Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng: 3.1 Lâm sàng:

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN NHI (Trang 28 - 32)

3.1. Lâm sàng:

3.1.1. Giai đoạn khởi phát:

- Sốt nhẹ, mệt mỏi, quấy khóc, ăn kém, khó chịu.

- Viêm long đường hô hấp trên: ngạt mũi, chảy nước mũi, ho. - Rối loạn tiêu hoá: nôn, ỉa chảy.

3.1.2. Giai đoạn toàn phát:

- Triệu chứng nhiễm khuẩn: Sốt cao, môi khô, lưỡi bẩn, mệt mỏi, quấy khóc.

- Triệu chứng hô hấp: Ho, thở nhanh, rối loạn nhịp thở, rút lõm lồng ngực, tím tái, thở khò khè.

Dấu hiệu thở nhanh khi: < 2 tháng: ≥ 60 lần/phút. 2 tháng – 12 tháng: ≥ 50 lần/phút. 1 tuổi – 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút.

- Triệu chứng thực thể: Nghe phổi có tiếng ran ẩm to, nhỏ hạt rải rác một hoặc cả hai bên phổi, có thể có ran rít, ran ngáy.

3.2. Cận lâm sàng:

- X.quang: Chiếu chụp phổi thấy nốt mờ rải rác, chủ yếu rốn phổi, cạnh tim. Có thể thấy mờ thuỳ phổi hoặc xẹp phổi.

- Công thức máu: Bạch cầu tăng, bạch cầu trung tính tăng.

- Đo khí máu: PH giảm, Pa02giảm, PaC02tăng, HCO3—giảm, BE giảm. - Soi cấy dịch tỵ hầu, dịch phế quản, máu tìm nguyên nhân.

III. Chẩn đoán:

- Ho

- Nhịp thở nhanh. - Rút lõm lồng ngực

- Nghe phổi: Ran ẩm nhỏ hạt hoặc kèm ran rít, ran ngáy.

- X.quang: Phổi tổn thương nốt mờ rải rác hai bên đặc biệt rốn phổi, cạnh tim.

2.Phân loại chẩn đoán theo tổ chức y tế thế giới:

Ngoài dấu hiệu ho, khó thở của trẻ cần tìm và các dấu hiệu sau để đánh giá phân loại bệnh

Dấu hiệu lâm sàng Phân loại trẻ trên 2 tháng Phân loại trẻ dưới 2 tháng - Tím tái trung ương, suy hô

hấp hoặc

-Có một trong các dấu hiệu nguy kịch

Viêm phổi rất nặng Viêm phổi rất nặng

-Rút lõm lồng ngực Viêm phổi nặng Viêm phổi nặng

Ho, khó thở và -Thở nhanh

Viêm phổi

-Không rút lõm lồng ngực

-Không thở nhanh Ho - cảm lạnh Ho - cảm lạnh

3.Chẩn đoán nguyên nhân:

3.1. VPQP do vius: Sốt, chảy mũi, ho nhiều, suy hô hấp. Nghe phổi thấy ran rít, ran ngáy. X-quang: Hình ảnh nốt mờ và lưới mờ không đồng đều, tập trung thành hình tam giác, góc nhọn từ rốn phổi toả ra ngoài.CTM: BC bình thường hoặc giảm, BC Lympho tăng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.VPQP do vi khuẩn:

- VPQP do Phế cầu: Sau 1-2 ngày sốt nhẹ , ho trẻ đột ngột sốt cao, mệt khó thở, tím tái, thở nhanh, RLLN, nhịp tim nhanh. Phổi có ran nổ hoặc ran ẩm rải rác. Trẻ lớn tổn thương thường khu trú một thuỳ hoặc phân thuỳ, trẻ nhỏ < 3 tuổi tổn thương lan toả rải rác hai bên đặc biệt rốn phổi.

- VPQP do tụ cầu: Hay gặp trẻ dưới 12 tháng. Thường gặp sau nhiễm virus, hoặc nhiễm trùng da, cơ, xương. Bệnh nặng, đột ngột sốt cao, nhiễm trùng nhiễm độc, vật vã, bỏ bú, da xanh tái, chân tay lạnh , tím, khó thở, chướng bụng. Phổi có thể không nghe ran bệnh. Dễ biến chứng tràn khí tràn dịch màng phổi. X-quang: nhiều bóng khí dịch nhỏ, đk: 2-10mm, rải rác cả 2 phế trường hoặc ở bên phải, hoặc hình ảnh tràn khí tràn dịch màng phổi.

- VPQP do H.Influenzae: thường sau nhiễm virus thường đột ngột sốt cao kèm viêm họng đỏ, viêm mắt đỏ, chảy mủ tai, khàn tiếng, thở rít nhanh chóng suy hô hấp và suy tim.

3.3. VPQP do nấm: ít gặp, thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng nặng, suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải ( dùng thuốc giảm miễn dịch kéo dài, hoặc HIV/AIDS). Gặp miệng đầy tưa và VPQP kéo dài, không đáp ứng điều trị kháng sinh tích cực.

3.4. VPQP kéo dài : Đôi khi 1 trẻ được điều trị kéo dài 10-15 ngày bằng kháng sinh đúng và đủ liều nhưng vẫn không khỏi. Trong trường hợp này cần nghĩ tới: Lao, dị vật đường thở, Viêm phổi do Clamydia (đặc biệt gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi), Viêm phổi do Pneumocytis carrini (hay gây bệnh NKHHCT trên bệnh nhân HIV/AIDS), ho gà, Hen phế quản.

IV. ĐIỀU TRỊ:

1. Kháng sinh chống nhiễm khuẩn:

*Kháng sinh tuyến 1(điều trị các trường hợp viêm phổi tại cơ sở như Co-trimoxazol, Amoxycillin). Liều lượng và cách sử dụng như sau:

- Amoxycillin 15mg/kg/lần x 3 lần/ngày hoặc

- Cotrimoxazol (4mg Trimethoprim/kg + 20mg Sulphamethoxazol/kg)/lần x 2 lần/ngày Tuổi hoặc cân

nặng Cotrimoxazol(Trimethoprim+Sulphamethoxazol)2lần/ngày trong 5-7 ngày Amoxycillin3lần/ngày trong 5-7 ngày Viên 480mg Viên120mg Siro 40mg TMP +

200mg SMX / 5ml

Viên 250mg

Siro125mg/5 ml

Dưới 2 tháng (5kg) 1/4 1 2,5 ml 1/4 2,5 ml 2-12 tháng (6-9 kg) 1/2 2 5 ml 1/2 5 ml 12 tháng-5tuổi (10-19kg) 1 3 7,5ml 1 5ml

Co-trimoxazol là kháng sinh phổ rộng có tác dụng với nhiều vi khuẩn kể cả tụ cầu. Có thể dùng để điều trị viêm phổi kể cả trẻ nhỏ dưới 2 tháng viêm phổi nặng , nhưng không nên dùng với trẻ đẻ non hoặc vàng da. Chú ý nghiền nhỏ và cho uống nhiều nước.

Amoxycillin hấp thu ở ruột tốt hơn, nên liều lượng và số lần uống ít hơn Ampixilin. Nếu có tiền sử dị ứng với Penicilin dùng Amoxycillin phải theo dõi cẩn thận.

*Kháng sinh tuyến 2 (sử dụng điều trị viêm phổi nặng, viêm phổi rất nặng tại bệnh viện) có thể sử dụng như sau:

Với trẻ từ 2 tháng-5 tuổi:

+Kháng sinh đầu tiên: Belzyl Penicilin: Liều 50.000 ĐV/kg/lần x 4 lần/ngày (Tiêm) +Sau 2 ngày đánh giá lại nếu:

-Có hiệu quả: dùng đủ 7-10 ngày hoặc sau 5 ngày chuyển Amoxycillin uống. -Không hiệu quả: chuyển kháng sinh:

= Cloramphenicol 25mg/kg/lần x 4 lần/ngày x 10 ngày (TB, TM) Sau 3-5 ngày nếu trẻ tiến triển khá thì có thể chuyển sang đường uống.

= Hoặc kết hợp Belzyl Penicilin với Gentamicin 7,5 mg/kg/ngày chia 2-3 lần/ngày. = = Cephalosporin thế hệ thứ 3: 100mg/kg/24giờ kết hợp Aminoglycosid.

=Nếu nghi ngờ do tụ cầu thì dùng Oxacillin hoặc Cloxacillin100-200 mg/kg/ngày (tiêm) chia 4 lần, kết hợp với Gentamicin liều 7,5 mg/kg/ngày tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chia 2- 3 lần/ngày. Thời gian điều trị ít nhất 3 tuần. Nếu không có Oxacillin hoặc Cloxacillin có thể thay bằng Cephalosporin thế hệ thứ nhất với liều tương tự.

Với trẻ dưới 2 tháng:

+ Đối với trẻ 0-7 ngày: Belzyl Penicilin: Liều 50.000 ĐV/kg/lần x 2 lần/ngày phối hợp Gentamicin liều 5,0 mg/kg/ngày tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chia 2 lần/ngày.

+ Đối với trẻ trên 7 ngày: Belzyl Penicilin: Liều 50.000 ĐV/kg/lần x 4 lần/ngày phối hợp Gentamicin liều 7,5 mg/kg/ngày tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chia 3 lần/ngày.

Cloramphenicol 25mg/kg/12giờ (nếu là sơ sinh đủ tháng và hơn 1 tuần tuổi hoặc Cloramphenicol 25mg/kg/6giờ (nếu trẻ trên 1 tháng).

2. Điều trị hỗ trợ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1. Điều trị sốt (nếu có): Paracetamol liều (trẻ <12 tuổi) 10-15 mg/kg mỗi 4-6h nếu còn sốt 2.2. Điều trị khò khè (nếu có): thuốc giãn phế quản td nhanh: salutamol 50-150mcg/kg/lần x 2-3 lần/ngày

2.3. Điều trị trẻ mất nước:

Mất dịch thường thấy trong nhiễm khuẩn hô hấp cấp, đặc biệt với trẻ có thở nhanh hoặc sốt cần cho uống thêm nước, sữa hoặc nước trái cây. Cần đánh giá mức độ mất nước của trẻ để xử trí kịp thời, đặc biệt chú ý phát hiện truỵ mạch và điều trị sớm theo phác đồ.

*Nếu trẻ có truỵ mạch hoặc mất nước nặng :

 Nếu truỵ mạch : cho Ringer lactat 30ml/kg/giờ nhỏ giọt tĩnh mạch trong một giờ. Truyền nhắc lại nếu trẻ chưa ra khỏi truỵ tim mạch.

 Nếu không truỵ tim mạch : ORS 15-20 ml/kg/giờ trong 2 giờ( qua ống thông dạ dày nếu không uống được hoặc bú mẹ thường xuyên hơn.

 Tiếp theo: ORS 10 ml/kg/giờ trong 4 giờ( qua ống thông dạ dày nếu không uống được) hoặc bú mẹ thường xuyên hơn.

 Sau 4 giờ: nếu còn dấu hiệu mất nước mà không truỵ tim mạch thì uống ORS 10ml/kg/giờ trong 4 giờ hoặc bú mẹ thường xuyên hơn.

*Nếu có mất nước nhẹ và vừa :

 Bú mẹ thường xuyên hơn.

 Nhắc lại nếu còn dấu hiệu mất nước. *Nếu trẻ không có dấu hiệu mất nước:

 Bú mẹ hoặc cho ăn sữa thường xuyên: 5ml/kg/giờ cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. 3-4 ml/kg/giờ cho trẻ từ 1-4 tuổi. 2.4. Chăm sóc, ăn uống:

2.5.Chống suy hô hấp:

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN NHI (Trang 28 - 32)