1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động môi giới thương mại

4 2,8K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 55 KB

Nội dung

Hoạt động môi giới thương mại

Trang 1

A.ĐẶT VẤN ĐỀ.

Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các thương nhân thông qua mua bán là điều kiện quan trọng cho sự tồn và phát triển của xã hội Khi gặp khó khăn trong việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường cũng như tính chất, thời cơ của từng thương vụ, thương nhân có thể lựa chọn phương thức giao dịch thương mại phù hợp Trong lịch sử phát triển của ngành thương mại Việt Nam có rất nhiều hoạt động kinh doanh thương mại khác nhau, trong đó môi giới thương mại là hoạt động kinh doanh khá non trẻ và ngày càng càng từng bước phát triển

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

I Khái niệm môi giới thương mại.

Điều 150 Luật thương mại năm 2005 quy định:

“Môi giới là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian

(gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là lên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ

và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới”.

Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, môi giới thương mại được hiểu là người trung gian để cho hai bên tiếp xúc, giao thiệp với nhau Môi giới thương mại được hiểu là việc một “thương nhân” làm trung gian giới thiệu bên bán hàng hóa (hoặc cung ứng dịch vụ) với bên mua hàng hóa (hoặc thuê dịch vụ đó) và được hưởng “hoa hồng” hay được gọi là phí môi giới

Môi giới thương mại được xác định là một “hoạt động thương mại” Điều này có nghĩa là “thương nhân”hoạt động trong lĩnh vực môi giới phải đăng kí kinh donah dàng hoàng Có như vậy thì mới “hoạt động thương mại” một cách hợp pháp và chuyên nghiệp Còn nếu làm nghề môi giới mà không đăng kí kinh doanh thì chỉ là dạng “cò”, với nhiều bất trắc về mặt pháp lý

II Đặc điểm môi giới thương mại:

1.Chủ thể của quan hệ môi giới thương mại gồm bên môi giới và bên được môi giới.

Theo Pháp luật hiện hành ta có thể biết được bên môi giới phải là thương nhân, có đăng kí kinh doanh để thực hiện dịch vụ môi giới thương mại và không nhất thiết phải có nghề đăng kí kinh doanh trùng với ngành nghề kinh doanh của các bên được môi giới Ngoài ra, các quy định của Luật thương mại cũng không quy định bên được môi giới có nhất thiết phải là thương nhân hay không Trong hoạt động môi giới thương mại, không phải tất cả các bên được môi giới đều có

Trang 2

quan hệ mội giới thương mại với bên môi giới mà chỉ bên được môi giới nào kí hợp đồng môi giới với bên môi giới thì giữa họ mới phát sinh quan hệ môi giới thương mại Ví dụ: Tập đoàn A kí hợp đồng thuê Công ti trách nhiệm hữu hạn B làm môi giới trong việc tiêu thụ lô hàng nhập khẩu từ nước ngoài về của Tập đoàn

A Công ti A tìm được doanh nghiệp C có nhu cầu mua lô hàng đó và giới thiệu Tập đoàn A cho doanh nghiệp C.Vì vậy,cho dù Công ti B với doanh nghiệp C có thể tồn tại hợp đồng môi giới hoặc không tồn tại hợp đồng thì giữa B và C vẫn phát sinh quan hệ môi giới thương mại

Khi sử dụng môi giới thương mại, bên môi giới nhân danh chính mình để quan hệ với các bên môi giới và làm nhiệm vụ giới thiệu các bên được môi giới với nhau Sau đó, các bên được môi giới trực tiếp giao kết hợp đồng với nhau Nếu họ thay mặt bên được môi giới kí hợp đồng với khách hàng thì họ sẽ trở thành bên đại dienj khong đúng thẩm quyền của bên được môi giới Tuy nhiên, Luật thương mại của Việt Nam không cấm bên được môi giới ủy quyền cho bên môi giới kí hợp đồng với khách hàng Trong trường hợp này bên môi giới hành động với tư cachs bên đại diện

2.Nội dung hoạt động môi giới thương mại rất rộng.

Nội dung hoạt động môi giới bao gồm nhiều hoặt động như: tìm kiếm và cung cấp các thông tin cần thiết về đối tác cho bên được môi giới, tiến hành các hoạt động giới thiệt về hàng hóa, dịch vụ cần môi giới, thu xếp để các bên được môi giới tiếp xúc với nhau, giúp đỡ các bên được môi giới soạn thảo văn bản hợp đồng khi học yêu cầu

Môi giới thương mại là một hoạt động kinh doanh thuần túy Mục đích của hoạt động môi giới là các bên được môi giới giao kết hợp đồng với nhau, bên môi giới thương mại tìm kiếm lợi nhuận từ việc môi giới Thông thường bên môi giới thường được hưởng thù lao sau khi các bên được môi giới đã giao kết hợp đồng với nhau

3.Phạm vi của môi giới thương mại theo Luật thương mại của năm 2005 được mở rộng hơn phạm vi của môi giới thương mai theo Luật thương mại 1997.

Theo quy định của Luật thương mại năm 1997 chỉ bao gồm những hoạt động môi giới mua, bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thương mại liên quan đến mua bán hàng hóa Sau đó Luật thương mại đã mở rộng thêm phạm vi của môi giới thương mại Cụ thể như, môi giới thương mại bao gồm tất cả các hoạt động môi giới có mục đích kiếm lợi như môi giới mua bán hàng hóa, môi giới chứng khoán, môi giới bảo hiểm, môi giới tàu biển, môi giới thuê máy bay, môi giới bất động

Trang 3

sản…Tuy nhiên, Luật thương mại là luật chung điều chỉnh các hoạt động thương mại nên những quy định về môi giới thương mại trong luật này chỉ mang tính nguyên tắc còn hoạt động môi giới trong từng lĩnh vực riêng biệt lại được luật chuyên ngành quy định cụ thể Ví dụ: Luật hàng hải 2005 quy định về môi giới hàng hải, Luật kinh donah bảo hiểm 2000 quy định về môi giới bảo hiểm…

4.Quan hệ môi giới thương mại được thực hiện trên cơ sở hợp động môi giới.

Luật thương mại 2005 đã bỏ quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng môi giới nhưng xuất phát từ bản chất của quan hệ môi giới và hạn chế tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng môi giới, khi giao kết hợp đồng này các bên có thể thỏa thuận những điều khoản về nội dung cụ thể của việc môi giới, mực thù lao mà bân môi giới sẽ được nhận, thời hạn thực hiện hợp đồng môi giới, quyền và nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng môi giới

Hợp đồng môi giới được giao kết giữa bên môi giới và bên được môi giới, bên môi giới phải là thương nhân còn bên được môi giới không nhất thiết là thương nhân (vì pháp luật không quy định gì về điều kiện của bên được môi giới) Đối tượng của hợp đồng môi giới chính là công việc môi nhằm chắp nối quan hệ giữa các bên được môi giới với nhau.Hình thức của hợp đồng môi giới thương mại không được Luật thương mại 2005 quy định

B.KẾT THÚC VẤN ĐỀ.

Ở Việt Nam, cùng với tiến trình hội nhập vào đời sống thương mại quốc tế, khái niệm môi giới thương mại đã được đề cập rõ nét hơn trong khoa học pháp lý cũng như luật thực định và càng ngày được hoàn thiện phù hợp với nền thương mại Việt Nam đang ngày càng phát triển

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

1 GIÁO TRÌNH Luật thương mại tập 2 NXB Công An Nhân Dân

3 Một số tài liệu tham khảo khác

Ngày đăng: 28/03/2013, 23:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w