Tạo dựng niềm tin và trách nhiệm cho cộng đồng, xã hộ

Một phần của tài liệu tạo dựng niềm tin và trách nhiệm cộng đồng thông qua một mô hình hoạt động của nhóm học sinh, sinh viên tình nguyện - nhóm tháng mười (Trang 30 - 33)

Qua những hoạt động mà Nhóm đã mang đến cho cộng đồng, chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến khách quan của người ngoài cuộc để cho thấy sự ảnh hưởng, tác động ấy đến cộng đồng trên thực tế.

Cảm nghĩ của cô Trần Thanh Loan - giáo viên trường THPT Chu Văn An

Phần IV: Kết luận

1. Kết luận

Qua tất cả những phần chúng tôi nghiên cứu và khảo sát, có thể thấy sự phát triển rất mạnh mẽ của mô hình hoạt động “nhóm học sinh, sinh viên tình nguyện” trong xã hội vàý nghĩa mà mô hình này mang lại trong việc tạo dựng niềm tin và trách nhiệm cho mỗi cá nhân và cộng đồng, điển hình là Nhóm Tháng Mười.

Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn nhiều hạn chế như: quá trình hình thành và phát triển vẫn còn mang tính tự phát, nghiệp dư, chưa có quy mô rộng lớn. Chính vì thế, các nhóm thuộc mô hình vẫn chưa được nhiều người biết đến và tham gia, chưa thể thực hiện được những hoạt động lâu dài. Một hạn chế nữa chính là việc duy trì hoạt động của Nhóm qua các thế hệ. Mặc dù mô hình này đã tạo dựng niềm tin và trách nhiệm cho mỗi cá nhân, tác động đến mỗi cá nhân, nhưng vì được hình thành một cách tự phát, thiếu quy mô nên thế hệ trước sau khi đã được tạo dựng niềm tin và trách nhiệm, rời khỏi Nhóm để đi theo con đường của riêng mình thì đòi hỏi phải có một thế hệ mới, thế hệ trẻ hơn tiếp bước và phát triển Nhóm; điều này rất dễ tạo ra một sự “hẫng” giữa các thế hệ khi Nhóm chưa thể tìm ra những thế hệ mới. Vì vậy, cần chú trọng phát triển quy mô và quảng bá hình ảnh cho các mô hình hoạt động này.

Có thể thấy, mô hình hoạt động Đoàn, Đội trong nhà trường và mô hình hoạt động của “nhóm học sinh, sinh viên tình nguyện” đều có những nét đặc trưng và hạn chế riêng: Mô hình hoạt động Đoàn, Đội có quy mô lớn, chuyên nghiệp, rất thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động tình nguyện lâu dài, mang đến nhiều ảnh hưởng tích cực cho cộng đồng; Cùng với đó, mô hình hoạt động của các “nhóm học sinh, sinh viên tình nguyện” mặc dù được hình thành và phát triển một cách tự phát, nghiệp dư nhưng lại tạo ra sự tác động rất mạnh mẽ đến bản thân mỗi cá nhân. Chính vì thế, hoàn toàn có thể có một sự kết hợp giữa tổ chức Đoàn, Đội với mô hình hoạt động của các “nhóm học sinh sinh viên tình nguyện” nhằm bổ sung ý nghĩa cho nhau nhưng vẫn phải giữ được những nét riêng, những bản sắc của mỗi mô hình, làm phong phú hơn các hoạt động của cộng đồng.

Và trên hết, chúng tôi mong muốn rằng mô hình này có thể là tiền thân của những mô hình mới hơn, chuyên nghiệp hơn, mang lại nhiều cách thức hơntrong việc tạo dựng niềm tin và trách nhiệm với cộng đồng. Mong rằng việc “Tạo dựng niềm tin và trách nhiệm cộng đồng thông qua mô hình hoạt động của nhóm học sinh, sinh viên tình nguyện” không chỉ được nhìn nhận theo góc độ vi mô như những học sinh chúng tôi, mà còn có thể được nhìn nhận và phát triển theo góc độ vĩ mô, trở thành một vấn đề được quan tâm của cả cộng đồng, xã hội.

2. Hướng nghiên cứu tiếp theo

Vì công trình nghiên cứu này dựa trên một mô hình cụ thể - Nhóm Tháng Mười, cho nên, trong thời gian tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục khảo sát những hoạt động diễn ra sắp tới của Nhóm, thu thập thêm các ý kiến đánh giá từ cộng đồng và bản thân những thành viên trong Nhóm; đồng thờiphân tích và đánh giá hiểu quả từ mô hình mang lại để hoàn thiện hơn đề tài của mình.

Phụ lục

1. Trịnh Đình Bảy, “Luận án tiến sỹ: Niềm tin: một số vấn đề lý luận và

thực tiễn” (2002)

2. Nguyễn Ngọc Phú, “Bàn về niềm tin cá nhân”, Tạp chí Tâm lý học, N 2 (4-2000), (tr.14-20)

Một phần của tài liệu tạo dựng niềm tin và trách nhiệm cộng đồng thông qua một mô hình hoạt động của nhóm học sinh, sinh viên tình nguyện - nhóm tháng mười (Trang 30 - 33)