Tôi mạnh dạn trình bày những kinh nghiệm vốn có của mình trong công tác hướng dẫn học sinh học tập, xây dựng bài trên lớp, làm các bài kiểm tra, làm bài thi các kì thi tại trường và học
Trang 1A ĐẶT VẤN ĐỀ
I LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1 Lí do khách quan
Phát triển tư duy học sinh trong dạy học lịch là vấn đề quan trọng của giáo dục phổ thông, trong đó có dạy học lịch sử Cũng như môn học khác, chất lượng dạy học lịch sử chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo thế hệ trẻ ngày nay Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều; một trong những nguyên nhân
quan trọng nhất là năng lực tư duy của học sinh thấp Cần tìm
hiểu đặc điểm, nội dung tư duy lịch sử, tìm những con đường, biện pháp phát triển tư duy lịch sử trong học tập lịch sử
2 Lý do chủ quan
Nay được hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Thạnh Bình, tổ chuyên môn mạnh dạn và tin tưởng phân công dạy lịch
sử khối 8, 9 và làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm qua đạt được kết quả Tôi mạnh dạn trình bày những kinh nghiệm vốn có của mình trong công tác hướng dẫn học sinh học tập, xây dựng bài trên lớp, làm các bài kiểm tra, làm bài thi các kì thi tại trường và học sinh giỏi bộ môn lịch sử để các đồng
nghiệp tham khảo, nhất là biện pháp phát triển tư duy trong dạy học lịch sử đối với học sinh, khả năng thực hành bài tập lịch sử.
II NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN DẠY BỘ MÔN LỊCH SỬ
1 Thuận lợi
Trang 2Hiện nay, giáo viên có một kho báu vô tận là được cập nhật trên mạng có nhiều nội dung và hình ảnh phong phú, các tài liệu tham khảo rất nhiều với nhiều tác giả để nghiên cứu, học tập cái hay nhằm đưa vào bài dạy tốt hơn Trường trang bị phương tiện dạy tương đối đầy đủ so với những năm trước Sách giáo khoa đầy đủ Thư viện có rất nhiều tài liệu để nghiên cứu
2 Khó khăn
- Các trò chơi trên mạng khá phong phú, tác động mạnh đến tâm lý của học sinh, lôi cuốn học sinh khám phá những trò chơi vô bổ
- Cha mẹ thiếu quan tâm việc học hành, giao cho trường quản lý là chính
- Giáo dục học sinh chưa nghiêm khắc dẫn đến ỷ lại
III MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm này là nhằm đưa ra một số kinh nghiệm, bí quyết về hướng dẫn học sinh cách học tập, xây dựng bài trên lớp và làm bài thi hoàn chỉnh: Nhận thức đúng các vấn đề phát triển tư duy học sinh trong học tập lịch sử ở trường phổ thông Con đường phát triển
tư duy học sinh trong dạy học lịch sử Hệ thống bài tập nhận thức là điều kiện cần thiết để phát triển tư duy học sinh trong học tập lịch sử
IV TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
- Sách giáo khoa, sách giáo viên của các khối lớp
Trang 3- Sách nâng cao, sách bồi dưỡng học sinh giỏi, sách ôn tập kiểm tra…
- Một số đề thi cấp huyện , tỉnh ở nhiều năm
- Các tài liệu của các tác giả: Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, Trịnh Tùng, Nguyễn Thị Côi
B NỘI DUNG CHÍNH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I PHÁT TRIỂN TƯ DUY HỌC SINH TRONG HỌC TẬP LỊCH SỬ
1 Nội dung các vấn đề phát triển tư duy học sinh trong học tập lịch sử ở trường phổ thông
Nội dung các khóa trình lịch sử, với các kiến thức cơ bản, được xác định, là cơ sở cho việc phát triến tư duy học sinh Chúng ta tập trung khai thác nội dung các khóa trình, nhằm phát triển cho học sinh những vấn đề cơ bản của tư duy lịch sử có ý nghĩa quyết định đối với việc nhận thức lịch sử phù hợp với yêu cầu và trình độ các em
Để hình thành và phát triển quan điểm lịch sử, khi dạy học lịch sử, chúng ta lưu ý học sinh nắm các giai đoạn, các thời lịch sử cụ thể sự phát triển chung của xã hội hội loài người Một thời kì lịch sử này khác với một thời kì lịch sử khác ( như Công xã nguyên thủy với chiếm hữu nô lệ …) ở những điểm rất cụ thể về công cụ lao động, trình độ sản xuất, chế độ chính trị, tổ chức nhà nước, tư tưởng, đạo đức Cho nên học sinh phải nắm vững các kiến thức cụ thể, không diễn đạt chung chung bằng cách hình dung từ “lạc hậu”, “tiến bộ”, “tàn bạo” … Mặt khác ,
Trang 4qua các khóa trình lịch sử, cần làm cho học sinh thấy rõ tính kế thừa trong phát triển (trong lòng chế độ cũ đã hình thành những mầm mống của chế độ mới, chế độ mới tiếp tục, tiếp nhận
những tinh hoa của chế độ trước) Từ đó, làm cho học sinh thấy được sự thống nhất, tính chất tiến bộ, sự phát triển đi lên, hợp quy luật, sự đa dạng, đầy mâu thuẫn của lịch sử Cần
khắc phục nhận thức tản mạn, rời rạc, cắt đoạn, các thời kì lịch sử, các hình thái kinh tế - xã hội Chúng ta cần thấy rằng mỗi thời kì, mỗi hình thái kinh tế-xã hội là một bậc thang của sự phát triển xã hội
Nắm quy luật trong học tập lịch sử không phải là nắm công thức mà phải thông qua các sự kiện lịch sử đang học, thông qua sự vận động của lịch sử mà phân tích, rút ra bản chất của nó, chứ không chỉ nhìn thấy cái vỏ bề ngoài, những hiện tượng có thể làm lầm lạc sự nhận thức đúng đắn Ví dụ: không nhầm lẫn hiện tượng và bản chất của một chế độ chính trị(nền dân chủ tư sản), không phân biệt cuộc cách mạng thực sự chân chính của nhân dân với cuộc đảo chính, những tranh giành, thoán đạt quyền hành trong nội bộ giai cấp thống trị
Cuối cùng, tư duy của học sinh thể hiện rõ nhất, tập trung nhất ở việc vận dụng kiến thức đã học một cách thông minh, tích cực và sáng tạo Điều này sẽ tránh khỏi quan niệm sai lầm cho rằng lịch sử chỉ cần trí nhớ mà không cần thông minh, không cần phát triển tư duy Học lịch sử không phải để biết, ghi
Trang 5nhớ những kiến thức về quá khứ, hiểu sâu sắc hiện tại và khuynh hướng phát triển tất yếu của tương lại
Những nội dung cơ bản của tư duy lịch sử cần hình thành và phát triển cho học sinh gắn liền với nội dung các khóa trình phù hợp với trình độ và yêu cầu học tập Việc biến những vấn đề của nội dung tư duy nêu trên thành những công thức, những lý luận khô khan sẽ làm cho học sinh không có hứng thú học tập, không đem lại kết quả nâng cao chất lượng học tập
Việc truyền thụ nội dung những vấn đề tư duy lịch sử được tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc, bằng những con đường dạy học hợp lý
2 Nguyên tắc và con đường phát triển tư duy học sinh trong dạy học lịch sử
Việc phát triển tư duy học sinh được tiến hành trong các quá trình dạy học lịch sử, thông qua mọi khâu, mọi hình thức hoạt động giáo dục của bộ môn Ở dây, chúng ta chưa đề cập đến các biện pháp sư phạm cụ thể của việc phát triển tư duy mà tìm hiểu những nguyên tắc chủ đạo, con đường phát triển
tư duy
a Khai thác nội dung khóa trình lịch sử ở trường phổ thông
Theo các nhà nghiên cứu về lý luận dạy học, việc nắm kiến thức để tư duy được thể hiện chủ yếu bằng các cách sau đây:
Trang 6- Tiếp nhận kiến thức có lựa chọn, có suy nghĩ, biết ghi nhớ những kiến thức thông tin cần thiết
- Dựa vào những sự kiện cơ bản để khôi phục lại bức tranh quá khứ.Công việc này trở thành kĩ năng, thói quen trong học tập
- Biết phân tích, suy nghĩ về các sự kiện đã nắm vững Trong một bài học lịch sử, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh nắm được một vài kiến thức cơ bản làm cơ sở cho việc phát triển tư duy (việc chọn lựa này giáo viên cần xác định trong lúc soạn bài)
b Tạo tình huống có vấn đề và biết cách giải quyết vấn đề
Khi hướng dẫn thình bày cho học sinh nắm kiến thức cơ bản, giáo viên cần chú ý đến “nhu cầu tư duy” của học sinh, khi các em tiếp thu kiến thức mới, hoặc muốn hiểu sâu sắc, làm phong phú hơn kiến thức đã biết Trong trường hợp học sinh xuất hiện những thắc mắc, những vấn đề được đặt ra để giải
quyết Các nhà giáo dục học gọi trường hợp trên là tình huống có vấn đề Trong dạy học, giáo viên luôn chú trọng khêu gợi
học sinh đặt vấn đề để tìm hiểu, không dừng ở việc thụ động tiếp thu “Đặt câu hỏi nêu ra điều mình chưa biết” là một yếu tố
quan trọng để học tập thông minh, chủ động Vấn đề đặt ra là phải nhằm vào bản chất, những điều quan trọng để hiểu sự kiện, chứ không phải là những chi tiết vụn vặt, hình thức bên
Trang 7ngoài Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm cách giải quyết vấn đề, sau đó tiếp thu và củng cố kiến thức mới
Cách dạy như vậy được gọi là dạy học nêu vấn đề , khác
hẳn và đối lập với cách giảng dạy nhồi nhét, học sinh chỉ biết nghe, ghi, nhớ, lười suy nghĩ Dạy học nêu vấn đề sẽ phát huy tính tích cực tự nhận thức của học sinh Một trong những đặt trưng cơ bản của việc phát triển tư duy của học sinh là phát huy năng lực học tập, phát triển trí thông minh, óc sáng tạo của các em
Dạy học nêu vấn đề thể hiện quan niệm đúng đắn cho rằng học sinh vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của giáo dục và được thực hiện với những bước đi, biện
pháp sư phạm hợp lý
c Trình bày, thông tin sự kiện trong phát triển tư duy học sinh học lịch sử
Học lịch sử cần phải dựa trên cơ sở sự kiện cơ bản, chính xác Song trình bày, thông tin như thế nào để không lặp lại sách giáo khoa một cách khô khan, không chỉ “bắt buộc trí nhớ làm việc” (Phạm Văn Đồng), mà chính là làm cho tư duy phát triển Việc thông báo chỉ cung cấp cho học sinh một số sự kiện để ghi nhớ; việc trình bày nêu vấn đề lại phát huy tính tích
cực nhận thức của học sinh biết và hiểu lịch sử.
Dĩ nhiên, khi trình bày tài liệu theo cách nêu vấn đề, giáo viên không chỉ dùng lời nói, mà còn sử dụng các phương tiện trực quan, các loại tài liệu thành văn…
Trang 8d Câu hỏi trong việc phát triển tư duy học sinh trong khi học lịch sử
Trong phát triển tư duy học sinh, việc sử dụng các thao tác lô-gich có ý nghĩa quan trọng Thường thường, giáo viên sử dụng các thao tác chủ yếu so sánh (để tìm sự khác biệt và giống nhau về bản chất của các sự kiện), phân tích và tổng hợp (giúp học sinh khái quát hóa các sự kiện bằng cách tìm hiểu sâu từng bộ phận, từng mặt, rồi nêu mối liên hệ, quan hệ giữa
các yêu tố cấu thành sự kiện), quy nạp, diễn dịch, trừu tượng hóa …
Để thực hiện được những thao tác như vậy có thể dụng nhiều cách, phương tiện khác nhau (đồ dùng trực quan quy
ước, tài liệu, giải thích …), song việc hỏi và trả lời phù hợp với trình độ, yêu cầu của học sinh và đưa lại kết quả tốt.
Hỏi và trả lời chính là đặt tình huống có vấn đề rồi tìm cách giải quyết vấn đề Hỏi và trả lời có thể tiến hành giữa thầy giáo và học sinh, giữa học sinh với nhau, thậm chí đối với từng cá nhân (tự hỏi và tự trả lời) Hỏi và trả lời không phải là sự
“đánh đố”, mà là giúp nhau hiểu sâu sắc lịch sử hơn
Trong việc hỏi và trả lời, câu hỏi có ý nghĩa giáo
dưỡng( nhận thức), giáo dục và phát triển lớn Nó gợi suy nghĩ, giúp học sinh hiểu lịch sử Vì vậy, việc đặt câu hỏi phải tuân thủ những nguyên tắc sư phạm những yêu cầu nhất định
3 Hệ thống bài tập nhận thức là điều kiện cần biết để phát triển tư duy học sinh trong học tập lịch sử
Trang 9Chúng ta chưa có quan niệm đầy đủ về sự cần thiết của
hệ thống bài tập nhận thức trong học lịch sử (thậm chí có người cho rằng trong học tập lịch sử không có bài
tập) Bài tập nhận thức nâng cao trình độ tư duy của học sinh
khi nó được cấu tạo thành một hệ thống chứ không phải là một
vài bài tập bất kì, rời rạc Hệ thống bài tập nhận thức đề cập đến những vấn đề mà học sinh cần nắm để khôi phục lại hình ảnh quá khứ và chủ yếu đi sâu vào nội dung bản chất sự kiện
Nó bao gồm các vấn đề:
- Nhận biết quá trình phát triển lịch sử và cơ cấu của một
sự kiện (hiện tượng, biến cố, nhân vật, quá trình lịch sử …)
- Xác định những mối liên hệ nhân quả của sự kiện
- Xác định tính kế thừa giữa các sự kiện, thời kì, giai đoạn lớn
- Nêu khuynh hướng phát triển của một sự kiện, một thời đại hay xã hội nói chung
- Phân tích tính chất của sự kiện (tiến bộ, phản động, bản chất giai cấp …)
- Xác định các giai đoạn, thời kì phát triển của sự kiện hay xã hội)
- So sánh để rút ra cái chung và riêng, giống và khác, tiêu biểu và đặc thù của các sự kiện, thời kỳ lịch sử
- Tìm hiểu ý nghĩa của sự kiện, bài học, kinh nghiệm lịch
sử đối với ngày nay
Trang 10Những loại bài tập như vậy được xây dựng trên cơ sở một sự kiện quan trọng, một số bài hay cả khóa trình Bài tập nhận thức có nội dung rộng hơn câu hỏi kiểm tra, đòi hỏi công sức của học sinh nhiều hơn và tác dụng, kết quả của nó cũng cao hơn Tuy nhiên tùy từng nội dung, trình độ mà những bài nhận thức nhỏ được giới hạn ở phạm vi, yêu cầu của câu hỏi (trao đổi hay kiểm tra) hoặc một số câu hỏi mang nội dung nhận thức
Bài tập nhận thức phải thỏa mãn bốn yêu cầu sau:
Thứ nhất, làm cho học sinh nhận thức đươc sự kiện cơ
bản của bài học (phân biệt được những kiến thức thứ yếu, những sự kiện không cơ bản)
Thứ hai, khôi phục lại bức tranh quá khứ (sự kiện, quá
trình, nhân vật) theo trình độ và yêu cầu học tập mỗi lớp
Thứ ba, nhận thức, phân tích sự kiện trong tình huống có
vấn đề, rút ra bản chất, đặt trưng sự kiện, quy luật lịch sử
Thứ tư, vận dụng kiến thức đã biết để tiếp thu bài học
mới trong hoạt động
thực tiễn, nhằm phát triển tư duy sáng tạo và năng lực thực hành của học sinh
Bài tập nhận thức còn mới mẻ đối với việc học lịch sử ở trường phổ thông nước ta Từ thực tiễn, chúng ta sẽ bổ sung nhận thức lí luận và kinh nghiệm thực hành của loại bài tập này
Trang 11II PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH TRONG HỌC TẬP LỊCH SỬ
1 Quan niệm
Học đi đôi với hành ở nhà trường, chúng ta xuất phát từ bản chất, nguồn gốc của khoa học, mà những cơ sở của khoa học này được giảng dạy ở trường Khoa học ra đời trong quá trình hoạt động thực tiễn của con người, bao giờ cũng gắn liền với hoạt động sản xuất và hoạt động xã hội của con người Việc học đi đôi với hành cũng nhằm đáp ứng yêu cầu và con đường biện chứng của nhận thức: từ trực quan sinh động đến
tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, góp phần vào lợi ích xã hội
Trong dạy học lịch sử, việc học đi đôi với hành gồm những nội dung sau đây:
- Trước hết thực hành bộ môn để tạo cho học sinh có biểu tượng lịch sử chính xác, giàu hình ảnh Công việc này thể hiện việc làm các loại đồ dùng trực quan (vẽ bản đồ, đắp sa bàn, lập niên biểu, các bảng thống kê …), tập viết và trình bày các bài tường thuật, miêu tả về một sự kiện lịch sử, giải thích, phân tích nội dung một hiện tượng, chân dung một nhân vật lịch sử …
- Hành trong bộ môn lịch sử ở trường phổ thông còn là vận dụng kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới và hoàn thành những việc công ích xã hội (như tham gia sưu tầm, biên