TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN NHI

32 1.2K 0
TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN NHI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Nhi - K29 Trường Đại Học Y Hải Phòng - Khóa K29(2007-2013) TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIÊP MÔN NHI STT Trang 1. Bạch cầu cấp trẻ em 2 2. Ngộ độc cấp trẻ em 4 3. Còi xương ở trẻ em 9 4. Tiêu chảy cấp trẻ em 20 5. Chiến lược lồng ghép các bệnh trẻ em – IMCI 28 6. Hội chứng thận hư tiên phát 46 7. Bệnh thấp tim 49 8. Viêm phổi 51 1 Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Nhi - K29 BẠCH CẦU CẤP Ở TRẺ EM I. Định nghĩa: Bạch cầu cấp là một bệnh tăng sinh ác tính củ hệ máu chưa biệt hoá hay đã biệt hoà một phần thành các tế bào non đầu dòng của bạch cầu. II. Triệu chứng lâm sàng và CLS 1. Lâm sàng + Thời kỳ khởi phát: có thể từ 2-3 tuần  5-6 tháng, tr/c không đặc hiệu (mệt mỏi, kém ăn, sốt nhẹ, thiếu máu nhẹ) + thời kì toàn phát: Tr/c rõ rệt, có thể chia làm 2 loại tr/c * triệu chứng do thiếu các tế bào máu bình thường (hậu quả lấn át tủy) - Thiếu máu thường nặng: da xanh, n/mạc nhợt, mạch nhanh, khó thở, tim TTT cơ năng - Triệu chứng xuất huyết (do giảm tiểu cầu): xuất huyết đa hình thái đa lứa tuổi , vị trí dưới da, niêm mạc, chảy máu cam, chân răng, lợi, chảy máu đường tiêu hóa, có khi chảy máu phổi, XH não màng não - N. trùng: sốt, nhiễm khuẩn (viêm loét hoại tử họng) do bạch cầu trung tính giảm * Triệu chứng do xâm lấn bạch cầu ở các bộ phận: - Gan, lách, hạch to: thường có nhiều hạch to ở cổ, nách, bên ổ bụng, trung thất - Xương khớp: + Đau xương , thường đau dọc các xương dài +Đau khớp dễ nhấm thấp khớp cấp +U xương: có thể u ở xương sọ vùng hố mắt làm lồi mắt ( BCC thể tuỷ M4) - Não màng não: nhức đầu, nôn, liệt TK sọ não. - Tinh hoàn có thể to, gặp bạch cầu cấp thể Lymphô - Thâm nhiễm da, niêm mạc lợi: tạo nên các mảng thâm tím, quá sản lợi, chân răng. - Thâm nhiễm thận, có thể gây hội chứng thận hư. - Thâm nhiễm phổi, màng phổi tràn dịch mp, chèn ép trung thất 2. Xét nghiệm: a. Máu ngoại vi (CTM, huyết đồ) - Hồng cầu giảm mạnh, hồng cầu lưới giảm, Hb giảm - Bạch cầu: số lượng bình thường, tăng hoặc giảm nhưng đa nhân trung tính giảm nặng. Có nhiều BC non ra máu ngoại vi, tuỳ theo thể bệnh bạch cầu non có thể nguyên bào lymphô (Lymphoblast), Nguyên tuỷ bào (myeloblast), Nguyên bào đơn nhân (monoblast) hay Nguyên hồng cầu (Erythroblast) - Tiểu cầu giảm b. Tuỷ đồ là xét nghiệm phải làm, yêu cầu tuyệt đối ∆ . - Số lượng tế bào tuỷ thường tăng, có khi bình thường hoặc giảm - Tăng sinh các nguyên bạch cầu (leucoblast) - Lấn át 3 dòng tế bào tuỷ trung tính: dòng hồng cầu, bạch cầu hạt và mẫu tiểu cầu giảm nặng, có khi không thấy. => Tuỷ đồ chủ yếu là bạch cầu non và 1 số ít loại già, không có loại trung gian nên tạo ra khoảng trống bạch cầu. 2 Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Nhi - K29 c.Cá xét nghiệm khác: Tùy theo tr/c và biến chứng của bệnh có thể làm thêm: - Nhuộm hoá học tế bào: giúp chẩn đoán các thể bạch cầu cấp, thường nhuộm PAS, peroxydase, SUdan đen, Esterase - XN về RL đông máu và cầm máu khi BN có XH đặc biệt thể BCC L3 - Cấy máu khi có biểu hiện NK nặng - XN TB miễn dịch: Lympho B, T - XN dịch não tủy khi có HC não - màng não - Chụp phổi khi có bội nhiễm hoặc thâm nhiễm phổi - Hạch đồ và lách đồ khi tủy đồ không giúp được cho chẩn đoán, mục đích tìm TB non III. Chẩn đoán bạch cầu cấp 1. Chẩn đoán xác định: -Tuyến xã: chủ yếu dựa vào lâm sàng (miêu tả rõ mỗi triệu chứng) - Triệu chứng giảm sản tuỷ: + Thiếu máu nặng, khó hồi phục + Xuất huyết giảm t/c: da, nội tạng + Nhiễm trùng: sốt kéo dài + Loét họng, miệng - Triệu chứng thâm nhiễm tế bào: + Gan, lách, hạch to + U xương sọ: lồi mắt, đau xương dài + Đau xương khớp + Tình hoàn to một bên + Da: phì đại da, lợi - Tuyến huyện, quận, thị xã: ngoài triệu chứng ls nói trên, cần dựa vào XN CTM thấy: HC giảm, HC lưới giảm, Hb giảm, BC trung tính giảm nặng, có BC non ra máu ngoại vi. - Tuyến tỉnh, thành phố và TW: cần dựa thêm vào huyết đồ và tủy đồ: + Huyết đồ: HC giảm, HC lưới giảm, Hb giảm, BC trung tính giảm nặng, có BC non ra máu ngoại vi. +Tuỷ đồ (quyết định chuẩn đoán) Số lượng tế bào có thể tăng, giảm hặc bình thường, đa số là quá sản Tăng sinh tế bào non, có thể là lympho non, nguyên tuỷ bào, HC non tùy theo thể BCC Có hiện tượng lấn át các dòng tuỷ bình thường (dòng HC, mẫu TC giảm) 2. Chuẩn đoán thể : Để tiên lượng và chọn phác đồ điều trị thích hợp. Để chẩn đoán ở tuyến xã và tuyến huyện có thể dựa vào LS: - Thể lympho : thường có gan, lách hạch to và nhiều, đau xương khớp, thâm nhiễm màng não và tinh hoàn - Thế tuỷ : U xương sọ, lồi mắt, thâm nhiễm ở da và lợi gặp nhiều ở thể này Tuy nhiên, ở tuyến tỉnh,thành phố và TW: ngoài dựa vào LS, để chẩn đoán thể bệnh chủ yếu dựa vào hình thái tế bào và hóa học tế bào: - Thể lympho : peroxydase (-), PAS(+) hạt, Sudan(-) 3 Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Nhi - K29 - Thể tuỷ: peroxydanse (+), PAS(+) lan toả, Sudan(+) 3. Chuẩn đoán phân biệt - Bc kinh: ít gặp ở trẻ em, tuỷ đồ không có khoảng trống bạch cầu - Suy tuỷ: gan, lách, hạch không to. Máu không có bc non , máu ngoại vi giảm 3 dòng tế bào (HC, BC, TC). Tuỷ đồ : Nghèo tế bào, không có tăng sinh tế bào non -Phản ứng tăng bạch cầu trong 1 số bệnh nhiễm khuẩn, tuỷ đồ bình thường IV. Tiên lượng Dựa vào thể bệnh: Thể lymphô thường tốt hơn thể tuỷ. Trong thể Lymphô: thể L 1 tốt nhất. Trong thể Tuỷ: thể M 3,4,5,6 tiên lượng nặng hơn, thể M3 thường có đông máu trong mạch lan toả. Các yếu tố sau thường dùng để tiên lượng BCC thể Lympho (các yếu tố nguy cơ cao): - Tuổi: < 2 hoặc >10 tuổi - Biểu hiện LS: u trung thất, u xương, u tinh hoàn, thâm nhiễm TKTW - Số lượng BC lúc ban đầu: > 50.000/ mm 3 - Hóa học TB: peroxydase (+), esterase (+) - Miễn dịc: thể T, hoặc B Lympho BN nào có 1 trong các yếu tố trên thì xếp vào nhóm nguy cơ cao BN nào không có các yếu tố trên thì xếp vào nhóm nguy cơ thấp. Từ đó chọn phác đồ điều trị thích hợp. NGỘ ĐỘC CẤP Ở TRẺ EM Ngộ độc cấp là 1 cấp cứu thường gặp ở trẻ em. *Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc cấp: do nhầm lẫn,không cố ý và tai nạn điều trị do người lớn gây ra là chủ yếu.Cố tình uống thuốc để tự tử chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. *Đường gây ngộ độc cấp :hay gặp nhất là qua đường tiêu hoá do ăn uống, đường hô hấp(do hít,sặc), đường da niêm mạc(do tiếp xúc)… 2.ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG: Triệu chứng rất đa dạng,tuỳ thuộc vào tác nhân gây ngộ độc.Một số triệu chứng lâm sàng của các chất gây ngộ độc thông thường: 2.1.Các triệu chứng dẫn đường: - Co thắt đồng tử: ngộ độc thuốc phiện,pilocarpin. - Giãn đồng tử: ngộ độc atropin,benladon,thuốc ngủ và an thần. - Nhìn mờ: các ngộ độc làm giãn đồng tử. - Nhìn có màu: ngộ độc santonin nhìn màu vàng. - Hôn mê: ngộ độc thuốc ngủ,an thần. - Các vận động bất thường: rung cơ trong ngộ độc phốt pho hữu cơ,co giật trong ngộ độc INH. 2.2.Dấu hiệu tổn thương các bộ phận:tuỳ loại chất độc mà có các dấu hiệu tổn thương các bộ phận khác nhau. - Rối loạn tim mạch:trong ngộ độc Digitalis làm mạch chậm. 4 Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Nhi - K29 - Rối loạn hô hấp:trong ngộ độc phốt pho hữu cơ. - Suy thận cấp:trong ngộ độc mật cá trắm,muối kim loại(Hg) - Tổn thương bộ phận tiêu hoá:ngộ độc atropin gây khô miệng,ngộ độc phốt pho hữu cơ gây tiết nhiều đờm dãi. 3.XẾT NGHIỆM: 3.1.Phân tích độc chất: Trong trường hợp không xác định rõ chất độc hoặc trường hợp nghi bị đầu độc cần lấy vật phẩm của gia đình mang đến hoặc chất nôn,nước rửa dạ dày,phân,nước tiểu,máu…gửI đến trung tâm xác định độc chất để xác định. 3.2.Các xét nghiệm khác: Tuỳ loại ngộ độc và tình trạng bệnh nhân mà làm thêm các xét nghiệm để giúp cho chẩn đoán và điều trị như:công thức máu, điện giải đồ,chức năng gạn thận,Xquang tim phổi,Xquang bụng,chức năng đông máu, astrup,nước tiểu(protêin,tế bào,huyết sắc tố niệu,myoglobin, urobilinogen… 4.CHẨN ĐOÁN: Phải dựa vào hỏi bệnh, khám lâm sàng và xét nghiệm độc chất học. 4.1. Ở tuyến xã và huyện: chủ yếu dựa và hỏi bệnh và khám lâm sàng. *Hỏi: là khâu quan trọng nhất. Cần chú ý hỏi xem: - Trẻ đã ăn uống phải chất gì? - Liều lượng thuốc hoặc số lượng thức ăn, chất độc mà trẻ ăn uống phải. - Trẻ bị từ bao giờ. - Các triệu chứng xuất hiện như thế nào. - Trẻ đã được điều trị gì trước khi đến viện. *Khám lâm sàng:cần chú ý tìm các triệu chứng dẫn đường và tìm dấu hiệu tổn thương các bộ phận tim mạch,tiêu hoá,hô hấp,thận… 4.2. Ở tuyến tỉnh hoặc trung ương: Ngoài dựa vào hỏi bệnh và khám lâm sàng có thể dựa vào phân tích độc chất nếu có điều kiện. 5. ĐIỀU TRỊ: Có 3 nguyên tắc .Tuy nhiên tuỳ theo từng tuyến mà áp dụng các biện pháp cho phù hợp. 5.1.Loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể: 5.1.1.Gây nôn:có thể tiến hành ở tất cả các tuyến.Tuy nhiên,thường dùng cho tuyến cơ sở. - Chỉ định:ngộ độc dưới 6h,bệnh nhân tỉnh không hôn mê,nơi không có phương tiện rửa dạ dày. - Chống chỉ định:bệnh nhân quá nhỏ,dưới 5 tuổi,bệnh nhân đã hôn mê,ngộ độc axit và kiềm nặng(gây bỏng niêm mạc,thực quản) - Phương pháp: + Cơ học:ngoáy họng bằng tampon(trẻ nằm sấp trên đùi thầy thuốc)có thể dùng ngón tay để ngoáy họng. + Uống thuốc gây nôn: siro Ipêca 7 - 10% : 2 - 3 thìa cà phê(10 - 15 ml) dùng Apomorphin 0,01g trong 1ml,không dùng cho trẻ < 5 tuổi. Tiêm dưới da :5 - 6 tuổi 0,5 - 2mg; 6 - 10 tuổi 2 - 5 mg. 5 Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Nhi - K29 cần đề phòng nguy cơ trụy mạch hô hấp. 5.1.2.Rửa dạ dày:là phương pháp đơn giản,có hiệu lực,an toàn,có thể áp dụng cho các tuyến. - Chỉ định:ngộ độc < 6h. - Chống chỉ định:bệnh nhân hôn mê,ngộ độc axit,kiềm nặng. - Phương pháp: có thể dùng nước ấm,nước muối sinh lý hoặc thuốc tím 0,5%. nếu ngộ độc dầu xăng dùng vazelin để rửa. 5.1.3.Nhuận tràng: - Thường chỉ định sau rửa dạ dày hoặc khi trẻ uống chất độc > 6h. - Phương pháp:có thể dùng natrisulfat hoặc parafin.Liều lượng: Natrisulfat : < 2 tuổi:5g; 2 - 5 tuổi :10g ; > 5 tuổi : 10 - 20g Parafin 10 20ml/tuổi (hoặc 35 ml/kg) 5.1.4.Gây bài niệu: - Chỉ định: + Chức năng thận bình thường. + Chất độc đi qua đường thận(vd: bacbituric,fenylbutazon,nicotin) - Phương pháp:có thể cho uống nhiều nước,hoặc tiêm truyền dung dịch glucoza và điện giải(2000 3000 ml/m2/24h :tối đa 150ml/kg/24h )kết hợp với manitol 10% :10ml/kg hoặc lasix 2mg/kg ngoài ra tuỳ theo chất độc mà có thể: + Kiềm hoá nước tiểu:ngộ độc bacbituric + Toan hoá nước tiểu:ngộ độc nicotin 5.1.5.Thay máu:chỉ có thể thực hiện ở tuyến tỉnh hoặc trung ương Ít dùng mà thường kết hợp lọc máu ngoài thận,chỉ định khi ngộ độc chất gây tan máu,ngộ độc tế bào gan như ngộ độc axit salyxilic(<6h) và ngộ độc nấm(<3h) 5.1.6.Lọc máu ngoài cơ thể: ở tuyến tỉnh hoặc trung ương Là phương pháp hiện đại có hiệu quả.Chỉ định: - Chất độc có trọng lượng phân tử nhỏ qua được màng lọc - Chất độc có một phần không gắn với protein dưới dạng tự do. Nói chung nên áp dụng cho ngộ độc barbituric và thuốc an thần,rượu,các nhóm kháng sinh và muối kim loại nặng. 5.2.Giải độc:nghĩa là làm cho chất độc mất tác dụng độc(nhưng vẫn ở trong cơ thể) 5.2.1.Phương pháp không đặc hiệu: - Hấp phụ bằng than hoạt:phương pháp này đơn giản,có hiệu quả,không gây độc có thể áp dụng rông rãi cho mọI loại ngộ độc. Tiến hành:rửa dạ dày bằng 10g than hoạt trong 1lít nước sau khi rửa xong bơm vào 10g than hoạt + 50ml nước để đấy. - Hấp phụ băng sữa:tốt nhất là bằng sữa bò tươi:cho uống hoặc bú.Chống chỉ định:chất độc tan trong sữa: Didaken,clorua. - Hấp phụ bằng lòng trắng trứng:protein kết hợp với chất độc làm không chuyển hoá vào cơ thể. - Trung hoà bằng hoá học.VD:ngộ độc axit thì dùng dung dịch kiềm(natri bicacbonat:NaHCO3); ngộ độc kiềm thì dùng axit loãng(dấm,nước chanh) 5.2.2.Phương pháp đặc hiệu: 6 Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Nhi - K29 Chất độc Chất giải độc -Atropin,Belladon -Prostigmin,pilocarpin -Morphin và chế phẩm -Nalorfin -Axit xyanhydric -Natrihyposunfit -Các muối kim loại -B.A.L(british anti lewiste) -As,Hg,Sn,Au,Cu -Natrithiosulfat -Fe -Defferal -Phốt pho hữu cơ -Atropin sulfat -Bacbituric -Ahypnon -INH -B6 -Các chất sinh Methemoglobin -Xanhmetylen,vitamin C (Nitrit,Sulfamid…) 5.3. Điều trị các rối loạn chức năng: Là phương pháp không đặc hiệu,nhưng rất quan trọng bao gồm bồi phụ nước, điện giải,rối loạn thăng bằng kiềm toan,các rối loạn hô hấp,tim mạch. Tất cả các trường hợp đều có thể truyền glucoza để bảo vệ chức năng gan và cho vitamin. 7.4.Ngộ độc thuốc chuột Trung Quốc: 7.4.1. Đại cương : Từ khi biên giới Việt - Trung mở cửa,cùng với nhiều hàng hoá khác,thuốc chuột Trung Quốc được nhập lậu vào nước ta.Nó được nhân dân ta ở cả thành thị và nông thôn sử dụng rất phổ biến.Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu thử nghiệm nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa biết rõ bản chất của loại thuốc này. *Dạng thuốc: - Loại viên trộn lẫn mồi độc trông giống như hạt gạo màu hồng hoặc trắng và thường được đóng thành gói nhỏ. - Loại nước màu hồng hoặc trắng để trộn lẫn vào thức ăn làm mồi cho chuột. - Ưu điểm của thuốc chuột Trung Quốc so với những thuốc chuột mà trước đây ở Việt Nam hay dùng (như Fumarin, Wafarin,kẽm phosphit…)là thuốc không có mùi rõ rệt nên rất hấp dẫn đối với chuột.Khi chuột ăn phải chỉ sau vài phút bị nhiễm độc với triệu chứng co giật toàn thân và lăn ra chết tại chỗ. - Trẻ em bị ngộ độc là do các cháu không biết,nhầm tưởng là thức ăn,nước uống nên ăn uống phải.Người lớn cũng có thể bị ngộ độc nhưng đa số là do cố ý tự tử. Mấy năm gần đây,ngộ độc thuốc chuột Trung Quốc là một cấp cứu hay gặp và mang tính thời sự.Ngộ độc thưòng diễn biến nhanh và rất nặng,nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể dẫn đến tử vong. 7.4.2.Triệu chứng: Thời gian xuất hiện triệu chứng lâm sàng phụ thuộc số lượng chất độc và cơ thể,trong trường hợp nặng có thể biểu hiện ngay trong những giờ đầu sau khi trẻ ăn uống phải thuốc chuột. - Ngộ độc nhẹ:bệnh nhân nhức đầu ,chóng mặt,buồn nôn, đau bụng,tim đập nhanh. - Ngộ độc nặng:triệu chứng chủ yếu là co giật toàn thân,ngoài cơn giật trẻ thường vật vã kích thích hoăc li bì hôn mê.Nếu co giật kéo dài có thể dẫn tới ngừng thở,ngừng tim.Một số trường hợp có nôn mửa,rối loạn hô hấp,rối loạn tim mạch,sốc hoặc suy thận cấp do viêm ống thận cấp. 7 Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Nhi - K29 Xét nghiệm ở tuyến trên nếu có điều kiện: lấy nước tiểu,chất nôn,nước rửa dạ dày hoặc máu để xác định chất độc. Cần làm thêm các xét nghiệm máu: điện giải đồ, urê, crêatinin, prothrombin, GOT,GPT… để đánh giá chức năng gan,thận và giúp cho điều trị. 7.4.3.Xử trí:Cho đến nay chúng ta chưa có thuốc giải độc đặc hiệu.Do đó điều trị chủ yếu là: *Loại trừ chất độc khỏi cơ thể: - Gây nôn:có thể tiến hành gây nôn tại gia đình hoặc tuyến y tế cơ sở bằng cách cho ngón tay và họng đứa trẻ để kích thích gây nôn;hoặc cho trẻ uống Ipêca 10% 2- 3 thìa cà phê. - Rửa dạ dày:chỉ định khi bệnh nhân tỉnh không hôn mê,có thể cho thuốc an thần để tránh trẻ lên cơn giật sẽ bị sặc vào đường hô hấp.Dùng nước ấm hoặc dung dịch than hoạt(10g than hoạt trong 1llít nước).Rửa đến khi nước lấy ra trong thì thôi. - Tẩy ruột:thường phối hợp sau khi rửa dạ dày,dùng natrisulfat hoặc dầu parafin 3- 5ml/kg cân nặng cơ thể nếu có điều kiện. *Điều trị triệu chứng: - Cắt cơn giật,sử dụng một trong các thuốc sau: + Seduxen 0,2- 0,5mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm bắp.Sau 30phút nếu không có kết quả có thể nhắc lại lần hai. + Pentotan 2mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm. + Phenobacbitan 3- 5mg/kg tiêm bắp. + Aminazin 2mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm. - Sau khi đã ngừng cơn giật nên dùng Gacdenan 3- 5mg/kg uống để dự phòng cơn giật. - Chống suy hô hấp:cho thở oxy khi tím tái,nếu có cơn ngừng thở phải hô hấp nhân tạo . - Điều trị rối loạn nước và điện giải.Truyền dịch đảm bảo huyết động và lưu lượng nước tiểu,chống sốc do giảm thể tích. - Điều trị suy thận cấp nếu có. - Cho kháng sinh chống bội nhiễm khi cần thiết. 7.4.4.Phòng bệnh: Chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu.Biện pháp phòng bệnh chung là: - Cần quản lý chặt chẽ việc buôn bán và sử dụng thuốc chuột Trung Quốc. - Cần nghiêm cứu để đặt mồi chống chuột ở dạng an toàn hơn. - Việc sử dụng thuốc chuột phải thận trọng và tuân thủ nghiêm ngặt các qui chế của ngành y tế. BỆNH CÒI XƯƠNG I. Đại Cương: 8 Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Nhi - K29 - Còi xương là một thuật ngữ biểu hiện một tình trạng rối loạn chuyển hoá muối khoáng cần thiết cho sự phát triển của xương. Những biểu hiện sớm của bệnh được phát hiện trên phim chụp XQ đầu các xương dài. Những bằng chứng của huỷ cốt ở thân xương, sau đó nếu bệnh tiến triển các biểu hiện lâm sàng sẽ xuất hiện. Biểu hiện của thiếu muối khoáng ở xương được gọi là chứng loãng xương. - Là bệnh loạn dưỡng xương có liên quan tới rối loạn chuyển hoá Canxi-Photpho do thiếu Vitamin D, yếu tố cần thiết để có đủ Canxi ở xương. - Bệnh thường gặp ở trẻ 4 đến 18 tháng là tuổi mà hệ xương đang phát triển mạnh. Bệnh không những chỉ làm cho trẻ chậm phát triển thể chất hoặc biến dạng xương mà còn ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc và tử vong của một số bệnh khác, nhất là bệnh hô hấp. - Ở nước ta hiện nay tỉ lệ mắc bệnh còi xương còn khá cao, theo thống kê của viện nhi khoa là 9.4% trẻ em dưới 3 tuổi. II. Nguyên nhân: 1. Thiếu ánh nắng mặt trời: - Do nhà ở trật hẹp tối tăm. - Do tập quán giữ trẻ trong nhà, không cho tiếp xúc với ánh nắng. - Mặc quá nhiều quần áo. - Thời tiết: Ở những nước nhiều sương mù hoặc ở vùng núi nhiều sương mù, gây cản trở việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời của trẻ em. 2. Ăn uống: - Ăn sữa mẹ ít bị coi xương hơn vì calci sữa mẹ là sinh lý nên calci và phospho được hấp thu dễ dàng hơn. - Ăn nhiều bột dễ bị còi xương vì trong bột có acid phytinic kết hợp với calci thành Calciphytinat không hoa tan, làm cản trở hấp thu calci ở ruột. 3. Yếu tố thận lợi: - Tuổi: Bệnh còi xương hay xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi, là tuổi mà hệ xương phát triển mạnh nhất. - Trẻ đẻ non hoặc thiếu cân: dễ bị còi xương vì chúng tích lũy muối khoáng và Vitamin kém hơn, mà tốc độ phát triển của cơ thể lại nhanh hơn, mặt khác các men tham gia vào chuyển hóa Vitamin D lại kém. - Các bệnh nhiễm khuẩn: Nhất là các bệnh nhiễm khuẩn ở hệ hô hấp và tiêu hóa. - Những trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài hoặc tắc mật bẩm sinh cũng dễ bị còi xương vì việc hấp thu calci và Vitamin D bị cản trở. - Những trẻ bị mắc bệnh Cediac, ra mồ hôi dầu, chứng xơ hóa nang có thể mắc bệnh còi xương vì hạn chế việc hấp thu calci và Vitamin D. - Màu da: Da màu thường gây cản trở tổng hợp tổng hợp Vitamin D nên dễ bị còi xương. - Liệu pháp điều trị động kinh băng Phenitoin hoặc Phenonbarbitan cũng có thể gây cản trở việc chuyển hóa Vitamin D. Glucocorticoid là chất đối kháng với Vitamin D trong việc vân chuyển calci. IV. Lâm sàng Dấu hiệu lâm sàng phụ thuộc vào thời kỳ của bệnh. 1. Những biểu hiện ở hệ thần kinh: Thường là dấu hiệu sớm nhất. 9 Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Nhi - K29 - Trẻ hay quấy khóc, ngủ phông yên giấc, hay giật mình, do tình trạng thần kinh bị kích thích. - Ra mồ hôi trán, ở gáy cả khi trời lạnh. - Trẻ thường bị rụng tóc ở gáy ( dấu hiệu chiếu liếm ) 2. Dấu hiệu ở xương: Thường xuất hiện muộn hơn tùy theo tuổi mà biểu hiện ở các xương khác nhau: Xương sọ - Những biểu hiện ở xương của bệnh còi xương có thể xác định được sau vài tháng thiếu Vitamin D. Những trẻ bú mẹ mà bà mẹ bị chứng loãng xương, những triệu chứng của bệnh còi xương có thể xuất hiện trong vòng 2 tháng. - Biểu hiện da đỏ ửng có thể thấy trong giai đoạn từ cuối năm thứ nhất và suốt năm thứ 2 của cuộc sống. Muộn hơn ở trẻ lớn, những biểu hiện của thiếu Vitamin D rất hiếm gặp. - Dấu hiệu Craniotabez ( mềm xương ): Ấn nhẹ đầu ngón tay vào giữa xương thấy lõm xuống, khi rút ngón ra xương trở lại như cũ như khi ta ấn tay vào quả bóng bàn ( dấu hiệu này không có giá trị ở trẻ dưới 3 tháng ) - Thóp rộng , bờ thóp mềm, chậm kín thóp. - Các bướu xương sọ thường xuất hiện muộn. Có khi thấy bướu trán, bướu đỉnh. Xương hàm - Xương hàm dưới chậm phát triển, nửa trên xương hàm trên úp quá mức gây bẹt 2 bên hoặc vòm miệng sâu. Răng - Răng thường mọc chậm, men răng xấu. Lồng ngực - Chuỗi hạt sườn: Do sụn sườn phì đại thành hạt hình trọn thường sờ thấy ở phía trước ngực, có thể nhìn thấy như một chuỗi tràng hạt. - Biến dạng lông ngực: “ Ngực gà ”, “ hình chuông ” Các chi - Các đầu xương cổ tay có thể phì đại thành “ vòng cổ tay ”. - Trẻ lớn hơn có thể bị biến dạng các xương dài: “ chân vọng kiềng ”, “ chân chữ X ” Xương sống - Gù vẹo cột sống. 3. Hệ cơ và dây chằng. Giảm trương lực cơ, dây chằng lỏng lẻo làm cho trẻ chậm phát triển vận động. 4. Thiếu máu. - Thường có thiếu máu nhược sắc. - Trường hợp còi xương nặng kèm thiếu máu, gan, lách to. Xuất huyết dưới da gọi là hội chứng Von Tacksh Hayem Luzet. V. Xét nghiệm 1. XQ xương Dấu hiệu thường thấy là chậm cốt hóa. - Xương chi: Đầu xương bè ra, đường cốt hóa nham nhở, lõm xuống. Thân xương: loãng xương, có thể gẫy xương. - Lồng ngực: Thấy hình nút chai tương ứng với chuỗi hạt sườn. 10 [...]... 0C.) 6 giờ 1 lần đến khi hết 21 Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Nhi - K29 sốt Liều 10-15mg/kg/lần mỗi 4-6h nếu còn sốt Paracetamol Cân nặng hoặc tuổi 4 - < 6 kg (2 - < 4 tháng ) 6 - < 14 kg ( 4tháng - < 3 tuổi ) 14 -19 kg ( 3 - < 5 tuổi ) Viên 100mg 1/2 viên/lần 1 viên/lần 2 viên/lần 22 Viên 500mg 1/8 viên/lần 1/4 viên/lần 1/2 viên/lần Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Nhi - K29 Hội chứng thận hư tiên... thông dạ dày nếu không uống được) 30 Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Nhi - K29  Bú mẹ thường xuyên hơn  Nhắc lại nếu còn dấu hiệu mất nước *Nếu trẻ không có dấu hiệu mất nước:  Bú mẹ hoặc cho ăn sữa thường xuyên: 5ml/kg/giờ cho trẻ dưới 12 tháng tuổi 3-4 ml/kg/giờ cho trẻ từ 1-4 tuổi 2.4 Chăm sóc, ăn uống: 2.5.Chống suy hô hấp: 2.6 Làm thông thoáng mũi bằng sâu kèn, hút đờm dãi 31 Tài liệu ôn thi tốt. .. Nếu điều trị 4-6 tuần liều tấn công mà protein niệu vẫn còn thì dùng: Pretnísolon 2mg/ kg/ 24 giờ, dùng cách ngày trong 4 tuần liên tục, hoặc Methylpretnisolon 30mg/ kg tiêm TM 2 lần một tuần nếu bệnh nhân vẫn không giảm thì đây là thể kháng Corticoit 25 Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Nhi - K29 Bệnh thấp tim Bệnh thấp tim là một bệnh nhi m khuẩn- dị ứng xuất hiện sau nhi m liên cầu khuẩn beta nhóm A,... loạn nhịp ĐGĐ: Kali < 3 mEq/l Rối loạn thăng bằng kiềm toan: Trẻ thở nhanh và sâu, tăng thông khí, môi đỏ pH maú giảm, kiềm dư thấp BE < 5 4 Chẩn đoán nguyên nhân tiêu chảy Tiêu chảy do virus: Hay gặp về mùa đông, thời tiết lạnh.Ơ trẻ nhỏ 38,50C -Dặn bà... tới tim mạch,biểu hiện mạch nhanh nhỏ khó 13 Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Nhi - K29 bắt,có thể có truỵ mạch Hô hấp: Mất nước nặng gây rối loạn điên giải bệnh nhân có thể nhi m toan ,thở nhanh sâu Cân nặng giảm: Tiêu chảy có mấtg nước trọng lượng cơ thể có thể giảm 5%-10% Tiêu chảy mất nước nặng trọng lượng cơ thể giảm>10% Sốt: Có thể do mất nước hoặc do nhi m khuẩn phối hợp, hoặc do sốt rét Co giật:... viêm: - Thể viêm khớp, không có viêm tim: Aspirin 100mg/kg/24 giờ, trong 10 ngày, sau đó 60mg/kg/24 giờ, trong 3-4 tuần - Thể viêm tim nhẹ( không có suy tim, tim không to): Prednison 2mg/kg/24 giờ, trong 10 ngày, sau đó : 26 Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Nhi - K29 Aspirin 100mg/kg/24 giờ, trong 10 ngày, rồi giảm liều 60mg/kg/24 giờ, trong 5-7 tuần lễ - Thể viêm tim nặng( có suy tim, tim to ): Prednison... tái phát thì phải phòng đên 21 tuổi + Suốt đời: cho các thể viêm tim nặng hoặc có tổn thương nhi u van tim 3- Quản lý BN phòng thấp: - CÓ THẦY THUỐC CỦA KHOA TM CHUYÊN LÀM CÔNG TÁC PHÒNG THẤP - CÓ LỊCH TIÊM PHÒNG - CÓ LỊCH KHÁM LẠI - CÓ SỔ THEO DÕI TRONG QUÁ TRÌNH PHÒNG THẤP 27 Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Nhi - K29 VIÊM PHỔI I Đại cương + Viêm phế quản phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em, chiếm khoảng... 5-7 ngày Viên Siro125mg/5 250mg ml Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Nhi - K29 Dưới 2 tháng 1/4 1 2,5 ml 1/4 2,5 ml (5kg) 2-12 tháng (6-9 1/2 2 5 ml 1/2 5 ml kg) 12 tháng-5tuổi 1 3 7,5ml 1 5ml (10-19kg) Co-trimoxazol là kháng sinh phổ rộng có tác dụng với nhi u vi khuẩn kể cả tụ cầu Có thể dùng để điều trị viêm phổi kể cả trẻ nhỏ dưới 2 tháng viêm phổi nặng , nhưng không nên dùng với trẻ đẻ non hoặc vàng . môn Nhi - K29 Chất độc Chất giải độc -Atropin,Belladon -Prostigmin,pilocarpin -Morphin và chế phẩm -Nalorfin -Axit xyanhydric -Natrihyposunfit -Các muối kim loại -B.A.L(british anti lewiste) -As,Hg,Sn,Au,Cu. -B.A.L(british anti lewiste) -As,Hg,Sn,Au,Cu -Natrithiosulfat -Fe -Defferal -Phốt pho hữu cơ -Atropin sulfat -Bacbituric -Ahypnon -INH -B6 -Các chất sinh Methemoglobin -Xanhmetylen,vitamin C (Nitrit,Sulfamid…) 5.3 - Lỵ míp -Metronidazol 30mg/kg/ngày chia 2lần ì 5 ngay 15 Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Nhi - K29 - Đơn bào Giardia: Metronidazol 30mg/kg/ngày ì 5 -1 0 ngày - Tả : Lựa chọn 1: azythromycin 6-2 0mg/kg

Ngày đăng: 25/12/2014, 14:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • IV. ĐIỀU TRỊ:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan