1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trường Tiểu học

33 369 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 662 KB

Nội dung

PHẦN B: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN VÀ NHÂN VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC XXX: 1. Cơ sở lý luận: 1.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trường Tiểu học xxx Xxxxx là một nhiệm vụ quan trọng để đáp ứng được nhu cầu phát triển của giáo dục Tiểu học nói riêng và ngành giáo dục nói chung. Đội ngũ là tập hợp số đông người cùng chức năng, nghề nghiệp hợp thành một lực lượng hoạt động trong tổ chức. Đội ngũ của một tổ chức là nguồn nhân lực của tổ chức đó. Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường tiểu học là nguồn nhân lực của nhà trường bao gồm: Cán bộ quản lí (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng ...), tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên tổng phụ trách đội, tổ trưởng tổ văn phòng, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên là một nhiệm vụ thường xuyên của người cán bộ quản lí nhằm xây dựng đội ngũ: + Đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; + Nâng cao chất lượng đội ngũ; + Đoàn kết, thống nhất để thực hiện mục tiêu chung của nhà trường. Đây là một biện pháp hết sức cấp bách trong thời kỳ hiện nay đối với mỗi nhà trường và cán bộ quản lí nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, xây dựng đội ngũ nhà giáo có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, không ngừng học tập, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC …………

- -Họ và tên người viết

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CUỐI KHÓA

KHÓA HỌC BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÍ GIÁO DỤC

ĐỀ TÀI:

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Địa phương, tháng XX năm 2XXX

Trang 2

MỤC LỤC (Bạn có thể thay đổi - thêm bớt nên số trang thay đổi) PHẦN I MỞ ĐẦU

Trang 3 1 Lý do chọn đề tài 4

2

3

4

5

PHẦN II NỘI DUNG

1

2

3

4

PHẦN III KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

1 KẾT LUẬN

2 KIẾN NGHỊ

PHỤ LỤC

MỤC LỤC

Trang 3

I Cơ sở lí luận về một số giải pháp nâng cao chất lượng

đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trường Tiểu học

xxx

6

3 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo

II Thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân

1 Khái quát đặc điểm tình hình chung của trường Tiểu học

2 Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân

III Phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ

cán bộ, giáo viên và nhân viên trường Tiểu học xxx

18

Trang 4

Xong do năng lực trình độ có hạn, lại vừa học vừa làm chắc chắn sẽ cònnhiều thiếu sót, kính mong sự thông cảm và góp ý của các thầy cô giáo.

Xin chân thành cảm ơn!

Xxxxx, ngày 08 tháng 6 năm 2012

Trang 5

PHẦN A: LỜI MỞ ĐẦU

Giáo dục là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển xã hội Trong nhữngnăm qua, sự nghiệp giáo dục đã có những phát triển mới, đạt được nhiều kết quảđáng khích lệ trong việc mở rộng quy mô, tăng cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọingười và chuẩn bị nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Tuyvậy, sự phát triển giáo dục của nước ta còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với vịtrí giáo dục là quốc sách hàng đầu Chất lượng giáo dục và đào tạo nhìn chung cònthấp, công tác quản lý giáo dục còn kém hiệu quả

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên nhằm đápứng yêu cầu của quá trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, thực hiện

quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và Nghị quyết Trung ương 4 khóa VIII: “Khâu then chốt đó là thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lí giáo dục về chính tri, tư tưỏng đạo đức và nâng cao năng lực chuyên môn”; Nghị quyết hội nghị lần 2 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII: “Giáo viên là nhân tố quyết đinh chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải có đủ đức, đủ tài.”

Trong lịch sử nước ta, "tôn sư trọng đạo" là truyền thống quý báu của dântộc, nhà giáo bao giờ cũng được nhân dân yêu mến, kính trọng Những năm qua,chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngàycàng đông đảo, phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độchuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao Đội ngũ này đã đáp ứng quantrọng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phầnvào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của đất nước

Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời

kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên có

Trang 6

chuyên, độ tuổi trung bình của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viêntương đối cao Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của một số giáo viên chưađáp ứng yêu cầu đổi mới trong phương pháp dạy học nhằm phát huy sự sáng tạocủa học sinh Chế độ, chính sách cũng còn chưa hợp lý, chưa tạo được động lựcđủ mạnh để phát huy tiềm năng của đội ngũ này Chất lượng ngày giờ công chưađảm bảo

Tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ, giáoviên và nhân viên một cách toàn diện Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầutrước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công Chiếnlược phát triển giáo dục 2011-2020 Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo vàcán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng,đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lốisống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúngđịnh hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạonguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước

Đối với mỗi trường Tiểu học, đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên làlực lượng quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường, đảmbảo sự thành công của chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông, đồng thời là lựclượng trực tiếp thực hiện mục tiêu, kế hoạch giảng dạy, giáo dục của nhà trườngtrong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay

Xuất phát từ những lí do khách quan và chủ quan như đã nêu trên, đồngthời qua những kiến thức được học tập ở Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị -Hành chính và căn cứ vào tình hình thực tế về đội ngũ cán bộ giáo viên và nhân

viên trường Tiểu học xxx Xxxxx tôi quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trường Tiểu học xxx Xxxxx” để làm tiểu luận tốt nghiệp cuối khóa của mình với mong

muốn góp một phần nhỏ công sức của mình vào việc xây dựng và phát triển độingũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trường Tiểu học xxx Xxxxx Đặc biệt là xây

Trang 7

dựng đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ

về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức,lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của người giáo viên,nhân viên và cán bộ quản lý đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáodục trong công cuộc xây dựng và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên “Vừa hồng, vừachuyên” đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, thực hiện tốtChỉ thị 40 CT-TW, ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng;

Vì trình độ năng lực bản thân có hạn, thời gian nghiên cứu ngắn, chắcchắn tiểu luận sẽ còn nhiều thiếu sót Rất mong sự thông cảm của quí thầy cô

Trang 8

PHẦN B: NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN VÀ NHÂN VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC XXX:

1 Cơ sở lý luận:

1.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trường Tiểu học xxx Xxxxx là một nhiệm vụ quan trọng để đáp ứng được nhu cầu phát triển của giáo dục Tiểu học nói riêng và ngành giáo dục nói chung.

Đội ngũ là tập hợp số đông người cùng chức năng, nghề nghiệp hợp thànhmột lực lượng hoạt động trong tổ chức Đội ngũ của một tổ chức là nguồn nhânlực của tổ chức đó

Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường tiểu học là nguồnnhân lực của nhà trường bao gồm: Cán bộ quản lí (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng ), tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên tổng phụ trách đội, tổ trưởng tổ vănphòng, giáo viên, nhân viên trong nhà trường

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên là một nhiệm

vụ thường xuyên của người cán bộ quản lí nhằm xây dựng đội ngũ:

+ Đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu;

+ Nâng cao chất lượng đội ngũ;

+ Đoàn kết, thống nhất để thực hiện mục tiêu chung của nhà trường

Đây là một biện pháp hết sức cấp bách trong thời kỳ hiện nay đối với mỗinhà trường và cán bộ quản lí nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới chương trình giáodục phổ thông, xây dựng đội ngũ nhà giáo có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn,không ngừng học tập, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất đạođức, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ

Trang 9

1.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nhà trường.

Với phương châm: “ Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trước hết phải nâng cao chất lượng người thầy”.

Mỗi trường tiểu học muốn phát triển được trước hết phải có đội ngũ cánbộ quản lý giỏi, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, có tác phong làm việckhoa học đem lại hiệu quả công việc cao; có đội ngũ giáo viên giỏi, có đạo đứclối sống trong sáng, được học sinh và mọi người thương yêu và tín nhiệm; độingũ nhân viên nhiệt tình, năng nổ, tích cực tham gia đóng góp, cống hiến vàphục vụ các hoạt động dạy và học

1.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục của nhà trường và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Toàn xã hội, ngành giáo dục, các bậc cha mẹ đều đặt niềm tin, niềm hyvọng vào nhà trường trong việc giáo dục con em mình, góp phần hoàn thiệnnhân cách để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước

Học sinh luôn muốn học tập những thầy cô có tình thương yêu, quan tâmđến học sinh, nhiệt tình và có năng lực chuyên môn nghiệp vụ cao

Trong trường tiểu học, người thầy có sự tác động mạnh đến quá trình hìnhthành và phát triển nhân cách của người học sinh Khác với các loại hình laođộng khác, lao động sư phạm của người giáo viên là loại hình lao động mangtính đặc thù Đối tượng lao động sư phạm ở đây là học sinh với lứa tuổi có sựphát triển về tâm lí, sinh lý Phương tiện lao động là nhân cách người thầy cùngcác thiết bị dạy học, trong đó nhân cách người thầy có vai trò quan trọng nhất.Thời gian lao động của người giáo viên không chỉ là thời gian quy định trongchương trình mà cần mang tính năng động, sáng tạo cộng với niềm say mê nghềnghiệp và tinh thần trách nhiệm trước thế hệ trẻ và toàn xã hội Hiệu quả và sảnphẩm lao động sư phạm là nhân cách phát triển toàn diện đạt mục tiêu phát triểncủa nhà trường

Trang 10

Để đáp ứng nhu cầu này đòi hỏi đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viêntrong nhà trường phải thường xuyên học tập, bồi dưỡng, rèn luyện, từ đó mới

có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ của mình

Với người cán bộ quản lý trường học cần phải hiểu đúng tầm quan trọngcủa công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhânviên đó là vấn đề sống còn quyết định chất lượng dạy học của nhà trường

2 Cơ sở pháp lý:

Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về

việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong

đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nồng cốt, có vai trò quan trọng”;

- Chỉ thị số 33/CT-TTG ngày 8/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ vềchống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục;

- Quyết định số 3859/QĐ- BGD&ĐT ngày 28/7/2006 của Bộ GD&ĐT vềviệc ban hành kế hoạch tổ chức cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi

cử và bệnh thành tích trong giáo dục ";

- Chỉ thị số 06 - CT/TU của Bộ Chính trị về tổ chức Cuộc vận động "Họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh";

+ Xây dựng và phát triển đội ngũ là thực hiện quan điểm về “Giáo dục là quốc sách” và thực hiện nghị quyết TW IV, khoá 8: “Khâu then chốt đó thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục

và chính trị, tư tưởng, đạo đức và nâng cao năng lực chuyên môn”.

+ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khoá VIII đã nêu:“ Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh.

Trang 11

Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài” Nghị quyết của Hội nghị TW khoá VI cũng

đặc biệt quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ nhàgiáo cần có đủ sức đủ tài để chấn hưng nền giáo dục nước nhà và chú trọng việcnâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống của nhà giáo

Luật viên chức được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010

Điều 17 Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp

1 Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thờigian và chất lượng

2 Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ

3 Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền

4 Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệpvụ

5 Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:

a) Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;

b) Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;

c) Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân; d) Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp

6 Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp

7 Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

- Luật Giáo dục năm 2005

Điều 15 Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo

Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho ngườihọc

Trang 12

Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãingộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thựchiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quýtrọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học.

Điều 16 Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục

Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản

lý, điều hành các hoạt động giáo dục

Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng caophẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cánhân

Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lýgiáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, bảođảm phát triển sự nghiệp giáo dục

- Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo thông tư số

41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Thông tư số 28 /2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông;

- Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGD ĐT-BNV ngày 23 tháng 8năm 2006 về Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổthông công lập;

- Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học;

- Quyết định số 14/2007/QĐ- BGDĐT ngày 4/5/2007 của Bộ trưởng, BộGiáo dục và Đào tạo về đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học;

- Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 27/8/2008 của UBND huyện xxx V/v

“Tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong lềlối làm việc của cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan hành chính, đơn vị sựnghiệp”;

Trang 13

- Công văn số 5438/BGDĐT-GDTH ngày 17 tháng 8 năm 2011 của BộGiáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-

2012 đối với giáo dục tiểu học “Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lí chỉđạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục; đề cao trách nhiệm, khuyếnkhích sự sáng tạo của giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục Đẩy mạnh việc ứng

dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí.”; “Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ

quản lí giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng Chú trọng bồi

dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên về: Nội dung, quan

điểm đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo cấp học nói chung, công tác chỉ đạo vàquản lí việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng nói riêng Đặc biệt quan tâmtự bồi dưỡng nâng cao năng lực theo Chuẩn hiệu trưởng, Chuẩn nghề nghiệpgiáo viên tiểu học; bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quản

lí chỉ đạo và trong đổi mới phương pháp dạy học Triển khai công tác bồi dưỡnggiáo viên theo Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học (banhành theo Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011).”;

- Công văn số 223/HD-GDĐT ngày 13 tháng 9 năm 2011 của Phòng Giáodục và Đào tạo huyện abc về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cấp tiểu học nămhọc 2011-2012

3 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trường Tiểu học xxx Xxxxx:

- Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hộinhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức, nhu cầu đối với nguồn nhânlực có trình độ được đào tạo, có kỹ năng làm việc và chất lượng cao đặt ra chosự nghiệp giáo dục những yêu cầu mới mẻ Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minhnhiều lần khẳng định: Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang Bởi vìkhông có thầy giáo thì không có giáo dục Bác Hồ còn nói: Người thầy giáo tốt,thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất

Trang 14

- Giáo dục tiểu học là nền tảng của giáo dục phổ thông, lại là môi trườnghình thành nhân cách con người Do vậy, ở lứa tuổi này, ngoài sự giáo dục củacha mẹ, trẻ còn tiếp xúc với bạn bè và được thầy cô giáo chỉ bảo, học tập đượcrất nhiều từ thầy cô giáo của mình Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,giáo viên thì mới giúp các em bước những bước đi đầu tiên của mình vững chắc.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên sẽ là khâuđột phá mạnh, thúc đẩy phát triển chất lượng giáo dục Đáp ứng tốt nhất quátrình đổi mới giáo dục trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

II THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN

VÀ NHÂN VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC XXX :

1 Khái quát đặc điểm tình hình chung của trường Tiểu học xxx Xxxxx:

Trường Tiểu học xxx Xxxxx được thành lập theo Quyết định TCCB ngày 07 tháng 8 năm 1996 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Xxx,thời gian đi vào hoạt động chính thức từ ngày 05 tháng 9 năm 1996 Từ nămhọc 1996-1997 đến nay là 14 năm, nhà trường nhiều năm đạt danh hiệu Tập thểlao động tiên tiến, được UBND tỉnh xxx tặng 1 bằng khen, Giám đốc Sở Giáodục và Đào tạo Xxx tặng 2 giấy khen, Ủy ban nhân dân huyện xxxxx tặng 9giấy khen về thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học và hoạt độngcác phong trào

1365/GD-Trong 14 năm qua, nhà trường luôn huy động 100% trẻ em trong địa bànthuộc diện phổ cập giáo dục Tiểu học ra lớp, trong đó có cả học sinh khuyết tật

và luôn duy trì 100 % sĩ số học sinh Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp Tiểu học và Hoànthành chương trình tiểu học hằng năm bình quân là 99% Chất lượng giáo dục vàhiệu quả đào tạo ngày càng tiến bộ

Trường Tiểu học xxx Xxxxx nằm trong địa bàn xã miền núi Xxxxx Bốnđiểm trường cách nhau hơn 7 km, tất cả đều nằm trên trục giao thông liên xãxxxx - Xxxxx – xxxx Nhìn chung, về mặt giao thông không thuận tiện đi lại,

Trang 15

dân cư thưa thớt rất khó cho giáo viên đi giảng dạy Tuy nhiên địa điểm học tậpkhá thuận lợi cho việc đi lại để học tập của học sinh

Tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường luôn có sự đoàn kết, nhất trí caotrong mọi hoạt động vì học sinh và vì sự phát triển của nhà trường Đến thờiđiểm này, toàn trường có 42/42 cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp

vụ đạt chuẩn, trong đó có 38/42 giáo viên đạt trên chuẩn, có 6 giáo viên đangtheo học Đại học sư phạm tiểu học sẽ thi tốt nghiệp năm 2012 Có 5/8 nhânviên có trình độ từ trung cấp trở lên

Với những những đặc điểm tình hình trên, trường Tiểu học xxx có những thuận lợi và khó khăn sau:

1.1 Thuận lợi :

- Tình hình kinh tế xã hội ở địa bàn từng bước phát triển, tạo điều kiệnthuận lợi cho giáo dục phát triển Phụ huynh ngày càng quan tâm đến con cáihơn

- Đội ngũ cán bộ giáo viên và nhân viên nhiệt tình, tinh thần trách nhiệmcao Biết khắc phục khó khăn, phát huy nội lực và ra sức hoàn thành nhiệm vụ

Có tinh thần học tập nâng cao trình độ trên chuẩn để đáp ứng nhiệm vụ Kỉ luật

kỉ cương khá tốt

- Học sinh có truyền thống ham học, động cơ học tập tốt, chăm ngoan

- Công tác xã hội hoá giáo dục phát triển Hội đồng giáo dục, các đoànthể, cấp Uỷ các chi bộ ở địa phương phối hợp chặt chẽ với nhà trường nhất làtrong việc vận động học sinh ra lớp và tạo tốt môi trường giáo dục Phụ huynhmua sắm đủ dụng cụ học tập cho con em

Trang 16

- Trường có nhiều điểm lẻ, địa bàn rộng, nhưng cơ sở vật chất các điểm lẻ

chưa đáp ứng yêu cầu hoạt đông dạy và học như thiếu nhà vệ sinh, nơi nghỉ của

giáo viên, tường rào…

2 Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên

trường Tiểu học xxx Xxxxx.

- Tổng số cán bộ, giáo viên và nhân viên: 50 người

Trong đó: + Cán bộ quản lý: 03 người;

+ Giáo viên Tổng phụ trách đội: 01 người;

+ Tổng số giáo viên: 39 người;

+ Tổng số nhân viên: 8 người

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên (Theo bảng 1)

Bảng 1: trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên

Đại học

Cao đẳng

THSP 12+ 2

THSP

9 + 3

Dưới THSP

Biên chế

Hợp đồng

Thỉnh giảng Tổng số CB, GV, NV: 50 15 25 5 5 42 8

Ngày đăng: 23/12/2014, 20:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Ủy ban nhân dân huyện abc (2008), Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 27/8/2008 về “Tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương, tạo sựchuyển biến mạnh mẽ trong lề lối làm việc của cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương, tạo sựchuyển biến mạnh mẽ trong lề lối làm việc của cán bộ, công chức, viênchức tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
Tác giả: Ủy ban nhân dân huyện abc
Năm: 2008
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo Khác
2. Thủ tướng chính phủ (2006), Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 8/9/2006 về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục Khác
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quyết định số 3859/QĐ- BGD&ĐT ngày 28/7/2006 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành kế hoạch tổ chức cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục &#34 Khác
4. Bộ chính trị, Chỉ thị số 06 - CT/TU của Bộ Chính trị về tổ chức Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh&#34 Khác
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khoá VIII Khác
6. Luật viên chức được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010 7. Chính phủ (2005), Luật Giáo dục Khác
9. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 28 /2009/TT- BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 về Chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông Khác
10. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ (2006), Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGD ĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 về Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập Khác
11. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 4 năm 2011 về Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học Khác
12. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 14/2007/QĐ- BGDĐT ngày 4/5/2007 về đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học Khác
14. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Công văn số 5438/BGDĐT-GDTH ngày 17 tháng 8 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011- 2012 15. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện abc (2011), Công văn số Khác
223/HD-GDĐT ngày 13 tháng 9 năm 2011 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cấp tiểu học năm học 2011-2012 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w