0

tạo dựng niềm tin và trách nhiệm cộng đồng thông qua một mô hình hoạt động của nhóm học sinh, sinh viên tình nguyện - nhóm tháng mười

33 408 2

Đang tải.... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Tài liệu liên quan

Thông tin tài liệu

Ngày đăng: 24/12/2014, 14:01

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN (Quận Tây Hồ) ************** ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CẤP THÀNH PHỐ LẦN THỨ TƯ (NĂM HỌC 2014 - 2015) Tên đề tài:TẠO DỰNG NIỀM TIN VÀ TRÁCH NHIỆM CỘNG ĐỒNG THÔNG QUA MỘT MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM HỌC SINH, SINH VIÊN TÌNH NGUYỆN - NHÓM THÁNG MƯỜI Lĩnh vực: Khoa học xã hội và hành vi NGƯỜI HƯỚNG DẪN - Thạc sỹ Nguyễn Thị Hương Thủy - Đơn vị công tác: Trường THPT Chu Văn An TÁC GIẢ Phùng Minh ChâuLớp: 11 Văn Trường: THPT Chu Văn An Nguyễn Hoài LinhLớp: 11 Văn Trường: THPT Chu Văn An Hà Nội, tháng 11 năm 2014 Mục lục LỜI CẢM ƠN PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3. Mục đích nghiên cứu 4. Thời gian, địa điểm, đối tượng & phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG 1. CHƯƠNG I: Vài nét tổng quan nghiên cứu vấn đề xây dựng niềm tin và trách nhiệm cộng đồng thông qua mô hình hoạt động của nhóm học sinh, sinh viên tình nguyện 1. Các khái niệm liên quan 2. Cơ chế xây dựng niềm tin và mối quan hệ giữa niềm tin cá nhân và trách nhiệm cộng đồng 3. Nguyên nhân ra đời của các nhóm học sinh, sinh viên tình nguyện 2. CHƯƠNG II: Khảo sát hoạt động thuộc mô hình 1. Sự ra đời của Nhóm Tháng Mười 2. Mô hình cơ cấu và tổ chức của Nhóm Tháng Mười 3. Mô tả các hoạt động của Nhóm Tháng Mười 3. CHƯƠNG III: Phân tích & đánh giá hiệu quả 1. Khi niềm tin trở lại 2. Nơi chúng mình là một gia đình 3. Khi ta tìm được mình giữa cộng đồng 4. Tóm lược PHẦN KẾT LUẬN & HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 1. Kết luận 2. Hướng nghiên cứu tiếp theo DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO & PHỤ LỤC Phần 1: Lý do chọn đề tài 1 Từ xưa đến nay, con người luôn là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Mối quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội về bản chất xuất phát từ quan hệ tình cảm, sự tương quan về ý thức. Trong đó, niềm tin luôn là một phương thức, là nền tảng để người ta có thể dựa vào nhau, thấu hiểu nhau và yêu thương nhau. 2 Thế nhưng, trong xã hội hiện đại ngày nay, khi các yếu tố vật chất phát triển ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người, cùng với ý thức cá nhân, cá tính của mỗi con người ngày càng rõ rệt hơn, mối quan hệ cộng đồng cũng vì thế mà mờ nhạt hơn. Con người dần dần sống thu vào “thế giới riêng” của chính mình, chỉ quan tâm đến bản thân mình mà quên đi mất những giá trị cộng đồng. Một bộ phận có xu hướng sống “ảo”, thờ ơ với nhau, vô trách nhiệm với cộng đồng,… Khi xa cách nhau, không thấu hiểu lẫn nhau, thì con người dần dần mất niềm tin vào nhau, sống dè chừng và cảnh giác hơn. Khi đó, con người sẽ tự rũ bỏ ý thức trách nhiệm với cộng đồng, trở nên bàng quan với cộng đồng. 3 Mỗi ngày, trên báo mạng xuất hiện rất nhiều những cái “tít” “giật gân”: người ta có thể sẵn sàng giết nhau, làm tổn thương nhau bởi cái “nhìn đểu”, “liếc xéo”; sẵn sàng chà đạp lên nhau để vụ lợi cho mình; thờ ơ trước những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống,… Thậm chí chính chúng ta cũng đã từng chứng kiến bên ngoài kia những ánh mắt vô tâm, thờ ơ của mọi người đối với một người gặp tai nạn giao thông, những vụ “thanh toán” đẫm máu giữa người với người,… Đặc biệt, những vấn đề này có xu hướng gia tăng ở độ tuổi trên dưới 18 - độ tuổi đang có sự phát triển tâm lí phức tạp.Những bài báo xuất hiện hàng ngày, hàng giờ như càng khắc sâu trong chúng ta một giả định: “Dường như chính ta cũng đang mất niềm tin vào con người, vào cộng đồng xung quanh!”. Những điều ấy đã thôi thúc chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu, tự đặt câu hỏi cho vấn đề vốn cấp bách này: Trong xã hội ngày nay, lòng tin có thực sự tồn tại và thực sự còn cần thiết hay không? Nếu có, ta cần phải làm gì để bảo vệ, gây dựng lại lòng tin đang dần mất đi ấy? Để trả lời một cách thấu đáo, nhóm tác giả đã quyết định thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học: “TẠO DỰNG NIỀM TIN VÀ TRÁCH NHIỆM CỘNG ĐỒNG THÔNG QUA MỘT MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM HỌC SINH, SINH VIÊN TÌNH NGUYỆN - NHÓM THÁNG MƯỜI” cho cộng đồng học sinh, sinh viên hiện nay. Phần 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và điểm mới, điểm sáng tạo của đề tài 1 Mục đíchnghiên cứu - Nghiên cứu một mô hình hoạt động của “nhóm học sinh, sinh viên tình nguyện” cụ thể để tìm ra nguyên nhân cốt lõi của sự mất lòng tin giữa con người với con người. Từ đó hình thành cơ chế xây dựng niềm tin và mối quan hệ giữa niềm tin cá nhân và trách nhiệm cộng đồng. - Nghiên cứu giải pháp cho việc tạo dựng niềm tin và trách nhiệm cộng đồng. 2 Thời gian, địa điểm, đối tượng & phạm vi nghiên cứu - Thời gian: Từ tháng 9 - 2014 đến nay - Địa điểm: Hà Nội - Đối tượng: Nhóm Tháng Mười 3 Phương pháp nghiên cứu 3.1 Phương pháp chọn mẫu 3.2 Phương pháp quan sát có tham gia 3.3 Phương pháp nghiên cứu trường hợp 3.4 Phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu 3.5 Phương pháp phân tích kết quả nghiên cứu 4 Tính mới của đề tài Nếu như các đề tài trước đây tập trung nghiên cứu và khảo sát niềm tin trong mối quan hệ gia đình, mối quan hệ xã hội theo góc độ nghề nghiệp, phân bố dân cư,… hoặc mới chỉ nhìn niềm tin ở góc độ của “niềm tin tôn giáo” và “niềm tin khoa học” thì điểm mới của đề tài này chính là việc gắn khái niệm “niềm tin” cùng “trách nhiệm” cộng đồng; với đối tượng là học sinh, sinh viên - lực lượng chính quyết định tương lai của đất nước nhưng lại có sự phát triển tâm lý rất phức tạp, rất cần được tạo dựng niềm tin và trách nhiệm với cộng đồng. 5 Tính sáng tạo của đề tài Tính sáng tạo của đề tài này chính là việc khảo sát trực tiếp một mô hình cụ thể - mô hình hoạt động của Nhóm Tháng Mười - nhóm tình nguyện mà chúng tôi đã trực tiếp tham gia. Hiện nay, cộng đồng giới trẻ tìm đến nhau, liên kết với nhau tạo thành một nhóm với rất nhiều cách thức và mục đích, nhưng dù với cách thức, mục đích nào thì hoạt động này vẫn phải dẫn đến mục đích chung, đó là tạo ra một sân chơi lành mạnh cho mọi người và hướng đến lợi ích cộng đồng. Chính vì thế, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài ở hoạt động rất phổ biến ấy của cộng đồng giới trẻ. Phần 3: Quá trình nghiên cứu và kết quả 1 CHƯƠNG I: Vài nét tổng quan nghiên cứu vấn đề tạo dựng niềm tin và trách nhiệm cộng đồng thông qua mô hình hoạt động của nhóm học sinh, sinh viên tình nguyện 1.1 Các khái niệm liên quan 1.1.1 Niềm tin là gì? Theo từ điển tiếng Việt: “Niềm tin là trạng thái tình cảm cụ thể của con người”; “Đặt hoàn toàn hy vọng vào người nào hay cái gì đó; cho là đúng sự thật, là có thật; nghĩa là rất có thể sẽ như vậy; tới mức có thể dựa hẳn vào, trông cậy vào”. 1.1.2 Trách nhiệm cộng đồng là gì? Theo từ điển tiếng Việt: “Trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình”. 1.1.3 Các nhóm sinh viên, học sinh tình nguyện là gì? Đây là khái niệm chúng tôi sử dụng để chỉ một bộ phận trong giới trẻ tạo thành các nhóm hoạt động trên cơ sở có cùng sở thích, quan điểm, lý tưởng sống và hướng đến lợi ích cộng đồng. 1.2 Cơ chế xây dựng niềm tin và mối quan hệ giữa niềm tin cá nhân và trách nhiệm cộng đồng 1.2.1 Cơ chế xây dựng niềm tin Với quy mô của một báo cáo nghiên cứu của học sinh ( 1 ) , chúng tôi xin được tóm tắt một cách khái quát về cơ chế này qua từng bước như sau: + Trước tiên ta phải hiểu cặn kẽ và sâu sắc vấn đề. Khi ta hiểu một cách rành rọt, ta mới có thể xây dựng một niềm tin đúng đắn vào vấn đề ấy. + Phân tích điều mình hiểu, nghiền ngẫm để rút ra được “ý” và “nghĩa” của vấn đề • “Nghĩa” là phần hiện tượng, nội dung được thể hiện rõ ràng ra bên ngoài. • “Ý” là phần nội dung ẩn chứa trong “nghĩa”, là ý tứ, bản chất, nội hàm bên trong của vấn đề. 1 Tham khảo chi tiết: Nguyễn Ngọc Phú, Bàn về niềm tin cá nhân, Tạp chí Tâm lý học, N 2 (4-2000), (tr.14-20) + Tự mình đấu tranh để thực hiện không chỉ đúng “nghĩa” mà còn đúng cả “ý”. Nếu chỉ thực hiện theo “nghĩa” của vấn đề thì ta chỉ làm theo, tuân theo; còn để thực hiện đúng “ý” thì đòi hỏi con người phải đấu tranh với chính mình, điều chỉnh lại bản thân, xuất phát từ cái tâm mong muốn được làm theo đúng cái “ý” ấy. ¦ Khi ta hiểu cặn kẽ vấn đề, biết đấu tranh, điều chỉnh bản thân để thực hiện đúng “ý” và “nghĩa” một cách thực tâm thì tự bản thân ta sẽ khơi dậy niềm tin vào vấn đề ấy cho chính mình. 1.2.2 Mối quan hệ giữa niềm tin và trách nhiệm cộng đồng - Khi con người có lòng tin vào những người xung quanh, vào cộng đồng thì con người mới có trách nhiệm.Còn một khi con người đã không tin thì sẽ chỉ làm theo nội quy chứ trách nhiệm ấy không xuất phát từ trong tâm. - Khi con người xây dựng niềm tin trong cộng đồng thì con người mới có thể có được ý thức trọn vẹn về giá trị của bản thân và vai trò của cá nhân với cộng đồng. 1.3 Nguyên nhân ra đời của các nhóm học sinh, sinh viên tình nguyện Trước đây đã xuất hiện nhiều những “mô hình hoạt động nhóm nhằm xây dựng niềm tin và trách nhiệm cho cộng đồng”như: Tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường; các tổ chức công tác xã hội quy mô lớn như quỹ Tấm lòng Việt của Đài truyền hình Việt Nam,… Các hoạt động này đã tạo được những ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng bởi sự chuyên nghiệp và có nguồn tài trợ vững chắc.Thế nhưng, trong thời gian trở lại đây, tuy hoạt động của các tổ chức này vẫn được duy trì,song không tạo được sức ảnh hưởng sâu rộng như trước, thay vào đó là sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của “các nhóm học sinh, sinh viên tình nguyện”. Sự thay đổi này khẳng định những mặt hạn chế của các tổ chức quy mô lớn khiến nó không còn là mô hình duy nhất phù hợp với xã hội ngày nay nữa bởi những lí do sau đây:  Phần lớn lựa chọn những cá nhân năng động,có kinh nghiệm hoạt động nhóm, đội, bỏ qua những cá nhân có tính cách hướng nội, ít kinh nghiệm, mà chính những cá nhân này mới thật sự cần được trau dồikĩ năngcông tác xã hội.  Vì hoạt động theo quy mô lớn nên các tổ chức này không dễ tác động đến bản thân mỗi cá nhân, không giúp họ tự giácnhận thức được trách nhiệm củamình, thậm chí, một số người chỉ tham giađể lấy thành tích,“giấy chứng nhận”chứ chưa thực sự có tâm huyết và trách nhiệm với hoạt động mà mình tham gia.  Hoạt động theo một cái khung có sẵn,“bắt buộc”, mỗi cá nhânchỉ việc làm theo, không có cơ hội và không dám tự chia sẻ, đóng góp ý kiến cá nhân. → Chính vì thế, các hoạt động Đoàn, Đội này không thể phát huy triệt để năng lực của cá nhân, đồng thời cá nhân rất dễ rũ bỏ trách nhiệm của mình với hoạt động tập thể; nghiêm trọng hơn sẽ tạo nên lối sống “vô trách nhiệm”với cộng đồng xã hội. → Sự ra đời của các“nhóm học sinh, sinh viên tình nguyện” đã khắc phục được những hạn chế của những tổ chức hoạt động nhóm truyền thống như Đoàn, Đội. Mô hình này đã tạo ra sự liên kết “bình đẳng”, cùng nhau xây dựng, cùng nhau hoạt động, từ đó “phủ sóng”được tất cả những cá nhân, khiến họ chủ động hơn trong cuộc sống, trong các hoạt động xã hội, đồng thời niềm tin cũng như trách nhiệm của họ được tạo dựng một vững chắc hơn. Trong thời gian gần đây, số lượng các “nhóm học sinh, sinh viên tình nguyện” ra đời ngày một gia tăng, mặc dù vẫn còn ở dạng tự phát, chưa mang tính quy mô, chuyên nghiệp nhưcác tổ chức lớn, nhưng rõ ràng nó đã thể hiện được sự nỗ lực của mỗi cá nhân trongviệc xây dựng nhân cách của chính mình, đồng thời tạo dựng niềm tin và trách nhiệm cộng đồng.Có thể kể đến:  Dự án Tủ sách Hạt vừng của trường THPT Chu Văn An là dự án lập tủ sách cho các em nhỏ khó khăn; bao gồm chuỗi hoạt độngDu ca nhằm gắn kết cộng đồng học sinh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.  Câu lạc bộ tình nguyện HOPE xuất phát từ một nhóm tình nguyện trong cộng đồng mạng xã hội Zing Me với đối tượng hướng tới là trẻ em và người khuyết tật cùng khẩu hiệu “Chăm sóc - Yêu thương - Chia sẻ”. Nhóm Tháng Mười là một trong rất nhiều mô hình “nhóm học sinh, sinh viên tình nguyện”. Đặc biệt, chúng tôi đã trực tiếp tham gia hoạt động Nhóm, vì thế, chúng tôi quyết định chọn Nhóm Tháng Mười là đối tượng nghiên cứu mô hình hoạt động này. 2 CHƯƠNG II: Khảo sát hoạt động thuộc mô hình 2.1 Sự ra đời của Nhóm Tháng Mười Sự ra đời của Nhóm Tháng Mười là tập hợp của tất cả những điều bất ngờ, tình cờ, là một chuỗi liên tiếp của những điều “kì lạ”và“kì diệu”.Đó là khoảng thời gian màcác thành viên lớp 10 Văn - trường THPT Chu Văn An mới bỡ ngỡ làm quen, học tập với nhau trong một môi trường mới. Khi đó, để có thể hiểu nhau, gắn kết hơn, cả lớp quyết định sẽ thực hiệnmột chuyến giao lưu đến Khoa U Bướu - Bệnh viện Nhi Trung Ương. Nhưng cuối cùng, kết quả chúng tôi nhận được lại chính là nền móng của một nhóm hoạt động tình nguyện - Nhóm Tháng Mười. Hôm ấy, không chỉ có lớp 10 Văn, mà còn có lớp 11 Tin - trường THPT Chu Văn An cùng cô giáo và các học trò cũ. Mọi người đều rất háo hức, bởi họ nhận lời tham gia chỉ để vui vẻ, để chơi đùa, để làm thay đổi một ngày Chủ Nhật vốn rất đỗi nhàm chán, Chúng tôi đã cùng hoạt động, cùng chia sẻ một cách vui vẻ với các bệnh nhi, dù còn bỡ ngỡ, gượng gạo. Lớp 10 Văn và lớp 11 Tin - Trường THPT Chu Văn An tại khoa U bướu - Bệnh viện Nhi TW Kể từ đó, chúng tôi bắt đầu liên lạc với nhau, cùng chia sẻ, cùng tạo nên nhiều tình bạn mới. Và, từ sự chia sẻ của một anh chàng sinh viên về ước mơ mở một quán ăn từ thiện, chúng tôi đã bắt đầu nhen nhóm thực hiện ý tưởng về hoạt động bán bánh Hamburger từ thiện - hoạt động “Love Burger”. Trong quá trình chuẩn bị vào những ngày đầu tháng Mười, chúng tôi mới nhận ra rằng chúng tôi là một nhóm, khát khao là một nhóm, để cùng làm việc, cùng sẻ chia với nhau. Và Nhóm Tháng Mười đã ra đời như thế. Cũng từ lúc ấy, chúng tôi cũng nhận ra rằng Nhóm Tháng Mười là tập hợp của rất nhiều con người đặc biệt, thật khác mà cũng thật giống nhau:họ bước chân vào cuộc sống với sự hoang mang, không lí tưởng, chẳng ước mơ. Họ sống một cuộc sống nhàn nhạt, sống như thể chỉ tồn tại, có người sống mà chỉ cần “một bộ đồ chơi điện tử để chơi trong suốt 4 năm đại học, sau đó kiếm một việc gì đó cho qua ngày”. Cũng có rất nhiều người trong số họ rất hăm hở, có ước mơ, nhưng đã sớm phải chịu những sự va đập, cay đắng của cuộc sống. Có những người thiếu thốn tình thương của gia đình, có những người chẳng bao giờ thoát khỏi vỏ ốc cô đơn,… Đơn giản, bởi họ thiếu những tình yêu thương, thiếu niềm tin vào cuộc sống, thiếu những điểm tựa vững chãi cho riêng mình. Thế nhưng, đôi khi hạnh phúc chỉ giản đơn được tạo thành từ những điều không trọn vẹn. Chính vì cô đơn, lạc lõng, mất niềm tin nên họ luôn có một sự trăn trở với cuộc đời, luôn có khát khao tìm kiếm một điểm tựa giữa đời. Và trên con đường đi tìm Logo chính thức của Nhóm Tháng Mười niềm tin đầy mãnh liệt mà cũng lắm mệt mỏi ấy, chúng tôi đã tìm thấy nhau. Ở bên nhau, chúng tôi được che chở và yêu thương, được thực hiện ước mơ của một người và cũng là ước mơ của cả Nhóm. Con số “10” chỉ có thể trọn vẹn khi nó không chỉ bao gồm con số “1”- người “thủ lĩnh” dám ước mơ, dám đứng đầu dẫn dắt Nhóm thực hiện ước mơ, mà còn là tập hợp của biết bao nhiêu con số “0” vô hình và thầm lặng, nhưng chính họ mới là những người biến ước mơ thành sự thật. Khẩu hiệu của Nhóm Tháng Mười Nhóm Tháng Mười đã được tạo ra như vậy, thật tình cờ và rất đỗi tự nhiên,bởi những con người chưa hề trọn vẹn, với những điều chưa hề trọn vẹn, nhưng luôn chứa đựng những khát khao được làm cho nó trở nên trọn vẹn hơn. Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ tự thành lập ra một nhóm nào, cũng chưa bao giờ nghĩ mình sẽ làm được nhiều việc đến thế, chỉ đơn giản chúng tôi thấy vui vẻ khi ở cạnh nhau, được vô tư, tự do khi được làm việc cùng nhau, để rồi cùng hiểu nhau, cùng xây dựng nên niềm tin, xây dựng nên một ngôi nhà chung “Nơi chúng mình là một gia đình”- một gia đình Tháng Mười. 2.2 Mô hình, cơ cấu và tổ chức của Nhóm Tháng Mười • Hoạt động theo các ban: [...]... trường và mô hình hoạt động của nhóm học sinh, sinh viên tình nguyện đều có những nét đặc trưng và hạn chế riêng: Mô hình hoạt động Đoàn, Đội có quy mô lớn, chuyên nghiệp, rất thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động tình nguyện lâu dài, mang đến nhiều ảnh hưởng tích cực cho cộng đồng; Cùng với đó, mô hình hoạt động của các nhóm học sinh, sinh viên tình nguyện mặc dù được hình thành và phát triển một. .. thân của những mô hình mới hơn, chuyên nghiệp hơn, mang lại nhiều cách thức hơntrong việc tạo dựng niềm tin và trách nhiệm với cộng đồng Mong rằng việc Tạo dựng niềm tin và trách nhiệm cộng đồng thông qua mô hình hoạt động của nhóm học sinh, sinh viên tình nguyện không chỉ được nhìn nhận theo góc độ vi mô như những học sinh chúng tôi, mà còn có thể được nhìn nhận và phát triển theo góc độ vĩ mô, trở... luận 1 Kết luận Qua tất cả những phần chúng tôi nghiên cứu và khảo sát, có thể thấy sự phát triển rất mạnh mẽ của mô hình hoạt động nhóm học sinh, sinh viên tình nguyện trong xã hội và nghĩa mà mô hình này mang lại trong việc tạo dựng niềm tin và trách nhiệm cho mỗi cá nhân và cộng đồng, điển hình là Nhóm Tháng Mười Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn nhiều hạn chế như: quá trình hình thành và phát triển... nghĩ của một số phụ huynh Tạo dựng niềm tin và trách nhiệm cho cộng đồng, xã hội Qua những hoạt động mà Nhóm đã mang đến cho cộng đồng, chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến khách quan của người ngoài cuộc để cho thấy sự ảnh hưởng, tác động ấy đến cộng đồng trên thực tế 3.4.3 Lời nhỏ trường Dân tộc Nội Tháng Mười Lời nhắn của emnhắnởlàm quen với Nhómtrú Mộc Châu Cảm nghĩ của cô Trần Thanh Loan - giáo viên. .. hơn, Nhóm Tháng Mười vì thế cũng gắn bó với nhau hơn, tạo nên mùa hè không hề “nóng”, nó ấm áp tình thương, ấm áp niềm tin vào cộng đồng  Hoạt động :Một cốc nước chanh - Một nụ cười (22 - 7 - 2014) “Chúng ta không cười vì chúng ta hạnh phúc - chúng ta hạnh phúc vì chúng ta cười.” - William James Qua một thời gian khá dài hoạt động, Nhóm Tháng Mười đã tập hợp được một số lượng lớn tình nguyện viên tham... theo ngành Đạo diễn, một số thành viên đã đi du học, Đây cũng là một hạn chế trong việc phát triển hoạt động của Nhóm qua các thế hệ Mặc dù tạo dựng niềm tin và trách nhiệm cho bản thân mỗi cá nhân, tác động được đến mỗi cá nhân, nhưng vì được xây dựng một cách tự phát, thiếu quy mô nên thế hệ trước sau khi đã được tạo dựng niềm tin và trách nhiệm, rời khỏi Nhóm để đi theo con đường của riêng mình thì... phải có một thế hệ mới, thế hệ trẻ hơn tiếp bước và phát triển nhóm. Điều này rất dễ tạo ra một sự “hẫng” giữa các thế hệ khi chưa thể tìm ra những thế hệ mới 3.4.2 Tạo dựng niềm tin và trách nhiệm cộng đồng cho những người yêu quý Trường hợp điển hình nhất cho việc tạo dựng niềm tin và trách nhiệm cộng đồng cho những người yêu quý”là trường hợp của anh M và chị S Trước khi tham gia Nhóm Tháng Mười, ... xây dựng được niềm tin và trách nhiệm cộng đồng cho không chỉ cho những số phận, những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh mà Nhóm đã hướng tới mà còn tạo dựng niềm tin và trách nhiệm cộng đồng cho nhiều thành viên của Nhóm Để đánh giá về sự khơi dậy niềm tin, trách nhiệm cộng đồng với từng đối tượng, từng khía cạnh, từng mức độ ảnh hưởng khác nhau, chúng tôi xin đi vào phân tích những trường hợp điển hình. .. khi đã được tạo dựng niềm tin và trách nhiệm, rời khỏi Nhóm để đi theo con đường của riêng mình thì đòi hỏi phải có một thế hệ mới, thế hệ trẻ hơn tiếp bước và phát triển Nhóm; điều này rất dễ tạo ra một sự “hẫng” giữa các thế hệ khi Nhóm chưa thể tìm ra những thế hệ mới Vì vậy, cần chú trọng phát triển quy mô và quảng bá hình ảnh cho các mô hình hoạt động này Có thể thấy, mô hình hoạt động Đoàn, Đội... thân, bạn bè tin tưởng vào họ và cũng khiến họ tin tưởng vào chính mình Không chỉ có M.,S., mà còn có rất nhiều trường hợp trong Nhóm Tháng Mười đã tạo được niềm tin và trách nhiệm cộng đồng cho những người mà mình yêu quý, những người thân của mình, khiến họ tin vào chính mình Chúng tôi đã được lấy ý kiến của một số phụ huynh của các thành viên trong Nhóm về cảm nhận của họ trước sự thay đổi của con em . hiện một đề tài nghiên cứu khoa học: “TẠO DỰNG NIỀM TIN VÀ TRÁCH NHIỆM CỘNG ĐỒNG THÔNG QUA MỘT MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM HỌC SINH, SINH VIÊN TÌNH NGUYỆN - NHÓM THÁNG MƯỜI” cho cộng đồng học sinh, . tài:TẠO DỰNG NIỀM TIN VÀ TRÁCH NHIỆM CỘNG ĐỒNG THÔNG QUA MỘT MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM HỌC SINH, SINH VIÊN TÌNH NGUYỆN - NHÓM THÁNG MƯỜI Lĩnh vực: Khoa học xã hội và hành vi NGƯỜI HƯỚNG DẪN -. CHƯƠNG I: Vài nét tổng quan nghiên cứu vấn đề xây dựng niềm tin và trách nhiệm cộng đồng thông qua mô hình hoạt động của nhóm học sinh, sinh viên tình nguyện 1. Các khái niệm liên quan 2. Cơ
- Xem thêm -

Xem thêm: tạo dựng niềm tin và trách nhiệm cộng đồng thông qua một mô hình hoạt động của nhóm học sinh, sinh viên tình nguyện - nhóm tháng mười, tạo dựng niềm tin và trách nhiệm cộng đồng thông qua một mô hình hoạt động của nhóm học sinh, sinh viên tình nguyện - nhóm tháng mười,

Từ khóa liên quan