Tổng quan về hoạt động du lịch tại Ninh Bình Hiện nay. 1.2. Nhu cầu thông tin và thực trạng đáp ứng nhu cầu thông tin này. 1.3. Đề xuất hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh về hoạt động du lịch trên: + Đưa ra nguyên tắc, yêu cầu xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê
Trang 22
TỔNG CỤC THỐNG KÊ
CỤC THỐNG KÊ NINH BÌNH
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
TẠI NINH BÌNH HIỆN NAY
Người thực hiện : Cử nhân Nguyễn Bình
NINH BÌNH -2011
Trang 33
1.1 Khái niệm và phân loại du lịch 4
1.1.2 Các loại hình du lịch 9 1.2.Quan điểm phát triển du lịch 12
1.2.1 Đảng Cộng sản Việt Nam 12
1.2.2 Quan điểm của tỉnh Ninh Bình 16
II.Thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006-2010 22
Trang 44
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
TẠI NINH BÌNH HIỆN NAY
I Quan điểm về hoạt động du lịch
1.1 Khái niệm và phân loại du lịch
1.1.1 Khái niệm
Để có cơ sở lý luận nghiên cứu hoạt động du lịch trên đại bàn tỉnh Ninh Bình, ta phải làm rõ một số khái niệm cơ bản xuyên suốt trong đề tài nghiên cứu đó là: Du lịch là gì? Hoạt động du lịch là như thế nào? và bao gồm các hoạt động gì? Khách du lịch là ai? Ngành kinh tế du lịch là gì?
Thứ nhất: Du lịch là gì? Có nhiều khái niệm khác nhau về du lịch được
nghiên cứu trên các giác độ nhìn nhận khác của người nghiên cứu, nhưng tựu chung lại nó có một số khái niệm sau:
Dưới giác độ môi trường: Du lịch là một hoạt động gắn bó mật thiết với con
người Đối với con người, sau 1 thời gian lao động căng thẳng và mệt mỏi, họ muốn được thư giãn, hưởng thụ không khí trong lành, một không gian yên tĩnh, một môi trường sạch sẽ và đẹp đẽ, một tình người ấm áp, chan hoà và thân tình với mục tiêu tái hồi lại sức lao động, mở rộng thêm nhận thức của mình về thế giới xung quanh
Theo khái niệm của Bách khoa toàn thư Việt nam năm 2005
Du lịch là 1 dạng nghỉ dưỡng tham quan tích cực của con người ở ngoài nơi
cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật …
Trang 55
Hoặc: Du lịch là 1 ngành kinh tế tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình Về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể con người là hình thức xuất khẩu hàng hoá và lao động dịch vụ tại chỗ Hầu như nước nào cũng coi trọng phát triển hoạt động du lịch Nói chung trên thế giới du lịch ra nước ngoài có xu hướng phát triển nhanh, Việt Nam có tiềm năng lớn về du lịch
Theo tổ chức Du lịch quốc tế ( Roma- năm 1963)
Du lịch là tổng hoà các mối quan hệ, hiện tượng, các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước của họ với mục đích hoà bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ
Theo định nghĩa của Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Canađa tháng 6/1991
Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên của mình (nơi ở của mình), trong 1 khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian
đã được các tổ chức du lịch qui định trước, mục đích của chuyến đi không phải là
để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm
Theo Luật Du lịch (Số 44/2005/QH) qui định
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan tìm kiếm, giải trí, nghỉ dưỡng một khoảng thời gian nhất định
Trang 66
Tóm lại từ rất nhiều khái niệm khác nhau thì: Du lịch phát sinh từ sự di chuyển của con người và họ đến ở tại các địa điểm khác Du lịch có 2 thành phần chính là chuyến đi đến các địa điểm du lịch và các hoạt động của du khách tại địa điểm du lịch, các chuyến đi và hoạt động du lịch thực hiện ở bên ngoài nơi họ ở hay làm việc, chuyến đi là tạm thời và ngắn hạn
Thứ hai: Hoạt động du lịch là như thế nào?
Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch: Tập trung chủ yếu vào các hoạt động phục vụ khách du lịch đó là: vận chuyển, ăn uống, mua sắm, vui chơi, giải trí, giao tiếp, tìm hiểu và khám phá thiên nhiên, tìm hiểu văn hoá
Thứ ba: Khách du lịch là ai?
Theo tổ chức du lịch Thế giới (WTO), đặc trưng của khách du lịch đó là
người đi khỏi nơi cư trú của mình, không theo đuổi mục đích kinh tế, thời gian rời khỏi nơi cư trú từ 24 h trở lên, khoảng cách tối thiểu từ nhà đến điểm đến là từ 30 dặm trở lên
Luật Du lịch Việt Nam qui định: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết
hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở
nơi đến
Khách du lịch gồm:
+ Khách du lịch quốc tế là người thăm viếng một số nước khác ngoài nước
cư trú của mình với bất kỳ lý do nào ngoài mục đích hành nghề để nhận thu nhập
từ nước được viếng thăm Cụ thể đối với Việt Nam là người nước ngoài, người
Trang 77
Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch
+ Khách du lịch nội địa: Là công dân Việt Nam và người nước ngoài thường
trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam
Vậy khách du lịch là những người giàu về thời gian, giàu về tiền bạc và giàu
về trí tuệ, mỗi khách du lịch chịu sự tác động rất lớn của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội lại là yếu tố khách quan quan trọng tác động đến sự phát triển của du lịch, nên khách du lịch là đối tượng quan trọng trong việc nghiên cứu hoạt động du lịch
Thứ tư: Ngành kinh tế du lịch là gì?
Theo Bách khoa Toàn thư Việt Nam (năm 2005):
Kinh tế du lịch là một loại hình kinh tế đặc thù mang tính dịch vụ, và thường được xem như ngành công nghiệp không khói, gồm có du lịch quốc tế và du lịch trong nước, có chức năng, nhiệm vụ tổ chức vào việc khai thác các tài nguyên và cảnh quan đất nước (tài nguyên thiên nhiên, phong cảnh kinh tế, văn hoá, lịch sử
…) nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, tổ chức buôn bán, XNK tại chỗ hàng hoá và dịch vụ cho khách du lịch Là 1 ngành dịch vụ thu ngoại tệ góp phần quan trọng trong việc tăng thu nhập quốc dân Trong tình hình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới, du lịch quốc tế ngày càng phát triển Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về du lịch của con người ngày càng lớn, mang nhiều
ý nghĩa văn hoá và xã hội sâu sắc, kinh tế du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có liên quan mật thiết với nhiều ngành kinh tế khác, trước hết là ngành kinh tế đối ngoại và với nhiều ngành văn hoá, xã hội và mang tính nhân bản, văn hoá, tính dân tộc ngày càng cao Kinh tế du lịch có nhiều nội dung và nhiều hình thức phong
Trang 88
phú, đa dạng như du lịch thắng cảnh, du lịch nghỉ dưỡng sức, du lịch thể thao, du lịch hội nghị, du lịch nghiên cứu khoa học, du lịch tìm hiểu nền văn hoá dân tộc và nền văn hoá thế giới Cũng như các ngành kinh tế khác, kinh tế du lịch chịu sự chi phối của các qui luật kinh tế, do đặc thù của ngành nên nó có những cơ chế vận động riêng
Dưới giác độ nghiên cứu của ngành Thống kê Việt Nam:
Theo phân ngành kinh tế quốc dân Việt Nam năm 2007 (VSIC 2007) thì ngành kinh tế du lịch không được phân ngành riêng thành 1 ngành kinh tế độc lập, ngành kinh tế du lịch được phân vào khu vực các ngành dịch vụ, ngành kinh tế du lịch được phân tán trong các ngành cấp 1 khác nhau thuộc khu vực dịch vụ như:
- Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác;
- Vận tải kho bãi (Vận chuyển hành khách đường sắt, vận chuyển hành khách đường bộ; vận chuyển hành khách ven biển và viễn dương; đường thuỷ nội địa; vận chuyển hành khách hàng không, hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải như nhà ga, bến cảng … )
- Lưu trú và ăn uống
- Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ: Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch
- Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội: Hoạt động y tế, hoạt động y tế khác chưa phân vào đâu, hoạt động chăm sóc, điều dưỡng tập trung
- Nghệ thuật, vui chơi, giải trí
Trang 99
Như vậy theo phân ngành kinh tế quốc dân thì ngành kinh tế du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, nó được phân tích và liên quan đến 6 ngành kinh tế cấp 1 thuộc khu vực các ngành dịch vụ
1.1.2 Các loại hình du lịch:
Loại hình du lịch rất đa dạng, nó được phân loại thông qua động cơ đi du lịch như động cơ về thể chất muốn được thư giãn sảng khoái về đầu óc và thân thể phục hồi sức khoẻ, thể thao và giải trí; động cơ về văn hoá tìm hiểu phong tục, tập quán, kiến trúc, âm nhạc, hội hoạ, ẩm thực, hàng thủ công …; động cơ về giao tiếp muốn tìm hiểu khám phá tự nhiên khác nơi cư trú như tìm hiểu về hệ động thực vật, khí hậu, bãi biển, hang động, sinh thái …) ; động cơ về sự khẳng định địa vị và kính trọng Cho nên loại hình du lịch chính là một tập hợp các sản phẩm du lịch có đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thoả mãn các nhu cầu, động cơ tương tự nhau, hoặc được bán cho cùng 1 nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng 1 cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc chúng được xếp chung theo 1 mức giá bán nào đó
+ Phân theo phạm vi lãnh thổ của chuyến đi:
Trang 10- Du lịch thanh thiếu niên
- Du lịch dành cho người cao tuổi
- Du lịch trung niên
- Du lịch phụ nữ
Trang 1111
- Du lịch doanh nhân
- Du lịch học sinh, sinh viên
- Du lịch tuần trăng mật
+ Theo độ dài chuyến đi:
- Du lịch ngắn ngày (Dưới 1 tuần)
- Du lịch dài ngày (Trên 1 tuần trở lên)
Trang 1212
+ Phân theo mùa:
- Du lịch mùa xuân, hè, thu, đông
đã có 6 di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam, bao gồm: Hoàng Thành Thăng Long, quần thể di tích Cố đô Huế, vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn và vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng; có 4 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận di sản thế giới đó là: Nhã nhạc cung đình Huế; không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên; quan họ Bắc Ninh và Ca trù; có 8 khu du lịch dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận: Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Cát Tiên, Cù Lao Chàm, Cần Giờ, Cà Mau và biển Kiên Giang Về rừng hiện nay Việt Nam có 30 vườn quốc gia (Ba Bể, Bái Tử Long, Cúc Phương …), có 400 nguồn suối nước khoáng
từ 40-1000C , một số nguồn nước khoáng đã được xây dựng cơ sở hạ tầng tốt như: Đam Rông (Lâm Đồng); Kim Bôi (Hoà Bình), Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu), Kênh Gà (Ninh Bình) Về biển Việt Nam đứng thứ 27/156 quốc gia có biển với
125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp, là 1 trong 12 quốc gia có vịnh biển đẹp nhất thế giới là Hạ Long và Nha Trang Hiện có 117 bảo tàng trong đó Trung ương quản lý là 38 và địa phương là 79
Trang 1313
Tính đến nay Việt Nam có 21 khu du lịch quốc gia, là những khu du lịch có tài nguyên du lịch đặc biệt, diện tích 10.000 ha và thu hút hàng năm khoảng 1 lượt triệu khách như Sa Pa (Lào Cai), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), Hạ Long - Cát Bà (Quảng Ninh-Hải Phòng), Suối Hai Ba vì, Cổ loa- Thành cổ (Hà Nội), Tam Cốc- Bích Động (Ninh Bình), Kim Liên (Nghệ An), Phong Nha - Kẻ Bàng ( Quảng Bình), đường mòn Hồ chí Minh (Quảng trị), Lăng Cô-Hải Vân - Non Nước (Huế - Đà nẵng), Hội An (Quảng Nam), Phan Thiết - Mũi Né (Bình Thuận), Đankia-Suối Vàng, Tuyền Lâm (Lâm Đồng), Văn phong - Đại Lãnh (Khánh Hòa), Khu sinh quyển Cần Giờ (TP Hồ chí Minh), Côn đảo, Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang), Khu sinh quyển Mũi Cà Mau (Cà Mau) Ngoài ra còn có 9 khu
du lịch đang được đề cử là khu du lịch quốc gia là bãi biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Măng Đen (Kon Tum ), Tràng An ( Ninh Bình), Mộc Châu ( Sơn La), chiến thắng Điện Biên Phủ (Điện Biên), hồ núi Cốc (Thái Nguyên), hồ Hoà Bình (Hòa Bình), vịnh Nha Trang, Bắc bán đảo Cam Ranh (Khánh Hòa), các khu du lịch quốc gia là những trọng điểm để thúc đẩy phát triển du lịch
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những đặc trưng về văn hoá, phong tục tập quán và lối sống riêng, từ đó ngành du lịch đã xây dựng 1 số điểm du lịch độc đáo như du lịch cộng đồng Sa Pa, du lịch bản Lát - Mai Châu (Hoà Bình), không gian văn hoá Mường (Hoà Bình) …
Với tiềm năng lớn như vậy du lịch Việt Nam đang được định hướng phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, Việt Nam đang trở thành điểm đến nổi tiếng thế giới Nếu như năm 2000 tổng số khách quốc tế đến Việt Nam là 1,1 triệu thì đến năm 2010 là 3,1 triệu gấp gần 3 lần Doanh thu ngành du lịch năm 2010 là: 2,2
tỷ USD đến năm 2010 là hơn 7,4 tỷ USD gấp hơn 3,4 lần
Trang 1414
Theo Nghị Quyết Đại Hội Đảng lần thứ XI đã định hướng phải đổi mới về
mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh CNH-HĐH, phát triển nhanh, bền vững Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa
mở rộng qui mô, vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững; từ tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và sử dụng lao động giá rẻ sang tăng trưởng chủ yếu do áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ công nghệ cao, có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh lớn gắn với phát triển kinh tế tri thức, gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường
Đối với khu vực dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng xác định rõ là phát
triển mạnh các ngành dịch vụ nhất là dịch vụ có giá trị gia tăng cao, tiềm năng lớn có sức cạnh tranh như các dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch, truyền thông, vận tải, y tế, giáo dục, khoa học, công nghệ, hình thành một
số trung tâm có tầm cỡ khu vực và quốc tế
Cụ thể trong giai đoạn 2011-2020, mục tiêu chiến lược và tổng quát phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7- 8%/ năm, GDP năm 2020 (Giá
so sánh) bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD Để đạt mục tiêu trên, khu vực dịch vụ được định hướng phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh Phát triển khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn các khu vực sản xuất và cao hơn tốc độ tăng GDP là một hướng quan
trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có
Trang 15Để luật hoá những mục tiêu đề ra trên, Chính Phủ đã giao cho Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch soạn thảo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020 và tầm nhìn 2030, đã qua nhiều lần hội thảo và góp ý của các Bộ, Ngành Trung Ương và các địa phương, hiện nay dự thảo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 đang chờ Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Mục tiêu cơ bản của chiến lược đó là đến năm 2020 đưa du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất đồng
bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch có chất lượng cao và đa dạng; khẳng định thương hiệu có sức cạnh tranh; đậm đà bản sắc dân tộc và thân thiện môi trường, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn; và đến năm 2030 đưa Việt Nam trở thành điểm đến du
Trang 1616
lịch ưa chuộng, có đẳng cấp thế giới Mục tiêu cụ thể là: năm 2015 thu hút 7- 7,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 35-37 triệu khách nội địa; Năm 2030, thu hút 18 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ 70-72 triệu lượt khách nội địa Thu nhập từ du lịch năm 2020 là 18-19 tỷ USD và năm 2030 gấp 2 lần năm 2020 Tạo thêm việc làm cho trên 3 triệu lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá Việt Nam
1.2.2 Quan điểm của tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình là tỉnh nằm ở cực nam đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp giữa Bắc
Bộ và Trung Bộ, có diện tích tự nhiên là 1.390,3 km2, dân số trung bình năm 2010
là 900.620 người, mật độ là 648 người/ km2
Bộ máy hành chính của Ninh Bình có
8 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện với 146 xã, phường, thị trấn Tuy nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, nhưng địa hình của Ninh Bình rất đa
dạng, có thể nói là hình ảnh của “Việt Nam thu nhỏ” vừa có núi cao, đồi núi thấp
(bán sơn địa), đồng bằng, vùng trũng, và đồng bằng ven biển.Do vậy Ninh Bình là tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú, tài nguyên du lịch Ninh Bình phong phú cả
về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên được sử dụng mục đích du lịch, Ninh Bình có nhiều danh thắng, quần thể du lịch hấp dẫn như: Khu hang động và
du lịch sinh thái Tràng An, Tam Cốc- Bích Động, động Thiên Tôn (Hoa Lư); núi Ngọc Mỹ Nhân (Cánh Diều), Kỳ Lân, Núi Thuý, khu du lịch bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, khu du lịch nước khoáng Kênh Gà, vườn quốc gia Cúc Phương, động Vân Trình, hồ Yên Thắng, hồ Đồng Chương, hồ Đồng Thái Ninh Bình là tỉnh nằm ở 1 trong 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận là châu thổ sông Hồng, có rừng Cúc Phương là rừng Quốc gia nguyên sinh
Trang 1717
trong số 30 rừng Quốc gia của Việt Nam, có 2/400 nguồn nước khoáng chất lượng của toàn quốc là Kênh Gà và Cúc Phương, có 1 khu du lịch trọng điểm Quốc Gia là Tam Cốc - Bích Động và một khu du lịch đang được đề cử là khu du lịch Tràng
An Lợi thế của tài nguyên du lịch tự nhiên của Ninh Bình là phần lớn các điểm, khu du lịch đều thuận lợi về giao thông, nhiều điểm, khu du lịch ngay tại Thành phố Ninh Bình và gần kề thành phố, tạo thành quần thể du lịch đa dạng, từ đó từng bước hình thành nên đô thị du lịch; nhiều điểm, khu du lịch du khách có thể thăm quan du lịch cả bằng đường bộ lẫn đường thuỷ Từ Thành phố Ninh Bình đến Tam Cốc - Bích Động, đến đền Thái Vi hay đến khu hang động Tràng An chỉ 7 km; đến
Cố đô Hoa Lư 12 km, đến khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, hay chùa Bái Đính khoảng 17 km nói chung đến các điểm xa nhất cũng chỉ từ 25-45 km (như nhà thờ
đá Phát Diệm, Vườn Quốc gia Cúc Phương) và đều có phương tiện giao thông đi lại thuận tiện Hơn nữa với vị trí địa lý và điều kiện giao thông thuận lợi, phần lớn các điểm, khu du lịch ở Ninh Bình đều có thể kết nối với các điểm, khu du lịch của các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thanh Hoá để tạo thành không gian du lịch rộng lớn, với nhiều tuyến, tour du lịch độc đáo, hấp dẫn
Tiềm năng du lịch của Ninh Bình còn tiềm ẩn ở tài nguyên du lịch nhân văn
và tâm linh, vùng đất vốn là Cố đô xưa với 3 triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, chứa đựng nhiều giá trị văn hoá, lịch sử và xã hội nhân văn giao thoa giữa vùng châu thổ sông Hồng với dải đất miền Trung Là mảnh đất nổi tiếng có cả “Vua, Thánh, Mẫu,
Phật, Chúa”, Vua là 3 triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý; Thánh là Thánh Nguyễn Minh
Không hay còn gọi là Thánh Nguyễn ông Tổ của ngành dược và đúc đồng Việt
Nam; Phật là chùa Bái Đính là trung tâm Phật giáo lớn nhất Việt Nam; Chúa là Giáo Phận Phát Diệm trung tâm Công giáo lớn nhất Việt Nam; Mẫu là việc tôn thờ
Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trừ và che chở cho con người, được giới tính hoá mang khuôn hình người mẹ, hình thức phổ biến ở miền