4. Nội dung nghiên cứu
4.4 Sự phân bố LC,B Sở KVNC
4.4.1 Phân bố theo nơi ở
Dựa vào thực tế cư trú của LC, BS khi khảo sát thực địa, chúng tôi chia nơi ở của chúng trong KVNC thành 4 tầng. Số loài và tỉ lệ số loài LC, BS phân bố ở từng nơi ở được thống kê trong bảng 4.6 và biểu đồ 4.2.
Bảng 4.6 Sự phân bố các bậc phân loại của LC, BS theo nơi ở
Nơi ở Nƣớc Hang, hốc cây,
khe đất đá Trên mặt đất Trên cây S ố lư ợng T ỉ l ệ (% ) S ố lư ợng T ỉ l ệ (% ) S ố lư ợng T ỉ l ệ (% ) S ố lư ợng T ỉ l ệ (% ) Loài LC 6 30% 11 55% 10 50% 5 25% Loài BS 9 17,3% 22 42,3% 25 48,1% 25 48,1% Loài LC, BS 15 20,8% 33 45,8% 35 48,6% 30 41,7% Giống LC 5 38,5% 10 76,9% 6 46,2% 5 38,5% Giống BS 8 19,5% 17 41,5% 20 48,8% 20 48,8% Giống LC,BS 13 24,1% 27 50% 26 48,1% 25 46,3% Họ LC 3 42,9% 6 85,7% 5 71,4% 4 57,1% Họ BS 4 33,3% 7 58,3% 9 75% 6 50% Họ LC, BS 7 36,8% 13 68,4% 14 73,7% 10 52,6%
- Ở nước: bao gồm các môi trường nước ao, ruộng lúa, suối, khe nước tự nhiên dẫn vào suối, khe nước dẫn vào ruộng và dẫn nước sinh hoạt. Nhiệt độ nước khá lạnh (VD nước suối Khê, xóm Khe Cái, Vũ Chấn ngày 08/07/2014 lúc 19h47 chỉ đạt 23,7oC dù ban ngày trời có nắng). Nguồn thức ăn cho LC là nhện, côn trùng rơi xuống nước, ấu trùng của côn trùng, tôm tép, cá nhỏ, ốc, cua nhỏ, LC bé và nòng nọc..., tuy nhiên không phong phú.
Ở đây có 15 loài LC, BS (chiếm 20,8% số loài LC, BS ở KVNC), thuộc 13 giống (24,1% số giống), 7 họ (36,8% số họ), trong đó có: 6 loài LC (30% số loài LC ở KVNC) thuộc 5 giống (38,5% số giống LC), 3 họ (42,9% số họ LC) gồm họ Dicroglossidae có 3 loài, Ranidae 2 loài, Megophryidae 1 loài. 9 loài BS (17,3% số loài BS) thuộc 8 giống (19,5%số giống BS), 4 họ (33,3% số họ BS) gồm họ Colubridae 5
loài; Trionychidae 2 loài;Platysternidae, Geoemydidae 1 loài.
Một số loài đặc trưng: Fejervarya limnocharis, Hoplobatrachus rugulosus, Limnonectes kuhlii, Xenophrys major, Opisthotropis lateralis.
Biểu đồ 4.2 Tỉ lệ số loài lƣỡng cƣ, bò sát phân bố ở từng nơi ở trong KVNC (%).
-Ở hang, hốc cây, khe đất đá: bao gồm những nơi sống tự nhiên trong lòng đất, khe trong vách núi, hốc trên thân cây sống hoặc cây đổ, thảm mục trên mặt đất. Đây có thể là nơi trú ẩn tạm thời, kiếm ăn hoặc nơi ở chuyên hóa của LC, BS.
Thống kê ở đây có 33 loài LC, BS (45,8% số loài LC, BS ở KVNC) thuộc 27 giống (50% số giống), 13 họ (68,4% số họ) trong đó có: 11 loài LC (55% số loài LC ở KVNC) thuộc 10 giống (76,9% số giống LC), 6 họ (85,7% số họ LC) gồm họ Dicroglossidae, Ranidae có 3 loài; Megophryidae 2 loài; Bufonidae, Hylidae, Microhylidae 1 loài. 22 loài BS (42,3% số loài BS KVNC) thuộc 17 giống (41,5% số giống BS), 7 họ (58,3% số họ BS) gồm họ Scincidae 6 loài; Colubridae 5 loài; Gekkonidae, Elapidae 4 loài; Varanidae, Xenopentidae, Geoemydidae 1 loài.
30 55 50 25 17.3 42.3 48.1 48.1 20.8 45.8 48.6 41.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Nước Hang, hốc cây, khe đất
đá
Trên mặt đất Trên cây
Tỉlê % sốloài LC Tỉlê % sốloài BS Tỉlệ% sốloài LCBS
Một số loài có chi tiêu giảm chuyên hóa cho lối sống chui luồn: Ateuchosaurus chinensis, Plestiodon chinensis. Loài rắn đặc trưng: Orthriophis moellendorffi.
-Trên mặt đất: là môi trường sống thích hợp cho nhiều loài LC, BS vì mặt đất có diện tích rộng nhất và cũng là vùng hoạt động của rất nhiều nhóm động vật là thức ăn (chuột, thú nhỏ, côn trùng, rắn săn cả LC và BS khác, đôi khi có cả chim), tính chất cảnh quan bề mặt đất rất đa dạng (bãi ẩm trống phủ cỏ thấp, bờ ruộng, bờ ao, đất đá lộ ra trong lòng và ven suối, gốc cây, cành lá rụng ở nền rừng) thuận lợi cho LC, BS trong việc di chuyển, ngụy trang bắt mồi và lẩn tránh kẻ thù. Có 35 loài (48,6% số loài LCBS) thuộc 26 giống (48,1% số giống), 14 họ (73,7% số họ), trong đó: 10 loài LC (50% số loài LC) thuộc 6 giống (46,2% số giống LC), 5 họ (71,4% số họ LC) bao gồm họ Ranidae 4 loài; Microhylidae, Dicroglossidae 3 loài; Bufonidae, Megophryidae 1 loài. BS có 25 loài (48,1% số loài BS) thuộc 20 giống (48,8% số giống BS), 9 họ (75% số họ BS) gồm họ Colubridae 8 loài; Scincidae 6 loài; Elapidae 4 loài; Geoemydidae 2 loài; Agamidae, Varanidae, Xenopentidae, Viperidae, Platysternidae 1 loài.
Một số loài đặc trưng: Duttaphrynus melanostictus, Fejervarya limnocharis, Hylarana guentheri, Eutropis longicaudata, Plestiodon chinensis.
-Ở trên cây: bao gồm các loài LC, BS cư trú, hoạt động trên những bộ phận khác nhau (thân, cành, lá) nằm tách biệt hẳn khỏi mặt đất (trừ hốc cây), kể cả cành khô xiên trong không khí, bờ rào, vách tường, vách đá dốc. Thức ăn cho các loài bò sát nhìn chung khá phong phú (gặm nhấm nhỏ, chim, dơi, côn trùng, LC, BS khác), trong khi nguồn thức ăn cho LC thậm chí ít phong phú hơn cả môi trường nước (chủ yếu là sâu bọ, nhện). Do đó, số lượng loài và tỉ lệ BS ở nơi này tương đương trên mặt đất (đều có 25 loài, chiếm 48,1% số loài BS- cao nhất trong 4 nơi ở), còn LC kém đa dạng nhất trong 4 nơi ở (5 loài, chiếm 25% số loài LC).
Tổng cộng có 30 loài LC, BS (chiếm 41,7% số loài LC, BS) thuộc 25 giống (46,3% số giống), 10 họ (52,6% số họ). 5 loài LC kể trên thuộc 5 giống LC (38,5% số giống LC), 4 họ (57,1% số họ LC), gồm họ Rhacophoridae 2 loài; Hylidae, Megophryidae, Ranidae 1 loài. 25 loài BS thuộc 20 giống (48,8% số giống BS), 6 họ (50% số họ BS), gồm họ Colubridae 13 loài; Agamidae 4 loài; Gekkonidae 3 loài; Scincidae, Viperidae 2 loài; Lacertidae 1 loài.
Một số loài đặc trưng: Odorrana chloronota, Polypedates leucomystax, Rhacophorus dennysi, Physignathus cocincinus, Acanthosaura lepidogaster, Draco maculatus, Takydromus sexlineatus, Ahaetulla prasina, Boiga multomaculata, Coelognathus radiatus, Cyclophiops multicinctus, Dendrelaphis pictus, Rhynchophis boulengeri, Pareas hamptoni, Pareas margaritophorus...
* Nhận xét:
LC tập trung nhiều nhất ở nhóm nơi ở hang- hốc cây- khe đất đá với 11 loài (55% số loài LC), tiếp đến ở trên mặt đất 10 loài (50%), ở nước 6 loài (30%), ít nhất là ở trên cây với 5 loài (25%). BS tập trung nhiều nhất ở trên mặt đất và trên cây với 25 loài (48,1% số loài BS), tiếp đến ở nhóm hang- hốc cây- khe đất đá 22 loài (42,3%), ít nhất ở nước với 9 loài (17,3%). Biến động về giống của LC và của BS có xu hướng tương tự.
Tính chung, LC, BS phân bố nhiều nhất ở trên mặt đất với 35 loài (48,6%), tiếp đến ở nhóm hang-hốc cây- khe đất đá có 33 loài (45,8%), ở cây 30 loài (41,7%), ít nhất là ở nước 15 loài (20,8%). Sự phân chia môi trường sống thành nhiều tầng sống sẽ đảm bảo về nơi ở và thức ăn trong cùng một loài hay khác loài, đảm bảo sự đa dạng LC, BS ở KVNC.
Tỉ lệ số loài BS và LC trung bình cho KVNC là 2,6 (cứ có 2,6 loài BS thì có 1 loài LC), cao nhất ở trên cây (5,0), trên mặt đất (2,5), hang hốc- khe đất đá (2,0), thấp nhất ở nước (1,5), phù hợp với đặc điểm sinh học, sinh thái của từng lớp (BS chủ yếu trên cạn, thích nghi thứ sinh ở nước; LC ưa nơi ẩm ướt).
Phân bố của LC, BS phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất của môi trường. Số tầng sống (nơi ở) tỉ lệ nghịch với số loài có mặt ở các tầng đó, cụ thể: không có loài nào phân bố ở cả 4 nơi ở, 5 loài sống ở 3 nơi ở, 31 loài sống ở 2 nơi ở, 36 loài chỉ sống ở 1 nơi ở. 5 loài có nơi ở đa dạng nhất (3 tầng) là: Xenophrys major, Fejervarya limnocharis, Hylarana guentheri (đại diện cho nhóm LC: ở nước, ở hang hốc- khe và trên mặt đất),
Eutropis longicaudata, Eutropis multifasciata (đại diện cho nhóm BS ở hang hốc-khe, ở trên mặt đất và ở cây). Trên cây là nơi sống có nhiều loài phân bố hẹp nhất chỉ 1 nơi ở (có 19 trong 36 loài - chiếm tỉ lệ 52,8%), đây cũng là những loài dễ bị ảnh hưởng nhất từ việc khai thác rừng. Các tác động tới SC sống, chặt phá rừng, đốt nương, mở rộng khu cư trú DC, săn bắt ĐVHD làm thu hẹp nơi ở, suy giảm thành phần loài LC, BS.
4.4.2 Phân bố theo hệ sinh thái
Căn cứ vào mức độ tác động của con người, cảnh quan và trạng thái rừng; chúng tôi chia môi trường sống của LC, BS thành 4 hệ sinh thái: Khu DC- đất NN, Trảng cỏ- cây bụi, Rừng thứ sinh đang phục hồi, Rừng kín thường xanh. Số loài và tỉ lệ số loài LC, BS phân bố ở từng HST được mô tả trong bảng 4.7 và biểu đồ 4.3.
Bảng 4.7 Sự phân bố các bậc phân loại của LC, BS theo HST
Hệ sinh thái Khu dân cƣ, đất nông nghiệp Trảng cỏ, cây bụi Rừng thứ sinh đang phục hồi Rừng kín thƣờng xanh S ố lư ợng T ỉ l ệ (% ) S ố lư ợng T ỉ l ệ (% ) S ố lư ợng T ỉ l ệ (% ) S ố lư ợng T ỉ l ệ (% ) Loài LC 10 50% 8 40% 14 70% 11 55% Loài BS 16 30,8% 23 44,2% 38 73,1% 26 50% Giống LC 7 53,8% 6 46,2% 10 76,9% 7 53,8% Giống BS 13 31,7% 19 46,3% 30 73,2% 23 56,1% Họ LC 6 85,7% 6 85,7% 6 85,7% 4 57,1% Họ BS 5 41,7% 7 58,3% 8 66,7% 10 83,3% Loài LC, BS 26 36,1% 31 43,1% 52 72,2% 37 51,4% Giống LC, BS 20 37% 25 46,3% 40 74,1% 30 55,6% Họ LC, BS 11 57,9% 13 68,4% 14 73,7% 14 73,7%
- Khu dân cư- đất nông nghiệp: là HST nhân tác, do chặt phá rừng nguyên sinh, đốt gỗ, cây bụi, tạo thành những khoảng trống lớn ven rừng, đồi để trồng cây lương thực, chủ yếu là lúa, ngô và một số rau màu, cây ăn quả. Quanh khu DC sinh sống có nhà, ao, suối nhỏ, khe nước, máng dẫn nước, cống rãnh và đường giao thông, có hệ sinh thái NN (vườn, ruộng lúa, nương rẫy). HST này luôn bị tác động của con người bởi các hoạt động sống như đi lại, canh tác, đốt nương... và các loại hóa chất trong trồng trọt, do đó số loài ít.
Thống kê được 26 loài (chiếm 36,1% số loài LCBS ở KVNC), thuộc 20 giống (37% số giống), 11 họ (57,9% số họ), trong đó có:10 loài LC (50% số loài LC ở KVNC) thuộc 7 giống (53,8% số giống LC), 6 họ (85,7% số họ LC)gồm họ Microhylidae 3 loài; Dicroglossidae, Ranidae 2 loài; Bufonidae, Hylidae, Rhacophoridae 1 loài.16 loài BS (30,8% số loài BS) thuộc 13 giống (31,7% số giống
BS), 5 họ (41,7% số họ BS) gồm họ Colubridae 7 loài; Elapidae 4 loài; Gekkonidae, Scincidae 2 loài; Xenopentidae 1 loài.
Một số loài thường gặp: Ếch đồng (Hoplobatrachus rugulosus), Thạch sùng đuôi sần (Hemidactylus frenatus), Rắn trán bên (Opisthotropis lateralis)...
Biểu đồ 4.3 Tỉ lệ số loài lƣỡng cƣ, bò sát phân bố ở từng HST trong KVNC (%).
- Trảng cỏ, cây bụi: là HST từng chịu tác động rất thường xuyên của con người (như trồng trọt, chăn thả, đốt phá rừng làm nương, đốt nương) nhưng nay không khai thác nữa, cây thân thảo, cỏ cao và cây bụi ưa sáng phát triển tự do, đôi khi còn có cây gỗ non, gỗ thấp sinh sống rải rác (trảng cây gỗ). HST này có diện tích không lớn, rất manh mún, chỉ gặp ở một số nơi gần khu DC. Kiểu phụ trên đồi núi đất có thành phần thực vật phong phú hơn kiểu phụ trên đất xương xẩu núi đá.
Đồi, núi đất có dạng HST này không quá dốc và cao, độ cao tương đối không quá 100m. Địa điểm khảo sát LC, BS qua kiểu HST phụ này là xóm Ngọc Sơn 1, xã Thần Sa; có khí hậu nóng ẩm (độ ẩm tương đối đo lúc 9h ngày 23/7/2014 là 87%, nhiệt độ 28,4oC). Có một số cây gỗ non sống rải rác xen kẽ với cây thân thảo và cây bụi. Tổ
50 40 70 55 30.8 44.2 73.1 50 36.1 43.1 72.2 51.4 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Khu DC, đất nông nghiệp
Trảng cỏ, cây bụi Rừng thứsinh đang
phục hồi
Rừng kín thường
xanh
Tỉlê % sốloài LC Tỉlê % sốloài BS Tỉlệ% sốloài LCBS
thành loài thực vật đa dạng, là các loài cây bản địa: Sặt, Mâm xôi, Cỏ lá tre lá to, Cỏ tranh ( Imperata cylindrica), Lau (Saccharum arundinaceum), Đơn nem, Cỏ lá tre lá dài, Mò lông, Bòng bong, Thàu táu, Tiết dê, Đom đóm (Alchornea tiliaefolia), Dứa gỗ (Pandanus odoratissimus), Kim cang lá to, Kim cang lá nhỏ, Dương xỉ thường, Guột, Ráy, Khoai nưa, Vú bò lá nguyên, Vú bò lá xẻ, Cỏ rác, Mua đỏ, Mua ông (Melastoma imbricatum), Ba soi (Macaranga denticulata), Cây thôi ba, Cây chó đẻ, Dây dất, Dất lông, Cỏ vừng, Cứt lợn (Ageratum conyzoides), Găng gai, Ngấy, Dạ cẩm, Cỏ ba cạnh, Núc nác, Móc, Sẻn gai (Zanthoxylum armatum), Ổi, Sừng dê, Trung quân, Bọ mẩy, Dây bánh nem, Dây mật, Cây ba đậu, Dây chiều (Tetracera scandens, Chạc chìu- tiếng Tày), Xuyên tiêu, Cây chẹo, Mía dò, Trám xanh, Bứa, Sòi, Lấu, cây gỗ Chân chim, Lòng mang (Pterospermum heterophyllum), một số cây thuộc chi Macaranga, họ Dâu tằm, họ Cà phê và họ Đậu... Dạng HST này chịu áp lực rất lớn từ các hoạt động canh tác nương rãy, chăn thả gia súc của người dân do đây là diện tích đất hiếm hoi gần khu DC có thể canh tác được trong khu vực.
Trên đất đồi, núi đất lẫn đá, thành phần thực vật chủ yếu là các cây Chuối rừng, Ráy, Cứt lợn, Ba soi, Thẩu tấu, Sau sau,... Địa điểm khảo sát thực địa LC, BS qua kiểu HST phụ này: xóm Khe Cái, xã Vũ Chấn. HST này cũng có rải rác trên đất xương xẩu các dãy núi đá vôi trong khu vực, với một số loài chính: Trúc trác ngũ giác (Ardisia quinquegona), Quỳnh lãm (Gonocaryum lobbianum)...
Ghi nhận được 31 loài (chiếm 43,1% số loài LCBS ở KVNC), thuộc 25 giống (46,3% số giống), 13 họ (68,4% số họ), trong đó có: 8 loài LC (40% số loài LC) thuộc 6 giống (46,2% số giống LC), 6 họ (85,7% số họ LC), gồm họ Microhylidae 3 loài; Bufonidae, Hylidae, Megophryidae, Dicroglossidae, Rhacophoridae 1 loài. 23 loài BS (44,2% số loài BS) thuộc 19 giống (46,3% số giống BS), 7 họ (58,3% số họ), gồm họ Colubridae 10 loài; Elapidae 4 loài; Scincidae 3 loài; Agamidae, Gekkonidae 2 loài; Lacertidae, Xenopentidae 1 loài.
LC, BS thường gặp: Takydromus sexlineatus, Duttaphrynus melanostictus,
Polypedates leucomystax, Microhyla pulchra, Xenophrys major, Eutropis longicaudata.
- Rừng thứ sinh đang phục hồi: Là HST chịu tác động của con người như khai thác gỗ, làm mất đi tính chất nguyên sinh của rừng, sau đó được phục hồi nhờ tái sinh tự nhiên hoặc trồng bổ sung. HST này phân bố rộng khắp, chiếm đa số diện tích KBT.
Hầu hết rừng non phục hồi nằm trong phân khu phục hồi sinh thái của KBT.
Trên đất xương xẩu núi đá vôi, địa hình rất hiểm trở, đôi chỗ bằng phẳng và có tầng đất dày (gọi là lân), thành phần thực vật khá đa dạng, chủ yếu là cây thường xanh, tuy nhiên phần lớn rừng được xếp vào trạng thái nghèo kiệt; rừng giàu và rừng trung bình chiếm tỉ lệ thấp. Do bị tác động mạnh từ việc khai thác, cấu trúc rừng bị tổn thương, các tầng tán không trọn vẹn, xuất hiện khoảng trống trong rừng. Tầng tán chính bị đứt đoạn nhiều, thành phần chính là Trai đại bao (Garcinia bracteata), Thị đá (Diospyras), Đẻn (Vitex trifolia). Các cây gỗ to sót lại rất ít, các cây gỗ quý như Lát hoa (Chukrasia tabularis), Nghiến (Burretiodendron hsienmu), Trai (Garcinia fagraeoides)
nằm rải rác do người dân tự quản lí hoặc tập trung những nơi có địa hình quá khó khăn, không tiện cho khai thác và chủ yếu là cây non với đường kính thân D1,3 khoảng 10-20cm. Tầng dưới tán chủ yếu là các cây gỗ nhỡ và gỗ nhỏ chịu bóng, chiều cao thường dưới 10m. Tầng cây bụi thưa thớt, sống xen lớp cây tái sinh dưới tán rừng, gồm các loài: Ngọc anh phổ thông, Quỳnh lãm. Trạng thái rừng nghèo sau khai thác ngày càng tăng. Các cây gỗ nhỏ, cây bụi chiếm ưu thế. Trong rừng có nhiều khoảng trống và có nhiều ánh sáng hơn so với rừng tự nhiên. Chân núi có suối và các khe rãnh nhỏ.
Rừng thứ sinh trên núi đất khảo sát tại địa điểm xóm Khe Cái, xã Vũ Chấn (độ cao khảo sát 310- 543m) có đặc điểm nhiều đá tảng xen kẽ với đất rừng. Tầng tán chính có các loài cây phổ biến, hay gặp là Phay (Duabanga sonneratioides), Sấu
(Dracontomelon duperreanum), Núc nác (Oroxylum indicum), Móc, Trẩu 3 hạt (Vernicia motana). Các cây cao khác trong rừng như Trám, Sung, Trầm (Aquilaria crassna) cao 15-20m , cây thấp như Dâu da đất, Cọ cao 5-8m,... Trong rừng đã xuất hiện một số loài thân gỗ rụng lá (Dẻ, Sau Sau) và á nhiệt đới (như Re, Chè). Cây gỗ to còn sót lại sau khai thác thường thấp và cong queo. Suối Khê nằm lọt giữa các vách đá dốc trong rừng, rộng khoảng 2m, có nước chảy thường xuyên là nơi có độ ẩm cao, nhiệt độ mát mẻ (nước đạt 23,7oC, không khí trên mặt nước 26,5oC lúc 19h47 ngày 08/07/2014, ban ngày có nắng). Lòng suối này có nhiều đá lớn nhỏ, quanh bờ có nhiều hang hốc tự nhiên, cây thảo nhỏ như khoai, dương xỉ, sa nhân, dong lá, sẹ (Alpinia globosa)... và cây gỗ nhỏ, đường kính không quá 10cm. Mặt đất phủ nhiều lớp thảm mục tạo điều kiện thích hợp cho nhiều loài động vật nhỏ sinh sống, là nguồn thức ăn
của LC, BS. Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy (IIA), sau khai thác (IIB) trên đồi núi đất cũng có ở tất cả 4 xã còn lại, tuy nhiên quan sát thấy một số điểm tại Vũ Chấn, Nghinh Tường, Sảng Mộc còn có số lượng lớn rừng trồng (Keo, Xoan) gần khu DC. Do điều kiện đi lại và chất lượng đất lâm nghiệp tốt hơn núi đá dẫn đến tình trạng có một số cụm DC và diện tích đất sản xuất NN nằm xen trong phân khu phục hồi sinh thái. Để