1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Đề tài nghiên cứu Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong năm

20 879 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 432 KB

Nội dung

Lao động sau đào tạo nghỉ việc tự lập cơ sở sản xuất hoặc chuyển qua các ngành có thu nhập cao, làm cho đơn vị sản xuất thủ công mỹ nghệ thường gặp khó khăn về lao động có tay nghề. Các đơn vị sản xuất nhỏ thường thiếu thông tin, thiếu vốn, khả năng tiếp thị và xúc tiến thương mại rất hạn chế, hàng hoá nhiều lúc phải bán qua nhiều trung gian, làm cho giá bán thấp, sản xuất thiếu hiệu quả, không có khả năng đầu tư mở rộng nhà xưởng, mua sắm trang bị và cải tiến máy móc thiết bị, hạn chế việc phát triển và nâng cao chất lượng lẫn số lượng sản phẩm.

LUẬN VĂN ĐỀ TÀI TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRONG NĂM TP HỒ CHÍ MINH 1 MỞ ĐẦU Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam, và được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác, đã đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đồng thời có một vai trò quan trọng trong giải quyết một số vấn đề kinh tế xã hội tại nông thôn. Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam ngày càng mở rông thị trường tiêu thụ. Hiện tại hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, cũng là mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu rất lớn. Mặc dù ngành thủ công mỹ nghệ có kim ngạch xuất khẩu không cao so sánh nhiều mặt hàng xuất khẩu khác, nhưng hàng mỹ nghệ lại mang về cho đất nước thực thu ngoại tệ có một tỷ trọng rất cao trong kim ngạch xuất khẩu của mình. So với một số mặt hàng khác như may mặc, gỗ và giày da do nguyên liệu đều phải nhập khẩu từ nước ngoài giá trị gia tăng của các ngành này chủ yếu là chi phí gia côngkhấu hao máy móc thiết bị, cho nên giá trị thực thu ngoại tệ mang về cho đất nước chỉ chiếm một tỷ trọng từ 5-20% trong tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu. Nhưng đối với hàng thủ công mỹ nghệ do sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước đặc biệt là các nguồn nguyên vật liệu, được thu lượm từ phế liệu và thứ liệu của nông lâm sản, chẳng những mang lại hiệu quả từ thực thu giá trị ngoại tệ rất cao, có những mặt hàng thủ công mỹ nghệ như đạt 100% giá trị xuất khẩu, còn lại cũng đạt trên 80% giá trị kim ngạch xuất khẩu, đồng thời xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã giúp xã hội thu hồi một bộ phận chất thải nôngnghiệp sau chế biến và thu hoạch, đã biến phế liệu trở thành những sản phẩm xuất khẩu, góp phần tích cực cho việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên mức độ phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ vẫn còn hạn chế so với tiềm năng của nó: đặc biệt những năm gần đây doanh thu xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ mặc dù có tăng trưởng nhưng vẫn không đạt được chỉ tiêu đề ra, ngoài một số mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ còn lại đã 2 bộc lộ nhiều điểm yếu. Mẫu mã sản phẩm chậm cải tiến, thiếu mặt hàng mới, kiểu dáng sản phẩm không theo kịp tập quán và thói quen tiêu dùng của thị trường xuất khẩu, sản phẩm không dự đoán được những biến đổi khí hậu của từng địa phương. Sản phẩm thiếu đồng bộ, tính hoàn thiện sản phẩm còn thấp, công dụng không rõ nét, độ an toàn chưa được chú ý, bao bì không hấp dẫn đặc biệt là thiếu sản phẩm được thiết kế kiểu dáng sáng tạo từ đơn vị trực tiếp sản xuất, chi phí giá thành sản phẩm vẫn còn cao, làm giảm đi khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Những mặt hàng được sản xuất mang đặc tính và tượng trưng của từng địa phương còn hạn chế, chưa gây được ấn tượng mạnh cho người tiêu dùng và các nhà phân phối. Mặc dù có trên 200 làng nghề, 1,4 triệu lao động và 1000 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, nhưng đa số vẫn là các đơn vị vừa và nhỏ, quy mô sản xuất không lớn, nhà xưởng sản xuất còn thiếu và máy móc thiết bị phụ trợ sản xuất còn đơn sơ, lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu của những đơn hàng lớn, hoặc khi có đơn hàng lớn lại gặp phải thiếu nguyên liệu, thiếu lao động, phải huy động các cơ sở gia công riêng lẻ, dẫn đến chất lượng hàng hoá không ổn định, hoặc thời gian giao hàng kéo dài không đảm bảo được thời gian hợp đồng. Sự liên kết giữa các nhà sản xuất và kinh doanh còn hạn chế, thiếu chiến lược cộng tác lâu dài. Hợp tác giữa nhà sản xuất và nhà sản xuất không được quan tâm, thiếu tin cậy lẫn nhau: tranh mua tranh bán, làm giảm hiệu quả kinh doanh, chưa phát huy được thế mạnh của cộng đông. Lực lượng lao động thiếu ổn định do thu nhập của ngành mỹ nghệ còn thấp so với các ngành khác. Lao động sau đào tạo nghỉ việc tự lập cơ sở sản xuất hoặc chuyển qua các ngành có thu nhập cao, làm cho đơn vị sản xuất thủ công mỹ nghệ thường gặp khó khăn về lao động có tay nghề. Các đơn vị sản xuất nhỏ thường thiếu thông tin, thiếu vốn, khả năng tiếp thị và xúc tiến thương mại rất hạn chế, hàng hoá nhiều lúc phải bán qua nhiều trung gian, làm cho giá bán thấp, sản xuất thiếu hiệu quả, không có khả năng đầu tư mở rộng nhà xưởng, mua sắm trang bị và cải tiến máy móc thiết bị, hạn chế việc phát triển và nâng cao chất lượng lẫn số lượng sản phẩm. 3 Những khó khăn trên là lý do làm cho kim ngạch suất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ năm 2011 có những giảm sút đáng kể, sự phân tích sẽ góp phần đưa ra giải pháp cho hướng đi của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong tương lai. NỘI DUNG I. Tình hình chung của việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh trong 10 năm gần đây, từ 274 triệu USD năm 2000 đến 880 triệu USD năm 2009. Trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu có sự chững lại do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. BIỂU ĐỒ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ QUA CÁC NĂM Nguồn số liệu: theo Cục tài chính hải quan 1. Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong năm 2010 4 Kim ngạch xuất khẩu thủ công trong quý I nặm 2010 đạt gần 180 triệu USD. Thị trường xuất khẩu thủ công mỹ nghệ chủ yếu trong quý I là Mỹ, Nhật Bản,Pháp, Đức, Đài Loan, Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Pháp tăng khá mạnh, tăng tới 31.4% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Đức cũng tăng nhẹ, tăng 2,3% và 1,1%. Trong khi đó, kim ngạch xuất sang thị trường Nhật Bản giảm 35,2%; Australia giảm 86,4%. Trong các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu quý I năm nay, kim ngạch xuất khẩu gốm sứ đạt cao nhất với 80,6 triệu USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý 2/2010, tình hình xuất khẩu có những tiến triển rất tích cực. Tính chung 5 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mây tre lá của Việt Nam đạt 82,3 triệu USD chiếm 0,32% tổng kim ngạch, tăng 14,92% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng đầu năm 2010, Nhật Bản là thị trường chủ yếu nhập khẩu sản phẩm mây, tre, cói thảm của Việt Nam. 5 tháng đầu năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu 12,7 triệu USD sản phẩm mây, tre, cói thảm sang thị trường Nhật Bản, chiếm 13,99% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này trong 5 tháng, tăng 20,91% so với cùng kỳ năm 2009. Bên cạnh sản phẩm mây tre lá, tính chung 5 tháng đầu năm 2010, cả nước đã xuất khẩu 129,7 triệu USD sản phẩm gốm sứ, chiếm 0,5% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 15,65% so với cùng kỳ năm ngoái và Nhật Bản cũng là thị trường xuất khẩu chính sản phẩm gốm sứ của Việt Nam với kim ngạch đạt 14,8 triệu USD, chiếm 11,48% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này, nhưng nếu so với cùng kỳ năm ngoái, thì kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gốm sứ sang thị trường Hoa Kỳ lại giảm 2,11%. Đứng thứ hai sau thị trường Nhật Bản là Hoa Kỳ, đạt 14,4 triệu USD, chiếm 11,13% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gốm sứ của cả nước, nhưng so với cùng kỳ năm 2009 thì lại giảm 3,72%. 2. Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong 3 quý đầu năm 2011 5 a.Hàng mây tre cói Dẫn nguồn số liệu từ cục tài chính hải quan, xuất khẩu mây, tre, cói thảm trong nửa đầu năm 2011 đã thu về cho Việt Nam 97,5 triệu USD, giảm 2,11% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong tháng đạt 16,5 triệu USD, tăng nhẹ so với tháng liền kề trước đó (tăng 1,9%), nhưng giảm 4,04% so với tháng 6/2010. Số thị trường tăng trưởng về kim ngạch trong hai quý đầu năm chiếm 52%, trong đó tăng trưởng mạnh nhất là thị trường Cananda với kim ngạch trong tháng đạt 244 nghìn USD, tăng 9,2% so với tháng 5/2011 và tăng 16,6% so với tháng 6/2010, nâng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này hai quý đầu năm lên 1,8 triệu USD, tăng 57,73% so với cùng kỳ năm trước. Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói thảm tháng 9/2011 đạt 15,2 triệu USD, giảm 9,15% so với tháng 8 và giảm 5,75% so với tháng 9/2010. Tính chung 3 quý năm 2011, xuất khẩu mặt hàng này đạt 151,4 triệu USD, giảm 5,01% so với cùng kỳ năm 2010. Nhìn chung, xuất khẩu mây, tre, cói thảm từ đầu năm đến hết tháng 9 đều giảm kim ngạch ở hầu khắp các thị trường. Hoa kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Ôxtraylia… là những thị trường chính nhập khẩu hàng mây , tre, cói thảm của Việt Nam. Hoa kỳ - thị trường chính, chiếm 15,8% tỷ trọng, đạt kim ngạch cao nhất trong 3 quý đầu năm 22,7 triệu USD, giảm 4,98% so với cùng kỳ, tính riêng tháng 9 xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Hoa Kỳ đạt 2,38 triệu USD, giảm 15,44% so với tháng 8 và giảm 17,74% so với tháng 9/2010. Tuy đứng thứ hai về kim ngạch, 2,36 triệu USD trong tháng 9, nhưng xuất khẩu mây, tre, cói thảm sang Nhật Bản trong tháng 9 lại tăng so với tháng liền kề 6 trước đó, tăng 4,76% và tăng 2,37% so với tháng 9/2010. Tuy nhiên, nếu tính 3 quý đầu năm 2011, thì xuất khẩu mây, tre, cói thảm sang thị trường này lại giảm 13,82% so với cùng kỳ năm trước, tương đương với 20,2 triệu USD. Nhật Bản là thị trường tiêu thụ hàng mây, tre, cói và thảm lớn của Việt Nam, chiếm trên khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của cả nước. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật đạt gần 29 triệu USD, tăng 10% so với năm 2009. Tính đến hết tháng 4 năm 2011, kim ngạch mặt hàng này của Việt Nam đạt 64,67 triệu USD, riêng thị trường Nhật thì đạt 9,41 triệu USD, giảm nhẹ 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 4, kim ngạch giảm 8% (đạt 2,9 triệu USD). THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MÂY, TRE, CÓI THẢM NỬA ĐẦU NĂM 2011 (ĐVT: USD) Thị trường KNXK T6 KNXK 6T/2011 KNXK 6T/2010 % tăng giảm KN so T5/2011 % tăng giảm KN so T6/2010 % tăng giảm KN so cùng kỳ Tổng kim ngạch 16.570.56 8 97.507.410 99.613.699 1,90 -4,04 -2,11 Hoa Kỳ 2.560.367 14.821.488 14.611.442 -1,65 -14,56 1,44 Nhật Bản 2.298.226 14.151.721 16.204.136 1,41 -32,65 -12,67 Đức 1.826.685 13.668.153 13.625.107 -6,62 12,03 0,32 Pháp 642.702 4.457.154 5.017.333 -5,09 -3,98 -11,16 Oxtrâylia 940.393 4.282.389 4.439.007 14,81 20,97 -3,53 Đài Loan 807.880 3.856.698 4.085.843 -0,20 9,18 -5,61 Hà Lan 228.657 3.647.077 4.346.492 -23,88 -47,62 -16,09 Anh 374.964 3.469.734 2.828.364 -41,28 -13,78 22,68 Italia 614.343 3.194.374 3.151.702 14,52 55,73 1,35 Hàn Quốc 531.071 2.912.908 2.606.026 2,77 2,79 11,78 Tây Ban Nha 573.648 2.885.492 3.059.246 -4,48 -11,70 -5,68 7 Ba Lan 646.801 2.517.479 1.954.828 -27,31 110,99 28,78 Nga 652.919 2.285.171 2.445.141 92,88 76,14 -6,54 Bỉ 352.036 2.235.387 2.954.088 11,13 14,30 -24,33 Canada 244.041 1.861.586 1.180.273 9,26 16,66 57,73 Thuỵ Điển 139.490 1.232.774 924.831 18,63 -23,26 33,30 Đan Mạch 152.452 1.043.606 861.042 -26,69 22,64 21,20 Nguồn số liệu: theo Cục tài chính hải quan THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MÂY, TRE, CÓI THẢM QUÍ 3/2011 (ĐVT: USD) Thị trường KNXK T9/2011 KNXK 9T/2011 KNXK 9T/2010 % tăng giảm so T8-2011 % tăng giảm so T9/2010 % tăng giảm so cùng kỳ Tổng KN 15.211.973 143.904.606 151.488.454 -9,15 -5,75 -5,01 Hoa Kỳ 2.388.259 22.740.917 23.933.018 -15,44 -17,74 -4,98 Nhật Bản 2.363.196 20.268.681 23.518.091 4,76 2,37 -13,82 Đức 1.904.775 19.355.480 19.598.626 1,62 4,48 -1,24 Pháp 987.360 6.867.025 7.122.788 13,64 32,93 -3,59 Oxtrâylia 835.519 6.570.580 7.401.700 2,08 -6,46 -11,23 Đài Loan 686.549 5.937.762 6.165.535 -5,95 -1,11 -3,69 Anh 364.895 4.851.835 4.791.131 -23,44 -32,39 1,27 Ba Lan 596.845 4.755.298 2.981.147 -40,54 63,69 59,51 Hà Lan 300.880 4.706.200 6.395.405 4,89 -47,73 -26,41 Italia 417.201 4.644.224 4.697.621 -25,43 -8,54 -1,14 Tây Ban Nha 527.527 4.441.826 4.577.621 3,05 8,27 -2,97 Hàn Quốc 423.695 4.301.402 3.932.739 -26,35 46,13 9,37 Nga 394.507 3.444.268 3.556.430 0,11 -11,50 -3,15 Bỉ 546.992 3.332.949 4.374.468 82,45 8,79 -23,81 8 Canada 244.763 2.758.281 1.812.142 -33,40 18,28 52,21 Thuỵ Điển 160.386 1.714.294 1.578.605 -10,52 -23,59 8,60 Đan Mạch 165.570 1.507.213 1.228.335 * 38,11 22,70 Nguồn số liệu: theo Cục tài chính hải quan BIỂU ĐỒ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG MÂY TRE CÓI THẢM 3 QUÝ ĐẦU NĂM 2011 Nguồn số liệu: theo Cục tài chính hải quan 9 b. Hàng gốm sứ Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gốm sứ trong tháng 9 đạt trên 27 triệu USD, giảm 7,38% so với tháng 8, nhưng tăng 22,39% so với tháng 9/2010, nâng kim ngạch 9 tháng đầu năm 2011 lên 253,4 triệu USD, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ, Thái Lan… là những thị trường chính xuất khẩu hàng gốm sứ của Việt Nam từ đầu năm đến hết tháng 9. Nhật Bản – thị trường đạt kim ngạch cao trong tháng với 5 triệu USD, tăng 6,21% so với tháng liền kề trước đó và tăng 78,13% so với tháng 9/2010. Tính đến hết tháng 9, Việt Nam đã xuất khẩu 36,2 triệu USD hàng gốm sứ sang Nhật Bản, chiếm 14,6% tỷ trọng, tăng 41,55% so với cùng kỳ năm 2010. Đứng thứ hai là thị trường Đài Loan với 3,3 triệu tấn, tăng 7,37% so với tháng 8 và tăng 68,07% so với tháng 9/2010, nâng kim ngạch 9 tháng đầu năm hàng gốm sứ sang Đài Loan lên 27,7 triệu USD, tăng 13,37% so với 9 tháng năm 2010. Ngoài hai thị trường chính ra Việt Nam còn xuất khẩu sang các thị trường khác nữa như Thái Lan, Đức, Campuchia, Hàn Quốc, Anh… Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ sang các thị trường trong tháng 9 đều giảm về kim ngạch so với tháng liền kề trước đó. Đáng chú ý, xuất khẩu sang thị trường Anh trong tháng 9 là có kim ngạch tăng mạnh hơn cả các thị trường khác so với tháng 8, tăng 45,61%, tương đương với 690,5 nghìn USD. BẢNG THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỐM SỨ 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2011(ĐVT: USD) Thị trường KNXK T9/2011 KNXNK 9T/2011 KNXK 9T/2010 % tăng giảm so T8 - 2011 % tăng giảm so T9 – 2010 % tăng giảm so cùng kỳ Trị giá 27.052.265 253.449.329 212.082.823 -7,38 22,39 19,50 10 [...]... lượng hàng mỹ nghệ xuất khẩu đi và lợi nhuận mà nó đem về đã giảm sút khá nhiều Đặc biệt trong 3 quý đầu năm 2011, lợi nhuận của việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã giảm đi và không đạt dự tính Từ việc tìm hiểu tình hình xuất khẩu, nguyên nhân của việc giảm sút, chúng ta phải tìm ra được một hướng đi mới hơn cho hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, nhằm tăng lợi nhuận và làm hàng thủ công mỹ nghệ. .. dụng hàng xuất khẩu dôi dư cũng khá phù hợp với tình hình người chơi đồ gốm trong nước hiện nay Đây cũng là cơ hội để khách hàng trong nước luôn được tiếp cận với những dòng sản phẩm gốm mới II Nguyên nhân của sự giảm sút trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ năm 2011 Chính phủ đã đưa thủ công mỹ nghệ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015, do vậy mặt hàng. .. đưa thủ công mỹ nghệ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015, do vậy mặt hàng này được Chính phủ hỗ trợ để xuất khẩu Thủ công mỹ nghệ được ưu tiên như một mặt hàng xuất khẩu chính trong 5 năm tới vì ngành này có những đóng góp tích cực trong việc tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo tại các vùng nông thôn Đề án này phấn đấu đến hết năm 2015, kim ngạch xuất khẩu. .. kim ngạch xuất khẩu Theo tính toán, cứ 1 triệu USD xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ thì lãi gấp 5-10 lần so với ngành khai thác tài nguyên; giải quyết việc làm cho 3.000-5.000 lao động… Để phát huy giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ cũng như nâng cao tỷ trọng của ngành vào kim ngạch xuất khẩu, mới đây Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt Đề án xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai... giai đoạn 2011-2015, do vậy mặt hàng này được Chính phủ hỗ trợ để xuất khẩu Thế nhưng tại sao lại có sự giảm sút trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong 3 quý năm 2011? Nguyên nhân của sự giảm sút này, theo các doanh nghiệp trong ngành xuất khẩu thủ công mỹ nghệ do giá thành tăng cao, sức cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trường xuất khẩu cũng giảm mạnh Hiện giá thành để doanh nghiệp làm ra một... tăng do giá nguyên liệu, giá vận chuyển, giá nhân công đều tăng Kinh tế toàn cầu suy thoái, những mặt hàng thủ công mỹ nghệ trang trí không phải là mặt hàng thiết yếu trong danh mục tiêu dùng của người dân cũng là nguyên nhân làm số lượng xuất khẩu của mặt hàng này giảm từ đầu năm đến nay Hàng thủ công mỹ nghệ được xếp vào nhóm sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu lớn, do không chỉ có lợi thế về lực lượng... khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 20102015 Nếu so sánh với một số mặt hàng khác như may mặc, gỗ và giày da… thì ngành thủ công mỹ nghệ thực sự có giá trị lớn Với nguyên, vật liệu được thu lượm từ phụ phẩm nông, lâm nghiệp (nguyên, phụ liệu nhập ước tính chỉ chiếm 3-3,5% giá trị xuất khẩu) , mặt hàng thủ công mỹ nghệ đa phần đạt 100% giá trị, còn lại ít nhất cũng đạt trên 80% giá trị nội địa hóa trong. .. trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng và hiệu quả tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại ở nước ngoài (nghiên cứu, khảo sát thị trường, tham gia hội chợ, giao dịch thương mại, tổ chức hội nghị khách hàng ), nhất là đối với các thị trường lớn và nhiều tiềm năng đối với hàng 16 thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Nga, Úc, các nước Nam Mỹ và Bắc Âu IV Những dự đoán trong xuất khẩu. .. ghi giá bán… Hàng thủ công mỹ nghệ là một thế mạnh của Việt Nam, đem lại giá trị xuất khẩu cao Hầu hết những mặt hàng này được sản xuất tại các hộ, các làng nghề nên giá thành tương đối thấp Tuy nhiên, giá cả thấp không phải là tất cả, bởi khi mà thị trường ngày càng bão hoà với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thì sản phẩm có giá rẻ là chưa đủ để thoả mãn nhu cầu khách hàng Những khách hàng thuộc tầng... của sản phẩm Tuy nhiên, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vẫn tồn tại nhiều bất cập về khả năng thiết kế mẫu mã, thiếu đa dạng về hình thức, chủng loại sản phẩm, công tác xúc tiến quảng bá còn nhiều hạn chế, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết hợp tác… Với nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, nguyên liệu nhập khẩu chỉ chiếm từ 3-5% giá trị xuất khẩu thì tiềm năng xuất khẩu mặt hàng này là rất lớn Song . quan 1. Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong năm 2010 4 Kim ngạch xuất khẩu thủ công trong quý I nặm 2010 đạt gần 180 triệu USD. Thị trường xuất khẩu thủ công mỹ nghệ chủ yếu trong. LUẬN VĂN ĐỀ TÀI TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRONG NĂM TP HỒ CHÍ MINH 1 MỞ ĐẦU Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam, và được xuất khẩu. việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh trong 10 năm gần đây, từ 274 triệu USD năm 2000 đến 880 triệu USD năm 2009. Trong

Ngày đăng: 21/05/2014, 12:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w