Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
150 KB
Nội dung
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI TRƯỜNG THPT SỐ 3 VĂN BÀN MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG THPT SỐ 3 VĂN BÀN HUYỆN VĂN BÀN – TỈNH LÀO CAI Người thực hiện : Hoàng Văn Phong Chức vụ : Hiệu trưởng Đơn vị công tác : Trường THPT số 3 huyện Văn Bàn PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Hiện nay nước ta đang hội nhập ngày càng sâu và toàn diện vào các lĩnh vực kinh tế xã hội của thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực thì cũng làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay một bộ phận nhỏ thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu. Trong nhà trường phổ thông nói chung số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng. Một số cán bộ quản lý, giáo viên chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh, chỉ lo chú trọng đến việc dạy tri thức khoa học, xem nhẹ việc giáo dục tình cảm đạo đức, lối sống cho học sinh. Trước thực tế trên, việc trang bị cho giới trẻ bản lĩnh, kỹ năng sống và những kiến thức cơ bản về một lối sống lành mạnh, sống có lý tưởng, biết yêu thương và sống vì mọi người là việc làm vô cùng quan trọng. Xuất phát từ thực tế trên tôi chọn đề tài: “Một vài giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPTsố 3 Văn Bàn ” với hy vọng góp một phần nhỏ bé của mình vào công tác giáo dục đạo đức học sinh để có thể giáo dục được nhiều học sinh có ích phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá được công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT số 3 Văn Bàn, thông qua đó đề ra biện pháp giáo dục đạo đức học sinh một cách có hiệu quả giúp cho các em trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội. 3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT số 3 huyện Văn Bàn. 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu một số vấn đề về sơ sở lý luận giáo dục đạo đức, tiến hành điều tra thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh, phân tích nguyên nhân, tìm ra những yếu tố liên quan để từ đó đề ra biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường THPT. 5. Giới hạn của đề tài sáng kiến Nghiên cứu về thực trạng và biện pháp giáo dục đạo đức học sinh của trường THPT số 3 Văn Bàn trong các năm học 2010 – 2011 và 2011-2012 6. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp nghiên cứu lý luận Trên cơ sở những kiến thức về tâm lý, giáo dục học sinh và những quan điểm đường lối của Đảng, các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo về đánh giá xếp loại, khen thưởng và kỷ luật học sinh. b. Phương pháp quan sát Đánh giá thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh của trường THPT số 3 Văn bàn trong năm học 2010-2011 và học kì I năm học 2011-2012. Đưa ra một số biện pháp về việc thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG THPT 1. Cơ sở lý luận. Học sinh cấp THPT thuộc lứa tuổi vị thành niên, ở độ tuổi này các em dễ xúc động, dễ vui, dễ buồn chán. Việc điều chỉnh hành vi, tâm lý hướng các em trở thành những người tốt là điều rất cần thiết ở giai đoạn này. Đồng thời ở lứa tuổi này nhu cầu giao tiếp với bạn bè và môi trường xung quanh rất lớn, giới trẻ dễ tiếp thu những mặt tốt mặt xấu ở xung quanh, dễ đi đến những hành động thiếu suy nghĩ nhiều lúc vi phạm pháp luật mà vẫn không biết. Chính vì vậy các thầy cô giáo, các bậc phụ 3 huynh, các tổ chức trong nhà trường và ngoài xã hội cần quan tâm sát sao, động viên điều chỉnh kịp thời các hành vi của các em theo các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001 – 2010 khẳng định: “ Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, có tri thức, có sức khoẻ và thẩm mỹ… góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ”. Điều 2 chương I của Luật giáo dục nêu rõ: “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức tri thức, sức khoẻ thẩm mỹ và nghề nghiệp. Trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Vì vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh muốn đạt được kết quả tốt phải được tiến hành bằng nhiều biện pháp. Đồng thời đòi hỏi sự quan tâm của cộng đồng trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội. 2. Cơ sở thực tiễn: 2.1. Đặc điểm kinh tế – xã hội ở địa phương: Trường THPT số 3 Văn Bàn được xây dựng tại xã Dương Quỳ huyện Văn Bàn, địa bàn tuyển sinh chủ yếu tại 7 xã phía tây huyện Văn Bàn, đây là khu vực có địa hình chủ yếu là đồi núi cao, gần 100 % dân số ở đây thuộc các dân tộc thiểu số ít người như dân tộc Tày, Thái, Dao, H’Mông, Xa phó. Đây cũng là khu vực giàu có về tài nguyên thiên nhiên như tài nguyên rừng với nhiều loại gỗ quí như pơ mu, đinh, giổi…; tài nguyên nước phát triển thủy điện đặc biệt là tài nguyên khoáng sản nhất là vàng. Vàng sa khoáng có nhiều ở các xã Hòa Mạc, Dương Quỳ, Thẳm Dương, Minh Lương; quặng vàng có nhiều ở xã Minh Lương, Nậm Xây, hiện nay việc khai thác vàng đang diễn ra với quy mô khá lớn, rộng khắp tại các xã có vàng đã tác động nhiều đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Việc khai thác vàng tại địa phương ngoài những mặt tích cực thì những mặt tiêu cực cũng rất lớn như ô nhiễm môi trường nguồn nước bị nhiễm hóa chất độc hại không thể dùng cho sinh hoạt và sản xuất được. Tệ nạn xã hội phát triển mạnh nhất là việc sử dụng ma túy đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của từng gia đình người dân. Tuy là vùng khai thác nhiều vàng nhưng mức sống của người dân lại rất thấp, hiện nay tỉ lệ hộ nghèo tại 4 các xã trong vùng vẫn còn cao như Dương Quỳ 41 %, Thẳm Dương 40,65 %, Minh Lương 48 %, Nậm Xây 51,7 % …; trình độ dân trí còn thấp. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay còn thấp cùng với sự nhận thức, mức sống chưa cao. Đặc biệt khu vực này là “ điểm nóng” về tệ nạn xã hội nên việc phát triển giáo dục nhất là giáo dục đạo đức cho học sinh gặp rất nhiều khó khăn. 2.2. Đặc điểm của trường THPTsố 3 Văn Bàn: Trường được thành lập vào năm 2005, khi mới thành lập chỉ có 3 lớp với 91 học sinh và 10 giáo viên. Hiện nay nhà trường nằm cách trung tâm huyện 15 km về phái tây tại thôn 13 xã Dương Quỳ, có diện tích là 20464m 2 . Năm học 2011- 2012 trường có 29 cán bộ giáo viên, nhân viên trong đó có 02 cán bộ quản lí, 04 nhân viên hành chính, giáo viên trực tiếp giảng dạy là 23 giáo viên, với quy mô là 09 lớp. Tỉ lệ học sinh dân tộc là 97,4%, tỉ lệ học sinh nữ là 42,6% trong đó nữ dân tộc chiếm 40,8%. Sau 7 năm được thành lập, đóng tại khu vực khó khăn nhất của huyện Văn Bàn, trường THPT số 3 Văn Bàn đã có nhiều cố gắng để tổ chức thực hiện khá tốt nhiệm vụ của từng năm học. - Phần lớn học sinh của trường là con em nông dân điều kiện kinh tế còn có nhiều khó khăn, bố mẹ còn lo làm ăn và do nhận thức còn hạn chế nên việc quan tâm đến con em chưa nhiều, dẫn đến làm giảm tác dụng phần nào của mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình. - Do chủ yếu là học sinh dân tộc ít người ở vùng cao, ít được giao tiếp nên phần lớn học sinh còn nhút nhát, chưa tự tin khi tham gia các hoạt động tập thể. - Một bộ phận học sinh của nhà trường chịu tác động trực tiếp của các tệ nạn xã hội như: đánh bạc, ma tuý… làm cho nguy cơ mắc các tệ nạn này là rất lớn. - Giáo viên giảng dạy tại trường đều là giáo viên trẻ nên kinh nghiệm về uốn nắn, giáo dục đạo đức cho học sinh còn hạn chế . 5 CHƯƠNG 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRƯỜNG THPT SỐ 3 VĂN BÀN Để công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh trường THPT số 3 Văn Bàn đạt hiệu quả cao, chúng tôi đã đề ra một số biện pháp sau: 1. Tăng cường công tác chỉ đạo của Chi bộ Đảng, Ban lãnh đạo nhà trường trong việc quản lý giáo dục đạo đức học sinh. - Triển khai kịp thời sâu rộng mọi Chỉ thị của Đảng và Nhà nước, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng thông qua các buổi chào cờ hay các ngày lễ kỷ niệm lớn của đất nước như ngày 2/9; 20/11, 22/12, 3/2, 8/3, 26/3, 30/4, 01/5. - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng Đảng viên phụ trách các hoạt động quan trọng của nhà trường như: công tác chủ nhiệm, đoàn trường, chi đoàn giáo viên, tổ chuyên môn, công đoàn trường, học sinh nội trú dân nuôi … để các đảng viên phát huy vai trò tiên phong của mình trong các hoạt động quản lý, giáo dục đạo đức học sinh. - Chi bộ Đảng, Ban lãnh đạo nhà trường đã đưa ra kế hoạch gắn liền với việc giáo dục đạo đức học sinh từng tháng, từng tuần theo các chủ điểm giao cho Đoàn thanh niên phối hợp với tổ chủ nhiệm triển khai thực hiện: Tháng Các hoạt động chính 8 - Ổn định nền nếp của học sinh các lớp. - Tổ chức tuần lễ sinh hoạt tập thể cho học sinh khối 10 làm quen với nền nếp của nhà trường. - Kiện toàn tổ chức lớp, bầu Ban cán sự lớp và Ban chấp hành chi đoàn. - Tổ chức cho học sinh học tập Luật Giáo dục, Điều lệ trường học, các quy định về đánh giá xếp loại học sinh… để học sinh có cơ sở rèn luyện đạo đức trong năm học. 9 - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, trang trí lớp học theo mẫu thống nhất, tạo môi trường giáo dục xanh- sạch- đẹp. - Chấm lớp học thân thiện, trao giải. 6 - Tổ chức tốt đợt quyên góp ủng hộ tân binh lên đường nhập ngũ. - Tổ chức tuyên truyền các văn bản pháp luật, thi tìm hiểu Luật an toàn giao thông vào tuần 03 của tháng 09, tổng kết và trao giải trong tuần 01 của tháng 10. Thực hiện sinh hoạt chuyên đề "An toàn giao thông" đầu tuần 03, chuyên đề "Tình bạn, tình yêu và gia đình" đầu tuần 04. Kiện toàn tổ chức thông qua đại hội các chi đoàn học sinh và chi đoàn giáo viên - nhân viên, tiến tới Đại hội Đoàn trường, kiện toàn đội ngũ cờ đỏ, đội thanh niên xung kích, lấy nòng cốt là thành viên BCH của chi đoàn. - Phát động thi đua chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10). 10 - Chấm và trao giải cuộc thi tìm hiểu Luật An toàn giao thông đường bộ trong tuần 01 của tháng. - Phối hợp với Hội chữ thập đỏ phát động quyên góp đợt 1 ủng hộ học sinh nghèo vượt khó. - Bắt đầu triển khai tiến hành nội dung 3 của cuộc vận động "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực": Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh thông qua tập huấn Chữ thập đỏ “Sơ cấp cứu ban đầu” để rèn luyện kĩ năng sức khoẻ và bảo vệ sức khoẻ cho đoàn viên thanh niên. - Sơ kết thi đua 20/10. - Sinh hoạt chuyên đề "Văn Bàn - Lào Cai" (tuần 01), chuyên đề “ Củng cố nề nếp, kỷ cương trường THPT số 3 huyện Văn Bàn" (tuần 02), chuyên đề "Phụ nữ Việt nam" (tuần 03 + 04). - Phát động thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11). - Tổ chức thăm hỏi, tặng quà gia đình có công với Cách mạng, gia đình chính sách tại địa phương. 11 - Tổ chức các hoạt động văn nghệ, TDTT, tổ chức kỷ niệm ngày 20/11. - Phối hợp với Công đoàn tổ chức tốt đêm văn nghệ chào mừng 20/11. Thực hiện nội dung 4 của cuộc thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 7 - Sơ kết, trao giải cho đợt thi đua 20/11. - Tuyên truyền pháp luật theo chủ đề: Luật giáo dục. - Thăm, tặng quà cho cho một số gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng ở địa phương, thực hiện nội dung 5 của phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”: HS tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương. - Sinh hoạt chuyên đề "Truyền thống hiếu học" (tuần 01), chuyên đề "Truyền thống tôn sư trọng đạo" (tuần 02), chuyên đề "Kỉ niệm về thầy cô và mái trường" (tuần 03) 12 - Tuyên truyền, đôn đốc, nhắc nhở đoàn viên thanh niên thực hiện đúng quy chế thi cử, chuẩn bị kết thúc học kì I theo lịch. - Tuyên truyền ý nghĩa ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12. - Tuyên truyền pháp luật theo chủ đề: Luật nghĩa vụ quân sự. - Phối hợp với Hội chữ thập đỏ tổ chức quyên góp ủng hộ đợt 2. - Thăm, tặng quà cho cho một số gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng ở địa phương, thực hiện nội dung 5 của phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”: HS tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương. - Sinh hoạt chuyên đề "Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" (tuần 01), chuyên đề “Trung thực trong học tập, kiểm tra và thi cử" (tuần 02), chuyên đề "Bảo vệ thiên nhiên và môi trường" (tuần 03+ 04) 01 - Tuyên truyền về ý nghĩa của ngày thành lập Đảng 3/2. - Tổ chức thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hoá theo tấm gương Hồ Chủ Tịch ( lồng ghép vào giờ chào cờ hàng tuần ) - Sinh hoạt chuyên đề "Phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội" (tuần 01 + 02), chuyên đề "Đảng đã cho ta một mùa xuân" (tuần 03), chuyên đề "Thanh niên với lí tưởng cách mạng" (tuần 04) 02 - Phát động thi đua chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành lập 8 Đoàn TN 26/03. - Tuyên truyền pháp luật, tổ chức thi tìm hiểu Luật phòng, chống bạo lực gia đình vào tuần 03 của tháng 02. - Phối hợp với Hội chữ thập đỏ tổ chức quyên góp ủng hộ đợt 3. - Sinh hoạt chuyên đề " Mừng Đảng - Mừng Xuân - Mừng đất nước đổi mới" (tuần 01), chuyên đề "Xây dựng trường học thân thiện" (tuần 02), chuyên đề "Mẹ và cô" (tuần 03), chuyên đề "Thanh niên với vấn đề lập nghiệp" (tuần 04) 03 - Phối hợp với Công đoàn tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ, TDTT chào mừng ngày 8/3 và ngày 26/3. - Sơ kết và trao giải cho các hoạt động. - Chấm và trao giải cuộc thi tìm hiểu Luật phòng chống bạo lực gia đình vào tuần 02 của tháng. - Sinh hoạt chuyên đề "Truyền thống Đoàn TNCS Hồ Chí Minh" (tuần 01 + 02), chuyên đề "Thanh niên và tương lai" (tuần 03+ 04) 04 - Hoạt động TDTT chào mừng ngày 30/4 và 1/5. Thực hiện nội dung 4 của cuộc thi đua xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Thăm, tặng quà cho cho một số gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng ở địa phương, thực hiện nội dung 5 của phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”: học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương. - Sinh hoạt chuyên đề "âm nhạc và tuổi trẻ" (tuần 01), chuyên đề "Hoà bình, hữu nghị và hợp tác" (tuần 02), chuyên đề "Tổ quốc Việt Nam anh hùng" (tuần 03+ 04) 05 Sinh hoạt chuyên đề "Bác Hồ kính yêu" (tuần 01+ 02 ), chuyên đề "Thanh niên và TDTT" (tuần 03 + 04). 9 Để giáo dục đạo đức học sinh, nhà trường đã ban hành qui tắc ứng xử đối với cán bộ giáo viên nhân viên và học sinh, dựa trên sự hướng dẫn của Sở giáo dục. Quy tắc ứng xử văn hoá được thực hiện thường xuyên tại trường THPT số 3 Văn Bàn trên cơ sở tinh thần tự phê bình, phê bình trung thực, thẳng thắn và gắn với các tiêu chí gắn với đánh giá, xếp loại, khen thưởng giáo viên nhân viên và học sinh. Nhà trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên nhân viên và học sinh kí cam kết việc thực hiện tốt qui tắc đó nhằm hướng tới một lối sống trong sáng lành mạnh, có văn hóa. Cụ thể là: Đối với thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường và khách đến trường: 1. Ứng xử trong chào hỏi, xưng hô, giới thiệu với thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường, khách đến thăm, làm việc với nhà trường đảm bảo kính trọng, lịch sự, rõ ràng, ngắn gọn, đủ câu từ; không thô lỗ, cộc lốc, không rụt rè, không sử dụng tiếng địa phương, không sử dụng các động tác cơ thể gây phản cảm như thè lưỡi, giơ tay, búng tay, đấm lưng nhau, trố mắt, hô to, hò hét, kéo dài giọng, chỉ trỏ, bình phẩm 2. Ứng xử khi hỏi, trả lời đảm bảo trật tự trên dưới, câu hỏi và trả lời phải ngắn gọn, rõ ràng, có thưa gửi, cảm ơn. Phải có thái độ cầu thị khi hỏi các thầy cô giáo bất kể vấn đề gì, không được hỏi một cách quá suồng sã, không hỏi các câu hỏi giễu cợt, không đùa cợt quá trớn. 3. Ứng xử khi mắc lỗi phải có thái độ ăn năn, hối hận, không cãi lại khi thầy cô giáo phân tích đúng sai, phải xin lỗi đúng lúc; sau khi mắc lỗi phải kịp thời sửa chữa. Khi làm phiền thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường đảm bảo thái độ văn minh, tế nhị, chân thành. 4. Ứng xử khi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của bản thân với thầy giáo, cô giáo và ngược lại phải đảm bảo chân tình, giản dị, cởi mở, thân mật, tôn trọng bí mật cá nhân, không khách sáo, cầu kỳ, giễu cợt. Đối với bạn bè 10 [...]... sinh - Nâng cao năng lực bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên chủ nhiệm - Nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên bộ môn trong hoạt động quản lý giáo dục đạo đức học sinh - Phát huy vai trò của Đoàn thanh niên trong hoạt động quản lý giáo dục đạo đức học sinh - Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường – gia đình và xã hội trong hoạt động quản lý giáo dục đạo đức học sinh - Nâng cao tinh thần tự quản, tự... rằng: Giáo dục đạo đức ở bậc THPT là vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh ở các bậc giáo dục tiếp theo Dựa trên thực trạng tình hình địa phương Văn Bàn, tình hình của trường THPT số 3 Văn Bàn, chúng tôi đề xuất được một số giải pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh như sau : - Tăng cường vai trò của Chi bộ, Ban lãnh đạo nhà trường trong việc quản lý, giáo dục đạo đức học sinh. .. học sinh 3 Không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên bộ môn trong hoạt động quản lý giáo dục đạo đức học sinh Trách nhiệm giáo dục đạo đức học sinh không chỉ là của riêng giáo viên chủ nhiệm lớp mà còn là trách nhiệm chung của tất cả các thành viên trong Hội đồng giáo dục nhà trường Ngoài việc đề cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp Ban lãnh đạo nhà trường còn coi trọng vai trò của giáo. .. lớp tiếp tục học 2 Không ngừng nâng cao năng lực, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên chủ nhiệm - Chi bộ Đảng, Ban lãnh đạo trường THPT số 3 Văn Bàn luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo viên chủ nhiệm đối với công tác giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường: Giáo viên chủ nhiệm là lực lượng quan trọng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là người quản lý mọi hoạt động của lớp học, là người... nhiệm vụ này Giáo dục đạo đức cho học sinh là một quá trình thường xuyên, liên tục, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi Một giờ dạy trên lớp không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức khoa học cho học sinh mà còn giáo dục cho các em những hành vi, cử chỉ, tình cảm, thái độ đối với từng vấn đề cụ thể Các môn học ở trường THPT đều góp phần vào việc giáo dục đạo đức học sinh Ở đây vai trò của người giáo viên bộ... tới tiết học có thể giáo dục được tình yêu quê hương đất nước, biết sống nhân ái với mọi người, biết chấp nhận những khác biệt ở người khác đối với bản thân mình Chỉ đạo để giáo viên bộ môn nhận thức được việc giáo dục đạo đức học sinh Người giáo viên bộ môn cũng phải có trách nhiệm bằng việc: trong các giờ học do mình phụ trách giáo dục học sinh ý thức bảo vệ cơ sở vật chất và môi trường, giáo dục về... tiến Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường liên tục được duy trì và giữ vững Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp không ngừng được tăng lên, số học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng và các trường chuyên nghiệp, dạy nghề năm học 2010-2011 đạt trên 37% trong đó riêng đỗ vào các trường đại học là 22 % Chất lượng giáo dục đạo đức ngày càng có sự chuyển biến rõ rệt, xếp loại đạo đức tốt, khá của học sinh. .. cho học sinh, nhất là với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn cũng như học sinh có năng khiếu đặc biệt - Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm đối với việc giáo dục đạo đức học sinh, chính vì vậy mà ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức hội thảo về công tác chủ nhiệm với các nội dung: + Tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm học tập về quyền và nghĩa vụ của người giáo viên chủ nhiệm Học. .. Tránh hiện tượng thành khiến với học sinh Giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm thông tin những trường hợp đặc biệt của lớp mình với Ban lãnh đạo nhà trường để cùng tìm ra biện pháp giải quyết Giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp tốt với các lực lượng như bảo vệ, giáo viên bộ môn, Đoàn trường để cùng quản lý giáo dục học sinh Tăng cường mối liên hệ với phụ huynh học sinh để kịp thời phát hiện, uốn nắn... quản, tự rèn luyện của học sinh Như vậy để đạt được kết quả giáo dục đạo đức một cách tốt nhất cần có sự phối hợp của tất cả các lực lượng trong nhà trường Mỗi tổ chức cần phải có kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của mình và phải có tính đồng bộ nhất quán của tất cả các lực lượng trong nhà trường và ngoài xã hội về phương pháp giáo dục học sinh Đặc biệt Ban lãnh đạo nhà trường phải nắm . tài: Một vài giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPTsố 3 Văn Bàn ” với hy vọng góp một phần nhỏ bé của mình vào công tác giáo dục đạo đức học sinh. xuất được một số giải pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh như sau : - Tăng cường vai trò của Chi bộ, Ban lãnh đạo nhà trường trong việc quản lý, giáo dục đạo đức học sinh. - Nâng cao năng lực. của học sinh. 3. Không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên bộ môn trong hoạt động quản lý giáo dục đạo đức học sinh. Trách nhiệm giáo dục đạo đức học sinh không chỉ là của riêng giáo