1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn công nghệ thông tin xây dựng cửa hàng bán linh kiện máy tính trên mạng

96 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Chương trình ứng dụng đòi hỏi sự tương tác từ nhiều phía người dùng, chia sẻ tài nguyên, triệu gọi từ xa, liên kết giao tác, phân tán dữ liệu … Với những yêu cầu trên mô hình khách/ chủ

Trang 1

CHƯƠNG 1 DẪN NHẬP……….3

CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT ,CHỌN LỰA GIẢI PHÁP VÀ TÌM HIỂU CÁC CÔNG NGHỆ :Java Servlet,JSP,JavaBean 2.1 Khảo sát và chọn lựa giải pháp……….6

 Mô hình giữa các máy……….6

1 Khảo sát mô hình……….6

2 Lựa chọn mô hình……….12

2.2 Tìm hiểu các công nghệ hỗ trợ cho mô hình……….………14

 Khảo sát công nghệ……….14

 Lựa chọn công nghệ và phần mềm……….16

 Tìm hiểu chi tiết các công nghệ……….20

1 Sự phát triển của ứng dụng mạng java……….20

2 Giao thức HTTP và HTML……… 21

3 JDBC……….23

4 JavaServlet,JavaServer Page và JavaBean………28

 JavaServlets I Khái niệm java Servlet………28

II Chu kỳ sống……… ……… 29

III Ưu điểm của JavaServlet………… ………30

Trang 2

I Khái niệm về JavaServer Pages……… ……… 31

II Ưu điểm của JavaServer Pages……… ……….33

JavaBean

I Khái niệm về javaBean……….37

II Ưu điểm của javaBean………38

III Nhúng JavaBean vào trang JSP……….39

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH VÀ HIỆN THỰC CỬA HÀNG BÁN LINH KIỆN MÁY TÍNH TRÊN MẠNG 3.1 Khảo sát hệ thống bán hàng qua mạng………….……….……40

3.2 Nhiệm vụ của hệ thống bán hàng qua mạng……….……….41

3.3 Phân tích hiện trạng và giải quyết vấn đề……….……42

 Cơ cấu tổ chức ……… 42

 Mô tả hoạt động của từng bộ phận trong công ty………42

1 Ban điều hành……….42

2 Bộ phận hành chính……….42

3 Bộ phận giao dịch………43

4 Bộ phận KCS………44

5 Bộ phận kho………44

6 Bộ phận kế toán thống kê……… 46

7 Bộ phận quản trị……… 46

Trang 3

 Thiết kế mô hình mức quan niệm……….……… ………47

 Mô tả thực thể kết hợp ……….……….……… 47

 Mô hình quan niệm dữ liệu……….……….50

 Chuyển mô hình quan niệm dữ liêụ sang mô hình logic dưới dạng dữ liệu quan hệ……….50

 Mô hình dữ liệu được cài đặt (Mô hình vật lýù)……… 51

 Mô tả các bảng và từ điển dữ liệu………51

Mô tả các ràng buộc toàn vẹn và cài đặt………55

1 Ràng buộc khóa chính……… 55

2 Ràng buộc miền giá trị………55

3 Ràng buộc toàn vẹn trên nhiều quan hê……….56

a Ràng buộc khóa ngoại………56

b Kiểm tra lồng khóa……… 58

Bảng tầm ảnh hưởng tổng hợp……… 59

 Qui tắc kinh doanh trên mạng……….60

 Qui trình nghiệp vụ của hệ thống bán hàng qua mạng……… 60

Giải thích qui trình xử lý đơn hàng……….61

Yêu cầu chức năng và mô hình xử lý dữ liệu………61

1 Các yêu cầu 2 Các chức năng 3 Mô hình dòng dữ liệu……….63

Trang 4

 Cấu trúc hệ thống……….65

 Qui trình hoạt động của hệ thống………66

 Mô hình Model_View_Controller……….67

 Môi trường và công cụ để phát triển ứng dụng………68

 Sơ đồ liên kết các màn hình………68

 Hiện thực……….70

Home………70

1 Members………71

2 Guestbooks……….74

3 Shopping……… 75

4 Admintrator………79

Một số thành phần javaBean được sử dụng trong chương trình………85

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 4.1 Kết luận………88

4.2 Hướng phát triển……….89

 Tài liệu tham khảo………90

Trang 5

CHƯƠNG 1

DẪN NHẬP

Ngày nay, công nghệ thông tin đã và đang dần dần chuyển hướng

phát triển của mình sang các dịch vụ Web.Và một trong những dịch

vụ được mọi người quan tâm nhất là Thương mại Điện tử Dịch vụ

này đã thay đổi mô hình doanh nghiệp toàn cầu và cơ cấu kinh tế một cách

hoàn toàn.Vơi sự phát triển của internet đã tạo ra một chợ điện tử toàn cầu

mà nó vượt xa giới hạn của không gian và thời gian

Nhờ Thương mại Điện tử, với những thao tác đơn giản trên máy

có nối mạng Internet bạn sẽ có tận tay mua những gì mình cần mà

không phải đi đâu Bạn chỉ cần click vào trang dịch vụ Thương mại

Điện tử, làm theo hướng dẫn và click vào những gì bạn cần Các nhà

dịch vụ sẽ mang đến tận nhà cho bạn Việc thanh toán cũng dễ dàng

qua hệ thống ngân hàng hay trực tiếp nếu bạn muốn.Với nhịp độ

phát triển như vũ bão của Internet và sự sôi động của thị trường như

hiện nay, bạn không thể không ghé thăm dịch vụ Thương mại Điện

tử dù chỉ là một lần

Để tiếp cận và góp phần đẩy mạnh sự phổ biến của Thương mại

Điện tử ở Việt Nam, em xin trình bày “Xây dựng cửa hàng bán linh

kiện máy tính trên mạng” Đây là một dạng của chương trình ứng dụng

mạng nên thường liên quan đến một máy chủ và nhiều máy khách Do đó

chúng ta phải khảo sát,chọn lựa giải pháp như thế nào để cho chương trình

độc lập hơn,đáng tin cậy hơn và chương trình cũng trở nên linh động trong

việc thay thế nâng cấp sau này.Bên cạnh đó chúng ta phải tìm hiểu các

Trang 6

công nghệ giúp tạo một trang web thể hiện được giao diện nhập dữ liệu và

kết quả

Đi đôi với việc khảo sát,chọn lựa giải pháp và tìm hiểu các công nghệ

đó là phần phân tích và thiết kế hệ thống”xây dựng cửa hàn bán linh kiện

máy tính trên mạng.Dựa trên những khảo sát thực tế ta phải thiết lập một cơ

sở dữ liệu có đầy đủ các thông tin cần thiết.Và để xây dựng một cơ sở dữ

liệu như thế ta trình bày ba mức tiếp cận :

Mức quan niệm: xác định hệ thống có những đối tượng gì, chúng quan hệ

với nhau ra sao?

Mức logic: là mức đặt các đối tượng hệ thống vào một tổ chức và chúng

làm bằng phương tiện nào?

Mức vật lý: nhằm xác định phải làm như thế nào thì hệ thống vận hành

được?

Tiếp đến là hiện thực hệ thống thương mại điện tử đơn giản điển hình là

“xây dựng cửa hàng bán linh kiện máy tính trên mạng”

Như vậy,ta đã có cái nhìn chung về quá trình xây dựng hệ thống thương

mại điện tử trong luận văn này.Và để hiểu rõ chi tiết hơn chúng hãy lần lượt

đi vào các chương sau

Luận văn này gồm bốn chương:

Chương 1: Dẫn nhập

_ Giới thiệu tổng quan về quá trình xây dựng hệ thống bán hàng qua

mạng

Trang 7

Chương 2: Khảo sát lựa chọn giải pháp và tìm hiểu công nghệ

JavaServlet,JSP,JavaBean

_ Là quá trình khảo sát chọn lựa giải pháp và tìm hiểu các công nghệ

được ứng dụng trong quá trình xây dựng và pháp triển hệ thống bán hàng

này

Chương 3: Phân tích và hiện thực cửa hàng bán linh kiện máy tính

trên mạng

_ Trong chương này luận văn sẽ trình bày tiến trình phân tích,thiết kế

và hiện thực hệ thống “xây dựng cửa hàng bán linh kiện máy tính trên

mạng?

Chương 4: Kết luận và hướng phát triển

Trang 8

CHƯƠNG 2

KHẢO SÁT,CHỌN LỰA GIẢI PHÁP

VÀ TÌM HIỂU CÁC CÔNG NGHỆ

2.1 KHẢO SÁT VÀ CHỌN LỰA GIẢI PHÁP

_ Hệ thống “ xây dựng cửa hàng bán hàng trên mạng” là một chương

trình ứng dụng mạng Để xây dựng được hệ thống cần phải nghiên cứu,

khảo sát các công nghệ lập trình mạng, từ đó có một lựa chọn giải pháp tốt

nhất thỏa mãn các yêu cầu của đề tài

_ Lập trình mạng thường liên quan đến một máy chủ và một hay nhiều

máy khách.Máy khách gởi yêu cầu đến máy chủ và máy chủ hồi đáp yêu

cầu Máy khách bắt đầu bằng cách cố thiết lập nối kết với máy chủ Máy

chủ có thể chấp nhận hay từ chối kết nối Máy chủ phải đang chạy khi máy

khách khởi động Máy chủ chờ nối kết từ máy khách Có các câu lệnh cần

để tạo máy chủ và máy khách cũng như để chúng trao dữ liệu với nhau Các

máy giao tiếp với nhau là dựa theo quy ước hay giao thức cốt lõi TCP/IP

(Trasmission Control Protocol / Internet Protocol)

 MÔ HÌNH GIỮA CÁC MÁY

1- Khảo sát mô hình

a-Mô hình khách / chủ

Một mô hình như đã trình bày ở trên được gọi là mô hình khách/ chủ

Lập trình mạng ngày càng trở nên phức tạp Mô hình lập trình đơn lẻ

truyền thống đã bị thay đổi rất nhiều Ngày nay, bạn không còn đơn thuần

Trang 9

ngồi viết những ứng dụng để chạy trên một máy duy nhất Chương trình ứng

dụng đòi hỏi sự tương tác từ nhiều phía người dùng, chia sẻ tài nguyên, triệu

gọi từ xa, liên kết giao tác, phân tán dữ liệu … Với những yêu cầu trên mô

hình khách/ chủ đã ra đời và tồn đến ngày nay

Theo mô hình khách / chủ tất cả các thao tác xử lý phức tạp đều được

chuyển giao cho máy chủ xử lý Máy khách chỉ đóng vai trò gửi yêu cầu và

hiển thị dữ liệu Điển hình của mô hình này là các ứng dụng cơ sở dữ liệu

Máy khách là trình ứng dụng có khả năng kết nối và truy vấn dữ liệu từ một

máy chủ ở xa

Mô hình máy khách /máy chủ ngày càng bị quá tải bởi độ phức tạp và

nhu cầu của người dùng Nếu quản lý và phân phối ứng dụng đến 100 máy

khách nằm ở nhiều quốc gia khác nhau, điều này gây trở ngại về mặt địa lý

Việc cài đặt trình điều khiển kết nối cơ sở dữ liệu MS SQL Server lên từng

máy là mất nhiều công sức, đó là chưa kể khi muốn chuyển hệ cơ sở dữ liệu

MS SQL Server sang hệ Oracle và thay cấu hình và kết nối với từng hệ cơ

sở dữ liệu xem ra thật khó khăn Hay khi bạn muốn thay đổi mã nguồn của

ứng dụng khách Nếu ứng dụng khách là bao gồm nhiều tập tin thực thi exe

và các thư viện liên kết động (dll ) lên đến hàng chục MB, thì bạn phải gửi

bản cập nhật hàng chục MB này đến 100 máy khách yêu cầu cập nhật lại

chương trình Mô hình phát triển ứng dụng đa tầng sẽ giúp giải quyết điều

này Các ứng dụng xử lý của bạn không cài đặt trên máy khách nữa mà cài

đặt trên ở một máy chủ khác Nhờ vậy mà máy khách trở nên gọn nhẹ , dễ

cấu hình , dễ thay đổi phía máy chủ Nếu muốn thay đổi mã nguồn của

trình ứng dụng, bạn chỉ cần thay đổi trên một máy chủ

Có thể nói mô hình máy khách/máy chủ là mô hình có ảnh hưởng nhất

đến công nghệ thông tin

Trang 10

Thật vậy, mô hình khách/chủ đã giúp phát triển một phương thức phát

triển ứng dụng mới là việc phân chia ứng dụng thành nhiều lớp thực hiện

những chức năng chuyên biệt Một ứng dụng thông thường được chia làm 3

tầng:

Giao diện (Presentation logic): lớp này là cấu nối giữa người dùng với

ứng dụng, cung cấp những chức năng của ứng dụng cho người dùng và nhận

những lệnh từ người dùng cho ứng dụng Lớp này được thiết kế sao cho càng

thân thiện với người dùng càng tốt.Chức năng (tạm dịch từ Business logic):

đây là phần lõi của một chương trình, cung cấp tất cả những chức năng có

thể có của chương trình cho lớp giao diện bên trên

Cơ Sở Dữ Liệu (Data Access logic): lớp này là Cơ Sở Dữ Liệu của ứng

dụng, cung cấp khả năng truy xuất đến Cơ Sở Dữ Liệu cho lớp chức năng

nếu cần

Việc phân chia ứng dụng thành nhiều lớp còn giúp cho ứng dụng trở nên

dễ dàng thay đổi, cập nhật và đáng tin cậy hơn

Ứng dụng đầu tiên của mô hình khách/chủ là ứng dụng chia xẻ tập tin

(do các tổ chức có nhu cầu chia xẻ thông tin giữa các bộ phận trong tổ chức

được dễ dàng và nhanh chóng hơn) Trong ứng dụng này, thông tin được

chứa trong các tập tin và được đặt tại một máy chủ của một phòng ban Khi

một phòng ban khác có nhu cầu trao đổi thông tin với phòng ban này thì sẽ

sử dụng một máy khách kết nối với máy chủ và tải những thông tin cần

thiết về

Mô hình khách/ chủ được chia thành các mô hình : Mô hình 2 lớp (2 –

tier), mô hình 3 lớp ( 3-tier) hay còn gọi là mô hình nhiều lớp (n-tier)

Trang 11

b - Mô hình 2 lớp

Mô hình 2 lớp là một sự phát triển từ ứng dụng chia xẻ tập tin ở trên

Trong ứng dụng chia xẻ tập tin, ta thay thế tập tin của máy chủ bằng một hệ

thống quản trị Cơ Sở Dữ Liệu (DBMS) Khi máy khách cần thông tin từ Cơ

Sở Dữ Liệu, nó sẽ yêu cầu DBMS thông qua mạng máy tính giữa các phòng

ban DBMS xử lý yêu cầu và sau đó trả về cho máy khách những thông tin

yêu cầu

Ưu điểm của mô hình hai mức so với ứng dụng chia xẻ tập tin là làm

giảm bớt được lưu thông trên mạng Ở ứng dụng chia xẻ tập tin, đơn vị

truyền nhận giữa máy khách và máy chủ là 1 tập tin, do đó khi máy khách

yêu cầu thông tin từ máy chủ thì máy chủ sẽ trả về cho máy khách toàn bộ

một tập tin có chứa thông tin đó Trong khi ở mô hình hai mức thì máy chủ

có thể trả về cho máy khách đúng những gì mà máy khách yêu cầu với đơn

vị truyền nhận có thể tính bằng byte Ngoài ra, hiện nay các DBMS còn

cung cấp nhiều khả năng khác như hỗ trợ giao dịch, cho phép nhiều người

dùng cùng thao tác trên Cơ Sở Dữ Liệu cùng lúc mà vẫn đảm bảo được tính

toàn vẹn của dữ liệu

Mô hình 2 lớp được chia làm 2 loại:

Tính toán tập trung ở máy khách ( thường gọi là fat client – thin server:

ở loại này, phía máy khách phải đảm nhận cả 2 tầng là giao diện và chức

năng, còn máy chủ chỉ làm nhiệm vụ của tầng Cơ Sở Dữ Liệu

Trang 12

Ưu điểm của mô hình loại này là đơn giản, thích hợp cho các ứng dụng

nhỏ và vừa Tuy nhiên nó cũng có một số nhược điểm:

 Do phần tính toán nghiêng về phía máy khách nhiều nên đòi hỏi máy

khách phải có cấu hình đủ mạnh

 Cũng do phần lõi (chức năng) của chương trình nằm ở phía máy

khách nên khi chương trình cần nâng cấp thì sẽ rất khó khăn vì phải cập

nhật lại chương trình nằm ở toàn bộ các máy khách

 Do mọi thao tác trên Cơ Sở Dữ Liệu đều thông qua mạng giữa máy

khách và máy chủ nên tốc độ của chương trình sẽ chậm đi

Tính toán tập trung ở máy chủ (fat server – thin client): ở loại này, máy

khách chỉ đảm nhiệm phần giao diện còn máy chủ thực hiện chức năng của

tầng chức năng và tầng Cơ Sở Dữ Liệu

Database Server DBMS

 data access logic

 presentation logic

Trang 13

Ngược lại với loại fat client – thin server thì loại này có ưu điểm là giảm

sự lưu thông trên mạng và tốc độ nhanh hơn do lớp chức năng của chương

trình nằm ở máy chủ cùng với Cơ Sở Dữ Liệu(CSDL, do đó mọi thao tác

với CSDL của chương trình đều được thực hiện ngay trên máy chủ và thông

tin lưu thông trên mạng chỉ là những kết quả được trả về cho người dùng sau

khi được tính toán Mặt khác, do phần lõi của chương trình được đặt tập

trung tại máy chủ nên việc cập nhật chương trình sẽ dễ dàng hơn Tuy

nhiên, do công việc được tập trung quá nhiều tại máy chủ nên đòi hỏi cấu

hình máy chủ phải đủ mạnh, đặc biệt là khi có nhiều máy khách cùng truy

xuất tới máy chủ cùng lúc

Database Server DBMS

Stored Procedure

 business logic

 data access

 presentation logic

Trang 14

c- Mô hình 3 lớp

Trong mô hình 3 lớp, tầng chức năng của chương trình được tách ra

thành một lớp tạo thành 3 lớp riêng biệt Việc tách lớp này làm cho các

phần của chương trình độc lập hơn, đáng tin cậy hơn, chương trình trở nên

linh động hơn trong việc thay thế, nâng cấp và do đó mô hình này rất thích

hợp với những ứng dụng có yêu cầu thay đổi thường xuyên như ứng dụng

web

Database Server DBMS

Stored

 data access logic

 presentation logic

Application Server

 business logic

Trang 15

2 Lựa chọn mô hình

“Hệ thống quản lý các dịch vụ bán hàng trên mạng” sẽ được trình bày

theo mô hình 3 lớp Mô hình 3 lớp thuận tiện cho việc thiết kế , làm cho hệ

thống hoạt động dễ dàng và dễ thay đổi , nâng cấp theo yêu cầu đề tài Mô

hình 3 lớp thường được dùng phổ biến trong các chương trình ứng dụng

mạng

Việc gửi yêu cầu và thể hiện dữ liệu là do phải trình bày giao diện sao

cho dễ dàng cho người dùng là lớp 1 ,thường gọi là client tier

Chức năng xử lý các thao tác là nằm ở lớp 2 , gọi là Application Server

tier

Dữ liệu được lưu trữ ở lớp 3 , gọi là Data Server tier

Client tier Application Server tier Data

Ở mỗi lớp có các công nghệ kỹ thuật tương ứng để thiết kế giao diện

cũng như thực hiện các chức nãng chuyên biệt

Trang 16

2.2 TÌM HIỂU CÁC CÔNG NGHỆ HỖ TRỢ CHO MÔ HÌNH

 Khảo sát công nghệ

1.> Lớp 1 (Client tier)

Ở máy khách có cài đặt trình duyệt Web ( Web browser ) dùng để truy tìm và đọc các trang Web trên mạng Địa chỉ trang Web sẽ được các trình duyệt gửi đến máy chủ và máy chủ sẽ gửi trả về nội dung trang Web bao gồm các dữ liệu như văn bản, hình ảnh, âm thanh … Trình duyệt sẽ chịu trách nhiệm trình bày kết quả trang Web ra màn hình với những dữ liệu nhận được này Các trình duyệt thường được sử dụng hiện nay là : Internet Explorer của Microsoft , Netscape Navigator của Netscape Communication Một máy có thể sử dụng cả hai hay nhiều trình duyệt để gửi và nhận dữ liệu

Trên client có thể sử dụng các công nghệ như :

HTML (HyperText Marked Language ) /XML để tạo trangweb tĩnh

Trang 17

 Personal Web Manager

Trang Web động : Các công nghệ trên chỉ là giúp tạo một trang Web thể hiện được giao diện để nhập dữ liệu và thể hiện kết quả trả về theo giao thức HTTP Còn thực chất việc nhận dữ liệu gửi đi và nhận dữ liệu về là có sự trợ giúp của :

 Công nghệ CGI (Common Gate Interface )

 ASP (Actuve Server Page) của Microsoft

 Java Servlet

 JSP(Java Server Page ) của Sun MicroSystems

Component Model & Object Request Broker :

 CORBA

 COM /MTS

 EJB / Java RMI

 JavaBean

Trang 18

3.> - Lớp 3 (Data tier)

Lớp này có thể sử dụng các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như :

Oracle

DB2

SQL Server …

 LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ VÀ PHẦN MỀM :

Sau thời gian khảo sát các công nghệ có thể dùng để thiết kế và căn cứ vào yêu cầu của đề tài , điều kiện về phần mềm em quyết định lựa chọn ngôn ngữ lập trình mạng Java các công nghệ mà Java cung cấp sau tương ứng với mô hình 3 lớp đã chọn ở trên

1- Lớp 1 (client tier)

Các máy khách sẽ sử dụng 2 trình duyệt Internet Explorer (IE ) và Netscape Do vậy , đề tài sẽ phải sử dụng ngôn ngữ trình bày trang Web là HTML ( HyperText Markup Language ) , Java Script , Java Applet Vì các công nghệ này cho phép trang Web hoạt động trên cả IE và Netscape Trong khi JScript , VBScript, ActiveXControl chỉ có tác dụng trên IE Một công nghệ nữa trợ giúp phát triển trang Web linh động là JSP vì JSP là một cách đơn giản để người dùng ( nhất là lập trình viên không chuyên ) tiếp cận được hướng lập trình Web phía máy chủ hiệu quả và nhanh hơn Hơn nữa JSP xét về mặt tốc độ nhanh hơn các trang web thực hiện diễn dịch theo cơ chế khác ( sẽ trình bày sau ở phần các công nghệ sử dụng trong đề tài )

Trang 19

2- Lớp 2 (server tier )

Do yêu cầu đề tài là ứng dụng có thể chạy trên nhiều hệ điều hành nên kỹ thuật hỗ trợ cho lớp này sẽ là : JSP ,JavaBean , JDBC , JDBC – ODBC Bridge ( do một số thành phần dữ liệu của Microsoft không cho phép dùng kỹ thuật JDBC )

Đối với Web Server , thì công nghệ JRun đem lại nhiều hiệu quả cũng như các công nghệ khác như Web Logic, Apache, Web Sphere nhưng vì hiện tại em đang có trong tay các tài liệu cũng như phiên bản JRun , nên đề tài này sẽ sử dụng phần mềm này

JRun sẽ hỗ trợ cho Servlet engine và JavaBean

Để hỗ trợ cho việc truy xuất dữ liệu từ lớp 3 , đề tài sử dụng kỹ thuật JDBC và JDBC-ODBC Bridge

3 -Lớp 3 (data tier )

Dữ liệu ở lớp này được xây dựng trên mô hình dữ liệu quan hệ và được lưu trữ quản lý dưới sự trợ giúp của hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server Như vậy đề tài này sử dụng ngôn ngữ lập trình Java để thiết kế “Hệ thống vụ bán hàng trên mạng” Tiêu chuẩn để phát triển ứng dụng trên Web dựa vào Java 2 platform Enterprise Edition (J2EE) Một trong những công cụ hỗ trợ lập trình là JRun JRun cung cấp mô hình ứng dụng J2EE và môi trường để thi hành ứng dụng J2EE

Mô hình 3 lớp mà J2EE hỗ trợ có những đặc tính sau :

Client tier : Ở lớp này , máy khách sử dụng trình duyệt để truy cập vào Middle tier qua kết nối HTTP như Internet Lớp này bao gồm bất cứ Applet nào chạy trên máy khách

Trang 20

Server tier : Là chức năng của trang Web Lớp này bao gồm cả phần giao diện và các quy định về chức năng để tạo một trang Web JRun được dùng để thi hành các ứng dụng ở lớp này

Data tier : Lớp này là kho lưu trữ dữ liệu Xí nghiệp có chứa đựng những dữ liệu về chức năng của trang Web

Java hỗ trợ cho người lập trình 3 kiến trúc của mô hình 3 lớp , đó là:

JavaBean Cơ sở dữ liệu

Internet

JDBC

Trang 21

Độ phức tạp , tính linh hoạt của mỗi kiến trúc được biễu diễn :

Kiến trúc thứ 3 dễ dàng thay đổi,nâng cấp khi cần thiết nhưng độ phức tạp cao.Còn kiến trúc thứ 1 thì lại khó khăn khi chúng ta cần thay đổi hay nâng cấp.Vì vậy đề tài sử dụng kiến trúc thứ 2 để thiết kế hệ thống

Mô hình 3 lớp này mang lại nhiều thuận lợi cho các nhà phát triển trang Web :

Các lớp, thậm chí các thành phần cấu thành của lớp có thể được phân phối vào hệ thống phần cứng phức tạp để cải thiện sự hoạt động và tính có thể biến đổi của hệ thống

Lớp Middle tier làm cho máy khách không gặp khó khăn khi truy xuất vào kho dữ liệu Xí nghiệp

Giao diện lập trình ứng dụng (API ) Java Servlet định nghĩa các ứng dụng Web (Web Applications) gồm có Java servlet , trang JSP (Java Server Page) ,HTML … JRun làm cho máy chủ Web có thể thực thi các ứng dụng Web

JavaBean đưa ra giải pháp hợp nhất, an toàn cho phép nhiều ứng dụng có thể sử dụng lại nhiều lần để chia sẻ việc truy xuất dữ liệu

Mô hình này giúp phân phối các ứng dụng của nhóm làm việc này với nhóm làm việc khác Ví dụ như các nhà phát triển JSP thì thường quan

Độphức tạp

Tính linh hoạt

thấp cao

Kiến trúc thứ 1

Kiến trúc thứ 2

Kiến trúc thứ 3

Trang 22

tâm đến giao diện hơn là việc thi hành các lệnh chức năng Ngược lại , các nhà phát triển EJB thì quan tâm đến dữ liệu và các thao tác làm việc với dữ liệu hơn là sữ thể hiện giao diện của hệ thống

 TÌM HIỂU CHI TIẾT VỀ CÔNG NGHỆ

1.> Sự phát triển ứng dụng mạng java phía máy chủ

_ Ngày nay,ứng dụng mạng đang là xu thế chọn lựa của những công ty,nó được triển khai trên internet extranet và intranet.Do nó có khả năng tăng thêm năng suất và thay đổi cách làm doanh nghiệp của các công ty lớn nhỏ

_ Sự phát triển ứng dụng Web server ra đời đã lâu.Lúc đó nhà phát triển ứng dụng Web đã sử dụng CGI(Common Gateway Interface).Nhưng chúng tốn nhiều bộ nhớ và bộ xử lý hơn là công cụ hiện đại và những chương trình khó để gở rối

Một sự cải tiến quan trọng đến với Java Servlet vào năm 1997 là JSP.Cả java Servlet và JSP đều là công nghệ của Java ,nó hổ trợ mạnh đến Web server như:kết nối cơ sở dữ liệu,truy cập mạng và nhiều luồng thao tác với mô hình xử lý khác nhau.JavaServlet và JSP quản lý tất cả những việc mà chúng làm từ một thể hiện đơn giản mà nó còn lại trong bộ nhớ và sử dụng nhiều luồng đến những yêu cầu dịch vụ cùng một lúc.Hình 1.2.1 cho thấy Servlet và JSP sử dụng môi trường J2EE ứng dụng Web

Trang 23

GET Yêu cầu trình chủ trả về nội dung một tài nguyên ,thường là tập tin, theo địa chỉ định vị URL

POST Chuyển dữ liệu từ trình khách lên trình chủ Trình chủ tiếp nhận dữ liệu ,tính toán và trả kết quả về cho trình khách

Trang 24

HEAD Yêu cầu trình chủ trả về thông tin mô tả của một tài nguyên (tập tin)

PUT Đưa một tài nguyên (tập tin ) lên trình chủ

DELETE Yêu cầu trình chủ xoá một tài nguyên (tập tin ) nào đó

_ Thường trong giao tiếp giữa trình khách và trình chủ Web Server ,chúng ta chỉ dùng GET để lấy kết quả trả về từ trình chủ và POST để đưa dữ liệu từ trình khách lên trình chủ xử lý

Giao thức HTTP không lưu vết trạng thái trong giao dịch giữa trình khách và trình chủ Mỗi lần trình khách gửi yêu cầu và được trình chủ trả lời thì kết nối chấm dứt Vì lý do này giao thức HTTP còn gọi là giao thức phi trạng thái (stateless protocol )

_ Có nhiều công cụ được dùng để tạo trang Web Ví dụ : có thể tạo tập tin HTML bằng Microsoft Word , NotePad trên Windows Internet Explorer và Netscape Navigator có công cụ soạn thảo đơn giản , cho phép tạo và hiệu chỉnh tập tin HTML

_ HTML tạo trang Web bằng cách sử dụng các thẻ quy ước như :

Trang 25

Thẻ cấu trúc : Định rõ cấu trúc của tài liệu

Thẻ hình thức văn bản : Định rõ dạng hiển thị văn bản

Có hai loại : thẻ nội dung và thẻ vật lý

Thẻ đoạn văn bản : Định rõ tiêu đề , đoạn và dấu ngắt dòng

Thẻ phông chữ : Định rõ cỡ chữ và màu chữ

Thẻ danh sách : Định rõ các danh sách theo thứ tự hoặc không theo thứ tự ,và danh sách định nghĩa

Thẻ bảng biểu : Xác định bảng biểu

Thẻ liên kết : Định rõ các liên kết định hướng di chuyển đến tài liệu khác

Thẻ hình ảnh : Định rõ vị trí truy cập hình ảnh và cách hiển thị hình ảnh

3.> JDBC

_ Nếu cơ sở dữ liệu có một trình điều khiển kết nối cơ sở dữ liệu bằng java thông qua đó để thực hiện những câu lệnh SQL gọi là JDBC.JSP là ngôn ngữ phát triển chính cho dự án này.Sử dụng trình điều khiển JDBC để giao tiếp với một ứng dụng cơ sở dữ liệu để thông tin cơ sở dữ liệu có thể được phục hồi ,được cập nhật hoặc được xóa sử dụng trong trang JSP

_ JDBC là giao thức của Java API dùng để thực hiện câu lệnh SQL Nó cung cấp tập hợp các lớp và giao diện cho phép phát triển các ứng dụng Java và ứng dụng Web liên quan đến truy xuất cơ sở dữ liệu và hình 1.6.1 sẽ cho chúng ta thấy cấu trúc chung của JDBC Tương tác căn bản nhất của JDBC lệt kê sau đây

Mở kết nối với cơ sở dữ liệu(open connection)

Thực thi các câu lệnh SQL(excute SQL)

Trang 26

Xử lý dữ liệu (Process results)

Đóng kết nối(close connection)

Sơ đồ 1.6.1 The JDBC library structure

_ Theo đặt tả của sun có 4 kiểu JDBC sau :

Kiểu 1 : JDBC sử dụng cầu nối ODBC (JDBC-ODBC Bridge )

ODBC là cách kết nối đến mọi cơ sở dữ liệu thông qua trình quản lý ODBC Mỗi hệ cơ sở dữ liệu cung cấp một trình điều khiển (driver)

Java Application

JDBC API

JDBC Driver Manager

JDBC Driver

JDBC/ODBC Bridge Driver

JDBC Net Driver

Database

Trang 27

có khả năng đọc được cơ sở dữ liệu của chúng Trình điều khiển này sẽ được đăng ký với bộ quản lý ODBC

Các câu lệnh truy xuất cơ sở dữ liệu đều được thực thi bằng câu lệnh SQL

Ngoài ra , Java còn cung cấp khả năng sử dụng JDBC để gọi ODBC Bằng cách này có thể kiểm soát được nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau

Kiểu 2 : JDBC kết nối trực tiếp với các trình điều khiển cơ sở dữ liệu

JDBC sẽ kết nối trực tiếp với trình điều khiển đặc thù của mỗi hệ cơ sở dữ liệu mà không phải qua trung gian ODBC Do vậy kiểu kết nối này nhanh và hiệu quả hơn , nhưng phải có trình điều khiển cơ sở đặc thù do nhà phát triển cung cấp

Java Application , Applet , Servlet

đặc thù

{ {

Trang 28

Kiểu 3 : JDBC kết nối thông qua các ứng dụng mạng trung gian

Với kiểu kết nối này , máy chủ sẽ chịu trách nhiệm kết nối với cơ sở dữ liệu Máy khách chỉ sử dụng những trình điều khiển gọn nhẹ có khả năng giao tiếp với ứng dụng trung gian qua Internet để truy vấn dữ liệu

Java Application , Applet , Servlet

JDBC Driver

Java Middle Ware

Java Native driver

Cơ sở dữ liệu

Mã JAVA

Mã JAVA

{ {

Internet

Java Application , Applet , Servlet

JDBC Driver

Database driver

Mã JAVA

Mã đặc thù

{

{

Cơ sở dữ liệu

Trang 29

Kiểu 4 : JDBC kết nối thông qua các trình điều khiển đặc thù từ xa

Kiểu này cho phép máy khách sử dụng trình điều khiển gọn nhẹ nối kết trực tiếp vào trình điều khiển cơ sở dữ liệu đặc thù trên máy chủ

ở xa thông qua mạng Internet

Java Application , Applet , Servlet

JDBC Driver

Java Native driver

Cơ sở dữ liệu

Mã JAVA

MãJAVA

{

{

Internet

Trang 30

4.> SERVLETS,JAVASERVER PAGES VÀ JAVABEAN

 JavaServlets

I - Khái niệm java servlet

_ Java Servlet là một lớp đối tượng (.class).Mã nguồn của Servlet được biên dịch ra mã byte-code của java.Servlet dễ sử dụng và phát triển những ứng dụng Web nhanh hơn GGI.Servlet chạy tự động khi chúng được gọi từ trình chủ (Web server).Servlet chạy toàn bộ trên máy ảo của Java ,xử lý và sinh mã HTML trả về trình khách Bằng cách này,Servlet có thể chạy trên rất nhiều trình chủ hiểu Java và chúng không phụ thuộc vào trình duyệt (browser).Mô hình 2.1.1 sẽ giúp chúng ta hiểu luồng thông tin từ HTTP yêu cầu servlet nó được khởi tạo khi người sử dụng đang truy cập vào web site

Get request

Post request

Sơ đồ 2.1.1 Luồng thông báo trong Web server với bộ chứa Servlet

Step 1:HTTP Request makes

a reques

HTTP

Request

Step 4:Servlet can connect to a

database depending on the request

Step2: Server sends the request

to Servlet Container

Web Server

Servlet Container

Step3:Servlet invokes the sevice()

method to handle the request Step 5:Servlet sends back the result

Database

Servlet

Service()

doGet() doPost()

Trang 31

II - Chu kỳ sống của servlet

_ Chu kỳ sống của Java Servlet được thiết kế theo hướng đối tượng đơn giản bao gồm:sinh ra,hoạt động và chấm dứt Khởi đầu thành phần đối tượng Servlet được xây dựng và nạp vào bộ nhớ khi nhận được một yêu cầu từ trình chủ Sau đó chúng phục vụ liên tục hàng loạt các yêu cầu khác cho đến khi phương thức service() hoàn tất tác vụ.Tại thời điểm này Servlet sẽ

bị hủy giải phóng khỏi bộ nhớ và hết tác dụng

_ Điều này giải thích tại sao Servlets thay thế tuyệt vời và hoạt động nhanh hơn ứng dụng GGI Lý do Servlet chỉ cần nạp một lần và thường trực xử lý yêu cầu ngay trong bộ nhớ

_ Giao diện được khai báo cho sự thống nhất này là giao diện javax.servlet.Servlet,giao diện Servlet được thiết kế bởi ba phương thức cơ bản thể hiện cho chu kỳ sống

_ Những phương thức này bao gồm :init(), service() và destroy(),có nghĩa là khởi tạo ,phục vụ,và sau đó hủy bỏ

1./ Nạp servlet

2./ Phương thức khởi tạo hay còn gọi là phương thức init()

_ Phương thức init() là thời điểm bắt đầu của servlet.Chúng được gọi tức thời bởi trình chủ Web ngay khi nhận được một yêu cầu cụ thể imit() chỏ được gọi một lần duy nhất

3./ Phương thức phục vụ hay còn gọi là service()

_ Phương thức service() điều khiển tất cả các yêu cầu cần dùng.Phương thức này không thể thực thi trừ khi phương thức init() đã được thực hiện trước đó

Trang 32

4./ Phương thức hủy hay còn gọi là destroy()

_ Phương thức này là dấu hiệu kết thúc chu kỳ sống của Servlet Khi phương thức service() chấm dứt ,servlet dẽ gọi đến phương thức destroy ().Đây là thời điểm mà tất cả tài nguyên được tạo ra phương thức khởi tạo init(0 sẽ bị xóa và giải phóng khỏi bộ nhớ

III - Ưu điểm servlet

_ Servlet cung cấp một số thuận lợi sau: tính bảo mật cao,hiệu quả và dễ dàng với người sử dụng.Và đây là một số ưu điểm :

(1) Có thể chạy trong nhiều luồng đồng thời

(2) Đơn giản vì chúng không yêu cầu sự lắp đặt phần mềm khác hơn là

một trình duyệt Web

(3) Mặc dù người phục vụ HTTP không gắn liền khả năng để nhớ chi

tiết của một đòi hỏi trước từ cùng khách hàng ,nhưng servlet cung

Servlet

Service 1

Sevice 2 Service 2 Service 3

Service 3

Service 1

Call init() initalization

Call destroy() garbase collection

Trang 33

cấp một phiên theo dõi giao diện lập trình ứng dụng mà nó chiến thắng giới hạn này

(4) Luồng truy cập đến công nghệ Java bao gồm kết nối mạng và cơ sở

dữ liệu

 JavaServer Page

I – Khái niệm về javaserver page

_ JSP là công nghệ rất mạnh để tạo trang HTML động về phía máy trình chủ.JSP là phần mở rộng trực tiếp của java Servlet.Bộ biên dịch JSP sẽ ánh cạ trực tiếp mã JSP thành Servlet Viết JSP không cần phải trải qua quá trình biên dịch tập tin thực thi class như trong Servlet JSP cung cấp mô hình lập trình Web dễ dàng và tiện dụng hơn Servlet Công việc biên dịch trang JSP được tự động thực hiện bởi trình chủ.Nhìn chung ,JSP tồn tại ở 3 dạng sau :

1.> Mã nguồn JSP

_ Đây là dạng mà chúng ta thật sự viết JSP tồn tại ở dạng tập tin văn bản với phần mở rộng là jsp và trộn lẫn mã HTML khuôn mẫu.Những chỉ thị và những hoạt động mã Java và JSP làm sao đề phát sinh một trang Web để phục vụ một yêu cầu riêng biệt

2.> Mã nguồn Java

_ Bộ chứa JSP dịch từ mã nguồn JSP thành mã nguồn cho một java Servlet tương đương như yêu cầu.Mã nguồn này được lưu theo một cách đặt trưng trong nơi làm việc và thường hữu dụng cho việc gỡ rối

3.> Lớp Java được biên dịch

_ Giống như bất kỳ lớp java khác,mã java Servlet được phát sinh được chuyển thành mã byte trong tập tin class,sẳn sàng được tải về và sẳn sàng được thực hiện

Trang 34

_ Bộ chứa JSP quản lý mỗi dạng trong những dạng của trang JSP theo một cách tự động hóa.Để đáp lại yêu cầu của HTTP,bộ chứa JSP kiểm tra để biết nếu tập tin nguồn jsp đã được biên dịch từ nguồn java được biên dịch lần cuối.Nếu đúng ,bộ chứa dịch lại nguồn JSP thành nguồn java và biên dịch lại nó.Mô hình 2.3.1 sẽ mô tả tiến trình được sử dụng bở bộ chứa JSP.Khi một yêu cầu từ trang JSP được tạo ra,đầu tiên bộ chứa quyết định tên lớp phù hợp với tập tin jsp Nếu lớp không tồn tại hoặc cũ hơn tập tin jsp(nghĩa là nguồn JSP đã được thay đổi khi nó được biên dịch lần cuối),sau đó bộ chứa tạo ra mã nguồn java cho servlet tương đương và biên dịch nó.Nếu một servlet chưa chạy ,bộ chứa tải lớp servlet và tạo ra thực thẻ Cuối cùng bộ chứa gửi luồng để xử lý yêu cầu HTTP hiện thời trong thực thể được tải về

Trang 35

Sơ đồ 2.3.1 Lôgic được sử dụng bởi một bộ chứa JSP

để quản lý bản dịch JSP

Start

Determine class name

Does class already exist?

Class newer than JSP?

Instance already running

Send request to this íntance

Trang 36

II - Ưu điểm JavaServer pages

_ JSP có tất cả các lợi thế của Java Servlet.Thêm vào đó,JSP có những

ưu điểm của mình :

(1) Nó tự động được biên dịch lại khi cần thiết

(2) Viết địa chỉ trang JSP thì đơn giản hơn việc viết địa chỉ của trang Servlet

(3) Bởi vì trang JSP giống trang HTML,nên chúng có tính tương thích lớn hơn với những công cụ phát triển mạng

 So sánh giữa JSP và Servlet :

Đặc tả JSP cung cấp rất nhiều thẻ cho phép người dùng tuỳ biến khi nhúng lệnh Java trong trang JSP Các thẻ này sẽ kết hợp với các lệnh hay thẻ chuẩn HTML để tạo ra kết xuất cuối cùng trả về trình khách

Các chức năng của trang JSP hoàn toàn giống với servlet tuy nhiên bạn không cần phải biên dịch trang JSP bằng tay Trình chủ Web server sẽ thực công việc này hộ bạn Như vậy , viết trang JSP đơn giản hơn viết servlet Nếu đem so sánh bạn sẽ thấy rằng , khi viết servlet bạn phải tự tạo đối tượng luồng xuất java.io.PrintWriter out = resp.getWriter ( ); để kết xuất kết quả trả về cho trình khách Trong khi đó nếu viết trang JSP thì không cần phải thực hiện điều này Bộ diễn dịch JSP đã tạo sẵn đối tượng out cho bạn sử dụng Thật ra thì trang JSP được biên dịch thành servlet phía sau hậu trường , kết xuất của trang JSP thật ra là kết xuất của servlet Tuỳ theo mỗi trình chủ khác nhau ( như JRun , Web Logic ….) mà sẽ có các tập tin diễn dịch jsp ra servlet khác nhau Theo cơ chế của JSP , bạn không cần phải quan tâm đến những tập tin phụ này Nếu bạn xoá các tập tin này đi ,trình chủ sẽ tự động tạo mới lại Theo cơ chế này thì trang JSP có thể phải

Trang 37

thực hiện chậm hơn servlet thuần tuý , nhưng chỉ là lần đầu khi trang JSP được biên dịch Ở lần triệu gọi kế tiếp từ máy khách , trình chủ không cần dịch lại trang JSP nữa ( trừ khi có thay đổi nội dung trang JSP ) Mã JSP lúc này là mã Java nhị phân (byte-code) được gọi thực thi trực tiếp Chính

vì lý do này , trang jsp xét về tốc độ sẽ nhanh hơn hẳn các trang web thực hiện cơ chế diễn dịch như asp ( Active Server Page ) cuả Microsoft hay pl của trình CGI Perl Đây là lý do mà đề tài chọn công nghệ JSP

Viết trang JSP đơn giản hơn viết Servlet và bạn hoàn toàn có thể tận dụng mọi chức năng của Servlet bên trong trang JSP Tuy nhiên ,servlet thường được xem như những đối tượng thành phần (component ) nhúng vào trình chủ (tương tự đối tượng ActiveX hay COM của Microsoft ) Chính vì vậy servlet thường được dùng cho các chức năng xử lý phức tạp như : giao tiếp với Applet phía trình khách, thực hiện bảo vệ tài nguyên ,chứng thực mật khẩu … Trong khi đó trang JSP được dùng cho các thao tác truy xuất hay xử lý đơn giản như trình bày giao diện , định dạng trang HTML , triệu gọi các thành phần JavaBean hay servlet khác Như vậy , kết hợp JSP và Servlet là cách tốt nhất khi bạn chọn phát triển ứng dụng Web bằng Java phía máy chủ

Các thẻ lệnh của JSP :

JSP cung cấp các thẻ lệnh giúp tạo trang web Cũng tương tự như thẻ HTML , thẻ lệnh JSP bao gồm thẻ mở và thẻ đóng Thực sự các thẻ JSP được xây dựng theo đặc tả và chuẩn XML ( Extension Markup Language ) nên có hơi khác với thẻ HTML vì chuẩn XML không xem chữ hoa và chữ thường giống nhau Mỗi thẻ có các thuộc tính quy định cách dùng thẻ

Trang 38

a- Thẻ <jsp:scriptlet> hay <% %>

Thẻ này cho phép đặt các đoạn mã lệnh Java ở giữa cặp thẻ tương tự một chương trình java thông thường

b- Thẻ khai báo và thực hiện biểu thức <%! , <%=

Thẻ này dùng để khai báo một biến dùng cho toàn trang jsp Biến khai báo phải đúng theo cú pháp của ngôn ngữ Java Thẻ <%= được dùng để hiển thị một biểu thức

c- Thẻ nhúng mã nguồn <%@ include file %>

Với thẻ này có thể nhúng một trang html vào trang jsp hiện hành Thẻ này tương tự chỉ dẫn #include trong ngôn ngữ C Cú pháp đầy đủ của thẻ này là :

<%@ include file = “URL or FilePath “ %>

d- Thẻ chỉ dẫn biên dịch trang <%@ page %>

Thẻ này chỉ dẫn một số tính chất biên dịch áp dụng cho toàn trang jsp Có thể sử dụng thẻ này để khai báo các thư viện import của java , chỉ định tuỳ chọn trang jsp có cần giữ trên cache bộ nhớ của trình chủ để tăng tốc hay không …

e- Thẻ chuyển hướng <jsp:forward>

Thẻ này giúp chuyển hướng trang Web sang địa chỉ khác Ví dụ , khi xử lý trang nhận dữ liệu đăng nhập (login page ) bạn kiểm tra mật khẩu , nếu hợp lệ bạn chuyển người dùng đến trang tài nguyên cho phép truy cập Nếu không hợp lệ , bạn chuyển người dùng đến trang thông báo lỗi

Trang 39

f- Thẻ sử dụng thành phần Bean <jsp:useBean>

Bạn có thể tự tạo các lớp đối tượng Java và triệu gọi chúng từ bên trong trang jsp Hướng theo công nghệ thành phần (component ) Java gọi những đối tượng có thể gắn vào những ứng dụng là thành phần Bean

g- Thẻ đặt thuộc tính cho Bean <jsp:setProperty>

Thẻ này được sử dụng để triệu gọi một phương thức nào đó của Bean h- Thẻ lấy thuộc tính của Bean <jsp:getProperty>

Ngược với thẻ <jsp:setProperty , thẻ <jsp:getProperty> dùng để lấy về nội dung của một thuộc tính

Các đối tượng mặc định của trang JSP :

 Trang diễn dịch JSP cho phép sử dụng một số đối tượng đã khai báo trước Điều này giúp viết mã lệnh trong trang jsp nhanh hơn servlet

 Đối tượng out : xuất phát từ lớp PrintWriter Bạn có thể sử dụng đối tượng này để định dạng kết xuất gửi về máy khách Ví dụ:<% out.println(“Result”+7*3;%>

 Đối tượng request :xuất phát từ lớp HttpServletRequest.Đối tượng

này giúp lấy về các tham số hay dữ liệu do trình khách chuyển lên

 Đối tượng response : tương tự đối tượng out , đối tượng response dùng để đưa kết xuất trả về trình khách Tuy nhiên , dối tượng out được

dùng thường xuyên hơn out hỗ trợ thêm luồng đệm để tăng tốc kết xuất

 Đối tượng session : xuất phát từ lớp HttpSesssion Sử dụng đối tượng session để theo dõi kết nối và lưu vết một phiên làm việc giữa trình khách

và trình chủ

Trang 40

Truy xuất cơ sở dữ liệu trong trang JSP :

Có thể dễ dàng dùng trình JDBC để truy xuất cơ sở dữ liệu của hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server

Trang JSP triệu gọi đối tượng RMI ,CORBA :

Bởi vì trang JSP chứa hầu như toàn bộ mã Java cho nên bạn có thể triệu gọi đối tượng phân tán như RMI hay CORBA theo cách rất tự nhiên Nghĩa là sau khi thiết lập được đối tượng RMI , chẳng hạn vsc thì bạn phải có trang web vsc.jsp để triệu gọi đối tượng vsc từ phía trình duyệt ở máy chủ

Trên đây đã giới thiệu kỹ thuật lập trình web bằng trang jsp Có thể dùng các công cụ như : NotePad , DreamWaver … để viết trang JSP , trong đề tài công cụ NotePad được sử dụng Với JSP bạn có thể nhúng lệnh Java vào trang Web kết hợp với các thẻ HTML truyền thống JSP thay cho Servlet và dễ sử dụng hơn servlet Tuy nhiên kết hợp giữa trang jsp và công nghệ component của servlet là cách tốt nhất để xây dựng những ứng dụng web mạnh mẽ phát huy tác dụng ở cả hai phía khách / chủ

 JAVABEAN

I - Khái niệm về JavaBean

_ JavaBean là một thành phần java 100% mà làm việc trên bất kỳ máy ảo nào Nó là một lớp Java dùng lại được.Khi chúng ta nhúng nhiều mã java hơn trong JSP,người phát triển Java phải vật ngã người thiết kế trang cho sự truy nhập xuống trang.Thật khó hơn để đọc mã Java khi nó pha trộn bên trong với HTML.Cách mà chúng ta có thể giữ mã java của chúng ta riêng biệt từ JSP sẽ sử dụng một javaBean

Ngày đăng: 25/12/2014, 19:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w