1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tạo hứng thú cho học sinh trong bộ môn giáo dục công dân

25 2,7K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 13,24 MB

Nội dung

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Đề tài: "Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Giáo dục Công dân" PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môn Giáo dục công dân được đưa vào chương t

Trang 1

- -SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài: TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Tên tác giả : HOÀNG THỊ MAI HƯƠNG Chức vụ : Giáo viên

Năm học 2013 - 2014

Trang 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Đề tài: "Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Giáo dục Công dân"

PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Môn Giáo dục công dân được đưa vào chương trình dạy học từ rất lâu Cóthể khẳng định rằng, môn học này có vai trò hết sức quan trọng trong việc hìnhthành và phát triển nhân cách của học sinh

Tầm quan trong đặc biệt của môn học này ở cấp Trung học cơ sở đó chính

là nó góp phần hình thành thế giới quan lành mạnh cho học sinh,giúp học sinhhiểu biết, phân biệt lẽ phải ,trái ; biết tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác ;biết sống trung thực , khiêm tốn, dũng cảm, biết yêu thương và vị tha

Hơn nữa ,Giáo dục công dân còn đóng vai trò chính trong việc tích hợp rấtnhiều vấn đề như :Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình,bảo vệ môi trường, giáo dục pháp luật, giáo dục về an toàn giao thông…

Mặc dù vậy, nhiều giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ vị trí, tầm quantrọng của bộ môn này trong đào tạo nhân cách , rèn luyện kĩ năng sống cho họcsinh nên chưa có nhiều suy nghĩ để tạo ra những phương pháp giảng dạy hiệuquả.Ngoài ra, phần lớn giáo viên đảm nhiện dạy môn Giáo dục công dân ởTrung học cơ sở thường được đào tạo và dạy cùng môn học khác như môn Vănvới Giáo dục công dân, Môn Sử với Giáo dục công dân hoặc chủ nhiệm kiêmdạy thêm môn Giáo dục công dân…Chính vì vậy việc giảng dạy bộ môn nàygặp rất nhiều khó khăn

Hiện nay Môn Giáo dục công dân ở trường Trung học cơ sở đã được chú

ý hơn trước, giáo viên giảng dạy bộ môn này được đi tập huấn, được thi giáoviên dạy giỏi các cấp Đặc biệt hàng năm Phòng Giáo dục có thanh tra Sư phạmgiáo viên bộ môn này Qua những đợt thi giáo viên dạy giỏi và thanh tra Sưphạm, giáo viên được học hỏi và cọ sát rất nhiều song như vậy chưa đủ mà giáoviên cần phải tìm tòi, sáng tạo phương pháp dạy học mới để phát huy tính tíchcực chủ động, sáng tạo đồng thời gợi niềm say mê, háo hức của học sinh đối với

bộ môn Giáo dục nhân cách này.Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Tạo hứng thú cho học sinh trong bộ môn Giáo dục công dân”

Trang 3

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ GIẢI QUYẾT ĐỀ TÀI

1 Thực trạng việc giảng dạy bôn môn GDCD ở nhà trường hiện nay:

Như chúng ta đã biết mục tiêu của Giáo dục chính là đào tạo thế hệ trẻ,đáp ứng nhu cầu của đất nước theo từng giai đoạn phát triển Trước hết phải kểđến đó chính là xã hội, gia đình và bản thân ngành giáo dục còn chú trọng cácmôn khoa học nhằm nâng cao trí tuệ mà chưa chú ý nâng cao cho học sinh,nghĩa là chỉ chú ý đến rèn tài mà nhân cách chưa rèn đạo đức

Thời gian dành cho bộ môn này còn ít (1 tiết/tuần) Sách giáo khoa hiệnnay nội dung phong phú, hợp với lứa tuổi học sinh theo từng cấp học nhưng nếugiáo viên thiếu sự đầu tư thì giờ học sẽ nhàm chán, học sinh không thích học bộmôn này

Giáo viên giảng dạy bộ môn này thường kiêm nghiệm hai phân môn nhưVăn- Giáo dục công dân; sử - Giáo dục công dân…Chính vì vậy mà thời giandành cho bộ môn này chưa đủ dẫn đến bài giảng khô khan,đơn điệu, qua loa

Trong đợt thi giáo viên vừa qua, còn giáo viên đạt thành tích cao trong hộithi đều là những giáo viên đã biết kết hợp nhiều phương pháp dạy học để tăngthêm sự hấp dẫn hứng thú cho học sinh chẳng hạn như lấy tấm gương tiêu biểungoài cuộc sống và trong nhà trường, HS đã tham gia kể chuyện, đóng vai, hoạtđộng nhóm… đã tạo được ấn tượng, sự hứng thú cho học sinh trong giờ học

2 Đối tượng học sinh

- Học sinh trường Trung học Cơ sở Thanh Xuân Nam chúng tôi đa số các

em đều ngoan và đã chú trọng việc học tập của mình.Tuy nhiện còn một số họcsinh chưa chủ động, tự giác học tập vẫn còn phải nhắc nhở trong vấn đề tiếpnhận tri thức Chính vì vậy tạo hứng thú cho học sinh trong bài dạy là điều vôcùng quan trọng

Trang 4

PHẦN III: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

A ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRONG NHÀ TRƯỜNG

Môn Giáo dục công dân ở trường THCS có vai trò quan trọng trọng việchình thành nhân cách cho học sinh.Đặc điểm của nó là bao quát các kiến thức vềđạo đức và pháp luật Các kiến thức của nó không quá phức tạp,đòi hỏi tư duycao.Nó cung cấp những tri thức cơ bản về quan hệ xử sự trong gia đình (ông, bà,cha, mẹ, anh, chị, em…), quan hệ ứng xử với hàng xóm, quan hệ cộng đồng xãhội Đồng thời môn học này còn cung cấp những hiểu biết về các quy tắc, quyđịnh của pháp luật như quyền lao động, quyền công dân… Đặc điểm chươngtrình là kết cấu đồng tâm với các lớp của các cấp học cao hơn

Như vậy, môn Giáo dục công dân có vị trí tầm quan trọng, nó kết hợp vớicác môn học khác có nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, đạo đức của học sinh Songmôn học này giáo dục với tính chất cụ thể nhất Nội dung các bài học đã trựctiếp xây dựng nên nền tảng tư tưởng, tình cảm đạo đức, trách nhiệm và nghĩa vụcủa công dân đối với gia đình, học đường và cộng đồng xã hội Vì thế giáo viêndạy bộ môn này cần phải thấy rõ và đánh giá đúng được vị trí, tầm quan trọngcủa môn học

B NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ TẠO HỨNG THÚ TRONG GIỜ HỌC MÔN GDCD

Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học là vấn đề mà bất kì giáo viên nàokhi lên lớp cũng đều mong muốn mình có thể làm tốt, song thực tế không phải aicũng thành công Bằng chứng cho thấy, có những giáo viên khi lên lớp, học sinhrất thích học, nhưng cũng có những giáo viên khi lên lớp học sinh không cóhứng thú với giờ học, môn học, gây ra mất trật tự Theo tôi để tạo hứng thútrong giờ học Giáo dục công dân, giáo viên phải nắm vững các bước sau:

1 Giáo viên phải hiểu được yêu cầu và nội dung của công tác giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức cho học sinh( Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa trước khi dạy).

Trang 5

Ở đây, giáo dục tư tưởng đạo đức và ý thức chính trị cho học sinh phảitrên cơ sở của chương trình, kiến thức của môn học Mức độ giáo dục học sinhTrung học Cơ sở là phải phù hợp với trình độ, lứa tuổi Yêu cầu cụ thể như sau:

a Công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, chính trị phải phù hợp với trình

độ kiến thức của chương trình học

Đặc điểm kiến thức của lớp 6, lớp 7 về đạo đức là rất giản đơn như kháiniệm về khoan dung, lễ độ, trung thực… những kiến thức này thường phải gắnvới thực tế để minh họa, giảng giải và mức độ xây dựng tình cảm cho học sinhnhẹ nhàng, tự nhiên trên cơ sở của việc giảng giải

b Công tác giáo dục phải phù hợp với đối tượng lứa tuổi

Hầu hết học sinh Trung học Cơ sở còn nhỏ tuổi Việc hiểu các khái niệmcòn trực tiếp, cảm tính cho nên đòi hỏi giáo viên có phương pháp giáo dục thíchhợp Việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh phải trên cơ sở ý nghĩa rút racủa mỗi khái niệm và kiến thức bài giảng Từ đó để học sinh cảm nhận và tự nânglên thành nhận thức và ý thức của bản thân Tránh những lý thuyết chung chung,tránh những lời hô hào phải thế này, thế kia

c Công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của xã hội hiện nay

- Những yêu cầu về lối sống hiện nay

- Những ứng xử hàng ngày của học sinh (trong gia đình, nhà trường, xã hội)

- Những vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái

- Những vấn đề về kỷ luật trong học tập, lao động

2 Các nguyên tắc của công tác giáo dục tư tưởng đạo đức

Giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh thông qua môn học Giáo dụccông dân, đó là việc làm rất khó nhưng bắt buộc Ở đây, phải xuất phát từ kháiniệm đạo đức học của pháp luật Chính vì vậy đòi hỏi các nguyên tắc sau:

+ Phải cho học sinh hiểu rõ khái niệm rồi mới rút ra ý nghĩa, cách vậndụng, hình thành tư tưởng, tình cảm của học sinh

+ Tính thực tiễn trong công tác giáo dục tư tưởng phải xuất phát từ thựctiễn cuộc sống để giáo dục

Trang 6

+ Giáo dục tư tưởng đạo đức đáp ứng với yêu cầu thiết thực của giađìnhvà toàn xã hội.

+ Giáo dục tư tưởng phải phù hợp với đối tượng, phù hợp với chươngtrình học

Tất cả các nguyên tắc trên là sự kết hợp hài hòa và gắn liền hữu cơ vớinhau, không thể coi nặng cái này mà coi nhẹ cái kia Một bài giảng gây hứng thúcho học sinh trước hết phải là một bài giảng có tính giáo dục tốt và phải biết vậndụng kết hợp các nguyên tắc trên

C MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHI THỰC HIỆN

Công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh qua môn học Giáo dụccông dân muốn thực hiện được tốt, theo tôi cách dạy của giáo viên là quan trọngnhất Thầy là người gợi mở, học sinh tự do phát triển Giáo viên dẫn dắt vấn đề,đưa kiến thức và tình huống bên ngoài cuộc sống để cho giờ học thêm sinhđộng Giờ học, học sinh phải được "phát ngôn" theo sự hiểu biết của mình gắnvới bài học, giúp học sinh say mê với môn học Giáo viên như một người bạn,người tâm giao, có vướng mắc là các em hỏi ngay mà không ngại

Với sách giáo khoa, giáo viên dựa vào khung sườn từ đó có cách gợi mởvới mỗi bài học để học sinh chủ động Từ kiến thức nền đó, giáo viên "biến hóa"

để học sinh hiểu bài, biết thế nào là tốt - xấu, việc làm nào nên làm- việc làm nàocần tránh… Tuy nhiên, cũng có cái khó là đồ dùng dạy học còn hạn chế, tranhảnh minh họa ít, phần lớn giáo viên phải tự chuẩn bị, tự làm việc, sưu tầm tư liệu

có thể mất khá nhiều thời gian

Thực tế, nếu dập khuôn theo sách giáo khoa thì môn Giáo dục công dân làkhô cứng, giáo điều, học sinh rất khó hiểu Chương trình lớp 9 khó, nhiều bàiliên quan đến chính trị, tư tưởng như kiến thức đưa vào thì giáo viên phải dạy vàhọc sinh đều phải học, tuy nhiên để minh họa rõ cho bài học thì khá khó khăn

Từ thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy để tạo hứng thú cho học sinh trong giờhọc Giáo dục công dân cần chú ý các biện pháp sau:

Trang 7

1 Biện pháp đưa thực tiễn, tư liệu cuộc sống vào bài giảng, làm cho bài giảng phong phú, sinh động, học sinh dễ hiểu và có ấn tượng sâu về bài học.

Những tư liệu này phải phong phú, cập nhật những vấn đề mang tính thời

sự mà học sinh quan tâm Muốn vậy, đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyêntheo dõi những vấn đề của xã hội đặc biệt khi đọc các thông tin trên báo, mạnginternet, truyền hình… giáo viên phải lưu lại những vấn đề có thể phục vụ chobài giảng

2 Biện pháp nêu gương.

Mỗi khái niệm đạo đức, pháp luật mỗi chủ đề cần đưa gương tốt về ngườithật, việc thật Đồng thời cả gương xấu nếu có để học sinh tránh Những tấmgương nêu ra phải được học sinh biết, đặc biệt là những tấm gương ở lớp, ởtrường, ở giâ đình,ở địa phương mình

3 Biện pháp đóng tiểu phẩm - sắm vai.

- Biện pháp này học sinh phải được chuẩn bị dưới sự hướng của giáo viên

- Học sinh được thể hiện mình và thấy hứng thú hơn trong bài dạy

4 Biện pháp cho học sinh kể chuyện liên quan đến bài học.

- Nhằm để học sinh tìm hiểu kỹ, sâu hơn về bài học Đồng thời tự tintrước đám đông và muốn thể hiện mình

5 Biện pháp viết báo tường, hát các bài có chủ đề về đạo đức, pháp luật, người tốt - việc tốt liên quan đến bài học.

- Biện pháp này giáo viên có thể kết hợp với đoàn thoại - giáo viên chủnhiệm lớp để học sinh được tập duyệt trong giờ sinh hoạt

Đồng thời những chủ đề lớn như "An toàn giao thông", "Phòng chống tệ nạn

xã hội", “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên” cần tổ chức trong các buổichào cờ đầu tuần, hoạt động ngoại khóa, rất thiết thực đối với mỗi học sinh

Trang 8

PHẦN IV: ỨNG DỤNG TRONG BÀI DẠY CỤ THỂ

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

Tiết 15,16: Thực hành ngoại khóa các vấn đề địa phương và nội

- Học sinh tích cực, đấu tranh,phê phán các hiện tượng xấu trong xã hội

II Phần chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án,sách giáo khoa,sách giáo viên

- Tình huống, câu chuyện liên quan đến bài giảng

- Hình ảnh học sinh Trường Trung học Cơ sở Thanh Xuân Nam mặc đồng phục

- Giấy Ao, bản đồ tư duy để học sinh tham gia “ Trò chơi tiếp sức”

III Phần chuẩn bi của học sinh

- Sưu tầm ca dao, tục ngữ,câu chuyện liên quan đến bài học

- Tập sắm vai,tình huống theo yêu cầu của giáo viên

- Ôn lại những kiến thức đã học

- Thảo luận nhóm, hát, múa…

IV Các biện pháp tiến hành theo tiến trình bài dạy

Đối với bài này,tôi thấy rằng đây là một bài khó,cần tổng hợp lại các kiến thức đã học, học sinh vận dụng những kiến thức đó vào thực tế thông qua các

Trang 9

tình huống,sắm vai, kể chuyện…là điều làm tôi luôn trăn trở và suy ngẫm.Để gây được sự hứng thú, ấn tượng cho học sinh tôi đã vận dụng các biện pháp tích cực trong giờ dạy của mình.

Để cho học sinh thêm hào hứng, vui vẻ, thoải mái khi vào bài học mới, tôi yêu cầu học sinh hát tập thể bài hát “ Lớp chúng mình”

Đầu tiên, tôi cho học sinh ôn lại “phần lí thuyết” ,tổng hợp lại kiến thức một

số bài đã học, tôi đưa lên máy chiếu những hình ảnh liên quan để học sinh nhớ

lại nội dung mình đã được học

Trang 10

Thông qua phần này học sinh dễ dàng khắc sâu kiến thức đồng thời tạođược húng thú, góp phần giảm sự mệt mỏi, căng thẳng.

Sau đó, tôi đặt câu hỏi liên quan đến các đức tính tốt đẹp đó như:

Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” được tổ chức vào thời gian

nào?

Đọc câu ca dao,tục ngữ nói về đức tính trên?

Lấy ví dụ về tinh thần “ Đoàn kết tương trợ”?

Tiếp theo, tôi cho học sinh kể những câu chuyên liên quan đến các đức

tính đó.Học sinh đã chuẩn bị ở nhà,kể chuyện cùng với các hình ảnh liên quanđến câu chuyện

Chẳng hạn như câu chuyện “Đôi dép Bác Hồ”:

Trang 11

Sau đó, tôi đặt câu hỏi xoay quanh câu chuyện như:

Em học được đức tính tốt đẹp nào ở Bác?

Ngoài đức tính Giản dị, em cong thuộc lời dạy nào của Bác?

Em thích chi tiết nào,chi tiết đó nói lên điều gì?

Ở phần này giúp các em tiếp thu bài học có hiêu quả,tránh khô khan.Bài họcrút ra từ câu chuyện tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành động của học sinh

Để học sinh thấy rõ hơn ý nghĩa của đức tính giản dị,tôi chiếu hình ảnh

học sinh trường Trung học Cơ sở Thanh Xuân Nam mặc đồng phục của trường:

Đồng phục giản dị mà đẹp phù hợp với học sinh.Đó chính là nét đẹp củahọc sinh thủ đô thanh lịch, văn minh

Để kết thúc phần kể chuyện giáo viên cho học sinh múa bài “ Đôi dép

Bác Hồ” trên nền nhạc.Nhằm tạo sự thích thú,phấn khởi cho học sinh

Tiếp theo, học sinh đóng tiểu phẩm “Tôn sư trọng đạo”.Thông qua tiểu

phẩm này,học sinh khắc sâu thêm kiến thức, liên hệ thực tế hiệu quả Đồng thờitạo được sự hứng thú,chú ý cho người học.Ngoài ra, còn rèn cho học sinh tínhmạnh dạn,tự tin trước đông người

Trang 12

Tiết 14 - Bài 11 "Tự tin"

- Rèn kĩ năng: Thuyết trình,kể chuyện

- Biết thể hiện tính tự tin trong học tập, cuộc sống hàng ngày

3 Thái độ

- Bồi dưỡng lòng tự tin vào bản thân

- Có lập trường đúng đắn trong suy nghĩ, hành động

II Phần chuẩn bị của giáo viên

- Chuẩn bị phần tình huống học sinh sắm vai

- Các hình ảnh liên quan đến bài dạy trong mục "Đặt vấn đề" học sinh kểchuyện cùng với các hình ảnh

III Phần chuẩn bị của học sinh

- Tìm hiểu những tấm gương thể hiện đức tính tự tin trong cuộc sống vàtrong nhà trường

- Đóng kịch, sắm vai, kể chuyện liên quan đến bài học

- Thảo luận nhóm, hát…

IV Các biện pháp tiến hành

Trang 13

Đối với bài này, tôi thấy rằng đây không phải là bài dễ, làm thế nào đểcho học sinh chiếm lĩnh được tri thức đồng thời biết vận dụng nó vào thực tếcuộc sống là điều luôn làm cho tôi trăn trở và suy ngẫm Để gây được sự hứngthú, ấn tượng cho học sinh tôi đã vận dụng các biện pháp tích cực trong giờ dạycủa mình Tuy nhiên yếu tố không thể thiếu làm cho tiết dạy thành công đóchính là sử dụng công nghệ thông tin hiệu quả.

Để "Đặt vấn đề" tôi lấy câu chuyện "Trịnh Hải Hà và chuyến du học

Singapo".

Tôi gọi 1 học sinh liên kể câu chuyện này cùng với các hình ảnh liên quan:

Trịnh Hải Hà và chuyến du học Xin-Ga- Po.

Ngày đăng: 25/12/2014, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w