Xuất các giải pháp nhằm bảo tồn

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phân bố về thành phần loài của lưỡng cư, bò sát trong các môi trường sống ở khu bảo tồn thiên nhiên thần sa - phượng hoàng tỉnh thái nguyên (Trang 67 - 100)

4. Nội dung nghiên cứu

4.6.2xuất các giải pháp nhằm bảo tồn

4.6.2.1.Tăng cƣờng hợp tác trong nƣớc và quốc tế

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng cục Môi trường, Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm cần hướng dẫn, giúp đỡ KBTTN Thần Sa- Phượng Hoàng trong quá trình xây dựng kế hoạch; cung cấp thông tin, hỗ trợ kĩ thuật trong quản lí, bảo vệ đa dạng sinh học. Các tổ chức quốc tế như IUCN, WWF... có thể hỗ trợ KBT trong huy

động vốn, hợp tác nghiên cứu khoa học, cung cấp thông tin, tư vấn kĩ thuật cho các dự án bảo tồn ĐVHD và bảo tồn, phát triển rừng, phục hồi SC. Các dự án trong và ngoài nước phải làm cho người dân được hưởng lợi từ dự án thì mới khuyến khích họ cùng tham gia bảo tồn. Trên cơ sở đó, xây dựng và triển khai các chương trình giám sát đa dạng sinh học cho KBT.

4.6.2.2.Tăng cƣờng luật pháp và thể chế, hiệu quả công tác của Ban quản lí KBT

Nội dung công tác quản lí, bảo vệ rừng của KBTTN Thần Sa- Phượng Hoàng trước hết phải xuất phát từ cơ sở pháp lí. Hiện nay, Chính phủ đã xây dựng được một hệ thống thể chế, chính sách hỗ trợ cho công tác quản lí bảo vệ rừng và bảo vệ ĐVHD. Các văn bản pháp luật đã có những mặt tích cực trong việc tạo lập căn cứ pháp lí cho việc phòng ngừa và đấu tranh với các vụ vi phạm, nhưng hiệu lực thực thi chúng còn hạn chế do sự thiếu thống nhất trong vận dụng, đồng thời không đồng bộ với chính sách kinh tế và quy hoạch của địa phương, gây trở ngại và làm phức tạp cho công tác quản lí bảo vệ rừng. Do vậy, UBND các cấp khi xem xét các dự án kinh tế cần cân nhắc tác động môi trường, cần thiết có bộ phận tham mưu về các chính sách của Chính phủ và các cơ quan chuyên trách. Cần thi hành đầy đủ quyết định 245/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng về thực hiện trách nhiệm quản lí nhà nước của các cấp về rừng và đất NN. Mặt khác, do tính chất phức tạp, nguy hiểm và nhạy cảm của công việc, Nhà nước cần ban hành chế độ đãi ngộ cao hơn đối với ngành, cũng như xử lí kiên quyết hơn với những hành vi bao che tội phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng, bảo vệ ĐVHD.

Trong nội dung công tác này,KBTTN Thần Sa- Phượng Hoàng cũng cần nhạy bén, linh hoạt trong xử lí tình huống; hợp tác chặt chẽ với chính quyền, các cơ quan khác như cảnh sát giao thông, quản lí thị trường thành các tổ kiểm tra liên ngành để hỗ trợ cho công tác quản lí- bảo vệ rừng, bảo vệ ĐVHD. Mặt khác, cần tăng cường lực lượng cho các trạm kiểm lâm xung yếu như Nghinh Tường, Kim Sơn, Ngọc Sơn 2 cũng như công tác tuần tra bảo vệ rừng. Tập huấn nâng cao kiến thức của cán bộ kiểm lâm về các văn bản pháp luật về bảo vệ rừng và ĐVHD như Công ước CITES, Luật bảo vệ và phát triển rừng (2004), Luật đa dạng sinh học (2008). Tập huấn kĩ năng sử dụng phương tiện kĩ thuật (máy GPS, bẫy ảnh tự động...), khả năng tuyên truyền thông tin. Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ thực thi pháp luật cho kiểm lâm viên để lực lượng

này đủ bản lĩnh, tự tin khi thi hành công vụ, trấn áp răn đe vi phạm. Xử lí nghiêm minh, kiên quyết với những cá nhân, tổ chức vi phạm, đặc biệt là các đối tượng, băng nhóm có tổ chức, có vũ trang chống người thi hành công vụ; giao cơ quan có thẩm quyền truy tố nếu có dấu hiệu hình sự. Trang bị thêm, hiện đại hóa các vật tư, phương tiện nghiệp vụ phục vụ cho tuần tra, kiểm tra và xử lí vi phạm.

4.6.2.3. Tổ chức bộ máy Ban quản lí KBT

KBTTN Thần Sa- Phượng Hoàng về cơ bản đã hoàn thiện về cơ cấu với 6 trạm và tổ cơ động phòng cháy- chữa cháy rừng. Đây là lực lượng nòng cốt làm nhiệm vụ chuyên trách công tác quản lí bảo vệ rừng và đa dạng sinh học.Vấn đề đào tạo cán bộ khoa học- kĩ thuật cần được KBT thường xuyên quan tâm để tạo ra đội ngũ chuyên gia giỏi, có khả năng làm việc với các cơ quan, tổ chức khoa học trong nước và quốc tế; có kinh nghiệm, tâm huyết với công tác bảo tồn ĐVHD.

4.6.2.4. Xác định rõ ràng ranh giới KBT trên bản đồ và thực địa

UBND tỉnh Thái Nguyên đã kí Quyết định 93/QĐ-UBND ngày 13/01/2011 phê duyệt số liệu điều chỉnh ranh giới KBTTN Thần Sa- Phượng Hoàng, trong đó đã tiếp tục loại trừ diện tích đất sản xuất NN, nông- lâm kết hợp, diện tích đất nghèo về đa dạng sinh học nằm đan xen trong KBT để giao địa phương quản lí. Một phần các diện tích này khó nhận biết, cần được xác định mốc ranh giới rõ ràng trên bản đồ và đóng mốc trên thực địa.

4.6.2.5.Tuyên truyền, giáo dục môi trƣờng; phát huy tính tích cực của cộng đồng

Con người là nhân tố quan trọng có tác động mạnh mẽ tới mọi hệ sinh thái trong tự nhiên, nên phải nhìn nhận được vai trò đặc biệt của người dân địa phương trong công tác bảo tồn. Họ là những người trực tiếp vào rừng để khai thác các sản vật từ rừng để phục vụ nhu cầu tại chỗ, buôn bán các sản phẩm này đi nơi khác, đặc biệt là việc vận chuyển gỗ từ rừng ra ngoài vùng KBT chủ yếu được thực hiện bằng hình thức nhỏ lẻ nhờ dân bản. Khi nhận thức được giá trị của rừng và tác hại của việc khai thác tài nguyên không bền vững,đặc biệt là giá trị sinh thái- yếu tố tác động trực tiếp nhất, lâu dài nhất tới cuộc sống của mình thì chính người dân sẽ trở thành những người đầu tiên tham gia vào công tác bảo tồn, giám sát rừng một cách hiệu quả. Do vậy, cần tăng cường giáo dục, vận động để nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ, phòng cháy-

chữa cháy rừng. Các hoạt động có thể thực hiện là:

- Tuyên truyền qua cộng đồng: Đây là hình thức đơn giản và hiệu quả nhất, người dân dễ tiếp thu từ các cuộc họp thôn bản, vì nhiều đồng bào có thể nói chuyện tiếng phổ thông nhưng lại không biết chữ, cán bộ thôn bản lại thường là những người rất được tín nhiệm với người dân. Hàng tháng ở các xóm đều tổ chức họp bí thư chi bộ tại nhà, họp xóm khi có các nghị quyết, quy định mới cần phổ biến nên người dân có điều kiện tiếp thu các kiến thức về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và pháp luật liên quan. Có thể xây dựng các tủ sách pháp luật ở xã và các thôn bản hoặc cấp phát sách cho các cán bộ thôn bản để cán bộ, người dân tự tìm hiểu. Nội dung tuyên truyền có thể bằng tiếng phổ thông, tốt nhất bằng tiếng dân tộc riêng của đồng bào.

Một yêu cầu tiên quyết là thuyết phục người dân tự giác giao nộp súng săn trong cả phạm vi vùng đệm và vùng lõi KBT, quản lí chặt các dụng cụ khai thác, chế biến lâm sản như cưa máy.Có thể áp dụng những biện pháp nghiêm khắc nếu thực sự cần thiết để khắc phục triệt để tình trạng này. Nếu xảy ra sự mất cân bằng do chim, thú bị săn bắn ráo riết, các loài rắn sẽ chuyển sang săn các con mồi khác, làm sụt giảm sự đa dạng của LC và thằn lằn. Ngoài ra, cần phổ biến cho người dân hạn chế các dụng cụ săn bắt hàng loạt mang tính tận thu tới tuyệt diệt với LC, BS như kích điện. Do người dân địa phương chủ yếu sử dụng gỗ để làm nhà, nên cần khuyến khích việc thay thế bằng gỗ từ rừng trồng và gỗ ở vùng đệm (có sự quản lí chặt chẽ của kiểm lâm về nguồn gốc) hoặc vật liệu ngoài gỗ để giảm bớt tình trạng khai thác gỗ lậu bên trong KBT.

- Tổ chức các đội giám sát rừng tại các thôn bản: Tập huấn để các thành viên nắm được kiến thức bảo tồn liên quan, cách thức phối hợp với các lực lượng chức năng tại địa phương và các đơn vị kiểm lâm. Các đội này phải báo cáo hoạt động lên Ban quản lí KBT. Họ cũng đồng thời đóng vai trò những tuyên truyền viên tại cộng đồng. Hoạt động của mô hình này trong thực tế đòi hỏi phải được hỗ trợ kinh phí từ KBT để gắn trách nhiệm của các thành viên với công việc tuần rừng, nếu không mô hình sẽ tự ngừng hoạt động, nên yêu cầu Ban quản lí KBT phải thu hút được sự hỗ trợ từ các dự án bảo tồn cũng như phát động được các nguồn lực xã hội hóa. Các trang thiết bị cần thiết cho các tổ, đội này bao gồm: máy định vị toàn cầu để xác định các điểm tuần tra; trang phục như quần áo, giầy, mũ; bút, sổ ghi chép.

-Giáo dục trong nhà trường: Thế hệ trẻ rất dễ tiếp thu những kiến thức mới về khoa học và môi trường nên cần được giáo dục thường xuyên, từ sớm nhằm hình thành thái độ tích cực với việc bảo vệ thiên nhiên, phản đối việc xâm hại môi trường. Nội dung này được thực hiện thông qua việc tích hợp trong các bộ môn sinh học, địa lí; các cuộc thi tìm hiểu, ngoại khóa; các phong trào hưởng ứng trong học đường như dọn dẹp rác thải....

Đặc biệt, cả hai kênh tuyên truyền trên cần được cụ thể hóa bằng các poster, tờ rơi phát tận tay mang thông tin về các loài cấm săn bắt và các thông điệp môi trường, với hình ảnh minh họa rõ ràng.

-Khuyến khích người dân cùng tham gia xây dựng, thực hiện kế hoạch quản lí KBT và chia sẻ lợi ích trong các dự án bảo tồn. VD: chương trình tái định cư cho người dân từ vùng lõi ra vùng đệm, phát triển ngành nghề để ổn định sinh kế ở nơi ở mới.

-Xây dựng các bảng tuyên truyền: bảng có nội dung là danh mục các loài thực vật, động vật cấm săn bắt, buôn bán, vận chuyển theo quy định và chế tài xử phạt; vị trí đặt là chỗ thoáng dọc trục đường giao thông chính của xã, đường chính đi vào thôn bản để thu hút sự chú ý của người dân.

4.6.2.6.Tạo sinh kế bền vững cho ngƣời dân

Như đã nói ở trên, cần quy hoạch DC tập trung ra vùng đệm KBT, sau đó tiến hành ổn định cuộc sống ở vùng đệm theo các hướng:

- Đẩy mạnh thực hiện chính sách giao đất, giao rừng; tăng diện tích đất sản xuất cho các hộ gia đình tại các thôn bản ở vùng đệm. Việc giao đất, giao rừng đã được tiến hành nhưng chưa đồng đều, vẫn còn nhiều hộ dân chưa được giao rừng.

- Chính quyền địa phương hợp tác với các nhà khoa học để phát triển trồng trọt, chăn nuôi trên diện tích đất được giao:

 Đổi mới về giống, phát triển vùng trồng cỏ, trồng ngô, quy hoạch vùng chăn thả, gia tăng số lượng và chất lượng đàn gia súc trên đất trống, nương rẫy.

 Trồng cây dược liệu: Việc người dân vào rừng tự mình thu hái cây dược liệu không mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, cần quy hoạch vùng trồng cây thuốc để bảo tồn những cây thuốc quý của KBT cũng như sản xuất số lượng lớn nguyên liệu cho các công ty dược phẩm trong nước, nhất là nguyên liệu đông dược và nam dược.

 Khai thác các sản phẩm phi gỗ từ rừng: việc thu hái măng từ KBT cần được hướng dẫn cụ thể cho người dân, ngăn chặn khai thác tràn lan làm cạn kiệt.

 Chăn nuôi các loài LC, BS có giá trị kinh tế, đặc biệt là các loài quý hiếm như rắn hổ mang, rùa sa nhân... để hạn chế việc săn bắt chúng trong tự nhiên.

4.6.2.7 Phát triển nghiên cứu khoa học, điều tra và giám sát LC,BS trong tự nhiên

Bên cạnh hoạt động của các đội giám sát rừng tại thôn bản, cần thúc đẩy những nghiên cứu khoa học chuyên sâu bằng việc cử cán bộ đi đào tạo và thực hiện nghiên cứu ngay trong KBT, tiếp xúc khoa học và khuyến khích sự tham gia nghiên cứu của các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu (như Đại học Nông - Lâm Thái Nguyên, Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật...), các đoàn khoa học trong và ngoài nước.Các hướng nghiên cứu vẫn còn rất rộng mở trên tất cả các lĩnh vực, riêng về LC, BS có thể theo các mũi nghiên cứu như: Thu thập nguồn giống các loài đặc hữu, quý hiếm để đưa vào nuôi trong điều kiện bán tự nhiên, dự trữ nguồn gen. Điều tra, giám sát các quần thể LC, BS quan trọng, thành phần các nguồn nước mặt, nguồn thức ăn. Nghiên cứu cải tạo, mở rộng SC cho LC, BS. Biến động của khu hệ LC, BS trước các tác động môi trường như sự biến đổi khí hậu, hoạt động của con người, sự xâm nhập của các sinh vật ngoại lai... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.6.2.8. Cải tạo sinh cảnh, bảo tồn sinh cảnh

Trồng lại rừng bị chặt phá ở cả vùng lõi và vùng đệm nằm sát vùng lõi bằng các loài cây bản địa. Theo dõi sự phục hồi của rừng trồng để có can thiệp kĩ thuật phù hợp. Khoanh vùng nơi giàu tài nguyên động, thực vật để lập các chốt chặn, tuyến tuần tra thường xuyên.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

1. Về thành phần loài:

- Xác định được ở KVNC có 72 loài LC, BS thuộc 54 giống, 19 họ, 3 bộ; trong

đó có 20 loài LC thuộc 13 giống, 7 họ, 1 bộ và 52 loài BS thuộc 41 giống, 12 họ, 2 bộ. Bổ sung 23 loài vào danh lục LC, BS của KVNC.

- Số loài LC, BS ở KVNC chiếm 25,99% số loài LC, BS vùng Đông Bắc; 12,72% số loài LC, BS toàn quốc.

- Giá trị bảo tồn: Có 16 loài trong đó: 13 loài trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, 5 loài trong Danh lục Đỏ IUCN 2014 và 8 loài theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

2. Về phân bố:

- Phân bố theo nơi ở: LC, BS phân bố nhiều nhất ở trên mặt đất với 33 loài (48,6%), giảm dần ở nhóm hang-hốc cây- khe đất đá có 33 loài (45,8%), ở cây 30 loài (41,7%), ít nhất là ở nước 15 loài (20,8%).Tỉ lệ số loài BS và LC trong mỗi nơi ở cao nhất là ở trên cây (5 lần), thấp nhất là ở nước (1,5 lần).

- Phân bố theo hệ sinh thái: Rừng thứ sinh đang phục hồi phong phú về loài nhất với 52 loài (72,2%), giảm dần ở rừng kín thường xanh có 37 loài (51,4%), trảng cỏ- cây bụi có 31 loài(43,1%), ít loài nhất là HST khu DC- đất NN với 26 loài (36,1%). Tỉ lệ số loài BS và LC trong mỗi HST cao nhất ở trảng cỏ- cây bụi (2,875), thấp nhất ở khu DC- NN (1,6).

3. Các mối đe dọa làm suy giảm đa dạng LC, BS ở KVNC bao gồm: sự săn bắt

LC, BS quá mức để làm thực phẩm và để bán; mất và suy thoái SC sống do khai thác gỗ- lâm sản, xâm lấn đất rừng- phát nương làm rẫy, khai thác khoáng sản.

4. Đề xuất 8 giải pháp nhằm bảo tồn động vật nói chung; LC, BS nói riêng: Tăng

cường hợp tác trong nước và quốc tế; Tăng cường luật pháp và thể chế, hiệu quả công tác của Ban quản lí KBT; Tổ chức bộ máy Ban quản lí KBT; Xác định rõ ràng ranh giới KBT trên bản đồ và thực địa; Tuyên truyền, giáo dục môi trường; phát huy tính tích cực của cộng đồng; Tạo sinh kế bền vững cho người dân; Phát triển nghiên cứu khoa học, điều tra và giám sát LC, BS trong tự nhiên; Cải tạo SC, bảo tồn SC.

KIẾN NGHỊ

1. Tiếp tục điều tra để có số liệu đầy đủ hơn về thành phần loài ở KBT, nghiên

cứu đặc điểm sinh học và sinh thái các loài LC, BS, nhất là các loài quý hiếm để làm cơ sở cho bảo tồn đa dạng sinh học, chăn nuôi các loài có giá trị.

2. Đề nghị các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp cấp phép, khuyến

khích nghiên cứu và triển khai nhân nuôi các loài có giá trị kinh tế trong vùng đệm KBT (như Tắc kè, Rắn hổ mang, Rùa sa nhân...) để giảm áp lực săn bắt trong tự nhiên.

3. Ban quản lí KBT và chính quyền địa phương cần tiếp tục tăng cường quản lí,

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Ban quản lí KBTTN Thần Sa- Phượng Hoàng (2008), Báo cáo số 109/BC-BQL về thông tin đa dạng sinh học (tờ trình gửi Phòng Bảo tồn thiên nhiên- Cục Bảo vệ

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phân bố về thành phần loài của lưỡng cư, bò sát trong các môi trường sống ở khu bảo tồn thiên nhiên thần sa - phượng hoàng tỉnh thái nguyên (Trang 67 - 100)