Hàng TCMN ViệtNam, với những nét đặc sắc, tinh xảo, hoàn mỹ, được tạo nên từ bàn tay tài hoacủa hàng vạn người lao động ở các làng nghề nổi tiếng, cũng theo xu thế chung đó mà trở thành
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một quốc gia có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời Nền văn
hóa nghìn năm của dân tộc ta đã được gìn giữ và thể hiện đậm nét qua hình ảnhcác làng nghề truyền thống trên khắp đất nước Hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN)qua đó đã trở thành những vật thể hữu dụng kết tinh đậm đà bản sắc văn hóa dântộc và sự tài hoa của những con người Việt Nam cần cù, khéo léo Đó cũng lànhững sứ giả độc đáo thay lời nhân dân Việt Nam giới thiệu về vẻ đẹp của conngười và dân tộc mình rộng rãi đến toàn thế giới
Trong xu thế tất yếu của toàn cầu hóa và trong bước chuyển mình lớn lao củathời đại mới, với mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xãhội chủ nghĩa, Việt Nam đã từng bước vươn ra thế giới, đưa nhiều mặt hàng chấtlượng cao của đất nước mình đến với người tiêu dùng quốc tế Hàng TCMN ViệtNam, với những nét đặc sắc, tinh xảo, hoàn mỹ, được tạo nên từ bàn tay tài hoacủa hàng vạn người lao động ở các làng nghề nổi tiếng, cũng theo xu thế chung
đó mà trở thành mặt hàng kinh doanh mang lại lợi nhuận cao cho các doanhnghiệp và là ngành hàng xuất khẩu nhiều tiềm năng, được ưa chuộng trên toànthế giới Hàng TCMN đã đóng góp thêm vào giá trị sản xuất công nghiệp của cácđịa phương, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mang lại nguồn thungoại tệ đáng kể cho đất nước Không những vậy, ngành sản xuất hàng TCMNvới đặc tính sử dụng nhiều lao động thủ công đã tạo nhiều công ăn việc làm cholao động nhàn rỗi ở nông thôn, góp phần ổn định kinh tế và thay đổi bộ mặt nôngthôn Việt Nam, giảm tệ nạn xã hội, duy trì và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.Điều đó làm cho ngành sản xuất này trở thành lĩnh vực kinh doanh không những
có ý nghĩa kinh tế hiệu quả mà còn đảm bảo ý nghĩa xã hội đáng trân trọng.Chính vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN sẽ mang lại lợi ích to lớn về cảkinh tế và văn hóa - xã hội cho đất nước, đảm bảo sự phát triển đồng đều và ổnđịnh, đồng thời tiếp thêm sức tồn tại lớn mạnh, vững bền cho các làng nghềtruyền thống, tạo tiền đề giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trên thế giới
Tuy vậy, bên cạnh việc được coi là nhóm hàng hứa hẹn mang lại giá trị xuất
khẩu to lớn, có tỉ lệ thực thu sau xuất khẩu rất cao do sử dụng đến 95% nguyên
Trang 2nhất những tiềm năng và lợi thế mà nó có được Mức độ phát triển của ngànhhàng này vẫn còn nhiều hạn chế so với tiềm lực của nó, khi doanh thu xuất khẩunhững năm gần đây dù có tăng trưởng nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu đề ra, các mặthàng TCMN còn bộc lộ nhiều điểm yếu và lượng xuất khẩu còn thiếu ổn định.Điều đó cho thấy ngành sản xuất hàng TCMN cần được quan tâm phát triển đúnghướng và đầu tư lâu dài để nâng cao chất lượng hàng hóa, ổn định nguồn nguyênliệu đầu vào và củng cố thị trường đầu ra cho sản phẩm Đặc biệt trong bối cảnhnền kinh tế toàn cầu đang suy thoái như hiện nay, thì việc đưa ra những giải phápcần thiết, kịp thời và hiệu quả để phát triển nhóm hàng này càng trở nên quantrọng và cần được quan tâm đặc biệt hơn.
Vì những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu cho chuyên đề kinh
tế của mình là: “Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam hiện nay”, nhằm tìm hiểu thực trạng xuất khẩu hàng TCMN ở nước ta trong
những năm gần đây, qua đó phân tích đánh giá chung về những thuận lợi và khókhăn của việc xuất khẩu hàng TCMN ra thị trường thế giới và từ đó đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh và năng lực xuất khẩu của hàngTCMN Việt Nam
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá những cơ hội và thách thức trong xuất khẩu hàng TCMN
- Đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định và phát triển xuất khẩu hàng
Trang 33.3 Phạm vi nội dung
Phân tích tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN ở Việt Nam hiệnnay Đồng thời tìm hiểu những cơ hội, thách thức và đề xuất một số giải phápnhằm ổn định việc xuất khẩu hàng TCMN ra thị trường thế giới
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ Internet, báo chí, Tổng cục Hải quan, Tổng
cục Thống kê, Hiệp hội TCMN Việt Nam, Bộ Công Thương, Cục Xúc tiếnthương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
4.2 Phương pháp phân tích số liệu
Tổng hợp các số liệu, so sánh các số liệu tương đối, số liệu tuyệt đối thu
thập được để đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu hàng TCMNViệt Nam sang thị trường thế giới
Trang 4PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU
HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1 Hàng thủ công mỹ nghệ
Mặt hàng TCMN là mặt hàng có quy trình sản xuất thủ công là chủ yếu,
được truyền từ đời này qua đời khác, vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm
mỹ và thể hiện được nét văn hóa đặc sắc của dân tộc
1.1.2 Nghề và làng nghề thủ công truyền thống
1.1.2.1 Nghề thủ công truyền thống
Có rất nhiều tên gọi khác nhau để chỉ nghề thủ công truyền thống ở nước
ta như: Nghề truyền thống, nghề cổ truyền, nghề thủ công, nghề phụ, ngành tiểuthủ công nghiệp…
Theo Từ điển bách khoa Encarta: “Nghề thủ công (handicrafts) là nghềsản xuất hoàn toàn hay một phần bằng tay những vật dụng trang trí hay tiêudùng, việc sản xuất đòi hỏi kỹ năng tay chân và cả kỹ năng nghệ thuật.”
Đối với mỗi nghề được xếp vào các nghề thủ công truyền thống, nhất thiết
phải có các yếu tố sau đây:
1 Đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta;
2 Sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề;
3 Có nhiều nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề;
4 Kỹ thuật và công nghệ khá ổn định của dân tộc Việt Nam;
5 Sử dụng nguyên liệu tại chỗ, trong nước hoàn toàn, hoặc chủ yếu nhất;
6 Sản phẩm tiêu biểu và độc đáo của Việt Nam, có giá trị và chất lượng rấtcao, vừa là hàng hóa vừa là sản phẩm văn hóa nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chítrở thành các di sản văn hóa của dân tộc, mang bản sắc văn hóa Việt Nam;
7 Là nghề nghiệp nuôi sống một bộ phận dân cư của cộng đồng Có đóng gópđáng kể về kinh tế vào ngân sách Nhà nước
Trang 5
1.1.2.2 Làng nghề thủ công truyền thống
Làng nghề là thực thể vật chất và tinh thần tồn tại cố định của một hoặc
nhiều nghề thủ công truyền thống Vì thế, mỗi nghề truyền thống đều được bảotồn, hoạt động, phát triển ở một làng nghề, một cụm làng nghề hay ở nhiều làngnghề, vùng nghề trong cả nước, do tính lan tỏa và sức sống mãnh liệt của nghềthủ công lâu đời ở nước ta cũng như bất cứ dân tộc nào khác ở phương Đông(Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan…)
Ở nông thôn Việt Nam, bên cạnh những làng nông nghiệp, có các làng
có hoạt động nổi bật về một nghề thủ công nào đó và được gọi là làng nghề hay làng nghề thủ công Làng nghề thủ công truyền thống được xác định bằng các yếu tố sau:
tham gia vào một nghề
trùng với ranh giới hành chính, có thể chỉ nằm trên một phần của một đơn vịhành chính, hoặc trải rộng qua nhiều đơn vị hành chính khác nhau
truyền nối ấy có thể xảy ra bên ngoài, nhưng đã được quy tụ trên địa bàn và đãtrải qua vài ba thế hệ thợ
1.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG
MỸ NGHỆ Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1.2.1 Giới thiệu chung về nghề truyền thống hàng thủ công mỹ nghệ
Nghề TCMN Việt Nam vốn được hình thành từ lâu đời Truyền thống ấygắn liền với tên những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sảnphẩm thủ công được sản xuất và lưu truyền qua nhiều thế hệ Sản phẩm TCMNViệt Nam có bản sắc riêng, linh hồn riêng và gây ấn tượng sâu đậm tới mức têncủa sản phẩm luôn kèm theo tên làng làm ra nó Ở đó không chỉ tập trung mộthay nhiều nghề thủ công như một trung tâm sản xuất vừa và lớn, mà còn là nơihội tụ những người thợ thủ công và nghệ nhân tài hoa
Lịch sử phát triển nền văn hoá và kinh tế của đất nước ta luôn gắn liền vớilịch sử phát triển làng nghề Bởi những sản phẩm TCMN không chỉ là những vật
Trang 6phẩm văn hoá hay vật phẩm kinh tế thuần tuý cho sinh hoạt thường ngày mà còn
là những tác phẩm nghệ thuật biểu trưng của nền văn hoá xã hội, trình độ pháttriển kinh tế, dân trí, đặc điểm nhân văn của dân tộc
Trước khi có nền sản xuất cơ khí hoá và hiện đại hoá, kể cả tự động hoá nhưhiện nay, thì mọi sản phẩm trong xã hội đều được làm ra bởi một nền công nghệduy nhất, đó là công nghệ truyền thống với bàn tay và khối óc sáng tạo của cácthế hệ thợ thủ công cùng việc sử dụng các loại công cụ sản xuất thô sơ Nói khác
đi, mọi giá trị vật phẩm vật chất và tinh thần trong các thời kỳ lịch sử – xã hội lúc
đó của dân tộc ta, cũng như các dân tộc khác trên thế giới, đều là sản phẩm thủcông, đều hội tụ ở các sản phẩm thủ công Ngay cả ở thời hiện đại, khi máy móc
đã thay thế phần lớn sức lao động của con người, nền sản xuất và sản phẩm thủcông cũng không mất đi Với sự giúp đỡ của máy móc và thiết bị hiện đại, côngnghệ truyền thống sẽ được hiện đại hoá, nền sản xuất thủ công thủ công truyềnthống càng phát triển thuận lợi và mạnh mẽ hơn Hàng TCMN Việt Nam vẫn tồntại và bước vào đời sống thường nhật một cách giản dị, tự nhiên, dần phát triểnmuôn hình vạn dạng, bắt kịp với nhịp sống ngày một cao, như một thứ gia vịkhông thể thiếu làm tăng thêm sắc màu cho cuộc sống hiện đại ngày nay
1.2.2 Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
Các mặt hàng TCMN của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng Cóthể kể đến, đó là: hàng gốm sứ, hàng đúc đồng, hàng mây tre đan, hàng thêu ren,hàng thổ cẩm, hàng gỗ, hàng sơn mài, hàng kim hoàn, hàng rèn, hàng đá và một
số hàng nổi tiếng như nón, tranh dân gian, giấy dó ở các làng nghề truyềnthống… Dưới bàn tay khéo léo và khối óc tài hoa của những người thợ thủ công,
từ các nguyên liệu thô sơ, họ đã tạo ra biết bao thành phẩm không những có giátrị về kinh tế mà có giá trị về nghệ thuật, có sức thu hút lớn không chỉ với ngườitiêu dùng Việt Nam mà còn được người tiêu dùng nhiều nước ưa chuộng
1.2.3 Tình hình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ những năm gần đây
1.2.3.1 Cơ cấu chủ thể sản xuất
Xét về chủ thể sản xuất, hiện nay phần lớn các cơ sở sản xuất ở các làng
nghề truyền thống vẫn là các hộ gia đình, chiếm tới 90% số lượng các cơ sở sảnxuất ở các làng nghề Tỷ lệ khiêm tốn của các doanh nghiệp cho thấy sự pháttriển về trình độ quản lý kinh tế còn chậm ở các làng nghề Trên thực tế, có nhiều
Trang 7hộ gia đình hoàn toàn có khả năng phát triển thành công ty nhưng do trình độnhận thức chưa cao và chưa có nhu cầu nên họ vẫn chỉ dừng ở mức hộ gia đình.Điều này là do đặc thù sản xuất làng nghề là các thao tác công nghệ còn đơngiản, tận dụng sức lao động thủ công là chính, không đòi hỏi vốn nhiều với môhình quản lý phức hợp Cho đến nay vẫn chưa có nhà đầu tư nước ngoài nàotham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của các làng nghề.
Một đặc điểm của các doanh nghiệp làng nghề là hầu hết giám đốc là
người địa phương, có trình độ văn hóa, có tay nghề, nắm bắt được tình hình pháttriển hàng hóa địa phương mình, có sự nhanh nhạy về đánh giá, nắm bắt thịtrường Chính vì thế, tuy chiếm tỉ trọng nhỏ về số lượng, nhưng các doanhnghiệp làng nghề đóng góp một tỉ lệ đáng kể trong tổng giá trị sản xuất và tỉtrọng này có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây
Theo Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, trong các thànhphần kinh tế ở làng nghề Hà Nội hiện nay, Hộ cá thể chiếm tỉ trọng đáng kể vớitrên 90% các chủ thể sản xuất, sau đó là các Doanh nghiệp tư nhân và công tytrách nhiệm hữu hạn (hơn 2%), còn lại là Tổ hợp tác sản xuất, Hợp tác xã vàCông ty cổ phần chiếm tỉ trọng không đáng kể
1.2.3.2 Quy mô sản xuất
Có thể nhận thấy, sản xuất của các làng nghề vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, quy
mô vốn không nhiều, tập trung ở các làng nghề có quy trình sản xuất không đòihỏi đầu tư nhiều như mây tre, thêu … Bên cạnh đó cũng có một số làng nghề cócác hộ gia đình đầu tư với số vốn tương đối lớn, tập trung ở các nghề gốm sứ, đồgỗ… Tuy nhiên, ngay cả những gia đình này cũng khó so sánh được về quy môvốn so với các cơ sở sản xuất trong các lĩnh vực khác
Bản thân các hộ gia đình cũng không nhận thấy sự cần thiết phải tậptrung sản xuất với các hộ gia đình khác để hình thành những cơ sở sản xuất quy
mô lớn hơn Lý do thường là các hộ gia đình sợ bị đánh cắp mẫu mã, bí quyết kỹthuật khi sản xuất tập trung Điều này cũng đặt ra nhiệm vụ phải xây dựng và bảo
hộ thương hiệu đối với các sản phẩm TCMN
1.2.3.3 Phương thức sản xuất
Trang 8Hiện nay, việc tổ chức sản xuất tại làng nghề đang có xu hướng chuyển
sang mô hình tổ chức sản xuất theo kiểu phân công chuyên môn hóa và hợp táchóa sản xuất theo giai đoạn công nghệ và theo chi tiết sản phẩm của nền sản xuấtlớn cơ giới hóa Tuy nhiên trong lĩnh vực này giữa các làng nghề cũng có một sốnét khác biệt phụ thuộc vào đặc điểm kỹ thuật của mặt hàng được sản xuất ra Mặc dù phương thức tổ chức sản xuất của các làng nghề tuy có đặc điểmkhác nhau nhưng có một số nét chung là:
- Đã hình thành nhiều dây chuyền sản xuất chính phát triển song song đểcùng sản xuất những mặt hàng tương tự và hoạt động theo phương thức tự sản tựtiêu
- Trên những dây chuyền đó đã hình thành sự phân công chuyên môn hóa vàhợp tác hóa sản xuất theo giai đoạn công nghệ và theo chi tiết sản phẩm Chínhcác tổ chức sản xuất đó đã tạo điều kiện chuyển sản xuất tại làng nghề lên trình
độ cơ khí hóa, điện khí hóa
- Vì phát triển trên cơ sở hộ gia đình nên trên từng dây chuyền sản xuất đã
có sự hợp tác, liên kết các hộ gia đình theo mô hình tổ chức gia công côngnghiệp với các hộ vệ tinh và hộ đầu mối
- Cũng vì phát triển trên cơ sở hộ gia đình nên tiềm lực của từng hộ tuy chophép thực hiện cơ giới hóa, điện khí hóa sản xuất từng công đoạn nhưng cũng vìtiềm lực đó có hạn nên trình độ công nghệ được ứng dụng còn thấp so với cácnước trong khu vực nên có thể bị cạnh tranh khi thực hiện lộ trình hội nhập kinh
tế Đây cũng là nhược điểm cần chú ý tìm giải pháp khắc phục
1.2.4 Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ những năm gần đây
Sản phẩm TCMN là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam, vàđược xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác, đã đóng góp tích cực vào kimngạch xuất khẩu của cả nước, đồng thời có một vai trò quan trọng trong giảiquyết một số vấn đề kinh tế xã hội tại nông thôn
1.2.4.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN
Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam có sự tăng trưởngmạnh trong 10 năm gần đây Trong giai đoạn từ năm 2000 – 2009, kim ngạchxuất khẩu hàng TCMN tăng từ 274 triệu USD đến 880 triệu USD
Trang 9Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ năm 2008 đã ảnhhưởng đáng kể đến doanh thu và tốc độ tăng trưởng của ngành hàng làm kimngạch xuất khẩu của nhóm hàng này có sự chững lại vào năm 2009
Giai đoạn từ cuối 2009, đầu 2010, ngành TCMN, đồ gỗ, đồ gia dụng vàquà tặng đã phục hồi trở lại, với nhiều cơ hội tăng trưởng hơn Doanh thu ngànhhàng TCMN đạt trên 1 tỷ USD năm 2010, và thường có mức tăng trung bìnhkhoảng 13- 15%/ năm Ngành hàng TCMN đã giúp tạo ra công ăn việc làm chohàng triệu lao động ở các làng nghề trên cả nước, đem lại nguồn thu nhập đáng
kể và ổn định, đem lại nguồn thu ngoại tệ, trong khi sử dụng nguyên liệu chính là
ở trong nước, nâng cao tỷ suất hiệu quả Tám tháng đầu năm 2010, một số mặthàng như mây, tre, đan xuất khẩu đạt 135 triệu USD, gốm sứ hơn 200 triệu USD Trong 8 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng TCMN
từ mây, tre, cói thảm của cả nước đạt 128,6 triệu đô la Mỹ, giảm 36,32% so cùng
kỳ năm 2010, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng Cục Hải quan Riêng kimngạch trong tháng 8 là 16,7 triệu đô la Mỹ, giảm 8,59% so cùng kỳ Nguyên nhân
là do kinh tế toàn cầu vẫn còn trong tình trạng suy thoái, những mặt hàng TCMNtrang trí lại không phải là mặt hàng thiết yếu trong danh mục tiêu dùng của ngườidân nên bị giảm trừ trong mua sắm
Trang 10Bảng 1 KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MÂY, TRE, CÓI THẢM
Trang 1112,1% so với tháng 8-2010 Tính chung 8 tháng đầu năm 2011, Nhật Bản đãnhập khẩu 17,9 triệu USD mây, tre, cói thảm từ Việt Nam, giảm 15,58% so vớicùng kỳ năm 2010.
1.2.4.2 Cơ cấu mặt hàng
Hàng TCMN của nước ta thâm nhập vào các thị trường với nhiều loại mặthàng khác nhau nhưng trong đó tập trung chủ yếu vào 5 nhóm mặt hàng chính là:Gốm sứ mỹ nghệ, Đồ gỗ mỹ nghệ, Mây, tre đan, Thêu ren và Thảm len Từ năm
1999 đến nay kim ngạch xuất khẩu của các nhóm hàng này ổn định và tăng lênkhông ngừng
Nguồn: Tổng cục Hải quan (2000 - 2009)
Qua biểu đồ trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của Việt Namchủ yếu là do xuất khẩu hàng gốm sứ đem lại Nghề gốm sứ vốn là truyền thốnglâu đời của Việt Nam, do vậy lợi thế phát triển mặt hàng này rất dồi dào Tuynhiên chi phí đầu tư ban đầu cho việc sản xuất mặt hàng này khá lớn nên cácthành phần kinh tế tư nhân, hộ gia đình khó có thể đáp ứng được
Đồ gỗ mỹ nghệ cũng là mặt hàng đang được ưa chuộng hiện nay Mặt hàngnày có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai vì các doanh nghiệp Việt Nam
CƠ CẤU MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU
Gốm sứ mỹ nghệ , 43%
Trang 12đã dần tiếp cận thị trường EU một cách hiệu quả bằng cách thiết lập các của hànggiới thiệu sản phẩm tại nước sở tại để bán trực tiếp không qua trung gian.
Bên cạnh đó, hàng mây tre đan cũng đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuấtkhẩu hàng TCMN của nước ta Trong tháng 3/2011 xuất khẩu mặt hàng mây tređan đạt 20 triệu USD, tính chung cả quý I đạt 50 triệu USD, tăng nhẹ so với cùng
kỳ năm 2010 Ngoài ra, còn có một số mặt hàng khác đem lại kim ngạch xuấtkhẩu cho ngành TCMN Việt Nam, trong đó phải kể đến mặt hàng thổ cẩm rất cótriển vọng Mặt hàng này chủ yếu xuất khẩu tại chỗ tại các cơ sở sản xuất kinhdoanh thông qua hoạt động du lịch
1.2.4.3 Cơ cấu thị trường
Cơ cấu thị trường hàng TCMN xuất khẩu có chiều hướng phát triển tốt,theo hướng đa dạng hóa, mở rộng được nhiều thị trường mới Hiện nay hàngTCMN nước ta đã có mặt ở 163 nước, trong đó tập trung vào 15 nước và vùnglãnh thổ Trong đó có thể thấy Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Canada là các thị trườnglớn và nhiều tiềm năng
a) Thị trường EU
Sản phẩm TCMN Việt Nam hiện nay đã có mặt ở hầu hết các quốc gia trên
thế giới với tốc độ tăng trưởng 17,87%/năm Theo Bộ Thương mại, thị trườngrộng lớn nhất và có nhiều tiềm năng nhất trong xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam
là EU Sản phẩm TCMN của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này tăng lên rấtnhanh trong những năm qua và hiện đang chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạchxuất khẩu của Việt Nam Đây cũng là thị trường ta xuất khẩu được nhiều loạihàng TCMN (khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu TCMN của Việt Nam) và
có triển vọng mở rộng và đẩy mạnh tiêu thụ một số mặt hàng mà ta có khả năngphát triển
Đồ gỗ mỹ nghệ, gỗ chế biến, hàng gốm, sứ mỹ nghệ là nhóm hàng đangđược ưa chuộng và tiêu thụ mạnh ở thị trường này, trong đó xuất khẩu chính làmặt hàng gỗ Bên cạnh đó, thông qua Hội chợ Frankfurt hàng năm tại Đức, cácdoanh nghiệp Việt Nam đã thành công trong việc nắm bắt nhu cầu khách hàng, kíđược nhiều hợp đồng xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ Các mặt hàng như mây,tre, lá đan, sản phẩm bàn ghế, nội thất bằng nguyên liệu song mây, hàng thêu ren,
… cũng được thị trường EU ưa chuộng Việt Nam hiện đang thực hiện xuất khẩu
Trang 13với khối lượng đáng kể các mặt hàng mây tre sang Tây Âu; thảm cói, đệm cóisang Hà Lan, Tây Ban Nha, Italy…; hàng thêu ren, thảm dệt sang Pháp, Italy,
Thụy Sỹ, Áo, Đức…
b) Thị trường Hoa Kỳ
Theo thống kê, những năm gần đây, Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu khoảng
13 tỷ USD/năm hàngTCMN Tuy nhiên, xuất khẩu mặt hàng này củaViệt Nam vào Hoa Kỳ mới chỉ ở mức rất khiêm tốn
Riêng các mặt hàng mây, tre, cói thảm , sơn mài, Hoa Kỳ là thị trường cókim ngạch nhập khẩu cao nhất Tháng 12/2010, Việt Nam đã xuất khẩu 3,9 triệuUSD hàng mây, tre, cói, thảm sang Hoa Kỳ, tăng 19,30% so với tháng liền kềtrước đó, nâng kim ngạch năm 2010 mặt hàng này sang Hoa Kỳ lên 33,8 triệu,chiếm 16,6% trong tổng kim ngạch mặt hàng, tăng 38,27% so với năm 2009 Người Mỹ rất ưa chuộng các loại hàng TCMN, nhưng do giá nhân công tạinước này cao nên hầu hết các hàng hoá tiêu dùng là hàng nhập khẩu, hoặc giacông ở nước ngoài theo mẫu mã thiết kế và đầu tư của các công ty Mỹ, sau đónhập khẩu trở lại Hoa Kỳ Các mặt hàng TCMN của Việt Nam như gốm ngoàivườn và gốm trang trí trong nhà, mây tre, thêu là những mặt hàng mà thịtrường Hoa Kỳ có nhu cầu lớn và Việt Nam có khả năng cạnh tranh tốt Tương tựnhư vậy, ngành hàng trang trí nội thất của Hoa Kỳ cũng hứa hẹn là một thịtrường đầy tiềm năng với Việt Nam Với dân số 300 triệu người, Mỹ trở thànhmột trong những thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới
c) Thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn của hàng TCMN Việt Nam, luônchiếm từ 10-29% tổng kim ngạch xuất khẩu TCMN của nước ta từ năm 1997 đếnnay Việc xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam đi Nhật Bản tuy biến động thấtthường nhưng nhìn chung có chiều hướng phát triển khá tốt
Trong số các mặt hàng TCMN của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản thìgốm sứ, đồ gỗ nội thất và mây tre đan là các mặt hàng chính Kim ngạch xuấtkhẩu các mặt hàng này chiếm từ 50-85% tổng kim ngạch xuất khẩu TCMN hàngnăm của Việt Nam vào Nhật