Quy hoạch xây dựng nông thôn mới là 1 trong 11 nội dungcủa Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, với mục tiêuđặt ra là đạt yêu cầu tiêu chí số 1 của Bộ tiêu chí quốc
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông thôn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế
-xã hội của mỗi quốc gia Việt Nam là nước nông nghiệp, dân số sống ở khu vựcnông thôn chiếm gần 75% dân số cả nước Vì vậy, phát triển nông nghiệp, nôngthôn có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, Đảng vàNhà nước ta đã rất quan tâm đến phát triển nông nghiệp nông thôn Để triển khaiNghị quyết số 26 - NQ/TW ngày 05/08/2008 của BCH Trung ương, với chủtrương đưa nông thôn tiến kịp với thành thị, xây dựng mục tiêu hiện đại hóanông thôn Việt Nam vào cuối năm 2020; Chính phủ, các bộ ngành, địa phương
đã ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện như sau: Quyết định số491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộtiêu trí quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Quyết định số 800/QĐ-Ttg ngày04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình mục tiêu Quốcgia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020”; Thông tư số07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất cấp xã theo Bộ tiêu chí quốcgia về nông thôn mới; Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/08/2010 của BộXây dựng về Quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch về quy hoạch quản
lý xây dựng xã nông thôn mới;… với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 có 50%
số xã đạt được mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới Như vậy quyhoạch nông thôn mới là nhiệm vụ lớn đặt ra cho các cấp đảng uỷ, chính quyền
và toán thể nhân dân Quy hoạch xây dựng nông thôn mới là 1 trong 11 nội dungcủa Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, với mục tiêuđặt ra là đạt yêu cầu tiêu chí số 1 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới Trong
đó có 2 nội dung chính là: (i) quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu chophát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vàdịch vụ; và (ii) quy hoạch phát triển hạ tâng kinh tế - kỹ thuật – môi trường; pháttriển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã
Trang 2Nhằm triển khai quy hoạch phát triển nông thôn mới huyện Văn Lâm –Hưng Yên đến năm 2020, xã Lạc Đạo là 1 trong 25 xã được triển khai công tácquy hoạch Với các mục tiêu: cụ thể hoá quy hoạch tppngr thể phát triển kinh tế
xã hội của huyện Văn Lâm nói riêng và của tỉnh Hưng Yên nói chung, đáp ứngnhu cầu phát triển kinh tế xã hội gắn với quá trình hiện đại hoá nông thôn về sảnxuất nông nghiệp, công nghiệp, phát triển đô thị, dịch vụ; nâng cao, đầu tư xâydựng mới các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; phát triển các khu dân
cư mới; cải tạo, chỉnh trang xóm làng cũ, đảm bảo không gian cảnh quan; gópphần giữ gìn các bản sắc văn hoá; bảo vệ môi trường sinh thái của địa phương;phục vụ công tác quản lý, kiểm soát phát triển
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai và xây dựng đã gặp một số khó khăn,
đó là: (i) việc thu hồi đất để xây dựng các công trình gặp nhiều khó khăn do bịkhống chế bới chỉ tiêu phân khai quy hoạch dử dụng đất; (ii) người dân có đất bịthu hồi không ủng hộ do giá bồi thường và hỗ trợ thấp; (iii) việc thực hiện cáchạng mục công trình đòi hỏi phải huy động một nguồn vốn rất lớn; (iv) một sốtiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới không phù hợp với đặc thùcủa vùng; (v)một số quy hoạch bị chồng chéo và mâu thuẫn giữa quy hoạch xâydựng nông thôn mới với các loại hình quy hoạch khác; (vi) một số công trình bịlãng phí do khi quy hoạch mới chỉ quan tâm đến nhu cầu của nhân dân trong xã
và thực trạng của xã mà chưa có sự quan tâm đến các xã lân cận
Từ những lý do nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới và xây dựng thiết kế không gian khu trung tâm xã Lạc Đạo – huyện Văn Lâm – tỉnh Hưng Yên” nhằm tìm ra những tồn
tại trong quá trình thực hiện để từ đó đề xuất giải pháp phù hợp góp phần đảmbảo mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới sớm được thực hiện
2 Mục đích nghiên cứu
- Dựa trên các tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đánh giáthực trạng công tác xây dựng nông thôn mới tại xã Lạc Đạo, huyên Văn Lâm,tỉnh Hưng yên trong thời gian vừa qua nhằm khẳng định những thành tựu củađịa phương, đồng thời tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát
Trang 3triển nông thôn mới của xã.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạchxây dựng nông thôn mới
3 Yêu cầu
- Đánh giá đầy đủ các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thực trạng pháttriển nông thôn và đưa ra định hướng phát triển về không gian, mạng lưới điểmdân cư, về hạ tầng kỹ thuật, hạ tần xã hội thôi các tiêu chí của quy hoạch nôngthôn mới
- Nắm vững các văn bản do Nhà nước và địa phương ban hành có liênquan tới quy hoạch xây dựng nông thôn mới
- Thu thập điều tra các tài liệu, số liệu, văn bản và bản đồ có liên quan.Đảm bảo tính trung thực, chính xác, phản ánh đứng hiện trạng
- Tuân thủ các quy định pháp lý có liên quan về bảo vệ các công trình kỹthuật, công trình quốc phòng, di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh vàbảo vệ môi trường
- Phù hợp với quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội và các quyhoạch ngành của địa phương đã được phê duyệt
- Các giải pháp đưa ra phải xuất phát từ kết quả nghiên cứu của đề tài, phùhợp với thực tiễn của địa phương
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
- Phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 – 2020
- Các văn bản pháp lý có liên quan đến xây dựng nông thôn mới
- Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
b Phạm vi nghiên cứu
- Số liệu hiện trạng về đất đai, kinh tế xã hội
- Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới được điều tra đến tháng 6/2014
Trang 4-Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về quy hoạch xây dựng nông thôn mới
1.1.1 Cơ sở lý luận về quy hoạch xây dựng nông thôn mới
1.1.1.1.Khái niệm vùng nông thôn
Cho đến nay, chưa có một định nghĩa chuẩn xác được chấp nhận một cáchrộng rãi về nông thôn Khi nói về nông thôn, thường thì người ta hay so sánhnông thôn với thành thị Có ý kiến cho rằng có thể dùng chỉ tiêu dân số, mật độdân cư để phân biệt nông thôn với thành thị Có ý kiến đưa ra nên dùng chỉ tiêutrình độ kết cấu hạ tầng, chỉ tiêu phát triển sản xuất hàng hoá, lại có ý kiến chorằng nông thôn là vùng mà ở đấy chủ yếu làm nông nghiệp Tất cả những ý kiếntrên đều đúng nhưng chưa đầy đủ Nếu dùng những chỉ tiêu riêng lẻ thì chỉ thểhiện được từng mặt của nông thôn nhưng chưa thể bao trùm được khái niệmvùng nông thôn một cách đầy đủ
Theo ý kiến phân tích của các nhà xã hội học và kinh tế học có thể đưa rakhái niệm tổng quát về vùng nông thôn như sau: “Nông thôn là vùng khác với đôthị là ở đó có một cộng đồng chủ yếu là nông dân, làm nghề chính là nông nghiệp;
có mật độ dân cư thấp hơn; có kết cấu hạ tầng kém phát triển hơn; có mức độ phúclợi xã hội thua kém hơn; có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuấthàng hóa thấp hơn” (Vũ Thị Bình và cs, 2006)
Tuy nhiên khái niệm trên cần được đặt trong điều kiện thời gian và khônggian nhất định của nông thôn mỗi nước, mỗi vùng
1.1.1.2 Khái niệm phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn nhìn chung được diễn tả bao gồm các hành động vàsáng kiến được thực hiện để cải thiện mức sống khu vực ngoài đô thị, nông thôn,
và các làng bản xa xôi Những cộng đồng này có thể được nhận diện bởi mật độdân số thấp, người dân sống trong các vùng không gian mở
Như vậy, phát triển nông thôn là hệ thống đảm bảo sự phát triển tổng hợpkinh tế, xã hội, văn hóa và bảo vệ môi trường tại khu vực nông thôn nhằm vào
Trang 5việc cải thiện mức sống, cả tinh thần và vật chất của dân cư nông thôn Tùy theogóc độ xem xét, phát triển nông thôn có thể được diễn giải theo những cách khácnhau Góc độ xem xét và diễn giải nội dung phát triển nông thôn tương ứngđồng thời phục vụ triển khai thực hiện phát triển nông thôn theo các cách, mụctiêu khác nhau (Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2010).
Theo lĩnh vực phát triển, phát triển nông thôn bao gồm các lĩnh vực pháttriển được xem xét riêng biệt, mặc dù trong thực tế, các lĩnh vực đó có mối liên
hệ, tác động qua lại lẫn nhau Các lĩnh vực đó bao gồm: Quản lý các nguồn tàinguyên (tự nhiên - đất đai, nguồn nước, thảm thực vật, con người, tổ chức, );Phát triển kinh tế (nông nghiệp, phi nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,phát triển sản xuất hàng hóa, chế biến, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển thịtrường, ); Nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (giống câytrồng, vật nuôi, chế biến, bảo quản, quản lý, ); Phát triển cơ sở hạ tầng (hệthống đường giao thông, hệ thống công trình thủy lợi, hệ thống điện, ); Vănhóa - xã hội (giáo dục, y tế, mức độ nghèo đói, ); Chính sách (đất đai, tín dụng,đầu tư, ); Phòng chống giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai,
Theo phạm vi lãnh thổ, phát triển nông thôn có thể được xem xét bao gồmphát triển nông thôn cho cả nước, theo vùng, tỉnh, huyện, xã và cả thôn ấp Nócòn có thể được xem xét dưới góc độ quản lý hành chính Nhà nước, có cấp trungương và cấp địa phương, khi đó cấp địa phương có thể bao gồm các cấp khácnhau theo chiều từ trên xuống là cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và cuối cùng làthôn ấp Tham gia thực hiện và hỗ trợ phát triển nông thôn, bên cạnh đó, có thể
là hệ thống không chính thức gồm các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt độngtrong các lĩnh vực khác nhau tại khu vực nông thôn (Viện quy hoạch và thiết kếnông nghiệp, 2010)
Theo cách tiếp cận phát triển, phát triển nông thôn có thể bao gồm tiếpcận phát triển thông thường từ trên xuống; Tiếp cận phát triển từ cộng đồng, từngười dân đi lên và tiếp cận phát triển có kết hợp từ trên xuống với từ dưới đilên Mỗi cách tiếp cận có thể có lợi thế riêng Tuy vậy tiếp cận thông thường,tiếp cận từ trên xuống đang bộc lộ nhiều nhược điểm, không còn tạo ra động lực
Trang 6cho phát triển nông thôn, nhất là việc áp dụng tại cấp cơ sở địa phương Tiếp cận
từ dưới lên coi trọng vai trò của cộng đồng, cho rằng cộng đồng khi được nângcao năng lực, được trao quyền có thể phát huy vai trò làm chủ, quản lý cácnguồn lực từ huy động các nguồn lực trong và ngoài cộng đồng phục vụ việc tổchức thực hiện các hoạt động cơ bản, thiết yếu, quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giảntốt hơn (Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2010)
Một khái niệm khác về phát triển nông thôn được đưa ra: “Phát triển nôngthôn là một quá trình thay đổi bền vững có chủ ý về xã hội, kinh tế, văn hóa và môitrường nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương”
Để diễn đạt định nghĩa đầy đủ cần lưu ý đặc biệt những điểm sau:
- Quá trình: Phát triển nông thôn không phải là một công việc làm trongmột thời gian ngắn Nó cần phải được theo đuổi trong một thời gian dài nhiềunăm và có chủ ý
- Thay đổi: Phát triển nông thôn là sự thay đổi có chủ ý để làm cho mọiviệc tốt hơn lên
- Các cụm từ: Xã hội, kinh tế, văn hóa, môi trường – chỉ ra phạm vi củachủ đề phát triển và cần phải nhìn nó một cách toàn diện
- Bền vững: Quá trình phát triển phải bền vững, sự phát triển của ngàyhôm nay không ảnh hưởng đến yêu cầu phát triển của ngày mai
- Nâng cao đời sống của người dân địa phương: Một số chương trình pháttriển “địa phương” trước đây được khuyến khích do nhu cầu quốc gia, hơn là nhucầu của bản thân người dân địa phương Nhu cầu quốc gia tất nhiên có thể đáp ứngthông qua phát triển nông thôn và bất cứ sự đáp ứng thành công nào nhu cầu địaphương cũng sẽ đóng góp cho sự phồn thịnh quốc gia (Vũ Thị Bình và cs, 2006).1.1.1.3 Mối liên hệ giữa phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới và chươngtrình nông thôn mới
a Vị trí và phạm vi của PTNT
Như được phân tích ở trên, PTNT bao gồm các hoạt động đa ngành nhằmmục tiêu cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn Theocách đánh giá phục vụ các mục tiêu khác nhau, nội dung liên quan trong PTNT
Trang 7cũng thay đổi khác nhau tương ứng Tuy vậy nhìn chung, nội dung PTNT là rấtrộng lớn, có thể bao gồm các hoạt động đa ngành, liên quan đến nhiều cấp độkhác nhau diễn ra chủ yếu tại khu vực nông thôn.
Như vậy tất cả các hoạt động nhằm đến mục tiêu cuối cùng, có tác độngđến việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của bộ phận dân cư, của cáccộng đồng nông thôn một cách bền vững, đều có thể coi là hoạt động, nội dungcủa PTNT
b Vị trí và phạm vi của xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới có thể tạm coi là một bộ phận, hợp phần củatổng thể PTNT Nếu căn cứ vào diễn giải ngôn từ, nông thôn mới sẽ khác biệtvới nông thôn hiện nay hoặc với nông thôn trước kia Sự khác biệt đó hàm ý sựthay đổi theo hướng tích cực của vùng nông thôn Các thay đổi có thể về bộ mặtnông thôn thể hiện ra bên ngoài nói chung, nhưng cũng có thể là các thay đổi vềchất lượng, về tinh thần tạo ra động lực thúc đẩy PTNT tại vùng phạm vi địa lýnhất định Nếu PTNT là vấn đề phát triển chung, có sự thống nhất tương đối và
có thể chia sẻ giữa các nước khác nhau trên thế giới, thì xây dựng nông thôn mới
có tính chất đặc thù Không nhiều nước sử dụng và phát triển nội dung nàythành công trong PTNT
Xây dựng nông thôn mới tập trung vào tổ chức thực hiện các nội dungPTNT tại cấp cơ sở Việc quản lý và thực hiện trên cơ sở cấp quản lý chínhquyền tiếp xúc trực tiếp với cộng đồng dân cư Nó có giới hạn về phạm vi địa lývới vùng diện tích tương đối nhỏ, tương ứng với phạm vi sinh sống của mỗicộng đồng dân cư nông thôn Xây dựng nông thôn mới là một quá trình liên tục,lâu dài Các nội dung sẽ bao trùm tất cả các hoạt động PTNT tại cấp cơ sở Cónhiều bên với vai trò khác nhau sẽ tham gia vào quá trình xây dựng nông thônmới, đó là người dân, Nhà nước, các tổ chức và cá nhân khác
c Vị trí và phạm vi của chương trình nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là việc tập trung thực hiện các nội dung PTNTtại cấp cơ sở Trong đó có sự tham gia của nhiều bên liên quan khác nhau Sựtham gia của Nhà nước có vai trò rất quan trọng để có thể thúc đẩy PTNT cấp cơ
Trang 8sở ở vùng nông thôn trên phạm vi cả nước, đưa đến một mặt bằng chung, nhất là
có thể tạo ra động lực cho sự phát triển mạnh mẽ về chất trong các giai đoạn tiếptheo
Như vậy, chương trình nông thôn mới do Nhà nước khởi xướng và thiết
kế chương trình, trong đó có phần hỗ trợ quan trọng và phù hợp của Nhà nướcnhắm đến việc xây dựng nông thôn mới Chương trình nông thôn mới thường cókhung thời gian trong giai đoạn 5-10 năm đầu của quá trình xây dựng nông thônmới
1.1.2 Cơ sở pháp lý về quy hoạch xây dựng nông thôn mới
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008, Hội nghị lần thứ 7của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X về “nôngnghiệp, nông dân, nông thôn”;
- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP của Chính phủ ban hành chương trìnhhành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW;
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướngChính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nôngthôn mới giai đoạn 2010 – 2020;
- Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13tháng 4 năm 2011 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ kế hoạch vàđầu tư, Bộ tài chính về việc Hướng dẫn một số nội dung thực hiện quyết định số800/QĐ-TTG ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệtChương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
- Thông tư liên tịch số 51/2013/TTLT- BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày02/12/2013 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ kế hoạch và đầu tư,
Bộ tài chính về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC;
Trang 9- Thông tư liên tịch số: 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày
28 tháng 10 năm 2011 của liên Bộ: Xây dựng, Nông nghiệp & PTNT, Tàinguyên và Môi trường về việc quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quyhoạch xây dựng xã nông thôn mới;
- Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 về Hướng dẫnthực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;
- Thông tư số 17/2010/TT-BXD ngày 30/09/2010 về việc hướng dẫn xácđịnh và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
- Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/08/2010 về việc quy định việclập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thônmới;
- Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/09/2009 của Bộ Xây dựng vềBan hành Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
- Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/09/2009 của Bộ Xây dựng vềBan hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Sổ tay hướng dẫn lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới của Bộ xâydựng ban hành năm 2010
- Quyết định 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 của Thủ tướng Chính phủPhê duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới
- QCVN 14: 2009/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia –Quy hoạch xâydựng nông thôn Vietnam Building Code-Rural Residental Planning, ban hànhtheo thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009; Tiêu chuẩn quy hoạch xâydựng nông thôn được ban hành theo thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày10/9/2009;
- Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 hướng dẫn thực hiện
bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Quyết định số 2933/BGTVT-KHĐT ngày 11/5/2009 của Bộ Giao thôngvận tải hướng dẫn tiêu chí nông thôn mới trong lĩnh vực giao thông nông thôn;
Trang 10- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng vềviệc quy định nội thuyết minh, nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng; số15/2008/QĐ-BXD về việc ban hành định mức chi phí quy hoạch xây dựng
- Công văn số 1416/BNN-KTHT, ngày 27/05/2009 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn lập Đề án thí điểm xây dựng nôngthôn mới cấp xã;
- Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện Văn Lâm lần thứ 9;
- Quyết định số 208/2010/QĐ-Ttg ngày 13/12/2004 của Thủ tướng Chínhphủ về việc Phê duyệt định hướng quy hoạch chung xây dựng nông thôn mớihuyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên;
- Quyết định số 24/2005/QĐ-UBND ngày 23/08/2005 của UBND tỉnhHưng Yên về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyệnVăn Lâm giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020;
- Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Văn Lâmđến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Căn cứ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳđầu (2011-2015) huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên;
- Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ lợi huyện Văn Lâm giai đoạn2010-2020 và định hướng đến năm 2030;
- Căn cứ đề án phát triển giao thông huyện Văn Lâm giai đoạn 2020;
2010 Căn cứ văn bản số 1141/UBND2010 QLDL ngày 29/03/2011 về việc triểnkhai lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch chi tiết 1/2000 xã LạcĐạo, huyện Văn Lâm;
- Căn cứ quyết định số 2798/QĐ-UBND ngày 04/04/2011 về việc thànhlập Ban quản lý dự án Quy hoạch xây dựng nông thôn mới huyện Văn Lâm;
- Căn cứ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2010UBND xã Lạc Đạo;
- Căn cứ các văn bản tài liệu về dân số đất đai xã Lạc Đạo;
- Các tiêu chuẩn quy phạm có liên quan
Trang 111.2 Cơ sở thực tiễn về quy hoạch xây dựng nông thôn mới
1.2.1 Tình hình quy hoạch phát triển nông thôn trên thế giới
Phát triển nông nghiệp để xây dựng một nông thôn mới trong giai đoạn hiệnnay, từ các góc cạnh khác nhau, đang là mối quan tâm chung của cả cộng đồng thếgiới Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về vấn đề này là bài học choViệt Nam
a Mỹ: phát triển ngành “kinh doanh nông nghiệp”
Mỹ là nước có điều kiện tự nhiên cực kỳ thuận lợi để phát triển nông nghiệp VùngTrung Tây của nước này có đất đai màu mỡ nhất thế giới Lượng mưa vừa đủ chohầu hết các vùng của đất nước; nước sông và nước ngầm cho phép tưới rộng khắpcho những nơi thiếu mưa
Bên cạnh đó, các khoản vốn đầu tư lớn và việc tăng cường sử dụng lao động cótrình độ cao cũng góp phần vào thành công của ngành nông nghiệp Mỹ Điều kiệnlàm việc của người nông dân làm việc trên cánh đồng rất thuận lợi: máy kéo vớicác ca bin lắp điều hòa nhiệt độ, gắn kèm theo những máy cày, máy xới và máy gặt
có tốc độ nhanh và đắt tiền Công nghệ sinh học giúp phát triển những loại giốngchống được bệnh và chịu hạn Phân hóa học và thuốc trừ sâu được sử dụng phổbiến, thậm chí, theo các nhà môi trường, quá phổ biến Công nghệ vũ trụ được sửdụng để giúp tìm ra những nơi tốt nhất cho việc gieo trồng và thâm canh mùamàng Định kỳ, các nhà nghiên cứu lại giới thiệu các sản phẩm thực phẩm mới vànhững phương pháp mới phục vụ việc nuôi trồng thủy, hải sản, chẳng hạn như tạocác hồ nhân tạo để nuôi cá
Ngành nông nghiệp Mỹ đã phát triển thành một ngành “kinh doanh nông nghiệp”,một khái niệm được đặt ra để phản ánh bản chất tập đoàn lớn của nhiều doanhnghiệp nông nghiệp trong nền kinh tế Mỹ hiện đại Kinh doanh nông nghiệp baogồm rất nhiều doanh nghiệp nông nghiệp và các cơ cấu trang trại đa dạng, từ cácdoanh nghiệp nhỏ một hộ gia đình cho đến các tổ hợp rất lớn hoặc các công ty đaquốc gia sở hữu những vùng đất đai lớn hoặc sản xuất hàng hóa và nguyên vật liệucho nông dân sử dụng Cũng giống như một doanh nghiệp công nghiệp tìm cáchnâng cao lợi nhuận bằng việc tạo ra quy mô lớn hơn và hiệu quả hơn, nhiều nông
Trang 12trại Mỹ cũng ngày càng có quy mô lớn hơn và củng cố hoạt động của mình sao cholinh hoạt hơn.
Sự ra đời ngành kinh doanh nông nghiệp vào cuối thế kỷ XX đã tạo ra ít trang trạihơn, nhưng quy mô các trang trại thì lớn hơn nhiều Đôi khi được sở hữu bởi những
cổ đông vắng mặt, các trang trại mang tính tập đoàn này sử dụng nhiều máy móchơn và ít bàn tay của nông dân hơn Vào năm 1940, Mỹ có 6 triệu trang trại vàtrung bình mỗi trang trại có diện tích khoảng 67 ha, đến cuối thập niên 90 của thế
kỷ XX, số trang trại chỉ còn 2,2 triệu nhưng trung bình mỗi trang trại có diện tích
190 ha Cũng chính trong khoảng giai đoạn này, số lao động nông nghiệp giảm rấtmạnh - từ 12,5 triệu người năm 1930 xuống còn 1,2 triệu người vào cuối thập niên
90 của thế kỷ trước - dù cho dân số của Mỹ tăng hơn gấp đôi Và gần 60% trong sốnông dân còn lại đó đến cuối thế kỷ này chỉ làm việc một phần thời gian trên trangtrại; thời gian còn lại họ làm những việc khác không thuộc trang trại để bù đắpthêm thu nhập cho mình
Hiện nay, trong cuộc sống hiện đại ồn ào, đầy sức ép, người Mỹ ở vùng đô thị hayven đô hướng về những ngôi nhà thô sơ, ngăn nắp và những cánh đồng, phongcảnh miền quê truyền thống, yên tĩnh Tuy nhiên, để duy trì “trang trại gia đình” vàphong cảnh làng quê đó thực sự là một thách thức (Viện quy hoạch và thiết kế nôngnghiệp, 2010).
b Nhật Bản: Mỗi làng một sản phẩm
Phong trào mỗi làng một sản phẩm (viết tắt OVOP: One village oneproduct) được một nhóm nông dân ở thị trấn Oyama, quận Oita, Nhật Bản khởixướng từ những năm 60 thế kỷ trước “Hãy trồng mận và hạt dẻ rồi đi nghỉ ởHawaii” là khẩu hiệu thôi thúc người dân Oita hành động Sau mấy năm chuyểnđổi cơ cấu cây trồng, thay đổi sản phẩm đã tạo nên sự thành công lớn của Hợptác xã Oyama
Là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam Nhật Bản, Oita cách Thủ đô Tokyokhoảng 500 km Cuối những năm 70, khi Nhật Bản đã cơ bản thực hiện xongcông cuộc công nghiệp hóa đất nước, các ngành công nghiệp đã được hình thành
và phát triển ở khu vực thành phố tạo nên sự thu hút mạnh mẽ về lao động từ
Trang 13các vùng nông thôn, trong đó có Oita Thế hệ trẻ sau khi tốt nghiệp các trườngđại học, cao đẳng, dạy nghề đều không muốn trở về vùng nông thôn nơi họ đãđược sinh ra và lớn lên mà muốn ở lại các thành phố và trung tâm công nghiệp.Điều này đã dẫn đến tình trạng hoang tàn và giảm dân số nghiêm trọng ở vùngnông thôn nói chung và Oita nói riêng – hầu như chỉ còn người già và con trẻ ởnhững khu vực này Đứng trước tình hình đó, ngay sau khi được bổ nhiệm làmngười đứng đầu tỉnh Oita, ngài Morihiko Hiramatsu đã đề xuất một loạt sángkiến để khôi phục lại kinh tế của Oita, trong đó có Phong trào “Mỗi làng một sảnphẩm”.
Hợp tác xã nông nghiệp Oyama được trưng bày riêng một khu vực gọi là
“Konohana Garten” và bán với hình thức đưa hàng đến giao hàng ngày cho hệthống các siêu thị trên toàn đất nước là một giải pháp thị trường mang tính sángtạo cao Chất lượng chính là yếu tố thành công của phong trào, yếu tố này khôngchỉ thể hiện ở bản thân chất lượng của hàng hóa được kết tinh ở công nghệ chếbiến và bảo quản đã được giám định kỹ lưỡng bởi các cơ quan chức năng cũngnhư bởi ý thức sản xuất hàng hóa chất lượng cao trong hành vi của người NhậtBản mà còn thể hiện rất rõ ở nghệ thuật bao bì, đóng gói, luôn bắt mắt và thuậntiện cho việc vận chuyển, sử dụng của người tiêu dùng Ngoài hệ thống cửahàng tại các siêu thị, các sản phẩm của Hợp tác xã nông nghiệp Oyama cònđược bán ở hệ thống các trạm nghỉ dọc đường
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung ứng, Phongtrào cũng đề cao vai trò của việc nghiên cứu phát triển và đào tạo nguồn nhânlực Vì đây chính là yếu tố thúc đẩy sự phát triển một cách bền vững Và mộtyếu tố khác khiến cho Phong trào OVOP thành công tại Nhật Bản đến như vậy
là vì Phong trào đã hình thành nên cho người sản xuất tinh thần lao động với ýthức rất cao về sản phẩm của mình làm ra
Năm 2003, thu nhập bình quân đầu người của người dân Oita đạt 22.800USD/người/năm, cao gấp 2 lần so với thời điểm bắt đầu triển khai Phong trào.Giá trị sản phẩm nông nghiệp bình quân đầu người cũng cao gấp đôi Trong đósản phẩm chanh Kabosu của tỉnh này vươn lên chiếm 100% thị phần trong nước