1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu sự phân bố về thành phần loài của lưỡng cư, bò sát trong các môi trường sống ở khu bảo tồn thiên nhiên thần sa - phượng hoàng tỉnh thái nguyên

100 735 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 4,53 MB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM PHẠM ĐÌNH KHÁNH NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ VỀ THÀNH PHẦN LOÀI CỦA LƢỠNG CƢ, BÒ SÁT TRONG CÁC MÔI TRƢỜNG SỐNG Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA- PHƢỢNG HOÀNG TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM PHẠM ĐÌNH KHÁNH NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ VỀ THÀNH PHẦN LOÀI CỦA LƢỠNG CƢ, BÒ SÁT TRONG CÁC MÔI TRƢỜNG SỐNG Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA- PHƢỢNG HOÀNG TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 60.42.01.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Văn Ngọc THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ XÁC NHẬN CỦA KHOA CHUYÊN MÔN XÁC NHẬN CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Hoàng Văn Ngọc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu, kết quả sử dụng trong luận văn là trung thực, do tôi thu thập và xử lí. Đồng thời, luận văn này chưa từng được bảo vệ trước bất cứ một hội đồng nào trước đây. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014 Tác giả luận văn Phạm Đình Khánh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của các thầy cô trong khoa Sinh- Kĩ thuật nông nghiệp, Phòng Sau Đại học- Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Ban quản lí và cán bộ của các trạm kiểm lâm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa- Phượng Hoàng, Ủy ban nhân dân các xã Thượng Nung, Thần Sa, Sảng Mộc, Nghinh Tường, Vũ Chấn cũng như nhân dân địa phương trong quá trình thực địa. Tôi cũng nhận được sự góp ý về chuyên môn của PGS.TS Lê Nguyên Ngật- trường ĐHSP Hà Nội. Tôi vô cùng biết ơn về sự giúp đỡ quý báu đó. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Hoàng Văn Ngọc đã cung cấp nhiều tư liệu tham khảo giá trị và trực tiếp hướng dẫn tôi rất tận tình trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin cảm ơn sự động viên, ủng hộ nhiệt tình của gia đình và bạn bè. Do thời gian nghiên cứu còn ngắn cũng như trình độ bản thân của tôi còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo; các nhà nghiên cứu và bạn bè để đề tài hoàn chỉnh hơn! Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014 Tác giả luận văn Phạm Đình Khánh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các kí hiệu viết tắt iv Danh mục các bảng v Danh mục các hình v MỞ ĐẦU 6 1. Lý do chọn đề tài 6 2. Mục tiêu 8 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 8 4. Nội dung nghiên cứu 8 Chƣơng 1. TỐNG QUAN TÀI LIỆU 9 1.1. Lịch sử nghiên cứu LC, BS ở vùng Đông Bắc 9 1.2. Tình hình nghiên cứu LC, BS ở khu vực nghiên cứu 16 1.3 Đặc điểm các nhóm sinh thái của LC, BS phân theo nơi ở 17 1.3.1 Đặc điểm các nhóm sinh thái của LC phân theo nơi ở 17 1.3.2 Đặc điểm các nhóm sinh thái của BS phân theo nơi ở 18 Chƣơng 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 20 2.1 Vị trí địa lí, giới hạn 20 2.2 Đặc điểm tự nhiên 20 2.2.1 Địa hình 20 2.2.2 Địa chất, khoáng sản 21 2.2.3 Thổ nhưỡng 23 2.2.4 Khí hậu 23 2.2.5 Thủy văn 24 2.2.6 Sinh vật 25 2.3 Đặc điểm kinh tế- xã hội 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv 2.3.1 Các vấn đề xã hội 27 2.3.2 Kinh tế 28 Chƣơng 3. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 3.1 Đối tượng nghiên cứu 29 3.2 Địa điểm 29 3.3 Thời gian 29 3.4 Thiết bị nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 29 3.4.1 Thiết bị nghiên cứu 29 3.4.2 Phương pháp nghiên cứu 30 3.4.2.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa 30 3.4.2.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 33 3.4.2.3 Phương pháp kế thừa 35 3.4.2.4 Phương pháp xử lí số liệu 35 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36 4.1 Thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở khu vực nghiên cứu 36 4.2 Nhận xét về thành phần loài 39 4.2.1 Sự đa dạng về thành phần phân loại học 39 4.2.2. So sánh với vùng Đông Bắc và cả nước 41 4.2.3 So sánh với các vùng lân cận 42 4.3 Mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái của các loài LC, BS bổ sung cho KVNC 43 4.4 Sự phân bố LC, BS ở KVNC 50 4.4.1 Phân bố theo nơi ở 50 4.4.2 Phân bố theo hệ sinh thái 54 4.5 Các loài lưỡng cư, bò sát quý hiếm ở khu vực nghiên cứu 60 4.6 Các nhân tố đe dọa khu hệ LC, BS và đề xuất hướng bảo tồn 62 4.6.1 Các nhân tố đe dọa 62 4.6.2 Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn 63 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT BS Bò sát DC Dân cư đtg Đồng tác giả ĐVHD Động vật hoang dã HST Hệ sinh thái IUCN2014 Danh lục đỏ IUCN verson 2014.2 KBT Khu bảo tồn KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên KVNC Khu vực nghiên cứu LC Lưỡng cư NĐ32 Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/03/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. NN Nông nghiệp SC Sinh cảnh SĐVN Sách Đỏ Việt Nam, 2007. Phần Động vật. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Các kiểu thảm thực vật trong các phân khu của KBT 26 Bảng 2.2 Thành phần ĐV có xương sống ở KBTTN Thần Sa- Phượng Hoàng 26 Bảng 4.1 Danh sách thành phần loài LC, BS ở KVNC 36 Bảng 4.2 Đa dạng bậc phân loại lưỡng cư ở KVNC 40 Bảng 4.3 Đa dạng bậc phân loại bò sát ở KVNC 40 Bảng 4.4 So sánh số lượng của các bậc phân loại LC, BS ở KVNC với vùng Đông Bắc và cả nước 41 Bảng 4.5 So sánh thành phần loài LC, BS một số khu vực trong vùng Đông Bắc 43 Bảng 4.6 Sự phân bố các bậc phân loại của LC, BS theo nơi ở 50 Bảng 4.7 Sự phân bố các bậc phân loại của LC, BS theo HST 54 Bảng 4.8 Danh sách các loài LC, BS quý hiếm ở KVNC 61 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1 Bàn chân lưỡng cư không đuôi 33 Hình 3.2 Số đo lưỡng cư không đuôi 33 Hình 3.3 Tấm đầu của rắn 34 Hình 3.4 Các loại vảy lưng ở rắn 34 Hình 3.5 Cách đếm số hàng vảy thân 34 Hình 3.6 Vảy bụng, vảy dưới đuôi và tấm hậu môn 34 Hình 3.7. Các tấm trên đầu ở thằn lằn (Mabuya) 35 Hình 3.8. Lỗ tai thằn lằn (theo Bourret R., 1943) 35 Hình 3.9. Mắt thằn lằn (theo Bourret R., 1943) 35 Biểu đồ 4.1 Số lượng của các bậc phân loại LC, BS ở KVNC, Đông Bắc và cả nước 42 Biểu đồ 4.2 Tỉ lệ số loài lưỡng cư, bò sát phân bố ở từng nơi ở trong KVNC (%). 51 Biểu đồ 4.3 Tỉ lệ số loài lưỡng cư, bò sát phân bố ở từng HST trong KVNC (%). 55 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lưỡng cư, bò sát là những mắt xích quan trọng trong lưới thức ăn của các quần xã, với số lượng loài rất phong phú và đa dạng, đã góp phần giữ trạng thái cân bằng sinh học trong các quần xã đó. Chúng còn là vật chỉ thị cho môi trường nước do giai đoạn nòng nọc của LC cũng như giai đoạn trưởng thành của nhiều loài LC, BS phát triển trong nước. Những loài có đời sống chui luồn trong đất có tác dụng làm đất tơi, xốp; tiêu diệt côn trùng và chuột gây hại; trở thành những loài có ích cho nông- lâm nghiệp. Mặt khác, ở một mức độ nhất định, chúng cũng là động vật gây hại: các loài rắn độc đe dọa sức khỏe, tính mạng con người và vật nuôi; có thể xâm hại ngành thủy sản do các loài cá cũng là con mồi tự nhiên của nhiều LC, BS. LC, BS đều là những vật chủ trung gian của nhiều loài kí sinh. Ngoài giá trị khoa học; LC, BS từ lâu đã được con người sử dụng làm thực phẩm, dược liệu, vật trang trí- động vật cảnh, trong kĩ nghệ da. LC, BS đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu ngay từ thế kỉ XVII và ngày càng có những phát hiện mới về chúng. Các nghiên cứu gần đây đãmở rộng đáng kể cả về phạm vi và nội dung, làm gia tăng những hiểu biết của con người về thế giới động vật hoang dã, đặc biệt khi nó được tiếp sức của ngành khoa học hiện đại Sinh học phân tử.Theo thống kê trong Danh lục Đỏ IUCN 2014.2 [75], trên toàn thế giới đã có 6410 loài LC và 4256 loài BS được định tên. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, thích hợp với LC, BS nên Việt Nam là một trong các quốc gia có đa dạng sinh học LC, BS cao nhất trên thế giới. Theo Thomas Ziegler và Nguyễn Quảng Trường, tính đến tháng 7/2010, Việt Nam có 181 loài LC và 385 loài BS được mô tả [89]. Trong khi nhiều loài mới vẫn tiếp tục được công bố, chúng ta cũng chứng kiến sự suy giảm cả về số lượng và diện phân bố của những loài đã biết do các hoạt động xâm hại của con người như chặt phá rừng, buôn bán động vật, thay đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp. Đặc điểm đáng chú ý của Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa- Phượng Hoàng (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) là thảm thực vật rừng hiện còn khá phong phú, tỉ lệ đất có rừng là 97,6% diện tích; rừng tự nhiên đặc trưng & có giá trị đa dạng sinh học chiếm 34,7% diện tích KBTTN (2009). Ngoài hệ sinh thái rừng trên núi đất, giá trị bảo tồn [...]... phân bố về thành phần loài của lưỡng cư, bò sát trong các môi trường sống ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa- Phượng Hoàng tỉnh Thái Nguyên" Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7 2 Mục tiêu Nghiên cứu sự phân bố về thành phần loài của LC, BS trong các môi trường sống ở KBTTN Thần Sa- Phượng Hoàng, làm cơ sở cho công tác quản lí, bảo tồn và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên LC, BS 3... quả của đề tài góp phần bổ sung dẫn liệu khoa học về sự phân bố của các loài LC, BS trong từng môi trường sống của KBTTN Thần Sa- Phượng Hoàng; những mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái của các loài bổ sung cho KVNC, cập nhật thêm khu vực phân bố cho các loài LC, BS này Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài góp phần cung cấp dữ liệu khoa học, làm cơ sở cho việc quản lí, bảo tồn và phát triển các loài. .. đó, các khảo sát về LC, BS ở KBTTN Thần Sa- Phượng Hoàng được đề cập tới nay vẫn còn ít, trong khi một số loài như Trăn đất đang có dấu hiệu biến mất Việc nghiên cứu SC, thành phần loài của LC, BS trong các SC và bổ sung các mô tả hình thái, sinh thái của chúng trở thành yêu cầu cấp thiết, làm cơ sở cho công tác bảo tồn Từ đòi hỏi thực tế đó, tôi lựa chọn thực hiện đề tài: "Nghiên cứu sự phân bố về thành. .. Lê Nguyên Ngật, Đoàn Văn Kiên và Hoàng Văn Ngọc nghiên cứu thành phần loài LC, BS khu vực Thần Sa- Phượng Hoàng (phạm vi 2 xã Phú Thượng và Thần Sa) lần đầu tiên đưa ra danh sách 31 loài LC, BS cho khu vực này gồm 7 loài LC và 24 loài BS (6 loài thằn lằn, 13 loài rắn, 5 loài rùa), trong đó có 16 loài LC, BS quý hiếm [33] Báo cáo của BQL KBTTN Thần Sa- Phượng Hoàng gứi Phòng bảo tồn thiên nhiên (Cục bảo. .. BS ở KVNC; bổ sung mẫu cho phòng Bảo tàng sinh học khoa Sinh-KTNN trường ĐHSP Thái Nguyên 4 Nội dung nghiên cứu - Xác định thành phần loài, đánh giá tính đa dạng sinh học của LC, BS ở KVNC, mô tả các loài bổ sung cho KVNC - Nghiên cứu sự phân bố về thành phần loài LC, BS theo nơi ở và theo sinh cảnh - Xác định các loài quý hiếm trong KVNC - Điều tra các yếu tố đe dọa làm suy giảm đa dạng LC, BS ở KVNC... hoạt động và môi trường kiếm ăn của các loài động vật hoang dã, tác động không nhỏ đến sự tồn tại của chúng trong khu vực Đồng thời, sự xâm lấn môi trường sống của con người có thể làm thay đổi tập tính sống của các loài động vật, trong đó có LC, BS - Thực vật: Theo Quyết định 93/QĐ-UBND ngày 13/01/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt kết quả số liệu giao rừng KBTTN Thần Sa - Phượng Hoàng, tổng... cứu là sự phân bố của thành phần loài LC, BS trong từng môi trường sống ở KBTTN Thần Sa- Phượng Hoàng 3.2 Địa điểm Do hạn chế về thời gian, kinh phí và điều kiện đi lại khó khăn trong KVNC, chúng tôi chỉ có thể khảo sát tại 5 xã Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Vũ Chấn, Thần Sa Ngoài các HST thuộc khu vực rừng đặc dụng trong quy hoạch bảo tồn của KBT, chúng tôi cũng thu thập mẫu vật ở các HST chịu... megacephalum, Rùa sa nhân Cuora mouhoti [66] Đặng Huy Huỳnh, Nguyễn Hữu Thắng (2013) đã khảo sát và tổng hợp tài liệu, xác định ở khu vực Phia Oắc- Phia Đén (Cao Bằng) có 32 loài LC và 49 loài BS, trong đó có 14 loài LC, BS quý hiếm [18] Tóm lại, các tỉnh trong vùng Đông Bắc đều đã được khảo sát về thành phần loài LC, BS với một loạt các ghi nhận mới về loài và khu phân bố loài qua các năm, tuy một số tỉnh còn... cơ sở lập danh sách và bố sung loài mới ở các vùng trên toàn quốc các nghiên cứu này còn phục vụ việc xuất bản các sách phục vụ cho nghiên cứu LC, BS, góp phần xây dựng luận chứng kĩ thuật trong các hoạt động bảo tồn ở các KBTTN, VQG và đánh giá tác động môi trường trong các dự án kinh tế liên quan - Hướng thứ hai về sinh học, sinh thái học, kí sinh trùng và chăn nuôi một số loài kinh tế Theo Nguyễn... Tổng * BVNN- Bảo vệ nghiêm ngặt, PHST- Phục hồi sinh thái, DVHC- Dịch vụ, hành chính - Động vật: thuộc khu hệ động vật vùng Đông Bắc, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi Kết quả khảo sát sơ bộ về thành phần các loài động vật để xác lập KBTTN (2009) [10] được tổng hợp ở bảng 2.2 Bảng 2.2 Thành phần ĐV có xƣơng sống ở KBTTN Thần Sa- Phƣợng Hoàng Số loài quý hiếm STT Lớp Số bộ Số họ Số loài SĐVN . sở cho công tác bảo tồn. Từ đòi hỏi thực tế đó, tôi lựa chọn thực hiện đề tài: " ;Nghiên cứu sự phân bố về thành phần loài của lưỡng cư, bò sát trong các môi trường sống ở Khu bảo tồn thiên. CƢ, BÒ SÁT TRONG CÁC MÔI TRƢỜNG SỐNG Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA- PHƢỢNG HOÀNG TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung. thiên nhiên Thần Sa- Phượng Hoàng tỉnh Thái Nguyên& quot;. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8 2. Mục tiêu Nghiên cứu sự phân bố về thành phần loài của LC, BS trong các

Ngày đăng: 28/12/2014, 06:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w