1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chế độ tỷ giá theo luật định (de jure) và chế độ tỷ giá thực tế của việt nam giai đoạn 2008 2013

25 6K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện điều tiết tỷ giá hối đoái thông qua việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ và thực hiện phương án mua bán trên thị trường ngoại tệ “ và “ C

Trang 1

 Thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế

 Buộc chính sách kinh tế vĩ mô phải có kỷ luật hơn

 Thúc đẩy hợp tác quốc tế

Nhược điểm: Hoạt động đầu cơ bất ổn

II Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn

Tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không cóbất cứ một can thiệp nào của NHTW

 Đầu cơ giúp ổn định thị trường

III Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết

Tỷ giá được xác định dựa trên quan hệ cũng cầu trên thị trường ngoại hối Tuy nhiên, NHTWvẫn có thể tiến hành can thiệp nhằm duy trì tỷ giá nhưng không nhằm cố định tỷ giá

Là chế độ tỷ giá trung gian giữa chế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn

IV Chế độ tỷ giá thực tế ( de facto exchange rate regime)

1 Sự khác nhau giữa chế độ tỷ giá thao luật định ( de jure) và chế độ tỷ giá theo thực tế ( de facto)

- De jure ER: là chế độ tỷ giá mà chính phủ (đại diện là NHTW) công bố chính thức

- De facto ER: căn cứ vào sự biến động của tỷ giá trên thực tế, IMF đưa ra một số tiêu chí để phânloại các chế độ tỷ giá

2 Phân loại chế độ tỷ giá

Theo IMF, chế độ tỷ giá được phân thành các loại sau:

 Chế độ tỷ giá không có tiền tệ theo pháp định riêng

 Chế độ bản vị tiền tệ

 Chế độ tỷ giá cố định thông thường

 Chế độ tỷ giá cố định có biên độ dao động rộng

 Chế độ tỷ giá cố định bò trườn

 Chế độ tỷ giá có biên độ dao động bò trườn

Trang 2

I Giai đoạn 2008-2010

1 Chế độ tỷ giá theo luật định (de jure)

Căn cứ vào điều 30 Pháp lệnh ngoại hối và Điều 39 NĐ 160/2006/NĐ-CP thì cơ chế tỷ giá Việt

Nam là cơ chế thả nổi có sự điều tiết cụ thể là tại điều 39 NĐ 160/NĐ-CP đã chỉ rõ “Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện điều tiết tỷ giá hối đoái thông qua việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ và thực hiện phương án mua bán trên thị trường ngoại tệ “ và

“ Cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định trên cơ sở rổ tiền tệ của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư với Việt Nam phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ”.

1.1 Về yếu tố thả nổi:

Trong một thời gian dài khi mà nhà nước còn có sự “bảo hộ” về tỷ giá đối với các doanh nghiệp,tỷgiá của VND với các đồng tiền khác được giữ ở mức ổn định tương đối nhằm tạo thuận lợi cho hoạtđộng xuất khẩu,hạn chế rủi ro tỷ giá nhưng khi mà sự hội nhập vào kinh tế toàn cầu ngày càng trở nênsâu rộng và thực chất thì hội nhập về tỷ giá là điều không thế tránh khỏi.Do vậy,sự bảo hộ về tỷ giácủa NHNN đang dần được nới lỏng theo hướng thả nổi nhiều hơn.Điều này thể hiện rất rõ khi nhữngnăm gần đây NHNN thường xuyên có những sự điều chỉnh biên độ dao động cho phù hợp với nhữngbiến động của thị trường theo hướng lỏng hơn Việc nới lỏng biên độ dao động tỷ giá là một nhu cầuthiết thực đế đưa công tác điều chỉnh tỷ giá tiến gần tới các quy luật thị trường hơn, hay cũng đồngnghĩa với việc tự' do hóa dần các giao dịch ngoại tệ Khi thị trường hối đoái thế giới có biến độngmạnh, các quy định hành chính về biên độ có thế làm đóng băng thị trường ngoại tệ trong nước,khuyến khích các hoạt động phi pháp Theo nguyên tắc của cơ chế tỷ giá thả nối có điều tiết do NHNNViệt Nam quy định ,NHNN sẽ không chủ quan trực tiếp ấn định tỷ giá chính thức mà sẽ chỉ thông báo

tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng.Mà tỷ giá bình quân liên ngân hàng lại là do cung cầu trênthị trường liên ngân hàng quyết định

Trên cơ sở tỷ giá bình quân liên ngân hàng ,các NHTM sẽ xác định tỷ giá kinh doanh theo quy tắcsau:

Tỷ giá kinh doanh =TGBQLNH *(1 ± x)Tức là : Tỷ giá bán ra(max) =TGBQLNH*(1 + x)

Tỷ giá mua vào (min) = TGBQLNH*(l-x)(x là biên độ dao động do NHNN quy định)Như vậy yếu tổ thả nổi trong tỷ giá kinh doanh chính là đại lượng TGBQLNH

Trang 3

1.2 Về yếu tố điều tiết:

Tỷ giá giao dịch không được tự do biến động theo cung cầu trên thị trường liên ngân hàng mà sựbiến động chỉ được giới hạn trong biên độ giao dịch do NHNN quy định ± x% so với tỷ giá của ngàygiao dịch trước đó Trong một ngày giao dịch, do ảnh hưởng của cung cầu trên thị trường ngoại hốinên tỷ giá giao dịch có thế có những thay đôi đột biến vượt ra ngoài biên độ giao dịch cho phép,tuyvậy tỷ giá luôn là cố định trong một ngày giao dịch bất chấp những thay đổi đó

Như đã nói ở phần trên,yếu tố thả nổi trong tỷ giá kinh doanh chính là đại lượng tỷ giá bình quânliên ngân hàng Nhưng vì đây là tỷ giá bình quân ,nghĩa là phải do NHNN tính toán dựa trên tỷ giágiao dịch của các ngân hàng ,trong khi đó NHNN lại là người độc quyền điều hành,đồng thời cũng độcquyền tính toán,độc quyền thông báo tỷ giá bình quân liên ngân hàng,do vậy trong một chừng mựcnào đó thì chỉ số TGBQLNH vẫn chưa hoàn toàn thoát ly khỏi ý chí chủ quan của NHNN trong việcđiều hình tỷ giá nhằm đảm bảo một mức tỷ giá có lợi và phù hợp cho các hoạt động của nền kinhtế,đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu,hạn chế rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp

Ngoài ra,NHNN còn sử dụng một hệ thống các công cụ tác động lên tỷ giá gồm các công cụ trựctiếp và gián tiếp

1.2.1 Các công cụ tác động trực tiếp lên tỷ giá :

 Nghiệp vụ thị truờng mở nội tệ : Đây là nghiệp vụ dễ dàng thực hiện và có tác động trực tiếpđến tỷ giá hối đoái Nghiệp vụ này tác động đến cung tiền trong nuớc, NHTW đóng vai trò làngười mua bán tiền tệ trực tiếp cuối cùng trên thị trường liên ngân hàng tại một mức tỷ giá nào

đó Để công cụ này có hiệu quả thì quốc gia phải có lượng dự trữ ngoại tệ lớn

 Nghiệp vụ thị trường mở thuần tuý : Nghiệp vụ này được sử dụng đế thay đổi lượng cung tiềnlưu thông từ đó làm thay đối tỷ giá hoặc lãi suất thông qua việc mua bán các giấy tờ có giá

 Nghiệp vụ kết hối : Là việc chính phủ quy định với các thế nhân và pháp nhân có nguồn thungoại tệ phải bán một tỷ lệ nhất định trong một thời hạn nhất định cho các tổ chức được phépkinh doanh ngoại hối Biện pháp này được áp dụng trong thời kỳ khan hiếm ngoại tệ giao dịchtrên thị trường ngoại hổi

1.2.2 Các công cụ tác động gián tiếp lên tỷ giá :

Lãi suất chiết khấu

Thuế quan

Hạn ngạch: có tác dụng hạn chế nhập khẩu do đó có tác dụng lên tỷ giá tương tự nhưthuế quan

Giá cả

Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các NHTM

Quy định mức lãi suất trần kém hấp dẫn đối với tiền gửi bằng ngoại tệ

2 Chế độ tỷ giá thực tế (de factor)

Trang 4

vào tỉ giá quốc tế giữa USD và các đồng tiền ngoại tệ khác, các ngân hàng thương mại sẽ xác lập tỉ giágiữa các ngoại tệ đó với VND Trên nền tảng chính sách neo tỉ giá, trong những giai đoạn nền kinh tế

bị biến động mạnh do cải cách ở bên trong hoặc do tác động từ bên ngoài, NHNH đưa ra

những điều chỉnh nhất định về biên độ tỉ giá cũng như tỉ giá trung tâm để thích nghi với

những tác động đó Sau khi các tác động chấm dứt, chế độ tỉ giá lại quay trở về cơ chế tỉ giá

cố định hoặc neo tỉ giá có điều chỉnh

Biểu đồ biến động biên độ tỷ giá từ năm 1989-2009

Một đặc điểm khác của cơ chế tỉ giá của Việt Nam là cơ chế hai tỉ giá Mặc dù trên thực tếNHNN áp dụng chỉ một tỉ giá chính thức cho tất cả các giao dịch thương mại trên phạm vi cả nướcnhưng tỉ giá thị trường tự dovẫn hiện diện song song với tỉ giá chính thức.Nguyên nhân này bắt nguồn

từ sự khó khăn trong tiếp cận ngoại tệ từ khối ngân hàng.Trong thập kỉ 1990, do có sự phân biệt giữadoanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân trong vấn đề xuất khẩu, các doanh nghiệp tư nhânkhó tiếp cận các nguồn ngoại tệ từ hệ thống ngân hàng Hiện nay, sự phân biệt kiểu này đôi khi vẫnđược các NHTM áp dụng đối với các doanh nghiệp hoặc cá nhân thuộc đối tượng "không khuyếnkhích" sử dụng ngoại tệ như dùng ngoại tệ để đi du lịch hoặc mua, nhập các loại hàng hóa xa xỉ hayloại hàng hóa trong nước có khả năng sản xuất được Chính sự phân biệt này khiến cho thị trườngngoại tệ tự do vẫn tiếp tục phát triển với quy mô tương đối lớn ở Việt Nam

Theo IMF giai đoạn 2008-2010, Việt Nam áp dụng cơ chế neo tỉ giá với biên độ được điều

Trang 5

chỉnh (crawling bands).Theo đó, OER được điều chỉnh tăng giá 5 lần: 2%( 11/06/2008), 2.9%(25/12/2008), 5,16% (25/11/2009), 3,25% (11/02/2010), 2.05% (18/08/2010) và biên độ dao độngđược điều chỉnh 5 lần: +/- 1% (3/2008); +/- 2% (6/2008) ; +/- 3% (11/2008) ; +/- 5% (3/2009) ;+/- 3%(11/2009).

Để hiểu rõ hơn về chế độ tỷ giá thực tế ở Việt Nam ta hãy cùng xem xét chi tiết những biếnđộng của diễn biến tỷ giá qua các năm 2008-2011

Giai đoạn từ năm 2008 – 2011 tỉ giá có nhiều sự biến động Theo số liệu từ NHNN thì giaiđoạn từ năm 2008 đến 2011, NHNN đã điều hành chính sách tỷ giá theo hướng giảm giá đồng ViệtNam ở mức vừa phải đã có tác động làm giá bán hàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giớicạnh tranh hơn

Trang 6

Hình 1: biến động tỉ giá USD/VND từ năm 2008 đến 2011.

 Năm 2008 nền kinh tế thế giới rơi vào giai đoạn khủng hoảng vậy nên không thểtránh khỏi ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam.Giai đoạn 2008-2009 đánh dấu sự phảnứng trong chính sách tỉ giá ở Việt Nam Dựa vào hình 1 có thể thấy tỉ giá NHTM cónhiều biến động mạnh do lạm phát tăng cao (tỉ lệ lạm phát năm 2008 tăng rất coa có lúclên đến 20%) đồng thời cuộc khủng hoảng kinh tế đã có tác động đến Việt Nam nửacuối năm 2008 Trong 2008, biên độ tỷ giá được điều chỉnh tới 5 lần, một mật độ dàychưa từng có

Giai đoạn từ 01/01/2008 tới 25/03/2008: Trong giai đoạn này, tỷ giá USD/VND trên thị trường

LNH giảm mạnh từ 16.112 đồng xuống còn 15.960 đồng Tỷ giá trên TTTD có lúc rớt xuống thấphơn tỷ giá LNH và dao động trong khoảng từ 15.700 đến 16.000 VND/USD Nguyên nhân: Thờiđiểm này đang trong giai đoạn gần Tết nên lượng kiều hối chuyển về khá lớn Chính phủ và ngân hàng

Trang 7

nhà nước áp dụng chính sách kiềm chế lạm phát, thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất cơ bản 8,25%/năm(12/2007) lên 8,75%/năm (2/2008) NHNN không mua ngoại tệ USD nhằm hạn chế việc bơm tiền ralưu thông.

Giai đoạn từ 26/03/2008 tới 16/07/2008: Trong giai đoạn này tỷ giá tăng dần đều và đột ngột

tăng mạnh từ giữa tháng 6, đỉnh điểm lên đến 19.400 VND/USD vào ngày 18/6, cách hơn 2.600 đồng

so với mức trần, còn trên TTTD cao hơn khoảng 100-150 VND/USD sau đó dịu lại khi NHNN nớibiên độ từ 1% lên +/- 2% (ngày 27/6) và kiểm soát chặt các giao dịch.Nguyên nhân:Do tâm lý bất ổncủa người dân và doanh nghiệp khi thấy USD tăng nhanh dẫn đến trạng thái găm ngoại tệ của nhà đầucơ.Nhu cầu mua ngoại tệ trả các khoản nợ của doanh nghiệp xuất và nhập khẩu đến hạn cao.Tăngnhập khẩu vàng Nhà đầu tư rút vốn khỏi Việt Nam bằng việc bán trái phiếu khi lo ngại về tình hìnhkinh tế và tình hình thanh khoản thấp trên thị trường Cung ngoại tệ thấp do NHNN không cho phépcho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu ( theo quyết định số 09/2008/QĐ).Cầu ngoại tệ tăngmạnh so với cung USD

Giai đoạn từ 17/07/2008 tới 15/10/2008: Tỷ giá USD/VND giảm mạnh từ 19.400 VND/USD

còn 16.400 VND/USD và giao dịch bình ổn quanh mức 16.600 VND/USD trong giai đoạn từ tháng 8đến tháng giữa tháng 10.Nguyên nhân: Do sự can thiệp kịp thời của NHNN, NHNN đã công khailượng dự trữ ngoại hối quốc gia là 20,7 tỷ USD trong khi trên thị trường cho rằng USD đang khanhiếm.NHNN ban hành nhiều chính sách bình ổn tỷ giá như: cấm mua bán ngoại tệ trên TTTD khôngđăng ký với NHTM, cấm mua bán USD thông qua ngoại tệ khác, kiểm soát chặt các đại lý thu đổingoại tệ

Giai đoạn từ 16/10/2008 đến hết năm: Tỷ giá USD/VND tăng đột ngột trở lại từ mức

16.600 lên mức cao nhất là 16.998 VND/USD sau đó giảm nhẹ Giao dịchnằm trong biên độ tỷ giá.Tuy nhiên cung ngoại tệ hạn chế, cầu ngoại tệ vẫn lớn Sau khi NHNN tăng biên độ tỷ giá từ 2% lên3% trong ngày 07/11, tỷ giá tăng tới mức 17.440 VND/USD.Nguyên nhân: Nhà đầu tư nước ngoài đẩymạnh bán chứng khoán, đặc biệt là trái phiếu (700 triệu USD), cổ phiếu (100 triệu USD).Cầu USDtrên thị trường tín dụng tăng cao

Nhìn chung trong năm 2008 cũng với sự biến động của tỉ giá và ảnh hưởng của suy thoái kinh

tế toàn cầu thì cuối năm 2008, nhu cầu hàng xuất khẩu giảm,kim ngạch xuất khẩu giảm.Các nhà đầu

tư nước ngoài cũng giảm đầu tư,lượng khách du lịch vào Việt Nam cũng giảm,lượng kiều hối cũnggiảm mạnh làm ảnh hưởng lớn đến tỉ giá.Tuy nhiên chính phủ ta đã có biện pháp hợp lí và có biệnpháp kiểm soát để tỉ giá không biến động quá mạnh

 Trong năm 2009, tỷ giá USD/VND do thị trường Liên Ngân hàng do Ngân hàng nhànước công bố tiếp tục tăng và đặc biệt tỷ giá trên thị trường tín dụng còn cao hơn nhiều

so với tỷ giá công bố

Trang 8

Biểu đồ tiền đồng mất giá mạnh trong năm 2009

Năm 2009, tỷ giá biến động mạnh, mức chênh lệch giữa thị trường chính thức và phi chínhthức luôn ở mức cao Tỷ giá chính thức cuối năm đã tăng gần 2,000 VND/USD, tức tăng hơn 12% sovới mức đầu năm Tỷ giá liên ngân hàng vào ngày 31/12/09 đang ở mức 17,941 VND/USD, tỷ giámua bán tại ngân hàng thương mại đang ở mức kịch trần biên độ với mức 18,479 VND/USD Tỷ giátrên thị trường phi chính thức đang ở mức từ 19,200 – 19,500 VND/USD

Trong năm qua NHNN cũng thực hiện nhiều biện pháp can thiệp mạnh mẽ vào thị trườngngoại hối Ngày 23/03, NHHN ra Quyết định số 622/QĐ-NHNN nâng biên độ tỷ giá lên +/-5%, để tỷgiá trên thị trường giao động một cách linh hoạt hơn Tuy nhiên, trước tình hình tỷ giá vẫn khá căngthẳng đến ngày 24/4/09, NHNN có công văn yêu cầu các phương tiện thông tin không thông tin về tỷgiá trên thị trường chợ đen Ngoài ra, NHNN cũng yêu cầu các cơ quan chức năng thắt chặt hoạt độngmua bán ngoại tệ trên thị trường phi chính thức Trong khoảng thời gian đó nhiều người còn nghi ngạiNHNN sẽ thực hiện các biện pháp kết hối.Diễn biến tiếp theo trên thị trường ngoại tệ khiến NHNNphải bán USD dự trữ để giữ tỷ giá Dự trữ ngoại tệ của NHNN giảm từ mức 23 tỷ USD vào cuối năm

2008, xuống còn khoảng 16-17 tỷ USD vào cuối năm nay Trong những tháng cuối năm 2009, tìnhtrạng căng thẳng tỷ giá vẫn chưa được cải thiện Tỷ giá trên thị trường chợ đen đã có lúc lên tới 20,000VND/USD Ngày 25/11, NHNN quyết định điều chỉnh tỷ giá tăng lên mức 17,961 VND/USD, từ mức16,977 VND/USD trước đó Đồng thời, NHNN cũng thu hẹp biên độ tỷ giá xuống còn +/- 3% từ ngày26/11/2009, thay vì +/-5% như trước đây Sự điều chỉnh tỷ giá khá mạnh này đã làm cho USD trên thịtrường tự do hạ nhiệt Song song với việc điều chỉnh tỷ giá trên, Chính phủ cũng yêu cầu các tập đoàn

và tổng công ty nhà nước bán ngoại tệ cho NHNN và NHTM

 Diễn biến tỷ giá USD/VND trong năm 2010 liên tục có những biến động, gây bất ổn cho nềnkinh tế vĩ mô, gây xáo động thị trường Để bình ổn thị trường ngoại hối, NHNN đã thực thirất nhiều chính sách biện pháp: điều chỉnh giá bình quân lien ngân hàng, cung ứng ngoại tệ ra

Trang 9

thị trường mặc dù dự trữ ngoại hối của quốc gia không dồi dào, kiểm soát chặt chẽ thị trườngvàng ( ban hành thông tư 22 về quản lý và huy động và cho vay bằng vàng)

Biểu đồ : Biến động tỷ gia USD/VND năm 2010

Diễn biến tỷ giá năm 2010 có thể chia làm bốn giai đoạn chính dựa vào mối quan hệ giữa tỷgiá trên TTTD và thị trường chính thức

Giai đoạn 1: Quý 1 năm 2010: Giá USD trên TTTD giao dịch ở mức cao hơn tỷ giá chính

thức Tỷ giá mua USD của các NHTM đã tăng nhanh trong tháng 3, gần như cận sát với tỷ giá bán( mức trần 19.100 VND/USD ) Diễn biến này do các doanh nghiệp xuất khẩu muốn nắm giữ USDdung khi cần thiết, gửi ngân hàng thì lãi suất thấp Ngoài ra, các doanh nghiệp thay vì vay bằng VNDlại chuyển sang vay bằng USD có lãi suất thấp hơn và kì vọng ổn đinh hơn (6-7,5%) Diễn biến nàygây ra căng thẳng cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối

Giai đoạn 2 : Quý 2 năm 2010: giá USD tự do và USD tại các NHTM giảm và rời mốc trần tỷ

giá theo quy định của NHNN Tỷ giá trên TTTD liên tục giảm từ 19.300- 19.330 xuống còn 18.970 tại thời điểm cuối tháng 4.Sau đó ổn định ở mức dưới 19.000.Giá USD tại các NHTM cũnggiảm liên tục từ 19.050-19.100 xuống còn 18.950-19.0101 Sự tụt giảm tỷ giá so lượng cung tăngmạnh, trong khi cầu USD không biến động nhiều.Nguyên nhân : Lượng cung ngoại tệ lớn do lượngcung áo bắt nguồn từ một chênh lệch lãi suất bằng VND và USD quá cao Ngoài ra thị trường vàngsuy giảm hoạt động khiến cho cầu USD giảm do nhu cầu nhập khẩu vàng thấp

18.950-Giai đoạn 3: Quý 3 năm 2010 tỉ giá tự do biến động mạnh vượt tỷ giá trên thị trường chính

thức NHNN bất ngờ điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng thêm 2% vào ngày18/8/2010.Sau một thời gian ổn định giá USD có xu hướng tăng mạnh Như vậy trong vòng 1 năm NHNN đã 3lần điểu chỉnh tỷ giá LNH.Nguyên nhân :Nhu cầu mua ngoại tệ trả nợ đáo hạn tăng Nhu cầu dự trữ

Trang 10

Giai đoạn 4: Quý 4 năm 2010 tỷ giá TTTD vượt mốc 20.000 NHNN điều chỉnh tỷ giá LNH

vào ngày 18/8, tỷ giá ổn định ở mức 19.500.Cuối tháng 9 đến cuối tháng 10 tỷ giá tăng mạnh vượtmức 20.000 vào ngày 19/10 Cung cầu ngoại hối trên thị trường đang có dấu hiệu căng thẳng.Tỷ giáTTTD vượt mức 21.000 trong tháng 11 Chênh lệch giữa giá USD trên TTTD và giá trần theo quyđịnh của NHNN lên đến 1.300-1.500VND/1USD.Nguyên nhân: lượng dự trữ ngoại tệ trong giai đoạnnày khá mỏng.Tâm lý lo sợ VND ngày càng mất giá cộng với lạm phát có xu hướng tăng cao đã khiếncho người dân nắm giữ vàng và ngoại tệ.Nhập siêu tăng mạnh trong tháng 11 lên mức cao nhất kể từtháng 2/2010

II Giai đoan 2011-2013

1.1 Diễn biến tỷ giá USD/VND và các biện pháp điều hành chính sách tỷ giá trong năm 2011:

.Diễn biến tỷ giá VND trong năm 2011 có thể được chia thành 4 giai đoạn với các sắc tháidiễn biến khác nhau của tỷ giá trên thị trường tự do:

 Giai đoạn 1- Tháng 1/2011: Tỷ giá tự do ổn định quanh mốc 21.000, trong khi NHNN cố gắngkiềm giữ tỷ giá chính thức ở mức 18.932

 Giai đoạn 2- Thời điểm sát Tết nguyên đán đến đầu tháng 3/2011: Tỷ giá tự do tăng mạnh lêntrên 22.300 sau khi NHNN phá giá

 Giai đoạn 3- Trung tuần tháng 3 đến đầu tháng 8/2011: Tỷ giá tự do giảm mạnh, xuống sátvới tỷ giá của NHTM sau khi NHNN thi hành nhiều biện pháp điều hành chính sách tỷ giá

 Giai đoạn 4- Tỷ giá tự do bắt đầu tăng mạnh vượt trên giá trần quy định của NHNN và tiếptục dao động quanh mức 21.300-21.400 cho đến cuối năm 2011

1.1.1 Giai đoạn 1- Tháng 1/2011

Trong những ngày đầu năm 2011, do chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục tăng cao

đã đẩy giá USD trên thị trường tự do tăng lên trên mức 21.000 Trước sức ép liên tục về phá giá VND,nhưng NHNN vẫn tiếp tục kiềm giữ duy trì tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại mức 18.932, trong khicác ngân hàng thương mại (NHTM) niêm yết tỷ giá tại mức trần 19.500 Diễn biến này khiến chochênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và tự do (paralell market premium) đẩy lên tới 1.500-1.600VND (tương đương khoảng 8% so với tỷ giá chính thức) Đà tăng tỷ giá trên thị trường tự do chỉ

Trang 11

chững lại vào cuối tháng 1, nhưng sau đó lại có xu hướng tăng mạnh trong các ngày sát và sau kì nghỉTết nguyên ñán 2011 Diễn biến này hơi khác với các năm trước khi mà tỷ giá USD thường giảm vàodịp Tết do lượng kiều hối đổ về nhiều Sự tăng mạnh của giá USD tự do tại thời điểm đó có thể dochênh lệch khá lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới (hơn 1 triệu VND/lượng) Bên cạnh đó, sự kìvọng của giới đầu cơ về khả năng NHNN sẽ tiến hành phá giá VND ngay sau Tết cũng có thể được coi

là nguyên nhân khiến cho giá USD tự do tăng Diễn biến tỷ giá USD/VND trong những ngày đầu nămmới 2011 cho thấy giới đầu cơ đang trông chờ nhiều vào các tín hiệu của NHNN về điều hành chínhsách tỷ giá

1.1.2 Giai đoạn 2- Thời điểm sát Tết nguyên đán đến đầu tháng 3/2011

Đúng như dự đoán và kì vọng của thị trường, ngày 11/2 NHNN đã tiến hành điều chỉnh tăng tỷ giábình quân liên ngân hàng thêm 9,3% (tương đương với việc VND bị phá giá 8,5%) đồng thời thu hẹpbiên độ dao ñộng tỷ giá xuống ±1% Động thái ñiều chỉnh tỷ giá lần này được kì vọng sẽ giúp choVND xích lại gần hơn với giá trị thực và có thể giúp loại trừ được phần nào tình trạng “tồn tại 2 tỷ giávới mức chênh lệch quá lớn” trong thời gian khá dài, từ đó giúp khơi thông nguồn cung ngoại tệ chocác NHTM Hành động này của NHTW còn giúp làm giảm sức ép tới nguồn dự trữ ngoại hối đang khámỏng trong ngắn hạn Không những thế, sự điều chỉnh tỷ giá khá mạnh tay lần này của NHNN sẽ cóthể đưa đến những tác ñộng tích cực đến xuất khẩu trong khi lại tác động không đáng kể tới nhập khẩubởi các doanh nghiệp đã phải giao dịch với tỷ giá trong thời gian khá dài nên việc thay đổi tỷ giá lầnnày chỉ là sự “hợp thức hóa” các giao dịch Thêm vào ñó, việc NHNN đưa ra một thông điệp rõ rànghơn về chính sách tỷ giá sẽ khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài mạnh tay giải ngân vốn FDI, FII dotâm lý trông chờ NHNN phá giá thêm đã được loại trừ Một điểm thay đổi khá quan trọng sau ngày11/2 đó là NHNN ñã thực hiện linh hoạt trong việc niêm yết tỷ giá chứ không cố ñịnh tỷ giá trong thờigian dài như trước đây thông qua việc tăng/giảm tỷ giá này theo ngày (Hình 1) Tỷ giá niêm yết tại cácNHTM cũng biến động cũng chiều với tỷ giá bình quân liên ngân hàng mặc dù luôn được niêm yếtkịch trần (+1%) Tuy nhiên, động thái điều chỉnh tỷ giá của NHNN lại dường như không có mấy tácđộng tích cực tới thị trường tự do khi mà giá USD liên tục tăng kể từ ngày 11/2 cho đến cuối tháng 2,đặc biệt biến động khá mạnh trong ngày 17/2 khi giá bán được niêm yết vượt 22.000, đạt kỉ lục 22.300vào ngày 19/2 Sự tăng mạnh đột biến của giá USD có thể bắt nguồn từ chênh lệch giá vàng thế giới

và trong nước vẫn đang duy trì ở mức khá cao, cộng thêm với tâm lý đầu cơ của người dân cũng như

sự e ngại về giá trị của VND Không những thế, thông tin dự trữ ngoại hối tại thời điểm đó chỉ cònkhoảng 10 tỷ USD và những quan ngại về tình hình lạm phát cao có thể là những nguyên nhân gópphần khiến cho giá USD tự do liên tục tăng mạnh

1.1.3 Giai đoạn 3- Trung tuần tháng 3 đến đầu tháng 8/2011

Trang 12

ngoại hối, tăng niềm tin vào giá trị VND và hạn chế tình trạng đô la hóa nền kinh tế Thông tin này đãkhiến cho thị trường ngoại hối tự do ngừng giao dịch ngay trong ngày 7/3/2011 (phiên đầu tuần thứ 2của tháng 3) làm nhiều người có nhu cầu giao dịch ngoại tệ ngỡ ngàng Mặc dù không thể phủ nhậnvai trò của các đại lý thu đổi ngoại tệ trong việc đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các cá nhân, thậm chí làdoanh nghiệp, nhưng cũng phải thừa nhận rằng đây cũng là gây nên những bất ổn của thị trường tiền

tệ Chính vì vậy kiểm soát hoạt động của các đại lý này là một trong những biện pháp của NHNNnhằm ổn ñịnh hoạt động của thị trường ngoại tệ tự do qua đó bình ổn vĩ mô nền kinh tế, chống USDhóa nền kinh tế và tăng niềm tin của người dân vào giá trị VND trong thời điểm hiện nay Cùng vớiviệc kiểm soát chặt thị trường ngoại tệ tự do, NHNN cho biết sẽ cụ thể hóa giải pháp tiến tới xóa bỏhoàn toàn hoạt ñộng kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do cũng như đưa hoạt động của thịtrường vàng vào khuôn khổ như đã đề ra trong Nghị quyết 11 thông qua việc ban hành các quy định

về giao dịch vàng (dự kiến được ban hành trong Quý 3) Thông tin về các biện pháp kiểm soát chặt thịtrường vàng lần này của NHNN được kì vọng sẽ tránh được tình trạng đầu cơ vàng, vốn được coi lànguyên nhân chính gây nên những bất ổn của thị trường vàng cũng như liên thông tới thị trường ngoại

tệ tự do như trong thời gian trước ñây Thêm vào đó, nó có thể giúp loại bỏ tình trạng nắm giữ, tích trữvàng trong dân, phục hồi niềm tin vào VND Ngoài ra, nó sẽ giúp cho NHNN tránh phải đưa ra cácquyết định nhập khẩu vàng liên tục (nhu cầu tăng đột biến do tâm lý tích trữ, đầu cơ trong dân mỗi khigiá vàng thế giới tăng), giảm áp lực tới dự trữ ngoại hối quốc gia Các biện pháp hành chính nàydường như tỏ ra khá hiệu quả khi mà tỷ giá giao dịch “ngầm” tự do liên tục giảm xuống từ trên 22.000vào thời ñiểm đầu tháng 3 xuống chỉ còn 21.100-21.150 tại thời ñiểm cuối tháng, đưa chênh lệch tỷgiá chính thức và tự do xuống còn 210 - 250 VND

Trong Quý 2, NHNN tiếp tục ban hành các văn bản pháp lý nhằm bình ổn thị trường ngoại hối,hạn chế tình trạng USD hóa nền kinh tế và hướng tới mục tiêu chỉ sử dụng VND trên lãnh thổ ViệtNam khi áp trần lãi suất huy động USD là 3% (Thông tư 09, ngày 9/4) và sau đó là 2% (Thông tư 14,ngày 2/6); Quyết định 750 về tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ñối với tiền gửi ngoại tệ từ 4% lên 6% (ngày9/4) và sau đó tăng lên 7% (ngày 1/6) Với các biện pháp nhằm hạn chế huy động và cho vay bằngngoại tệ này của NHNN đã giúp khơi thông nguồn ngoại tệ do người dân nhận thấy nắm giữ USDkhông có lợi bằng VND nên có xu hướng bán USD để gửi tiết kiệm bằng VND, giúp tăng nguồn cungngoại tệ trên thị trường ngoại hối Không những thế, NHNN đã mở rộng đối tượng phải kết hối ngoại

tệ khi ban hành Thông tư 13 (có hiệu lực từ 1/7/2011) Chính vì vậy, không có gì là khó hiểu khi trongquý 2, cùng với đà giảm của tỷ giá bình quân liên ngân hàng, các NHTM liên tiếp giảm tỷ giá mua vàbán xuống dưới mốc trần tỷ giá (+1%) theo quy định của NHNN, thậm chí có thời ñiểm gần sát vớigiá sàn, dao động quanh 20.500-20.700 (Hình 1) Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 5/2010, tỷ giá của các

Ngày đăng: 25/12/2014, 18:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w