1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC, CHỈ ĐẠO, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

37 632 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 796 KB

Nội dung

TÓM TẮT Ngày nay với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tư vấn tâm lý đã trở thành nhu cầu cấp thiết trong đời sống tinh thần của mỗi người, nhưng nhu cầu này ở học sinh THPT chưa được nhà trường quan tâm và đáp ứng thoả đáng. Vì vậy, người nghiên cứu đã tiến hành đề tài “NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC XÂY DỰNG PHÒNG TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG THPT Thời gian: tháng 102011 032012 Phương pháp: nghiên cứu tài liệu, phát phiếu điều tra, phỏng vấn, thống kê, xử lý số liệu. Kết quả thu được: Hầu hết học sinh trường THPT xxx được khảo sát đều có trạng thái tâm lý lo lắng với các mức độ khác nhau. Những khó khăn ảnh hưởng tới tâm lý các em như: khó khăn về vấn đề học tập, về các mối quan hệ, sức khỏe giới tính… Học sinh trường THPT xxx quan tâm nhiều tới các chuyên mục, chương trình tư vấn trên các phương tiện thông tin nhưng thực tế tham gia dịch vụ tư vấn rất ít. Khi gặp vấn đề khó khăn đa số các em tự giải quyết theo cách riêng, âm thầm chịu đựng hoặc tâm sự với bạn bè. Rất ít học sinh tâm sự, chia sẻ với cha mẹ và thầy cô cũng như đến với dịch vụ tư vấn tâm lý. Thực tiễn công tác tư vấn tâm lý cho học sinh của trường còn yếu, về phía học sinh các em có nhu cầu tư vấn đều mong muốn mở phòng tư vấn tâm lý tại trường. Trong trường THPT xxx nên xây dựng kế hoạch và thành lập tổ tư vấn tâm lý nhằm phát triển mạng lưới phòng tư vấn để trợ giúp học sinh, thỏa mãn nhu cầu được tư vấn. DANH SÁCH CÁC BẢNG A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của xã hội, cuộc sống ngày càng trở nên bận rộn và phức tạp, làm nhiều vấn đề tâm lý nảy sinh, không phải ai cũng có thể giải quyết được, nhất là học sinh tình trạng rối nhiễu tâm trí đã trở nên phổ biến. Và nhu cầu tư vấn tâm lý trở thành một nhu cầu cần thiết mang tính xã hội rất lớn, nó trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với mọi lứa tuổi. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã thống kê rối nhiễu tâm trí đứng thứ 5 trong số 10 nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật cho con người. Ở lứa tuổi học đường, rối nhiễu tâm trí là nguyên nhân chính làm giảm sút chất lượng đào tạo, tăng tỉ lệ bỏ lớp và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng tự tử trong học sinh (Hồng Lân, 2008). Mặt khác, trước những kết quả học tập không được như mong đợi ở các học sinh, các bậc cha mẹ và thầy cô chỉ quan tâm đến việc cố gắng làm sao để con em mình dành nhiều thời gian hơn cho học tập, buộc các em lên lớp phải tập trung nghe giảng, tìm gia sư kèm tại nhà…Bằng mọi cách mà không biết rằng những cố gắng đó có khi lại phản tác dụng tạo áp lực học tập quá lớn, đẩy các em vào trạng thái lo âu, căng thẳng. Theo Phạm Mạnh Hà: “Đáng lo ngại nhất là số học sinh mắc các triệu chứng trầm cảm nặng ở tại một số trường chiếm tới 3%, trong khi trên thế giới tỉ lệ 0,30,5% đã là quá nhiều. Những năm gần đây tình trạng này càng ngày càng tăng. Đã đến lúc chúng ta cần quan tâm đến vấn đề tư vấn học đường, nếu không hậu quả sẽ khó lường”. (Trích dẫn bởi Đoan Trúc, 2007). Đứng trước những lý do khách quan đó, cũng như những thắc mắc, khó khăn tâm lý của tôi đã trải qua trong thời học sinh. Bên cạnh đó, bản thân là một cán bộ Đoàn luôn gần gũi với học sinh và đã được tập huấn về công tác tuyên truyền về “Sức khỏe sinh sản vị thành niên trong năm 2010”. Cho nên, người nghiên cứu quyết định chọn đề tài này. 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc tìm hiểu nhu cầu về phòng tư vấn tâm lý học đường của học sinh trường THPT xxx – , căn cứ để có cơ sở xây dựng phòng tư vấn tâm lý cho học sinh của trường xxx , góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của trường, đồng thời hỗ trợ về mặt tinh thần cho học sinh, giúp các em giải tỏa các vấn đề tâm lý gặp phải trong cuộc sống, trong học tập.

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG …………

- -SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC, CHỈ ĐẠO, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG

CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

Người viết: Họ và tên Đơn vị công tác: Trường

Trang 2

TÓM TẮT

Ngày nay với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tư vấn tâm lý đã trở thành nhu cầu cấpthiết trong đời sống tinh thần của mỗi người, nhưng nhu cầu này ở học sinh THPT chưađược nhà trường quan tâm và đáp ứng thoả đáng Vì vậy, người nghiên cứu đã tiến hành

đề tài “NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINHTHÔNG QUA VIỆC XÂY DỰNG PHÒNG TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINHTRONG TRƯỜNG THPT"

Thời gian: tháng 10/2011 - 03/2012

Phương pháp: nghiên cứu tài liệu, phát phiếu điều tra, phỏng vấn, thống kê, xử lý

số liệu

Kết quả thu được:

- Hầu hết học sinh trường THPT xxx được khảo sát đều có trạng thái tâm lý lo lắngvới các mức độ khác nhau

- Những khó khăn ảnh hưởng tới tâm lý các em như: khó khăn về vấn đề học tập, vềcác mối quan hệ, sức khỏe giới tính…

- Học sinh trường THPT xxx quan tâm nhiều tới các chuyên mục, chương trình tưvấn trên các phương tiện thông tin nhưng thực tế tham gia dịch vụ tư vấn rất ít

- Khi gặp vấn đề khó khăn đa số các em tự giải quyết theo cách riêng, âm thầm chịuđựng hoặc tâm sự với bạn bè Rất ít học sinh tâm sự, chia sẻ với cha mẹ và thầy côcũng như đến với dịch vụ tư vấn tâm lý

- Thực tiễn công tác tư vấn tâm lý cho học sinh của trường còn yếu, về phía học sinhcác em có nhu cầu tư vấn đều mong muốn mở phòng tư vấn tâm lý tại trường

- Trong trường THPT xxx nên xây dựng kế hoạch và thành lập tổ tư vấn tâm lýnhằm phát triển mạng lưới phòng tư vấn để trợ giúp học sinh, thỏa mãn nhu cầuđược tư vấn

Trang 3

Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã thống kê rối nhiễu tâm trí đứng thứ 5 trong số 10nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật cho con người Ở lứa tuổi học đường, rối nhiễu tâmtrí là nguyên nhân chính làm giảm sút chất lượng đào tạo, tăng tỉ lệ bỏ lớp và là nguyênnhân trực tiếp dẫn đến tình trạng tự tử trong học sinh (Hồng Lân, 2008)

Mặt khác, trước những kết quả học tập không được như mong đợi ở các học sinh,các bậc cha mẹ và thầy cô chỉ quan tâm đến việc cố gắng làm sao để con em mình dànhnhiều thời gian hơn cho học tập, buộc các em lên lớp phải tập trung nghe giảng, tìm gia

sư kèm tại nhà…Bằng mọi cách mà không biết rằng những cố gắng đó có khi lại phản tácdụng tạo áp lực học tập quá lớn, đẩy các em vào trạng thái lo âu, căng thẳng

Theo Phạm Mạnh Hà: “Đáng lo ngại nhất là số học sinh mắc các triệu chứng trầmcảm nặng ở tại một số trường chiếm tới 3%, trong khi trên thế giới tỉ lệ 0,3-0,5% đã làquá nhiều Những năm gần đây tình trạng này càng ngày càng tăng Đã đến lúc chúng tacần quan tâm đến vấn đề tư vấn học đường, nếu không hậu quả sẽ khó lường” (Trích dẫnbởi Đoan Trúc, 2007)

Đứng trước những lý do khách quan đó, cũng như những thắc mắc, khó khăn tâm

lý của tôi đã trải qua trong thời học sinh Bên cạnh đó, bản thân là một cán bộ Đoàn luôngần gũi với học sinh và đã được tập huấn về công tác tuyên truyền về “Sức khỏe sinh sản

vị thành niên trong năm 2010” Cho nên, người nghiên cứu quyết định chọn đề tài này

2 Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc tìm hiểu nhu cầu về phòng tư vấn tâm lý học đường của học sinhtrường THPT xxx - – , căn cứ để có cơ sở xây dựng phòng tư vấn tâm lý cho học sinhcủa trường xxx , góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của trường, đồng thời hỗ trợ

về mặt tinh thần cho học sinh, giúp các em giải tỏa các vấn đề tâm lý gặp phải trong cuộcsống, trong học tập

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Trang 4

- Khách thể nghiên cứu: Học sinh các khối 10-11-12 của trường THPT xxx - xxx– xxx

- Đối tượng nghiên cứu: nhu cầu về xây dựng phòng tư vấn tâm lý của học sinh

trường THPT xxx - xxx – xxx

4 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận:

● Khái quát một số vấn đề về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT

● Nêu ra những khó khăn về tâm lý của học sinh lứa tuổi này

● Nêu lên tầm quan trọng của tư vấn tâm lý cho học sinh THPT

- Nghiên cứu thực trạng:

● Đặc điểm riêng của sự phát triển tâm sinh lý HS trường THPT xxx

● Những khó khăn tâm lý gặp phải của HS trường THPT xxx trong học tập,sinh hoạt

● Xác định nhu cầu tư vấn tâm lý của học sinh trường THPT xxx - xxx –xxx

● Xác định nhu cầu xây dựng phòng tư vấn tâm lý của học sinh trong trườngTHPT xxx - xxx – xxx

5 Phương pháp nghiên cứu.

- Nghiên cứu tài liệu: tìm, chọn và nghiên cứu một số sách, báo, bài viết liên quanđến tâm lý học sinh và tư vấn tâm lý học sinh

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:5 học sinh của 5 lớp: 10B1, 10B7, 11C10,11C11,12A8

- Phiếu điều tra ý kiến học sinh: phiếu điều tra được tiến hành qua 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Trên cơ sở lý luận và những đề tài có liên quan, người nghiên cứutiến hành soạn thảo phiếu, với các câu hỏi mở thăm dò (xin xem phần phụ lục 1)

- Giai đoạn 2: Từ kết quả thăm dò, tiếp tục tham khảo các công trình nghiên cứutrước và các vấn đề lý luận của đề tài, người nghiên cứu xây dựng phiếu điều tra chínhthức với 15 câu hỏi (xin xem phần phụ lục 2)

- Dùng toán thống kê để xử lý số liệu bằng phần mềm microsoft Excel

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: nghiên cứu tại trường THPT xxx - xxx – xxx

- Nội dung nghiên cứu: Chỉ tìm hiểu nhu cầu của học sinh trường THPT xxx vềviệc xây dựng phòng tư vấn tâm lý trong trường học

- Thời gian: Từ tháng 10/2011 đến 03/2012

Trang 5

B PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu.

Hiện nay tư vấn tâm lý là một dịch vụ đang được sự quan tâm lớn của dư luận, vìvậy đã có một số công trình nghiên cứu đề cập tới vấn đề này

Sau đây là một số nghiên cứu liên quan đến đề tài:

Nguyễn Thị Sông Lam, 2006, “Tìm hiểu thực trạng áp lực tâm lý trong hoạt độnghọc tập của học sinh THPT”, luận văn tốt nghiệp ĐH

Lê Khắc Mỹ Phượng, 1998, “Khảo sát thực trạng nhận thức và thái độ của HSTHPT về một số vấn đề cơ bản của nội dung giáo dục giới tính tại một số trường THPT

Tp HCM”, đề tài luận văn tốt nghiệp ĐH - SV khoa tâm lý giáo dục

Nguyễn Thị Trang, 2007, “Tìm hiểu vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong tư vấntâm lý học sinh ở một số trường THPT”, đề tài luận văn tốt nghiệp ĐH - SV bộ mônSPKTNN

Dương Thiệu Hoa và ctv, 2007, “Khó khăn tâm lý và nhu cầu tham vấn của họcsinh THPT”, tạp chí tâm lý số 2

Bùi Thị Xuân Mai, 2005, “Tham vấn - một dịch vụ xã hội cần được phát triển ởViệt Nam”, tạp chí tâm lý học số 2

Vũ Kim Thanh, 2001, “Tư vấn tâm lý - một nhu cầu xã hội cần được đáp ứng”,tạp chí tâm lý học số 2

Các nghiên cứu trên đã thúc đẩy một phần nào sự ra đời của các trung tâm tư vấntâm lý ở một số nơi nhưng hầu như chưa có tác giả nào tìm hiểu thực tế nhu cầu về xâydựng phòng tư vấn tâm lý của học sinh trong trường THPT Vì vậy người nghiên cứubước đầu tìm hiểu về vấn đề này

1.2 Vai trò của tư vấn tâm lý

Trong bối cảnh hiện nay tư vấn tâm lý có vai trò quan trọng trong đời sống tinhthần con người

● Vai trò của tư vấn tâm lý trong xã hội:

- Công tác tư vấn nhằm vào mục tiêu giáo dục mang tính năng phát triển đời sốnglành mạnh, ngăn ngừa tệ nạn và điều trị những rối loạn do thiếu khung tư duy trưởngthành, nên ngành này đã đóng một vai trò quan trọng tích cực với an toàn và phát triển xãhội

Trang 6

- Trong thực tiễn triển khai các chính sách, chương trình phát triển xã hội, tư vấntâm lý tỏ ra là một trong những kỹ năng quan trọng, giúp các cán bộ xã hội thực thinhiệm vụ của mình

- Tư vấn tâm lý được sử dụng trong những trung tâm có chức năng lâm sàn vàchức năng giáo dục sức khỏe cộng đồng

Theo Phạm Minh Hạc chủ tịch hội khoa học tâm lý - giáo dục Việt Nam: “Tư vấntâm lý - giáo dục ở nước ta có sứ mệnh vẻ vang là động viên mọi người và toàn xã hội,tạo nên một vốn xã hội- vốn người tốt, cùng nhau đoàn kết, bảo đảm an sinh xã hội, ổnđịnh xã hội, góp phần tiếp tục đổi mới đất nước, tạo dựng nên một đất nước độc lập,phồn vinh, mọi người được hưởng các quyền của con người, của mọi công dân” (tríchdẫn bởi Nguyễn Thơ Sinh, 2006)

● Đối với học sinh, người nghiên cứu thấy tư vấn tâm lý có 5 vai trò sau:

- Thứ nhất giúp các em hiểu rõ những quy luật phát triển về tâm lý, sinh lý cơ thể,đặc biệt là sự phát triển đời sống tình cảm và sự trưởng thành nhân cách trong xã hội.Trong hành trình trưởng thành của con người, đa số chúng ta ai cũng gặp những khókhăn, bỡ ngỡ, nếu không được hướng dẫn, tư vấn thì rất dễ gặp những khó khăn lớn,khiến sự phát triển bị lệch hướng

- Thứ hai giúp các em giữ thăng bằng trong đời sống tình cảm, sẽ là người bạn đểcác em tâm sự khi không dám nói cùng cha mẹ, giúp cho các em hiểu rõ bản thân và biếtcách cư xử trong xã hội

- Thứ ba giúp cho mối quan hệ giữa thầy và trò, quan hệ gia đình thêm vững chắc,quan hệ tình bạn - tình yêu trong sáng, sẽ là hành trang kiến thức giúp các em tự tin hơn

để bước ra xã hội

- Thứ tư là chất “xúc tác” làm tăng khả năng hấp thu, đón nhận kiến thức từ phía

HS trong mối quan hệ dạy và học

- Thứ năm có tác động tích cực trong hoạt động hướng nghiệp của HS Hầu hếtcác em khi chọn nghề cho tương lai, luôn phân vân giữa nhu cầu xã hội, áp lực giađình, triển vọng thăng tiến bản thân, sở thích cá nhân… Vì vậy các em cần có ngườihiểu, thông cảm và có khả năng giúp các em lựa chọn ngành nghề phù hợp với nhữngđiều kiện trên

1.3 Đặc điểm tâm lý học sinh THPT

1.3.1 Đặc điểm chung của lứa tuổi

Trong tâm lý học lứa tuổi đã từng nói tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắtđầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn Chính cái định nghĩa mà giới

Trang 7

hạn thứ nhất là giới hạn sinh lý và giới hạn thứ hai là giới hạn xã hội đã chỉ ra tính chấtphức tạp và nhiều mặt của hiện tượng.

Đây là lứa tuổi có những chuyển biến quan trọng cả về phát triển thể lực lẫn tâm

lý của con người, là giai đoạn định hình nhân cách Như I.X.Con nói: “Tuổi thanh niên(từ 14,15 đến 18 tuổi) là “thế giới thứ ba” theo nghĩa đen của từ này, tồn tại giữa tuổi trẻ

em và tuổi người lớn” (Theo Lê Văn Hồng, 1998)

Do gia tốc phát triển của xã hội mà các giới hạn của tuổi thanh niên được hạ thấp,bắt đầu từ 14 -15 Nhưng nội dung cụ thể của thời kỳ phát triển này được quyết địnhkhông đơn giản chỉ bởi tuổi, mà trước hết là những điều kiện xã hội (vị trí của thanh niêntrong xã hội, khối lượng tri thức, kỹ năng mà họ nắm bắt được và một loạt những nhân tốkhác phụ thuộc vào những điều kiện xã hội đó) Ngày nay hoạt động lao động và hoạtđộng xã hội ngày càng phức tạp Do đó mà có sự kéo dài của thời kỳ tuổi thanh niên vàtính không xác định của các giới hạn lứa tuổi

Cũng theo Lê Văn Hồng (1998): “Tuổi đầu thanh niên là thời kỳ đạt được sựtrưởng thành về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với sự phát triển cơthể người lớn Tuổi thanh niên bắt đầu thời kỳ phát triển tương đối êm ả về mặt sinh lý”

Từ khái niệm trên, ta có thể rút ra những đặc điểm cơ thể của tuổi thanh niên nhưsau:

Nhịp độ tăng trưởng về chiều cao và trọng lượng đã chậm lại Các em gái đạt được

sự tăng trưởng trung bình vào khoảng tuổi 16-17, các em trai vào khoảng 17-18

Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trongcủa não phức tạp và các chức năng của não phát triển gần như cấu trúc tế bào não củangười lớn Điều đó tạo tiền đề cần thiết cho sự phức tạp hoá hoạt động phân tích, tổnghợp…của vỏ bán cầu đại não trong quá trình học tập Đa số các em đã vượt qua thời kỳphát dục Nhìn chung thì đây là lứa tuổi các em có cơ thể phát triển cân đối, khỏe và đẹp

Hoạt động của thanh niên ngày càng phong phú và phức tạp, nên vai trò xã hội vàhứng thú xã hội của thanh niên không chỉ mở rộng về số lượng và phạm vi mà còn biếnđổi cả về chất lượng Ở thanh niên ngày càng xuất hiện nhiều vai trò của người lớn và họthực hiện các vai trò đó ngày càng có tính độc lập và có tinh thần trách nhiệm cao (BùiNgọc Oánh và ctv, 1996)

Trong gia đình, các em đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm, cha mẹ đã trao đổivới các em một số vấn đề và các em cũng biết quan tâm đến nhiều mặt sinh hoạt tronggia đình 14 tuổi, các em bắt đầu gia nhập đoàn thanh niên cộng sản Trong tổ chức đoàncác em có thể tham gia công tác tập thể, công tác xã hội một cách độc lập hơn và có trách

Trang 8

nhiệm hơn 18 tuổi có quyền bầu cử, có chứng minh thư, có nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụlao động Tất cả các em đều có suy nghĩ về việc chọn ngành nghề…

Theo Lê Văn Hồng (1998): thanh niên mới lớn có hình dáng người lớn, có nhữngnét của người lớn nhưng chưa phải là người lớn Các em còn chịu sự quyết định về nộidung và xu hướng chính trong hoạt động của mình bởi người lớn Ở trường và ngoài xãhội, thái độ của người lớn thường thể hiện tính chất hai mặt: một mặt nhắc nhở rằng các

em đã là người lớn, đòi hỏi tính độc lập, ý thức trách nhiệm và thái độ hợp lý… mặtkhác lại đòi hỏi họ thích ứng với cha mẹ, giáo viên…

Do đó vị trí của thanh niên có tính chất không xác định (ở mặt này họ được coi làngười lớn, mặt khác lại không), đây là một tất yếu khách quan Tính chất đó và nhữngyêu cầu đề ra cho thanh niên được phản ánh một cách độc đáo vào tâm lý thanh niên

1.3.2 Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ của học sinh.

1.3.2.1 Đặc điểm hoạt động học tập

Hoạt động học tập của thanh niên học sinh đòi hỏi tính năng động và tính độc lập

ở mức độ cao, đồng thời cũng đòi hỏi: muốn nắm được chương trình một cách sâu sắc thìcần phát triển tư duy lý luận ở các em (Nguyễn Quang Uẩn, 2003)

Học sinh càng trưởng thành kinh nghiệm sống càng phong phú, các em càng ýthức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời Do vậy thái độ có ý thứccủa các em đối với học tập ngày càng phát triển

Thái độ của thanh niên học sinh đối với các môn học trở nên có lựa chọn hơn Ởcác em đã hình thành những hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp.Cuối bậc THPT các em đã xác định được hứng thú ổn định đối với một môn học nào đó,đối với một lĩnh vực tri thức nhất định (Nguyễn Quang Uẩn, 2003)

Thái độ học tập của thanh niên học sinh lúc này được thúc đẩy bởi động cơ thựctiễn (ý nghĩa thực tiễn của môn học đối với cá nhân, khả năng tiếp thu môn học của cácem), động cơ nhận thức, sau đó là ý nghĩa xã hội của môn học, rồi mới đến động cơ cụthể khác…

Thái độ học tập ở không ít em có nhược điểm là: một mặt các em rất tích cực họcmột số môn được các em cho là quan trọng đối với nghề mình đã chọn, nhưng lại saonhãng các môn học khác hoặc chỉ học để lấy điểm trung bình

1.3.2.2 Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ

Tính chủ định được phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức của thanhniên mới lớn

Trang 9

Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao Quan sát trở nên có mục đích, có hệthống và toàn diện hơn Quá trình quan sát đã chịu sự điều khiển của hệ thống tín hiệuthứ hai nhiều hơn và không tách khỏi tư duy ngôn ngữ Song quan sát của thanh niên họcsinh cũng khó có hiệu quả nếu thiếu sự chỉ đạo của giáo viên.

Ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ của các em, đồngthời vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một phát triển Đặc biệtcác em đã tạo được tâm thế phân hóa trong ghi nhớ

Do sự phát triển của các quá trình nhận thức và ảnh hưởng của hoạt động học tập

mà hoạt động tư duy của thanh niên học sinh có thay đổi quan trọng Các em có khả năng

tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo Tư duy của các em chặt chẽhơn, có căn cứ và nhất quán hơn Đồng thời tính phê phán của tư duy cũng phát triển

Tuy nhiên số học sinh THPT đạt tới mức tư duy đặc trưng cho lứa tuổi như trênhiện nay còn chưa nhiều

Tóm lại ở tuổi thanh niên mới lớn những đặc điểm chung của con người về mặt trítuệ thông thường đã được hình thành và chúng vẫn còn được tiếp tục hoàn thiện (Lê VănHồng, 1998)

1.3.3 Sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi.

1.3.3.1 Sự phát triển của tự ý thức

Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách củathanh niên mới lớn, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi thanhniên (Lê Văn Hồng, 1998)

Sau đây là những đặc điểm cơ bản của quá trình:

● Ở tuổi thanh niên các em vẫn tiếp tục chú ý đến hình dạng bên ngoài của mìnhnhư (hay soi gương, chú ý sửa tư thế, quần áo…) Hình ảnh về thân thể là một thành tốquan trọng của sự tự ý thức ở thanh niên mới lớn

● Sự hình thành tự ý thức ở lứa tuổi thanh niên là một quá trình lâu dài, trải quanhững mức độ khác nhau và diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi với tính chất đặc thù riêng Thanhniên có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình, vì vậy các emquan tâm sâu sắc đến đời sống tâm lý, phẩm chất nhân cách và năng lực riêng của bảnthân

● Đặc điểm quan trọng trong sự tự ý thức của thanh niên là sự tự ý thức của họxuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động - địa vị mới mẻ trong tập thể, nhữngquan hệ mới với thế giới xung quanh Các em hay ghi nhật ký, so sánh mình với nhân vậtđược xem “là thần tượng”

Trang 10

● Nội dung của tự ý thức cũng khá phức tạp Các em không chỉ nhận thức về cáitôi của mình trong hiện tại mà còn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội, trong tươnglai.

Thanh niên biết đánh giá nhân cách mình nói chung trong toàn bộ những thuộctính nhân cách Thanh niên không chỉ có nhu cầu đánh giá mà còn có khả năng đánh giásâu sắc về những phẩm chất, mặt mạnh, mặt yếu của những người cùng sống và củachính mình Nhưng tự đánh giá khách quan không phải là dễ dàng Các em thường có xuhướng cường điệu hóa: đánh giá thấp cái tích cực, tập trung phê phán cái tiêu cực, hoặc

là đánh giá quá cao nhân cách của mình - tỏ ra tự cao, coi thường người khác

1.3.3.2 Sự hình thành thế giới quan khoa học

Tuổi thanh niên mới lớn là lứa tuổi quyết định của sự hình thành thế giới quan- hệthống quan điểm về xã hội, về tự nhiên, về các nguyên tắc và quy tắc cư xử…Sự hìnhthành thế giới quan là nét chủ yếu trong sự phát triển tâm lý của tuổi thanh niên học sinh(Theo Lê Văn Hồng, 1998)

Dấu hiệu của sự hình thành thế giới quan ở các em là sự phát triển của hứng thúnhận thức đối với những vấn đề thuộc nguyên tắc chung nhất của vũ trụ Các em cố gắngxây dựng quan điểm riêng trong lĩnh vực khoa học, đối với các vấn đề xã hội, tư tưởngchính trị, đạo đức Chính nội dung các môn học ở phổ thông trung học giúp cho các emxây dựng được thế giới quan tích cực về mặt tự nhiên, xã hội Vấn đề ý nghĩa cuộc sốngchiếm vị trí trung tâm trong suy nghĩ của thanh niên

Tuy nhiên, một bộ phận thanh niên có lối sống thụ động do chưa được giáo dụcđầy đủ về thế giới quan hoặc ảnh hưởng khá mạnh của tàn dư tiêu cực quá khứ

1.3.4 Nhu cầu giao tiếp và đời sống tình cảm của học sinh THPT

a Nhu cầu giao tiếp

Tuổi thanh niên mới lớn là lứa tuổi mang tính chất tập thể nhất đối với các em.Điều quan trọng là được sinh hoạt với các bạn cùng lứa tuổi, là cảm thấy mình cần chonhóm, có uy tính, có vị trí nhất định trong nhóm Trong các lớp học dần dần xảy ra một

sự “phân cực” nhất định, xuất hiện những người được lòng nhất và những người ít đượclòng nhất Những em có vị trí thấp (ít được lòng các bạn) thường băn khoăn và suy nghĩnhiều về nhân cách của mình (Bùi Văn Huệ, Vũ Dũng, 2003)

Ở giai đoạn này quan hệ với bạn bè chiếm vị trí lớn hẳn so với các mối quan hệvới người khác Điều này do lòng khao khát muốn có vị trí bình đẳng trong cuộc sống chiphối Cùng với sự trưởng thành nhiều mặt, quan hệ dựa dẫm, phụ thuộc vào cha mẹ dầndần cũng được thay thế bằng quan hệ bình đẳng, tự lập

Trang 11

Trong giao tiếp, thanh niên hướng vào bạn bè nhiều hơn là hướng vào cha mẹ.Nhưng khi bàn đến những giá trị sâu sắc hơn như chọn nghề, thế giới quan, những giá trịđạo đức thì ảnh hưởng của cha mẹ lại mạnh hơn.

Cũng theo Bùi Văn Huệ và Vũ Dũng (2003), sự mở rộng phạm vi giao tiếp và sựphức tạp hóa hoạt động riêng của thanh niên học sinh khiến cho lượng nhóm quy chiếucủa các em tăng lên rõ rệt Việc tham gia vào nhiều nhóm sẽ dẫn đến những sự khác nhaunhất định và có thể có xung đột vào vai trò nếu cá nhân phải lựa chọn giữa các vai tròkhác nhau ở các nhóm

b Đời sống tình cảm

Đời sống tình cảm của thanh niên mới lớn rất phong phú và nhiều vẻ Đặc điểm đóđược thể hiện rõ nhất trong tình bạn của các em, vì đây là lứa tuổi mà những hình thứcđối xử có lựa chọn đối với mọi người trở nên sâu sắc và mặn nồng (Nguyễn Quang Uẩn,2003)

Ở tuổi thanh niên mới lớn nhu cầu về tình bạn được tăng lên rõ rệt và mức độcũng sâu sắc hơn Trong quan hệ với bạn các em cũng nhạy cảm hơn: không chỉ có khảnăng xúc cảm chân tình, mà còn phải có khả năng đáp ứng lại xúc cảm của người khác(đồng cảm) Tình bạn của thanh niên mới lớn rất bền vững, và tồn tại rất lâu

Tình bạn được các em coi là mối quan hệ quan trọng nhất của mình Thanh niênthường lý tưởng hóa tình bạn Họ nghĩ về bạn thường giống với điều mình mong muốn ởbạn hơn là thực tế Sự quyến luyến mạnh mẽ về mặt cảm xúc khiến các em ít nhận thấynhững đặc điểm thực tế ở bạn

Quan niệm của thanh niên về tình bạn và mức độ thân tình trong tình bạn có sựkhác nhau Nguyên nhân kết bạn cũng rất phong phú (vì phẩm chất tốt ở bạn, vì tính tìnhtương phản, vì có hứng thú sở thích chung…)

Một điều cần chú ý nữa là ở thanh niên mới lớn, quan hệ giữa nam và nữ đượctích cực hóa một cách rõ rệt Bên cạnh các nhóm thuần nhất, có khá nhiều nhóm pha trộn(cả nam và cả nữ) Do đó ở một số em đã xuất hiện những sự lôi cuốn đầu tiên khá mạnh

mẽ, xuất hiện nhu cầu chân chính về tình yêu và tình cảm sâu sắc Đó là một trạng tháimới mẽ, nhưng rất tự nhiên trong đời sống tình cảm của thanh niên mới lớn

1.3.5 Hoạt động lao động và sự lựa chọn nghề nghiệp

Hoạt động lao động tập thể có vai trò to lớn trong sự hình thành nhân cách thanhniên mới lớn Hoạt động lao động được tổ chức đúng đắn sẽ giúp các em hình thành tinhthần tập thể, lòng yêu lao động, tôn trọng lao động, người lao động và thành quả laođộng, đặc biệt là có được nhu cầu và nguyện vọng lao động (Lê Hồng Minh, 2001)

Trang 12

Việc lựa chọn nghề nghiệp đã trở thành công việc khẩn thiết của học sinh phổthông, cuối cấp học thì sự lựa chọn càng nổi bật Dù có vô tâm đến đâu, thì thanh niênmới lớn cũng phải quan tâm, có suy nghĩ trong chọn nghề Việc quyết định một nghề nào

đó ở nhiều em đã có căn cứ, biết so sánh đặc điểm riêng về thể chất, tâm lý, khả năng củamình với yêu cầu của nghề nghiệp, dù sự hiểu biết của các em về yêu cầu của nghềnghiệp là chưa đầy đủ

Hiện tại có không ít học sinh còn định hướng một cách phiến diện vào việc họctập ở đại học và học ở trường dạy nghề Đại đa số các em hướng dần vào các trường đạihọc hơn là học nghề…Điều đó cũng cho thấy các em chưa chú ý đến nhu cầu xã hội đốivới các ngành nghề khác nhau và mức độ đào tạo của các nghề trong khi quyết địnhđường đời

1.4 Khó khăn tâm lý của học sinh THPT

1.4.1 Stress ở tuổi thanh thiếu niên

Theo Charmaine Sauaders (2004), thì stress có những biểu hiện bất thường về thể

lý, về phản ứng tình cảm và sai sót về tâm lý

◘Triệu chứng thể lý

Triệu chứng thể lý của stress bao gồm các chứng: nhức đầu, mất ngủ, căng thẳng, tứcngực, đau nhức những bộ phận khác của cơ thể và mệt mỏi kinh niên Cảm giác căngthẳng đưa đến stress có thể tích lũy trong cơ thể và tự nó thường thể hiện qua những cơnđau nhức khó chịu

◘ Phản ứng tình cảm

Trong quan hệ giao tiếp, phản ứng tình cảm của người đang bị stress có thể biểu hiệnqua những triệu chứng: thiếu tự chủ, trầm cảm mãn tính, dễ cáu kỉnh, mất niềm vui ởcuộc sống…

Cũng theo Charmaine Sauaders (2004) stress của tuổi thanh thiếu niên là do:

Chính bản chất của lứa tuổi thanh thiếu niên

Đương đầu với những vấn đề thường ngày của gia đình

Những thay đổi về sinh lý và áp lực xảy ra trong cuộc sống

Phải hứng chịu những áp lực từ nhà trường, từ công việc và từ chính cá nhân

Trang 13

Tiếng ồn, vấn đề tiền bạc, những yêu cầu của công việc…

Phát sinh những cảm xúc tính dục khi đối diện với người khác phái

1.4.2 Những áp lực ở học sinh THPT

1.4.2.1 Áp lực từ gia đình

Mái ấm gia đình là nơi bình yên cho mỗi thành viên trong gia đình trở về sau mộtngày làm việc, học tập mệt mỏi Nhưng đôi khi gia đình lại là nơi tạo áp lực cho các em,bởi những nguyên nhân sau:

Cha mẹ lao vào kiếm tiền với hy vọng con mình sẽ đầy đủ vật chất, họ không cóthời gian để trò chuyện, quan tâm tới học hành của con cái Họ lãng quên đi nhu cầu cầnchia sẻ, hướng dẫn từ người lớn của các em (Như Lịch, Thiên Long, 2007)

Có gia đình khó khăn kinh tế phải hạn chế chi tiêu, mẹ khó tính, bố nghiện rượuhoặc bạo lực, nhà cửa quá chật chội

Mặt khác lứa tuổi thanh thiếu niên thì luôn có những công việc lặc vặt, nhữngtrách nhiệm trong gia đình, những quy tắc phải tuân theo Nhưng với nhiều em, nhất làcác bạn trai, công việc trên dường như là điều luôn gây khó chịu, gia đình có thể là mộtnơi mà bạn phải chịu đựng nhiều điều, thậm chí gây thù địch, cản trở tự do

Các em muốn được tự do bày tỏ những quan điểm, ước muốn, dự định riêng, quacách sinh hoạt thất thường về giờ giấc, cách ăn mặc và kiểu tóc kinh dị, nghe những loạinhạc kích động, …(Lê Văn Hồng và ctv, 1998)

Điều này làm cho bậc cha mẹ khó chịu, la mắng hay cằn nhằn Vì vậy các emcảm thấy bực bội và phản ứng lại bằng cách: cải lại hoặc ngôi yên bằng thái độ tháchthức

Theo Kiến Văn, Lý Chủ Hưng (2007) có một số lĩnh vực chính gây xung đột vàcăng thẳng trong gia đình là:

◘ Sự khác biệt về tính cách tâm lý giữa những người trong gia đình (tr 26)

◘ Đụng chạm về nhu cầu, cách sinh hoạt của các thành viên trong gia

đình (tr 28)

Sự đụng chạm thường mang tính hình thức là những bực tức nhỏ

◘ Những mong đợi của cha mẹ (tr 30)

Bậc cha mẹ thường mong muốn rất nhiều điều và hay đặt ra những tiêu chuẩn cao, đầy

kỳ vọng nơi con cái Họ đòi hỏi con cái phải biết hành động một cách hợp tình, hợp lý,

có trách nhiệm trong khi các em lại muốn sống tự do và được là chính mình Chính sự kỳvọng, quan tâm không đúng mức của cha mẹ làm học sinh có tâm lý lo sợ

◘ Sức ép trong cuộc sống hiện đại (tr 33)

Trang 14

Nói chung, tuổi thanh thiếu niên có thể thay đổi tính cách của mình : vừa là mộtngười lầm lì, khó chịu khi ở nhà, nhưng ra ngoài vẫn có thể là một người rất đáng yêu,đáng tính nhiệm Và tính tình có thể thật thoải mái dễ chịu ở môi trường này, nhưng cũng

có tính khí thất thường ở nơi khác

◘ Bất mãn trước quyền lực và những quy tắc luật lệ do gia đình đưa ra (tr 32)

Đây là lãnh vực chính gây căng thẳng đối với lứa tuổi thanh thiếu niên Mặc dùquá trình trưởng thành khiến các em có những hành vi vô lý hoặc gây khó khăn chongười khác nhưng nguyên nhân sâu xa của vấn đề là do xuất hiện bất mãn trong tâm lýcác em

Khi còn nhỏ, cha mẹ xuất hiện như những thần tượng, đáng yêu và là những ngườiđem đến mọi sự, mặc dù có thể trong thực tế họ không như vậy Đến khi trở thành mộtthanh thiếu niên, các em đánh mất vầng hào quang này và nhìn thấy cha mẹ với tất cảnhững bất toàn của họ

◘ Ly dị (tr 56)

Đây là một vấn đề chưa xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên, nhưng nếu trong giađình có tình trạng này, thì có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài đối với các em làm đảolộn nền tảng an toàn của gia đình và khó lường hết những tác hại đau lòng

1.4.2.2 Áp lực từ nhà trường

Ở trường, hầu hết những stress của các em phát sinh từ 3 lĩnh vực: áp lực từ bạn

bè, những vấn đề về học tập và mâu thuẩn với thầy cô giáo (Charmaine Sauaders, 2004)

◘ Áp lực từ bạn bè

Các bạn trẻ hầu hết có tư tưởng cực đoan thậm chí muốn buông thả, chấp nhận trảgiá cao cho lối sống hoàn toàn tự do, không lệ thuộc vào bất cư điều gì Có những emkhước từ những người bạn vì lối ăn mặc của họ hoặc học hành quá chăm chỉ hoặc có lốisống quá tĩnh lặng hoặc tỏ ra quá tôn trọng người khác và đôi khi không vì lý do rõ rệtnào cả Các em thường lo lắng về vị trí của mình trong nhóm Nhiều em có ý định hoặcnghĩ đến việc tự vẫn, thậm chí còn đưa ra tình trạng bị khước từ và cảm giác cô độc như

là nguyên nhân cho hành động của mình Các em thường lý tưởng hóa tình bạn, có sựquyến luyến mạnh mẽ về mặt cảm xúc khiến các em ít thấy những đặt điểm thực tế ở bạnnên rất dễ bị “vỡ mộng”

Áp lực từ bạn bè là sự ảnh hưởng của những người đồng trang lứa trực tiếp tácđộng lên nhau theo thời gian Bạn bè thường có khuynh hướng hay đưa ra nhận xét về tất

cả những điều mà các em làm và sự tán thành của họ rất quan trọng Đối với nhiều thanhthiếu niên, điều nguy hiểm là các em rất nhạy cảm và quá bận tâm đến sự tán thành hay

Trang 15

chê bai của bạn bè Các em liên tục muốn thử sức mình và có thể bị bạn bè xấu khiêukhích “thử lửa” với những thói xấu hoặc tệ nạn xã hội: hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng

ma túy, đua xe, quan hệ trai gái bừa bãi, hoặc có những hành động mang tính cách pháhoại với mục đích chỉ để mua vui cho mình

Nội dung chương trình quá nặng, mang tính hàn lâm mà thiếu tính phổ thông, cănbản khoa học, sẽ làm cho học sinh quá tải về trí tuệ Không có thời gian vui chơi giải trí,

tự học tự khám phá, làm giảm khả năng sáng tạo của học sinh

Hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, trách phạt, kỷ luật nghiêmkhắc làm các em lo lắng, xấu hổ dẫn đến áp lực cho các em

Tuổi trẻ có quá nhiều ước mơ đến nổi các em tin rằng mình là người giỏi giangnhất và cứ thế đeo đuổi suy nghĩ đó nhưng rồi các em phải trải qua các kỳ thi, giải quyếtnhững bài vở và công việc được giao, phải đương đầu với vấn đề điểm số thứ hạng làm

vỡ mộng Như vậy bài vở là yếu tố gây căng thẳng nhất đối với các thanh thiếu niên

Nguyên nhân chính gây áp lực trong lớp học là nổi buồn chán, không có khả năngtrả lời các câu hỏi của giáo viên, xung đột và thái độ xấu của bạn bè Bạn trẻ thường thấychán nản khi không theo dỏi bài học hoặc tâm trí sao lãng

◘ Mâu thuẫn với thầy cô giáo

Các em cũng có vấn đề đối với các thầy cô giáo, ban giám hiệu và các quy tắctrong trường Chính bản chất lứa tuổi thanh thiếu niên khiến bạn trẻ muốn nổi loạn, haythắc mắc và bất chấp, trong khi tính cách này khiến người lớn tức điên lên

Tóm lại, một trong những áp lực lớn nhất mà các em phải đương đầu đó là nhữngbận tâm về tương lai và sự thành đạt ở đời, bao gồm: những áp lực từ phía cha mẹ và xãhội, nhu cầu có bằng cấp cao, có công việc ổn định, những hoài bão về công danh sựnghiệp và có mức sống với những điều kiện kinh tế hiện hành Nhưng trong thời đại này,các em còn phải đối diện với thực tế phức tạp hơn nhiều, đó là sự canh tranh gay gắt vềcông ăn việc làm, những trở ngại lớn lao, cụ thể là nạn thất nghiệp tràn lan, tất cả nhữngđiều này đòi hỏi các bạn trẻ luôn phải phấn đấu vượt qua

Trang 16

Bậc phụ huynh vẫn thường hay nói với các thanh thiếu niên rằng họ không còn làđứa trẻ thơ nữa và nên hành động một cách có trách nhiệm, nhưng mặt khác, những tiêuchuẩn về cách cư xử mà người lớn đặt ra cho các em lại có nhiều giới hạn, khiến các bạnthấy bối rối không ít, đặc biệt nhất trong lĩnh vực tính dục (Lê Văn Hồng và ctv, 1998).

Xong ở các em đã có sự quan tâm nhiều đến những vấn đề tình dục, về sinh sản,

về tình yêu nhưng rất ít hiểu biết Nên việc tìm đọc, xem tranh ảnh về nội dung giới tính

là một nhu cầu tất yếu Điều này không có gì sai trái nhưng với luồng thông tin đa dạng

đó, có cả tốt lẫn xấu nếu không có sự hướng dẫn, kiểm soát của bậc phụ huynh thì các emkhó mà chọn lọc, biết cái gì nên hay không nên, dễ rơi vào thế bị động và hoang mang

Trang 17

Chương 2: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ THẢO LUẬN

2.1 Khó khăn tâm lý của học sinh trường THPT xxx

2.1.1.Tâm lý hiện tại của học sinh trường THPT xxx

Bảng 2.1: Tâm lý hiện tại của học sinh trường THPT xxx

Từ bảng 2.1: có 6% số học sinh được khảo sát là có trạng thái tâm lý “hài lòng và hoàntoàn yên tâm” với cuộc sống của mình, con số này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ

Số còn lại tới 94% có tâm trạng lo lắng ở các mức độ khác nhau, trong đó 5,2%

“thường xuyên lo lắng” Những em này có nguy cơ cao dẫn tới sự lo âu và rối nhiễu tâm

lý, cần được sự hỗ trợ kịp thời và đúng lúc từ phía gia đình, nhà trường và 2% “ ý kiếnkhác”: “các em chẳng hài lòng mà cũng chẳng lo lắng” Cũng từ số liệu trên cho thấyphản ánh sự căng thẳng quá mức của số đông học sinh trường THPT xxx

So sánh sự khác biệt về mức độ lo lắng, không an tâm của học sinh giữa các khối10,11,12 thì sự sai khác là không đáng kể Khối nào cũng có những nỗi lo riêng:

Khối 10, có 93,5% HS có tâm trạng lo lắng, vì là khối đầu cấp với môi trường học

xa lạ, chương trình học mới, bạn bè mới…gây cho các em lo âu, căng thẳng Trong khi,92,5% HS khối 12 có tâm trạng lo lắng, vì là khối cuối cấp với những áp lực chọn ngànhnghề, thi tốt nghiệp, đại học, tình yêu tuổi mới lớn…và HS khối 11 có tâm trạng lo lắng

ít nhất trong 3 khối vì các em đã qua giai đoạn bỡ ngỡ ở lớp 10, mà cũng chưa bị áp lựccuối cấp của 12, tuy nhiên các em cũng không thoát khỏi trạng thái tâm lý này 90 % Còn về mức độ cảm nhận “hài lòng và hoàn toàn yên tâm” thì học sinh khối 12 có

tỷ lệ chọn là cao nhất trong ba khối (7,5%) Điều này có thể lý giải được vì học sinh khối

12 có sự phát triển hoàn thiện hơn về cơ thể cũng như thái độ nhận thức so với 2 khối cònlại

2.1.2 Các khía cạnh thể hiện khó khăn tâm lý của học sinh trường THPT xxx

Sự phát triển với tốc độ nhanh và đầy biến động của nền kinh tế - xã hội cùng cácyêu cầu ngày càng cao của nhà trường, thêm vào đó là sự kỳ vọng quá mức của gia đìnhđang tạo ra những áp lực lớn gây căng thẳng cho HS Hậu quả là ngày càng có nhiều HS

Trang 18

gặp khó khăn trong học tập, xây dựng lý tưởng sống, cách thức ứng xử phù hợp trong cácmối quan hệ xung quanh Khó khăn tâm lý cụ thể mà học sinh trường THPT xxx gặpphải là rất đa dạng, các số liệu ở bảng sau đã phản ánh điều này.

Bảng 2.2 Các khía cạnh thể hiện khó khăn lý tâm của HS trường THPT xxx

áp lực lớn ảnh hưởng tới tâm lý các em Như lịch học dày đặc, chương trình học quánặng, có quá nhiều bài tập, bài kiểm tra, yêu cầu của giáo viên đặt ra cao, giảng bài khóhiểu… Làm các em “căng ra” không có thời gian giải trí, mà chỉ học và học

Trong mối quan hệ với gia đình cũng là một khía cạnh gây khó khăn tâm lý chocác em chiếm tỷ lệ 74,8%, M=2 Các em lo lắng vì bố mẹ không hiểu mình, hay áp đặt,không tin tưởng các em không khí gia đình căng thẳng Qua đây phụ huynh nên quantâm học tập của các em trước khi đưa ra yêu cầu của mình Làm được điều này sẽ tránhđược tình trạng các em không đủ sức khỏe và năng lực hoàn thành kỳ vọng của cha mẹnhưng vẫn cố sức dẫn đến suy kiệt tinh thần và thể chất

Ngày đăng: 25/12/2014, 23:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đại từ điển tiếng việt. Bộ giáo dục và đào tạo trung tâm ngôn ngữ văn hóa Việt Nam. NXB văn hóa thông tin. 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại từ điển tiếng việt
Nhà XB: NXB văn hóa thông tin. 2006
2. Khó khăn tâm lý và nhu cầu tham vấn của học sinh THPT. Dương Thị Diệu Hoa,Vũ Khánh Linh,Trần Văn Thức. Tạp chí tâm lý học, số 2. 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khó khăn tâm lý và nhu cầu tham vấn của học sinh THPT
3. Lý luận dạy học. Lê Phước Lộc. Trường ĐH Cần Thơ. 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học
4. Phương pháp nghiên cứu khoa học. Châu Kim Lang. Lưu hành nội bộ. 200 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học
5. Tâm lý học. Bùi Ngọc Oánh, Nguyễn Hữu Nghĩa, Triệu Xuân Quỳnh. Trường ĐH sư phạm Tp. HCM. 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học
6. Tham vấn - một dịch vụ xã hội cần được phát triển ở Việt Nam. Bùi Thị Xuân Mai. Tạp chí tâm lý học, số 2. 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tham vấn - một dịch vụ xã hội cần được phát triển ở Việt Nam
7. Tâm lý học xã hội. Bùi Văn Huệ, Vũ Dũng. NXB quốc gia. 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học xã hội
Nhà XB: NXB quốc gia. 2003
8. Thanh thiếu niên và stress. Charmaine Sauaders (Khánh Vân dịch), NXB thanh niên. 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh thiếu niên và stress
Nhà XB: NXB thanhniên. 2004
9. Tư vấn tâm lý học đường. Kiến Văn, Lý Chủ Hưng. NXB phụ nữ. 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư vấn tâm lý học đường
Nhà XB: NXB phụ nữ. 2007
10. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. Lê Văn Hồng và ctv. NXB giáo dục.1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Nhà XB: NXB giáo dục.1998
11. Tâm lý học đại cương. Nguyễn Quang Uẩn. NXB ĐH quốc gia HCM. 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học đại cương
Nhà XB: NXB ĐH quốc gia HCM. 2003
12. Tìm hiểu vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong tư vấn tâm lý học sinh một số trường THPT. Nguyễn Thị Trang. Luận văn tốt nghiệp cử nhân sư phạm ĐH Nông Lâm, Tp. HCM, Việt Nam. 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong tư vấn tâm lý học sinh một sốtrường THPT
13. Tư vấn tâm lý căn bản. Nguyễn Thơ Sinh. NXB Lao động. 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư vấn tâm lý căn bản
Nhà XB: NXB Lao động. 2006
14. Lời khẩn cầu của học sinh, “Xin đừng gây áp lực cho con”. Như Lịch - Thiên Long, 2007.http://wwwhocmai.vn/mod/newshm/view.php?id=95415. Tuyển tập tâm lý học. Phạm Minh Hạc. NXB giáo dục. 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời khẩn cầu của học sinh, “Xin đừng gây áp lực cho con”". Như Lịch - ThiênLong, 2007. http://wwwhocmai.vn/mod/newshm/view.php?id=95415. "Tuyển tập tâm lý học
Nhà XB: NXB giáo dục. 2002
16. Hoạt động của phòng tư vấn tâm lý - giáo dục - hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông. Trần Thị Thu Mai, 2007. http://honviet.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động của phòng tư vấn tâm lý - giáo dục - hướng nghiệp ở trường trunghọc phổ thông
17. Tư vấn học đường. Đoan Trúc, 2007. http://vietnamnet.vn/giaoduc/vande/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư vấn học đường
18. Một học sinh tự tử vì áp lực học tập. Hồng Lân, 2008. http:// www.nld.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một học sinh tự tử vì áp lực học tập

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w