Sự đa dạng về thành phần phân loại học

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phân bố về thành phần loài của lưỡng cư, bò sát trong các môi trường sống ở khu bảo tồn thiên nhiên thần sa - phượng hoàng tỉnh thái nguyên (Trang 43)

4. Nội dung nghiên cứu

4.2.1Sự đa dạng về thành phần phân loại học

Sự đa dạng các bậc phân loại LC, BS lần lượt được thể hiện trong bảng 4.2 và bảng 4.3. Các bảng này cho thấy:

-Lớp Lƣỡng cƣ (Amphibia): chỉ có 1 bộ (Bộ Không đuôi- Anura), 7 họ (chiếm

36,8% tổng số họ LC, BS ở KVNC), 13 giống (24,07% số giống), 20 loài (27,78% số loài).

Về giống: Hai họ Dicroglossidae và Ranidae đa dạng nhất với 3 giống (chiếm 23,08% số giống LC ở KVNC). Tiếp đến, hai họ Megophryidae và Rhacophoridae đều có 2 giống (15,38%). Ba họ còn lại Bufonidae, Hylidae và Microhylidae có ít nhất, 1 giống (7,69%).

Về loài: Đa dạng về loài nhất là họ Ranidae có 8 loài (chiếm 40% số loài LC ở KVNC). Các họ còn lại có số loài ít hơn hẳn: Dicroglossidae và Microhylidae đều có 3 loài (15% tổng số loài LC); 2 họ Megophryidae và Rhacophoridae đều có 2 loài (10%); 2 họ Bufonidae và Hylidae chỉ có 1 loài (5%). Trung bình mỗi giống LC có 1,54 loài; giống Hylarana phong phú về loài nhất: 4 loài.

Bảng 4.2 Đa dạng bậc phân loại lƣỡng cƣ ở KVNC Bộ Họ Giống Loài Số lượng Tỉ lê trong lớp LC (%) Tỉ lệ trong 2 lớp LC, BS (%) Số lượng Tỉ lê trong lớp LC (%) Tỉ lệ trong 2 lớp LC, BS (%) Không đuôi (Anura) Bufonidae 1 7,69 1,85 1 5 1,39 Hylidae 1 7,69 1,85 1 5 1,39 Megophryidae 2 15,38 3,7 2 10 2,78 Microhylidae 1 7,69 1,85 3 15 4,17 Dicroglossidae 3 23,08 5,56 3 15 4,17 Ranidae 3 23,08 5,56 8 40 11,11 Rhacophoridae 2 15,38 3,7 2 10 2,78 Tổng số 7 họ 13 100% 24,07% 20 100% 27,78%

Bảng 4.3 Đa dạng bậc phân loại bò sát ở KVNC

Bộ Họ Giống Loài Số lượng Tỉ lê trong lớp BS (%) Tỉ lệ trong 2 lớp LC, BS (%) Số lượng Tỉ lê trong lớp BS (%) Tỉ lệ trong 2 lớp LC, BS (%) Có vảy (Squamata) Agamidae 4 9,76 7,41 4 7,69 5,56 Gekkonidae 2 4,88 3,7 4 7,69 5,56 Lacertidae 1 2,44 1,85 1 1,92 1,39 Scincidae 4 9,76 7,41 6 11,54 8,33 Varanidae 1 2,44 1,85 1 1,92 1,39 Xenopentidae 1 2,44 1,85 1 1,92 1,39 Colubridae 19 46,34 35,19 24 46,15 33,33 Elapidae 3 7,32 5,56 4 7,69 5,56 Viperidae 2 4,88 3,7 2 3,85 2,78 Rùa (Testudines) Platysternidae 1 2,44 1,85 1 1,92 1,39 Geoemydidae 1 2,44 1,85 2 3,85 2,78 Trionychidae 2 4,88 3,7 2 3,85 2,78 Tổng số 12 họ 41 100% 75,93% 52 100% 72,22%

- Lớp Bò sát (Reptilia): Phong phú hơn so với lớp Lưỡng cư, có 2 bộ, 12 họ

(chiếm 63,16% số họ LC, BS ở KVNC), 41 giống (chiếm75,93% số giống), 52 loài (chiếm 72,22% số loài).

Bộ Có vảy (Squamata) gồm 9 họ (chiếm 75% số họ BS ở KVNC), 37 giống (90,24% số giống BS), 47 loài (90,38% số loài BS). Bộ Rùa (Testudines) chỉ có 3 họ (25% số họ BS), 4 giống (9,76%), 5 loài (9,62%).

Về giống: Đa dạng nhất là họ Colubridae, có 19 giống (chiếm 46,34% số giống BS ở KVNC).Sự đa dạng giảm dần: họ Scincidae và Agamidae đều có 4 giống (9,76% số giống BS); họ Elapida: 3 giống (7,32%); họ Gekkonidae, Viperidae và Trionychidae đều có 2 giống (4,88%); họ Geoemydidae, Lacertidae, Varanidae, Xenopentidae và Platysternidae đều có 1 giống (2,44%).

Về loài: Họ có nhiều loài nhất là Colubridae với 24 loài ( chiếm 46,15% số loài BS). Sự đa dạng về loài trong từng họ giảm theo thứ tự: họ Scincidae: 6 loài (11,54%); họ Agamidae, Elapidae và Gekkonidae: 4 loài (7,69%); họ Viperidae, Trionychidae và Geoemydidae 2 loài (3,85%); các họ còn lại có 1 loài (1,92%).

4.2.2. So sánh với vùng Đông Bắc và cả nƣớc

Để có được cái nhìn khái quát về sự đa dạng LC, BS ở KVNC; chúng tôi so sánh số lượng của các bậc phân loại LC, BS so với vùng Đông Bắc và cả nước, thống kê thể hiện ở bảng 4.4 và biểu đồ 4.1. Số liệu về các bậc phân loại theo các tài liệu [83], [89],[35].

Bảng 4.4 So sánh số lƣợng của các bậc phân loại LC, BS ở KVNC với vùng Đông Bắc và cả nƣớc

Cả nước Vùng Đông Bắc

KVNC Tỉ lệ (%) số bậc phân loại ở KVNC So với cả nước So với Đông Bắc

Bộ 6 5 3 50,00 60,00

Họ 34 34 19 55,88 55,88

Giống 176 118 54 30,68 45,76

Loài 566 277 72 12,72 25,99

Bảng 4.4 cho thấy:

So với toàn quốc, số bộ LC, BS ở KVNC chiếm 50% (thiếu 3 bộ: Bộ Không chân, Bộ Có đuôi và Bộ Cá sấu); Bậc họ chiếm 55,88% (thiếu 15 họ); bậc giống chiếm

30,68% (thiếu 122 giống), bậc loài chiếm 12,72% (thiếu 494 loài).

So với vùng Đông Bắc, số bộ LC, BS ở KVNC chiếm 60% (thiếu 2 bộ: Bộ Không chân, Bộ Có đuôi); bậc họ chiếm 55,88% (thiếu 15 họ); bậc giống chiếm 45,76% (thiếu 64 giống), bậc loài chiếm 25,99% (thiếu 205 loài).

Biểu đồ 4.1 Số lƣợng của các bậc phân loại LC, BS ở KVNC, Đông Bắc và cả nƣớc

Đối chiếu với danh lục LC, BS Việt Nam năm 2009 [83], danh sách loài của KVNC có một số điểm đáng lưu ý:

1 loài đặc hữu Việt Nam: Odorrana bacboensis.

2 loài có ở nước khác nhưng ở Việt Nam thì mới chỉ có ở Đông Bắc:

Ateuchosaurus chinensis, Plestiodon chinensis. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 loài bổ sung cho vùng Đông Bắc: Sphenomorphus maculatus.

4.2.3 So sánh với các vùng lân cận

Sự đa dạng LC, BS ở KVNC so với các khu vực khác ở vùng Đông Bắc thể hiện trong bảng 4.5. 6 34 176 566 5 34 118 277 3 19 54 72 0 100 200 300 400 500 600 Bộ Họ Giống Loài Cả nước Đông Bắc KVNC

Bảng 4.5 So sánh thành phần loài LC, BS một số khu vực trong vùng Đông Bắc

Địa điểm Diện tích (ha)

Đơn vị phân loại Số loài quý hiếm Tài liệu Bộ Họ Loài KBTTN Thần Sa- Phượng Hoàng 17477 3 19 72 16 NC này Vùng hồ Núi Cốc 13843 4 20 71 _ [33] VQG Tam Đảo 36883 6 25 180 35 [14] KBTTN Hữu Liên 10640 4 15 48 14 [50] Yên Tử (Bắc Giang) 31682 5 25 101 25 [61]

Phia Oắc- Phia Đén 11200 _ 14 81 14 [18]

* Loài quý hiếm: Theo Sách đỏ Việt Nam 2007, Danh lục Đỏ IUCN 2014, Nghị định 32/2006/NĐ-CP.

Bảng 4.5 cho thấy:

Về loài: KBTTN Thần Sa- Phượng Hoàng có 72 loài, ít hơn VQG Tam Đảo 108 loài, Yên Tử (Bắc Giang) 29 loài, Phia Oắc- Phia Đén (Cao Bằng) 9 loài. Nhiều hơn KBTTN Hữu Liên (Lạng Sơn) 24 loài và vùng hồ Núi Cốc 1 loài.

Về họ: KVNC có 19 họ, ít hơn vùng núi Yên Tử (Bắc Giang) và VQG Tam Đảo 6 họ, ít hơn vùng hồ Núi Cốc 1 họ. Nhiều hơn Hữu Liên 4 họ, Phia Oắc- Phia Đén 5 họ. Về bộ: KVNC có 3 bộ, kém Tam Đảo 3 bộ, vùng Yên Tử (Bắc Giang) 2 bộ, ít hơn Hữu Liên và vùng hồ Núi Cốc 1 bộ.

Về số loài quý hiếm: Thần Sa- Phượng Hoàng có 16 loài LC, BS hoang dã quý hiếm, kém Tam Đảo 19 loài, vùng núi Yên Tử (Bắc Giang) 9 loài. Nhiều hơn Hữu Liên và vùng Phia Oắc- Phia Đén 2 loài.

4.3 Mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái của các loài LC, BS bổ sung cho KVNC

So với công bố của Lê Nguyên Ngật và đtg (2005) [33] (phần số liệu riêng cho khu vực Thần Sa- Phượng Hoàng), Đỗ Tước và đtg (2009) [63]; nghiên cứu này bổ sung 23 loài (chiếm 33,3% tổng số loài LC, BS ở KVNC), trong đó có 7 loài LC (chiếm 35% số loài LC) và 16 loài BS (chiếm 30,8% số loài BS), gồm các loài sau:

- Hyla simplex Boettger, 1901- Nhái bén nhỏ

Mẫu bị thất lạc.

- Xenophrys major (Boulenger, 1908)-Cóc mắt bên

Mô tả: Dài thân 6,8 – 8,6 cm. Mõm nhọn, vượt quá hàm dưới khi nhìn từ bên, gờ mỗm rõ. Vùng má lõm. Đường kính màng nhĩ bằng ½ đường kính mắt. Chi trước không có màng da giữa các ngón, Chi sau có ¼ màng da. Lưng có nhiều nếp da mảnh

nối với nhau. Da vùng sườn, mặt trên đùi sần.

Cơ thể nâu đến đen, đỉnh đầu có hình tam giác thẫm màu, hai cạnh đáy nối với mí mắt trên, đỉnh hướng về lưng. Vùng má, sau mắt và màng nhĩ nẫu thẫm. Đùi có vạch dọc, dưới đùi, sau bàn chân mẫu nâu thẫm.

Sinh thái: Sống trong rừng thứ sinh, rừng kín thường xanh và cả kiểu trảng cỏ- cây bụi gần suối ở rừng thứ sinh. Hoạt động trên mặt đất, trên những thảm lá mục gần suối, sống cả ở nước trong lòng suối, trên cây Sẹ (trong rừng và trảng cỏ- cây bụi). Chúng thường hoạt động về đêm.

- Microhyla butleri Boulenger, 1900- Nhái bầu bút lơ

Mô tả:Dài thân 2,7 cm. Mõm nhọn nhìn từ trên xuống, miệng hẹp hơn đầu. Từ sau mắt có nếp da nhỏ sáng màu xuống vai. Màng nhĩ không rõ, Không có răng hàm trên và răng lá mía. Chi trước không có màng da giữa các ngón. Chi sau có ½ mang da. Đầu ngón tay và chân phình rộng, mặt trên phần phình có rãnh nhỏ.

Lưng xám nhạt, trên lưng có vệt đen thẫm xuất phát từ hai mí mắt, nở rộng dẫn về phía lưng, bụng trắng đục.

Sinh thái: Sống quanh khu DC, gần bờ ruộng, quanh những vũng nước hoặc mương nước. Hoạt động trên mặt đất. Hoạt động về đêm.

- Microhyla pulchra (Hallowell, 1861)-Nhái bầu vân

Mô tả: Dài thân 2,2-2,9 cm. Mõn nhọn nhìn từ trên xuống và nhìn từ bên. Miệng hẹp hơn đầu. Không có răng hàm trên và răng lá mía. Từ mắt có nếp da mờ chạy xuống vai. Màn nhĩ không rõ. Chi trước không có màng da giữa các ngón. Chi sau có ¼ màng da. Lưng có có hoa văn đậm, nhạt xen kẽ hình chữ V. Bụng, ngực trắng đục, họng xám.

Sinh thái.Thường ở gần bờ ruộng, quanh những vũng nước, mương nước hoặc những vùng đất ẩm ven rừng. Ở rừng thứ sinh đang phục hồi ít gặp, xuất hiện ở đám cỏ gần rãnh nhỏ dẫn nước. Hoạt động về đêm.

- Hylarana maosonensis Bourret, 1937- Chàng mẫu sơn

Mô tả: Dài thân 5,0-5,5 cm. Mõm tù, vùng má hơi lõm, vùng trán phẳng. Đường kính màng nhĩ bằng ½ đường kính mắt. Màng nhĩ đen, tròn rõ. Chi trước có ¼ màng da giữa các ngón chân, chân sau ½ màng da. Lưng xám xanh, trên lưng có những vệt đốm sẫm màu, da có nhiều hạt nhỏ. Sườn trắng đục. Mặt trước đùi có vết đen. Mặt sau đùi có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhiều chấm đen.

Sinh thái: Sống ở rừng thứ sinh và rừng kín thường xanh. Thường gặp ở bờ suối nước chảy. Hoạt động về đêm.

- Odorrana chloronota Bourret, 1937- Ếch xanh

Mô tả: Dài thân 5,2 cm. Mõm tù khi nhìn từ trên xuống, vúng trán phẳng, vùng má lõm. Đường kính màng nhĩ kém ½ đường kính mắt. Màng nhĩ tròn, giữa màng nhĩ có chấm tròn đậm. Chi trước đầu ngón tay hơi nở rộng. Chi sau có màng da hoàn toàn, đầu ngón chân nở rộng. Trên đầu và lưng xanh, vùng má và sườn nâu. Mép trên có viền trắng đục. Bụng trắng đục. Mặt trước đùi có nhiều vạch nâu thẫm xen kẽ vạch nhạt màu. Phía sau đùi nâu thẫm, lốm đốm trắng.

Sinh thái: Sống trên cây, thường bám vào những cành thấp hoặc bám vào những tảng đá ở bờ suối hoặc lòng suối nước chảy. Hoạt động về đêm.

- Rana johnsi Smith,1921- Hiu hiu

Mô tả: Dài thân 4,4 cm. Mõm nhọn khi nhìn từ trên xuống và nhìn từ bên. Vùng má lõm, gờ má rõ ràng. Đường kính màng nhĩ bằng ½ đường kính mắt. chi trước kém ¼ màng da giữa các ngón. Chi sau ¾ màng da. Lưng nâu xám, có vệt đen hình thoi từ sau qua màng nhĩ xuống vai. Từ sau mắt có nếp da chạy dọc 2 bên lưng. Mặt trước đùi có nếp da ngang. Mặt dưới xương bàn chân và xương ngón đen. Mặt bụng trắng đục.

Sinh thái: Gặp trong rừng, hoạt động về đêm.

- Draco maculatus (Gray, 1845)- Thằn lằn bay đốm

Mô tả: Dài thân 6,9 cm; Dài đuôi 12,2 cm. Đầu phủ vảy nhỏ, nhọn. Mí mắt có gai nhỏ. Màng nhĩ không rõ. Họng có túi da nhỏ. Sườn có màng da, phía trước của màng da bắt đầu từ nách, phía sau phủ đến ½ đùi. Chi trước và chi sau dẹp, phần sau có chi có gai nhỏ. Bản mỏng dưới ngón tay IV: 33; Dưới ngón chân IV: 34. Vảy trên lưng, đầu, cổ không đều, không có gờ. Vảy bụng nhỏ, cếp chồng lên nhau và nổi gờ rõ. Mặt trên màng da có màu cam, có các đốm đen to nhỏ không đều.

Sinh thái: Sống trong rừng thứ sinh đang phục hồi, trên cây gỗ (sấu, xoan,..). Do có màng da nối giữa 2 chân nên loài này có khả năng lượn từ cành cao xuống cành thấp. Hoạt động ban ngày, ăn kiến.

- Ateuchosaurus chinensis Gray, 1845-Thằn lằn chân ngắn trung quốc

đỉnh, tấm sau mũi, tấm mũi, tấm mõm. Vảy trên thân nhẵn, bằng nhau. Đường kính màng nhĩ bằng 1/3 đường kính mắt. 53 hàng vảy dọc sống lưng, 73 hàng vảy dọc dưới đuôi. Chi trước 9 tấm dưới ngón IV, Chi sau: 18 tấm dưới ngón IV.

Sinh thái: Sống trong rừng thứ sinh đang phục hồi. Hoạt động trên mặt đất và trong hốc cây, khe đá.

- Plestiodon chinensis (Gray, 1838)- Thằn lằn tốt mã trung quốc

Mô tả: Dài thân 6,2 cm; đuôi cụt.Mõm tù, Tấm mõn rộng hơn cao; tấm trên trán dài bằng khoảng cách từ nó tới mút mõm. Không có vảy sau mũi, mí mắt dưới có đĩa trong. Màng nhĩ hẹp. Hai hàng vẩy lưng lớn hơn vảy thân. Vảy họng nhỏ, vảy bụng lớn hơn và đều nhau. Hàng vảy dưới đuôi lớn. Có 2 vạch sáng màu chạy dọc hai bên sống lưng xuống dưới đuôi. Số hàng vảy dọc sống lưng 50 hàng. Số bản mỏng dưới ngón tay IV: 11; dưới ngón tay IV: 18.

Sinh thái: Sống trong rừng thứ sinh. Hoạt động trên mặt đất, thường trú trong hốc cây, khe đá, dưới lá cây khô. Di chuyển nhanh. Hoạt động ban ngày.

- Sphenomorphus maculatus (Blyth, 1853) - Thằn lằn phe no đốm

Mô tả : Đầu phủ vảy lớn, tấm mõm cao hơn rộng, nhìn rõ khi nhìn từ trên xuống. Không có tấm mũi, tấm mõm chạm tấm trán mũi. Tấm trán phía trước rộng, phía sau thu hẹp dần. Mí mắt có đĩa trong, màng nhĩ tròn. Vảy trên lưng bằng nhau. Số vảy dọc sống lưng: 71 hàng, số vảy dọc phái dưới đuôi: 165 hàng. Số vảy dưới ngón tay IV: 12; dưới ngón chân IV: 13. Lưng màu nâu có đốm đen. Sườn phía trên đen, dưới trắng đục. Bụng trắng đục.

Sinh thái: Sống trong rừng phục hồi, rừng kín thường xanh. Nơi sống gần suối, hoạt động trên mặt đất, trên thảm lá cây mục. Thường trú trong hốc cây, khe đá, khe đất, dưới lá cây.

- Ahaetulla prasina (Reinhardt, in Boie, 1827)- Rắn roi thƣờng

Mô tả: Mõm nhọn, hai tấm gian mũi tiếp giáp tấm môi trên thứ nhất. 2 tấm má, 1 tấm trước mắt chạm tấm trước trán, tấm trán và tấm đỉnh. 2 tấm sau mắt. 2+2+2 tấm thái dương. 3 tấm môi trên chạm mắt. Môi trên 10 tấm 4, 5, 6 chạm mắt. 7 tấm môi dưới. Vảy thân 15-15-15 hàng, Vảy bụng 201 hàng, tấm hậu môn chia 2, vẩy đuôi 176

hàng kép. Lưng xanh đến vàng nhạt. Bụng nhạt màu.

Sinh thái: Rắn sống trên cây mọc gần bờ suối, tán cây hướng ra lòng suối, gặp trong rừng kín thường xanh và rừng thứ sinh đang phục hồi. Là nhóm hoạt động ngày, di chuyển chậm, hiền lành.

- Boiga guangxiensis Wen, 1998- Rắn rào quảng tây

Mô tả: Dài thân 127 cm, dài đuôi 40cm.Đầu lớn, phân biệt roc với cổ.Tấm mõm rộng hơn cao, hai tấm gian mũi ngắn hơn 2 tấm trước trán. Tấm trán ngắn hơn khoảng cách từ nó đến mõm. 1 tấm má chạm tấm trước mắt. 1 tấm mắt, 2 tấm sau mắt. 2+3 tấm thái dương. 9 tấm môn trên, tấm thứ 4 chạm mắt. 11 tấm môi dưới, 3 tấm đầu tiên chạm tấmsau cằm trước. Vẩy thân 21-20-14. Hàng vảy giũa lưng lớn hơn vảy bên. 266 tấm bụng, tấm hậu môn không chia. 146 tấm dưới đuôi, kép.

Cơ thể xám, phần trước thân có khoanh xám nhạt, bụng xám nhạt.

Sinh thái: Rắn sống trên cây, gần suối nước chảy trong rừng thứ sinh đang phục hồi. Thức ăn là chim, chuột và ếch nhái.

- Boiga kraepelini Stejneger, 1902- Rắn rào kraipen

Mô tả: Dài thân: 85cm, dài đuôi: 29,5 cm. Đầu phân biệt rõ với cổ. môi trên không nhìn rõ từ trên xuống. 2 tấm gian, 2 tấm trước trán. 1 tấm trán dài hơn khoảng cách từ nó tới mút mõm. 2 tấm đỉnh lớn. 1 tấm má, 2 tấm trước mắt, 2 tấm sau mắt. vảy thái dương nhỏ. 8 tấm môi trên, tấm thứ 3, 4, 5 chạm mắt, 10 tấm môi dưới. 243 tấm bụng, tấm hậu môn kép. 139 tấm dưới đuôi kép. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đầu nâu sán, trên đầu có vệt xám hình chữ V, từ mắt có vệt xám kéo dài xuống gáy. Lưng màu vàng sáng, trên lưng và đuôi có 75 khoanh đen. Bụng xám nâu.

Sinh thái: Rắn chuyên trên cây cách mép suối 2m trong rừng thứ sinh đang phục hồi.

- Boiga multomaculata (Boie, 1827)- Rắn rào đốm

Mô tả : Dài thân 62 cm, dài đuôi 11,5 cm. Tấm mõm rộng hơn cao ; 2 tấm gian

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phân bố về thành phần loài của lưỡng cư, bò sát trong các môi trường sống ở khu bảo tồn thiên nhiên thần sa - phượng hoàng tỉnh thái nguyên (Trang 43)