TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ VIII - CAO BẰNG KỲ THI OLYMPIC HÙNG VƯƠNG NĂM 2012 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 Thời gian làm bài: 150 phút Không kể thời gian giao đề (Đề thi gồm 01 trang) Câu 1 (8,0 điểm) Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về câu nói sau: “Con người sống không có tình thương cũng giống như vườn hoa không có ánh nắng mặt trời: không có gì đẹp đẽ và hữu ích có thể nảy nở trong đó được” (Vic-to Huy-gô) Câu 2 (12,0 điểm) Trong bài Khoảnh khắc truyện ngắn nhà văn Bùi Hi ển nhận định: “Khoảnh khắc, đúng vậy, phải là cái “khoảnh khắc cốt yếu”, khi nhân vật đặt trong một hoàn cảnh nhất định, tất phải bộc lộ tính cách chủ yếu của mình, cái tính cách chi phối cách sống, cách nghĩ, cách ứng xử, đường đi nước bước và số phận của đời mình”. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 1; Nhà xuất bản Giáo dục, 2008) Suy nghĩ của anh (chị ) về câu nói trên và phân tích cái “khoảnh khắc” trong tuyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Hết (Lưu ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm.) Họ và tên thí sinh:………………………………SBD:…………………… ĐỀ CHÍNH THỨC TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG NĂM 2012 ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 (ĐỀ CHÍNH THỨC) Câu 1 (8,0 điểm): a. Giải thích (1,0 điểm) + Tình thương: lòng nhân ái, cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ người khác. + Vườn hoa: nơi nảy sinh, nơi hình thành cái tốt đẹp. + Không ánh nắng mặt trời: không có ánh sáng, hơi ấm, không có nguồn sống. + Không có gì: sự phủ định hoàn toàn và triệt để. + Đẹp đẽ và hữu ích: cái đẹp và cái tốt, cái thiện, cái có ích. + Nảy nở: nảy sinh, tồn tại và phát triển => Tóm lại, nếu không có tình thương thì cuộc sống của con người sẽ không th ể có được những điều tốt đẹp và có ích. Nói cách khác, tình thương chính là thứ sẽ làm nảy sinh tất cả những điều tốt đẹp cho cuộc sống. b. Chứng minh vai trò của tình thương trong cuộc sống (4,0 điểm) - Trong cuộc sống, bên cạnh những người may mắn và hạnh phúc, còn có rất nhiều người gặp cảnh đau khổ, bất hạnh, luôn cần sự sẻ chia, giúp đỡ, cần tình th ương yêu. - Nếu thiếu tình thương, con người sẽ không thể làm được những điều tốt đẹp, hữu ích cho người khác: không biết quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ và đồng cảm với người khác lúc họ gặp khó khăn, hoạn nạn; thậm chí còn làm những điều xấu xa, tàn ác khiến người khác phải chịu mất mát, đau khổ. - Khi thiếu tình thương, con người cũng không thể tạo ra và gìn giữ được đi ều tốt đẹp cho chính mình (biến thành người vô cảm, tàn nhẫn và ích kỉ, xấu xa) và cho người khác. - Ngược lại, con người có tình thương tạo ra nhiều điều tốt đẹp: sự đồng cảm, chia sẻ; sự bao dung, Nói khác đi, tình thương là nền tảng nuôi dưỡng cho những phẩm chất, tình cảm, suy nghĩ tốt đẹp khác của con người. Bình luận (3,0 điểm) - Trong câu nói, Huy-gô có cái nhìn đầy tính nhân văn, vừa rất mự c tin yêu cuộc sống vừa tỉnh táo, sâu sắc. + Trong xã hội ngày nay, có nhiều người biết mở rộng vòng tay yêu thương và nhân ái làm sáng ngời truyền thống “tương thân tương ái”, “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Những người như thế đáng được ngợi ca và tôn vinh. + Song bên cạnh đó, vẫn còn có bao kẻ vô tâm, vô cảm, ích kỉ và xấu xa, độc ác để thỏa mãn những dục vọng tầm thường, đê hèn. Chúng phải bị lên án và trừng trị nghiêm khắc. Câu 2 (12,0 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng : - Biết cách làm bài nghị luận văn học. - Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, không mắc lỗi về dùng từ, ngữ pháp. - Có kiến thức về lí luận văn học và năng lực cảm thụ văn học, văn viết có cảm xúc, diễn đạt trong sáng, đánh giá cao những phát hiện độc đáo 2. Yêu cầu về kiến thức: a. Giải thích nhận định của Bùi Hiển (2,0 điểm) - “Khoảnh khắc” hay “khoảnh khắc cốt yếu” trong truyện ngắn là đặt nhân vật vào trong một hoàn cảnh nhất định có tính chất tiêu biểu. Ở khoảnh khắc đó nhân vật bộc lộ được tính cách, phẩm chất cơ bản và cũng thể hiện rõ tư tưởng chủ đề của truyện ngắn. - Như vậy nhà vă n khi sáng tác truyện ngắn cần có khả năng lựa chọn xác đáng và đắc địa những khoảnh khắc. b. Vai trò của khoảnh khắc trong truyện ngắn. (2,0 điểm) Vì đặc trưng của truyện ngắn là dung lượng không lớn. Truyện ngắn như một lát cắt ngang của cuộc sống. Do vậy để nói được nhiều nhất, đầy đủ tác giả cần biết chọn, biết đặt nhân v ật của mình vào hoàn cảnh tiêu biểu để nhân vật bộc lộ tính cách, bộc lộ chủ đề của tác giả. Do vậy tạo được tình huống, chọn được chi tiết sự việc tiêu biểu trong một khoảnh khắc nhất định có vai trò quan trong trong việc sáng tạo truyện ngắn. Tác giả phải là người rất am hiểu nhân vật và chỉ qua một sự kiện, một vài chi tiết khắc họa, đôi nét ch ấm phá mà nhân vật hiện lên rõ nét. Điều này đòi hỏi nhà văn cần có vốn sống phong phú, nhãn quan nhạy bén, tư tưởng chủ đạo vững vàng để khám phá được những khoảnh khắc. c. Khoảnh khắc trong hai truyện ngắn (8,0 điểm) - Chữ người tử tù: Nhân vật chính là Huấn Cao và viên quản ngục. Tác giả không tái hiện đầy đủ những chi tiết sự việc về hai nhân vật này mà chỉ là một khoảng thời gian nửa tháng trong trại giam tỉnh Sơn mà hai con người này gặp nhau. Và trong hoàn cảnh đặc biệt cuộc gặp gỡ giữa kẻ tử tù và cai tù trở thành cuộc gặp gỡ của hai người tri âm tri kỉ bộc lộ rõ nét tính cách hai người. Với Hu ấn Cao kẻ chọc trời khuấy nước, tử tù đối diện với cái chết mà vẫn toát lên vẻ đẹp “uy vũ bất năng khuất’’ , tài hoa, thiên lương trong sáng. Còn quản ngục đúng là một “thanh âm trong trẻo” chen vào bản đàn mà “nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ’’ . Như vậy tác giả đã đặt hai nhân vật trên vào hoàn cảnh có tính chất đặc biệt để thấy tính cách các nhân vật hiện lên rõ rệt. Tác giả tái hi ện lại ba lần gặp gỡ đối mặt giữa hai con người này, nhất là cảnh cuối cùng được gọi là cảnh “xưa nay chưa tửng thấy’’ càng bộc lộ rõ tính cách của các nhân vật. Qua đó bộc lộ chủ đề tư tưởng của nhà văn Nguyễn Tuân cái đẹp, cái thiện chiến thắng cái ác cái xấu trong bất cứ hoàn cảnh nào. (4,0 điểm) - Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ tác giả tái hi ện một mẩu đời sống, đó là sinh hoạt của em Liên và những người dân nghèo tại một phố huyện nhỏ trước cách mạng từ lúc chiều tàn đến lúc đêm khuya. Không gian của truyện hoàn toàn không thay đổi. Câu chuyện dường như đơn giản tẻ nhạt mà lại thấm thía, dư ba chính là do tác giả đã chọn được một khoảnh khắc sinh hoạt rất điển hình của phố huyện nghèo trướ c cách mạng với những con người lặng lẽ kiếm ăn trong đêm, mòn mỏi trong chờ đợi, đặc biệt là nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật. Qua vài lời nói, hành động của các nhân vật, qua một số chi tiết miêu tả sinh hoạt của chị em Liên và người dân phố huyện mà nội tâm nhân vật và bức tranh phố hiện được lột tả rõ nét như đang lụi tắt. Qua đó nhà vă n gửi nỗi niềm yêu thương mênh mông đến những kiếp người nhỏ bé, nghèo khổ, sống không biết đến ánh sáng tương lai. (4,0 điểm) 3. Biểu điểm - Điểm 5 - 6: Nhận thức sâu sắc vấn đề, nêu đầy đủ những yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, bài làm ít mắc lỗi về chính tả, dùng từ. - Điểm 3 - 4 : Nêu được đa số các yêu cầu nói trên, bố cục rõ ràng, lậ p luận chặt chẽ nhưng những lí lẽ và dẫn chứng nêu ra chưa thật thuyết phục. - Điểm 1 - 2 : Tỏ ra hiểu đề, song các ý còn sơ sài, diễn đạt kém lưu loát. - Điểm 0 : Sai lạc về nội dung và phương pháp. Lưu ý: Giám khảo vận dụng linh hoạt biểu điểm. Có thể thưởng điểm cho những bài viết có sáng tạo nếu điểm toàn bài chưa đạt tối đa. Điểm cho lẻ đến 0,25. . TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ VIII - CAO BẰNG KỲ THI OLYMPIC HÙNG VƯƠNG NĂM 2012 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 Thời gian làm bài: 150 phút Không kể thời gian giao đề (Đề thi gồm 01 trang). cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm.) Họ và tên thí sinh:………………………………SBD:…………………… ĐỀ CHÍNH THỨC TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG NĂM 2012 ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN LỚP 11. bài nghị luận văn học. - Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, không mắc lỗi về dùng từ, ngữ pháp. - Có kiến thức về lí luận văn học và năng lực cảm thụ văn học, văn viết có cảm xúc,