1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

gây hứng thú cho học viên trong việc học tập môn ngữ văn- lê thị phương linh

33 375 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 393 KB

Nội dung

Có thể nói, cốt lõi của việc tạo hứng thú cho học viên học tập các môn họcnói chung và môn Ngữ văn nói riêng là đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theohướng “tích cực hóa”, lấy hoạt độ

Trang 1

TÌM HIỂU HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN CỦA HỌC VIÊN

TẠI

Môn: Ngữ văn

Tên tác giả: Lê Thị Phương Linh

Giáo viên môn: Ngữ văn

Chức vụ: Giáo viên

Năm học

A PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 2

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Mác và Ăng-ghen đã khẳng định: Con người là tổng hoà các mối quan hệ xãhội và trong mối quan hệ ấy con người phải hoạt động và giao lưu với nhau để thúcđẩy xã hội phát triển Để việc hoạt động và giao lưu đạt kết quả như mong muốn thì

tự mỗi người phải nỗ lực hết mình và sự nỗ lực ấy sẽ không thể có nếu mỗi ngườikhông tự tạo cho mình sự hứng thú tham gia vào các hoạt động xã hội Vì vậy cóthể khẳng định rằng hứng thú có ý nghĩa thúc đẩy và kích thích hoạt động của conngười, đảm bảo cho hoạt động có hiệu quả cao Hứng thú học tập là một trong rấtnhiều loại hứng thú của chủ thể con người Có hứng thú thì việc học tập của họcviên sẽ đạt kết quả cao hơn bình thường Hứng thú không những có tác dụng giáodục học viên về mặt trí dục mà còn giúp cho học viên phát triển toàn diện về cácmặt khác

Hiện nay Ngữ văn là một trong những môn học chính trong nhà trường Nóđược coi là một môn nghệ thuật mang tính khoa học Đó là một loại hình nghệthuật phản ánh chân thực cuộc sống bằng hình tượng thông qua ngôn ngữ, gópphần bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, hình thành kĩ năng giao tiếp,ứng xử làm phong phú tâm hồn và vẻ đẹp nhân cách cho người học

Xã hội ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại thì nhucầu về đời sống tinh thần ngày càng phong phú, đa dạng Khi còn cuộc sống tinhthần, con người còn có nhu cầu thẩm mĩ, chú trọng đến tình cảm thì văn học lạicàng có sức sống bền vững Nó được coi là thứ “vũ khí vô song” bởi “văn học lànhân học”; dạy văn là dạy cách làm người

Những năm qua, ngành giáo dục đã chỉ đạo việc thực hiện đổi mới phươngpháp dạy học ở tất cả các môn học trong đó có môn Ngữ văn Tuy nhiên điều khiếncho những giáo viên dạy văn thấy trăn trở, băn khoăn đó là hiện nay học viênthường tìm đến với các môn học tự nhiên như một như cầu tất yếu để thuận lợi chocông việc sau này Nhiều em cho rằng Ngữ văn là môn khoa học xã hội nên tínhứng dụng không cao, dẫn đến tình trạng chán học văn, thậm chí học mang tính

Trang 3

chiếu lệ, đối phó Số học viên thích học văn đang ít dần đi Bên cạnh đó, đa số phụhuynh học viên lại định hướng cho con em mình chọn lựa các môn tự nhiên Bởitheo họ, như thế thì sẽ dễ dàng tìm được chỗ đứng trong tương lai.

Vì vậy, việc đổi mới dạy học trong đó có đổi mới dạy học môn Ngữ Vănnhằm nâng cao năng lực học tập cho học viên để các em cảm nhận được cái hay,cái đẹp, biết yêu thương chia sẻ với cuộc đời từ trong mỗi trang sách là điều hết sứccần thiết Đó chính là cơ sở nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học viên, khơidậy niềm đam mê tìm về với văn học, tìm về với dòng chảy của truyền thống

Luận ngữ viết: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học khôngbằng say mà học” Vậy cảm xúc say mê chính là động lực thúc đẩy, nuôi dưỡng sự

cố gắng, nỗ lực học tập không ngừng của mỗi người

Vì thế với vai trò tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của họcviên, hơn ai hết giáo viên phải tìm mọi biện pháp để phát huy cao nhất tính tích cựcsáng tạo của người học, gây được cảm xúc hưng phấn, khơi dậy hứng thú học tập ởhọc viên

Hơn nữa, hiện nay đứng trước cơn lốc của cơ chế thị trường, nhiều giá trịnhân văn có nguy cơ bị xói mòn, mai một Từ thực tế đó, đòi hỏi người giáo viênnói chung và người giáo viên dạy Ngữ văn nói riêng phải nhận thức được nhữngthử thách khốc liệt đang chờ đón phía trước Bối cảnh đó cũng khiến cho conđường dẫn dắt học viên tiếp cận tác phẩm văn chương, tìm hiểu các giá trị truyềnthống càng trở nên nhọc nhằn hơn và đòi hỏi người giáo viên Ngữ văn phải có nghệthuật cao hơn, linh hoạt hơn về phương pháp mới có thể tạo được hứng thú cho họcviên trong những giờ học

Có thể nói, cốt lõi của việc tạo hứng thú cho học viên học tập các môn họcnói chung và môn Ngữ văn nói riêng là đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theohướng “tích cực hóa”, lấy hoạt động học tập của học viên làm trung tâm, học trò làngười chủ động khám phá, lĩnh hội kiến thức, người thầy đóng vai trò là người tổ

Trang 4

chức, chỉ đạo Vì vậy việc nghiên cứu nhằm khơi dậy hứng thú học tập của họcviên trong dạy học Ngữ văn là đòi hỏi cần thiết của lý luận và thực tiễn dạy học.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn góp một phần nhỏ bévào việc hình thành cho học viên sự hứng thú, tìm tòi, tích cực học tập, khao khátkhám phá kiến thức nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội đối vớilớp trí thức trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, tôi quyết định chọn đề tài:

“Tìm hiểu hứng thú học tập môn Ngữ văn của học viên tại ”.

Mặc dù có rất nhiều ý kiến bàn về vấn đề này, nhưng trong phạm vi đề tàinày chúng tôi đưa ra một số kinh nghiệm đã sử dụng trong thực tế giảng dạy màtheo tôi đã ít nhiều tạo được hứng thú cho học viên trong việc học tập môn NgữVăn

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Mục đích của tôi khi nghiên cứu vấn đề này là tìm hiểu hứng thú học tậpmôn Ngữ Văn của học viên Trung tâm GDTX Mường Khương để thấy đượcthực trạng, nguyên nhân và các điều kiện ảnh hưởng tới việc học văn của họcviên, từ đó đề xuất một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn Văn để nâng caochất lượng học tập môn Văn cho học viên Trung tâm

Mặt khác tôi cũng mong thông qua đề tài này sẽ tạo ra được những ý tưởngtốt bồi dưỡng tâm hồn cho các học viên Như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từngnói: “Học văn là làm cho tâm hồn mỗi con người phong phú thanh cao và yêuđời hơn, người học văn sẽ có ý thức được và không bao giờ là người thô lỗ cụccằn’’

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM:

1 Đối tượng nghiên cứu:

- Tìm hiểu về hứng thú và các biện pháp gây hứng thú trong việc dạy và học

môn Ngữ văn ở Trung tâm GDTX Mường Khương

Trang 5

2 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:

Học viên Trung tâm GDTX Mường Khương

+ Học viên lớp 11A ( gồm 18 học viên)

+ Học viên lớp 12B ( gồm 33 học viên)

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp đối chứng

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp kiểm tra

V PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:

1 Phạm vi nghiên cứu:

Tìm hiểu hứng thú học tập môn Ngữ văn của học viên Trung tâm GDTXvới các nội dung chính:

+ Những biểu hiện của hứng thú học văn

+ Các biện pháp gây hứng thú cho học viên

- Nghệ thuật lên lớp của giáo viên

- Lồng ghép một số trò chơi trong dạy học Ngữ văn ở Trung tâm GDTX

2 Kế hoạch nghiên cứu:

- Thời gian nghiên cứu: Trong năm học 2010-2011 và học kì I năm học2011-2012

+ Bắt đầu: tháng 9 năm 2010

+ Kết thúc: tháng 12 năm 2011

Trang 6

B PHẦN NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Ngày nay, khi nhân loại đang vững bước tiến vào thế kỉ 21, với ánh sángcủa văn minh tiến bộ thì con đường của giáo dục càng khẳng định được vai tròquan trọng của mình Đúng như Jacques Delors đã nói: “Giáo dục là một trongnhững công cụ mạnh nhất mà chúng ta có trong tay để đào tạo nên tương lai”.Cùng với sự đổi mới đó, đòi hỏi nền giáo dục nước ta có sự hóa thân, lột xác

để bắt kịp thời đại Vì thế, Đảng ta đã khẳng định: “Giáo dục là sự nghiệp của toànĐảng, toàn dân và giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục” (Nghịquyết TW II - Khóa VIII)

Luật Giáo dục Điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải pháthuy tích tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểmtừng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theonhóm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đemlại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”

Theo Đại từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin năm 1998,hứng thú có hai nghĩa, đó là “Biểu hiện của một nhu cầu, làm cho chủ thể tìm cáchthỏa mãn, tạo ra khoái cảm, thích thú và huy động sinh lực để cố gắng thực hiện”

và “hứng thú là sự ham thích”

Qua khái niệm trên ta thấy rằng: hứng thú có nghĩa là tâm trạng vui vẻ, thích

thú, hào hứng của con người đối với một hoạt động nào đó.

Khi có được sự say mê, thích thú con người sẽ làm việc có hiệu quả hơn, dễthành công và thành công nhanh hơn, bởi lẽ hứng thú còn chính là động lực thúcđẩy hoạt động của con người đi sâu vào bản chất của đối tượng nhận thức màkhông dừng lại ở bề ngoài của hiện tượng, nó đòi hỏi con người phải hoạt động tíchcực, chịu khó tìm tòi hoặc sáng tạo Hứng thú có nhiều tác dụng trong cuộc sốngnói chung và trong dạy học nói riêng

Trang 7

*Trong cuộc sống:

- Hứng thú có tác dụng chống lại sự mệt nhọc và những cảm xúc tiêu cực,duy trì trạng thái tỉnh táo ở con người

- Hứng thú định hướng và duy trì tính tích cực của con người, làm con ngườichịu khó tìm tòi và sáng tạo

- Hứng thú đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển và hình thành nhân cáchcon người, nó tạo nên khả năng cho hoạt động trí tuệ, thẩm mỹ và các dạng hoạtđộng khác

- Hứng thú làm cho con người xích lại gần nhau hơn

* Trong dạy học:

Dạy học là một nghệ thuật đặc biệt không hề giống với bất kỳ một ngànhnghề nào, vì với những nghề khác khi làm sai bạn có thể sửa chữa ngay lập tức,nhưng nghề dạy học không thể sửa chữa sai lầm ngay được mà có khi sai lầm đó sẽ

ám ảnh bạn suốt cuộc đời Vả lại, làm nghề gì trình độ yếu cũng nguy hiểm nhưnggiáo viên yếu là nguy hiểm nhất, vì theo sau đó là cả một thế hệ dốt nát Vì thế màtrở thành giáo viên giỏi là điều rất cần thiết, không chỉ cho học viên, các thầy côgiáo mà cần cho tương lai của cả một dân tộc

Theo William A Ward thì:

“ Người thầy trung bình chỉ biết nói,

Người thầy giỏi biết giải thích,

Người thầy xuất chúng biết minh họa,

Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”

Từ đó ta thấy việc truyền cảm hứng (gây hứng thú) học tập cho học viên làyếu tố không thể thiếu Bởi lẽ: “Chúng ta không thể dạy ai làm bất cứ điều gì,chúng ta chỉ có thể giúp họ khám phá điều đó” (Theo Galileo Galilei)

Cho nên, nếu giáo viên khơi dậy được sự hứng thú, say mê cho học viên thì

sẽ tạo ra động cơ học tập giúp các em vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để đạt kết

Trang 8

quả học tập tốt nhất, khi đó các em sẽ tiếp nhận tri thức một cách chủ động và tựgiác, không bị ép buộc,

Khi hứng thú học tập, trong tiết học các học viên sẽ:

- Hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung câu trả lời của bạn,thích phát biểu ý kiến của mình trước những vấn đề nêu ra

- Hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ ràng

- Chủ động vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới, tậptrung chú ý vào vấn đề đang học

- Kiên trì hoàn thành bài tập, không nản chí trước những tình huống khókhăn

Hứng thú còn giúp học viên tích cực học tập qua những cấp độ từ thấp đếncao:

- Bắt chước: gắng sức làm theo các mẫu hành động của thầy, của bạn

- Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm những cách giải quyếtkhác nhau về một vấn đề

- Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu

Tóm lại, khi học viên hứng thú với bài học, với môn học sẽ tạo không khíthi đua học tập sôi nổi, tích cực, say mê nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi đây chính làmột trong những tiền đề dẫn đến sáng tạo và tài năng và chúng tôi tin rằng quátrình dạy học nhất định sẽ đạt được kết quả cao

“Hứng thú, ham mê học tập là một trong những nguồn gốc chủ yếu nhất của việc học tập có kết quả cao, là con đường dẫn đến sáng tạo và tài năng.”

(Viện KHGD - “ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.)

Tóm lại, hứng thú là một phương tiện dạy học có hiệu quả Và người giữ vai

trò quyết định tạo ra hứng thú trong quá trình dạy học không ai khác chính là ngườithầy

Trang 9

Vì thế thầy giáo nói riêng và những người làm công tác giáo dục nói chungphải không ngừng tìm ra các biện pháp gây hứng thú cho học viên trong mọi hoạtđộng học tập và giáo dục, có như vậy mới phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạocủa người học, hướng trọng tâm vào học viên, tạo tính tự giác học tập, tự học, tựnghiên cứu trong học viên, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống.

II CƠ SỞ THỰC TIỄN:

Chúng ta thấy rằng việc đổi mới phương pháp dạy học đã đem lại nhiều kếtquả khả quan, tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc dạy và học môn Ngữ văn

ở các Trung tâm GDTX chưa đạt được yêu cầu chất lượng và hiệu quả như mongmuốn Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, cả chủ quan lẫn khách quan, cóthể nêu ra đây những nguyên nhân cơ bản:

*Về phía giáo viên:

Theo tôi, có rất nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học

bộ môn Ngữ văn hiện nay trong các Trung tâm GDTX, từ việc thiết kế chươngtrình chưa hợp lý: nặng về lý thuyết thiếu thực hành đã gây nhàm chán và lãng phíthời gian mà lại không phát huy sự tìm tòi khám phá những điều mới mẻ của họcviên; việc thiếu thốn về trang thiết bị dạy học như tranh ảnh minh họa, đồ dùng trựcquan, dụng cụ nghe nhìn, tài liệu tham khảo cho giáo viên cũng như học viênkhiến cho việc áp dụng dạy học theo phương pháp mới gặp nhiều khó khăn và mộttrong những nguyên nhân quan trọng nữa là việc vận dụng đổi mới phương phápvào giảng dạy ở môn Ngữ văn chưa đáp ứng yêu cầu Chính vì thế, dẫn đến việcdạy - học chay tràn lan, đơn điệu, nặng về thuyết giảng một chiều, để trò ghi chéprồi học thuộc ý của thầy Cách học theo lối thụ động đó không gây được sự hàohứng tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ trong mỗi giờ học Vì thế, những kiếnthức thu nhận được trở nên hời hợt, vay mượn, không thấm sâu vào trí tuệ, tâm hồnngười học

*Về phía học viên:

Trang 10

Tất cả chúng ta đều thấy rõ một điều, hiện nay dù học viên đã học bậcTHPT vẫn còn tình trạng một số học viên chưa đọc thông viết thạo Đây là một trởngại khá lớn khi các học viên lại tiếp tục phải tìm hiểu, khám phá những kiến thứccao hơn, rộng lớn hơn, trừu tượng hơn.

Và phải thừa nhận một thực tế là đa số học viên hiện nay không thích họcmôn Ngữ văn, không có hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức văn chương

Riêng đối với Trung tâm GDTX Mường Khương chất lượng đầu vào nhìnchung khá thấp so với mặt bằng chung của các trường trong huyện MườngKhương Hơn nữa đa phần đối tượng học viên Trung tâm là những người lớn tuổi,phải vừa học vừa làm nên không có đủ thời gian, điều kiện học tập Do vậy, đa sốhọc viên có khả năng tư duy còn rất hạn chế, hầu như các học viên chưa có tư duysáng tạo, tư duy logic Vì vậy khi học các môn học trong nhà trường, học viên dù

đã cố gắng song việc lĩnh hội còn rất khó khăn, với riêng bộ môn Ngữ văn do tínhđặc thù đó là một môn học nghệ thuật kích thích trí tưởng tượng sáng tạo của mỗingười học viên, môn học mà chất liệu là ngôn từ với những hàm nghĩa sâu xa nênviệc tiếp nhận môn học này càng khó khăn hơn Chính điều này mà học viên củachúng ta bị hạn chế rất nhiều trong việc tiếp thu và cảm thụ tác phẩm văn chương

Hơn nữa, học viên lại có thói quen thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ

và tái hiện một cách máy móc những gì giáo viên truyền đạt Điều này đã thủ tiêu

óc sáng tạo, suy nghĩ của người học, biến học viên thành những người quen suynghĩ và diễn đạt bằng những ý vay mượn, bằng những lời có sẵn của người khác

Do đó, học viên trở thành những con người lệ thuộc vào sách vở, học viên khônghào hứng và không quen bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể,cho nên khi nói và viết học viên gặp rất nhiều khó khăn

Bản thân là giáo viên dạy Văn, tôi luôn băn khoăn trăn trở là làm sao họcviên của mình luôn yêu thích môn Ngữ văn, làm sao để chất lượng học tập mônNgữ văn của học viên được cải thiện hơn và điều quan trọng là làm sao các họcviên biết tự bộc lộ mình, nói lên được những suy nghĩ trước tập thể và trong những

Trang 11

trang viết của mình Và làm sao trong mỗi tiết giảng luôn để lại cho học viên những

ấn tượng khó quên, bởi chính học viên là người đã tìm tòi, khám phá ra những cáihay, cái đẹp của giá trị tác phẩm văn chương

Xuất phát từ thực trạng học tập môn Ngữ văn hiện nay, từ thực tế giảng dạycủa bản thân mình, tôi mong rằng đề tài này sẽ được sự đón nhận của đồng nghiệp

và hy vọng phần nào sẽ cải thiện được thực trạng dạy và học Ngữ văn hiện nay

III MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN.

1 Gây hứng thú bằng nghệ thuật lên lớp của giáo viên:

1.1 Tác động vào tình cảm học viên là biện pháp rất quan trọng để gây hứng thú học tập Ngữ văn

Đồng chí Lê Duẩn từng nói: “Thầy giáo không chỉ dạy cho học trò bằng

những công thức, bằng những câu, những từ có sẵn mà phải dạy bằng tất cả tâm hồn mình”

Đúng vậy, để học viên có thể chủ động, tích cực, tự giác đặc biệt có hứngthú với môn học thì trước hết giáo viên phải truyền dạy tri thức bằng tất cả tráitim và lòng tâm huyết của mình, phải đề học viên cảm nhận được tâm hồn mìnhtrong mỗi bài giảng Sự quan tâm, lòng nhiệt tình của giáo viên nhất định sẽđược học trò đáp lại một cách xứng đáng mà trước tiên là thái độ hứng thú trongviệc học tập môn này, là sự nỗ lực vượt khó (vượt qua chính mình, những mặccảm, tự ti, khó khăn trong cuộc sống ) và cuối cùng là đạt kết quả cao tronghọc tập Do đó, mỗi giáo viên cần tâm niệm: Một giáo viên mãi cũng chỉ là mộtgiáo viên, nhưng sẽ là một thầy giáo, một nhà giáo vĩ đại nếu có thể làm thayđổi được cuộc đời của học viên theo hướng tích cực Muốn vậy giáo viên họctập và rèn luyện về tri thức, phương pháp, kĩ năng dạy học và nhân cách, tâmhồn của mình Đó là những điều tối cần thiết cho sự nghiệp trồng người để xứngđáng với nghề nghiệp "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghềcao quý"

Trang 12

1.2 Gây hứng thú học Ngữ văn bằng cách xây dựng không khí lớp học

Ngạn ngữ Đức có câu “Bắt đầu làm việc bằng sự nghỉ ngơi”

Đúng vậy, Trong mọi công việc, 40 phút làm việc và 5 phút để thư giãn sẽmang lại kết quả lớn so với 45 phút làm việc liên tục bị gò bó Huống chi đối vớiviệc học - công việc liên quan đến trí óc và thường làm chúng ta mệt mỏi về tinhthần Chỉ có sự nhiệt tình, tổ chức điều khiển giờ dạy một cách khoa học, sinh độngcủa giáo viên mới kích thích sự hứng thú học tập trong học viên Từ đó, tạo ra bầukhông khí tích cực thi đua giữa các học viên Bầu không khí chung của lớp học đầytinh thần bác ái, hài hòa và say sưa cũng góp phần rất lớn tạo ra sự thành công củatiết học

Như vậy, không khí lớp học có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao chấtlượng dạy học, cảm xúc tích cực sẽ làm tăng hiệu suất của hoạt động nhận thứctrong học viên

Cho nên, giáo viên phải biết cách mang một không khí thoải mái vào lớphọc Giáo viên có thể tạo không khí lớp học bằng các chuyện vui, các câu thơ, câuvăn hay hình thức đố vui có liên quan đến nội dung bài học; bằng các tranh vẽ, sơđồ để gợi hứng thú, trí tò mò muốn khám phá bài học cho học viên

Vì thế, trong một tiết dạy, chỉ cần một ví dụ thực tế gắn với bài giảng, mộtmẩu chuyện về nhà văn sẽ làm cho bầu không khí học tập thay đổi ngay; học viên

sẽ bị cuốn hút vào những giai thoại mà giáo viên kể.Và như thế lớp học sẽ sôi độnghẳn lên, học viên sẽ hứng thú và tiếp thu bài tốt hơn

Chính sự chú ý, hứng thú do không khí lớp mang lại sẽ kích thích các họcviên tích cực làm việc hơn, quá trình tư duy sẽ được thúc đẩy Nhờ đó kiến thứccủa học viên sẽ được mở rộng và đi sâu vào bản chất của vự việc, hiện tượng; kếtquả là học viên nhanh hiểu bài và nhớ bài lâu hơn

1.3 Tạo cho học viên cảm giác hưng phấn, thoải mái trong học Ngữ văn bằng sự phong phú đa dạng, luôn thay đổi về phương pháp

Trang 13

Giáo viên luôn thay đổi về phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học, tạo nên sự phong phú đa dạng trong các hoạt động của quá trình dạy học sẽ làm cho học viên cảm thấy thoải mái, không bị ức chế về mặt tâm lí bởi sự nhàm chán, mệt mỏi vì sự đơn điệu tẻ nhạt

Ví dụ: Khi dạy phần Tiểu dẫn của bài “ Sóng” - Xuân Quỳnh, sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập I, thay vì dùng phương pháp vấn đáp (hỏi và ghi chép), giáo viên ghi sẵn trên bảng và bỏ ngỏ những ý chính sau:

1.Tác giả:

a Cuộc đời:

- Năm sinh: , năm mất

- Tên khai sinh:

- Quê quán:

- Xuất thân trong gia đình:

- Sự kiện tiêu biểu trong cuộc đời:

b Sự nghiệp sáng tác: - Các tác phẩm chính:

- Phong cách nghệ thuật thơ:

2 Tác phẩm: - Xuất xứ:

Giáo viên yêu cầu học viên điền vào chỗ còn trống Học viên thay nhau làm theo yêu cầu của giáo viên Lớp học sẽ sinh động và học viên hứng thú học tập hơn Từ đó, ta thấy rằng các học viên sẽ tiếp thu kiến thức tốt hơn nếu trong giờ học có sự xen kẽ nhau giữa các hoạt động dạy học

1.4 Kích thích hứng thú học viên học Ngữ văn bằng các tình huống có

vấn đề.

Dạy học theo tình huống là giáo viên không trình bày đơn thuần nội dung bài học mà sắp xếp lại tài liệu dạy sao cho toàn bộ bài giảng là vấn đề lớn được chia

Trang 14

thành một số vấn đề nhỏ có liên quan chặt chẽ với nhau, rồi kích thích hứng thúcho học viên và khéo léo đưa các học viên vào những tình huống có vấn đề Từ đó

mà bắt đầu những phần của bài giảng Và như thế, hứng thú sẽ được duy trì đến khinào chưa tìm ra được câu trả lời

Ví dụ: Khi dạy tác phẩm “Chí Phèo”- sách Ngữ văn 11, tập I, giáo viên đặt ranhững tình huống có vấn đề:

- Tại sao Nam Cao lại để cho 3 con chó “lên tiếng” đáp lại tiếng chửi củaChí Phèo?

- Tại sao Nam Cao lại xây dựng nhân vật thị Nở xấu ma chê, quỷ hờn nhưvậy?

Tập luyện cho học viên biết giải quyết các vấn đề từ đơn giản đến phức tạptrong học tập không những tạo nên sự hưng phấn mà chính là chuẩn bị cho các emkhả năng sáng tạo, giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống

1.5 Gắn bài giảng với thực tế cuộc sống là một trong những biện

pháp gây hứng thú học tập môn Ngữ văn.

Việc gắn nội dung bài giảng với thực tế cuộc sống là một trong những biệnpháp gây hứng thú học tập môn Ngữ văn Bởi lẽ giáo viên chỉ mải mê với những líthuyết khô khan mà xa rời thực tế thì bài học sẽ thiếu tính thực tiễn, mất đi tínhthuyết phục và sự lôi cuốn, không kích thích được hứng thú học tập của học viên.Lúc này, Ngữ văn đối với học viên chỉ còn là một môn học bắt buộc, xa lạ Trongkhi đó, Ngữ văn lại có ý nghĩa quan trọng đối với thực tiễn, với tâm hồn học viên

Vì vậy, gắn dạy học với thực tế cuộc sống không những có tính chất bắt buộc trongdạy học Ngữ văn mà còn rất cần thiết để gây hứng thú học tập cho học viên

Ví dụ: Khi dạy bài “Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn” sách Ngữ văn 11

-tập I, ngoài những bài -tập trong sách giáo khoa, giáo viên yêu cầu học viên viết mộtbài phỏng vấn thầy cô về công việc dạy học ở trung tâm hoặc viết bài phỏng vấnbạn cùng lớp về việc thực hiện nề nếp sẽ tạo cho học viên sự tự tin, yêu thích mônhọc đồng thời làm cho mối quan hệ giữa thầy và trò, trò với trò gần gũi, thân thiện

Trang 15

1.6 Ứng dụng tin học vào dạy học Ngữ văn để gây hứng thú

“Văn học là nhân học”, môn Ngữ văn không chỉ cung cấp cho học viên kiến

thức về văn chương mà còn mang một sứ mạng cao cả là bồi dưỡng tâm hồn, nhâncách cho học viên Vậy mà trên thực tế, học viên ngày nay lại thờ ơ với môn Văn.Điều đó khiến cho giáo viên môn Ngữ văn không tránh khỏi những suy nghĩ trăntrở Vấn đề đổi mới phương pháp đã được đặt lên hàng đầu để giải quyết tình trạngnói trên Tuy nhiên, nếu giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy họcthì chắc hẳn môn Ngữ văn sẽ tác động mạnh mẽ đến tâm hồn các em hơn Nhữngđoạn phim, những tranh ảnh, những lời ca tiếng hát không những nói hộ giáo viênnhiều điều mà còn làm cho các em say mê, hứng thú hơn môn học này

Ví dụ: Khi dạy bài “ Chí Phèo”- Sách Ngữ văn 11, tập I, giáo viên cho họcviên xem một vài đoạn phim nhỏ nói về hình ảnh Chí Phèo cùng với tiếng chửi,hình ảnh của thị Nở cùng với bát cháo hành, hình ảnh chí Phèo hiền lành sau khi ăncháo hành chắc hẳn sẽ tác động trực tiếp đến tâm hồn của các em, làm cho các emphải trăn trở suy nghĩ và từ đó sẽ gây hứng thú hơn trong việc tìm hiểu tác phẩm,tìm hiểu về số phận của nhân vật

Hoặc khi tìm hiểu về tác phẩm "Người lái đò sông Đà" sách Ngữ văn 12, tập

I, kèm theo những lời giảng, giáo viên cho học viên xem những bức ảnh về dòngsông Đà lúc hung bạo, lúc trữ tình chắc hẳn niềm hứng thú học văn chương sẽtăng lên rất nhiều trong tâm hồn các học viên

1.7 Gây hứng thú học tập Ngữ văn qua các bước lên lớp.

Chỉ cần học viên có hứng thú học tập thì các học viên sẽ vượt qua mọi khókhăn, trở ngại ngăn cản bước chân các em tiến vào thế giới khoa học

Vì thế, giáo viên cần duy trì được hứng thú học tập của các em trong tất cả các bước lên lớp Ở đây, tôi tập trung vào ba bước lên lớp:

Trang 16

1.7.1 Kiểm tra bài cũ:

Đây là khâu củng cố lại kiến thức đã học Qua đó giáo viên có thể tự đánhgiá, rút kinh nghiệm phương pháp đã truyền đạt ở tiết trước, phát hiện những lỗhổng kiến thức của học viên để chấn chỉnh kịp thời Tuy nhiên, trong thực tế, họcviên rất sợ khâu này vì một số thầy cô có quan niệm hết sức sai lầm khi đòi hỏi họcviên trả lời bài cũ phải thuộc lòng từng câu, từng chữ Càng thuộc bao nhiêu thìcàng được điểm cao bấy nhiêu, kể cả những vấn đề không phải là định nghĩa Vàkhi học viên trả lời, chỉ cần có vài yếu tố bên ngoài tác động vào là học viên khôngnhớ gì cả Do đó, gây ra trong tâm hồn các học viên một sự ức chế, chán học, mất

Vì thế, áp dụng các biện pháp gây hứng thú trong kiểm tra đầu giờ sẽ gópphần tạo không khí lớp học vui vẻ, sôi nổi, kích thích hứng thú và làm cho họcviên say mê, tích cực tham gia vào hoạt động hơn

1.7.2 Giới thiệu bài mới:

Đúng như Long Yellow đã nói: “Mở đầu là một nghệ thuật vĩ đại”, vì ấntượng đầu tiên là rất quan trọng Mỗi bài đều có phần mở đầu thuyết phục, 2 đến 3phút mở đầu sẽ dẫn dắt cả tiết học; nó sẽ góp phần làm cho không khí lớp học thêmhứng khởi, từ đó giúp học viên chiếm lĩnh kiến thức một cách thuận lợi nhất

Bởi thế, ngay từ phút đầu của giờ học, giáo viên phải thu hút được sự chú ýcủa học viên bằng cách đặt ra tình huống có vấn đề hấp dẫn để huy động trí não của

Ngày đăng: 24/12/2014, 09:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Carl Rogers. Các phương pháp dạy học hiệu quả. NXB trẻ, 2001 Khác
3. Đại từ điển Tiếng Việt - NXB VHTT, 1998 Khác
4. Jean Piaget. Tâm lý học và giáo dục học. NXB Giáo dục Khác
5. Luật giáo dục. NXB QG, Hà Nội , 1998 Khác
6. N. M. Iacoplep. Phương pháp và kỹ thuật lên lớp ở trường phổ thông. NXB Giáo dục, 1975 - 1978 Khác
7. Chiến Thắng. Làm sao để học hiệu quả? NXB Đồng Nai Khác
8. Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 10, 11,12 - NXB Giáo dục Khác
9. Vũ Ngọc Phan - Tục ngữ - ca dao - dân ca. NXB Giáo dục Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w