Trong sản xuất kinh doanh cũng như trong đời sống xã hội, không có ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của chất lượng.Hiện nayvấn đề chất lượng sản phẩm trong những doanh nghiệp được
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường lợi nhuận vừa là mục tiêu, vừa là động lực củamỗi doanh nghiệp khi tiến hàng sản xuất kinh doanh Để tạo lợi nhuận ngày càngcao các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao các yếu tố sảnxuất trong doanh nghiệp Nhưng vấn đề áp dụng những biện pháp nhằm nâng caochất lượng sản phẩm như thế nào cho đạt hiệu quả, làm thế nào để khơi dậy mọitiềm năng sáng tạo ngày càng nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp là một vấn đề đạt
ra ngày càng được tiếp tục nghiên cứu để áp dụng
Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của việc nâng cao chất lượng sản phẩm, làmột sinh viên trang bị những kiến thức kinh tế, xã hội Tôi nhận thấy rằng việcnghiên cứu và áp dụng biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm như thế nàocho đạt hiệu quả, làm thế nào để khơi dậy mọi tiềm năng, sáng tạo của tập thể, cánhân người lao động, để tạo ngày càng nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp là mộtyêu cầu đạt ra cần được áp dụng nghiên cứu và áp dụng
Nước ta từ khi thay đổi cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thịtrường, có sự quản lý của nhà nước, đã giúp cho các doanh nghiệp nhận thức được
sự cạnh tranh là động lực của sự phát triển Vì vậy, nâng cao chất lượng sản phẩm
ở mỗi doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn giúp doanhnghiệp nang cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng mức cao nhất nhu cầu của kháchhàng
Công ty in Công Đoàn là một trong những Công ty đang đứng trước nhữngthử thách lớn lao đó Bằng sự từng trải trong thực tế, Công ty in Công Đoàn cũng
đã nhận thức rằng chất lượng là một vũ khí cạnh tranh đem lại hiệu quả cao nhất.Công ty muốn tồn tại và phát triển bền vững không gì hơn là phải liên tục thay đổi
Trang 3và nâng cao chất lượng sản phẩm, chính vì thế mà yếu tố quan tâm hàng đầu tronghoạt động kinh doanh của Công ty là chất lượng.
Để học tập và phần nào đóng góp cho công cuộc phát triển của công ty inCông Đoàn, trong thời gian thực tập em đã nghiên cứu và viết đề tài:”Một số biệnpháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty in Công Đoàn”
Kết cấu của khoá luận bao gồm có ba phần chính ngoài phần mở đầu vàphần kết luận
Chương 1: Lý luận chung về nâng cao chất lượng sản phẩm
Chương 2: Thực trạng chất lượng và quản trị chất lượng tại Công ty inCông Đoàn
Chương 3: Một số giải pháp và ý kiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
Trang 4CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM.
1.1 Những vấn đề chung về việc nâng cao chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là một phạm trù rất rộng và phức tạp, nó phản ánh tậphợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội.Cùng với sự phát triển của khoa học
và kỹ thuật, chất lượng cũng không ngừng bổ sung hoàn thiện để phản ánh chínhxác yêu cầu của chất lượng Trong sản xuất kinh doanh cũng như trong đời sống
xã hội, không có ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của chất lượng.Hiện nayvấn đề chất lượng sản phẩm trong những doanh nghiệp được đạt ra một cáchnghiêm túc và khắt khe, được hầu hết các tổ chức quan tâm nghiên cứu nhằm mụcđích khoa học quản trị chất lượng phát triển
1.1.1 Khái niệm về sản phẩm và chất lượng sản phẩm.
1.1.1.1 Khái niệm về sản phẩm.
Sản phẩm là tất cả mọi hàng hoá dịch vụ có thể đem chào bán có khả năngthoả mãn mọi nhu cầu hay mong muốn của con người, gây sự chú ý, kích thích sựmua sắm
Trang 5Có thể nói sản phẩm là những phương tiện truyền tải lợi ích mà người tiêudùng mong chờ Bởi vậy mà nhà kinh doanh muốn thành công trong việc tung rathị trường những sản phẩm hàng hoá của mình thì họ xác định một cách chính xácnhu cầu mà người tiêu dùng mong muốn Từ đó xây dựng hoạt động sản xuất vàcung ứng hàng hoá dịch vụ có chất lượng đáp ứng tối đa nhu cầu người tiêu dùng.
1.1.2 Khái niệm về chất lượng sản phẩm.
Cũng như các vấn đề khoa học khác, chất lượng sản phẩm được các học giảnghiên cứu xem xét Song trong từng góc độ nghiên cứu mà có những khái niệm
và quan điểm khác nhau
• Theo quan điểm triết học:”Chất lượng sản phẩm là phần tồn tại cơ bảnbên trong các sự vật”
• Theo quan điểm của Marl Marx thì ông cho rằng :”Người tiêu dùngmua hàng hoá, không phải là do hàng hoá có giá trị mà vì hàng hoá cógiá trị sử dụng và thoả mãn những mục đích sử dụng “Điều đó nói lêngiá trị sử được đáng giá rất cao” (Chất lượng cũng như số lượng sảnphẩm được cân đo, đong đếm…)
• Vậy chất lượng sản phẩm là thước đo biểu hiện giá trị sử dụng của nó.Giá trị của một sản phẩm làm nên tính hữu ích của sản phẩm đó và đóchính là chất lượng sản phẩm
Dựa vào đặc điểm này, các nhà kinh tế học của các nước xã hội chủ nghĩatrước đây và những nước tư bản chủ nghĩa vào những năm 30 của thế kỷ 20 đãđưa ra những định nghĩa tương tự, các định nghĩa này rất phát theo quan điểm củacác nhà sản xuất :” Chất lượng sản phẩm là đặc tính kinh tế, kỹ thật nội tại phản
Trang 6ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm đáp ứng nhu cầu định trước cho nótrong những điều kiện xác định về kinh tế xã hội”.
*Quan điểm về chất lượng theo hướng công nghệ:
• Chất lượng sản phẩm là mức độ mà sản phẩm ấy thực hiện được nhữngyêu cầu, chỉ tiêu thiết kế hay những quy định riêng cho sản phẩm ấy
• Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với chỉ tiêu kỹ thuật
• Chất lượng sản phẩm là những đặc tính bên trong của sản phẩm có thể
đo được hoặc so sánh được phản ánh giá trị sử dụng và chức năng củasản phẩm đó, đáp ứng những nhu cầu đặt trước trong điều kiện kinh tếcũng như xã hội
*Quan điểm chất lượng theo hướng khách hàng:
• Theo quan điểm tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu:” Chất lượng sảnphẩm là mức độ mà sản phẩm đó đáp ứng được nhu cầu người sử dụng
“
• Theo quan điểm tiêu chuẩn của Afnor50 _109 của Pháp thì:” Chất lượngsản phẩm là năng lực của một sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn nhữngnhu cầu của người sử dụng”
• Theo quan điểm kiểm tra chất lượng của Mỹ”: Chất lượng sản phẩm làtoàn bộ đặc tính và đặc trưng của sản phẩm, dịch vụ nhằm thoả mãn yêucầu đã đặt ra
Để phát huy mặt tích cực và khắc phục hạn chế tiêu cực của các quan điểmtrên, tổ chức đo lường tiêu chuẩn Quốc Tế (Iso) đã đưa ra khái niệm:
Trang 7• Theo iso (8420_1994):”Chất lượng là tập hợp các đặc tình thực tế đốitượng tạo cho thực thể đó khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu hoặc tiềm
ẩn “
• Theo iso 9000:”Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu đặc trưng
kỹ thuật của thực thể, thoả mãn đẩy đủ trong điều kiện tiêu dùng của sảnphẩm mà người tiêu dùng mong muốn
Dựa trên khái niệm này, cục đo lường chất lượng nhà nước Việt Nam đãđưa ra khái niệm:” Chất lượng của sản phẩm của một sản phẩm nào đó là phù hợpvới tất cả các tính chất biểu thị giá trị sử dụng, phù hợp với nhu cầu xã hội, điềukiện kinh tế, đảm bảo yêu cầu sử dụng đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế và khảnăng sản xuất của từng người TCVN_(1814_1994)
Về thực chất những khái niệm này đều phản ánh chất lượng sản phẩm là sựkết hợp giữa đặc tính nội tại khách quan của sản phẩm với chủ quan bên ngoài, là
sự phối hợp với khách hàng Vì vậy những quan điểm này được chấp nhận kháphổ biến và rộng rãi
Quan điểm chất lượng sản phẩm luôn được phát triển, bổ sung và mở rộnghơn nữa cho thích hợp với sự phát triển của thị trường hiện nay Khái niệm chấtlượng là một chỉ tiêu động, nghĩa là để đáp ứng yêu cầu khách hàng các doanhnghiệp không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.Tuy nhiên không phải thế màdoanh nghiệp thay đổi chất lượng với bất kỳ giá nào mà luôn có giớ hạn về kinh
tế, xã hội, công nghệ Vì vậy chất lượng là sự kết hợp các đặc tính của sản phẩm
có thể thoả mãn nhu cầu khách hàng trong những giới hạn vế chi phí nhu cầu nhấtđịnh Điều này có nghĩa là lợi ích thu được từ chất lượng sản phẩm sản xuất raphải làm trong mối tương quan chặt chẽ với chi phí lao động xã hội cần thiết
Trang 81.1.2 Quá trình hình thành chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm không chỉ được hình thành trong quá trình sản xuất
mà còn liên quan đến kết quả của nhiều quá trình liên tục từ khâu nghiên cứ thiết
kế đến khâu sử dụng
Vòng tròn chất lượng của Iso 9004_1987 và tiêu chuẩn Việt Nam ( TCCL)5204_90 được chia thành các phân hệ: Thiết kế, sản xuất và dịch vụ sau khi bán
Giai đoạn 1: Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu về số lượng dự
đoán chi phí chất lượng sản phẩm, mục tiêu kinh tế cần đạt được
Giai đoạn 2: Thiết kế xây dựng các yêu cầu kỹ thuật dây chuyền , công
nghệ sản xuất, đầu tư xây dựng cơ bản
Giai đoạn 3: Cung cấp vật tư kỹ thuật xác định nguồn gốc kiểm tra nguyên
vật liệu
Giai đoạn 4: Chuẩn bị và triển khai quán triệt sản xuất.
Giai đoạn 5: Chế tạo sản phẩm hàng loạt
Giai đoạn 6 : Thử nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm, tìm biện pháp
đảm bảo chất lượng quy định chuẩn bị xuất xưởng
Giai đoạn 7: Tổ chức bao gói dự trữ sản phẩm.
Giai đoạn 8: Bán và cung cấp sản phẩm.
Giai đoạn 9: Nắp đặt vận hành và hướng dẫn sử dụng.
Giai đoạn 10: Dịch vụ kỹ thuật hướng dẫn và bảo hành
Giai đoạn 11: Trưng cầu ý kiến khách hàng về chất lượng của sản phẩm lập
dự án cho các buớc sau, thanh lý sử dụng mỗi giai đoạn người ta phải thực thicông tác quản lý chất lượng đồng bộ Trong suốt quá trình người ta không ngừng
Trang 9cải tiến chất lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm ngày càng đạt hiệu quả cao.Cho nên, có thể hình dung chất lượng quản trị, chất lượng sản phẩm là một hệthống liên tục đi từ nghiên cứu đến triển khai, tiêu dùng và lại trở về nghiên cứuchu kỳ sau hoàn hảo hơn chu kỳ trước.
1.1.3 Phân loại chất lượng sản phẩm
1.1.3.1 Chất lượng thiết kế
Chất lượng thiết kế của sản phẩm là giá trị các chỉ tiêu đặc trưng của sảnphẩm được phát thảo qua văn bản, trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu thị trường, cácđặc điểm của sản xuất và tiêu dùng đồng thời có thể so sánh với chỉ tiêu chấtlượng với mặt hàng tương tự cùng loại của nhiều hãng, nhiều công ty trong vàngoài nước
1.1.3.2 Chất lượng chuẩn
Chất lượng chuẩn là giá trị các chỉ tiêu đặc trưng đã được cấp có thẩmquyền phê chuẩn Dựa trên cơ sở nghiên cứ chất lượng thiết kế các cơ quan Nhànước, doanh nghiệp, tổ chức điều chỉnh xem xét những chỉ tiêu của chất lượng sảnphẩm hàng hoá
1.1.3.3 Chất lượng thực
Chất lượng thực tế của sản phẩm là giá trị các chỉ tiêu chất lượng của sảnphẩm thực tế đạt được do các yếu tố chi phối nguyên vật liệu máy móc thiết bịphương tiện
1.1.3.4 Chất lượng cho phép
Chất lượng cho phép là mức độ cho phép về độ lệch các chỉ tiêu chất lượngsản phẩm giữa chất lượng thật và chất lượng chuẩn, chất lượng cho phép của sản
Trang 10phẩm phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội trình độ lành nghề của công nhân,phương pháp quản lý của doanh nghiệp.
1.1.3.5 Chất lượng tối ưu
Chất lượng tối ưu là giá trị các chỉ tiêu chất lượng mà sản phẩm đạt được ởmức độ hợp lý nhất trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định Hay nói cách khácsản phẩm hàng hoá đạt được chất lượng tối ưu là các chỉ tiêu chất lượng sản phẩmthoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng có khả năng cạnh tranh với nhiều hãng trênthị trường, sức tiêu dùng nhanh và đạt hiệu quả cao
1.1.4 Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng sản phẩm
• Việc nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ mang lại cho doanh nghiệp kếtquả quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
• Tăng chất lượng sản phẩm đồng nghĩa tăng năng xuất lao động và sửdụng có hiêu quả nguồn nhân lực
• Tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm mở rộng thị trường cho doanh nghiệp
• Làm tăng uy tín của doanh nghiệp tạo tiền đề cho sự thành công
• Nâng cao chất lượng sản phẩm có tầm quan trọng sống còn đối với từngdoanh nghiệp, chất lượng giá cả và thời gian giao hàng là một trong cácyếu tố quan trọng nhất quyết định đến khả năng cạnh tranh của mỗidoanh nghiệp Nhờ chất lượng sản phẩm dịch vụ cao làm tăng uy tín củadoanh nghiệp, giữ được khách hàng cũ thu hút khách hàng mới mở rộngthị trường tạo điều kiện cơ sở cho sự phát triển lâu dài của doanhnghiệp Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ nên sản xuất hànghoá không ngừng phát triển, mức sống con người ngày càng cải thiện,
Trang 11nhu cầu hàng hoá ngày càng trở lên đa dạng và phong phú Trong điềukiện giá cả không còn là mối quan tâm duy nhất của người tiêu dùng thìchất lượng ngày nay là công cụ cạnh tranh hữu hiệu Nâng cao chấtlượng sản phẩm đồng nghĩa với nâng cao tính hưu ích của sản phẩmthoả mãn người tiêu dùng, đồng thời giảm đi chi phí trên một đơn vị sảnphẩm nhờ vào hoàn thiện quy trình đổi mới cải tiến các hoạt động giảmlãng phí, phế phẩm hoặc sản phẩm phải sửa chữa.
• Nâng cao chất lượng sản phẩm làm tăng tính năng sử dụng tiêu thụ độ
an toàn của sản phẩm, giảm mức gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệmnguồn tài nguyên, tăng giá trị sản phẩm trên một sản phẩm đầu ra, nhớ
đó tăng khả năng tích luỹ cho tái sản xuất mở rộng, hiện đại hoá côngnghệ, máy móc thiết bị thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển
• Nâng cao chất lượng sản phẩm còn làm tăng khả năng của sản phẩmtạo uy tín cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường, mở rộng thị trườngtrong nước và Quốc tế Khắc phục tình trạng sản xuất ra không tiêu thụđược dẫn đến ngừng trệ sản xuất, thiếu việc làm đời sống khó khăn, nêncần sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, độc đáo, mới lạ đáp ứngthị hiếu khách hàng sẽ kích thích tăng mạnh nhu cấu đối với sản phẩm.Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiêu thụ nhanh sản phẩm với số lượnglớn, tăng giá trị bán, thậm trí có thể giữ vị trí độc quyền với sản phẩm
do những ưu thế riêng so với sản phẩm cùng loại Khi đó doanh nghiệpthu được lợi nhuận cao sẽ có điều kiện để ổn định sản xuất, khôngngừng nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm làm cho doanh nghiệpngày càng có uy tín phát triển mạnh mẽ hơn, sử dụng hiệu quả hơn các
Trang 12kiện ổn định việc làm cho người lao động tăng thu nhập làm cho họ tintưởng và gắn bó với doanh nghiệp đóng góp hết sức mình để sản xuất ranhững sản phẩm tốt nhất giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.
• Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ thoả mãn tốt nhất yêu cầu người tiêudùng đối với chính hàng hóa đó góp phần cải thiện đời sống , tăng thunhập thực tế của dân cư bởi vì cùng một khoản chi phí tài chính ngườitiêu dùng sẽ mua được sản phẩm có giá trị sử dụng cao hơn thuận tiệnhơn Đứng trước trên góc độ lên kinh tế quốc dân mà nhận xét, đảm bảo
và nâng cao chất lượng sản phẩm tức là đảm bảo tiết kiệm, hợp lý nhất
là nguyên vật liệu, sức lao động,nguồn vốn của xã hội để thoả mãn nhucầu của nhân dân Sự phát triển của doanh nghiệp (có được là nhờ tăngchất lượng sản phẩm sẽ làm tăng thu nhập cho nhân sách nhà nước).Hiện nay hàng hoá Việt Nam đang phải cạnh tranh với hàng hoá nướcngoài, trên thị trường Quốc tế cũng như cả thị trường trong nước Do vậy bất kỳmột doanh nghiệp nào dù tham gia trên thị trường nội địa hay nước ngoài muốntồn tại và đứng vững phải có tầm nhìn toàn cầu và trước mắt cần phải biết vậndụng lợi thế mới đưa ra những sản phẩm tốt nhất cung ứng trên thị trường có hiệuquả cao nhất
• Chất lượng sản phẩm là công cụ số một để khẳng định vị trí của doanhnghiệp, của sản phẩm Việt Nam trên thế giới Tuy nhiên nếu các doanhnghiệp chỉ chú trọng tới nâng cao chất lượng sản phẩm bằng mọi giá màkhông chú ý đến chi phí tạo ra sản phẩm đó dẫn đến giá thành quá cao,không được thị trường chấp nhận thì doanh nghiệp đó khó có thể kinhdoanh có hiệu quả Do vậy khi tìm biện pháp nâng cao chất lượng sảnphẩm cần chú ý tới chi phí tạo ra sản phẩm, điều kiện kinh tế của đất
Trang 13nước đến thu nhập của người tiêu dùng, thị hiếu của họ để tạo ra sảnphẩm phù hợp.
1.1.5 Các chỉ số đánh giá về chất lượng sản phẩm.
Sản phẩm là một thực tế đối tượng vật chất hay sản phẩm là dịch vụ thì cóchỉ tiêu đánh giá khác nhau Để đánh giá chất lượng sản phẩm nói chung, người tadùng các chỉ tiêu sau:
• Chỉ tiêu sử dụng đặc trưng cho các tiêu chuẩn xác đinh, các chức năngyếu tố của sản phẩm và quy định lĩnh vực sử dụng của sản phẩm đó
• Chỉ tiêu độ tin cậy là một chỉ tiêu phức tạp của sản phẩm hàng hoá vìcác chỉ tiêu riêng lẻ như: Khả năng duy trì tuổi thọ củân phẩm hàng hoá,
• Tính thống nhất hoá, chỉ tiêu hoá hạn chế bởi tính đa dạng quá mức củamột chủng loại sản phẩm bằng các văn bản tiêu chuẩn
• Chỉ tiêu sinh thái hoá đặc trưng cho độ độc hại của sản phẩm khi tácđộng đến môi trường
Trang 14• Chỉ tiêu an toàn đặc trưng cho tính an toàn khi sử dụng, đảm bảo sứckhoẻ và tính mạng cho người tiêu dùng đây là chỉ tiêu đặc biệt quantrọng đối với sản phẩm.
• Ngoài ra để đánh giá phân tích tình hình thực hiện chất lượng giữa các
bộ phận, các doanh nghiệp đối với hầu hết các sản phẩm, ta còn có cácchỉ tiêu so sánh sau
1.2 Mối quan hệ giữa chất lượng sản phẩm với chi phí và hiệu quả sản xuất kinh doanh
Chất lượng có vai trò to lớn trong mỗi doanh nghiệp, nó đem lại lợi ích chodoanh nghiệp Nâng cao chất lượng sản phẩm làm tăng giá trị sử dụng, làm tăngthêm lợi nhuận cho doanh nghiệp đảm bảo cho sản xuất kinh doanh diễn ra liêntục và hiệu quả
Ngày nay do sự đòi hỏi khắt khe của cơ chế thị trường, các doanh nghiệpkhông chỉ cạnh tranh về mặt chất lượng mà cạnh tranh trên cả lĩnh vực giá cả Tuynhiên, người tiêu dùng vẫn coi trọng giá trị chất lượng hơn cả, giá cả không còn làyếu tố chủ yếu trong sự lựa chọn của người tiêu dùng, song nếu một doanh nghiệpsản xuất sản phẩm có chất lượng cao mà giá cả phù hợp với thị trường thì doanhnghiệp mới tiêu thị được nhiều sản phẩm hơn Việc nâng cao chất lượng sản phẩm
sẽ mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp do quyết định được hao phí về lao độngsống và lao động vật hoá làm đúng ngay từ đầu sẽ giảm được số lượng sản phẩmhỏng chắc chắn sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành làm cơ sở hạ giá
cả tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng hơn, tăng lợi nhuận chodoanh nghiệp Nâng cao chất lượng sản phẩm luôn phải tính tới yếu tố đầu ra chosản phẩm, nếu không thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm đó chắc chắn đã có
Trang 15hiệu quả vì nếu chi phí để sản xuất một sản phẩm là quá lớn, giá thành quá caomuốn có lãi thì doanh nghiệp đó bán ra với giá cao hơn Như vậy sẽ có ít ngườimua bởi khẳ năng thanh toán của người tiêu dùng là có giới hạn Mặt khác, trong
cơ chế thị trường sự cạnh tranh về giá cả là hết sức khốc liệt nên doanh nghiệp sảnxuất ra sản phẩm không tiêu thụ được, hàng hoá tồn kho lớn ẩm ướt bị ứ đọng,vòng quay vốn chậm dần đến tình hình tài chính của doanh nghiệp bị căng thẳng,ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất và thu nhập của người lao động
Tóm lại khi tìm các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, doanhnghiệp cần phải đảm bảo chú ý đến chi phí sản xuất ra sản phẩm điều kiện kinh tế
xã hội, kỹ thuật công nghệ, mức thu nhập của người tiêu dùng và sức cạnh tranhcủa thị trường chấp nhận Có như vậy việc sản xuất kinh doanh mới có hiệu quảngày càng cao, phát triển nhanh và doanh nghiệp sẽ đứng vững trong nền kinh tếthị trường
Sơ đồ 1: Cán cân chất lượng và chi phí
Trang 161.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng:
Chất lượng là vũ khí quan trọng nhất Không những thế chất lượng của sảnphẩm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và chỉ trên cơ sở xác định đầy đủ các yếu
tố đó thì mới đề xuất được những biện pháp không ngừng nâng cao chất lượng sảnphẩm, tổ chức chặt chẽ quá trình sản xuất kinh doanh Công việc này đòi hỏi tất cảmọi người đều phải quan tâm, cố gắng bởi có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nó,những nhân tố này có ảnh hưởng theo hai chiều tích cực và tiêu cực Vì vậy, nếucác nhà quản trị nhận thức được sâu sắc sự ảnh hưởng của các nhân tố tới việcquản lý chất lượng nói riêng của cơ quan mình
Nhìn chung, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm được kháiquát trong các nhóm cơ bản sau:
1.3.1 Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.
1.3.1.1 Nhu cầu thị trường:
Nhu cầu là xuất phát điểm của quá trình quản lý chất lượng, tạo lực hútđịnh hướng cho cải tiến và hoàn thiện chất lượng sản phẩm Cơ cấu tính chất, đặcđiểm và xu hướng của nhu cầu tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm Chấtlượng sản phẩm được đánh giá cao ở thị trường này nhưng lại thấp ở thị trườngkhác Điều đó phải đòi hỏi tiến hành nghiêm túc, thận trọng trong công tác điều tranghiên cứu nhu cầu thị trường khách hàng, thói quen truyền thống, phong tục tậpquán, văn hoá lối sống mục đích sử dụng sản phẩm và khả năng thanh toán nhằmđưa ra những sản phẩm phù hợp nhất đối với từng loại thị trường Thông thườngkhi mức sống còn thấp, sản phẩm còn khan hiếm thì yêu cầu của người tiêu dùng
Trang 17chưa cao và do đó họ chưa quen nhiều tới mặt giá trị sử dụng của sản phẩm hànghoá Nhưng khi đời sống xã hội nâng cao lên thì những đòi hỏi về chất lượng sảnphẩm cũng tăng theo Một sản phẩm nếu bán cao hơn với giá trị sử dụng nhưngvẫn được người tiêu dùng chấp nhận nếu sản phẩm có hình thức mẫu mã bênngoài đẹp hài lòng khách hàng Hơn nữa, khi chuyển sang cơ chế thị trường sảnphẩm ngày càng đa dạng và phong phú, người tiêu dùng có nhiều cơ hội để lựachọn sản phẩm mình ưng ý và nhu cầu thị trường cũng luôn thay đổi đa dạng hơn.
Do đó nếu các doanh nghiệp nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường nghiêncứu, định hướng hoá các nhu cầu trên cơ sở đó có chính sách đúng đắn về sảnphẩm và chất lượng của doanh nghiệp
1.3.1.2 Sự phát triển của khoa học kỹ thuật
Ngày nay chúng ta đang đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học
kỹ thuật hiên đại trên quy mô toàn thế giới Cuộc cách mạng này đang thâm nhập
và chi phối hầu hết các hoạt động của xã hội loài người
Chất lượng của bất kỳ một sản phẩm nào cũng gắn liền với sự phát triểncủa khoa học kỹ thuật hiện đại , chu kỳ công nghệ của sản phẩm được rút ngắn,công dụng của sản phẩm ngày càng phong phú đa dạng Nhưng cũng chính vì vậy
mà sản phẩm không bao giờ thoả mãn mức chất lượng hiện đại mà phải thườngxuyên theo dõi mức biến động của thị trường về sự đổi mới của khoa học côngnghệ, thiết bị để điều chỉnh kịp thời nâng cao chất lượng sản phẩm phát triểndoanh nghịêp
1.3.1.3 Cơ chế quản lý
Các doanh nghiệp không thể tồn tại một cách biệt lập mà luôn có mối quan
hệ chặt chẽ và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tình hình kinh tế _xã hội và cơ chế
Trang 18chính sách của Nhà nước Hiệu lực của cơ chế quản lý là đòn bẩy quan trọng trongcông việc quản lý chất lưọng sản phẩm đảm bảo uy tín và quyền lợi của nhà sảnxuất và người tiêu dùng Mặt khác hiệu lực của cơ chế sản xuất quản lý có đảmbảo sự bình đẳng trong sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong nước
và khu vực quốc tế
1.3.1.4 Nhân tố khách hàng
Khách hàng là người phán xét chất lượng sản phẩm của công ty một cáchđúng đắn nhất Chính vì thế, nhiều công ty khi quảng cáo sản phẩm của mìnhthường có khẩu hiệu “Khách hàng là thượng đế” Song thực tế không phải kháchàng nào cũng đánh giá sản phẩm của công ty một cách vô tư, mỗi người có cáchnhìn nhận khác nhau, nhu cầu đòi hỏi của khách hàng rất lớn song chính họ lại làngười tiêu dùng trực tiếp sản phẩm của công ty Vì vậy có thể xem xét khác hàngnhư một nhân tố quan trọng ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng sản phẩm và chấtlượng sản phẩm có thể phụ thuộc rất nhiều vào ý thức trách nhiệm của họ Ngoài
sự quan tâm tới khách hàng bên ngoài công ty còn phải đặc biệt chú ý một bộ phậnquan trọng bên trong Họ là những người phải được quan tâm đầy đủ về vật chất
và tinh thần làm việc có hiệu quả
1.3.1.5 Các yếu tố về phong tục tập quán và thói quen tiêu dùng
Đây là một yếu tố không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến chất lượngsản phẩm Sở thích tiêu dùng của từng nước, từng tôn giáo không hoàn toàn giốngnhau Do đó các doanh nghiệp phải tiến hành điều tra, nghiên cứu nhu cầu sở thíchcủa từng thị trường cụ thể, nhằm thoả mãn những yêu cầu về số lượng cũng như
về chất lượng
1.3.1.6 Môi trường cảnh quan
Trang 19Đây là nhân tố khách quan có ảnh hưởng trực tiếp chất lượng sản phẩm baogồm những điều kiện về tự nhiên ở nơi sản xuất và nơi tiêu thụ sản phẩm như thờitiết, khí hậu, nhiệt độ …các nhà quản lý nên nắm rõ các đặc điểm về sản phẩm củacông ty mình để lựa chọn một môi trường phù hợp có như vậy mới thu hút đượcđông đảo khách hàng cho công ty.
1.3.2 Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp
1.3.2.1 Nhóm yếu tố nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng tham gia trực tiếp vào giá thành sảnphẩm Những đặc tính của nguyên vật liệu sẽ được đưa vào sản phẩm, chất lượngnguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra.Không thể có chất lượng sản phẩm nếu sản phẩm do được sản xuất với nguyênliệu không đảm bảo Mỗi sản phẩm sản xuất ra với nguyên liệu khác nhau, vì vậychủng loại cơ cấu nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm
Do đó doanh nghiệp cần kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên liệu khi mua và đưavào sản xuất theo đúng tiêu chuẩn xây dựng Vì vậy cần phải quan tâm đặc biệtđến khâu dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu tránh để nguyên vật liệu xuống cấp,ngoài ra chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào việcthiết lập được hệ thống cung ứng nguyên vật liệu thích hợp trên cơ sở tạo dựngmối quan hệ lâu dài, hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau giữa người sản xuất và ngườicung ứng đầy đủ kịp thời chính xác đúng nơi cần thiết
1.3.2.2 Nhóm yếu tố kỹ thuật _công nghệ _thiết bị
Kỹ thuật công nghệ thiết bị có tầm quan trọng đặc biệt, có tác dụng quyếtđịnh việc hình thành chất lượng sản phẩm Trong sản xuất hàng hoá, người ta sửdụng và phối trộn nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau về thành phần tính chất và
Trang 20điều kiện cần thiết Song trong quá trình chế tạo, việc theo dõi kiểm soát chấtlượng sản phẩm theo tỷ lệ phối trộn là điều quan trọng để mở rộng mặt hàng, thaythế nguyên vật liệu xây dựng đúng đắn các chế độ gia công để không ngừng racông chất lượng sản phẩm.
Quá trình công nghệ là quá trình phức tạp thay đổi ít nhiều hoặc bổ sunghoặc cải thiện tính chất ban đầu của nguyên vật liệu theo hướng sao cho phù hợpvới công dụng của sản phẩm vì vậy nó ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sảnphẩm Ngoài yếu tố kỹ thuật, công nghệ cần phải chú ý đến việc lựa chọn thiết bị
kỹ thuật và công nghệ được đổi mới Những thiết bị cũ thì không thể nâng caođược chất lượng sản phẩm, nhóm yếu tố này có mối quan hệ tương hỗ khá chặtchẽ không những góp phần vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm mà còng làmtăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường tạo nhiều sản phẩm thoả mãnnhu cầu tiêu dùng hạ giá thành
1.3.2.3 Nhóm yếu tố phương pháp, tổ chức quản lý (Methods)
Trình độ quản lý nói chung và trình độ quản trị chất lượng nói riêng là mộttrong những nhân tố cơ bản góp phần đẩy mạnh tốc độ cải tiến, hoàn thành chấtlượng của doanh nghiệp Các chuyên gia quản lý chất lượng nói đồng tình chorăng trong thực tế có 80% những vấn đế chất lượng là quản trị gây ra.Vì vậy nóđến quản trị chất lượng ngày nay người ta nói rằng, trước hết đó là chất lượngquản trị
Các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu –Kỹ thuật – công nghệ, thiết bị vàngười lao động dù ở trình độ nào nhưng không biết tổ chức quản lý tạo ra rự phốihợp đồng bộ, nhịp nhàng, ăn khớp giữa các khâu, giữa các yếu tố quản trị sản xuấtthì không thể sản xuất ra một sản phẩm có chất lượng cao được
Trang 21Chất lượng sản phẩm còn phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu và cơ chế quản trịnhận thức hiểu biết về chất lượng và trình độ của cán bộ quản lý, khả năng xâydựng chính xác mục tiêu, chính sách chất lượng và chỉ đạo sản xuất tôt chức thựchiện chương trình, kế hoạch chất lượng.Ngày nay, các nhà doanh nghiệp phải nhậnthấy rằng chât lượng sản phẩm là một vấn đề hết sức quản trọng phụ thuộc tráchnhiệm của toàn bộ công ty chứ không thể phó mặc cho các nhân viên kiểm tra chấtlượng sản phẩm hoặc một cá nhân nào được
1.3.2.4 Nhóm nhân tố con người (Men)
Dù cho sản xuất có được sự trợ giúp của máy móc hiện đại,tự động hoá cao
độ thì con người vẫn là yếu tố quyết định đến chất lượng hàng hoá dịch vụ Trongchế tạo có thể tự động hoá nhưng con bao nhiêu công việc mà máy móc chưa thaythế con người: Như nghiên cứu nhu cầu, ý đồ thiết kế sản phẩm (sáng tạo trongthiết kế ), tổ chức sản xuất ,tổ chức bán hàng Doanh nghiệp phải biết tạo nên mộttập thể, một tập thể có trình độ lao động giỏi có tay nghề thành thạo, khéo léo,nắm vững quy trình sản xuất và sử dụng máy móc, thiết bị có kiến thức quản lý
và sử dụng thành thạo có khả năng sáng tạo cao Cần có những chương trình đàotạo huấn luyện người lao động, thực hiện nâng cao chât lượng sản phẩm một cách
tự nguyện chứ không bắt buộc, để từ đó mới phát huy được chất lượng công việc
và tính chất quyết định đối với chất lượng hàng hoá dịch vụ
Ngoài những nhân tố cơ bản trên, còn một khía cạnh nhỏ nữa cũng ảnhhưởng ít nhiều đến chất lượng hàng hoá dịch vụ của công ty đó là: Bề dày lịch sửcông ty Vẫn biết rằng chất lượng và giá cả đang là yếu tố quan trọng hàng đầu củangười tiêu dùng nhưng rõ ràng sản phẩm của một công ty danh tiếng sẽ đượckhách hàng chú ý hơn so với sản phẩm mới lạ của công ty chưa có tiếng tăm Khi
Trang 22mua sản phẩm của công ty này họ sẽ có cảm giác rằng chất lượng của công ty đócao.
1.4 Quản trị chất lượng trong doanh nghiệp
1.4.1 Vì sao phải quản trị chất lượng trong doanh nghiệp.
Trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, chất lượng hàng hoá dịch vụđược coi là vấn đề hàng đầu Mấy năm bước vào nền kinh tế thị trường càng thấy
rõ điều này Thời kỳ trước, tuy vấn đề chất lượng đã được đề ra nhưng trong thực
tế vấn đề số lượng vẫn giữ vị trí chủ yếu, chất lượng thường ở vị trí thứ yếu, có khichất lượng còn bị bỏ qua Trong cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trườngthế giới công tác quản lý doanh nghiệp cần được xem xét trong các yếu tố: Chấtlượng, giá cả, thời gian giao hàng, độ tin cậy đảm bảo chất lượng Yếu tố độ tincậy về đảm bảo chất lượng ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cạnh tranh
Chất lượng là vấn đề cầp bách đối với nền kinh tế Việt Nam Nếu doanhnghiệp nâng cao được chất lượng sản phẩm, họ sẽ dành thắng lợi trong cạnh tranh,dành được uy tín thu được lợi nhuận Chính vì vậy xây dựng một hệ thống quản trịchất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp là hết sức quan trọng và cần thiết
1.4.2 Khái niệm, thực chất, chức năng về quản trị chất lượng sản phẩm.
1.4.2.1 Khái niệm về chất lượng sản phẩm.
Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về quản trị chất lượng Tuynhiên những khái niêm này có nhiều điểm tương dồng và phản ánh được bản chấtcủa quản trị chất lượng
Trang 23Khoa học quản trị chất lượng được phát triển hoàn thiện liên tục ngày càngthể hiện đầy đủ hơn bản chất tổng hợp phức tạp của vấn đề chất lượng Vào nhữngnăm đầu thế kỷ 20 chưa có khái niệm về quản trị chất lượng mà chỉ có khái niệm
về kiểm tra chất lượng Là việc cung ứng các phương thức các thủ tục, các kiếnthức đảm bảo cho sản phẩm đang hoặc sẽ sản xuất phù hợp cho các yếu tố hợpđồng kinh tế bằng con đường hiệu quả nhất, kinh tế nhất với sự tham gia của cácchuyên gia
Sau những năm 50 cung bắt đầu lớn hơn cầu trên thị trường, điều đó khiếncác doanh nghiệp phải quan tâm đến chất lượng sản phẩm nhiều hơn Khái niệm
về quản trị bắt đầu xuất hiện Quan điểm của phương tây cho rằng:”Quản trị chấtlượng là một hệ thống hoạt động thống nhất có hiệu quả của những bộ phận khácnhau trong những tổ chức, trong một đơn vị kinh tế chịu trách nhiệm triển khai cácthông số chất lượng thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng”
Vào những năm của thập kỷ 70 sự cạnh tranh tăng lên đột ngột đã buộc cácdoanh nghiêp phải nhìn nhận lại và thay đổi quan niệm về quản trị chất lượng,những thay đổi về cách nhìn, về phương pháp quản trị chất lượng trong hàng loạtcác doanh nghiệp lớn trên toàn thế giới Đặc biệt là ở Nhật, Mỹ và Tây Âu pháttriển để tạo ra cuộc cách mạng trên thế giới Người ta đã biết đến quản trị chấtlượng theo phương pháp hiện đại dưới những cái tên quen thuộc phổ biến rông rãi
ở Nhật và theo Phương Tây như quản trị chát lượng đồng bộ(TQM)
Theo quan niệm phương Tây:TQM là một hệ thống hoạt động có hiệu quảnhất của các bộ phận khác nhau, chịu trách nhiệm triển khai, duy trì mức độ đạtđược nâng cao mức chất lương để sử dụng và sử dụng sản phẩm ở mức kinh tếnhất, nhằm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng với vai trò kiểm tra quan trọng
Trang 24quản lý đưa đến thàng công, tạo thuận lợi cho tăng trưởng bền vững của một số tổchức thông qua việc huy động tất cả các thành viên nhằm tạo ra chất lượng mộtcách kinh tế theo yêu cầu của khách hàng
Theo tiêu chuẩn Iso 8420: 1994(hay TCVN 5814:1994): TQM là cách quảntrị một tổ chức, một doanh nghiệp Tập trung vào chất lượng dựa vào sự tham giacủa các thành viên nhằm đạt được sự thàng công lâu dài nhờ vào việc thoả mãnkhách hàng và đem lại lợi ích cho các thàng viên của tổ chức đó và cho xã hội đó
Đặc biệt lớn nhât của TQM là một thay đổi triết lý trong quản trị kinhdoanh chất lượng là số một chứ không phải là lợi nhuận nhất thời Khẩu hiệu
“Chất lượng là số một” có khía cạnh đạo đức của nó là đi cùng với tổ chức kinhdoanh có trách nhiệm, đạo đức với xã hội Tuy nhiên đây không phải là mục tiêutrực tiếp của TQM mà là cách tiếp cận quản lý dựa trên việc đặt chất lượng là sốmột TQM là phương pháp đảm bảo lợi nhuận lâu dài, vì vậy TQM giành được ưutiên đòi hỏi khách hàng bằng đề xuất sản phẩm dịch vụ mà họ mong muốn cùngvới nó là việc giảm chi phí sau khi yêu cầu về chất lượng đã đạt được
Như vậy mặc dù các tác giả có lập luận khác nhau xong đều có nhìn nhậngiống nhau:”Quản trị chất lượng sản phẩm là hệ thống các biện pháp nhằm đảmbảo chất lượng sản phẩm thoả mãn nhu cấu thị trường với chi phí thấp nhất, cóhiệu quả kinh tế cao nhất , được tiến hành ở tất cả các quá trình hình thành sảnphẩm ( chu kỳ sống của sản phẩm_nghiên cứu_ thiết kế_vận chuyển, bảo quảntiêu dùng)
1.4.2.2 Thực chất của quản trị chất lượng.
Có thể hiểu quản trị chất lượng là việc ấn định mục tiêu, đề ra nhiệm vụ tìmcon đường đạt được một cách hiệu quả nhất Mục tiêu của quản trị chất lượng
Trang 25trong các doanh nghiệp là đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp vớiyêu cầu khách hàng với chi phí thấp nhất Đó là sự kết hợp nâng cao những đặctính kinh tế, kỹ thuật hữu ích của sản phẩm đồng thời giảm lãng phí và khai thácmọi tiềm năng để mở rộng thị trường Thực hiện tốt công tác quản trị chất lượng
sẽ giúp các doanh nghiệp phản ứng nhanh với nhu cầu thị trường, mặt khác gópphần giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh
Thực chất của quản trị chát lượng là tập hợp các hoạt động của chức năngquản trị như: Hoạch định, tổ chức kiểm soát và điều chỉnh Nói cách khác quản trịchất lượng chính là chất lượng quản trị Đó chính là một hoạt động tổng hợp vềkinh tế, kỹ thuật, xã hội và tổ chức Chỉ khi nào các yếu tố xã hội, công nghệ và tổchức được xem xét đầy đủ trong mối quan hệ giàng buộc với nhau trong hệ thốngchất lượng mới có cơ sở để nói rằng chất lượng sản phẩm được đảm bảo
Quản trị chất lượng phải được thông qua một cơ chế nhất định bao gồm hệthống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đặc trưng về kĩ thuật biểu thị mức độ nhu cầu thịtrường một hệ thống tổ chức điều khiển và hệ thống chính sách khuyến khích pháttriển chất lượng, chát lượng được duy trì đánh giá thông qua việc sử dụng cácphương pháp thống kê trong quản lí chất lượng Quản trị chất lượng hiện đại chorằng vấn đề chất lượng sản phẩm được đặt ra và giải quyết trong phạm vi toàn bộ
hệ thống bao gồm tất cả các khâu, các quá trình nghiên cứu thiết kế đến chế tạo,phân phối và tiêu dùng sản phẩm
Vì vậy trong cơ chế thị trường hiện nay, để duy trì vị trí của mình trong cáccuộc cạnh tranh, việc quản lí chất lựơng trong các doanh nghiệp đòi hỏi phải dựatrên một quá trình liên tục mang tính hệ thống, thực hiện việc gắn bó chặt chẽ giữadoanh nghiệp
Trang 26Ngày nay, khi quy mô hoạt động của doanh nghiệp ngày càng mở rộng quytrình công nghệ phức tạp, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các bộ phận, công đoạn càngđược phối hợp chặt chẽ hơn, chất lượng hoạt động của quá trình sau tuỳ thuộc vàoquá trình trước
1.4.2.3 Chức năng của quá trình quản trị chất lượng :
Quản trị chất lượng được thực hiện một cách liên tục thông qua triển khaivòng tròn chất lượng ấy còn gọi là bánh xe Deming(vòng tròn PDCA) Dưới góc
độ quản trị vòng tròn PDCA là trình tự cần thiết khi thực hiện bất cứ một côngviệc nào như tổ chưc buổi họp ,đi dự một hội thảo sắp xếp nhân sự trong vănphòng hay lớn hơn như xây dựng chính sách chất lượng trong doanh nghiệp
A action P
plan
C cheek D do
Trang 27Hoạch định chất lượng là hoạt động xác định mục tiêu chất lượng sảnphẩm Hoạch định cho phép xác định mục tiêu, phương hướng xác định phát triểnchất lượng cho toàn bộ công ty theo một hướng thống nhất Tạo điều kiện khaithác sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực và tiềm năng trong dài hạn, góp phầngiảm chi phí cho chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh, giúp các công ty chủđộng và thâm nhập thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới Hoạch định chấtlượng còn tạo ra một sự chuyển biến căn bản về phương pháp quản trị chất lượnggiữa các doanh nghiệp Nội dung chủ yếu của hoạch định chất lượng sản phẩmmới bao gồm:
Xác lập tiêu chuẩn chất lượng tổng quát và chính sách chất lượng
Xác định khách hàng
Xác định sản phẩm thoả mãn nhu cầu khách hàng phát triển những quytrình có khẳ năng tạo những đặc điểm của sản phẩn chuyển giao cho kết quả hoạchđịnh cho toàn bộ tác hiệp
*Tổ chức thực hiện sau khi hoàn thành chức năng hoạch định thì chuyểnsang tổ chức thực hiện chiến lược đã hoạch định Thực chất của quá trình này làquá trình điều khiển các hoạt động thông qua kỹ thuật, phương tiện, phương pháp
cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng kế hoạch đề ra Tổ chức thựchiện có ý nghĩa đến việc biến các kế hoạch chất lượng thành hiện thực Nhữngbước sau đây cần tiến hành theo trật tự đảm bảo các kế hoạch sẽ được điều khiểnmột cách hợp lý, mục đích yêu cầu đặt ra với các hoạt động triển khai là:
Đảm bảo rằng mọi người có trách nhiệm thực hiện kế hoạch, nhận thức mộtcách đầy đủ các mục tiêu và sự cần thiết của chúng
Trang 28Giải thích cho mọi người biết một cách chính xác những nhiệm vụ kế hoạchchất lượng cụ thể cần thiết phải thực hiện
Cung cấp đầy đủ các nguồn lực ở những nơi và những lúc cần thiết, cónhững phương tiện kỹ thuật cần thiết dùng để kiểm tra chất lượng
Tổ chức những chương trính giáo dục và đào tạo, cung cấp những kiến thứckinh nghiệm cần thiết đối với những kế hoạch
Trên thực tế vấn đề đào tạo và huấn luyện về chất lượng là một yếu tố quantrọng trong quản trị chất lượng Giáo sư ISHIKAWAORU người đã có công tạo racái gọi là:”Chất lượng Nhật Bản”đã nói:”Quản trị chất lượng bặt đầu bằng giáodục và kết thục cũng bằng giáo dục” Qua đào tạo kỹ thuật mà nâng cao chấtlượng, kỹ thuật của mọi thành viên Họ xác định được nguyên nhân gây nên saixót để có biện pháp ngăn ngừa, họ biết cải tiến và hoàn thiện quy trình sản xuất,biết lượng hoá các vấn đề có liên quan đến chất lượng Quá trình đào tạo trongmột công tỵ cần phải được tiến hành liên tục, nhằm trang bị những kiến thức vếcông nghệ, môi trường sáng tạo cho những khả năng chủ động trong quản trị
Trang 29Sơ đồ: Chu kỳ đào tạo huấn luyện về chất lượng
*Kiểm tra
Để đảm bảo đỳng mục tiờu chất lượng dự kiến thực hiện theo đỳng yờu cầu
kỹ thuật kế hoạch đặt ra trong quỏ trỡnh tổ chức thực hiện tiến hành cỏc hoạt độngkiểm tra, kiểm soỏt chất lượng Kiểm tra chất lượng là hoạt động theo dừi thu nhậpphỏt triển đỏnh giỏ trục trặc, khuyết tật của sản phẩm hàng hoỏ và dịch vụ đượctiến hành trong mọi khõu xuyờn suốt của đời sống sản phẩm Mục đớch kiểm trakhụng phải tập trung vào phỏt triển cỏc sản phẩm hỏng, loại cỏc tốt ra khỏi cỏi xấu
mà là những trục trặc, khuyết tật ở mọi khõu, mọi cụng đoạn, mọi quỏ trỡnh tỡm
Xác định mục tiêu
Xây dựng công tác tổ chức
Nêu nhu cầu đào tạo về chất l ợng
Trang 30kiếm những nguyên nhân gây ra trục trặc khuyết điểm đó để có những biện phápnhăn ngừa kịp thời Nhiệm vụ chủ yếu của kiểm tra chất lượng là:
Đánh gía tình hình thực hiện chất lượng và xác định mức độ chất lượng đạtđược trong thực tế kinh doanh
So sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát triển sai lệch trên cácphương tiện kinh tế kỹ thuật
Phân tích những thông tin về chất lượng làm cơ sở cho cải tiến và khuyếnkhích cải tiến chất lượng sản phẩm
Khi tiến hành kiểm tra các kết quả thực hiện kế hoạch cần đánh giá hai vấn
đề cơ bản là mức độ tuân thủ nghiêm túc kế hoạch đặt ra, tính chính xác đầy đủ vàtính khả thi của kế hoạch Thông thường có hai loại kiểm tra là:Kiểm tra thường
kỳ hàng tháng hay kiểm tra định kỳ vào cuối năm kinh doanh Trong hoạt độngkiểm tra chất lượng tập trung và kiểm tra chất lượng định kỳ, xác định mức độbiến thiên của quá trình và những nguyên nhân làm lệch hướng các chỉ tiêu chấtlượng Phân tích phát hiện các nguyên nhân ban đầu, các nguyên nhân trực tiếp đểxóa bỏ chúng, phòng ngừa sự tái diễn
*Hoạt động điều chỉnh cải tiến
Hoạt động điều chỉnh nhằm làm cho hoạt động của hệ thống doanh nghiệp
có khả năng thực hiện được tiêu chuẩn chất lượng đề ra Đồng thời cũng là hoạtđộng đưa chất lượng sản phẩm thích ứng có những đặc tính mới nhằm giảm dầnkhoảng cách mong muốn của khách hàng ở mức cao nhất
Các bước công nghệ chủ yếu:
Xác định những đòi hỏi cụ thể và cải tiến chất lượng từ đó xây dựng những
dự án cải tiến chất lượng
Trang 31Cung cấp các nguồn lực cần thiết như tài chính kỹ thuật lao động
Động viên, đào tạo khuyến khích quá trình thực hiện cải tiến chất lượng.Khi chỉ tiêu không đạt được, cần phân tích tình hình xác định xem vấn đề thuộc vềtài chính hay thực hiện kế hoạch Xem xét thận trong để tìm ra chính xác cái gì đểđiều chỉnh khi cần thiết của mục tiêu chất lượng Thực chất đó là quá trình cải tiếnchất lượng cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới của doanh nghiệp
Quá trình cải tiến các bước sau:
Thay đổi quá trình nhằm làm giảm khuyết tật
Thực hiện công nghệ mới
Phát triển sản phẩm công nghệ mới, đa dạng hoá sản phẩm
1.4.3 Nội dung của quản trị chất lượng
1.4.3.1 Quản trị chất lượng trong khâu thiết kế
Đây là phân hệ đầu tiên trong quản trị chất lượng Những thông số kỹ thuậtthiết kế để được phê chuẩn là tiêu chuẩn chất lượng quan trọng mà sản phẩm sảnxuất ra phải tuân thủ Chất lượng thiết kế sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng sảnphẩm Để thực hiện mục tiêu đó cần thực hiện những vấn đề sau:
Tập hợp tổ chức phối hợp giữa các nhà thiết kế, các nhà quản trị Marketingtài chính xác nghiệm, cung ứng thiết kế sản phẩm Chuyển hoá những đặc điểmnhu cầu của khách hàng thành đặc điểm của sản phẩm đã xác định để thoả mãnnhu cầu khách hàng Kết quả của quá trình thiết kế là quá trình đặc điểm của sảnphẩm, các bản đồ thiết kế và lợi ích của sản phẩm đó
Đưa ra các phương án về đặc điểm của sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầukhác nhau của khách hàng Đặc điểm của sản phẩm đó có thể lấy từ sản phẩm cũ
Trang 32hay cải tiến những đặc điểm cũ cho thích hợp với những đòi hỏi mới từ đó nghiêncứu thiết kế ra những đặc điểm hoàn toàn mới
Thí nghiệm và kiểm tra các phương án và tìm ra phương án tối ưu
Quyết định những đặc điểm đã chọn, các đặc điểm của sản phẩm thiết kếphải đáp ứng những yêu cầu sau:
Những chỉ tiêu chủ yếu cần kiểm tra:
• Trình độ chất lượng sản phẩm
• Chỉ tiêu về tổng hợp tài liệu thiết kế
• Hệ số khuyết tật của sản phẩm chế thử, chất lượng cho sản phẩm
hàng hoá
1.4.3.2 Quản trị chất lượng trong khâu cung ứng
Mục tiêu của quản trị chất lượng trong khâu cung ứng nhằm đáp ứng chủngloại, số lượng thời gian, địa điểm và các đặc tính kinh tế kỹ thuật cần thiết củanguyên vật liệu, quản trị chất lượng trong khâu cung ứng gồm những nội dungsau:
Trang 33• Lựa chọn nhười cung ứng có đủ khả năng đáp ứng những đòi hỏi vềchất lượng vật tư và nguyên liệu
• Tạo hệ thống thông tin phản hồi chặt chẽ cập nhật thường xuyên
• Thoả thuận về phương pháp kiểm tra xác minh
• Xác định các phương pháp giao nhận
• Xác đinh rõ ràng đầy đủ thống nhất các điều khoản trong giải quyếtnhững trục trặc, khiếm khuyết
1.4.3.3 Quản trị chất lượng trong khâu sản xuất
Mục đích của quản trị chất lượng trong khâu này là khai thác huy động hiệuquả các quá trình công nghệ thiết bị đã lựa chọn sản xuất sản phẩm phù hợp vớitiêu chuẩn thiết kế Để thực hiện mục tiêu trên quản trị chất lượng trong giai đoạnnày cần thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
• Cung ứng vật tư, nguyên liệu đưa vào sản xuất
• Thiết lập và thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình thủ tục thực hiện thaotác công việc
• Kiểm tra chất lượng các chỉ tiêu bộ phận bán sản phẩm theo từng côngđoạn
• Phát hiện sai xót tìm kiếm nguyên nhân
• Kiểm tra chất lượng hoàn chỉnh
• Kiểm tra hiệu chỉnh định kỳ các dụng cụ đo lường chất lượng
• Kiểm tra thường xuyên kỹ thuật công nghệ, duy trì bảo dưỡng kịp thời
Trang 34thông số kỹ thuật các chỉ tiêu bộ phận, bán thành phẩm, sản phẩm hoànchỉnh
• Các chỉ tiêu tình hình kỹ thuật công nghệ
• Các chỉ tiêu chất lượng và nhà quản trị chất lượng
• Các chỉ tiêu về tổn thất, thiệt hại do sai lầm, vi phạm kỹ thuật lao động,
quy trình công nghệ
1.4.3.4 Quản trị chất lượng trong và sau khi bán hàng
Mục tiêu của quản trị chất lượng trong giai đoạn này nhằm đảm bảo thoảmãn khách hàng cao nhất, nhờ đó tăng uy tín danh tiếng cho doanh nghiệp Ngoàimục tiêu trên, rất nhiều doanh nghiệp còn thu được nhiều lợi nhuận từ hoạt độngbán hàng Vì vậy, những năm gần đây công tác đảm bảo chất lượng trong giaiđoạn này được các doanh nghiệp rất chú ý mở rộng phạm vi Nhiệm vụ chủ yếutrong giai đoạn này:
• Tạo danh mục sản phẩm hợp lý
• Tổ chức mạng lưới phân phối, dịch vụ lợi nhuận nhanh chóng
• Thuyết minh hướng dẫn đầy đủ các thuộc tính sử dụng, điều kiện sửdụng, quy trình phạm vi sử dụng sản phẩm
• Nghiên cứu đề xuất các phương án bao gói, vận chuyển bảo quản bốc
dỡ nhằm tăng năng xuất giảm giá thành
1.5 Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
1.5.1 Về phía nhà nước
Cần tổ chức những chương trình đào tạo cung cấp kiến thức, kinh nghiệmcần thiết đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm Riêng trong hệ thống chỉ tiêugiá trị sản lượng hàng hoá thực hiện đã buộc doanh nghiệp phải tăng chất lượng
Trang 35sản phẩm của mình trong phân phối lợi nhuận, nhà nước có chính sách khuyếnkhích doanh nghiệp sản xuất mặt hàng xuất khẩu nâng cao chất lượng sản phẩmcủa mình.
1.5.2 Về phía doanh nghiệp
Bao gồm hệ thống các biện pháp sau:
• Sử dụng đúng đắn các đòn bẩy kinh tế như tăng cường khen thưởng vậtchất và trách nhiệm sản phẩm sản xuất ra, có biện pháp kỹ thuật thíchđáng đối với công nhân làm sai hỏng không đúng với tiêu chuẩn chấtlượng
• Kiểm tra nghiêm ngặt tôn trọng quy trình công nghệ sản xuất cho côngnhân nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ chính trị, tư tưởng tự kiểmtra cho công nhân Đào tạo nâng cao tay nghề chuyên môn nhiệm vụcho họ
• Đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu đúng quy cách, chủng loại chấtlượng, thời gian vận chuyển và bảo quản Thiết lập mối quan hệ có uytín đối với nhà cung ứng nguyên vật liệu khách hàng
• Cung ứng quy trình công nghệ tiên tiến, đảm bảo hệ thống máy móchoạt động liên tục
• Cần áp dụng biện pháp kiểm tra và quy mô sản xuất phù hợp với từngmặt hàng, có kỹ thuật kiểm tra đúng đắn
• Cải tiến hoàn thiện bộ máy tổ chức trong doanh nghiệp nâng cao tráchnhiệm của các nhà quản lý, động viên toàn thể công nhân trong doanhnghiệp tham gia quản lý chất lượng Không ngừng phổ biến các kiếnthức kinh nghiệm nâng cao chất lượng sản phẩm Cử cán bộ KCS đi học
để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và đào tạo mới bổ sung nâng caotrình độ quản lý cho chất lượng mọi người trong công ty nhất là bô phận
Trang 36• Hình thành quỹ phát triển chất lượng, lập các nhóm tự quản trung gian
1.5.2.1 Biện pháp kinh tế
Xây dựng hoàn thiện quy chế trả lương, thưởng phạt phù hợp với tình hìnhkinh tế của công ty
• Trả lương đúng thời hạn thoả đáng trong từng khâu sản xuất
• Thưởng: Hoàn toàn vượt mức kế hoạch
• Thưởng:Giảm tỉ lệ sai hỏng theo quy định
• Thưởng: Tiết kiệm nguyên vật liệu
• Phạt: Khi không hoàn thành kế hoạch sản xuất tỷ lệ mà doanh nghiệp đãđạt được trong giai đoạn sản xuất
1.5.2.2 Biện pháp kỹ thuật
• Cần đầu tư có trọng điểm về máy móc thiết bị công nghệ song song với
nó, nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân
• Đối với máy móc thiết bị đã lạc hậu, tính năng sử dụng không còn phùhợp với công ty thì nhanh chóng thanh lý để thu hồi vốn
1.5.2.3 Biện pháp giáo dục tư tưởng
• Giúp cho nhận thức vai trò của công việc nâng cao chất lượng sản phẩm
và ý thức trách nhiệm quản lý là trách nhiệm chung của mọi người
• Giúp cho họ hiểu biết quyền lợi của họ gắn liền với sự phát triển củanhà máy và cụ thể là việc nâng cao chất lượng sản phẩm
• Giúp họ hiểu biết quyền lợi của họ với sự phát triển của nhà máy Đặcbiệt phương thức giáo dục hiệu quả nhất là ban lãnh đạo phải nhiệt tình,tận tâm với nhà máy làm gương cho họ, tránh hiện tượng nên khẩu hiệulàm cho công nhân không ngừng phục tùng
Trang 37CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN TRỊ CHẤT
LƯỢNG TẠI CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN 2.1 Giới thiệu chung về công ty
Công ty in Công Đoàn là một doanh nghiệp nhà nước độc lập trong hoạchtoán kinh tế, tự chủ về mặt tài chính, có dấu riêng, tài khoản ở ngân hàng, công tychịu sự quản lý trực tiếp của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
Trụ sở công ty in: 169 Tây Sơn _Đống Đa_Hà Nội
Điện thoại:04 8514997, Fax:04 8571820
Giám đốc: Nguyễn Quang Đoài
Hình thức sở hữu vốn: Vốn nhà nước
Hình thức hoạt động: Theo ngành kinh tế sản xuất
Lĩnh vực kinh doanh: In báo, sách giáo khoa, tạp chí, tài liệu…
Trang 38Trong đó: Vốn cố định:23.680.314.074 đồng
Vốn lưu động:13.810.105.523 đồng
Tổng số cán bộ công nhân viên:390 người
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty in Công Đoàn
Công ty in Công Đoàn thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam Tiền thân
là công ty in lao động, được thành lập ngày 22/8/1946 tại chiến khu Việt Bắc, vớinhiệm vụ in báo lao động và tài liệu sách báo cho tổng liên đoàn Năm 1966 công
ty đã được Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cho phép đầu tư 2 máy in cuộn để
in báo lao động bằng nguồn viện trợ của tổng công hội Trung Quốc Đến năm
1972 đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại Miền Bắc, thực hiện chiến lượcB52 ném bom đánh phá Hà Nội, Hải Phòng và một số thánh phố thuộc khu vựccông nghiệp
Trước tình hình đó, công ty phải sơ tán tới huyện Lập Thạch(Vĩnh Phúc).Trong thời kỳ này, công ty gặp nhiều khó khăn về máy móc, thiết bị và phươngtiện vận tải Vì vậy chất lượng in không cao, số lượng trang bị còn ít, sản phẩmlàm ra bằng kỹ thuật đơn giản, màu sắc chưa phong phú
Năm 1993, công ty được tổng liên đoàn đầu tư, nâng cao thành xí nghiệp inCông Đoàn Năm 1994 đoàn chủ tịch Tổng liên đoàn đã phê duyệt luận chứngkinh tế, kỹ thuật cho xí nghiệp in Công Đoàn Xí nghiệp đã in báo lao động nhiềumàu sắc kỹ thuật cao, đạt chất lượng tốt và đảm bảo tiến độ thời gian, kinh doanh
có hiệu quả và hoàn trả vốn lẫn lãi cho ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Namđúng thời hạn
Tháng7/1997, xí nghiệp in Công Đoàn được UBND thành phố Hà Nội raquyết định số 3488_QĐ/UB về việc đổi tên xí nghiệp thành công ty in Công ĐoànViệt Nam và được giao toàn bộ quyền tự sản xuất kinh doanh in ấn Khi mới bướcvào tự sản xuất kinh doanh, công ty từ chỗ chỉ đơn thuần là đơn vị trực thuộc, thụđộng trước mọi vấn đề, chỉ sao cho in đủ số lượng cấp trên giao cho còn về vốn
Trang 39,vật tư ,vật liệu,trong thiết bị được cung cấp hết Nay chuyển sang cơ chế mới,mặc dù vẫn thuộc Tổng liên đoàn nhưng công ty vẫn phải tự hạch toán lãi, lỗ, phải
tự cạnh tranh để lôi kéo khách hàng về với mình Với sự non nớt về kinh nghiệm,trang thiết bị cực kỳ lạc hậu sử dụng qua nhiều năm Trước tình hình thực tế nhưvậy, nếu công ty không được đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc, cải tiến côngtác quản lý, công tác hoạch toán kế toán thì công ty rất khó tồn tại trong cơ chế thịtrường hiện nay Vì lẽ đó nên ban giám đốc công ty đã mạnh dạn vay vốn nhànước và phát huy vốn từ cán bộ công nhân viên trong công ty để đầu tư trang thiết
bị mới, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào dây chuyền in đồng thời thay dầnnhững máy móc cũ lạc hậu, cải tiến tổ chức lại các phòng ban, công tác quản lýchi phí sản xuất và tính giá thành cũng đã được đổi mới phù hợp với yêu cầu sảnxuất Do đó, công ty in đã in được sách báo, tạp chí có chất lượng cao, nhiều tranhảnh sắc nét , nhiều màu phong phú đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất củakhách hàng
Việc mở rộng hệ thống trang thiết bị, công ty đã tuyển thêm công nhân và
mở các lớp học nhằm nâng cao trình độ tay nghề cho anh em công nhân Vớinhững nỗ lực không mệt mỏi của ban giám đốc công ty cùng với sự ủng hộ nhiệttình của toàn cán bộ công nhân viên chức trong công ty, nên từ một xí nghiệp nhỏ
đã trở thành công ty in Công Đoàn có trình độ quản lý chuyên môn giỏi, đáp ứngđược yêu cầu của xã hội Đặc biệt từ khi có quyết định 217 của hội đồng bộ trưởng
do có sự chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý củanhà nước thì công ty đã tự khẳng định mình là một đơn vị có chất lượng cao, đảmbảo chữ tín với khách hàng Và đó cũng là bằng chứng khẳng định năng lực sảnxuất và trình độ quản lý kinh tế của công ty in Công Đoàn đã nâng cao được hiệuquả sản xuất kinh doanh Tuy phải cạnh tranh để giành giật nguồn việc, giá vật tư,giá sinh hoạt liên tục tăng theo tỉ giá chung của nền kinh tế, nhưng giá của công ty
in không những không tăng mà còn hạ so với nhiều năm trước đây Bên cạnh đócông ty phải thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trong điều kiện vừa sản xuấtvừa bổ xung máy móc thiết bị, vừa nâng cao thiết bị máy mở rộng một số mặt
Trang 40bằng, nhà xưởng vừa phải kèm cặp số lao động mới vào nghề Thêm vào đó là môitrường pháp lý và một số chính sách của nhà nước đang trong quá trình hoàn thiệnchế độ triết khấu hao thiết bị , chế độ ăn giữa ca, thuế vat và một số loại giấy phéphành nghề khác Tuy nhiên, với sự lãnh đạo của tông liên đoàn cùng với sự quyếttâm của toàn bộ công nhân viên chức của công ty, công ty đã mạnh dạn đổi mớinâng cấp máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng, đồng thời vạch ra hướng đi cho mìnhlà: Hoàn thành tốt nhiêm vụ của Tổng liên đoàn giao, bên cạnh đó phục vụ theoyêu cầu của xã hội, kinh doanh có hiệu quả, tạo việc làm ổn định cho xã hội chođội ngũ lao động trong công ty.
Những năm gần đây công ty đã đạt được những thành quả nhất định về sảnlượng, doanh thu, các khoản thuế phải nộp ngân sách tăng bình quân từ 7_16% thunhập bình quân năm 2004 của người lao động đạt 1.500.000 đồng,tăng 36% Tất
cả thành quả này khẳng định đúng vị trí của doanh nghiệp trên thị trường in miềnBắc và cả nước: Tạo uy tín ngày cáng phát triển của công ty
2.1.2 Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh :
Từ khi chuyển đổi cơ cấu kinh tế, công ty in Công Đoàn đã có thay đổi cănbản về hình thức , nội dung hoạt động đã có kết quả tốt Do không ngừng củng cố
tổ chức lại bộ máy quản lý, thay đổi dây chuyền công nghệ nên đã nâng cao chấtlượng sản phẩm , được thị trường chấp nhận Trong năm 2001-2002 , công ty cònnhận thêm các loại báo như: Văn nghệ trẻ , Nông thôn ngày nay, Kinh tế, VAC,Quốc tế, Mua và bán, Văn hoá…và nhiều tạp chí khác của trung ương và địaphương Đáp ứng một khối lượng sách cho các nhà xuất bản: giáo dục, Hà Nội,Lao động, Kim đồng và các tài liệu thường xuyên, đột xuất của tổng liên đoàn vàcác cơ quan trung ương và địa phương trên cả nước Bên cạnh đó, công ty còn xácđịnh song hạng mục công trình nhà hai tầng và kịp thời đưa vào sử dụng trongviệc in báo xuân năm 2001 bằng nguộn vốn ngân sách cấp Đã trang bị một ô tô 4chỗ ngồi phục vụ cho việc giao dịch Trong năm 1997, công ty đã hoàn trả gốc lẫnlãi của cuộn máy in Toshiba là hơn 1 tỷ đồng, ngoài ra công ty còn trang bị thêm