hoạch định quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, an ninh lương thực trên địa bàn cả nước. Ở cấp tỉnh và tương đương có các cơ quan cấp tỉnh tương ứng với các Bộ ngành cấp Trung ương có quan hệ mật thiết sản xuất và tiêu thụ sản lượng lương thực như đã trình bày cũng rất cần các thông tin về cân đối lương thực. Thông tin kinh tế- xã hội cấp tỉnh, trong đó có thông tin về an ninh lương thực đối với cơ quan lãnh đạo và cấp quản lý cấp tỉnh còn là căn cứ để triển khai các [...]... hệ thống chỉ tiêu quốc gia Hiện nay các Phòng Thống kê Nông nghiệp hàng năm thực hiên chế độ báo cáo tình hình đối lương thực của địa phương theo các chỉ tiêu chủ về sản xuất lương thực Cùng với thống kê sản xuất lương thực, trong những năm qua và hiện nay, ngành thống kê còn có các bộ phận thống kê chuyên ngành điều tra, thu thập các thông tin về tiêu dùng lương thực Thống kê mức sống dân cư do Hệ thống. .. luật cung cầu của thị trường thế giới Vai trò của các ngành các địa phương về An ninh lương thực và cân đối lương thực vẫn còn chưa thống nhất Hai là: chức năng nhiệm vụ của ngành thống kê nói chung, thống kê nông lâm nghiệp và thuỷ sản nói riêng trong việc thu thập, cung cấp thông tin vê cân đối lương thực chưa rõ ràng Trình độ, kiến thức của cán bộ, công chức ngành thống kê về cân đối lương thực còn... Nam Để đáp ứng các yêu cầu đó, nhất thiết phải đổi mới, hoàn thiện và nâng cao năng lực tổ chức và hoạt động của thống kê các đồng thời hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu cân đối lương thực nói chung theo yêu cầu của lãnh đạo các ngành các cấp từ Trung ương đến địa phương và cơ sở 12 2.3 .Nhu cầu thông tin cân đối lƣong thực đối với các doanh nghiệp Các thông tin cân đối lương thực đối với các doanh nghiệp... Đối với chế độ báo các thống kê, thống kê nông nghiệp các cấp tổ chức thực hiện các chế độ báo cáo định kỳ đối với các loại hình doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn về những lĩnh vực có liên đến sản xuất và tiêu dùng lương thực trên địa bàn Bên cạnh hệ thống thống kê nông nghiệp, lưong thực Nhà nước do Tổng cục thống kê chỉ đạo, thông tin về cân đối lương. .. xuất lương thực hàng hoá như: Đồng bằng sông Cửư Long, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam trung bộ Sản lượng lương thực dư trữ, bao gồm dự trữ quốc gia và dự trữ trong dân cũng là một bộ phận liên qua đến bảng cân đối lương thực cả nước, từng vùng, từng địa phương, cần thống kê hàng năm 4 C¸c loại thông tin thống kê cần thu thập liên quan đến lập bảng cân đối lƣơng thực Việt Nam theo nhu cầu thông tin. .. 2010, TCTK, trang 276 Thông tin về xuất khẩu gạo, nhập khẩu bột mì cũng là một bộ phận của thông tin an ninh lương thực quốc gia, là một yếu tố của Bảng cân đối lương thực quốc gia Nguồn thông tin xuất nhập khẩu lương thực cũng rất cần thiết không chỉ đối với Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT và các Doanh nghiệp kinh doanh, chế biến lương thực, Hiệp Hội lương thực Việt Nam mà còn đối với lãnh đạo các... Các thông tin cầu lƣơng thực: - Lương thực dùng cho người , tổng số, phân theo vùng, địa phương - Lương thực dùng cho chăn nuôi, tổng số, phân theo vùng, địa phương - Lương thực để giống, tổng số, phân theo vùng, địa phương - Lương thực dự trữ, tổng số, phân theo vùng, địa phương - Lương thực xuất khẩu, tổng số 16 - Lương thực nhập khẩu, tổng số - Lương thực hao hụt sau thu hoạch, tổng số Các thống tin. .. Tốc độ tăng sản lượng lương thực bình quân hàng năm - Tỷ lệ hộ nghèo về lương thực thực phẩm - Số lượng gia súc, gia cầm hàng năm - Tốc độ tăng đàn gia súc, gia cầm hàng năm - Vốn đầu tư cho sản xuất lương thực hàng năm - Chuyển dịch cơ cấu sản xuất lương thực (lúa, ngô) - Hiệu quả sản xuất lương thực - Hiệu quả xuất khẩu gạo 5 Nh÷ng bÊt cËp hiÖn nay Nhu cầu thông tin cân đối lương thực hiện nay còn nhiều... công theo dõi thực hiện cân đối lương thực cũng chưa hợp lý Thống kê sử dụng lương thực theo mục đích giao cho ngành thống kê nông lâm nghiệp và thuỷ sản là chưa hợp lý vì ngành này không điều tra mức sống dân cư, không thu thập các thông tin tiêu dùng lương thực cho người Trong khi đó chế độ báo cáo và điều tra thống kê nông lâm nghiệp và thuỷ sản chưa có nội dung cân đối lương thực, kể cả các yếu tố... lương thực, kể cả các yếu tố đầu vào và đầu ra sản xuất lương thực Lương thực 17 dành cho để giống, chế biến thức ăn chăn nuôi thực tế chưa có ngành nào theo dõi, tổng hợp, báo cáo Trong các báo cáo kinh tế-xã hôi hàng tháng, hàng quý, hàng năm cho đến nay chưa có thông tin về cân đối lương thực Điều đó cho thấy nhu cầu thực sự về cân đối lương thực vẫn chưa hình thành ngay cả cấp quốc gia Nguyên hân

Ngày đăng: 31/12/2014, 09:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w